11 người trong đó có 2 trẻ em đang sinh hoạt theo “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” tại Quảng Nam thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
Ngày 23-6, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết Công an huyện Duy Xuyên vừa phối hợp với Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh tiến hành triệt xóa điểm nhóm sinh hoạt “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” trên địa bàn.
Các đối tượng gồm cả nam lẫn nữ và trẻ em đang truyền đạo “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” thì bị bắt quả tang
Cụ thể, qua thời gian triển khai các biện pháp nghiệp vụ, sáng 22-6, lực lượng công an phát hiện tại nhà đối tượng N.H.T (SN 1998; khối phố Mỹ Xuyên, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) có 11 người (5 nam, 4 nữ, 2 trẻ em) đang được T. hướng dẫn học kinh thánh của “Hội thánh Đức chúa trời mẹ”.
Công an huyện Duy Xuyên đã tiến hành lập biên bản, thu giữ các tài liệu liên quan đến “Hội thánh Đức chúa trời mẹ”, mời các đối tượng về làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Công an tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, hoạt động của “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” có nhiều mặt tiêu cực, trái với phong tục tập quán, đạo đức xã hội Việt Nam, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân
Hoạt động của tổ chức này đã tác động rất lớn đến cuộc sống của nhiều gia đình, tác động tiêu cực đến sự bình yên của xã hội.
Ngoài việc phải dâng hiến rất nhiều tài sản cho tổ chức, số tín đồ “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” còn phải mất nhiều thời gian để tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia, dẫn tới một bộ phận tín đồ không cho con cái đi học, thậm chí không có thời gian, điều kiện để kết hôn, sinh con (các đối tượng tuyên truyền năm nào cũng là ngày tận thế nên phải dâng hiến, phát triển thêm tín đồ để được lên thiên đàng. Nếu thấy người khác không theo mà không truyền đạo thì phải gánh tội cho người đó)Công an tỉnh Quảng Nam khuyến cáo người dân không nên nghe, tin theo những luận điệu của “Hội thánh Đức chúa trời mẹ”. Người dân khi phát hiện số đối tượng này sinh hoạt thì kịp thời báo ngay cho công an địa phương gần nhất để xử lý
“Nhìn chị hàng xóm mà học tập, chồng ở nhà không đi làm, chị ấy làm công nhân vẫn nuôi 4 miệng ăn”, chồng tôi so bì.
Ngày tôi chạy bàn ở quán cà phê thì gặp chồng – anh là sinh viên năm 3, là khách quen của quán. Sau vài câu đùa giỡn qua lại của 2 bên, chúng tôi cảm mến, rồi quyết định yêu nhau.
Có lẽ do thiếu hiểu biết về biện pháp tránh thai, yêu nhau được hơn 5 tháng thì tôi có bầu. Thật may mắn, gia đình chồng không rũ bỏ mà chấp nhận tổ chức đám cưới cho chúng tôi.Sau đó, chồng vẫn tiếp tục đi học, còn tôi bụng bầu lớn nên phải nghỉ ở nhà an dưỡng. Bố mẹ chồng vẫn chu cấp tiền cho chồng tôi ăn học. Còn nhà ngoại chu cấp tiền cho mẹ con tôi.Những năm đầu chồng ra trường chưa có kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền kiếm được mỗi tháng chỉ đủ nuôi bản thân. 2 năm nay anh kiếm được công việc tốt nên mỗi tháng chuyển khoản cho vợ được 5 triệu.
Hôm chủ nhật vừa rồi, anh trai chồng qua nhắc nhở chúng tôi về chuyện góp tiền nuôi bố mẹ chồng. Anh cả bảo bố mẹ vất vả nuôi chồng tôi ăn học, chúng tôi phải có nghĩa vụ chu cấp tiền. Chồng tôi không phản đối và hứa sẽ có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ.
Tối hôm kia, chồng ngồi bàn với vợ về chuyện chu cấp tiền cho bố mẹ chồng. Anh muốn tôi bớt ra mỗi tháng 1 triệu biếu bố mẹ hoặc có thể mua trái cây, thịt, quà bánh hay thuốc bổ cũng được.
Nghe chồng nói mà tôi tức giận trút hết ấm ức trong lòng bao lâu nay. Lương công nhân của tôi được 6 triệu, cộng với số tiền của chồng góp được 11 triệu. Mỗi tháng phải trả tiền thuê phòng trọ 2 triệu, tiền học của các con 4 triệu, còn 5 triệu chi tiền ăn uống, điện nước, đình đám,…Tháng nào tôi cũng thiếu ít nhất 2 triệu. Để có đủ tiền chi tiêu cho gia đình, tôi phải gọi điện vay nhà ngoại. Số tiền vay của ông bà đã lên đến gần 100 triệu. Tôi không biết khi nào mới có tiền trả nợ bố mẹ nữa.Tưởng chồng sẽ hiểu nỗi khổ của vợ và đưa thêm tiền, nào ngờ anh nói:
“Nhìn chị hàng xóm mà học tập, chồng ở nhà không đi làm, chị ấy làm công nhân vẫn nuôi 4 miệng ăn. Còn em chi tiêu kiểu gì mà nợ nần ông bà ngoại 100 triệu thế. Vậy mà bao lâu nay anh nghĩ em là vợ đảm nào ngờ lại là người ăn hoang phá hoại. Tôi không cần biết cô chi tiêu kiểu gì, từ tháng sau phải bớt ra 1 triệu để biếu ông bà nội. Nếu không làm được thì mỗi tháng tôi đưa cô 4 triệu, còn 1 triệu tôi tự đưa cho bố mẹ”.Tôi bức xúc nói thu nhập mỗi tháng của chồng được 17 triệu, sau khi nộp tiền ăn cho vợ vẫn còn 12 triệu, tại sao không dùng tiền đó để biếu ông bà. Anh ấy bảo tiền ấy dành để mua nhà và không thể đụng vào được.
Khi biết chồng đang có khoản tiết kiệm 200 triệu, tôi ngỏ ý muốn anh bớt ra 100 triệu trả nợ cho ông bà ngoại. Bởi họ đã giúp đỡ gia đình tôi quá nhiều, tôi không thể lấy không số tiền dưỡng già của ông bà được.
Chồng lạnh lùng nói:
“Ai vay người ấy tự lo mà trả, anh không vay không có nghĩa vụ trả nợ”.
Anh quá tính toán hẹp hòi với vợ, tôi cũng không thể dựa vào nhà ngoại nữa nên yêu cầu anh góp thêm mỗi tháng 2 triệu. Thế nhưng chồng không chịu góp thêm tiền mà ép vợ bỏ ra 1 triệu biếu ông bà nội. Ức chế lắm nhưng tôi không biết phải làm sao nữa?
Khi con gái đến thăm thì bất ngờ phát hiện bố mẹ ở Nam Định đã tử vong trong nhà. Thi thể người bố nằm dưới đất, người mẹ ở trên giường.
Chiều 23/6, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Phú (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) xác nhận, 2 vợ chồng thường trú trên địa bàn xã đã tử vong trong nhà.Cụ thể, khoảng 16h30 chiều cùng ngày, người con gái sang nhà thăm bố mẹ tại xóm 6, xã Nghĩa Phú thì phát hiện cả bố và mẹ đã tử vong.
Nạn nhân gồm ông N.V.T. (80 tuổi) và bà T.T.V. (77 tuổi).Lãnh đạo xã cho biết, theo hàng xóm của nạn nhân, khoảng 1 – 2 ngày gần đây không thấy 2 vợ chồng ông T. ra ngoài, nhà đóng cửa. Người con gái đến thăm, thấy cửa khóa nên đã trèo cổng vào. Vào bên trong, người con bàng hoàng thấy bố mẹ đã tử vong. Thi thể người bố nằm dưới đất, người mẹ ở trên giường.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an xã đã có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời, báo cáo lên Công an huyện Nghĩa Hưng cùng các lực lượng chức năng để phối hợp, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhằm phục vụ điều tra.
Cơ quan chức năng huyện Thanh Hà vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng không mặc quần áo giống nhà sư đi khất thực, gây hiếu kỳ, dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Ngày 23/6, Công an huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) cho biết cơ quan chức năng vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng, không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm, có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng như gây dư luận xấu trên không gian mạng.
Theo thông tin ban đầu, ông Đặng Văn Phòng (quê tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, Hải Dương; trú tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Ông được một số người dân tự đặt cho biệt hiệu là “Hộ pháp Kim Cang” và đi theo ông Lê Anh Tú – người tự tu hành có pháp danh Thích Minh Tuệ.
Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng cho biết, không sinh sống thường xuyên tại Thanh Hà, tỉnh Hải Dương mà thi thoảng về quê, ở lại nhà của 2 anh trai là Đặng Văn Kiều và Đặng Văn Hải.Ngày 19/6, ông cùng một số người bạn vào một quán cà phê ở thị trấn Thanh Hà để uống nước. Sau đó, ông mặc quần áo giống như người tự tu hành Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) ra khu vực chợ Hương ở thị trấn Thanh Hà mua hoa quả, rồi ra nghĩa trang liệt sỹ huyện Thanh Hà thắp hương.
Quá trình di chuyển của Đặng Văn Phòng trong trang phục giống Lê Anh Tú đã khiến nhiều người dân hiếu kỳ, tụ tập, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng xã hội nói để “câu like” gây hiểu lầm, gây dư luận xấu và có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự tại địa phương.
Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng khẳng định không thực hiện đi khất thực và chỉ tu tại nhà; không bán hàng online, không “câu view, like” trên mạng xã hội.
Ông cũng đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm những người đưa tin sai sự thật về việc ông đi khất thực, gây ảnh hưởng đến quyền công dân và đời sống riêng tư.Được biết, trước đó, ông Đặng Văn Phòng cùng một số người khác đã đi bộ theo ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) để khất thực.
Liên quan đến những hình ảnh của Thượng tọa Thích Chân Quang và Angele Phương Trinh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, Đại đức Thích Toàn Chuẩn đã lên tiếng.
Thời gian gần đây, Thượng tọa Thích Chân Quang trở thành cái tên bị cư dân mạng réo gọi liên tục vì những bài thuyết giảng gây tranh cãi. Đặc biệt, Angela Phương Trinh cũng bị nhắc đến cùng vị tu sĩ vì. Trên nhiều nền tảng mạng xã hội lan truyền hình ảnh của hai người kèm bình luận ác ý, suy diễn.
Chia sẻ về chuyện này với báo Công Thương, đệ tử thân cận với ông Thích Chân Quang là Đại đức Thích Toàn Chuẩn cho biết tất cả những hình ảnh đó đều là cắt ghép, bịa đặt để hạ bệ uy tín của Thượng tọa Thích Chân Quang.
“Một người xuất gia chỉ đơn giản nếu người ta cắt ghép bỏ cái áo, ghép mặt… đã là một sự xúc phạm lớn. Phật giáo có giới luật không được có mối quan hệ với người nữ. Điều này không thể chấp nhận được, rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những thông tin trên”, Đại đức Thích Toàn Chuẩn nói.
Về Angela Phương Trinh, ông Thích Toàn Chuẩn cho biết cô gái này chỉ là Phật tử bình thường, hay ghé qua chùa lễ Phật theo nhóm Phật tử. Đệ tử ông Thích Chân Quang khẳng định: “Còn lại, các thông tin và hình ảnh trên mạng ghép với Thượng tọa Thích Chân Quang đều là rất ác ý”.
Hôm 19/6 vừa qua, Thượng tọa Thích Chân Quang nhận quyết định kỷ luật từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo đệ tử của ông, chuyện này liên quan đến thuyết giảng chứ không liên quan đến việc khác. Đại đức Thích Toàn Chuẩn mong dư luận tỉnh táo, có cái nhìn khách quan trước những thông tin trên mạng xã hội.
Ngày 19/6, ông Đặng Văn Phòng mặc quần áo giống như người tự tu hành Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) ra chợ Hương ở thị trấn Thanh Hà mua hoa quả, rồi ra nghĩa trang liệt sỹ thắp hương.
Ông Đặng Văn Phòng khẳng định là không thực hiện đi khất thực và chỉ tu tại nhà.
Ngày 23/6, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan chức năng vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng, không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm, có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng như gây dư luận xấu trên không gian mạng.Theo thông tin ban đầu, ông Đặng Văn Phòng (sinh năm 1983, có quê tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, Hải Dương; trú tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh)
Ông được một số người dân tự đặt cho biệt hiệu là “Hộ pháp Kim Cang” và đi theo ông Lê Anh Tú – người tự tu hành có pháp danh Thích Minh Tuệ.
Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng cho biết, không sinh sống thường xuyên tại Thanh Hà, tỉnh Hải Dương mà thi thoảng về quê, ở lại nhà của 2 anh trai là Đặng Văn Kiều và Đặng Văn Hải.
Ngày 19/6, ông cùng một số người bạn vào một quán càphê ở thị trấn Thanh Hà để uống nước. Sau đó, ông mặc quần áo giống như người tự tu hành Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) ra khu vực chợ Hương ở thị trấn Thanh Hà mua hoa quả, rồi ra nghĩa trang liệt sỹ huyện Thanh Hà thắp hương.
Quá trình di chuyển của Đặng Văn Phòng trong trang phục giống Lê Anh Tú đã khiến nhiều người dân hiếu kỳ, tụ tập, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng xã hội nói để “câu like” gây hiểu lầm, gây dư luận xấu và có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự tại địa phương.
Tại cơ quan chức năng, ông Đặng Văn Phòng khẳng định là không thực hiện đi khất thực và chỉ tu tại nhà; không bán hàng online, không “câu view, like” trên mạng xã hội.
Ông cũng đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm những người đưa tin sai sự thật về việc ông đi khất thực, gây ảnh hưởng đến quyền công dân và đời sống riêng tư
Được biết, trước đó, ông Đặng Văn Phòng cùng một số người khác đã đi bộ theo ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) để khất thực.
Vụ tai nạn xảy ra vào tối ngày 22/6, tại Thái Bình đã khiến một nữ sinh tử vong thương tâm.
Ngày 23/6, cơ quan chức năng TP.Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn giữa chiếc xe container và xe đạp điện làm một nữ sinh tử vong. Nạn nhân là cháu T.N.A (15 tuổi, trú tại tổ 14 P. Quang trung, TP.Thái Bình).
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm (Nguồn: MXH)
Theo thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ 45 phút, tối 22/6, chiếc xe ô tô BKS 17C-132.48 kéo theo rơ móc 17R-00655 do N.T.M. (37 tuổi, trú tại thôn Thái Hạp, xã Việt Thuận, H.Vũ Thư, Thái Bình) điều khiển đi trên đường Hùng Vương hướng đi đường Quang Trung.
Khi đi đến ngã tư đường Quang Trung giao với Trần Thái Tông (thuộc tổ 1 P.Phú Khánh, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thì xảy ra va chạm với xe máy điện BKS 17MĐ9-11965 do cháu T.N.A điều khiển.
Trao đổi với PV, đại diện tổ trưởng tổ dân phố 14, P. Quang Trung (TP.Thái Bình) – nơi gia đình nữ sinh sinh sống cho biết, theo người dân chia sẻ, cháu N.A và gia đình về quê ngoại tại xã Song An, H.Vũ Thư thăm người thân. Đến tối, cháu N.A điều khiển xe máy điện đi trước, bố mẹ A. chở theo em bé đi phía sau.
Cũng theo vị này, vừa qua, cháu A. do mới đỗ trường Trường THPT chuyên Thái Bình nên được bố mẹ mua cho chiếc xe máy điện và cháu vẫn đang tập. Đến đoạn đường trên do nghe tiếng còi container nên cháu giật mình và xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc.
Đây là những biểu tượng tuy quen thuộc nhưng không phải tài xế nào cũng hiểu tường tận ý nghĩa cảnh báo của nó trên xe ô tô.
Không quá ngạc nhiên khi nhiều người không thông thuộc được hết những biểu tượng đèn báo trên xe khi mà thiết kế, vị trí và ký hiệu trên xe của các hãng không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, mỗi loại đèn báo trên xe ô tô đều có ý nghĩa và chức năng riêng. Một số loại đèn có thể báo hiệu sự cố nghiêm trọng. Do đó, đừng bỏ qua chúng.
Việc hiểu hết được ý nghĩa, tính năng của những loại đèn báo trên xe ô tô sẽ giúp ích cho người lái rất nhiều khi chẳng may xe của bạn gặp sự cố. Đây cũng được coi là một loại tín hiệu cảnh báo giúp bạn biết được vấn đề mà xe đang gặp phải và nhanh chóng tìm ra giải pháp ứng phó thích hợp.
Dưới đây là “sự thật” về 15 biểu tượng đèn báo quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nhiều dòng ô tô trên thế giới mà chúng ta nên biết:
Đèn báo nhiệt độ động cơ
Nếu trông thấy biểu tượng đèn báo nhiệt độ nổi màu đỏ thì điều này có nghĩa là động cơ xe đang bị quá nóng và thường sẽ cảnh báo, yêu cầu người lái nên dừng xe.
Đèn cảnh báo áp suất lốp
Khi thấy biểu tượng này phát sáng có nghĩa là áp suất lốp xe của bạn đang ở dưới mức cho phép. Một trong các lốp xe đang ở mức thấp và điều này có thể làm gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hay giảm hoạt động của phanh xe.
Áp suất dầu ở mức thấp
Trong quá trình xe vận hành, nếu biểu tượng đèn báo này nổi màu đỏ và không tắt, có nghĩa là dầu bôi trơn trong động cơ ở mức thấp và điều kiện này không đảm bảo để cho động cơ có thể hoạt động an toàn.
Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (đèn báo trượt xe)
Khi thấy đèn sáng trên biểu tượng này có nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử của xe đang hoạt động. Hệ thống này giúp cho xe cân bằng khi đường trơn trượt, giúp gia tăng độ bám đường.
Động cơ
Thông thường, đèn báo động cơ sẽ nổi màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt vào thời điểm người lái bật chìa khóa điện. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nếu động cơ xe gặp vấn đề kỹ thuật thì đèn báo này sẽ nổi màu đỏ và đây là dấu hiệu mà người lái nên mang xe đi kiểm tra, sửa chữa.
Đèn báo ABS
ABS hay anti-lock brake system (tạm dịch là chống bó cứng phanh) là một hệ thống an toàn trên xe ô tô. Đèn cảnh báo này sẽ sáng lên nếu có vấn đề xảy ra với hệ thống ABS và người lái nên mang xe đi kiểm tra hoặc sửa chữa.
Đèn báo đạp chân côn
Biểu tượng này sáng đèn khi người lái đạp chân côn chưa đúng cách và cách xử lý là nên thả chân côn ra và đạp lại.
Đèn báo ắc quy
Thông thường khi ắc quy tốt, đèn báo này sẽ nổi lên màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt khi người lái bật chìa khóa điện. Tuy nhiên, nếu biểu tượng này hiển thị màu đỏ thì điều đó có nghĩa là ắc quy của xe gặp vấn đề, có thể là do sạc chưa đúng hoặc chưa được sạc.
– Khi đi xe máy, chắc hẳn bạn từng nhìn thấy biểu tượng chữ A nhưng không biết đó là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chữ A là viết tắt cho tính năng Idling Stop
Idling Stop là công nghệ được trang bị lên hầu hết những dòng xe tay ga hiện nay với chức năng ngắt tạm thời động cơ xe khi xe không hoạt động.
Cụ thể, khi xe tay ga không hoạt động quá 3s trở lên, công nghệ này sẽ được kích hoạt để tắt máy xe tạm thời. Dấu hiệu để nhận biết Idling stop đã được kích hoạt là chữ A với mũi tên hình vòng cung bao quanh trên màn hình sẽ sáng lên cho đến khi nào xe tiếp tục hoạt động.
Đây là một công nghệ rất hữu ích cho người dùng xe tay ga, đặc biệt là người dụng sử dụng xe tay ga trong điều kiện đường phố đông đúc, chạy – dừng liên tục.
3 tác dụng tuyệt vời của chế độ Idling Stop
Công nghệ Idling Stop được trang bị lên xe tay ga và mang lại nhiều lợi ích như:
Tiết kiệm xăng là yếu tố đầu tiên được nhắc đến về lợi ích mà Idling Stop mang lại cho người dùng.
Bảo vệ môi trường khi giảm thiếu tối đa nhất lượng khí thải cũng như tiếng ồn của động cơ khi chế độ Idling Stop được kích hoạt
Tiện lợi cho người dùng – chế độ Idling Stop được kích hoạt động nghĩa với việc xe sẽ về trạng thái nghỉ tạm thời, động cơ sẽ êm ái, khi cần di chuyển cũng không cần phải đề xe lại từ đầu.
Những lưu ý khi sử dụng Idling Stop trên xe tay ga
Công nghệ Idling Stop là một công nghệ tiên tiến trên xe tay ga, tuy nhiên, hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng Idling Stop
Để bật tắt chức năng Idling stop bạn sử dụng nút bên phải tay lái, Idling Stop là Bật và Idling là Tắt.
Idling Stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe (ECU) kích hoạt khi xe khởi động và chạy lần đầu, đạt tốc độ trên 10km/giờ và nhiệt độ động cơ trên 50 độ C.
Nếu chúng ta gạt chân chống nghiêng khi xe đang tắt máy bằng Idling Stop hoặc gạt nút qua Idling thì chức năng sẽ bị tắt, nếu muốn khởi động lại máy sẽ phải sử dụng nút đề.
Nếu nhiệt độ nước làm mát quá nóng (đèn Fi hoặc đèn báo nhiệt sáng lên), xe bị lỗi phun xăng điện tử thì Idling Stop không sử dụng được.
Dưới đây là một số lỗi mà tài xế Việt hay mắc phải khi lái ô tô trên đường cao tốc, dễ dẫn tới tai nạn giao thông, gây ảnh hưởng tới người khác và có nguy cơ bị phạt nặng.
1. Chạy chậm trên đường cao tốc
Không ít tài xế cho rằng chỉ cần tuân thủ quy định chung về tốc độ tối đa và tối thiểu cho từng đoạn hoặc toàn tuyến đường cao tốc; ví dụ, có thể duy trì tốc độ 60km/h ở làn đường có giới hạn tốc độ tối đa là 120km/h.
Dù một số trường hợp không sai luật, nhưng việc điều khiển ô tô chạy chậm trên đường cao tốc, đặc biệt là làn ngoài cùng bên trái, gây khó chịu cho các tài xế chạy xe phía sau muốn vượt lên.
Một số tuyến đường cao tốc có quy định giới hạn tốc độ trên đường cao tốc theo làn xe chạy.
Thực tế là không có tốc độ tối thiểu chung cho tất cả các đường cao tốc, mà tùy từng đường cao tốc mà có quy định về tốc độ tối thiểu.
KHÓA HỌC ĐẦU TƯ
Miễn phí tài liệu chứng khoán: cơ hội vững chắc cho bạn
Đăng ký tải xuống miễn phí trọn bộ 6 tài liệu chứng khoán cho người mới
ĐĂNG KÝ NGAY
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, tài xế điều khiển ô tô di chuyển chậm trên đường cao tốc sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).
Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn .
Trong khi đó, với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy chỉ bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng. Mức phạt này được cho quá thấp, không đủ để làm thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.
2. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc
Việc này không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng rất dễ dẫn tới tai nạn giao thông, vì người điều khiển ô tô chạy phía sau có thể không kịp quan sát hoặc xử lý tình huống.
Chuyển tuần tự từng làn đường sẽ an toàn hơn, tránh gây bất ngờ cho xe phía sau, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu, như mưa lớn hoặc nhiều sương mù, khả năng quan sát của tài xế bị ảnh hưởng.
3. Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT đã quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo).
Về việc xử phạt đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn , Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
– Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông khi đang vi phạm lỗi này.
– Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Trên một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi 0m, 50m, 100m hoặc 70m, 140m… chính là để giúp tài xế căn khoảng cách với xe phía trước dễ hơn.
4. Đi vào làn dừng khẩn cấp
Vì muốn nhanh, nhất là khi đường đông hoặc tắc đường, nhiều tài xế đã khôn lỏi, lái xe chạy vào làn dừng khẩn cấp để vượt. Tuy nhiên, điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rằng người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc.
Làn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để khi gặp sự cố, các xe có thể tấp vào đó và dừng lại, không gây ảnh hưởng đến giao thông.
Người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm: xe bị hư hỏng, thủng lốp xe; trục trặc phần rơ-moóc của xe, hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục lái xe.
Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp được phép đi vào làn đường này.
Về mức phạt, theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
5. Đi lùi hoặc quay đầu xe đi ngược chiều trên đường cao tốc
Không quen đường, không chú ý biển báo là lý do chính khiến nhiều tài xế bị lỡ lối ra hoặc lối rẽ trên đường cao tốc. Và vì không muốn lái xe chạy thêm hàng chục km tới lối ra tiếp theo, nhiều tài xế đã liều lĩnh cho ô tô đi lùi hoặc thậm chí quay đầu đi ngược chiều trên đường cao tốc.
Việc này cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, do các xe đều chạy tốc độ cao, tài xế dễ bị bất ngờ, lúng túng không kịp xử lý tình huống gặp xe đi lùi hoặc ngược chiều trên đường cao tốc, dễ dẫn đến tai nạn.
Về mức phạt vi phạm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định rằng người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều hoặc đi lùi trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định, bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.
Với hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc, người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.