Home Blog Page 602

Trụ trì chùa Ba Vàng: “Càng ngh.èo khó càng phải cúng dường nhiều để có thể thoát ngh.èo”

0

Ngay sau đó, chùa Ba Vàng đã tổ chức một buổi pháp thoại để thông tin cho Phật tử và người dân được biết xoay quanh vụ việc này. Trong buổi pháp thoại, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có những phát ngôn “gây bão”:

Tại buổi livestream trực tiếp trên trang cá nhân Chùa Ba Vàng hôm 21/3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh vẫn khẳng định chuyện oan gia trái chủ là có thật và tồn tại trong lý lẽ nhà Phật.

Cũng trong ngày 21/3, vị trụ trì chùa Ba Vàng cho rằng vì ngôi chùa quá nổi tiếng nên bị những thành phần xấu hãm hại, đố kỵ.

Trước những phát ngôn của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Không có việc “thỉnh vong” để hóa giải nghiệp, oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình phải làm việc tốt để hóa giải nghiệp cho mình.

 

Phát ngôn trên của trụ trì chùa Ba Vàng khiến nhiều người hoài nghi

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho rằng những thông tin báo chí đăng tải vừa qua là do phóng viên không hiểu chuyện tâm linh, phản ánh bừa bãi khiến dư luận hiểu sai.

Trụ trì Thích Trúc Thái Minh nói trận mưa năm ngoái là nghiệp của dân Quảng Ninh.

Về việc đóng tiền khi cúng oan gia trái chủ, sư trụ trì cho rằng không phải do nhà chùa yêu cầu mà do Phật tử tự nguyện cúng dường Tam bảo và theo “yêu cầu của vong”. Trước thông tin này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) khẳng định các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, làm rõ có hay không hành vi mê tín dị đoan; chuyện lừa đảo để chiếm đoạt tiền của phật tử; việc quảng bá, đưa thông tin trên mạng có vi phạm luật an ninh mạng…?

Xe tải đánh rơi bao tiền, dân Mỹ thi nhau “hôi của”

0

Nhiều tài xế Mỹ dừng xe giữa đường cao tốc để nhặt tiền rơi từ một chiếc xe bọc thép ở bang California. Cảnh sát địa phương sau đó yêu cầu những người này khẩn trương giao nộp.

Một chiếc xe bọc thép chở tiền khi đang di chuyển trên tuyến cao tốc gần thành phố San Diego thuộc bang California của Mỹ hôm 19/11 thì bất ngờ gặp sự cố bung cửa sau, khiến vài bao tải chứa tiền trên xe rơi xuống, trong đó một chiếc bị bục vỡ, làm tiền rơi vãi khắp mặt đường, CNN đưa tin.

Xe chở tiền đánh rơi 175.000 USD trên cao tốc, tài xế đua nhau hôi của - 1

Hình ảnh từ các đoạn video do các nhân chứng ghi lại cho thấy nhiều tài xế thi nhau dừng xe để nhặt tiền, khiến đoạn đường bị ùn tắc, nhưng may mắn không xảy ra vụ tai nạn nào. Một số người thậm chí tung những nắm tiền USD lên không trung để ăn mừng.

Chưa rõ có bao nhiêu tiền bị rơi và số tiền thất lạc. Một số hãng tin nói rằng, bao tải tiền bị bục vỡ chứa những đồng bạc trị giá từ 1 đến 20 USD. Cảnh sát địa phương cảnh báo số tiền trên thuộc về ngân hàng và cần được khẩn trương trả lại.

Xe tải đánh rơi bao tiền, dân Mỹ thi nhau
Tiền vương vãi khắp mặt đường cao tốc. Ảnh: Getty KCRA

“Có rất nhiều video bằng chứng cho thấy mọi người ăn cắp tiền trên cao tốc”, cảnh sát tuần tra đường cao tốc Curtis Martin nói với truyền thông, cho biết thêm Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã nhận được đề nghị giúp truy tìm những người “hôi” tiền.

Vẫn theo ông Martin, một cặp đôi tham gia “hôi” tiền đã bị bắt giam. Có lẽ vì quá vội vàng xuống xe nhặt tiền nên họ đã dừng xe giữa đường, bỏ quên chìa khóa trên xe và cửa xe tự động chốt lại khi họ ở ngoài. Lúc cảnh sát tới nơi, họ vẫn mắc kẹt ở ngoài xe, còn đoạn đường phía sau thì ùn tắc dài.

Drivers cheered with joy as they grabbed 'free money' from the road

Năm 2018, một sự cố tương tự từng xảy ra ở bang Indiana của Mỹ, khi một xe tải bọc thép của hãng chuyển phát Brinks cùng nhiều túi tiền mặt bị bung cửa phía sau, khiến hàng ngàn tờ tiền có tổng trị giá lên đến 600.000 USD bay xuống đường cao tốc.

3 lần giáp mặt cảnh sát, tôi đã hiểu vì sao dù hoa quả rụng đầy vườn nhưng không hề có ai ở Nhật tiện tay nhặt mang về nhà

0

Hoa quả rơi trong vườn nhà người ta, có thể người ta không ăn đâu nhưng nếu nhặt lên mà không xin phép thì bị coi là ăn cắp, ăn trộm.

3 lần giáp mặt cảnh sát, tôi đã hiểu vì sao dù hoa quả rụng đầy vườn nhưng không hề có ai ở Nhật tiện tay nhặt mang về nhà

Lần thứ 1

Tôi thấy mình khá có duyên với cảnh sát Nhật. Ngoài chuyện được chú cảnh sát dẫn đường đến chỗ làm thủ tục giấy tờ như đã từng kể ở trên, còn có ba câu chuyện dở khóc dở cười nữa. Lần đầu tiên là bị cảnh sát Nhật nhắc nhở khi không bật đèn xe đạp buổi tối. Hồi đó mới sang nên khỏi cần nói cũng biết tôi run sợ thế nào.

Đó là một bác cảnh sát đứng tuổi có khuôn mặt khá nghiêm nghị. Bác nói giọng địa phương nên hơi khó nghe, càng làm tôi thấy lúng túng. Sau khi bác ấy biết tôi là du học sinh Việt Nam và mới sang Nhật được hai, ba tháng, giọng bác ấy có chút thay đổi. Rồi tự nhiên hỏi tôi:

– Là người Việt thì biết ca sĩ Khánh Ly nhỉ?

– Vâng, đương nhiên ạ. Ca sỹ Khánh Ly rất nổi tiếng.

– Bác đã từng nghe Khánh Ly hát tại một hội chợ ở Osaka từ hồi bác còn ở Osaka làm việc. Có cái bài 美しい昔 Diễm xưa nghe từ hồi đó đến giờ vẫn nhớ mãi.

Rồi cứ thế từ câu chuyện một người cảnh sát làm nhiệm vụ nhắc nhở người đi đường chấp hành luật chuyển sang câu chuyện hai thần tượng nói về ca sĩ của mình.

Nếu lúc đó tôi không nói khéo là giờ cháu phải đi siêu thị mua đồ thì chắc còn bị bác ấy giữ chân buôn chuyện âm nhạc Khánh Ly mất.

Lần thứ 2

Câu chuyện thứ hai mà tôi sắp kể ra đây không khác gì một bộ phim cảnh sát hình sự. Chuyện là có một cô em khóa dưới sang học một năm trao đổi đến lúc tốt nghiệp sắp về, muốn nhượng lại chiếc xe đạp đang dùng.

Đúng lúc đó thì xe đạp của tôi hỏng nên đã ngỏ lời xin xe của em ấy. Tôi hiểu rất rõ luật bên Nhật là đối với ngay cả xe đạp, khi muốn chuyển nhượng cũng cần phải đổi cả giấy đăng ký xe để thành chính chủ. Nhưng vì đợt đó lu bu nhiều việc, tôi cứ nấn ná mãi chẳng chịu đi đổi. Và rồi, điều gì đến cũng đã đến.

Buổi trưa hôm đó tôi đi ăn ở quán sukiya yêu thích. Khổ nỗi quán đó nằm ngay cạnh bốt cảnh sát. Đợt đó đang tầm cuối tháng Ba nên cảnh sát thường xuyên đi kiểm tra khu vực xem có xe ăn cắp, ăn trộm hay gì không.

Đang ăn, bất chợt nhìn ra ngoài thì thấy một, hai cảnh sát đang ngó nghiêng vào khu vực xe đạp để trước quán, linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành vì tự thân biết mình đang đi xe không chính chủ.

Được một vài phút sau, ngẩng đầu lên thì không thấy bóng dáng hai cánh sát đó đâu nữa, tôi thở phào nhẹ nhõm, rồi bình thản thanh toán tiền đi ra ngoài. Ra đến nơi, tôi vừa mở được khóa xe ra thì có một người phụ nữ ăn mặc bình thường đến gần và hỏi có biết đường đến địa chỉ ghi trên giấy không?

Mới chỉ kịp nhìn thấy mấy cái đường nguệch ngoạc trên giấy thì tôi giật mình hoảng hốt, chẳng biết từ đâu có một cảnh sát cao lớn mặc đồng phục đi đến, giơ thẻ tên lên vào nói: “Cảnh sát đây. Chiếc xe đạp bạn đang đi nằm trong danh sách bị nghi là xe ăn cắp. Xin mời về đồn cảnh sát để nói chuyện“.

3 lần giáp mặt cảnh sát, tôi đã hiểu vì sao dù hoa quả rụng đầy vườn nhưng không hề có ai ở Nhật tiện tay nhặt mang về nhà - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Về đến đồn cảnh sát, họ bảo tôi ngồi xuống. Nam thanh niên lúc nãy thì thầm gì với một chú trung niên (Tôi đoán là người có chức vụ cao nhất ở đây), rồi chú ấy đi ra yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ tùy thân.

Sau màn chào hỏi lòng vòng về nguồn gốc, xuất thân rồi đang học ở đâu thì đến phần trình bày vì sao tôi đi chiếc xe đạp này. Tôi cũng đã nói rõ là tôi lấy của một kouhai về nước, chứ không phải ăn cắp.

Rồi người đó hỏi tôi có số của kouhai ở Việt Nam để liên lạc hay không.

Tôi trả lời tôi không biết thì chú cảnh sát đó nói chắc nịch rằng: “Nếu không liên lạc được với kouhai ở Việt Nam để xác nhận thông tin về chiếc xe đạp thì sẽ chuyển tôi lên Sở cảnh sát để điều tra”.

Tôi chỉ có mỗi địa chỉ Facebook của cô bé khóa dưới nên đã nhắn tin nói rõ sự việc, để nếu cảnh sát có gọi điện thì cũng biết đường trả lời sao cho khớp.

Nhắn vậy nhưng mãi chẳng thấy tin nhắn trả lời. Sốt ruột nhưng cũng chẳng thể trách bởi múi giờ lệch nhau và có phải lúc nào cũng cầm máy điện thoại đâu mà trả lời ngay được. Nói qua nói lại một lúc thì tôi bị áp giải lên Sở Cảnh sát Saga.

Lên ô tô ngồi kẹp giữa hai người, cảm giác không khác gì tội phạm. Lên đến nơi, vừa bước vào cửa thì thấy bao nhiêu bức ảnh tội phạm đang bị truy nã. Tôi nghĩ quẩn: “Nếu cái mặt của mình mà bị dán lên trên đó thì thế nào không biết?”

Mà đúng là Sở cảnh sát có khác, chẳng biết cố tình hay vốn dĩ là như vậy mà trông mặt ai cũng hằm hằm như đao phủ.

Tôi được đưa đến một căn phòng nhỏ, mà tiếng Việt gọi là phòng thẩm tra.

Ở đây, tôi lại bị một người khác hỏi cung tiếp, cũng là những câu hỏi như thế, thái độ như thế và câu trả lời như thế. Cô bé kia mãi không thấy đọc tin nhắn tôi gửi, mà chẳng lẽ cứ ngồi mãi ở đây, tôi đang nghĩ xem mình cần làm gì thì họ nói sẽ thả tôi ra với điều kiện có người bảo lãnh đến.

Tôi nhớ đến thầy giáo và điện cho thầy. Phải gọi đến cuộc thứ ba thầy mới nghe máy:

– Thầy ơi, bây giờ nói chuyện điện thoại có tiện không ạ?

– Ừ, thầy vừa dạy xong. Có chuyện gì em?

– Em đang ở sở cảnh sát thầy ạ – Tôi lí nhí.

– Cái gì? Sao em lại ở đó?

– Em đi xe đạp của một kouhai để lại nhưng chưa đăng ký tên của mình, cảnh sát nghi em đi xe ăn cắp nên bắt đến Sở. Bây giờ không liên lạc được với em kia để xác minh, nên họ nói chỉ cần có người bảo lãnh đến ký vào bản cam kết họ sẽ thả em ra. Thầy có thể đến đây giúp em được không ạ?

– Ừ, ở Sở cảnh sát Saga à?

– Vâng.

– Được rồi. Chắc khoảng 30 phút sau thầy đến nơi.

– Em cảm ơn thầy.

Tôi quay sang nói với cảnh sát là thầy giáo tôi sẽ đến bảo lãnh. Họ chuẩn bị biên bản rồi bảo tôi viết vài dòng và ký vào đó. Được một lúc thì thầy giáo tôi đến, họ lại giải thích một lần nữa và nói thầy ký vào giấy.

Thầy tôi rất nhiệt tình bảo vệ học trò, nói là sinh viên của tôi chăm chỉ, cố gắng, không làm việc xấu đâu. Họ bảo họ hiểu vì tiếng Nhật khá, lại đang học thạc sỹ nữa nên không có lý do gì để ăn trộm. Xe đạp của tôi bị tịch thu nên tôi đi taxi về cùng thầy.

Trên xe thầy cứ nhìn tôi cười, còn tôi thì vô cùng ngại khi kéo thầy vào việc chẳng hay ho này. Thầy bảo ở Nhật rất phiền toái ở những trường hợp như thế này nên cần chú ý.

Hoa quả rơi trong vườn nhà người ta, có thể người ta cũng chẳng ăn đâu nhưng nếu nhặt lên mà không xin phép thì bị coi là ăn cắp, ăn trộm. Rồi vỗ vai động viên nói: “Thôi, dù sao cũng là trải nghiệm cho biết, sở cảnh sát Nhật như thế nào”.

Lần thứ 3

Lần chạm trán thứ ba với cảnh sát tuy không trực tiếp nhưng cũng khiến tôi ngỡ ngàng. Đợt đó tôi đi ăn tối với hai bạn người Nhật, trong đó có một bạn có ô tô. Bạn tôi lại sống ở một thành phố khác nên không quen đường, còn tôi thì mang tiếng ở đó nhưng lại mù đường, cũng chẳng mấy khi đi ăn ngoài nên không biết đâu với đâu.

Ba đứa vừa chạy xe vừa nhìn xem có quán ăn nào không, thì chẳng may đi vào đường cấm.

Ngay lập tức xe cảnh sát từ phía sau bắc loa lên nói: “Đề nghị xe biển số… dừng lại”. Bạn tôi biết đó là xe chúng tôi đã phạm luật nên nghiêm chỉnh chấp hành dừng lại. Một chú cảnh sát tiến đến chào hỏi rất lịch sự rồi giải thích vì sao phạm luật.

Vì lời giải thích khá dài dòng nên bạn tôi có vẻ bực và nói: “Lập biên bản nhanh lên” thì chú cảnh sát kia ngay lập tức cúi đầu xin lỗi.

Tôi thấy rất lạ lẫm vì cảnh sát bên Nhật đúng nghĩa một nhân viên như các công nhân viên chức khác, dân có quyền mắng, có quyền khó chịu chứ không phải khép nép hay lo sợ như người Việt mỗi lần bị cảnh sát sờ gáy.

Số tiền phạt được ghi thành hóa đơn để đem đi chuyển khoản chứ không đưa tiền trực tiếp. Chừng nấy điều thôi cũng thấy được sự văn minh và kín đáo của một Quốc gia phát triển.

Luộc gà nước sôi hay nước lạnh đều được: Tuyệt đối không phạm 3 sai lầm này khiến gà nhạt thịt, vỡ nát

0

Những sai lầm khi luộc gà dưới đây khiến cho gà trở nên nhạt thịt, và khi chặt vỡ nát kém thẩm mỹ.

Chưa rã đông hết đã cho vào luộc

Một trong những sai lầm nghiêm trọng khi luộc gà là cho thịt gà vào luộc khi mà gà chưa tan đá tức là chưa rã đông hết. Việc này sẽ khiến cho gà dễ vỡ nát và ăn nhạt vị kém chắc thịt hơn rất nhiều. Nhiều người khi luộc gà do thiếu thời gian và nghĩ rằng ”cứ cho vào nước sôi sẽ chín” nên không ít người cho gà còn đông đá hoặc chưa rã đông hết vào nồi nước luộc.

Thịt gà vốn dĩ có cấu trúc sợi protein dài dai và cứng nên dù bên ngoài thấy mềm nhưng bên trong bụng vẫn cứng và còn dăm đá nếu không kiểm tra kỹ. Nếu cho vào luộc thì thời gian lâu hơn mà lại bị ”trong sống ngoài chín” và không bảo đảm an toàn thực phẩm. Bởi vậy, khi luộc gà bạn hãy rã đông gà hoàn toàn rồi mới tiến hành luộc như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều.

cach-moi-nhanh-va-de-giup-luoc-ga-khong-rach-da-chat-gon-dep-chi-muon-thu-ngay-202202141453268654

Cho nước sôi sùng sục mới thả gà vào luộc

Thói quen của nhiều bà nội trợ là luộc sôi nước rồi mới cho gà vào luộc để mong gà chín nhanh hơn. Điều này dễ làm cho gà khi gặp nhiệt độ cao đột ngột (sốc nhiệt) co nhanh lại và làm rách, nứt da và ‘trong sống, ngoài chín’.

Tùy vào mục đích mà có hai cách luộc gà: Nếu muốn ngọt thịt thì cho gà vào luộc từ nước ấm nóng (60 độ) vì các chất dinh dưỡng bên trong giữ lại, không bị phân hủy khi đun sôi lâu. Còn nếu muốn tận dụng nước luộc gà làm canh, nấu miến, phở thì cho vào nồi từ khi nước lạnh. Nhưng cách này thì chất ngọt, chất béo trong gà khi đun sẽ tan ra ngoài nước dùng, gà sẽ nhạt vị hơn.

Luộc lửa to và quá lâu

Luộc gà để lửa to là sai lầm dễ mắc khiến da gà bị nứt, rách và cũng bị tình trạng bên ngoài nhìn có vẻ chín nhưng bên trong còn đỏ xương chưa chín. Hơn nữa, việc luộc lửa to cũng dễ làm cho nước luộc gà bị đục, kém vị ngọt hơn.

Một số người để chắc chắn không bị đỏ xương, thịt bên trong bị sống thì lại đun quá lâu, luộc quá kỹ, thậm chí luộc gà cả nửa tiếng. Điều này vô tình làm cho chất dinh dưỡng thoát ra ngoài khiến thịt gà khô xác, bở nát, nhạt vị kém ngon.

luoc ga

Cách luộc đúng là cho vào từ nước ấm nóng (60 độ), thêm chút hành khô, gừng đập dập rồi đun lửa vừa cho tới khi sôi, giảm lửa nhỏ để sôi lăn tăn khoảng 5 phút đậy vung. Trong quá trình này lật cho gà chín đều, hớt bỏ bọt nếu có. Sau đó, tắt bếp, đậy vung và om khoảng 20 – 25 phút tùy kích thước thì thịt gà sẽ chín đều, mọng nước, ngọt thịt, không bị đỏ xương hay rách da. Nếu gà già, to, thời gian luộc và om sẽ lâu hơn, tùy kích thước mỗi con gà.

Rã đông thịt đừng cho vào nước vừa mất dinh dưỡng còn gây hại, đầu bếp thông minh mách cách vừa nhanh vừa ngon

0

Rất nhiều gia đình đang rã đông thịt cá bằng cách cho chúng vào nước để mong chúng tan đá nhanh. Nhưng đó là một sai lầm kinh điển.

Thời hiện đại hầu hết chúng ta quen với thực phẩm cất trong tủ đông. Do đó khi chế biến phải có khâu rã đông. Nếu chưa rã đông xong đã cho vào nấu thì thức ăn sẽ mất ngon đặc biệt món thịt sẽ bị bở, khô, cứng.

Nhiều người rã đông bằng cách thả miếng thịt con cá vào trong nước để chúng nhanh tan đá, thậm chí còn cho vào nước ấm nước nóng.

ra-dong-bang-nuoc

Rã đông bằng nước tai hại ra sao?

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: khi cho miếng thịt vào trong nước, các loại vi khuẩn đang tạm ngưng hoạt động trong tủ đông bỗng hoạt động trở lại và sinh sôi. Thời gian rã đông càng lâu, nhiệt độ càng cao thì vi khuẩn và các vi sinh vật càng hoạt động mạnh. Do đó việc ngâm thịt trong nước để rã đông không an toàn cho bạn.

Miếng thịt giàu dinh dưỡng, vi khuẩn phát triển mạnh trên bề mặt cho tới khi tan hết phần đông bên trong. Do đó điều này không hề an toàn cho bạn.

Mất chất dinh dưỡng trong thịt: Khi ngâm thịt trong nước lâu thì một phần dinh dưỡng hòa tan vào nước, đặc biệt với thịt đã thái miếng và mùi vị của chúng sẽ giảm đi sau khi chế biến. Nếu bạn dùng nước ấm rã đông thì miếng thịt càng không ngon. Nếu dùng nước nóng thì thịt chín bên ngoài đông bên trong, làm hương vị thịt giảm đi và thịt chế biến hay bị khô xác.

ra-dong-thti-lo-vi-song

Các cách rã đông nhanh và an toàn hơn

Rã đông bằng lò vi sóng: Lò vi sóng có chức năng rã đông. Đây là cách rã đông nhanh cho các sản phẩm thịt cá. Nhiều lò vi sóng có chức năng rã đông đặc biệt, chỉ cần cho thực phẩm cần rã đông, chọn khối lượng, loại thịt… thực phẩm rất nhanh đã được rã đông hoàn toàn từ bên trong.

Làm mát từ từ trong ngăn mát: Nếu xác định sẽ dùng thực phẩm đó, bạn hãy bỏ chúng xuống ngăn mát từ sớm để ra đông từ từ. Nhiệt độ ngăn mát thường vào 0 – 4 độ C. Ở nhiệt độ này, hầu hết hoạt động của vi khuẩn sẽ chậm lại và bị ức chế. Cách rã đông này vừa an toàn vừa đảm bảo dinh dưỡng giữ được trong thịt và không làm hỏng kết cấu của thịt. Nhưng bạn nên nhớ để riêng khu với thức ăn chín nhé.

ra-dong-thit-bang-day-noi

Cho thịt vào túi nilon và nhúng trong nước

Nếu bạn đựng thịt trong túi nhựa rồi mới thả vào nước để thịt không trực tiếp tiếp xúc với nước thì sẽ an toàn hơn.Phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc rã đông trong tủ lạnh. Bạn có thể thay nước thường xuyên cho quá trình tan đông nhanh hơn.

Rã đông bằng hai đáy nồi

Úp một nồi xuống cho miếng thịt lên. Cho nước vào chiếc nồi kia rồi đặt nồi nước đè lên miếng thịt đông. Miếng thịt bị chèn ép giữa hai đáy nồi kiểu này sẽ nhanh tan đông hơn bình thường.

Rã đông bằng giấm hoặc muối

Bạn để thịt vào tô sau đó cho giấm và muối lên bề mặt của miếng thịt cũng sẽ giúp miếng thịt tan đông nhanh hơn bình thường. Cách này có thể áp dụng cho thịt ở nhiệt độ phòng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Để thịt không bị mất chất sau khi rã đông xong nhớ chế biến ngay. Thịt đã rã đông nên tránh cho lại vào tủ đông.

Vì sao nhiều người đem luộc cả đũa lẫn thớt cuối năm?

0

Dịp cuối năm, cận Tết Nguyên đán, rất nhiều người truyền tai nhau về việc luộc đũa, luộc thớt gỗ,… nhưng không ít người thắc mắc việc này là để làm gì?

Theo các clip trên mạng xã hội, luộc đũa giúp tiêu diệt tận gốc các loại vi khuẩn và mùi hôi do nấm mốc bám trên đồ gỗ. Nhiều chị em nội trợ cũng đồng tình với cách làm như thế này vì đây là cách dân gian từ thời xa xưa ông bà truyền lại. Tuy nhiên, khi luộc đũa trong nồi nước sôi khoảng mấy phút thì nước lại ra màu đỏ nâu khiến nhiều người hoang mang.

Empty

Tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trên đũa gỗ công nghiệp ít nhiều được sơn một lớp bảo vệ chống ẩm mốc. Trong quá trình luộc sơn dầu bị tách ra hòa với nước khiến cho nước đổi màu sang nâu đỏ và nổi ít váng.

Đũa gỗ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình người Việt, tuy nhiên nhiều người không quan tâm đến việc bảo quản đũa gỗ đúng cách khiến nó trở thành nguồn lây bệnh tiềm ẩn trong bữa cơm hàng ngày.

Khi sử dụng đũa gỗ hàng ngày, mọi người đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc, nấm hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc. Đặc biệt khi đũa trong môi trường ướt, độ ẩm cao và chỉ cần thời gian là vi khuẩn có thể sinh sôi.

Một vài cách làm sạch đũa gỗ đơn giản

Thường xuyên phơi nắng đũa gỗ sau khi được rửa sạch là cách thông dụng nhất tránh tình trạng đũa bị ẩm mốc. Nhiệt độ ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt những vi khuẩn ẩn nấp trong đũa. Trong trường hợp thời tiết âm u hay trời tối, nên phơi đũa thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa.

Việc ngâm đũa và bát đĩa sau ăn quá lâu với nước chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đũa bị nấm mốc. Khi ngâm đũa gỗ trong nước, lượng dầu mỡ cùng thức ăn dư thừa khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Đây là khoảng thời gian mà đũa gỗ dễ bị nhiễm vi khuẩn nhiều nhất gây nên tình trạng bị ẩm mốc.

Khi rửa đũa, không nên chà xát mạnh vào thân gỗ tránh tình trạng đũa bị trầy xước. Tại những vết trầy xước, vết rãnh này sẽ là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn. Khi dùng đũa gỗ này để gắp thức ăn, lượng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa.

Empty

Đối với đũa gỗ được nhuộm màu bởi lá cây, khi sử dụng lần đầu tiên nên ngâm với muối loãng, sau đó rửa sạch đem phơi nắng. Vì trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay chất hóa học. Ngoài ra thường xuyên luộc đũa với nước sôi và chút giấm, chanh hay muối để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.

Theo ý kiến của các chuyên gia khuyến cáo, nên thường xuyên thay đũa gỗ trong nhà. Nên thay đũa gỗ hay đũa tre khi sử dụng trên 3 tháng, đặc biệt khi xuất hiện những chấm đen hoặc những vệt màu trắng thì nên thay đũa mới sử dụng. Ống đựng đũa cũng không bị đọng nước, thường xuyên được rửa sạch và khử trùng.

Khi nấu nướng, không nên sử dụng đũa để xào nấu thức ăn vì khi nhiệt độ cao, các hóa chất ở bên ngoài đũa dễ bị phân hủy, gây ngộ độc kim loại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Cách loại bỏ ẩm mốc trên đũa, thìa gỗ

– Khi mua đồ dùng bằng gỗ như đũa, thìa, đĩa,.. nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ hay những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

IMG_8501

– Nên rửa sạch, luộc qua đũa, thìa,… với nước sôi rồi để khô. Cách này sẽ giúp “giết chết” toàn bộ vi khuẩn bám trên đó bởi trong quá trình chế tạo, những đồ vật này rất dễ bị nhiễm khuẩn.

– Nên rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài.

– Nên rửa đũa, thìa gỗ bằng nước nóng rồi phơi khô trước khi cho vào tủ bát.

Trầm trồ vợ Việt – chồng Mỹ vào rừng dựng nhà, sống tự cung tự cấp vì “chối bỏ thế giới hiện đại”

0

Cuộc sống tự cung tự cấp của đôi vợ chồng Việt – Mỹ khi chuyển vào rừng sinh sống hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy thích thú. 

Gần đây, đọc trên VNE, mình rất ấn tượng trước câu chuyện của chị Yến Nhi (35 tuổi) và chồng là anh John Lapp (39 tuổi). Cặp đôi đã bắt tay làm ngôi nhà gỗ 2 tầng, đào ao và làm trang trại để sống theo kiểu tự cung tự cấp giữa lòng nước Mỹ hiện đại.

Cưới người chồng thuộc tộc người Amish (tộc người chối bỏ thế giới hiện đại), người phụ nữ Việt chấp nhận “nhập gia tùy tục”, cùng chồng xây dựng cuộc sống mới. Trước đó, John Lapp bàn với vợ về việc bán khu đất để mua chỗ mới rộng 8hecta, trên một quả đồi tại bang Tennessee.

hình ảnh

(Ảnh: VNE)

Dù không có bằng cấp về thiết kế nhưng người chồng đã tự tay lên ý tưởng và xây căn nhà chữ A với 2 tầng nổi, 1 tầng hầm có tổng điện tích khoảng 300m2. Để xây dựng tổ ấm, hai vợ chồng đã tự tay làm mọi thứ. Cuối tháng 9/2021, John Lapp điều khiển máy phát cây, chọn chỗ đất thoai thoải rồi đào móng làm nhà.

Chị Yến Nhi vừa chăm con vừa phụ chồng chuyển sắt thép, làm khung trước khi đổ móng. Hai vợ chồng mua vật liệu từ các căn nhà cũ ở bang khác rồi chuyển về vì như vậy sẽ tiết kiệm được khoản tiền.

Sau 11 tháng, vợ chồng chị Nhi đã lắp dựng khung nhà. Đến đoạn dựng tường và mái, ban đầu họ có ý định thuê người nhưng không tìm được ai nên quyết định tự làm dù đây là công đoạn khó, thậm chí là nguy hiểm.

“Khi xem lại video chúng tôi cũng không dám tin mình có thể làm được”, anh john chia sẻ về quá trình hoàn thành căn nhà.

hình ảnh

(Ảnh: VNE)

Quá trình tự làm nhà kéo dài vì anh John phải di chuyển giữa 2 thành phố. Lúc đó, vì còn đi làm để lo kinh tế nên mỗi tháng anh chỉ dành khoảng 7-10 ngày để làm nhà. Để tiết kiệm, hai vợ chồng mua một cái lều để ngủ cạnh căn nhà làm dang dở.

Nhớ lại khoảng thời gian này, chị Nhi cho biết có một đêm trời lạnh âm 5 độ C và gia đình 3 người không thể chống lại cái lạnh buốt giá. “Đêm đó con bị ốm sốt, cả đêm quấy khóc. Chiếc đèn sưởi duy nhất lại hỏng. Chưa bao giờ tôi trải qua cái lạnh nào như thế”, người vợ Việt kể lại.

Phải nói là mình rất phục sự chịu thương chịu khó của gia đình này. Họ muốn có một tổ ấm cũng như vì tộc người Amish sống chối bỏ thế giới hiện đại nên muốn tự cung tự cấp mọi thứ. Người phụ nữ Việt đã không quản ngại để theo chồng, đồng hành cùng anh ngay những lúc thách thức nhất.

hình ảnh hình ảnh

(Ảnh: VNE)

Cuối tháng 12/2021, dù căn nhà vẫn chưa hoàn thiện nhưng gia đình đã chuyển vào ở. 2 tháng sau, chính quyền đến kiểm định và phê duyệt cho kéo điện về nhà.

Để có thực phẩm hằng ngày, anh John bắt tay vào làm vườn. Năm đầu sống ở vùng cao nguyên này, họ gặp cảnh khô hạn và bao nhiêu công sức dồn vào khu vườn như đổ sông đổ biển vì không có nước tưới tiêu.

Thậm chí, gia đình của Yến Nhi phải sống trong cảnh không có nước để tắm, không giặt đồ, không rửa bát và chỉ dùng tuyết tan chảy để sinh hoạt tạm. May mắn là có một cặp vợ chồng lớn tuổi vì thương nên đón vợ chồng cho họ tá túc tạm đến khi có mưa trở lại. Sau lần đó, John đã đào gấp một cái ao trữ nước, phòng những lúc nắng hạn như vừa rồi.

Sau này, để có thêm thu nhập, vợ chồng John – Nhi bán nông sản do họ tự trồng. Vào mùa đông khó trồng trọt, John làm thêm nghề in 3D và làm thuê các công việc chân tay cho người dân trong vùng để có thu nhập trang trải cuộc sống.

hình ảnh

Trải qua những khó khăn ban đầu, giờ đây đôi vợ chồng này đã có căn nhà xinh đẹp và khu vườn rộng mênh mông. “Việc cấp thiết trước mắt trồng một vườn cây ăn trái. Đó sẽ là nguồn thu của chúng tôi khi về già”, đôi vợ chồng chia sẻ.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món

0

Đội ngũ đầu bếp nấu tới 11 món/ngày để phục vụ vợ chồng Đoàn Di Băng và các con đang trong tuổi ăn tuổi lớn.

Bước vào độ tuổi dậy thì, con sẽ trải qua những giai đoạn “chợt nắng chợt mưa”, tâm tính thất thường và thậm chí có những phản ứng thái quá về một vấn đề nhỏ nhặt, đến mức bố mẹ không thể nào hiểu nỗi. Đây là những biểu hiện rất bình thường, chịu tác động bởi sự thay đổi hóc-môn và đánh dấu cột mốc trưởng thành của trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, con gái tuổi dậy thì có xu hướng căng thẳng và mất thăng bằng hơn con trai, rất cần sự kiên nhẫn giáo dục và sẻ chia từ bố mẹ. Cách đây không lâu, Đoàn Di Băng đã chia sẻ đoạn clip con gái lớn Hana Linh Đan (11 tuổi) có phản ứng khá mạnh mẽ khi khoá trái cửa phòng khóc lóc khiến cả nhà được một phen hết hồn.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 1

 

Con gái Đoàn Di Băng khóc lóc, khoá trái phòng khiến cản nhà hốt hoảng.

Thông qua cuộc nói chuyện giữa Đoàn Di Băng và con gái, có thể thấy Linh Đan giận dỗi vì đầu bếp làm sai món ăn, phục vụ món mì cô bé ghét. Chứng kiến con gái khóc nấc lên, Đoàn Di Băng đã từ tốn giải thích cho con hiểu: “Nếu không giống (món mì con yêu thích – PV), con phải nói chứ tại sao con lại giận khoá cửa phòng lại. Con không được khoá cửa như vậy nha. Lỡ như ở trong này chập điện hay có con rắn, con gì ở trong đây thì làm sao con chạy ra kịp? Chưa kể là mọi người kêu con như vậy mà con nói con không nghe, sao được?

Mai mốt không khoá cửa lại nữa nghe chưa? Mai mốt có gì con phải nói nữa chứ con không được giận mọi người. Con giận là con thiệt, con bị đói bụng, chứ mọi người đâu có bị đói bụng đâu”. Sau đó cô hỏi con có đói bụng không và dỗ cô bé đi ăn.

Đoạn clip mẹ con Đoàn Di Băng trò chuyện về sự cố đầu bếp nấu sai món.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 3

Con gái lớn của Đoàn Di Băng đang bước vào tuổi dậy thì.

Trong 3 người con, Hana Linh Đan là chị cả ít nói và hiền lành nhất. Chính vì vậy, Đoàn Di Băng cảm thấy thương con vì có chuyện gì cũng để trong lòng, không chịu nói ra.

Có không ít phụ huynh góp ý Đoàn Di Băng nên uốn nắn con, tránh để bé giận dỗi như thế này. Đáp lại, Đoàn Di Băng cho rằng: “Con gái tuổi từ 9-18 là giai đoạn bé chuẩn bị và dậy thì. Là bước ngoặc thay đổi tâm lý mà ngay cả bé cũng không kiểm soát được. Bé sẽ có những hành động vui buồn thất thường. Băng nghĩ mình chỉ nên nhẹ nhàng hướng dẫn và làm bạn cùng bé. Vì nếu mình nghiêm trọng hoá vấn đề lên thì sẽ không tốt cho cả bé và mối quan hệ giữa 2 mẹ con nè”. Qua đó, phần nào thể hiện bà mẹ 3 con đã có sự chuẩn bị nhất định để đồng hành với con trải qua giai đoạn tuổi ẩm ương đầy thử thách.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 4

Đoàn Di Băng trải lòng về việc nuôi dạy con gái tuổi dậy thì.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 5

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 6

Nữ đại gia quận 7 cho biết cô muốn làm bạn với các con.

Nổi tiếng là một nữ đại gia chịu chi, Đoàn Di Băng nhận không ít chú ý khi thuê cho mỗi người con một vú em theo sát 24/7, dàn vệ sĩ chuyên nghiệp bảo vệ trước cửa nhà và đội ngũ đầu bếp phục vụ ăn uống trong gia đình. Nữ đại gia từng chia sẻ lý do thuê đầu bếp, phần lớn là để mẹ con cô có thể ăn những món ngon yêu thích. Đoàn Di Băng bộc bạch: “Sau thời gian dài bị tớ dựng đầu đêm hôm nấu đồ ăn thì nghe đồn sáng nay bạn chồng vừa ứng tuyển các đầu bếp từ nhà hàng Á – Âu – Hoa về luôn để có thể nấu tất cả những món mẹ con tớ thích rồi”.

Từ ngày có đầu bếp phục vụ riêng, các con Đoàn Di Băng thường xuyên được thưởng thức những món ngon, thực đơn lên đến 11 món/ngày, đặc biệt lúc nào cũng có thể yêu cầu đầu bếp nấu những món mình yêu thích. Sự cố nấu sai món lần này có lẽ là một sai sót hiếm có, nên con gái lớn của Đoàn Di Băng mới phản ứng mạnh mẽ như thế. Chắc hẳn sau khi được mẹ nhẹ nhàng giải thích, Hana sẽ bình tĩnh và thông cảm với đầu bếp cũng như những sự cố tương tự.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 7

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 8

Chắc hẳn gia đình Đoàn Di Băng đã chi số tiền không nhỏ để thuê đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, phục vụ cả nhà ngày ăn 3 bữa.

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 9

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 10

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 11

Đại gia Đoàn Di Băng thuê đầu bếp phục vụ con gái, bé khóc nức nở nhốt mình trong phòng vì người làm nấu sai món - 12

Các con Đoàn Di Băng thường xuyên thưởng thức những món ăn xa hoa, giàu dinh dưỡng, đẳng cấp nhà hàng ngay tại nhà.

Dạy con tuổi dậy thì

Khi con bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ sẽ gặp không ít các tình huống trẻ trở nên mất bình tĩnh hay cư xử khác thường. Dưới đây là một số lưu ý, để bố mẹ có thể đồng hành và giúp con “dịu lại”:

Giữ bình tĩnh

Khi bố mẹ và con cái cùng mất bình tĩnh, hệ quả dễ thấy nhất là sẽ đẩy mâu thuẫn lên cao và có thể tạo ra khoảng cách giữa đôi bên. Cách tốt nhất khi con mất bình tĩnh là bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, cố gắng xoa dịu con bằng cả lời nói và hành động.

Tránh những ngôn ngữ tiêu cực

Kể cả khi giận dữ, hãy cố gắng tránh những ngôn ngữ tiêu cực có thể làm tổn thương lẫn nhau vì đây là độ tuổi trẻ vô cùng nhạy cảm.

Thấu hiểu con

Cố gắng tìm hiểu vì sao con lại phản ứng như thế, đồng thời thông cảm với con rằng những thay đổi như thế là một phần của quá trình dậy thì. Bố mẹ có thể tìm đọc thêm sách, sự trợ giúp từ chuyên gia, thầy cô giáo, những phụ huynh khác,… để có thể thấu hiểu và làm bạn với con trong giai đoạn này.

Tìm thời điểm thích hợp để trò chuyện cùng con

Khi con bình tĩnh hơn, hãy nhẹ nhàng gợi nhắc lại vấn đề, giải thích và trao đổi thẳng thắn. Sự giáo dục và định hướng của gia đình đóng vai trò quan trọng để con phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, ở độ tuổi này trẻ “thích ăn mềm không thích ăn cứng”.

Người Mỹ trồng cây ăn trái, nếu ăn không hết, họ sẽ hái trái cây cho vào túi cẩn thận rồi treo ở hàng rào

0

Người Mỹ trồng cây ăn trái, nếu ăn không hết, họ sẽ hái trái cây cho vào túi cẩn thận rồi treo ở hàng rào, ai muốn ăn cứ tự đến lấy

Không có mô tả ảnh.

Một cách chia sẻ nhẹ nhàng nhưng mang tính cộng đồng, nhân văn rất cao.

Vì sao người dân Nhật Bản không ăn trái cây trồng trong vườn nhà?

 Người dân nước Nhật rất thích làm vườn, trồng cây ăn trái nhưng lại không ăn trái cây tự trồng đã khiến nhiều người ngạc nhiên, thắc mắc.

Ngạc nhiên vì người Nhật Bản không ăn trái cây tự trồng

Vì sao người dân Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây do chính tay họ trồng trong vườn nhà? - Ảnh 2.

Trái chín rụng đầy vườn nhưng người dân không ăn

Nếu có dịp đi du lịch hoặc xem nhiều video trên YouTube ghi lại cuộc sống diễn ra ở đất nước mặt trời mọc, để ý thì chúng ta sẽ thấy rằng tại nhiều vùng ngoại ô, người dân sống rất bình yên trong những ngôi nhà có thiết kế tối giản và một khoảng sân vườn rộng lớn.

Tuy nhiên, đến khi những loại cây mà họ trồng bắt đầu vào mùa đơm hoa kết trái, một điều thật kỳ lạ xảy ra là không gia đình nào có ý định thu hoạch để ăn dù chúng thơm ngon đến mấy. Tất cả quả cứ thế treo lủng lẳng trên cành cho đến khi chín nẫu, tự rụng xuống thì thôi. Hoặc nếu không sẽ do chim chóc, côn trùng khắp bốn phương tự kéo đến “đánh chén” hộ.

Việc làm nghe qua tưởng chừng rất khó hiểu này của người Nhật Bản thực tế đều có lý do của nó.

Vì sao người Nhật Bản không ăn trái cây tự trồng?

Vì sao người dân Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây do chính tay họ trồng trong vườn nhà? - Ảnh 3.

Người Nhật thích trồng cây nhưng lại không ăn thành phẩm mình tạo ra. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trở lại lịch sử, toàn nhân loại chắc hẳn vẫn chưa quên cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Vào tháng 8 năm 1945, Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, phá hủy hoàn toàn 2 thành phố này.

Sau đó đến 2011, thảm họa kép gồm trận động đất lớn nhất trong lịch sử và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima liên tiếp xảy ra khiến toàn bộ Nhật Bản ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Vì vậy, cho đến tận ngày nay, nhiều gia đình vẫn sợ đất đai còn bị nhiễm phóng xạ và không dám ăn luôn cả những thực phẩm được nuôi trồng trên đó. Cây cối chỉ có tác dụng để làm cảnh vào tạo bóng mát.

Mặt khác, nếu gia đình nào mua đất xây nhà nhưng lại để thừa quá nhiều diện tích trống sẽ bị đánh thuế rất cao. Và để giảm bớt một khoản phí phải nộp cho Chính phủ, họ quyết định canh tác thành vườn và trồng các loại cây ăn quả.

Tiếp đến, người Nhật vốn rất coi trọng vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, họ gần như không bao giờ ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định và chỉ mua ở siêu thị dù là loại quả chính tay họ trồng. Trong khi đó, việc kiểm định cây trái theo đúng quy định ở đất nước này lại vô cùng gắt gao, phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh được nhiều phiền toái thì họ không bao giờ ăn loại quả mình trồng.

VÌ SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG ĂN TRÁI CÂY TỰ TRỒNG?

Nhiều người ắt hẳn cũng sẽ thắc mắc nếu vậy thì tại sao họ không thu hoạch rồi đem đi kinh doanh, bán lấy lời? Tuy nhiên, muốn làm việc đó ở Nhật không hề dễ chút nào. Bởi tại đất nước này nếu có ý định buôn bán bất cứ mặt hàng nào đều phải xin giấy phép từ chính phủ chứ không được tự ý đem ra chợ hay treo biển, bày một sạp nhỏ ngay trước cửa nhà như tại Việt Nam.

Ngoài ra, vì bản thân các gia đình trồng cây còn chẳng dám ăn chính loại quả do mình trồng họ cũng rất e ngại và không có ý định biếu, tặng chúng cho hàng xóm. Ngay cả khi bạn chủ động đến xin, khả năng cao là sẽ bị chủ nhà từ chối. Tuy nhiên, nếu dại dột mà nảy ra ý tưởng tự ý lấy hoa quả của họ thì sẽ bị cảnh sát bắt và quy vào tội trộm cắp.

Dù trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc nổi tiếng là tiết kiệm, hạn chế sự lãng phí nhưng thực tế họ cũng có những sự lãng phí “có nguyên nhân” như thế.

Cô gái 10 năm trước dự đám cưới anh hàng xóm, 10 năm sau cũng đi dự đám cưới anh, nhưng là vị tró cô dâu

0

Ai mà có ngờ anh hàng xóm từng mời mình dự đám cưới 10 năm trước nay đã trở thành chồng của mình. Trend lấy chồng thế này không phải ai cũng làm được!

Cô gái 10 năm trước dự đám cưới hàng xóm, 10 năm sau cưới làm chồng

Một câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến mối lương duyên 10 năm của cặp trai gái khiến cư dân mạng không biết phải đánh giá thế nào. Theo chia sẻ, cô gái này khoảng 10 năm trước được anh hàng xóm mời tới dự đám cưới. Duyên nợ thế nào, 10 năm sau cô gái lại trở thành vợ của…anh hàng xóm theo cái cách không ai tưởng tượng nổi. Cô gái này khẳng định bản thân không phải tiểu tam phá hoại gia đình người khác. Khi anh hàng xóm ly hôn vợ cũ xong xuôi mấy năm sau cặp đôi mới tiến tới đám cưới như hiện tại.

Anh hàng xóm mời cô em bên nhà đến dự đám cưới của mình 10 năm trước. Ảnh: Sưu tầm
Anh hàng xóm mời cô em bên nhà đến dự đám cưới của mình 10 năm trước. Ảnh: Sưu tầm
Cả 2 chụp hình kỉ niệm. Ảnh: Sưu tầm
Cả 2 chụp hình kỉ niệm. Ảnh: Sưu tầm

Câu chuyện càng được chứng thực khi chủ thớt chia sẻ loạt ảnh 10 năm trước và 10 năm sau khiến cư dân mạng phì cười. Cụ thể, trong loạt ảnh đám cưới của anh hàng xóm với vợ trước, anh này từng chụp ảnh kỉ niệm với cô bé cạnh nhà, cụng ly chúc mừng tưng bừng. Ai mà có ngờ, cô bé hàng xóm non nớt trong ảnh năm nào bây giờ lại trở thành vợ đi cùng anh đến cuối đời. Ở dưới bài đăng này, cư dân mạng khẳng định cả 2 rõ ràng có nhân duyên tiền định mới có thể về chung 1 nhà sau chặng đường dài như thế.

10 năm sau anh hàng xóm lấy luôn cô em hàng xóm làm vợ theo cách không ai ngờ tới. Ảnh: Sưu tầm
10 năm sau anh hàng xóm lấy luôn cô em hàng xóm làm vợ theo cách không ai ngờ tới. Ảnh: Sưu tầm
Cả 2 tiến tới hôn nhân sau khi anh này đã ly hôn vợ cũ ổn thỏa. Ảnh: Sưu tầm
Cả 2 tiến tới hôn nhân sau khi anh này đã ly hôn vợ cũ ổn thỏa. Ảnh: Sưu tầm

Cuộc sống xung quanh vốn dĩ có rất nhiều kiểu đám cưới độc lạ. Có người tổ chức hôn lễ khác người, có kẻ lại tự nguyện lấy người lớn hoặc nhỏ hơn vài chục tuổi. Tuy nhiên, trend lấy vợ kiểu này của anh trai hàng xóm trong câu chuyện trên không phải ai cũng “đu” theo được. Dù sao tin hỷ của cặp đôi vẫn rất đáng chúc mừng. Hy vọng, 10 năm sau “anh chàng xóm” vẫn chung tình với “cô bé hàng xóm”, đừng thay vợ định kỳ là được.