Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để tiết kiệm là lựa chọn an toàn. Tuy nhiên rất ít ai biết rằng đa phần nhân viên ngân hàng sẽ không gửi tiền tiết kiệm vào chính nơi mà họ đang làm việc, lý do là gì?
Vì sao nhân viên ngân hàng không gửi tiền tại chỗ làm?
Rất nhiều nhân viên ngân hàng thường không chọn gửi tiết kiệm ở một chỗ mà gửi ở nhiều nơi bởi vì họ sợ những rủi ro có thể xảy ra khi đặt hết tiền vào một nơi. Ngoài ra, dù là nhân viên ngân hàng nhưng họ hoàn toàn có quyền lựa chọn những ngân hàng có lãi suất cao ưu đãi nhiều để gửi số tiền mà mình có được.
Ngoài ra, khi gửi tiết kiệm nếu bạn biết tận dụng những chính sách ưu đãi của từng ngân hàng thì bạn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với mức thông báo bình thường.
Mặc dù lãi suất tiền gửi cố định sẽ tương đối cao hơn, nhưng nó vẫn vô cùng bất tiện. Rốt cuộc, lãi suất trước khi rút tiền trung gian gần như sẽ bị loại bỏ, vì vậy họ sẽ chọn một số sản phẩm tài chính. Rốt cuộc, lãi suất cao hơn theo cách này.
Ngoài việc dễ mất giá, thực ra còn có nguyên nhân khác là do nhân sự nội bộ của ngân hàng hiểu biết về thị trường hơn chúng ta rất nhiều. Hơn nữa, họ biết sản phẩm tài chính nào an toàn hơn, cái nào rủi ro hơn. Hầu hết những người bình thường không quen thuộc với các sản phẩm quản lý tài sản của các ngân hàng này và về cơ bản là không hiểu chúng, cho dù chúng có năng suất cao hay năng suất thấp.
Lưu ý gì khi gửi tiết kiệm?
Gửi tiền trực tiếp tại quầy
Đây là quy chế về tiền gửi, được quy định rõ tại các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số trường hợp đặc biệt thường được các nhân viên quen biết hỗ trợ mở tài khoản tiền gửi mà không đến ngân hàng thực hiện thủ tục theo quy định.
Việc này vô cùng nguy hiểm, vì trong nhiều trường hợp, nhân viên ngân hàng không nộp tiền vào tài khoản của khách hoặc không đưa đẩy đủ các giấy tờ cần thiết cho khách hàng ký, hoặc sau ký xong giấy tờ giao dịch thì nhân viên ngân hàng vẫn có thể tráo hồ sơ.
Hơn nữa, khi giao dịch tại quầy, khách hàng sẽ được camera ghi hình và đây là bằng chứng rất tốt nếu có sự cố xảy ra sau này.
Cân nhắn đến dịch vụ và tiện ích đi kèm
Nhiều ngân hàng đưa ra các dịch vụ và tiện ích đi kèm như: rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ… nhằm hấp dẫn khách hàng đến gửi tiết kiệm.
Vậy nên, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên tìm hiểu kỹ để hưởng những dịch vụ và khuyến mãi tối đa.
Tuyệt đối không ký sẵn chứng từ trống
Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, trong bất cứ trường hợp nào thì khách hàng cũng không nên ký vào các tờ giấy trắng. Nguyên nhân là tất cả các mẫu giấy tờ giao dịch về gửi hay rút, chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình để giao dịch với khách.
Hơn nữa, với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách, nhân viên ngân hàng vẫn có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau, thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi đến số điện thoại mà khách hàng đã ký, vì có thể đã có sự thông đồng tại các bộ phận khác nhau.
Không “bỏ trứng vào một giỏ”
Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên áp dụng phương thức chia trứng vào nhiều giỏ. Tức là, thay vì dồn tất cả số tiền bạn đang có vào một tài khoản tiết kiệm, bạn hãy chia tiền của mình vào nhiều sổ tiết kiệm và có thể gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau để đề phòng rủi ro.
Ví dụ, bạn có 300 triệu đồng, bạn hãy chia ra làm 2 sổ tiết kiệm. Trong đó, 1 sổ gửi dài hạn, 1 số gửi ngắn hạn để khi có việc cần có thể rút bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của sổ còn lại.