Cây tầm bóp là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Tầm bóp không chỉ được sử dụng để làm món ăn mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy bạn có biết tác dụng của cây tầm bóp không? Cần lưu ý gì khi sử dụng cây tầm bóp để được hiệu quả cao nhất. Tôi sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây. Cùng bắt đầu khám phá nhé!
Cây tầm bóp là gì?
Cây tầm bóp
Cây tầm bóp là loài cây thân thảo, thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Physalis angulata, ở Việt Nam còn được gọi với nhiều cái tên khác như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn.
Cây tầm bóp rất dễ sống và sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, tầm bóp mọc dại ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, trong vườn, hay những khu đất hoang. Ngày nay thì nó được nhiều trồng để làm rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Cây tầm bóp có những đặc điểm như sau:
- Chiều cao trung bình từ 50 – 90 cm, thân phân nhánh nhiều.
- Lá có màu xanh, hình bầu dục.
- Hoa có màu trắng, nhụy màu vàng, gồm 5 cánh và mọc riêng lẻ. Đài hoa có hình chuông, màu xanh và bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.
- Quả ra quanh năm, hình tròn, mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ li ti và bề mặt nhẵn. Khi quả còn tươi, nó có màu xanh, nhưng khi chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả cây tầm bóp có 1 lớp đài bảo vệ giống như một túi bọc.
Thành phần dinh dưỡng của cây tầm bóp
Thành phần dinh dưỡng cây tầm bóp
Theo Healthline[1], 140g quả cây tầm bóp chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
- Calo: 74 calo.
- Tinh bột: 15,7 gam.
- Chất xơ: 6 gam.
- Chất đạm: 2,7 gam.
- Chất béo: 1 gam.
- Vitamin C: 21% RDI cho phụ nữ và 17% cho nam giới.
- Thiamine: 14% RDI cho phụ nữ và 13% cho nam giới.
- Riboflavin: 5% RDI.
- Niacin: 28% RDI cho phụ nữ và 25% cho nam giới.
- Vitamin A: 7% RDI cho phụ nữ và 6% cho nam giới.
- Sắt: 8% RDI cho phụ nữ và 18% cho nam giới.
- Phốt pho: 8% RDI.
- lượng beta-carotene và vitamin K cao cùng với một ít canxi.
Trong thân cây tầm bóp có chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid …
Thành phần dinh dưỡng của cây tầm bóp chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng của cây tầm bóp
Tác dụng của cây tầm bóp
Với thành phần nhiều chất có lợi cho sức khỏe, cây tầm bóp có những tác dụng sau đây:
Ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu
Tầm bóp chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Vitamin A dồi dào trong tầm bóp cũng sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ …
Bạn có thể ép rau tầm bóp lấy nước uống hoặc nấu cùng với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt heo, bò, … tùy theo sở thích.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một nghiên cứu đã chỉ ra[2] hợp chất phenolic trong quả cây tầm bóp có tác dụng ngăn chặn ung thư vú và ung thư ruột kết. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp ức chế các tế bào gây ung thư hiệu quả.
Tốt cho thị lực
Tầm bóp chứa nhiều vitamin A – loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A giúp duy trì độ ẩm của niêm mạc mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, viêm kết mạc, … Vitamin này cũng giúp cải thiện khả năng nhìn trong ánh sáng yếu.
Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, cảm sốt
Tầm bóp chứa vitamin C – vitamin giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, làm giảm các triệu chứng như đau đầu, ho, sổ mũi … Ngoài ra, vitamin C cũng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng khác. Nó giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt và chống lại các bệnh viêm nhiễm tốt hơn.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Vitamin C có trong tầm bóp có tác dụng tăng khả năng hoạt động của insulin – loại hormone đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Do đó, sử dụng tầm bóp hiệu quả có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương
Vitamin C trong tầm bóp có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin này cũng đóng vai trò trong việc hình thành collagen, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Những lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp
Không nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực
Để có được lợi ích tối đa khi sử dụng tầm bóp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nếu sử dụng thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nhiều trường hợp có thể bị dị ứng với cây tầm bóp thì không được sử dụng tiếp. Các triệu chứng dị ứng như: ngứa da, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó thở … và cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
- Không dùng tầm bóp khi đang sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng khác để tránh gây tương tác với nhau hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Không nên sử dụng cây tầm bóp trong thời gian dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
- Tránh nhầm lẫn với một loại cây khác là lu lu đực – một loại cây chứa độc tố solanin. Cây lu lu đực có các đặc điểm tương tự như cây tầm bóp nhưng khác biệt ở điểm là hoa mọc thành chùm và quả có màu đen.
Kết luận:
Tác dụng của cây tầm bóp là rất tốt cho sức khỏe, như ngăn ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho thị lực, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, cảm sốt, hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp để tránh có những tác hại không mong muốn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!