Tìm hiểu về mức vi phạm nồng độ cồn và hình thức xử phạt tại thời điểm hiện nay.
Liên hoan, tụ tập và uống bia rượu là điều khó tránh. Khi có nồng độ cồn mà lái xe, không những gây nguy hiểm cho bản thân, mà còn có thể gây hại cho người khác.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn so với quy định trước đây.
Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Lưu ý, đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi tham gia giao thông dù là xe máy hay ô tô muốn vượt xe hãy nhớ những quy tắc dưới đây nếu không sẽ bị CSGT phạt nặng.
Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi trước khi vượt
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trường hợp xin vượt xe trong khu vự đô thị và khu đông dân cư thì từ 22 giờ đến 05 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Mức phạt lỗi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt
– Ô tô bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Như vậy khi muốn vượt xe người điều khiển phương tiện giao thông cần phải báo bằng đèn tín hiệu với xe đi trước để họ giảm tốc độ và đi vào phía bên phải.
Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe xin vượt chỉ được vượt khi:
– Chỉ vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.
– Chỉ được phép vượt khi không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
– Chỉ vượt khi xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Nếu không để ý kỹ xung quanh, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ vướng vào các chướng ngại vật và gây ra tai nạn giao thông
Mức phạt lỗi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông:
– Ô tô bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
– Xe máy chịu phạt từ 04 – 05 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 thán
Phải vượt xe về bên trái, trừ vài trường hợp được vượt phải
Theo khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi tiến hành vượt xe phía trước, người điều khiển phương tiện phải vượt về phía bên trái, chỉ riêng những trường hợp sau đây được phép vượt xe lề bên phải, đó là:
– Phát hiện xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
– Khi Xe điện đang chạy giữa đường.
– Khi các loại xe chuyên dụng đang làm việc trên đường mà trong tình huống đó không thể vượt trái được.
Mức phạt lỗi vượt phải trong các trường hợp không được phép
– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
Để đảm bảo an toàn, xe xin vượt nên chờ xe phía trước giảm tốc độ và đi sát vào phía bên phải rồi vượt.
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước có trách nhiệm giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy và chừa đủ chỗ để xe sau có thể chui lọt và không được phép gây trở ngại cho xe xin vượt.
Nếu không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:
– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Xe máy sẽ chịu phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng
Tránh các trường hợp không được phép vượt xe
Nếu có ý định vượt xe, các tài xế cũng cần lưu ý một số trường hợp không được phép vượt xe được quy định tại khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ sau đây:
Phụ nữ phải lựa chọn thật kỹ càng, nếu họ thấy một người đàn ông có đặc điểm sau thì tốt hơn hết là không kết hôn với anh ta.
Đàn ông không tập trung vào sự nghiệp
Một người đàn ông không tập trung vào sự nghiệp sẽ làm tổn thương đến gia đình của anh ta. Một mặt, nền kinh tế của gia đình đó không ổn định, mặt khác, có rất nhiều rắc rối phát sinh từ người đàn ông khi mà anh ta không chăm lo cho công việc của mình. Tình huống này sẽ khiến người phụ nữ trong gia đình phải chịu nhiều cảm xúc tiêu cực, cuộc sống khó có cảm giác hạnh phúc.
Những người đàn ông lười biếng, không cố gắng thực hiện cho tốt công việc, phấn đấu sự nghiệp thường có nhiều tật xấu khác, khó mà vun vén cho gia đình êm ấm.
Như câu nói: “Giang sơn dễ thay đổi, bản tính khó dời.”
Thật khó để một người có thể tạo ra những thay đổi lớn trừ khi anh ta phải chịu đựng rất nhiều mất mát. Phụ nữ phải lựa chọn thật kỹ càng, nếu họ thấy một người đàn ông như vậy, tốt hơn hết là không kết hôn với anh ta.
Người đàn ông từng phản bội mình
Đàn bà hơn nhau chính là cầm lên được bỏ xuống được. Yêu ai, đàn bà cũng đều mong có kết cục viên mãn, có thể yêu thương nhau, bình an cùng nắm tay đi đến cuối đường.
Nhưng đời khó lường, lòng người lại càng khó đoán hơn. Bao yêu thương, hy sinh, nhẫn nhịn chỉ cầu một chữ “mãi mãi”, nhưng rồi cuối cùng lại bị chính người mình yêu thương nhất nhẫn tâm phản bội, nhẫn tâm gian dối.Trước cám dỗ, trước những bóng hồng hấp dẫn ngoài kia, người đàn ông ấy không đủ bản lĩnh cưỡng lại, không còn nhớ gì đến vợ con ở nhà trông ngóng, đến trách nhiệm, nhân phẩm của bản thân họ.
Nhưng đàn bà ạ, người đàn ông đang tâm phụ bạc, lừa dối bạn để lên giường cùng người khác, đừng phí hoài tâm can mà tiếc nuối, đừng vì họ mà rơi nước mắt thêm một lần nào nữa.
Chung thủy cũng là một loại bản lĩnh, nếu tình thương với vợ con đã rơi rớt nhiều đến thế, nếu anh ta có tự trọng, còn biết nghĩ đến danh dự của bản thân và gia đình, anh ta đã không làm thế!
Phụ nữ hãy mạnh dạn mà đá phăng người đàn ông này ra khỏi đời, đừng bao giờ cho anh ta thêm bất cứ cơ hội nào khác. Chỉ khi đó bạn mới mong có được hạnh phúc mới.
Người từng lợi dụng mình
Bạn nên nhớ, trên đời này có 2 kiểu kết thân. Một là kết thân có điều kiện, hai là kết thân đơn thuần vì cảm thấy quý mến, thoải mái, vui vẻ khi cạnh nhau.
Kiểu kết thân vì thấy có thể trục lợi, vì nhìn thấy lợi ích từ đối phương mình có lúc cần đến thật sự không quá đáng sợ, nó chỉ đáng sợ khi kiểu người này bỗng nhiên trở mặt từ bạn thành thù vào một ngày đẹp trời nào đó…Thật ra kiểu người này cũng không cần đoạn tuyệt, từ mặt hoặc khăng khăng không kết giao, chỉ có điều hãy giữ một khoảng cách nhất định với họ, đừng bao giờ đặt niềm tin vào họ cũng như để họ bước quá sâu và cuộc sống của mình.
Còn nếu đã trót thân thiết mới nhận ra, thì cũng đừng nuối tiếc mà gạt phăng họ khỏi đời, đừng cố chấp nghĩ rằng có thể thay đổi được con người, ý đồ của họ. Không thể và cũng không đáng đâu!
Người trước sau không như một
Người trước mặt chị chị em em tình thương mến thương là thế, nhưng chỉ ngoắt đi 1 cái liền trở mặt nói xấu, chỉ trích bạn ngay được quả thực rất đáng sợ. Nhưng cũng đừng ấm ức làm gì, bởi những kẻ như vậy, vốn chẳng đáng để bạn buồn lòng, bận tâm. Hơn nữa, họ nói xấu bạn bao nhiêu chỉ chứng tỏ họ ghen tỵ với bạn bấy nhiêu. Bởi khi thấy mình thua kém, khi tụt lại phía sau đối phương họ ắt sẽ nảy sinh tâm lý muốn vùi dập bạn.
Vậy nên đừng hơn thua làm gì chỉ khiến bản thân tổn hại nhan sắc, chỉ khiến bản thân rước bực dọc vào người. Thiên hạ nói gì mặc họ, bạn sống thế nào mới là quan trọng.
Cách tốt nhất để đối đầu với những sóng gió ấy là hãy cứ sống đời mình, thật huy hoàng, tươi vui. Hãy để người đang tâm hãm hại bạn phải cúi đầu nhận thua, không dám hó hé thêm bất cứ điều gì không đúng sự thật nữa.
Trong phong thủy người ta kiêng kỵ một người phụ nữ miệng rộng vì cho đó là điều không may mắn. Hãy cùng tìm hiểu vì sao lại như thế nhé!
Tại sao nói đàn ông rộng miệng thì sang?
Theo nhân tướng học “đàn ông miệng rộng thì sang”, họ thường có tính cách đôn hậu, hào phóng và giỏi tính toán sắp xếp trong công việc. Người này cũng có tính khoan dung, tuổi trẻ dễ gặp phải khó khăn vất vả nhưng về hậu vận thường tốt, được hưởng phú quý.
Đàn ông mở miệng thì rộng, ngậm miệng lại thì nhỏ, môi dày, cân đối, không bị lệch, răng trắng là người dũng cảm, có tinh thần nỗ lực vươn lên vượt nghịch cảnh. Đàn ông miệng rộng mà môi mỏng thì là người giỏi giao tiếp, thông minh nhưng lại hay tính toán thiệt hơn, so đo, có phần ích kỷ và nhỏ nhen.
Người tướng miệng rộng mà hình dáng miệng không rõ ràng, môi thiếu cân xứng thì thuộc kiểu người lười biếng, thiếu chí tiến thủ, thích hưởng thụ, dễ lâm vào cảnh nợ nần.
Bên cạnh quan tâm đến môi thì răng và lưỡi cũng là yếu tố cần xem xét khi nhận định về tính cách, vận mệnh 1 người nào đó. Đàn ông miệng rộng có hàm răng trắng, đều như hạt lựu thuộc tướng phú quý.
Răng mà khít dày thì tính tình thuận hòa. Răng thưa gãy khuyết thường dễ đoản thọ. Răng thưa, môi mỏng là người chỉ thích hưởng lạc, vui chơi, không tính đến đường làm ăn…
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà?
Quan niệm “đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà” bắt nguồn từ thời phong kiến. Khi đó, chuẩn mực cái đẹp của phụ nữ là miệng nhỏ, môi mỏng chúm chím mới là đẹp. Mặt khác, quan niệm miệng rộng tham ăn, tham nói cũng khiến những phụ nữ có khuôn miệng này bị đánh giá không tốt.
Trong phong thủy thì người phụ nữ miệng rộng thường phóng khoáng nên khó giữ tiền của trong tay. Họ thuộc kiểu người có đồng nào tiêu hết đồng đó nên khi đàn ông lấy phải người phụ nữ miệng rộng thường sẽ khó lòng giàu có. Bởi đây chính là kiểu phụ nữ thích hưởng thụ vung tay quá trán.
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ miệng rộng đều xấu bởi tương miệng còn cần phải đối chiếu với nhiều thứ khác trên khuôn mặt thì mới có thể nói lên số phận của một con người
Nếu như một người phụ nữ có miệng rộng đẹp mà các ngũ quan cân đối sắc môi hồng hào thì là tướng vượng tài vượng phát giàu có. Nhưng trong trường hợp miệng rộng mà các bộ vị khác như môi, răng, lưỡi, nhân trung, cằm… xấu thì cũng khó mà thành công.
Chẳng hạn miệng rộng mà cười hở lợi quá nhiều thì người này ưa tự do và khắc chồng, dễ ly tán. Miệng loe ra thì lắm lời, nghèo hèn, tham ăn. Nếu như phụ nữ có phần miệng rộng mà khóe miệng cụp và trễ xuống (tướng miệng thuyền úp) thì thuộc dạng bảo thủ, cố chấp, tham lam.
Người phụ nữ miệng rộng mà thêm răng hô thì là kẻ ăn nói hồ đồ, buông tuồng, thường gây thị phi, tranh chấp. Miệng rộng mà lúc nào cũng túm lại thì suốt đời bần hàn; nếu miệng lệch thuộc kẻ giản hoạt, cố chấp… Nhân trung mà nông, ngắn thì đoản mệnh hoặc không có con.
Cuộc đời này chẳng thiếu những người sống tham lam, có được một thứ liền khao khát cả nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ lòng tham vô đáy sẽ khiến bản thân mình gặp rắc rối nhiều hơn.
Người sống quá bi quan
Chỉ khi nhìn cuộc đời này bằng sự lạc quan thì chúng ta mới có động lực để mà phấn đấu. Người bi quan thì nhìn đâu họ cũng thấy nỗi buồn, sự thất bại nên họ chẳng thể nào hạnh phúc nổi.
Người bi quan thấy thứ gì cũng tồi tệ và ở họ tỏa ra năng lượng rất tiêu cực. Họ khiến những ai tiếp xúc với mình đều lây chán nản, họ áp đặt những suy nghĩ tiêu cực lên bất cứ ai. Lúc nào họ cũng sợ hãi, nghĩ đến những điều xấu xa nhất.
Cuộc sống này đủ màu sắc, đủ vị nếm trải, nên sẽ có vui buồn, có khổ đau và có hạnh phúc. Khi con người biết cách cân bằng thì chẳng bao giờ lâm vào cảnh nghèo khổ, bất hạnh cả đời chẳng dám ngẩng mặt với trời.
Người có lòng tham vô đáy
Cuộc đời này chẳng thiếu những người sống tham lam, có được một thứ liền khao khát cả nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ lòng tham vô đáy sẽ khiến bản thân mình gặp rắc rối nhiều hơn. Trên đời này những thứ thuộc về bạn thì sẽ là của bạn, tham lam cả những thứ không phải của mình thì bạn sẽ chuốc họa.
Người hay đổ lỗi
Người ích kỷ họ sẽ chẳng bao giờ nhận sai mà lúc nào thích đổ lỗi cho người khác. Họ còn cho rằng mình thiếu cơ hội chứ làm sao mà thất bại được, họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho cha mẹ, cho người khác chứ ít khi nhìn ra vấn đề vì sao mình lại thất bại. Kiểu người thì có làm còng lưng cả đời cũng khó mà giàu lên nổi.
Người thích ghen ăn tức ở
Ganh tị là tội ác lớn nhất trong bản chất của con người. Đây là một tâm trạng khiến cho bản thân người đó cứ hễ thấy ai giỏi giang hơn thì sẽ khó chịu. Khi thấy người ta thành công đều nghĩ đối phương chỉ may mắn, có được người khác giúp đỡ mà thôi.
Đố kỵ cũng vô ích mà thôi, điều chúng ta cần làm là tự tu phước cho chính mình. Trong cuộc sống, bạn cần phải biết cách vui mừng, khen ngợi khi người khác hạnh phúc, thành công. Đây cũng chính là cách để bạn thu hút phước lành cho mình.
Những dòng xe máy 50cc ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều học sinh lựa chọn. Vậy lớp 10 được đi xe 50cc không? 15 tuổi có được chạy xe 50cc không?
Lớp 10 được đi xe 50cc không?
Xe 50cc là dòng xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn với trọng lượng khoảng 100kg.
Theo quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới…
Tuy nhiên, Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn Giấy phép lái xe hạng nào nữa. Tức là không có Giấy phép lái xe dành cho người lái xe 50cc.
Bởi dòng xe 50cc không yêu cầu về bằng lái đối với người điều khiển nên đối tượng sử dụng rất đa dạng, ngay cả học sinh cấp 3 cũng được phép điều khiển tham gia giao thông.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn xe 50cc làm phương tiện di chuyển cho con học cấp 3. Trong đó, vấn đề được nhiều người thắc mắc nhất đó là “lớp 10 được đi xe 50cc không? “, “15 tuổi có được chạy xe 50cc không?”.
Về độ tuổi của người lái xe, khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tôlái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, học sinh lớp 10 được đi xe 50cc nếu từ đủ 16 tuổi trở lên, học sinh lớp 10 mà chỉ 15 tuổi thì cũng không được đi xe 50cc tham gia giao thông.
Khi điều khiển xe 50cc, học sinh cần phải có giấy tờ là Đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Căn cước công dân đủ 16 tuổi trở lên.
Đi xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt đối với người lái xe khi chưa đủ tuổi được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô;
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
– Phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, học sinh chưa đủ 16 tuổi đi xe 50cc sẽ bị phạt cảnh cáo. Trường hợp học sinh từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máyđi xe máy trên 50cc thì bị phạt đến 600.000 đồng.
TPHCM tiến tới hạn chế xe cá nhân khu vực trung tâm thành phố bằng các giải pháp như thu phí xe vào giờ cao điểm, số lượng chỗ đỗ xe hạn chế dưới 50% quy chuẩn kết hợp quản lý thu phí đỗ xe theo giờ.
Chính sách thu phí kẹt xe nhằm giảm giao thông cá nhân được UBND TPHCM đưa vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, dự kiến trình HĐND TPHCM thông qua tại kỳ họp cuối tuần này.
Theo đồ án, TPHCM sẽ tiến tới hạn chế xe cá nhân khu vực trung tâm thành phố bằng các giải pháp: Thu phí xe vào giờ cao điểm; số lượng chỗ đỗ xe hạn chế dưới 50% quy chuẩn kết hợp quản lý thu phí đỗ xe theo giờ.
Về lâu dài, TPHCM sẽ mở rộng khu vực thu phí kẹt xe đến vành đai Metro trong khi hệ thống Metro khu vực trung tâm đưa vào sử dụng (tuyến số 1, 4, 5, 2, 3, 6).
Khi đó, TPHCM sẽ phát triển các nhà ga Metro chính thành các trung tâm giao thông xanh như bố trí tiện ích các bãi đỗ xe và điểm sạc cho phương tiện thân thiện môi trường phục vụ cho các hành trình đầu/cuối; bố trí điểm đỗ xe cho các phương tiện chia sẻ…
Năm 2021, một nhà đầu tư đã đề xuất dự án thu phí ôtô vào khu trung tâm TPHCM theo hình thức PPP, hợp đồng BLT (xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ).
Theo đề xuất, hệ thống thu phí xây dựng bao quanh Quận 1, 3, theo công nghệ thu phí đa làn không dừng, với một trung tâm xử lý thông tin, điều hành việc thu phí. Doanh nghiệp dự kiến tổng mức đầu tư dự án gần 2.280 tỉ đồng, trong đó chi phí ban đầu khoảng 478 tỉ đồng và gần 1.800 tỉ đồng cho chi phí vận hành của 10 năm sau đó.
Thời gian thu dự kiến áp dụng trong các khung giờ cao điểm, mức phí thấp nhất 40.000 đồng cho ôtô con và 70.000 đồng với xe tải, xe khách, bao gồm cả ôtô biển xanh
Taxi đăng ký tại TPHCM sẽ được giảm phí, tạm tính 20.000 đồng mỗi xe. Xe buýt cùng các loại phương tiện thuộc nhóm ưu tiên như cứu hỏa, cứu thương… được miễn phí. Việc thu phí chỉ áp dụng với xe vào khu trung tâm.
Thống kê đến cuối năm 2023, TPHCM quản lý hơn 9,2 triệu phương tiện, trong đó hơn 940.000 ôtô, gần 8,3 triệu xe máy (so với cùng kỳ năm 2022, lượng phương tiện tại thành phố tăng 4,64).
Hiện tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị tại TPHCM chỉ đạt hơn 13%, kém khoảng 10% quy chuẩn. Mật độ đường giao thông đạt 2,34 km/km2, bằng 1/5 quy chuẩn. Giao thông ở nhiều tuyến đường đã vượt quá năng lực khai thác nên thường xuyên ùn tắc.
Theo Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm, TPHCM đang triển khai song song hai đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2030.
Thành phố phấn đấu đưa vào khai thác Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) năm 2024 và tuyến Metro 2 (Bến Thành – Tham Lương) năm 2030.
Song song, thành phố cũng chú trọng phát triển giao thông công cộng, xe đạp công cộng, mạng lưới xe buýt kết nối Metro.
Theo ông Trần Quang Lâm, ngành giao thông đang cố gắng đến năm 2030, giao thông công cộng đáp ứng hơn 30% nhu cầu đi lại của người dân. Trên cơ sở đó, TPHCM sẽ từng bước hạn chế, khoanh vùng một số khu vực để hạn chế xe cá nhân, nhất là xe hai bánh.
Hiện nay, trên sổ đỏ của nhiều hộ gia đình có ghi thời hạn sử dụng. Sổ đỏ đã hết hạn sử dụng sau 50 năm liệu có phải trả lại đất?
Đất 50 năm là đất như thế nào?
Luật đất đai không cụ thể quy định về các loại đất có thời hạn 50 năm, mà chỉ xác định có ba nhóm đất như sau:– Đất nông nghiệp,
– Đất phi nông nghiệp và
– Đất chưa sử dụng.
Do đó, có thể hiểu đất 50 năm chính là loại đất được sử dụng trong vòng 50 năm và được ghi cụ thể trong sổ đỏ hoặc sổ hồng. Nó cũng bao gồm các loại đất Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép người sử dụng đất được sở hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt trong 50 năm.
Đất 50 năm chính là loại đất được sử dụng trong vòng 50 năm và được ghi cụ thể trong sổ đỏ hoặc sổ hồng.
Sổ đỏ đã hết hạn sử dụng sau 50 năm liệu có phải trả lại đất?
Theo khoản 1 Điều 126 của Luật Đất đai 2013 về Đất sử dụng có thời hạn hiện nay vẫn đang có hiệu lực, thời hạn giao đất và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tuân theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 thuộc Điều 129 của Luật này là 50 năm.
Khi hết thời hạn, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu vẫn còn có nhu cầu thì sẽ được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này
Mặt khác, khoản 2 Điều 74 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai về các trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hiện đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà khi hết thời hạn sử dụng đất thì sẽ được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 của Điều 126 và Khoản 3 của Điều 210 của Luật Đất đai mà không cần phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Khi hết thời hạn, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu vẫn còn có nhu cầu thì sẽ được tiếp tục sử dụng đất
Quy định này vẫn được giữ nguyên và còn được cụ thể hơn tại Điều 172 của Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024). Theo đó, ở điểm a, điểm b khoản 1 Điều 172 quy định:
+ Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sử dụng các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm hoặc đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này sẽ là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất thì các cá nhân, hộ gia đình đó được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn;
+ Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân sẽ không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu cá nhân nếu có nhu cầu thì sẽ được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng sẽ không quá 50 năm;
Như vậy, trong trường hợp hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đã được giao, khi đã hết thời hạn sử dụng đất, hộ gia đình đó sẽ được tiếp tục sử dụng mà không cần phải làm thủ tục gia hạn sử dụng đất cả theo luật đất đai hiện hành và luật đất đai sắp được áp dụng
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.
Cụ thể, tại Điều 12 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất quy định: Khi có tín hiệu đèn màu vàng, phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì phương tiện được đi tiếpTrường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, phương tiện được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.
Đồng tình với việc sửa đổi này (bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng), TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, trong Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ đã viết rất rõ về tín hiệu đèn giao thông.
Trong đó, đối với đèn vàng, phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp tiến sát đến vạch dừng hoặc chạy quá vạch dừng thì được đi tiếp.
“Luật mới cần tiệm cận và phù hợp với pháp luật quốc tế. Do đó, việc cơ quan soạn thảo, thẩm tra điều chỉnh, bổ sung quy định cụ thể về đèn vàng trong dự thảo Luật là chính xác
Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng. Ảnh tư liệu
Theo ông Tạo, trên thực tế, theo luật hiện hành, khi đến đường giao nhau có đèn tín hiệu sẽ xảy ra nhiều tình huống: Với đèn có hiển thị thời gian, tài xế sẽ ước lượng để quyết định có đi qua nút giao hay không trước khi đèn vàng bật sáng
Đèn không hiển thị thời gian nhưng tài xế đã giảm tốc độ, đi gần đến vạch dừng thì vẫn đủ thời gian để dừng lại trước vạch khi đèn vàng bật sáng. Hai trường hợp này không bị vướng luật
“Tuy nhiên, với trường hợp đèn tín hiệu không hiển thị thời gian, tài xế giảm tốc độ nhưng vừa chớm qua vạch thì đèn vàng bật sáng, tài xế rơi vào cảnh oái oăm, đi tiếp thì trái luật mà đứng im cũng không xong (vì luật quy định đèn vàng phải dừng lại trước vạch).
Thậm chí, tài xế muốn lùi lại để đỗ trước vạch cũng vi phạm vì luật cấm lùi ở đường giao nhau. Mặc dù trong tình huống này họ không hề có lỗi vì không biết trước hiệu lệnh”, ông Tạo phân tích.
Đồng tình với quan điểm này, anh Nguyễn Văn Mạnh (tài xế trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, cơ quan soạn thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã bổ sung quy định “đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng mà có tín hiệu đèn vàng thì được đi tiếp” là phù hợp với thực tế.
Anh Mạnh đề xuất cơ quan chức năng bổ sung đèn tín hiệu giao thông hiển thị thời gian ở các điểm giao cắt để giúp tài xế dễ quan sát, chủ động lái xe khi gặp đèn vàng.
Ngoài ra, tài xế này nói thêm, việc bổ sung trường hợp phương tiện đã vượt quá vạch dừng khi có đèn vàng vẫn được đi tiếp là hợp lệ, bởi nếu quy định cấm tuyệt đối vượt đèn vàng như với đèn đỏ thì không nhất thiết phải có đèn vàng. Do đó, với việc điều chỉnh mới nhất này sẽ là cơ sở để các tài xế tuân thủ pháp luật, lực lượng cảnh sát giao thông cũng dễ dàng thực thi công vụ, tránh những tranh cãi không đáng có
Người xưa cho rằng, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ nên họ luôn tìm cách để có thể ngủ được ngon nhất. Nên đã đúc kết ra câu “Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng”, dù đã xuất hiện từ rất lâu song đến nay vẫn nguyên giá trị.
Cổ nhân nói “Nằm ngửa không sống lâu” lý giải điều gì?
Trước hết phải khẳng định câu nói này của cổ nhân hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong cuốn “Thiên kim yếu phương” của Tôn Tư Mạc có ghi chép như sau: “Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều”.
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này: Tư thế ngủ thích hợp nhất chính là nằm nghiêng sang bên trái. Điều này giúp làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời giúp xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải cũng như giúp giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.
Khi nằm ngửa, phần mông và lưng của cơ thể tiếp xúc với giường, khiến cho phần thắt lưng ít nhận được sự nâng đỡ gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nằm ngửa không có lợi cho tuổi thọ con người.
Vì thế, mọi người nên lưu ý câu nói này của cổ nhân, điều chỉnh tư thế ngủ của mình cho phù hợp, giúp giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Cổ nhân nói: “Ngồi sai người người mắng” sao lại mắng?
Thời xưa, nữ giới phải tuân theo rất khắt khe, nhất là khi ngồi phải chú ý để hai chân chụm vào nhau, khi đứng cũng chú ý không nhìn nghiêng. Bởi điều này thể hiện phẩm chất của một người đàng hoàng, có chừng mực.
Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và được xem là hành động bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của một người thiếu tu dưỡng.
Về sau, câu nói “Ngồi sai người người mắng” trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Bởi việc giữ hình tượng đẹp trước mặt người ngoài vẫn là điều rất cần thiết, nhất là đối với những mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhìn chung, tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tư thế ngồi thì đại diện cho phẩm chất của một người trong mắt người khác. Cả hai đều là những điều rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.