Kể từ ngày 01/01/2025, khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, thì kèm với đó là nhiều hành vi vi phạm giao thông được tăng mạnh mức xử phạt từ vài lần cho đến thậm chí là vài chục lần.
Dưới đây là tổng hợp các lỗi vi phạm giao thông được tăng mức xử phạt gấp nhiều lần từ năm 2025:
Quy định nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025
– Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;
– Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;
– Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;
– Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe;
– Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Từ ngày 1/1/2025 quy định mới về vận tốc ô tô xe may trong những khu vực trung tâm đông dân cư có sự điều chỉnh, ai cũng nên biết kẻo bị phạt nặng.
Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có quy định về tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc).
Theo đó, từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư như sau:
– Trong trường hợp đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60km/h.
– Trong trường hợp đói với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50km/h.
Quy định về mức vận tốc tối đa của xe máy, ô tô từ 1/1/2025
Lưu ý: Tốc độ tối đa theo quy định trên không áp dụng với các loại xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa là 40 km/h.
– Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 30 km/h.
– Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe chạy quá tốc độ phạt như thế nào?
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.
Theo Nghị định này, người điều khiển xe đi ngược chiều, đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển xe máy không gắn biển số; gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Mức phạt tiền từ 8-10 triệu đồng sẽ áp dụng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư…
Nghị định cũng nêu rõ mức phạt tiền từ 10-14 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc…
Bên cạnh đó, cá nhân điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 2-10 triệu đồng.
Do mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông khá cao nên thực tế có không ít cá nhân vi phạm khi bị lực lượng chức năng xử phạt đã cố tình không nộp phạt, “bỏ của chạy lấy người”.
Về chế tài xử lý đối với hành vi này, luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Do đó, nếu người vi phạm trốn tránh không nộp phạt mà bỏ xe lại thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Trường hợp hết thời hạn trên mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức:
Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người khác đang giữ trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc khắc phục hậu quả theo quy định.
Như vậy, nếu cá nhân vi phạm giao thông cố tình không nộp phạt, bỏ lại xe vẫn phải đóng phạt theo quyết định xử phạt hành chính, nếu không chấp nhận quyết định xử phạt thì có thể bị cưỡng chế.
Về việc xử lý phương tiện của người vi phạm hết thời hạn tạm giữ mà không đến nhận, theo Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần 2 nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp ph
Bố mẹ đã cho tôi 1,7 tỷ để mua nhà, trong khi gia đình bạn trai chỉ góp 700 triệu nhưng họ lại nhất quyết chỉ để anh đứng tên nhà.
Tôi và bạn trai trong một bữa tiệc của người bạn chung. Sự hài hước và chu đáo của anh khiến tôi nhanh chóng bị “hớp hồn” và đem lòng yêu.
Gia cảnh của tôi khá tốt, bố mẹ luôn ủng hộ và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Còn điều kiện nhà anh chỉ ở mức trung bình, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới tình yêu của chúng tôi cả. Sau 2 năm yêu nhau, chúng tôi bàn chuyện hôn nhân.
Khi quyết định kết hôn, việc mua nhà đương nhiên trở thành ưu tiên hàng đầu vì chúng tôi xác định phải có nhà để ổn định cuộc sống trước. Sau khi bố mẹ tôi biết dự định này, họ đã hào phóng cho 1,7 tỷ để góp vào mua nhà. Bố mẹ bạn trai cũng cho 700 triệu. Cứ như thế, chúng tôi đã mua được căn nhà trước cưới như ý nguyện.
Tuy nhiên, khi ký vào giấy tờ bất động sản, tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên và bối rối.
– Tại sao anh chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà? Bố mẹ em đã trả phần lớn tiền nhà mà?
Tôi khó hiểu hỏi. Anh có chút xấu hổ nói:
– Đây là phong tục ở quê nhà anh, chỉ có đàn ông mới được phép đứng tên nhà.
Tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. (Ảnh minh họa)
Tôi quay sang mẹ anh, mong nhận được câu giải thích hợp lý hơn. Nhưng không ngờ, mẹ anh lại lạnh lùng nói:
– Con có thái độ này là sao? Con có thể gả vào nhà chúng ta là phúc đức mấy đời đấy. Con trai mẹ cao to, đẹp trai lại có công việc tốt, con nên cảm kích mới đúng. Mà giấy tờ nhà đứng tên ai mà chẳng được, đằng nào mà chẳng ở chung.
Tôi cứng đờ người, đầy thất vọng và đau đớn. Tiền đã đưa hết cho người môi giới rồi, hợp đồng mua bán anh đã ký tên xong. Vì thế, tôi yêu cầu gia đình bạn trai trả lại 1,7 tỷ và quyết định không kết hôn nữa.
Tôi không thể chịu đựng được sự bất bình đẳng và thiếu tôn trọng này. Bây giờ chưa cưới đã như vậy, lúc kết hôn rồi tôi không biết mình sẽ sống như thế nào nữa.
Nhưng, họ lại trơ trẽn không chịu trả lại tiền. Cuối cùng, tôi quyết định đưa vụ việc này ra tòa. Sau khi xét xử, tòa án ra phán quyết gia đình anh phải trả lại cho tôi 1,7 tỷ.
Sau một tháng ròng rã, tiền mới về tay. Lúc cầm tiền trên tay, tôi mỉm cười nói với gia đình anh:
– Cảm ơn vì đã cho em hiểu thế nào là sự tôn trọng và bình đẳng thực sự. 1,7 tỷ này là bài học quý giá nhất mà em từng mua được.
Lúc lấy lại được tiền, tôi cảm ơn bạn trai và gia đình anh đã cho tôi một bài học đắt giá. (Ảnh minh họa)
Ngày hôm đó, mối quan hệ của tôi và bạn trai cũng chính thức kết thúc. Tôi trả lại 1,7 tỷ cho bố mẹ và nói lời xin lỗi:
– Bố mẹ ơi, con đã làm bố mẹ thất vọng rồi. Con xin lỗi vì đã làm bố mẹ buồn phiền, lo lắng.
Bố mẹ nhẹ nhàng an ủi:
– Cứ coi đây là một bài học đi con, bố mẹ sẽ luôn ủng hộ con. Hạnh phúc của con mới là điều quan trọng nhất. Con cần phải nhớ rằng, con là cá nhân độc lập và con có quyền lựa chọn vì hạnh phúc của riêng mình. Bố mẹ rất tự hào vì con có dũng khí đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
Kể từ giây phút đó, tôi bắt đầu cuộc sống mới của mình. Mặc dù việc chia tay với người mình sắp cưới khiến tôi tổn thương, đau đớn nhưng trải nghiệm đó đã dạy tôi cách lựa chọn giữa tình yêu và lòng tự trọng.
Tôi nhận ra rằng tình yêu đích thực phải dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau.
Ngày tháng trôi qua, tôi dần dần thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ. Tôi trở lại với công việc và tập trung xây dựng sự nghiệp.
Và, trong thâm tâm tôi càng trân trọng, biết ơn bố mẹ hơn. Sự ủng hộ và dạy dỗ của bố mẹ đã trở thành tài sản quý giá nhất trong cuộc đời tôi. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ, cả nhà 3 người thường cùng nhau đi du lịch và cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Còn tình yêu à, tin rằng một ngày nào đó nó sẽ lại đến với tôi thôi.
– Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 1/1/2025, khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn cấp trước 1/7/2012 sang giấy phép lái xe theo Luật này.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Luật số 36/2024/QH15 ngày 27/6/2024) quy định trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/1/2025) có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau:
1. Đổi giấy phép lái xe không thời hạn cấp trước 1/7/2012
Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;
Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A; Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1;
Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng;
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;
Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
Bên cạnh đó, Điều 57 Luật này cũng quy định, Giấy phép lái xe bao gồm các hạng: Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg…
Có bắt buộc phải đổi bằng lái xe cũ theo mẫu mới từ 01/01/2025 không?
Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025, người có giấy phép lái xe được đổi giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:
– Giấy phép lái xe bị mất;
– Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
– Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
– Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
– Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
– Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Mặt khác, giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, theo quy định trên, khi mẫu bằng lái xe mới được áp dụng từ ngày 01/01/2025, nếu bằng lái xe cũ cấp trước 01/01/2025 không thuộc các trường hợp cấp đổi nêu trên thì không phải tiến hành đổi sang mẫu mới theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Lưu ý các bằng lái xe có thời hạn: Nếu từ ngày 01/01/2025 mà bằng lái xe cũ cấp trước 01/01/2025 đã hết hạn thì sẽ tiến hành cấp đổi theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 và Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Mẫu bằng lái xe sau khi cấp đổi sẽ là mẫu mới.
(Khoản 2 Điều 62, Khoản 1 Điều 89 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)
Phải thi lại lý thuyết nếu GPLX quá hạn 1 ngày
Theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về trường hợp GPLX quá thời hạn sử dụng. Cụ thể, từ 3 tháng đến dưới 1 năm, kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định để cấp lại GPLX;
Từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp lại GPLX;
Như vậy, theo quy định hiện hành thì cho phép GPLX quá hạn dưới 3 tháng vẫn được đổi sang GPLX mới và không phải thi lại lý thuyết.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2025, tài xế cần chú ý đi đổi GPLX trước khi hết hạn bởi GPLX quá hạn 1 ngày cũng sẽ phải thi lại lý thuyết.
Quy định này được nêu rõ tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định người có GPLX lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết theo quy định để cấp GPLX.
Quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp GPLX.
Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân vô cùng quan tâm để biết thêm chi tiết mời tham khảo dưới đây:
Người dân tham gia BHYT đủ 5 năm được hưởng 3 triệu/tháng là lừa đảo
Trong thời qua trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin truyền tai nhau rằng kể từ 1/7/2025 người dân tham BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được nhận tiền trợ cấp hàng tháng. Đồng thời, ở nước ta diễn ra tình trạng lừa đảo qua số điện thoại, mạng xã hội vô cùng nhiều hình thức biến tướng ngày càng tinh vi khiến người dân nhẹ dạ cả tin dễ dàng bị mắc bẫy của bọn chúng.
Đáng chú ý nhất là vụ việc xảy ra ở Hải Chau, Đà Nẵng đã xảy ra vụ án lừa đảo BHYT, BHXH khiến cho người dân vô cùng hoang mang. Trong đó, người dân nhận được cuộc gọi mạo danh từ cơ quan BHXH về việc tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được nhận tiền trợ cấp. Bên cạnh đó, để được hưởng người dân cần mang sổ BHXH và những giấy tờ liên quan giao cho chúng để chúng có thể rút tiền cho người dân. Bởi vì cả tin nhiều người đã đưa những thông tin cá nhân của mình cho chúng. Và những kẻ gian lợi dụng kẽ hở của BHXH rút tiền BHXH một lần trục lợi cho mình.
Chính vì vậy, cơ quan BHXH đề nghị người dân chỉ cung cấp thông tin cá nhân hoặc nghe tư vấn các thủ tục hành chính qua các kênh chính thức của cơ quan BHXH. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân báo ngay cho cơ quan Công an hoặc cơ quan BHXH nơi gần nhất để xử lý.
Quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.
Để hiểu được “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” là gì? Người tham gia nên hiểu về nguyên tắc “cùng chi trả tiền khám chữa bệnh”. Có nghĩa là BHXH sẽ tiến hành chi trả một phần và người khám chữa bệnh cũng sẽ phải chi trả một phần.
Như vậy, để được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:
– Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.
– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 2.340.000 đồng/tháng).
Lưu ý: khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì người tham gia BHYT sẽ không phải tiếp tục áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.
Theo Thông tư số 79/2024 của Bộ Công an, từ thời điểm ngày 1.1.2025, có 06 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe), biển số xe, người dân cần hết sức lưu ý.
Theo Thông tư số 79/2024 của Bộ Công an, từ thời điểm ngày 1.1.2025, có 06 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe), biển số xe, người dân cần hết sức lưu ý.
6 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 1.1.2025
Từ ngày 1.1.2025, Thông tư số 79/2024 của Bộ Công an quy định về việc cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chính thức có hiệu lực thi hành. Theo Điều 18 của thông tư này, sẽ có 06 trường hợp sẽ phải đổi biển số xe, cà vẹt xe. Cụ thể như sau:
+ Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe đã bị mờ, hỏng.
+ Xe đã cải tạo; xe thay đổi màu sơn.
+ Xe đã đăng ký, cấp biển số xe với nền màu trắng, chữ và số màu đen hiện đổi sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (tức xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.
+ Thay đổi các thông tin của chủ xe như tên chủ xe, số định danh hoặc chủ xe có nhu cầu đổi lại chứng nhận đăng ký xe theo địa chỉ mới.
+ Chứng nhận đăng ký xe đã hết thời hạn sử dụng.
+ Đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, các biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo các quy định tại Thông tư này hoặc các chủ xe có nhu cầu đổi biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.
Thủ tục tiến hành đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
Điều 20 thuộc Thông tư 79/2024 của Bộ Công an quy định các thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Thủ tục có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần hoặc làm làm trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.
Theo đó, chủ xe sẽ kê khai giấy khai đăng ký xe, nộp hồ sơ đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và sau nộp lệ phí theo quy định. Trường hợp xe cải tạo, thay đổi màu sơn thì các chủ xe phải mang xe đến để kiểm tra. Từ năm 2025, chủ sở hữu khi thay đổi nơi cư trú sang tỉnh hoặc thành phố khác sẽ không bắt buộc phải đổi đăng ký xe
Sau khi kiểm tra hồ sơ xe đã đảm bảo hợp lệ, cơ quan đăng ký xe sẽ thực hiện đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; các chủ xe nhận kết quả đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ các dịch vụ bưu chính công ích.
Trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe sẽ giữ nguyên biển số định danh; đối với các xe đã đăng ký biển 03 số hoặc biển 04 số thì sẽ cấp sang biển số định danh theo quy định và thu lại chứng nhận đăng ký xe, biển 3 số hoặc biển 4 số đó.
Trong trường hợp đổi biển số xe từ nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe có nền màu vàng, chữ và số màu đen hoặc với nền từ màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen thì sẽ cấp biển số định danh mới (trường hợp chưa có biển số xe định danh) hoặc sẽ cấp lại biển số định danh (trường hợp đã có biển số xe định danh).
Đối với trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe khi mà chủ xe thay đổi trụ sở, nơi cư trú đến địa chỉ mới ngoài phạm vi của cơ quan đăng ký xe đã cấp chứng nhận đăng ký xe đó thì chủ xe cần nộp chứng nhận đăng ký xe và đơn đề nghị xác nhận hồ sơ xe cho các cơ quan đăng ký xe quản lý hồ sơ xe đó để có thể được cấp giấy xác nhận hồ sơ xe. Sau đó, chủ xe sẽ kê khai giấy khai đăng ký xe và nộp giấy xác nhận hồ sơ xe trực tiếp cho cơ quan đăng ký xe tại địa chỉ mới để tiến hành đổi chứng nhận đăng ký xe.
Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này?
Vì lớn lên trong cảnh nghèo khó nên tôi luôn cố gắng phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn. Sau nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ, được sếp nâng đỡ nên thu nhập của tôi ngày càng tăng. Giờ đây tôi đã mua được nhà và xe. Tuy nhiên, tôi không ngờ rằng vợ – người đã cùng tôi trải qua những khó khăn – lại muốn ly hôn.
Ngày trước, khi tôi không có gì trong tay, cô ấy đồng ý lấy tôi. Nhưng giờ đây khi tôi đã thành công, cô ấy lại muốn ra đi khiến tôi khó hiểu vô cùng. Ban đầu tôi tưởng cô ấy có người khác, nhưng nhiều ngày theo dõi tôi mới biết cô ấy chẳng có ai cả.
Hỏi thẳng lý do ly hôn là gì thì vợ nói:
– Cuộc sống hiện tại không phải là điều em mong muốn. Em không quan trọng phải giàu sang phú quý, chồng làm to, kiếm được nhiều tiền. Cái em cần là một người chồng dành thời gian cho em, biết lắng nghe em chia sẻ, biết cùng em san sẻ mọi việc trong gia đình.
Nhưng anh không làm được. Mọi việc trong nhà từ nhỏ như quét dọn nhà cửa, cơm nước hay đến việc nặng nhọc hơn như sửa đường ống nước, dây điện,… đều do em làm. Một tháng 30 ngày thì đến hơn nửa tháng là em ăn cơm một mình. Căn nhà này không mang lại cảm giác ấm cúng của một tổ ấm, em không muốn sống như vậy nữa. Vì thế, chúng ta hãy ly hôn đi.
Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. Trong cơn tức giận, tôi đã ký đơn. Tôi muốn xem cô ấy sẽ sống ra sao khi không còn tôi bên cạnh.
Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. (Ảnh minh họa)
Cứ như vậy, sau 5 năm kết hôn, vợ tôi trở thành vợ cũ. Tôi không còn trắng tay như trước, nhưng bên cạnh tôi đã thiếu vắng người phụ nữ từng yêu thương tôi.
Sau khi ly hôn, tôi không tìm kiếm mối quan hệ mới, mặc dù có nhiều phụ nữ tiếp cận tôi. Bởi tôi biết, họ đến chỉ vì tiền của tôi mà thôi. Hơn nữa, sau một lần đổ vỡ, tôi vẫn chưa tìm lại được hứng thú trong chuyện tình cảm.
3 năm sau ly hôn, vào một buổi tối khi đang lái xe về nhà, tôi bất ngờ nhìn thấy một người phụ nữ đứng bên đường đang lục thùng rác để nhặt nhạnh ve chai đem bán. Cảnh tượng này không hề hiếm gặp, nhưng điều khiến tôi sốc là người đó lại chính là vợ cũ của tôi.
Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này? Tôi ngồi trong xe, lén nhìn cô ấy một lúc rồi lái xe rời đi.
Tôi rất sốc khi thấy vợ cũ đang nhặt ve chai từ thùng rác. (Ảnh minh họa)
Về nhà, tôi hỏi thăm bạn bè thì mới biết, cô ấy đã tái hôn hơn 1 năm trước. Nhưng không may, chồng cô ấy gặp sự cố nghiêm trọng khi đi làm. Để có thời gian chăm chồng, cô ấy phải nghỉ công việc hành chính. Ban ngày cô ấy ở nhà chăm chồng, làm việc online, đến tối lại đi nhặt ve chai kiếm thêm, cố gắng tích cóp để chữa bệnh cho chồng.
Thật không ngờ người phụ nữ mình từng thương yêu giờ đây lại phải chịu khổ như vậy. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gửi cho vợ cũ 200 triệu đồng để giúp đỡ, nhưng không cho cô ấy biết là tôi gửi.
Vì công việc bận rộn, tôi cũng quên mất chuyện này, cho đến gần đây khi vợ cũ tìm đến tôi. Khi gặp lại, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ ngoài gầy gò, xanh xao của cô ấy. Vợ cũ thẳng thắn nhắc đến số tiền tôi đã gửi nửa năm trước, cho biết chồng cô ấy đã qua đời và số tiền đó đã tiêu hết. Lần này cô ấy đến là để đưa cho tôi một tờ giấy nợ, nhưng tôi từ chối nhận lại.
– Ngày trước khi ly hôn, em đã ra đi tay trắng. Lỗi là do anh. Đáng nhẽ, em cũng nhận được một khoản tiền. Vậy khoản tiền 200 triệu kia coi như anh bù đắp cho em đi, nên em không cần trả lại đâu.
Đó là lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện sau khi ly hôn. Khi chia tay, vợ cũ chủ động ôm tôi một cái trước khi rời đi, khiến tôi lại một lần nữa bất ngờ. Nhìn theo bóng dáng vợ cũ khuất dần, tôi thầm chúc cô ấy sớm vực dậy tinh thần, sớm có cuộc sống tốt hơn và tìm được hạnh phúc trong tương lai.
Thế rồi khi mẹ tôi vừa về khỏi, chồng liền giáng cho tôi một cái bạt tai. Anh trừng mắt nói tôi suốt ngày chỉ biết chu cấp cho nhà ngoại.
10 năm sống trong hôn nhân, tôi chưa bao giờ cãi lại chồng nửa lời. Nói thật, ai cũng hỏi tại sao tôi có thể sống được với anh ngần ấy năm. Bởi chồng tôi là người đàn ông gia trưởng, xét nét và rất tính toán với nhà vợ.
Trước đây gia đình tôi vốn khá giả hơn nhà chồng. Chính vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ kịch liệt phản đối.
Có lần chồng tôi đến nhà liền bị mẹ tôi xỉa xói: “Chẳng nhìn anh tôi cũng biết, cả đời anh mãi chỉ như vậy thôi”. Câu nói đó đã đụng đến lòng tự trọng của chồng tôi. Anh thề sẽ cố gắng kiếm tiền để trả lời cho mẹ tôi thấy bà đã sai lầm như thế nào.
5 năm sau khi kết hôn, chồng tôi đã thành lập được một công ty. Mặc dù quy mô không lớn nhưng mỗi năm, số tiền mà chồng tôi mang về cũng khoảng vài tỷ. Còn bố mẹ tôi vì buôn bán kém nên cố đầu tư vào thứ khác, cuối cùng chẳng gỡ được vốn mà lại nợ nần thêm.
Khi bố mẹ sa cơ, tôi có nói khó với chồng, mong anh giúp đỡ ông bà. Vậy mà chồng tôi vẫn không xem đó là chuyện nhà mình.
Anh nói bản thân không có tiền, mặc dù lúc ấy vừa nhận được tiền dự án. Lâu nay, mỗi lần mẹ tôi lên chơi với cháu, chồng tôi lại tránh mặt vì lý do công việc. Tôi có muốn cho mẹ tiền cũng phải dấm dúi chứ không dám công khai.
Đợt này, công ty chồng tôi cũng lao đao. Các khoản chi phí đều thắt chặt hết mức có thể, thành ra tôi có muốn giúp bố mẹ cũng chẳng được.
Hôm qua mẹ tôi lên chơi, lúc bà về, tôi vét túi thấy chẳng còn đồng nào, thế là chạy vội đưa cho bà 500 nghìn đi đường. Mẹ tôi biết con gái khó khăn nên không lấy. Hai bên cứ đẩy qua đẩy lại, vô tình đúng lúc chồng tôi về và nhìn thấy.
Thế rồi khi mẹ tôi vừa về khỏi, chồng liền giáng cho tôi một cái bạt tai. Anh trừng mắt nói tôi suốt ngày chỉ biết chu cấp cho nhà ngoại.
Nghĩ đến cảnh 10 năm nay cứ nhu nhược mãi, tôi vùng lên đòi ly hôn khiến chồng sững sờ. Sáng nay tôi đã ra tòa để xin đơn. Cầm lá đơn này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Thế nhưng chắc chắn, tôi sẽ ký lá đơn này và xem thái độ của chồng thế nào rồi mới quyết định.
Tôi ôm lá đơn xin ly hôn trong tay, lòng rối bời như tơ vò. Đêm đó, tôi ngồi lặng lẽ nhìn các con đang ngủ say. Hai đứa trẻ còn quá nhỏ, chúng cần một mái ấm, cần cả cha lẫn mẹ. Nghĩ đến ánh mắt hồn nhiên của con, tôi không thể nào mạnh dạn đặt bút ký.
Sáng hôm sau, khi chồng tôi ra khỏi nhà, tôi lặng lẽ cất lá đơn vào ngăn kéo. Có lẽ tôi cần thêm thời gian, cần suy nghĩ thấu đáo hơn. Dù giận anh vô cùng, tôi vẫn không nỡ phá vỡ tổ ấm của các con. Tôi tự nhủ: “Có lẽ anh ấy chỉ cần thời gian để hiểu được nỗi lòng của tôi.”
Những ngày sau đó, tôi cố gắng giữ mọi chuyện bình thường. Nhưng chồng tôi dường như nhận ra sự thay đổi. Anh ít nói hơn, ánh mắt nhìn tôi cũng lạnh nhạt hơn.
Rồi một buổi sáng cuối tuần, khi tôi đang chuẩn bị bữa sáng cho các con, bỗng nghe tiếng còi ô tô ngoài cổng. Tôi vội chạy ra thì bất ngờ thấy bố mẹ mình bước xuống từ một chiếc ô tô sang trọng.
Mẹ tôi mỉm cười dịu dàng, còn bố tôi đứng đó với vẻ tự tin khác lạ. “Con gái, bố mẹ đến đón con về nhà,” mẹ tôi nói, giọng dứt khoát. Tôi chưa kịp phản ứng thì mẹ đã bước vào nhà, kéo vali của tôi ra.
Chồng tôi vừa từ trên lầu xuống, thấy cảnh tượng ấy liền sững người. Anh nhìn chiếc ô tô đậu ngoài cổng, ánh mắt thoáng chút bối rối.
“Anh đừng trách con gái tôi. Con bé đã chịu đựng anh suốt 10 năm qua, bây giờ đến lúc nó cần được sống hạnh phúc,” mẹ tôi nói, ánh mắt sắc lạnh hướng về chồng tôi.
Tôi chưa bao giờ thấy mẹ tôi mạnh mẽ như vậy. Bố tôi, người vốn ít nói, cũng gật đầu đồng tình. “Chúng tôi không giàu có như trước đây, nhưng cũng không để con mình khổ thêm nữa. Nếu anh thực sự thương con bé, hãy thay đổi bản thân và chứng minh điều đó,” ông nói.
Tôi đứng đó, nước mắt tuôn rơi. Các con tôi chạy ra, ôm lấy tôi khóc nức nở. “Mẹ ơi, mẹ đừng đi!”
Trong khoảnh khắc đó, tôi nhìn chồng mình, thấy anh đang siết chặt tay, ánh mắt lúng túng xen lẫn hối hận. Liệu anh có thực sự muốn giữ gia đình này? Hay đây chính là lúc để tôi bước ra khỏi cuộc đời anh?
Tôi vẫn chưa đưa ra quyết định, nhưng sự xuất hiện của bố mẹ đã khiến tôi có thêm sức mạnh để đối diện với chính mình và những gì sẽ đến.
Cá nhân, hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm tái chế, thực phẩm và khác, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
Theo báo VnExpress, quy định này sẽ góp phần bảo vệ môi trường, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.
Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, cá nhân, hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm và khác. Nếu không phân loại, họ sẽ bị xử phạt 500.000 đến một triệu đồng, theo Nghị định 45/2022. Với hành vi không phân loại và lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp sau phân loại, tổ chức, cơ quan, cơ sở sản xuất sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng.
UBND các địa phương và thanh tra ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt hành vi trên.
Theo bà Dương Thị Thanh Xuyến, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (Bộ Tài nguyên và Môi trường), phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tăng nguyên liệu tái chế. Đây là cơ sở hình thành nền kinh tế tuần hoàn, biến chất thải thành tài nguyên, phục vụ cho sản xuất. Quy định này cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý, hướng tới nền kinh tế không phát thải năm 2050.
PGS. TS Nguyễn Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng chất thải không phân loại sẽ gây thiệt hại cho kinh tế, xã hội, đồng thời tác động tiêu cực tới biến đổi khí hậu, do lượng phát thải khí metan lớn từ chất thải hữu cơ.
Thực tế, một số địa phương đã thí điểm phân loại rác tại nguồn từ sớm, nhưng còn vướng mắc. Theo bà Xuyến, thiếu hạ tầng thu gom khiến việc phân loại rác không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa thực sự hình thành nền kinh tế tái chế, dẫn tới “việc tìm kiếm đầu ra cho chất thải rắn còn lúng túng”.
“Muốn công tác phân loại có hiệu quả, hạ tầng phải đồng bộ”, bà Xuyến nói tại một tọa đàm giữa tháng 12.
Luật Bảo vệ môi trường xác định UBND các cấp chịu trách nhiệm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm quy định phân loại chất thải. Tính đến giữa tháng 12, có 58 địa phương đã ban hành quy định này, 5 địa phương đang chờ phê duyệt.
Với chính sách phân loại rác tại nguồn, các nhà tái chế cũng kỳ vọng có nguồn nguyên liệu sạch, không lẫn rác sinh hoạt, giảm tỷ lệ hao hụt với nguyên liệu đầu vào.
Từ ngày 5/1, các cơ sở sản xuất gang, thép, xi măng, lọc hóa dầu… phải chịu phí bảo vệ môi trường với khí thải, theo Nghị định 153/2024.
Mức phí này gồm hai khoản cố định 3 triệu đồng mỗi năm và khoản biến đổi (áp với các cơ sở có lưu lượng xả thải lớn, thuộc đối tượng quan trắc). Khoản biến đổi quy theo các chất gây ô nhiễm thải ra gồm 800 đồng mỗi tấn bụi, khí NO2 và NO, 500 đồng cho một tấn CO… Mức phí này áp cho cả các cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Bên cạnh đó, từ tháng 1/2025, cơ sở sản xuất phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới (ôtô, xe máy…), theo Thông tư 55 của Bộ Giao thông Vận tải. Thông tin phải được duy trì trong suốt thời gian họ cung cấp kiểu, loại xe này ra thị trường.
Với nhựa, lộ trình giảm sản xuất, nhập khẩu túi nilon khó phân hủy bắt đầu từ 1/1/2026. Chính phủ giao UBND các địa phương quy định, quản lý chất thải nhựa, bảo đảm sau năm 2025 không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Trong bài đăng ngày 1/1, báo Phụ nữ Việt Nam có cho biết thêm một số chi tiết xung quanh quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Theo đó, phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trong khi đó, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thì cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. UBND các địa phương và thanh tra ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt hành vi trên.
Cũng theo nghị định này, các chung cư, tòa nhà văn phòng không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn sẽ bị phạt từ 200 đến 250 triệu đồng. Theo Luật Bảo vệ môi trường, chậm nhất là 31/12/2024 phải áp dụng việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Thực tế Nghị định 45/2002 đã có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 nhưng có thể thấy, đến thời điểm này, hầu như chưa có cá nhân, hộ gia đình nào bị xử phạt vị không phân loại rác tại nguồn. Một số nơi, rác được phân loại nhưng sau đó lại cho chung vào một xe gom và vận chuyển ra bãi rác. Trong khi đó,
Theo ghi nhận của PV tại ở Hà Nội, việc phân rác tại nguồn với nhiều người dân vẫn rất mơ hồ. Trong khi đó, tại các tòa chung cư hay tòa nhà văn phòng vẫn chưa bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn.
“Khu chung cư chúng tôi vẫn đổ rác vào chung vào họng rác của tòa nhà. Toàn bộ rác sau đó chảy xuống nhà chứa ở tầng hầm. Từ ngày 1/1/2025 không phân loại rác thải sẽ bị xử phạt nhưng đến thời điểm này chưa thấy tòa nhà có thông báo gì. Hơn nữa, nếu các hộ gia đình phân loại rác xong sẽ để ở đâu”, chị Nguyễn Thu Hà, khu nhà chung cư HH Linh Đàm, Q.Hoàng Mai (Hà Nội), chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề thu gom rác tại nhà, mới đây TƯ Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội và Unilever Việt Nam tổ chức 2 lớp tập huấn thu gom, phân loại rác xây dựng gia đình “3 sạch”.
Lớp tập huấn với sự tham gia của hơn 160 học viên là cán bộ, hội viên, phụ nữ tại xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ và xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), nhằm tăng cường vai trò của các cấp Hội trong phân loại rác. Qua đó tiếp tục lan tỏa những thông điệp ý nghĩa về phân loại rác tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ của việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải hướng tới xây dựng gia đình “3 sạch”.