Home Blog Page 653

Quốc Cường Gia Lai nợ hơn 5.000 tỷ đồng, Cường Đô la lần này ‘HẾT’ thật rồi trời ơi

0

Tính đến thời điểm ngày 31/3, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt 9.515 tỷ đồng, tiền mặt trong công ty còn khoảng 30 tỷ đồng, nợ hơn 5 nghìn tỷ đồng phải trả. 

Ngày 19/7, bà Nguyễn Thị Như Loan , Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) bị khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nhà về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Bà Nguyễn Thị Như Loan – mẹ Cường Đô la bị bắt, Quốc Cường Gia Lai nợ hơn 5.000 tỷ đồng

Bà Loan bị cáo buộc có liên quan đến hành vi sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM trong vụ án điều tra mở rộng sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan.

Liên quan đến sự việc bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, nhiều người tò mò về tình hình kinh doanh của QCG những năm gần đây ra sao khi bà Loan là cổ đông lớn nhất của công ty sổ hữu 101,9 triệu cổ phần QCG, chiếm 37,05% vốn điều lệ doanh nghiệp. Bà Loan và con gái Nguyễn Ngọc Huyền My có tổng tỷ lệ sở hữu là 51,3% vốn.base64-1721386436212257482474_11zon

Tại thời điểm ngày 31-3, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt 9.515 tỉ đồng. Tiền mặt của công ty còn khoảng 30 tỉ đồng. Doanh nghiệp này ghi nhận hơn 5.161 tỉ đồng nợ phải trả, trong đó 4.300 tỉ đồng nằm ở mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.

Từng là 1 tập đoàn hùng mạnh, phát triển lên từ 1 công ty buôn gỗ, Quốc Cường Gia Lai có hàng loạt dự án bất động sản lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây tập đoàn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Theo báo cáo tài chính quý I/2024, QCG ghi nhận doanh thu 39 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kì và lãi ròng chỉ đạt gần 1,4 tỷ đồng.

1-3280-1685839705427-16858397055831913543934_11zon

Đến ngày 19-7, phía Quốc Cường Gia Lai chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm. Đồng thời Quốc Cường Gia Lai cũng chưa công bố ngày sẽ tái tổ chức đại hội cổ đông thường niên.

Chỉ vài giọt nước mắm làm theo cách này biết ngay bún “tẩm” hóa chất

0

Trước giờ chúng ta vẫn thường nhận biết bún sạch hay bún chứa hóa chất bằng các đặc điểm bên ngoài sợi bún. Tuy nhiên có một mẹo hay thử bằng nước mắm rất hay.

Bún là món ăn quen thuộc với người Việt. Thông thường để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún.

Những hóa chất thường được sử dụng để cho vào bún là chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.

Đây là loại thực phẩm được làm thủ công nên rất khó để kiểm soát thành phần, phụ gia sử dụng. Do đó, rất khó để phân biệt bún nhiễm hóa chất chỉ bằng mắt thường hay nếm thử. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn vào màu của sợi bún để loại trừ.

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên

– Độ dai: Để phân biệt được bún “ngậm” hóa chất hay không, các bà nội trợ nên bỏ túi mẹo hay sau. Quan sát sợi bún sạch có đội dai tự nhiên nên rất dễ đứt gãy, nát nếu bị tách mạnh tay. Khi chạm tay vào sợi bún, ta sẽ có cảm giác hơi dính, mềm nhuyễn đặc trưng của bột gạo. Còn sợi bún được tẩm ướp hóa chất thường dai, giòn, có độ đàn hồi tốt hơn, không có hoặc ít có cảm giác dính tay, mềm mại của bột gạo.

– Nhìn màu sắc: Do chế biến từ bột gạo tẻ nên sợi bún thành phẩm tự nhiên có màu trắng ngà, hơi đục, không được trắng sáng bắt mắt như sợi bún có hoá chất.

– Quan sát độ bóng: Một dấu hiệu khác để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất là độ bóng. Nhiều nhà sản xuất sử dụng hóa chất để sợi bún trông bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Bún loại này thường có màu trắng tinh, sợi bóng, dai hơn, trong khi bún sạch không có độ bóng, màu trắng đục.

– Nếm thử: Ngoài việc quan sát, cảm nhận bằng mắt từ bên ngoài, bún sạch và bún chứa hoá chất cũng có sự khác nhau ở hương vị khi ăn. Sợi bún sạch thường có mùi hơi chua dịu, đây là mùi chua tự nhiên của bột gạo lên men chứ không phải do bún bị hỏng. Còn sợi bún chứa hoá chất thường đã được tẩy trắng và tẩy mùi rồi nên không còn mùi chua đặc trưng đó nữa. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất.

– Phân biệt bằng nước mắm: Với mẹo hay này bạn có thể dùng nước mắm để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất. Trước khi dùng bữa, hãy thử trộn một chút bún vào bát nước mắm, nếu sợi bún mềm và nhanh ngấm nước mắm thì đó là bún sạch. Ngược lại, sợi bún có hoá chất sẽ cứng và ít ngấm nước mắm hơn do lớp hoá chất phủ bên ngoài đã ngăn nước mắm thấm vào bên trong.

Ngoài ra để biết chính xác bún nhiễm hóa chất chỉ có thể đem đi xét nghiệm. Bún sử dụng chất tẩy trắng, hàn the thường trắng sáng, đẹp song ăn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí ung thư.

Nếu bún có những dấu hiệu chứa hóa chất thì bạn không nên dùng. Vì các hóa chất độc hại có trong bún khi vào cơ thể tùy theo lượng độc tố mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.

Bún làm từ gạo nên dễ bị chua, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc.

Bún làm từ gạo nên dễ bị chua, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc.

Trên thị trường có nhiều loại bún:

– Bún rối: Là loại bún sau khi được vớt ra khỏi nồi nước tráng thì được để vào thúng một cách tương đối lộn xộn, không có hình khối rõ rệt. Bún rối là loại phổ biến nhất và thích hợp với nhiều món ăn nhất.

– Bún lá: Các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4-5mm, dài cỡ 30–40 cm. Khi ăn, các lá bún này được cắt thành từng đoạn ngắn.

– Bún nắm: Các sợi bún được nắm thành từng bánh nhỏ, bẹt, ít phổ biến hơn so với hai loại bún trên. Bún vắt và bún nắm thích hợp với cá món chấm, chẳng hạn như bún ốc nguội, bún đậu mắm tôm.

Dùng mẻ chua để nấu ăn: Ngon hơn nhưng cũng có thể gây K

0

Từ xưa đến nay, người Việt đã có thói quen sử dụng mẻ chua để món ăn thêm mùi vị, tăng hấp dẫn. Gia vị này thực sự có tốt cho sức khỏe hay không?

Dấm mẻ – gia vị truyền thống của dân tộc

Chị Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) có thói quen sử dụng dấm mẻ cho những món nấu canh cá chua, giả cầy. “Mẻ có vị chua dịu, rất dễ ăn, giúp gia đình mình ăn ngon miệng hơn nên ai cũng hào hứng với những món có mẻ”, chị chia sẻ.

Mặc dù vị chua dịu của mẻ chua có công dụng tuyệt vời là thế nhưng ai trong gia đình vừa ốm dậy, chị nhất quyết không cho ăn món có dấm mẻ vì cho rằng: Mẻ rất độc, cấm kỵ với những người đang ốm hoặc vừa ốm dậy, sức khỏe còn yếu. Ăn mẻ vào sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, bệnh nặng thêm.

Giống như chị Lâm, chị Hạnh cũng rất hâm mộ các món ăn liên quan đến dấm mẻ, dấm bỗng, me sấu. Thời tiết chuyển sang hè được vài tuần nay cũng là khoảng thời gian gia đình chị chuộng những món ăn liên quan đến dấm mẻ nhất. “Dấm mẻ làm gia đình mình ăn cơm đỡ uể oải hơn, nhất là trong những ngày nắng nóng chán cơm này”, chị nói.

Không chỉ sử dụng dấm mẻ trong các món ăn thông thường, với nước rau ăn hàng ngày, chị Hạnh đều cho mẻ vào lọc để lấy nước ăn cùng cơm. Bất kể đó là rau lang, rau muống hay rau ngót, rau dền… cứ luộc là phải lọc nước với mẻ. Không biết có phải là do tưởng tượng hay không nhưng nước dấm mẻ làm cho chị cảm thấy thanh mát, khỏe khoắn hơn vào những ngày hè oi bức.

dấm mẻ1
Dấm mẻ là gia vị truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Chuyên gia nói gì về việc ăn dấm mẻ?

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam), dấm mẻ chuẩn có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

“Mẻ giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa”, ông Đáng khẳng định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư”, ông Đáng nói.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư. Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.

dam me
PGS.TS Trần Đáng khẳng định ăn dấm mẻ rất tốt nhưng phải chú ý cách làm đúng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tránh ung thư. (Ảnh: TN)

“Thêm vào đó, mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ”, chuyên gia cảnh báo.

Nhiều người cho rằng, ăn dấm mẻ khi đang bị ốm sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Theo ông Đáng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì việc ăn dấm mẻ xong ốm hơn là do mình làm mẻ sai cách hoặc mua mẻ ở nơi chưa được đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, điều này phụ thuộc vào khâu chế biến thực phẩm có vệ sinh hay không chứ không phụ thuộc vào tính chất của dấm mẻ.

Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.

Ăn cá đừng chỉ chọn cá chép, cá thu: Đây mới là loại cá mệnh danh sâm nước, nhiều người không biết

0

Loài cá chạch mệnh danh sâm nước bổ dưỡng và đặc biệt tốt với nam giới đừng bao giờ bỏ qua nhé!

Thành phần dinh dưỡng của cá chạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cá chạch khi nhìn thoáng qua trông hơi giống với con lươn. Đây chính là loại cá được mệnh danh là “nhân sâm nước”, cá chạch được xem như thần dược trong việc điều trị tình trạng yếu sinh lý ở phái mạnh.

Đặc biệt, cá chạch rất tốt với những người đàn ông muốn tăng cường dương khi tăng cường thế mạnh đàn onog của mình và muốn đông con nhiều cháu. Hiện nay nhiều sách y học còn ghi lại rằng món cá chạch là dược liệu có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe và hàm lượng dưỡng chất cao hơn cả thịt gà.

Còn riêng với ngành y học hiện đại ngày nay thì món cá chạch có chứa khá nhiều hàm lượng dinh dưỡng. Theo các chuyên gia y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện hàm lượng protein, photpho, canxi, sắt, lipid, vitamin (A, B1),… trong thành phần cá chạch khá cao. Đặc biệt, chúng còn chứa lượng Lysine dồi dào.

Cá Chạch mệnh danh là sân nươc mùa đông

Cá Chạch mệnh danh là sân nươc mùa đông

Một số bài thuốc từ cá chạch

Bài thuốc 1: Trị kén ăn, nóng gan, thải độc cho gan

Nguyên liệu: Bạn hãy lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh.

Cách làm:

Bước 1: Trước tiên, để có một món ăn ngon thì bạn hãy mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương.

Bước 2: Tiếp đo, bạn hãy thực hiện đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán.

Bước 3: Rồi sau đó, bạn hãy thêm khoảng 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được.

Sau cùng, bạn hãy lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn có thể dùng liên tục nhiều ngày.

Cháo cá chạch thơm ngon dễ ăn ai cũng thích

Cháo cá chạch thơm ngon dễ ăn ai cũng thích

Bài thuốc 2: Trị mệt mỏi, giải cảm trong người

Nguyên liệu: Cá chạch 300g, hạt hẹ 50g.

Cách làm:

Bước 1: Trước tiên bạn cũng cần phải thực hiện mổ cá và làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ thôi như vậy sẽ ngon hơn.

Bước 2: tiếp theo đó, bạn hãy chờ cho khi nào nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả.

Bài thuốc 3: Trị vàng da, yếu sinh lý

Nguyên liệu: Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ.

Cách làm đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn hãy đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Bước 2: Tiếp đó, bạn hãy mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều.

Bước 3: Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Công dụng: Với những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da… ăn cháo này hàng ngày đều tốt

Mỗi buổi sáng một củ khoai lang, một tháng sau cơ thể bạn thay đổi thế nào?

0

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam. Nếu đều đặn ăn khoai lang vào buổi sáng bạn sẽ thấy cơ thể có những thay đổi.

Khoai lang là loại củ có nhiều dinh dưỡng và là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người bây giờ chọn ăn khoai lang thay cho cơm để giảm cân. Khoai lang luộc cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Nếu mỗi buổi sáng bạn ăn một củ khoai lang sẽ nhận được những thay đổi tích cực trên sức khỏe như:

an-khoai-lang-cong-dung-gi

Nân cao khả năng miễn dịch

Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Khoai lang được cho là hỗ trợ rất tốt cho những trường hợp bị bệnh cảm cúm lúc giao mùa. Khoai lang giúp tăng đề kháng, chống oxy hóa nhờ các thành phần dinh dưỡng tốt. Thường xuyên ăn khoai lang có thể hỗ trợ giảm tình trạng nhiễm bệnh virus vi khuẩn, đặc biệt lúc giao mùa. Một bữa sáng với khoai lang có thể giúp bạn cung cấp nhiều dinh dưỡng và thúc đẩy nhu động ruột giảm đói.

Những người thường xuyên ăn khoai lang luộc sẽ tránh được tình trạng đầy ứ trong đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, hoạt động tiêu hóa trơn tru. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy khoai lang nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe, các nhà khoa học phát hiện trong khoai lang có protein kết dính, anthocyanin, flavonol và các hoạt chất khác có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, làm đẹp, kéo dài tuổi thọ, hạ lipid máu và cải thiện sức khỏe của cơ thể.

moi-ngay-1-cu-khoai-alng

Kiểm soát cân nặng, giúp giảm béo

Khoai lang cũng là một thực phẩm giúp hỗ trợ giảm béo. Đó là vì khoai lang giúp tăng cường trao đổi chất, no lâu và ít calo hơn cơm trắng. Ăn khoai lang thay cho chế độ ăn giàu cơm trắng, bánh mì sẽ giúp cơ thể giảm cân tốt hơn. Một củ khoai lang luộc buổi sáng có thể giúp bạn giảm cân đồng thời hỗ trợ đáp ứng năng lượng cho các hoạt động diễn ra trong ngày. Lý do, chất xơ trong khoai lang có thể làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Tốt cho đường ruột, thải độc ruột

Chất xơ trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa. Khoai lang hỗ trợ cho các trường hợp táo bón, ăn khó tiêu. Hơn nữa khoai lang giàu vitamin có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và giảm sự xuất hiện của viêm dạ dày, loét dạ dày và các bệnh khác. Ngoài ra, khoai lang còn chứa hợp chất đặc biệt là axit Chlorogenic, tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do đối với đường tiêu hóa.

nuoc-ep-khoai-lang

Lưu ý khi chọn khoai lang

– Không nên ăn những củ khoai lang có dấu hiệu đen mốc, hà rím. Bởi chúng có thể sản sinh ra chất độc hại với gan

– Khoai lang lên mầm vẫn ăn được nhưng nếu lên ngọn dài sẽ giảm dinh dưỡng và nếu có nấm mốc thì không nên ăn

16 tác dụng của đậu phộng (lạc) đối với sức khoẻ

0

Đậu phộng hay còn gọi là lạc được xếp vào loại đậu cùng với các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu nành và đậu lăng. Cây đậu phộng có nguồn gốc từ Nam Mỹ ở Brazil hoặc Peru. Đậu phộng được biết đến như nguồn cung cấp protein, chất béo, nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể đồng thời giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch.

1. Lợi ích sức khỏe của đậu phộng

Nhiều người cho rằng đậu phộng không có giá trị dinh dưỡng cao như các loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó hoặc hạt điều. Tuy nhiên, đậu phộng có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như các loại hạt đắt tiền khác và sử dụng đậu phộng như một loại thực phẩm bổ dưỡng.

1. Sức khỏe tim mạch

Người ta đã chú ý nhiều đến quả óc chó và hạnh nhân như những thực phẩm tốt cho tim mạch, do hàm lượng chất béo không bão hòa cao của chúng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đậu phộng tốt cho sức khỏe tim mạch ngang với các loại hạt đắt tiền.

Bỏ túi cách luộc lạc ngon, mềm ngọt, vỏ không bị thâm

Đậu phộng giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol. Chúng cũng có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

1.2. Giảm nguy cơ tiểu đường

Ăn lạc nhiều có tác dụng gì? Lạc thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa khi ăn lạc sẽ không làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.

1.3. Đậu phộng giúp giảm viêm

Lạc, nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp giảm viêm khắp cơ thể cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn.

1.4. Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu đã chứng minh rằng đối với những người lớn tuổi, ăn bơ đậu phộng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một loại ung thư dạ dày nhất định – ung thư biểu mô tuyến không tim.

1.5. Ngăn ngừa sỏi mật

Sử dụng đậu phộng với hàm lượng 28,35 gam mỗi tuần sẽ giúp giảm 25% nguy cơ tiến triển bệnh sỏi mật.

1.6. Ngăn ngừa và phòng chống trầm cảm

Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng bao gồm acid amin tryptophan có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin, hợp chất có lợi cho não bộ đồng thời giúp cải thiện tâm trạng cũng như giảm chứng trầm cảm.

Ăn lạc tốt không là thắc mắc của một số người bệnh

1.7. Tăng cường trí nhớ

Vitamin B3 và niacin có trong đậu phộng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não cũng như thúc đẩy hoạt động trí nhớ.

Bí quyết ăn lạc giảm cân nhanh, hiệu quả | AIA Vietnam

1.8. Giảm cholesterol trong cơ thể

Đậu phộng chứa những thành phần các chất dinh dưỡng giúp giảm và kiểm soát được hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa còn có tác dụng cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt mang lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

1.9. Giúp chống tình trạng sa sút trí tuệ ở người già

Nguồn niacin có trong đậu phộng có tác dụng giúp giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

1.10. Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi

Nguồn acid folic có chứa trong đậu phộng giúp cho phụ nữ mang thai được cung cấp khoảng 400 microgam mỗi ngày, từ đó tăng hiệu quả nhằm giảm nguy cơ sinh con khuyết tật ống thần kinh tới 70%.

2. Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

 

Ăn lạc tốt không? Lạc hay đậu phộng rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Hầu hết chất béo trong đậu phộng đều chất béo tốt. Những loại chất béo này thực sự giúp giảm mức cholesterol của bạn.

Đậu phộng cũng thuộc nguồn tuyệt vời của: Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine. Một khẩu phần đậu phộng sống 1⁄4 cốc chứa:

  • Lượng calo: 207
  • Chất đạm: 9 gam
  • Chất béo: 18 gram
  • Carbohydrate: 6 gam
  • Chất đạm: 9 gam
  • Chất xơ: 3 gam
  • Đường: 1 gram

3. Một số lưu ý khi sử dụng đậu phộng

 

Tuy đậu phộng thuộc nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức được. Dị ứng với đậu phộng được biết đến dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, gây ra phần lớn các trường hợp tử vong do dị ứng thực phẩm.

Dị ứng đậu phộng nhẹ cho thấy các triệu chứng như phát ban ngứa, buồn nôn hoặc sưng mặt. Tuy nhiên, dị ứng đậu phộng nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, sự thay đổi trong sự tỉnh táo, buồn nôn, nôn mửa, co giật, tức ngực, sưng ở vị trí lưỡi, mặt, hoặc môi, buồn ngủ cực độ và cảm thấy chóng mặt. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ cảm giác khó chịu nào khi ăn đậu phộng.

Người dùng không nên ăn lạc nhiều quá mức bình thông thường

4. Cách sử dụng đậu phộng

 

Ăn lạc thế nào? Lạc hay đậu phộng có thể được ăn sống, chần, rang, luộc, chiên, tán thành bột hoặc làm bơ đậu phộng. Thêm nhiều đậu phộng vào chế độ ăn uống của bạn rất dễ thực hiện, cho dù với đậu phộng hay bơ đậu phộng. Dưới đây là một số cách sử dụng đậu phộng trong nhiều món ăn:

  • Nướng đậu phộng thành bánh quy hoặc bánh nướng.
  • Làm bánh mì bơ đậu phộng và chuối.
  • Thêm bơ đậu phộng vào hummus.
  • Phủ đậu phộng lên sữa chua.
  • Quất đậu phộng trong món salad.
  • Thêm đậu phộng vào món xào hoặc món mì của bạn.
  • Trộn đậu phộng thành hỗn hợp nhỏ.
  • Nhúng chả giò vào nước sốt đậu phộng Thái.

Trên đây là những lợi ích của việc ăn lạc nhiều. Bạn có thể kết hợp đậu phộng với các thực phẩm khác để bữa ăn thêm phần đa dạng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.

Tổng bí thư Tập Cận Bình ghi sổ tang, nghiêng mình trước di ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

0

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nghiêng mình trước di ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi vào sổ tang những dòng cảm xúc, nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân hơn 10 năm qua.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và các quan chức nghiêng mình trước di ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh ngày 20-7 – Ảnh: TTXVN

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, khoảng 16h ngày 20-7 (giờ Bắc Kinh, tức 15h cùng ngày giờ Việt Nam), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tới dự lễ viếng còn có các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc gồm Thái Kỳ, Vương Nghị và một số người khác.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó tiến vào sảnh tổ chức lễ viếng, nơi treo di ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước di ảnh có đặt vòng hoa của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo Trung Quốc khác gồm ông Lý Cường, ông Triệu Lạc Tế, ông Vương Hộ Ninh, ông Thái Kỳ, ông Đinh Tiết Tường và ông Lý Hy.

Ngoài ra còn có vòng hoa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc, Chính phủ, Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Quân ủy Trung ương và Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, chính quyền thủ đô Bắc Kinh, đoàn thể nhân dân liên quan gửi đến.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiến đến và dừng chân mặc niệm trước di ảnh của Tổng bí thư chí Nguyễn Phú Trọng. Ông cúi người, chắp tay lạy ba lần trước di ảnh và ghi sổ tang, theo Tân Hoa xã của Trung Quốc.

Trong sổ tang, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên định chủ nghĩa Marx, là nhà lãnh đạo vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) đến viếng và ghi sổ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ảnh: XINHUA

Tổng bí thư đã cả đời cống kiến cho Đảng và đất nước Việt Nam, cống kiến cho nhân dân Việt Nam, sự nghiệp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhận được sự ủng hộ và yêu mến của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước Việt Nam

Hơn 10 năm qua, tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc mật thiết, đã kết nên tình đồng chí nồng thắm. Sự kiện mang ý nghĩa cột mốc là năm ngoái, chúng tôi cùng tuyên bố xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược.

Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khiến chúng tôi mất đi một đồng chí thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và đồng hành trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, khiến chúng tôi vô cùng thương tiếc.

Chúng tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ sự đóng góp kiệt xuất của đồng chí Nguyễn Phú Trọng dành cho quan hệ hai Đảng, hai nước và sự nghiệp phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới“, ông Tập Cận Bình bày tỏ.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ghi dòng chữ trong sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc” – Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội vào tháng 12-2023 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhà lãnh đạo Trung Quốc kế đó nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Trung Quốc kiên định ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Việt Nam trên con đường phát triển đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp tình hình trong nước.

Ông tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam chắc chắn có thể biến đau thương thành sức mạnh, không ngừng đạt được thành tựu mới lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng sự nghiệp đổi mới mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến viếng và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện chia buồn tới Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong những giờ đầu tiên đã thể hiện sự coi trọng cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc dành cho quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Điều này cũng thể hiện tình cảm đặc biệt của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dành cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguồn Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-tap-can-binh-ghi-so-tang-nghieng-minh-truoc-di-anh-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-20240720183850807.htm

Được giảm 3 tháng tù, bà Phương Hằng còn phải thụ án bao lâu nữa?

0

Mới đây, TAND cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên giảm án 3 tháng tù cho bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thắc mắc bà Hằng còn phải chấp hành án bao lâu và khả năng được giảm án như thế nào?

Được giảm 3 tháng tù, bà Phương Hằng còn phải thụ án bao lâu nữa? - Hình 1

Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm – Ảnh: HỮU HẠNH

Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM), bà Phương Hằng được giảm 3 tháng tù, tức là mức án bà Hằng phải thi hành là 2 năm 9 tháng tù.

Bà Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24-3-2022. Tính từ ngày bị bắt tạm giam đến nay (5-4-2024) thì bà Hằng đã chấp hành được 2 năm 11 ngày.

Như vậy, bà Hằng còn phải chấp hành bản án trên đến ngày 24-12-2024, tức còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù.

Bà Nguyễn Phương Hằng còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thi hành án, người thi hành án còn có thể được giảm án theo quy định. Vậy nên có thể bà Hằng còn được giảm án vào các đợt giảm án nữa

Việc được giảm án này còn tùy thuộc vào thành tích và việc thi hành án của bà Hằng. Do đó, nếu bà Hằng chấp hành án tốt thì có thể được giảm án và không phải thi hành hết bản án tòa tuyên.

Cụ thể, theo Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân Tối cao – Viện kiểm s.át n.hân dân Tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

Theo đó, Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:

– Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;

– Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên. Đối với phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.

Mức giảm có thể từ 1 tháng đến 3 năm đối phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống và việc xét giảm chỉ được tính từ thời điểm chấp hành án phạt tù.

Đối với thời gian tạm giam không được tính để xem xét giảm án. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.

Như vậy, đối với trường hợp của bà Phương Hằng có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Giảm án cho tất cả các bị cáo

Tòa đã giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng xuống còn 2 năm 9 tháng tù. Giảm 3 tháng tù so với mức án sơ thẩm.

Ngoài ra, hội đồng xét xử phúc thẩm đã xem xét giảm án cho ông Đặng Anh Quân còn 2 năm tù; giảm án cho bà Nguyễn Thị Mai Nhi, bà Lê Thị Thu Hà, ông Huỳnh Công Tân còn 1 năm tù.

Trước đó, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam – 3 năm tù, ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật) 2 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án dù không kháng cáo có đúng luật?

TAND Cấp cao tại TP.HCM giảm cho bà Nguyễn Phương Hằng 3 tháng tù, dù bị cáo này không có kháng cáo.

Điều này có đúng luật hay không?

Mặc dù chấp nhận bản án 3 năm tù giam và đã đi thụ án, nhưng bất ngờ, tại phiên phúc thẩm ngày 4/4, bà Nguyễn Phương Hằng được giảm từ 3 năm tù xuống có 2 năm 9 tháng, giảm 3 tháng tù.

Việc cấp phúc thẩm bất ngờ giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng dù bà này không có kháng cáo, VKS không kháng nghị khiến nhiều người thắc mắc, liệu việc giảm án này có đúng luật hay không?

Trao đổi với P.V VietNamNet, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, căn cứ Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong vụ án hình sự, khi xét xử phúc thẩm, ngoài việc xem xét các phần có kháng cáo, các phần có kháng nghị, toà án phúc thẩm còn có thẩm quyền xem xét thêm các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị.

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án dù không kháng cáo có đúng luật? - Hình 1
Bà Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: SGGP

Vì vậy, dù bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo về mức án của mình ở bản án sơ thẩm, nhưng xét thấy có một số yếu tố có căn cứ giảm án cho bị cáo và cần thiết thì cấp phúc thẩm xem xét tuyên giảm án. Đây là quyền luật định của HĐXX phúc thẩm, thực hiện khi cần thiết.

Như vậy, mặc dù bị cáo không kháng cáo nhưng toà phúc thẩm vẫn có thể giảm án là đúng theo qui định pháp luật. Thẩm quyền cấp phúc thẩm không chỉ nằm trong phạm vi đưa ra tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm những vấn đề có kháng cáo kháng nghị, mà còn xem xét toàn diện vụ án để nếu cần thiết sẽ tuyên xử trong bản án phúc thẩm.

Trước đó, tại phiên phúc thẩm dù không có kháng cáo nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn xin được giảm án. “Dù bị cáo không kháng án nhưng bị cáo mong HĐXX hãy công tâm. Bị cáo là người vợ tốt, người mẹ tốt, công dân tốt của xã hội. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ cho bị cáo dù 1 ngày, 1 tháng bị cáo cũng thấy hạnh phúc. Xin tòa hãy cho bị cáo một chút danh dự”, bà Hằng trình bày.

HĐXX nhận định, dù bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng bị cáo đã nộp t.iền án phí, khắc phục hậu quả nên đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là có căn cứ. Vì vậy, cấp phúc thẩm đã giảm cho bị cáo 3 tháng tù.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022. Tính đến thời điếm này (6/4/2024) thì bị cáo đã chấp hành án được 2 năm 12 ngày.

Ông Thích Minh Tuệ về thăm nhà sau 6 năm, trò chuyện với cha mẹ và chia sẻ dự định tu tập trong thời gian tới

0

Sáng nay (10/6) ông Thích Minh Tuệ đã về thăm bố mẹ tại xóm 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) và ở lại trò chuyện với gia đình trong vòng khoảng 3 giờ đồng hồ.

Trong những ngày qua, việc ông Lê Anh Tú (hay Thích Minh Tuệ, 43 tuổi), tạm dừng việc đi bộ khất thực, đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Sau 1 tuần trở về Gia Lai ẩn tu, sáng 10/6, ông Lê Anh Tú (tên thường gọi là Thích Minh Tuệ) đã về thăm bố mẹ tại xóm 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Cuộc trò chuyện giữa ông Minh Tuệ và gia đình chỉ diễn ra trong vòng khoảng 3 giờ đồng hồ.

Ông Thích Minh Tuệ về thăm nhà sau 6 năm, trò chuyện với cha mẹ và chia sẻ dự định tu tập trong thời gian tới - Ảnh 1.

Thầy Thích Minh Tuệ chụp ảnh cùng các thành viên trong gia đình. Nguồn ảnh: Internet

Chia sẻ trên Vietnamnet, bà Nguyễn Thị Mai, 75 tuổi, mẹ ông Lê Anh Tú cho biết “Sáng nay trong lúc tôi đang chuẩn bị bữa sáng cho chồng thì thầy (bố mẹ gọi Lê Anh Tú là thầy kể từ ngày ông xin phép bố mẹ đi tu – PV) đứng ngoài cổng. Do không biết thầy về, chúng tôi không ra chào đón, mời thầy vào nên thầy đã sang nhà hàng xóm khất thực.

“Sau đó hàng xóm báo tin thầy về. Sợ khất thực xong thầy đi, không ghé nhà nữa nên vợ chồng tôi chạy sang. Thấy chúng tôi, thầy bảo cha mẹ về đi, để con ăn miếng cơm xong con về thăm cha mẹ”, bà Mai nói thêm.

Ông Thích Minh Tuệ về thăm nhà sau 6 năm, trò chuyện với cha mẹ và chia sẻ dự định tu tập trong thời gian tới - Ảnh 2.

Ông Lê Anh Tú chụp ảnh cùng anh trai Lê Anh Tuấn. Ảnh: Internet

Theo bà Mai, sở dĩ thấy cổng nhà mở nhưng thầy không vào là vì phải giữ giới. Thầy nói không được tự tiện vào nhà người ta mà không được sự cho phép của gia chủ. Nếu có người ra mời vào và cho cơm thì vào, không mời vào thì lại đi, phải giữ giới với tất cả mọi người, ngay cả với cha mẹ đẻ mình.

Ông Thích Minh Tuệ về thăm nhà sau 6 năm, trò chuyện với cha mẹ và chia sẻ dự định tu tập trong thời gian tới - Ảnh 3.

Ông Lê Xuân – cha đẻ ông Lê Anh Tú (Nguồn: Báo Người lao động)

Chia sẻ thêm với PV, ông Lê Xuân (85 tuổi, cha đẻ ông Lê Anh Tú) cho biết, 6 năm nay thầy mới về thăm nhà, có gầy và đen hơn nhiều nhưng vẫn khoẻ mạnh. Bàn chân thầy dù vượt qua bao chặng đường nhưng vẫn hồng hào, mềm mại, không hề bị chai sạn, bỏng rộp.

Theo ông Xuân, thầy không nói gì nhiều về thế sự, chỉ căn dặn bố mẹ và bà con lối xóm ăn chay, giữ giới thật tốt, tự nhiên mọi việc sẽ yên ổn.

Ông Thích Minh Tuệ về thăm nhà sau 6 năm, trò chuyện với cha mẹ và chia sẻ dự định tu tập trong thời gian tới - Ảnh 4.

Ông Lê Anh Tú – Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực

Cũng trong chiều ngày 10/6, trong cuộc phỏng vấn với báo Người lao động, ông Thích Minh Tuệ cũng đã chia sẻ về cuộc sống những ngày này và dự định trong thời gian tới.

Theo ông Thích Minh Tuệ, trong khoảng 1 tuần trở về Gia Lai ẩn tu, ông có được người thân đưa cơm đến hàng ngày. “Mấy ngày trước có anh trai ngày nào cũng đưa cơm tới cho con. Nhưng sống như thế con thấy không đúng với hạnh đầu đà. Ngày hôm nay con đi ra khất thực. Tự mình ra tới nhà dân, người ta cho cái gì, mình mang tới nhà hoang dùng và kiếm chỗ yên tĩnh để ngồi tu hành”. 

Nói thêm về dự định tu tập trong thời gian tới, ông Thích Minh Tuệ cho biết, “Dự định là con vẫn tiếp tục tu tập bình thường, khất thực, sống chỗ này chỗ kia theo đời sống, giới luật của Đức Phật dạy. Phật dạy như thế nào thì mình sẽ làm như thế. Sáng thì đi khất thực, chỗ nào bộ hành thì bộ hành, lúc khẩn thiết thì có thể tìm đến gốc cây, hang đá, khu rừng… để ngồi thiền tu hạnh. Gặp ai hữu duyên thì chia sẻ với họ, tiếp tục học tập, tu hành”.

Về già, con dâu hay con gái ai đáng tin cậy hơn, người già nên dưa vào ai? Cuộc sống của 2 cụ già dưới đây sẽ là câu trả lời chân thực

0

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trước giờ hầu như khá căng thẳng. Thường mẹ chồng khó mà coi con dâu như con đẻ của mình. Vậy phần lớn các bà mẹ chồng đều dựa vào con gái hay con dâu những năm sau này?

Hai ngày trước, tôi đang đi dạo ở tầng dưới chung cư cùng chị hàng xóm thì gặp một bà cụ cùng con gái cũng đang đi dạo, thỉnh thoảng họ dừng lại nghỉ ngơi trên ghế đá. Chị hàng xóm nói với tôi: “Nhìn xem, có con gái thật tốt biết bao”. Sau đó, chị tôi kể cho tôi nghe về trường hợp một cụ bà khác ở chung cư sống cùng con trai. Bà thường xuyên làm vỡ đồ đạc trong nhà vì thị lực kém, còn bị con dâu mắng mỏ.

mẹ chồng, nàng dâu, về già nên dựa vào con dâu hay con gái, con dâu, con gái

Vậy theo bạn, về già, ai sẽ là người bạn có thể dựa vào, con dâu hay con gái? Sau khi nghe trải nghiệm của 2 người già mà chị hàng xóm kể, tôi thấy quá thực tế, đồng thời tôi cảm thấy buồn và khuyên rằng chúng ta dù ở lứa tuổi nào đều cần phải đề phòng và có sự chuẩn bị trước.

Dì Lưu năm nay đã 78 tuổi, sau khi chồng qua đời, bà sống với con trai. Con trai bà thường xuyên đi công tác còn cháu trai học bán trú tại trường nên hầu hết thời gian, bà và con dâu đều ăn tối cùng nhau. Trước khi Dì Lưu đến nhà con trai, bà nghĩ con dâu là người con ngoan, hiếu thảo, hiểu chuyện và tính tình ôn hòa nên sẽ mua quà và tặng phong bao lì xì cho chúng vào những ngày lễ.

Không ngờ sau khi chung sống, bà phát hiện ra thái độ tốt, hiếu thảo của con dâu trước đây chỉ là do vợ chồng bà có thể tự lo cho mình, không phiền hà gì đến con trai, con dâu. Còn bây giờ, chỉ còn lại một mình, thị lực cũng không tốt, bà chỉ có thể nhờ con dâu chuẩn bị trước bữa ăn hàng ngày ở nhà.

mẹ chồng, nàng dâu, về già nên dựa vào con dâu hay con gái, con dâu, con gái

Lúc đầu, con dâu vẫn lịch sự nấu nướng, mời bà ăn những món ưa thích thậm chí dặn bà ăn xong cứ để đó, cô ấy sẽ dọn dẹp. Về sau, vì mắt kém nên dì Lưu rất nhiều lần làm đổ đồ đạc trong nhà, nhất là lần đang uống nước, bà vô tình làm rơi chiếc tách trà đắt tiền của con dâu, cô ấy đã rất tức giận và nói những điều rất khó chịu.

Con trai của dì Lưu thường xuyên đi công tác, anh ấy đi vài tháng và chỉ ở lại vài ngày khi về. Dì Liu không muốn phàn nàn với con trai vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng nên chỉ có thể một mình chịu đựng tủi nhục.

Trường hợp của dì Triệu thì khác. Con gái của dì Triệu đã tốt nghiệp đại học và trở về thành phố trực tiếp làm việc. Thậm chí, để tiện cho việc chăm sóc mẹ, gia đình cô ấy đã mua một căn nhà cùng chung cư với mẹ. Năm nay, con gái của dì Triệu đã được nghỉ hưu, có thể dành toàn bộ thời gian cho mẹ.

Hàng ngày, cô đến trò chuyện và ăn uống cùng mẹ. Thường khi nắng đẹp, người con gái sẽ cùng mẹ đi ngắm cảnh và đi dạo. Nếu mẹ thấy mệt, cô ấy sẽ cho mẹ ngồi trên xe và đẩy mẹ đi dạo. Dì Triệu hiển nhiên rất vui vẻ, bà mỉm cười vui vẻ chào hỏi mọi người, trong lòng tràn đầy hạnh phúc.

mẹ chồng, nàng dâu, về già nên dựa vào con dâu hay con gái, con dâu, con gái

Thực ra, cuộc sống của mỗi người đều khác nhau. Khi người già và con cái sống cùng nhau, dù là con dâu hay con gái, họ sẽ khám phá ra, giữa họ sẽ có những thói quen khác nhau từ làm việc, nghỉ ngơi đến chế độ ăn uống và thái độ đối với cuộc sống.

Vậy người cao tuổi phải làm thế nào để thích nghi với cuộc sống như vậy?

Trước hết, khi bạn khỏe mạnh, hãy trao đổi nhiều hơn với con cái về cách sắp xếp cuộc sống của bạn trong những năm cuối đời. Đừng hoàn toàn dựa dẫm vào chúng hay phớt lờ chúng.

Không ai biết trước ngày mai chúng ta sẽ thế nào. Nếu cần sự quan tâm của con trong cuộc sống thì chúng ta phải làm gì? Nếu bạn cần sự chăm sóc của con cái, bạn nên coi đó là điều hiển nhiên và để con bạn tự điều chỉnh một cách có ý thức. Khi có thể tự lo cho bản thân, chúng ta nên dành cho nhau đủ không gian, hiểu rõ ranh giới giữa con người với nhau và ít quan tâm đến chuyện của con cái hơn. Chỉ bằng cách trao đổi trước mọi việc, chúng ta mới có thể giải quyết mọi việc trong cuộc sống tốt hơn thay vì chỉ ứng biến.

Thứ hai, những gia đình đông con có thể thay phiên nhau chăm sóc người già. Đối với những gia đình chỉ có một con, cha mẹ nên chủ động thuê người trông.

Về già, khi không thể tự lo cho mình được nữa thì sẽ cần có người chăm sóc .Đối với những gia đình đông con, người lớn tuổi trước hết nên để con cái thay phiên nhau chăm sóc. Bản thân người già cũng nên đối xử bình đẳng với tất cả những đứa con để không ai bị tổn thương.

mẹ chồng, nàng dâu, về già nên dựa vào con dâu hay con gái, con dâu, con gái

Nếu các con thực sự không có thời gian để chăm sóc thì phải chấp nhận chuyện thuê giúp việc. Đừng nghĩ rằng việc thuê giúp việc là thể hiện con cái bất hiếu. Nếu bạn mất bình tĩnh và bực bội, thì cuối cùng bạn sẽ là người chịu thiệt, tình cảm gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lúc này, dù là con dâu hay con gái cũng có thể không chăm sóc tốt được. Suy cho cùng, họ còn phải làm việc, nội trợ, chăm sóc con cái họ, tâm trạng không tốt, việc tự thu xếp cuộc sống và chăm sóc những người già bất tiện về thể chất là điều thực sự khó khăn.

Cuối cùng, người già và con cái phải hiểu và quan tâm lẫn nhau thì gia đình mới hòa thuận, hạnh phúc.

Khi người ta đến tuổi 70 hay 80, hầu hết con cái đều bước vào tuổi trung niên, là độ tuổi mà đủ loại áp lực dồn lên cơ thể. Nếu người già không hiểu, thương con mà làm khổ con cái, thì người già sẽ càng khó khăn hơn. Vì vậy, trong những năm cuối đời, bạn phải giao tiếp nhiều hơn với con cái, lắng nghe tâm tư thật sự bên trong của chúng nhiều hơn.

mẹ chồng, nàng dâu, về già nên dựa vào con dâu hay con gái, con dâu, con gái

Đối với bất cứ điều gì trong cuộc sống, chỉ cần gia đình cùng suy nghĩ, cùng nhau nỗ lực, cùng nhau tìm ra giải pháp, nhất định sẽ chăm sóc tốt cho người già, để người già được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm áp. Thực tế, trong những năm cuối đời, dù ai là con dâu hay con gái, ai là người đồng hành, chăm sóc bạn, bạn đều phải nói “Cảm ơn, con đã vất vả rồi”! Chỉ có chân thành với nhau, đối xử với nhau bằng tấm lòng biết ơn thì chúng ta mới có thể sống tốt hơn và gia đình hòa thuận, hạnh phúc.