Dưới đây là những vụ việc ồn ào liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng từng nhận được sự quan tâm từ đông đảo cư dân mạng.
1. Livstream ‘tố’ loạt nghệ sĩ nổi tiếng ăn chặn tiền quyên góp lũ lụt năm 2020
Vào đầu năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng – chủ khu du lịch Đại Nam nổi lên như một hiện tượng mạng xã hội khi livestream “tố” loạt nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz Việt.
Trong đó, nổi bật nhất là việc bà Phương Hằng “tố” Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa… ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020.
Bà Phương Hằng từng livestrwam “tố” loạt nghệ sĩ ăn chặn từ thiện năm 2020
Tại thời điểm đó, vụ việc nhận được sự quan tâm từ đông đảo cư dân mạng với những ý kiến trái chiều. Có không ít người “tấn công” các trang mạng xã hội của các nghệ sĩ được bà Hằng réo tên và kêu gọi tẩy trang kịch liệt.
Trước những diễn biến trên, đã lên tiếng phủ nhận mọi thông tin mà bà Phương Hằng đã nêu ra trong các buổi livestream. Không chỉ thế, loạt nghệ sĩ còn làm đơn yêu cầu công an khởi tố bà Phương Hằng về tội Vu khống, Làm nhục người khác.
Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc điều tra, kết luận các nghệ sĩ không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung. Từ đó, nhà chức trách không khởi tố vụ án hình sự.
2. Gửi đơn tố cáo “thần y” ông Võ Hoàng Yên về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Vào tháng 3/2021, bà Nguyễn Phương Hằng cùng chồng là ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là Dũng lò vôi – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam) công khai tố “thần y” ông Võ Hoàng Yên lợi dụng lòng tốt, lừa đảo gia đình bà với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng vào tháng 3/2021.
Ông Dũng lò vôi và ông Võ Hoàng Yên. Ảnh: Báo Người lao động
Theo đơn tố cáo, bà Hằng cho là đã chuyển cho ông Yên và người thân của ông hàng chục tỉ đồng để trả nợ xây chùa, làm từ thiện, chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, vợ chồng bà Hằng lại phát hiện ông Yên và người nhà đã chiếm đoạt số tiền này thay vì phục vụ mục đích nhân đạo, từ thiện.
Tại thời điểm đó, dù ông Yên xin được gửi trả lại số tiền trên nhưng vợ chồng ông Dũng vẫn từ chối và nói rằng sẽ “tố cáo, vạch trần bộ mặt thật” của ông. Vợ chồng bà Hằng cho rằng ông Yên đã có hành vi khám chữa bệnh “phản khoa học”, “không có cơ sở chẩn đoán” và “có dấu hiệu gian dối, chiếm đoạt tài sản bệnh nhân”.
Đến ngày 15/1/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết qua xem xét, xác minh nội dung tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi, ngụ quận 1) đối với ông Võ Hoàng Yên (47 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) thấy không có dấu hiệu tội phạm, nên Cơ quan CSĐT đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
3. Từng đòi đến tận cơ quan “xử” nhà báo Nguyễn Đức Hiển và Đặng Thị Hàn Ni
Theo đó, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật TPHCM), trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), về các phát ngôn thiếu chuẩn mực của bà Hằng trên các nền tảng mạng xã hội với chủ đề “không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Đối với ông Hiển, bài phỏng vấn dựa trên quan điểm, nhận định pháp lý của cá nhân ông đối với hành vi của bà Hằng, phù hợp với các quy phạm pháp luật dựa trên góc độ nghiên cứu, trao đổi học thuật và quy định của pháp luật báo chí.
Tưởng tự ông Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) cũng nhiều lần bị bà Phương Hằng réo tên, hăm dọa. Sau đó, ông Hiển, bà Ni đã gửi đơn tố giác, yêu cầu khởi tố bà Phương Hằng về hành vi Vu khống, Làm nhục người khác.
Trước diễn biến trên, bà Phương Hằng khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố sẽ tới Báo Pháp luật TPHCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng để “xử” ông Hiển, bà Ni. Tuy nhiên, bà Hằng đã không gặp được 2 nhà báo trên.
4. Bị cưỡng đoạt 2 triệu đồng
Theo cáo trạng, Cường có quen biết với một người phụ nữ tên L.. Người này gửi cho Cường một số bức ảnh khỏa thân có gương mặt của bà Hằng và nhờ Cường gửi cho bà Hằng để làm nhục, yêu cầu bà không công kích bà L. trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, khi có những bức hình khỏa thân này, Cường lại hăm dọa và gửi số tài khoản yêu cầu bà Hằng chuyển tiền cho mình. Đến ngày 18/7/2022, bà Hằng đã chuyển số tiền 2 triệu đồng vào tài khoản cho Cường và Cường đã rút số tiền này tiêu xài.
Sau khi chuyển tiền, bà Hằng đến cơ quan công an tố cáo hành vi của Cường. Công an TP Thủ Dầu Một đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Cường.
Bị cáo Cường tại phiên tòa. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại phiên tòa, bị cáo Cường khai nhận do không có tiền tiêu xài nên đã nảy sinh ý định tống tiền. Với hành vi này, Cường bị Tòa án nhân TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tuyên phạt mức án 1 năm tù treo về tội Cưỡng đoạt tài sản.
5. Bà Phương Hằng còn bị bà Lê Thị Giàu khởi kiện
Vào ngày 14/5, bà Phương Hằng đã livestream réo tên bà Lê Thị Giàu và chùa Phước Sơn. Ngay sau đó, bà Giàu đã làm đơn khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng ra TAND quận 1. Hiện vụ việc đã được TAND quận 1 thụ lý, giải quyết.
Trong đơn khởi kiện, bà Giàu cho biết năm 2017 bà có quan hệ quen biết với bà Hằng khi đến viếng chùa Phước Sơn thiền viện tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bà Giàu cho rằng bà Phương Hằng đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà khi bịa đặt, vu khống bà “ép bức sư Bửu Chánh – trụ trì chùa Phước Sơn – trả lại tiền và xe cho bà Hằng”, “thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý”, “bà Giàu là doanh nhân siêu lừa đảo, hung dữ”, “mua tượng Phật và hoa không trả tiền”.
Đặc biệt là bà Hằng xúc phạm uy tín thương hiệu Mì lá bồ đề, dầu Nhị thiên đường do bà Giàu làm chủ, đang hoạt động là thương hiệu đểu, chứng nhận giả. Từ đó, bà Lê Thị Giàu đã khởi kiện, yêu cầu TAND quận 1 buộc bà Nguyễn Phương Hằng chấm dứt ngay hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của bà, buộc bà Hằng gỡ bài nói về bà, công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube.
Đồng thời, bà Giàu cũng yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bà với số tiền 1.000 tỉ đồng.