Nghệ sĩ Việt Hương ko kêu gọi từ thiện, từ bỏ tiền túi ủng hộ 200 triệu đồng giúp đỡ bà con vùng lũ
Posted on September 10, 2024
Chia sẻ trên trang cá nhân, nghệ sĩ Việt Hương cho biết: vào thời điểm này mọi nămMọi năm cứ vào mùa này là Hương sẽ hoá thân thành thỏ ngọc làm chương trình sân khấu, tặng bánh trung thu, lồng đèn và quà đến các bé khắp nơi. Năm nay cho Hương tạm ngưng không tham gia và tổ chức chương trình, cũng như xin lỗi các đơn vị đã liên hệ nhờ Hương tài trợ, vì Hương muốn gởi chút tấm lòng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi!
Thời điểm này, người dân nhiều tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày đau đớn chưa từng có vì thiên tai, bão lũ.
Trước tình thế đó, các nhóm thiện nguyện, hội phản ứng nhanh ở các tỉnh miền Trung như: Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng… đã sẵn sàng lên đường ra miền Bắc ứng cứu.
Những hình ảnh đăng tải đã khiến nhiều người cảm động không cầm được nước mắt. Người Việt Nam khắp rải đất hình chữ S và biển đảo đều liền một khúc ruột, chẳng bao giờ rời bỏ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Thật sự quá cảm động.
Chuyến xe báo đáp ân tình của bà con miền Trung đã đến miền Bắc, ảnh: VNE
Chạy liên tục 13,5 tiếng, đoàn tiền trạm 20 thành viên của nhóm Hội phản ứng nhanh PUN75 của Huế đã tới TP Hải Phòng lúc 8h30 ngày 9/9.
“Trước mắt chúng tôi cây xanh đổ ngã, mái tôn, bảng quảng cáo, kính vỡ, sắt thép đầy đường”, Nguyễn Đình Anh Khoa, trưởng đoàn PUN75 nói.
Ngay khi đến nơi, đoàn họp nhanh với Thành Đoàn Hải Phòng để triển khai các công việc tại hiện trường. Từ hơn 10h ngày 9/9, các thành viên của PNU75 đã bắt tay ngay vào xử lý các hậu quả sau bão tại sân vận động Đồ Sơn. Nơi đây đang vô cùng nhếch nhác, cây cối ngã tứ tung.
Thành viên nhóm PUN75 đã chuẩn bị vật dụng cần thiết chuẩn bị lên đường, ảnh: TNO
Anh Khoa cho biết rút kinh nghiệm từ những đợt bão, lũ gây thiệt hại lớn ở Huế, khi đoàn hỗ trợ hai miền Bắc – Nam ra tới nơi thì lực lượng địa phương đã dọn dẹp gần xong nên nhóm muốn đến hỗ trợ sớm nhất có thể. Tuy ý tưởng có từ sớm họ vẫn mất một ngày để liên hệ ra vùng tâm bão, đồng thời chuẩn bị lực lượng, phương tiện và các trang thiết bị cần thiết.
7h ngày 9/9, hơn 35 thành viên nhóm Jungle Boss ở Quảng Bình lên đường thẳng tiến Hải Phòng để chung tay khắc phục hậu quả sau bão Yagi.
“Chúng tôi hiểu được những khó khăn khi cơn bão đi qua nên mong muốn đóng góp sức nhỏ của mình cho bà con vùng tâm bão Yagi”, anh Lưu Lê Dũng, trưởng nhóm Jungle Boss nói.
Các thành viên của Jungle Boss, từ Phong Nha, Quảng Bình chuẩn bị đồ nghề chiều 8/9, trước khi lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão Yagi, ảnh: VNE
Nhóm tập hợp người địa phương ở Phong Nha, Quảng Bình, làm trong công ty được đào tạo bài bản kỹ năng cứu hộ cứu nạn qua quá trình thám hiểm hang động. Họ mang theo trang thiết bị an toàn và leo trèo chuyên dụng trong trường hợp cần dùng đến.
Anh Dũng cho biết nhiệm vụ của nhóm các ngày tới chủ yếu là dọn dẹp cây cối, sửa chữa lại các trường học hoặc bệnh viện bị bão làm hư hỏng. “Hỗ trợ bà con miền Bắc cũng là tinh thần tương trợ và cũng là nghĩa tình lúc hoạn nạn có nhau”, anh nói.
Nhóm của chị Trà chèo ghe đưa nhu yếu phẩm của bà con cả nước đến tay người dân Quảng Bình bị cô lập trong trận lũ lớn, năm 2021, ảnh: TNO
Tại Quảng Bình, cũng trong buổi sáng, nhóm thiện nguyện Từ bi hỉ xả của chị Nguyễn Thị Phương Trà cho biết, với kinh nghiệm gần 10 năm hỗ trợ người dân sau bão, lũ, nhóm đã bàn nhau kế hoạch hỗ trợ.
Hiện tại, chị Trà đang kết nối với các hội nhóm ở Quảng Ninh, Hải Phòng nắm tình hình. “Bão quét qua nhưng không gây lũ lụt hay chia cắt giao thông như ở miền Trung nên chúng tôi không tính đến phương án tặng nhu yếu phẩm. Nhóm sẽ vận động nhà hảo tâm hỗ trợ tiền mặt, mua mái tôn cho người dân vùng bão”, chị Trà cho hay.
Trong khi đó, một câu chuyện kêu gọi giúp nhau cảm động sau siêu bão Yagi trên MXH khác cũng được nhiều người quan tâm. Đó là nội dung đoạn tin nhắn của chị Phan Thị Thìn được tài khoản FB Huy Nguyễn đăng tải.
Hình ảnh chị Thìn (áo xanh) được đoàn công tác của Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên – khu vực Duyên hải miền Trung thăm và trao tặng tiền năm 2016 làm chị nhớ mãi, ảnh: TNO
Chị Thìn cho biết bản thân sinh ra và lớn lên tại xã Cao Quảng, H.Tuyên Hóa, Quảng Bình. Nơi đây là một xã miền núi, nằm thu nhỏ giữa những ngọn núi bao quanh. Do đó, hằng năm những trận lũ cứ lần lượt kéo tới, quét đi tất cả những gì bà con đã gầy dựng.
Trong những lần bão lũ trước đây, chị Thìn nhớ nhất là thời điểm năm 2016. Lúc ấy, gia đình chị rất khó khăn, căn nhà cấp 4 yếu ớt bị tốc mái, không chống chọi nổi với cơn bão lớn. Trong khi đó, chị lại mới sinh đứa con thứ 3, gia đình đã khó khăn thì gần như kiệt quệ vì bão lũ.
Lúc khó khăn cùng cực đó, chị cảm thấy bản thân quá may mắn khi được sự giúp đỡ từ bà con miền Nam và Bắc với nhiều quà tặng vật dụng thiết yếu. “Tôi nhận được áo quần cũ, gạo, tiền, sách vở cho các con và các nhu yếu phẩm khác. Mỗi món quà nhận được tôi đều trân trọng và cất giữ trong trái tim”, chị Thìn nói đầy xúc động.
Sau khi đọc thông tin bão Yagi gây thiệt hại lớn, chị Thìn lại nhớ đến tình yêu thương của bà con với từng chiếc áo quần được xếp thật kỹ và rất thơm tho khi xưa. Cho nên, chị đã bàn với chồng là anh Trương Huy Sơn sẽ làm gì đó để giúp đỡ lại bà con miền Bắc.
Anh Sơn cho biết hiện tại anh và vợ đang chờ tình hình ổn định, những nơi nào khó khăn để có phương án giúp đỡ. Trước mắt anh và vợ rất sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào, đồng thời cũng kêu gọi cộng đồng người dân xã Cao Quảng, H.Tuyên Hóa cùng chung tay đóng góp tiền, vật lực để giúp đỡ lại bà con miền Bắc.
Thân nhân người bị nạn thẫn thờ trước sự việc. Ảnh: Tô Công
Theo UBND tỉnh Phú Thọ, do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.
Tỉnh Phú Thọ đang khẩn trương, tập trung rà soát, xác định chính xác số lượng người và phương tiện gặp nạn; phối hợp với Quân khu 2, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các tuyến sông phía hạ lưu để tiếp tục tìm kiếm người mất tích; đồng thời, chuẩn bị phương án tìm kiếm cứu nạn khu vực chân cầu khi điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn (do mực nước sông Thao đang rất cao, trên báo động III 1,44 m).
Đồng thời, triển khai các phương án phân luồng giao thông từ xa (hướng dẫn các phương tiện đi theo các hướng cầu Ngọc Tháp, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cầu Đồng Quang…); lắp đặt cầu phao để đảm bảo giao thông tạm thời, phục vụ đi lại của nhân dân.
Khoảnh khắc nữ MC đang thông tin về bão Yagi khiến nhiều người thót tim.
Bão Yagi đổ bộ vào thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam và huyện Xuwen, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 6 tháng 9. Để ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra do bão gây ra, “CCTV” đã tung ra video nhắc nhở người dân tìm nơi trú ẩn an toàn.
Mới đây, những đoạn clip cảnh báo về bão Yagi bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trở lại trên MXH Trung Quốc. Trong video, nữ MC đứng trước một khung cảnh mưa bão vô cùng lớn. Trong khi đang cầm chiếc ô, một cơn gió lớn đã thổi chiếc ô của nữ MC bay đi. Lập tức sau đó, một cái cây to đã ngã vào người của nữ MC, nhưng rất may cô không bị thương.
Trên thực tế, đây chỉ là công nghệ tái diễn hình ảnh của chương trình dự báo thời tiết. Nữ MC đã đứng trước một màn hình lớn và thực hiện hành động tương tác với các diễn biến theo kịch bản như: lốc xoáy, cây đổ, lũ lụt,…
Đoạn video khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Mọi người đều ngạc nhiên vì dự báo thời tiết đã trở nên “tiên tiến” như vậy. Hàng loạt lời khen ngợi đã được gửi đến đội ngũ sản xuất chương trình. Đa số ý kiến đều cho rằng những công nghệ mới mẻ này sẽ giúp khán giả chăm chỉ theo dõi bản tin thời tiết hơn.
“CCTV” giới thiệu video này sử dụng “Unreal Engine + XR + công nghệ studio ảo”. Nguyên tắc của studio ảo là sử dụng công nghệ kết xuất đồ họa máy tính, kết hợp với công nghệ thực tế ảo, thay thế cảnh và hiệu ứng thực bằng cảnh và hiệu ứng ảo hóa, đồng thời kết hợp cảnh ảo với hình ảnh thật để đạt được hiệu ứng chân thực hơn.
Trung Quốc vốn nổi tiếng là quốc gia có ngành Khoa học Công nghệ tiên tiến bậc nhất trên Thế giới. Chính vì vậy, những sản phẩm do họ tạo ra thường xuyên khiến người khác kinh ngạc vì độ độc đáo và sáng tạo vô tận.
Trấn Thành đi lên bằng tài năng và duy trì thành công nhờ trí tuệ, đặc biệt là nét duyên trời phú. Có thể nói, “cái miệng duyên dáng” là vũ khí lợi hại giúp Trấn Thành hái ra tiền và chạy show không biết mệt. Tuy nhiên, nam MC không ít lần “cái miệng hại cái thân”.
Mới đây nhất, Trấn Thành bất ngờ vướng phát ngôn gây tranh cãi được cho là “phút vạ miệng” của anh. Theo đó, cụm từ “phim Bố Già càng thành công chứng tỏ người Việt có vấn đề về tâm lý” của nam MC trong một bài phỏng vấn đã bị hiểu với nghĩa tiêu cực.
Phát ngôn này bị lan truyền nhanh như tốc độ ánh sáng. Nhiều người phản ứng gay gắt với quan điểm của cây hài đình đám.
Trước làn sóng công kích, ông xã Hari Won đã lên tiếng. Trấn Thành khẳng định anh hoàn toàn không nói câu “tuyên ngôn” vô lý đó. Theo nam danh hài, câu nói gốc trong bài phỏng vấn đã bị xuyên tạc hoàn toàn, khiến mọi người hiểu sai ý nghĩa thật sự trong lời anh chia sẻ.
Trấn Thành cho biết cách ngắt chữ này đã khiến câu nói của anh bị bẻ lái hoàn toàn, từ dụng ý tốt bỗng dưng trở thành câu “cà khịa”, mang tính đả kích người Việt.
Vì điều này, trong tiệc cám ơn mừng phim Bố già của Trấn Thành thắng lớn, Trấn Thành không kìm được xúc động khi nhắc lại về tai tiếng mình vướng phải thời gian qua.
Trấn Thành cho biết luôn tự nhủ với bản thân “không phát biểu gì nữa vì lời nói nào cũng bị bóp méo, bị bẻ cong”. Mỗi lần vướng họa miệng, Trấn Thành đều về tự trách bản thân: “Tại sao mày vẫn nói và nói rất nhiều. Mày thừa đủ thông minh để kiếm một chuyện khác bình dị, nói một cái gì đó chung chung. Tại sao mày không làm được? Tại sao mày vẫn thể hiện ra? Tại sao mày vẫn nói rất nhiều để người ta có cơ hội hại mày?”.
Nam MC còn tự nhận bản thân mình ngu: “Khi tôi mở miệng ra, tôi chỉ muốn chia sẻ những gì tôi nghĩ trong đầu, nó bảo tôi làm thế nào thì tôi làm theo như thế. Tôi là một nghệ sĩ, quý vị tưởng tôi tính toán à? Không! Tôi là một thằng ngu. Tôi vô cùng ngây thơ trước tất cả mọi thứ. Và nó mang đến cho tôi rất nhiều tai tiếng, hiểm họa trong cuộc đời tôi”.
Dù vậy Trấn Thành không oán trách ai vì anh cho rằng đã là nghệ sĩ thì phải chấp nhận khen chê, phê bình. Và hơn cả “Muốn đứng ở vị trí người khác không đứng được thì phải chịu những nỗi đau người khác không chịu được”.
“Khi bạn nhận được, đâu có ai đòi lại của bạn, nên khi mất cũng đừng có than vãn. Vì thế nên tôi âm thầm chịu đựng những điều đó. Tôi nghĩ, đó là những gì cần phải kèm theo của một kiếp người, với những nỗi đau, để làm tiền đề cho những điều tốt đẹp khác xảy ra. Để có được những điều tốt đẹp tôi sắp làm, tôi chấp nhận nỗi đau này một cách tự nguyện”.
Cuối cùng anh cảm ơn những gì xảy ra trong cuộc đời đã giúp bản thân ngày càng trưởng thành. “Tôi sẽ tiếp tục như thế, ngây thơ, khờ dại cũng được. Tôi sẽ tiếp tục là một nghệ sĩ sống hết mình, làm tròn bổn phận của tôi. Khi tôi gieo được mầm tích cực là tôi hạnh phúc”.
Đến sáng 10-9, người thân của các nạn nhân đang có mặt tại khu vực cầu Phong Châu để chờ thông tin tìm kiếm, cứu nạn.
Thức xuyên đêm tại hiện trường chờ thông tin của con gái gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), bà Đinh Thị Thịnh (sinh sống tại Đắk Nông) khóc nghẹn khi nhìn lại hình ảnh con qua màn hình điện thoại.Con bà Thịnh là nạn nhân Nguyễn Hà C. (sinh năm 2005). C. hiện là sinh viên năm thứ 2, Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng). Bà Thịnh cho biết, quê gốc ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), do cuộc sống vất vả nên gia đình vào Đắk Nông lập nghiệp từ năm 2007, khi đó C. chưa tròn 2 tuổi.
Theo bà Thịnh, sau khi tốt nghiệp cấp 3, C. có ý định đi học ở một số nơi, song do điều kiện gia đình, cháu đã vào học tại trường Đại học Duy Tân và đang là cô sinh viên năm thứ 2 với nhiều ước mơ, hoài bão.
Nguyễn Hà C. – nữ sinh viên năm 2 đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu“Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, cháu được nghỉ học nên xin phép gia đình ra Phú Thọ thăm họ hàng. Cháu đã định quay lại Đắk Nông nhưng do bão số 3, ảnh hưởng đến việc đi lại nên phải tạm hoãn. Hôm qua cháu gọi điện báo với mẹ con đang chuẩn bị để đi vào Đắk Nông, ai ngờ trên đường đi thì gặp nạn”- giọng bà Thịnh nghẹn lại. Nguyễn Hà C. gặp nạn khi đang lưu thông qua cầu Phong Châu bằng xe máy.
Nhớ lại giấy phút nhận tin dữ về con gái, bà Thịnh cho biết sáng 9-9, người thân ở Phú Thọ gọi điện vào thông báo “mất liên lạc” với cháu Nguyễn Hà C. từ hơn 10 giờ. Lúc này, bà Thịnh cố gắng liên lạc cho con gái, nhưng vô vọng. Đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng.
Bà Thịnh khóc nghẹn khi đến nay vẫn chưa có thông tin về con gáiLo lắng có chuyện không lành khi biết tin sập cầu Phong Châu, bà Thịnh cùng con trai (em nạn nhân C.) vội vàng trở ra Bắc, với hi vọng con gái sẽ được lực lượng chức năng tìm thấy, cứu sống. Song khi đặt chân đến chân cầu Phong Châu, nhìn dòng sông đục ngầu đang cuồn cuộn chảy, bà Thịnh lặng người.
“Tôi thương cháu quá, cháu xin mẹ về quê thăm họ hàng, đâu ngờ đó lại là lần mẹ con chúng tôi xa nhau mãi mãi”- người mẹ bật khóc chia sẻ với chúng tôi. Từ sáng sớm 10-9, bà Đinh Thị Thịnh cùng gia đình vẫn hướng mắt về phía cầu Phong Châu, chờ mong một phép màu.Trong trường hợp xấu nhất, bà Thịnh mong muốn lực lượng chức năng sẽ sớm tìm thấy cháu Nguyễn Hà C. và hỗ trợ gia đình đưa cháu trở về Đắk Nông.
Bà Đinh Thị Thịnh lặng người khi xem lại ảnh con gái
Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông sông Hồng lên rất cao, kết hợp lưu tốc dòng chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 2 phút ngày 9-9, cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7).
Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 xe ôtô tải, 2 xe ôtô đầu kéo, 6 xe môtô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.
Thủy Tiên – Công Vinh sau khi hoàn tất việc sao kê hơn 177 tỉ đồng quyên góp lũ lụt miền Trung cuối năm 2020, đã tuyên bố sẽ khởi kiện những người vu khống, bôi nhọ danh dự mình ăn chặn tiền từ thiện.
Thủy Tiên – Công Vinh có mặt tại ngân hàng để sao kê tiền từ thiện. Ảnh: NSCC.
Chiều 17.9, sau khi livestream tung sao kê trực tiếp tại ngân hàng với tổng số tiền hơn 177 tỉ đồng trong tài khoản quyên góp hỗ trợ miền Trung vào cuối năm 2020, vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên tuyên bố sẽ chính thức khởi kiện những người tung tin vu khống mình.
Công Vinh cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã bị nhiều người vu khống, chửi bới, thóa mạ về danh dự, nhân phẩm. Vậy nên hôm nay, chúng tôi muốn sao kê để làm rõ với mọi người về số tiền chính thức trong tài khoản quyên góp từ thiện vừa qua”.
Bên cạnh đó, nam cầu thủ cũng bày tỏ bức xúc: “Với những người vu khống chúng tôi, dù đó là một CEO, một giám đốc hay doanh nhân gì, chúng tôi sẽ khởi kiện để đưa sự việc này ra ánh sáng.
Sau buổi sao kê này, chúng tôi sẽ nhờ cơ quan pháp luật vào cuộc để làm rõ hành vi vu khống và xúc phạm danh dự vợ chồng chúng tôi thời gian qua”.
Thủy Tiên làm việc với ngân hàng. Ảnh: NSCC.
Phía luật sư của Công Vinh – Thủy Tiên cũng cho biết thêm: “Trên tinh thần thượng tôn pháp luật và tin tưởng vào quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh cùng với đại diện pháp lý của mình là Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành tố cáo lên cơ quan công an, đồng thời khởi kiện đối với các cá nhân có hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh.
Bằng công cụ pháp luật, chúng tôi sẽ yêu cầu các cá nhân đó phải chấm dứt các cáo buộc, vu khống của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà họ đã gây ra.
Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua con đường tố tụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vụ việc sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng, công bằng, công khai, minh bạch và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi cùng với tất cả cá nhân, tổ chức khác có liên quan”.
Được biết, trước đó, vợ chồng nữ ca sĩ Thủy Tiên đã sao kê số tiền hơn 177 tỉ đồng từ thiện với văn bản dài 18.000 tờ A4. Cặp vợ chồng nổi tiếng cho biết sẽ đăng tải đầy đủ lên Facebook để các mạnh thường quân theo dõi.
Việc xảy ra ồn ào livestream sao kê tiền từ thiện và nhờ cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra của vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh xuất phát từ việc họ bị doanh nhân “nằm mơ” thấy rằng, cặp sao quyên góp được hơn 320 tỉ đồng thay vì 177 tỉ đồng như công bố.
Sự việc bị thổi phồng lên khi một số cư dân mạng cho rằng, số tiền Thủy Tiên quyên góp cho lũ lụt miền Trung cuối năm 2020 lên đến 700 tỉ đồng.
Đến sáng 10-9, người thân của các nạn nhân đang có mặt tại khu vực cầu Phong Châu để chờ thông tin tìm kiếm, cứu nạn.
Thức xuyên đêm tại hiện trường chờ thông tin của con gái gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), bà Đinh Thị Thịnh (sinh sống tại Đắk Nông) khóc nghẹn khi nhìn lại hình ảnh con qua màn hình điện thoại.
Con bà Thịnh là nạn nhân Nguyễn Hà C. (sinh năm 2005). C. hiện là sinh viên năm thứ 2, Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng). Bà Thịnh cho biết, quê gốc ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), do cuộc sống vất vả nên gia đình vào Đắk Nông lập nghiệp từ năm 2007, khi đó C. chưa tròn 2 tuổi.
Theo bà Thịnh, sau khi tốt nghiệp cấp 3, C. có ý định đi học ở một số nơi, song do điều kiện gia đình, cháu đã vào học tại trường Đại học Duy Tân và đang là cô sinh viên năm thứ 2 với nhiều ước mơ, hoài bão.
Nguyễn Hà C. – nữ sinh viên năm 2 đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
“Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, cháu được nghỉ học nên xin phép gia đình ra Phú Thọ thăm họ hàng. Cháu đã định quay lại Đắk Nông nhưng do bão số 3, ảnh hưởng đến việc đi lại nên phải tạm hoãn. Hôm qua cháu gọi điện báo với mẹ con đang chuẩn bị để đi vào Đắk Nông, ai ngờ trên đường đi thì gặp nạn”- giọng bà Thịnh nghẹn lại. Nguyễn Hà C. gặp nạn khi đang lưu thông qua cầu Phong Châu bằng xe máy.
Nhớ lại giấy phút nhận tin dữ về con gái, bà Thịnh cho biết sáng 9-9, người thân ở Phú Thọ gọi điện vào thông báo “mất liên lạc” với cháu Nguyễn Hà C. từ hơn 10 giờ. Lúc này, bà Thịnh cố gắng liên lạc cho con gái, nhưng vô vọng. Đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng.
Bà Thịnh khóc nghẹn khi đến nay vẫn chưa có thông tin về con gái
Lo lắng có chuyện không lành khi biết tin sập cầu Phong Châu, bà Thịnh cùng con trai (em nạn nhân C.) vội vàng trở ra Bắc, với hi vọng con gái sẽ được lực lượng chức năng tìm thấy, cứu sống. Song khi đặt chân đến chân cầu Phong Châu, nhìn dòng sông đục ngầu đang cuồn cuộn chảy, bà Thịnh lặng người.
“Tôi thương cháu quá, cháu xin mẹ về quê thăm họ hàng, đâu ngờ đó lại là lần mẹ con chúng tôi xa nhau mãi mãi”- người mẹ bật khóc chia sẻ với chúng tôi. Từ sáng sớm 10-9, bà Đinh Thị Thịnh cùng gia đình vẫn hướng mắt về phía cầu Phong Châu, chờ mong một phép màu.
Trong trường hợp xấu nhất, bà Thịnh mong muốn lực lượng chức năng sẽ sớm tìm thấy cháu Nguyễn Hà C. và hỗ trợ gia đình đưa cháu trở về Đắk Nông.
Bà Đinh Thị Thịnh lặng người khi xem lại ảnh con gái
Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông sông Hồng lên rất cao, kết hợp lưu tốc dòng chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 2 phút ngày 9-9, cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7).
Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 xe ôtô tải, 2 xe ôtô đầu kéo, 6 xe môtô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.
Ông Bùi Đức Thiện – chủ nhân 2 con cá sấu – cho biết, bản thân ông không chắc chắn việc cá sấu có bị sổng hay không. Tuy nhiên, ông đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác.
Tối 9.9, mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh về 2 cá thể cá sấu (được miêu tả nặng trên 100kg) bị sổng chuồng và bơi giữa dòng nước lũ đục ngầu ở thành phố Yên Bái.
Kèm với đó là ảnh chụp dòng thông báo qua Zalo với nội dung: “Hiện tại, Đầm Sấu trên địa bàn phường Nam Cường đã bị ra 2 cá sấu. Các phụ huynh chú ý không cho con không ra gần khu vực hồ”.
Mặc dù hình ảnh trông có vẻ như có dấu hiệu cắt ghép, song thông tin vẫn khiến nhiều người rất lo lắng trong bối cảnh cơn bão số 3 đã đẩy hơn 3.700 hộ dân ở thành phố Yên Bái vào thế bị ngập sâu. Một số chỗ mất điện, mất mạng…
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, 2 con cá sấu nói trên thuộc sở hữu của ông Bùi Đức Thiện, trú tại thôn Nam Thọ, phường Nam Cường, TP Yên Bái.
Khi mua lại trang trại, ông tiếp quản 2 con cá sấu từ chủ cũ và nuôi chúng làm cảnh từ thời điểm đó. Hiện mỗi cá thể nặng khoảng 120kg.
“Bình thường chúng ở trong chuồng. Xung quanh là tường gạch xây rất chắc chắn và phía trên cùng là rào thép, khoá rất kỹ”, ông Thiện miêu tả.
Hình ảnh cá sấu tại đầm nuôi.Hình ảnh không rõ nguồn gốc lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook.
Tuy nhiên theo ông Thiện, khi nước lũ ngập vào trang trại và cũng ngập toàn bộ chuồng nuôi, bản thân ông rất lo lắng khi không biết 2 con cá sấu liệu có thể thoát ra ngoài hay không.
“Tôi không chắc chúng có thoát ra ngoài hay không, hoặc cũng có thể ngạt nước chết rồi. Chiều hôm qua (9.9), tôi đã chủ động ra cơ quan chức năng để trình báo với mong muốn mọi người nắm được thông tin một cách tường minh và từ đó nâng cao cảnh giác”, ông Thiện nói.
Liên quan đến sự việc trên, lãnh đạo UBND phường Nam Cường, TP Yên Bái cho biết – chính quyền đã nắm được thông tin “cá sấu bị sổng ra ngoài” do mưa lũ.
“Trên địa bàn phường có gia đình ông Thiện (ở khu Đầm Sấu) nuôi 2 con cá sấu, mỗi con nặng hơn 100kg. Thường ngày, khu vực nuôi cá sấu của gia đình ông Thiện đều có quây lưới kín. Sau khi nơi đây xảy ra ngập lụt, ông Thiện đã chủ động trình báo với chính quyền về việc không thấy 2 con cá sấu chưa rõ vẫn ở trong chuồng (hiện nước đang dâng cao) hay đã sổng ra ngoài”, vị này nói.
Sau khi nhận được thông tin, phường Nam Cường đã báo cáo UBND TP Yên Bái và cảnh báo cho người dân nắm được để đề phòng.
Người gặp nạn là anh Trần X. T. (sinh năm 1987), là đại ý quân đội, thường trú tại tỉnh Thanh Hóa.
Người Lao Động dẫn tin từ lực lượng chức năng, khoảng hơn 1h ngày 10/9, tại khu vực cầu ngầm thôn Tiên Hội (xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), xe ôtô BKS 30G-09.xxx khi đi qua cầu thì xe rơi xuống suối.
Nhận thông tin, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường triển khai cứu nạn.
Hiện trường vụ việc thương tâm. Ảnh: báo Hoà Bình
Đến khoảng 5h cùng ngày, lực lượng chức năng đã trục vớt được xe ôtô, bên trong có một người đã tử vong.
(Camera hiện trường ghi cảnh xe ô tô lao xuống suối khiến 1 người tử vong. Nguồn: báo Hoà Bình)
Qua xác minh, người bị nạn là anh Trần X. T. (sinh năm 1987), là đại úy quân đội, thường trú tại tỉnh Thanh Hóa.
Khi bị nạn, xe ô tô di chuyển theo hướng từ thôn Phượng Sồ sang thôn Tiên Hội, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, theo báo Hoà Bình.
Khoảnh khắc xe ô tô bị trôi xuống suối được camera ở hiện trường ghi lại
Lực lượng chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho đơn vị bộ đội.