Trong giờ khắc mà cả nước đang nỗ lực chống bão, người người nhà nhà đều quan tâm, che chở cho nhau trước thiên tai thì bé gái 16 tháng tuổi lại bị mẹ bỏ rơi.
Thông tin đã được đăng tải trên báo chính thống. Mọi người vẫn mong người mẹ khi đọc được tin tức này sẽ suy nghĩ lại và đón con về. Dù khó khăn thế nào, con được ở với mẹ vẫn là hạnh phúc một đời.
Cụ thể, sáng 7/9, ông Đào Tiến Trung – Chủ tịch UBND xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, chính quyền địa phương đã phát thông báo lên truyền thanh của xã tìm thân nhân của một bé gái bị bỏ rơi.
Em bé xinh xắn và khỏe mạnh nhưng lại không còn được mẹ ở bên cạnh chăm sóc, nuôi dưỡng khiến nhiều người thương mà chảy nước mắt, ảnh: TNV
Trước đó, người dân trong thôn Làng Sen, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô hốt hoảng khi phát hiện một bé gái bị bỏ rơi giữa đường cùng lời xin lỗi của mẹ.
Theo chính quyền địa phương, khoảng 19h, ngày 4/9, người dân phát hiện một bé gái (khoảng 16 tháng tuổi) bị bỏ rơi giữa đường làng thuộc thôn Làng Sen.
Bức thư và số tiền người mẹ để lại, ảnh: TNV
“Tại thời điểm đó chỉ có cháu bé ở giữa đường, bên cạnh cháu bé có 9 tờ tiền 100 nghìn đồng, vài bộ quần áo, 2 lọ thuốc (vitamin và chống dị ứng) cùng một tờ giấy, tạm coi là của mẹ cháu xin lỗi con và nhắn nhủ nhờ người nuôi dưỡng”, ông Trung thông tin.
Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền cử cán bộ công an xuống hiện trường xác minh, lập biên bản, phối hợp với người dân đưa cháu đi khám sức khỏe và tạm thời bàn giao cho nhân dân nuôi dưỡng.
Chủ tịch UBND xã Hải Lựu cho biết thêm, đến ngày 12/9, nếu không có ai là người thân của cháu bé đến nhận, chính quyền sẽ làm các thủ tục thông báo tìm người nhận nuôi bé, theo đúng quy định của pháp luật.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Cha mẹ cố ý bỏ rơi con có bị xử theo quy định pháp luật không
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:
– Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
(Theo quy định trước đây, người bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng).
– Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
(Trước đây, hành vi bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Đồng thời, quy định mới đã bổ sung hành vi cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em).
Ngoài ra, trường hợp người mẹ bỏ rơi con mới sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội g/j/ế/t hoặc v/ứ/t b/ỏ con mới đẻ”, cụ thể:
+ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt t/ù/ từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ c/h/ế/t, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, để truy cứu người mẹ về t/ộ/i danh trên thì phải thỏa mãn các điều kiện thuộc về mặt khách quan như sau:
+ Đứa trẻ đó không lớn hơn 07 ngày tuổi;
+ Người mẹ có tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan;
+ Hậu quả của việc vứt bỏ dẫn đến đứa trẻ không còn sự sống
Nếu không thỏa mãn một trong hai điều kiện đầu (đứa trẻ đã vượt qua 07 ngày tuổi hoặc người mẹ bỏ rơi trẻ sơ sinh do mâu thuẫn với cha đứa bé) thì người mẹ sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.