Phát hiện ở nước ta có rất nhiều biệt thự không ai ở
Thị trường bất động sản còn khó khăn kéo dài đến năm 2024; Khu đô thị có hàng trăm biệt thự ‘triệu đô’ bỏ hoang ở Hà Nội; Hơn 7.000 tỷ đồng trái phiếu đổ về nhóm BĐS – Xây dựng trong nửa đầu tháng ba; Hà Nội thu hồi sổ lâm bạ do xây bát nháo trên đất rừng;… là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Thị trường bất động sản còn khó khăn kéo dài đến năm 2024
Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ 3 vừa diễn ra, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP Invest chỉ ra nhiều nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn của doanh nghiệp bất động sản.
Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn kéo dài tới năm 2024.
Thứ nhất, trái phiếu đến đúng hạn trả nợ vào năm 2022-2023 với một lượng trái phiếu rất lớn. Niềm tin của thị trường tụt giảm nghiêm trọng trước những sai phạm trên thị trường trái phiếu. Thứ hai, tín dụng ngân hàng hiện nay vào bất động sản đã sụt giảm rất nhiều so với trước đây. Thứ ba, về pháp lý, dự thảo sửa đổi 3 luật tới đây không biết sẽ “cởi” hay “trói” lại doanh nghiệp. Do đó, ông Hiệp dự báo thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn kéo dài tới năm 2024. (Xem chi tiết)
Tranh cãi sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Đề xuất sửa nội dung ghi trên ‘sổ hồng’
Tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất, sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn tiếp tục thu hút nhiều ý kiến dư luận và các chuyên gia.
Chuyên gia đề xuất sửa nội dung ghi trên ‘sổ hồng’.
Ông Trần Xuân Lượng, Tiến sĩ chuyên ngành Bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, người dân không quá lo lắng về quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, khi hết niên hạn thì sẽ chuyển đi đâu. Bởi theo ông Lượng, phần đất là sở hữu lâu dài nên quyền lợi của người dân còn nguyên. Đồng thời, ông đề xuất trên “sổ hồng” cần ghi rõ quyền sở hữu đất (lâu dài) + quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (có thời hạn) tránh gây hiểu lầm cho người dân. (Xem chi tiết)
Hơn 7.000 tỷ đồng trái phiếu đổ về nhóm BĐS – Xây dựng trong nửa đầu tháng ba
Chỉ trong nửa đầu tháng 3, nhất là sau Nghị định 08 đã có hơn 7.000 tỷ đồng trái phiếu đổ về nhóm bất động sản (BĐS) – Xây dựng và FiinRatings dự báo rằng thị trường này sẽ có cơ hội phục hồi vào một thời điểm nhất định trong năm nếu các khó khăn về pháp lý được tháo gỡ.
Ảnh minh họa.
Điển hình, ngày 10/3, Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Dream City Villas (trước đây là Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Tân Liên Phát Sài Gòn) đã huy động thành công 2.300 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu trong nước. (Xem chi tiết)
Đất nông nghiệp tại TPHCM được bồi thường cao gấp 38 lần giá Nhà nước
UBND TPHCM vừa ban hành quyết định về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn năm 2023. Quyết định này sẽ áp dụng ngày 18/3.
Từ ngày 18/3, TPHCM sẽ áp khung giá này để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo đó, hệ số K ở TPHCM năm 2023 cao gấp nhiều lần so với năm trước. Cụ thể, đất ở tối đa gấp 25 lần giá nhà nước, còn đất nông nghiệp gấp 38 lần.
Khu đô thị có hàng trăm biệt thự ‘triệu đô’ bỏ hoang ở Hà Nội
Dự án Khu đô thị Lideco do công ty Cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm (Lideco) làm chủ đầu tư nằm trên Quốc lộ 32, thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, Hà Nội) với quy mô hơn 38 ha, được khởi công xây dựng vào năm 2007, nhưng sau hơn chục năm khu đô thị này vẫn dở dang.
Nhiều căn biệt thự tại dự án Khu đô thị Lideco bỏ hoang hóa.
Đa số các căn biệt thự tại khu đô thị này mới chỉ xong phần thô, để hoang hóa, không có người ở. (Xem chi tiết)
Ninh Bình xin điều chỉnh dự án điểm du lịch trăm tỷ trong vùng đệm danh thắng Tràng An
Tỉnh Ninh Bình đang xin ý kiến cơ quan chức năng thẩm định điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng điểm dịch vụ du lịch Hoàng Long tại xã Trường Yên (huyện Hoa Lư), nằm trong vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An của Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại du lịch Hoàng Long với loạt công trình nhà hàng, quán bar café, nhà dịch vụ Spa – xông hơi – massage và hàng chục căn biệt thự, nhà nghỉ…
Ảnh minh họa.
Theo đó, dự án điều chỉnh có tổng diện tích đất xây dựng hơn 33.035 m2, mật độ xây dựng 21,4% với tổng vốn đầu tư gần 122 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Hà Nội thu hồi sổ lâm bạ do xây bát nháo trên đất rừng
Một trường hợp tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vừa bị thu hồi rừng (sổ lâm bạ) do cá nhân này vi phạm quy định theo Luật Đất đai, xây dựng trên đất rừng.
Nhiều trường hợp vi phạm liên quan đến đất rừng ở Sóc Sơn.
Theo đó, UBND huyện Sóc Sơn quyết định thu hồi sổ lâm bạ mang số hiệu 03, lập ngày 25/7/1989 mang tên hộ ông Phạm Văn Hòa, được UBND huyện Sóc Sơn xác nhận ngày 5/1/1989 (được mượn đất theo Quyết định số 6025/QĐ-UB ngày 19/11/1988 của UBND TP Hà Nội). Vị trí thu hồi thuộc khoảnh 11, lô 1b-Bdc/1.9-CT- Bản đồ Quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường năm 2008 xã Phù Linh. Lý do thu hồi bởi hộ dân đã vi phạm quy định theo Luật Đất đai. (Xem chi tiết)
Vì sao dự án khu tứ giác Mả Lạng ở trung tâm TPHCM bị thu hồi?
Trải qua 23 năm quy hoạch treo với 2 đời chủ đầu tư nhưng quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án khu tứ giác Mả Lạng gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý. Do đó, UBND TPHCM quyết định chấm dứt chủ trương đầu tư dự án này.
Một góc khu tứ giác Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Trước đó, để chỉnh trang đô thị, từ năm 2000, TPHCM đã có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng với tổng diện tích gần 7 ha. Khi đó, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng không thể triển khai dự án. Đến năm 2007, dự án chỉnh trang khu Mả Lạng được chuyển giao cho Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư. Dự kiến, khu Mả Lạng sẽ trở thành khu phức hợp, khách sạn, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại.