Home Blog Page 930

Bọc túi nylon vào chổi, không cần máy hút bụi vẫn gom sạch tóc rụng vương vãi trong nhà

0

 Làm cách này, việc gom tóc rụng trong nhà sẽ trở nên dễ dàng và không mất nhiều công sức.

Bọc túi nylon vào chổi, không cần máy hút bụi vẫn gom sạch tóc rụng vương vãi trong nhà

Tóc rụng là một vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc tóc càng ngày càng mỏng, không đẹp mà còn khiến việc dọn dẹp nhà cửa vô cùng vất vả. Sợi tóc mỏng nhẹ có thể rơi trên giường, rơi khắp sàn nhà. Nếu dọn tóc dụng bằng máy hút bụi, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều công sức. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có máy hút bụi. Do đó, để giải quyết vấn đề tóc rụng trong nhà, bạn cần một số bí quyết nho nhỏ.

Dọn tóc rụng trên giường, ghế sofa

Nếu có máy hút bụi, bạn có thể dễ dàng dọn sạch những sợi tóc rụng, bụi bẩn trên giường. Nếu không có thiết bị này, bạn vẫn có thể làm sạch giường chỉ bằng dây chun.

Hãy lồng 2-4 chiếc chun vào tay rồi xoa lên bề mặt gối, chăn, ga giường, ghế sofa… Tóc sẽ mắc vào sợi dây chun. Bạn chỉ cần tháo dây chun ra khỏi tay và gỡ tóc rụng ra bỏ vào thùng rác là được. Dây chun cất đi để tiếp tục sử dụng.

gom-toc-rung-01

Bạn cũng có thể tận dụng phần lõi của cuộn giấy vệ sinh. Lồng dây chun vào cuộn giấy rồi lăn qua lăn lại ở những nơi có tóc rụng. Toàn bộ tóc rụng sẽ mắc vào dây chun.

Ngoài ra, dùng băng dính cũng có thể có giúp bạn gom tóc rụng trên giường. Hãy lấy băng dính quấn một vòng quanh bàn tay, mặt keo hướng ra ngoài. Xoa tay lên bề mặt giường, ghế sofa… Tóc rụng sẽ nhanh chóng bám vào băng dính.

Mẹo gom tóc rụng trên sàn nhà

Với tóc rụng trên sàn nhà, thông thường mọi người sẽ dùng chổi để quét. Tuy nhiên, các sợi tóc nhỏ và nhẹ thường rất khó gom gọn lại. Để việc gom tóc trên sàn nhà được dễ dàng hơn, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

– Dùng tất da cũ để bọc chổi

Chà xát tất da sinh ra lực hút tĩnh điện có khả năng hút các sợi tóc rụng. Vì vậy, bạn có thể tận dụng những chiếc tất da cũ không dùng đến để bọc vào đầu chổi quét nhà.

– Bọc túi nylon vào chổi

Chà xát túi nylon sẽ tạo ra lực hút tĩnh điện. Lực này sẽ giúp hút các sợi tóc rụng trên nền nhà. Vì vậy, khi quét nhà, bạn hãy lấy một chiếc túi nylon bọc ra bên ngoài đầu chổi. Trong quá trình quét, lực hút tĩnh điện của túi nylon sẽ giúp hút sạch phần tóc rụng trên nền nhà. Khi quét xong bạn chỉ cần gỡ túi nylon đem vứt là được, không phải mất công gỡ tóc dính ở đầu chổi.

gom-toc-rung-02

– Dán băng dính vào đầu chổi

Nếu có băng dính, bạn có thể cắt một đoạn dán vào đầu chổi. Tóc sẽ dính vào băng dính. Khi quét xong, bạn chỉ cần bóc phần băng dính để bỏ đi là được.

– Rải bã trà lên sàn nhà

Phần bã trà uống xong đừng vội vứt đi. Bạn có thể tận dụng nó để làm phân bón cho cây trồng, khử mùi tủ lạnh hoặc để gom tóc rụng.

Bã trà đem phơi khô khoảng 50% là được. Sau đó, rải bã trà ẩm lên sàn nhà. Khi quét nhà, các sợi tóc rụng sẽ vướng vào phần bã này. Như vậy, việc gom tóc rụng sẽ dễ hơn.

Các cụ dặn trước nhà không được trồng 3 cây này kẻo rước tai ương, nợ nần

0

Theo quan niệm của người xưa, những loai cây này trồng trước cửa nhà mang lại ý nghĩa không tốt. Gia chủ nên biết để tránh.

Trồng cây cảnh trước nhà có tác dụng trang trí, tô điểm cho cảnh quan của ngôi nhà. Những cây lớn cũng góp phần thanh lọc không khí, cản bụi, mang lại bóng mát. Khi trồng cây, nhiều người mới chỉ quan tâm đến loại cây mình thích chứ chưa thực sự biết được ý nghĩa của các loại cây. Không phải loại cây nào cũng nên trồng trước cửa nhà. Có những cây sẽ mang ý nghĩa không tốt, trồng trước cửa nhà có thể đem đến những điều không thuận lợi cho gia chủ.

Cây chuối

Các cụ xưa có quan niệm “trước cau, sau chuối”, tức là cây cau trồng trước nhà, cây chuối phải trồng sau nhà. Quan niệm này được cho là xuất phát từ việc cây chuối có tán rộng, rậm rạp. Nếu trồng cây này trước nhà thì ánh sáng mặt trời sẽ bị che chắn mất. Khi đó, căn nhà trở nên u tối, lạnh lẽo, thu hút các loại côn trùng.

cay-chuoi-01

Theo quan niệm phong thủy, một căn nhà u tối, không có ánh nắng chiếu vào sẽ khó mang lại tài lộc, may mắn, sức khỏe của gia chủ cũng bị ảnh hưởng.

Nếu muốn trồng cây chuối, gia chủ nên trồng chúng ở sau nhà. Cây chuối trồng sau nhà có thể cản được gió lạnh và che mát cho căn nhà.

Lưu ý, theo quan niệm phong thủy hiện đại, nếu phía trước nhà có những thứ mang sát khí như cột điện thì có thể trồng cây chuối ở phía trước để hóa giải.

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm là loại cây không nên trồng phía trước nhà. Người ta cho rằng cây này mang nguồn năng lượng âm rất mạnh. Trong tiếng Hán, loại cây này được đọc là “tang”, làm liên tưởng đến sự tang tóc. Trồng cây dâu tằm trước nhà sẽ cản vận khí, tài lộc, khiến tiền tài không thể tụ trong nhà, may mắn không đến.

cay-dau-tam

Tuy nhiên, gia chủ có thể trồng cây dâu tằm sau nhà. Loại cây này sẽ giúp giữ của, cản các nguồn năng lượng xấu, hóa giải những điều không tốt, giúp cuộc sống êm ấm.

Cây mít

Theo một số chuyên gia phong thủy, trồng cây mít trong vườn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn kết. Cũng có ý kiến cho rằng cây mít thể hiện sự kiên cường, tĩnh tâm, thông tuệ. Tuy nhiên, cây mít là loại cây nằm trong danh sách cây không nên trồng trước cửa.

cay-mit

Cây mít có thể phát triển mạnh với thân cao lớn, tán lá rộng nên cần không gian rộng để sinh trưởng. Trồng cây mít trong vườn sẽ phù hợp hơn. Cây có đủ không gian sinh trưởng, ra hoa và kết trái thuận lợi. Trồng cây mít trước nhà sẽ làm hạn chế không gian phát triển của cây. Hơn nữa, cây mít cũng rụng nhiều lá, khiến việc dọn dẹp của gia chủ trở nên vất vả hơn. Cây mít phát triển quá cao cũng cản ánh sáng vào nhà, khiến căn nhà trở nên u tối, lạnh lẽo.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nấu chè đỗ đen đừng vội thả đỗ ngay vào nồi nước: Làm thêm bước này đỗ nhanh nhừ, giảm nửa thời gian

0

Với công thức nấu chè đỗ đen dưới đây bạn có thể khiến cho món ăn của mình thơm bùi, nhanh nhừ hơn rất nhiều.

Cách chọn đậu đen ngon

Một trong những bí quyết giúp bạn có một món chè đỗ đen ngon đó là hãy chọn những hạt đậu ngon và căng bỏng không bị nấm mọt thì khi nấu chè sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi bạn mua đậu đen nên chọn loại đậu mới hái sẽ ngon hơn những loại đậu để lâu ngày. Bên cạnh đó, muốn chọn đậu đen ngon cần kiểm ra vỏ bên ngoài hạt càng căng mẩy sẽ càng thơm ngon hấp dẫn, bùi ngậy.

Ngâm đậu trước khi nấu

Trước khi nấu chè, bạn cần ngâm đậu để loại bỏ các hạt lép, sâu. Đặc biệt, đây cũng là cách nấu chè đỗ đen nhanh mềm, hạt đậu giữ được hương vị thơm ngon. Cách làm là ngâm đậu bằng nước lạnh trong 4 – 6 tiếng đồng hồ. Nếu nấu chè vào buổi sáng, bạn nên ngâm từ đêm trước, còn nếu muốn nấu chè vào buổi chiều tối sau giờ làm việc, hãy ngâm vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà.

Nếu thời gian chờ đợi ấy quá dài đối với bạn, hãy ngâm bằng nước ấm trong 2-4 tiếng đồng hồ. Với những người muốn có món chè ăn ngay nên có kế hoạch ngâm đậu từ trước, hãy dùng nước sôi. Cho đậu đã nhặt và rửa sạch vào nồi, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi, để trong 2 phút rồi tắt bếp, ngâm cho đến khi nguội, nhớ đậy kín vung.
cach ham che do den

Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ giảm thời gianNấu bằng lửa nhỏ: Nếu bạn muốn nấu chè đậu đen nhanh nhừ, hãy đun với lửa nhỏ sau khi đã sôi. Cách này còn giúp giữ tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt đậu. Đặc biệt, với những cách nấu chè đỗ đen này bạn sẽ thấy món ăn của bạn nhanh chín hơn rất nhiều

Thời gian ninh đậu là khoảng  1 giờ đồng hồ tùy vào lượng đậu và độ mềm mà bạn muốn. Nên đậy vung trong quá trình đun, thường xuyên kiểm tra để kịp thời cho thêm nước nếu cạn. Đồng thời, việc ninh đỗ càng lâu sẽ càng làm cho món chè của bạn thơm ngon hấp dẫn.

Thêm nước nóng khi đang nấu chè: Một trong những cách giúp cho món chè đỗ đen của bạn nhanh nhừ là bạn hãy nấu chè đậu đen nhanh nhừ mà không nhiều người biết. Việc thêm nước vào nồi trong quá trình nấu không chỉ giúp tránh tình trạng nồi chè cạn, khê, cháy mà còn đẩy nhanh tốc độ nấu, với điều kiện bạn phải thêm nước nóng. Thêm nước nghĩa là bạn duy trì nhiệt độ ổn định cho hạt đậu, giúp nó chín đều, quá trình làm chín không bị gián đoạn.
ham che do den

Không cho đường trước khi đậu nhừMột trong những nguyên tắc khi ninh chè đỗ đen muốn ngon là không nên cho đường sớm. Bởi nếu bạn cho đường sớm, hạt đậu sẽ cứng lại, ninh rất lâu mềm và mất ngon. Chính vì vậy trong quá trình nấu chè bạn hãy đợi hạt đậu vừa đủ nhừ mới cho đường, muối, đun thêm một lát nữa cho ngấm rồi tắt bếp. Hạt đậu sẽ tiếp tục ngấm gia vị trong quá trình nguội dần.

Lưu ý: Và để nồi đậu luôn giữ được độ thơm ngon, hấp dẫn vốn có trong từng hạt đậu và không làm đậu bị thay đổi kết cấu hay khiến chúng bị cứng lại thì bạn không được thêm gia vị trong lúc nấu nhé!

Vứt lưới xốp bọc hoa quả vào thùng rác khác nào ném tiền đi, dùng cách này công dụng bất ngờ ai cũng cần

0

Nhiều loại hoa quả trái cây trong quá trình vận chuyển thường được bọc trong lưới xốp để tránh va đập. Mua hoa quả về đừng vứt lưới xốp đi nhé.

Lưới xốp bọc hoa quả có công dụng bảo quản hoa quả giảm áp lực trong quá trình vận chuyển để hoa quả không dập nát. NHiều người khi mua về lột bỏ tấm lưới xốp và vứt đi ngay. Nhưng chúng thực ra có rất nhiều công dụng mà nhiều nhà cần tới.

tam-xop-lam-hoa

Làm đồ thủ công

Lưới xốp bọc hoa quả nhẹ và nhiều màu sắc, lại có thể dùng để sáng tạo rất nhiều đồ thủ công, ví dụ như cắt làm hoa khô, dùng để trang trí…

Đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ thì những miếng xốp bọc hoa quả này có thể là đồ chơi và thành đồ làm thủ công cho bé. Tấm lưới xốp có thể cuộn lại cắt thành hoa, hoặc dùng để xếp lại chấm mực vẽ…

Làm miếng lót chống ướt xà phòng

Khi đặt xà phòng vào khay đĩa có lỗ thoát nước, bạn có thấy đôi khi chúng vẫn bị đọng nước không. Hãy đặt một miếng xốp lưới bọc hoa quả vào sẽ giúp chúng khô thoáng hơn. Bởi lưới xốp hoa quả giúp thoát nước và ngăn việc bánh xà phòng bị tiếp xúc với nước ở khay đựng.

luoi-xop-hoa-qua-lot-giay

Lót giày

Khi một đôi giày đi không được êm, hoặc bị rộng. Bạn hãy dùng tấm lưới xốp lót hoa quả này để lót vào trong giày, vừa êm vừa khô ráo chân lại cảm giác dễ chịu khi di chuyển.

Tấm lưới xốp này lót vào giày đi sẽ rất êm chân và bạn hoàn toàn có thể vứt bỏ nó sau 1, 2 lần dùng mà không mất công phải giặt như tấm lót giày thông thường.

Tái sử dụng để bảo quản đồ dễ vỡ

Mục đích của tấm lưới xốp hoa quả này là để giảm áp lực, bảo vệ chống dập nát hoa quả và đồ dễ vỡ. Bạn cũng có thể tái sử dụng chúng để bọc trứng, bọc đĩa bát khi cần cất đi. Chúng sẽ giúp đồ dùng của bạn hạn chế va trực tiếp vào nhau, giảm nguy cơ vỡ, nứt mẻ đồ dùng.

Bạn cũng có thể dùng tấm lưới này bọc vào các chai lọ thủy tinh để giảm nguy cơ va chạm nhau khi lưu trữ trong tủ, hoặc giảm việc chúng tạo ra tiếng ồn khi dùng.

luoi-xop-hoa-qua-loc-rac

Đặt lên miệng ống cống nhà tắm

Đường cống nhà tắm hay bị trôi tóc xuống. Hãy đặt miếng xốp này trùm lên miệng ống cống sẽ giúp ngăn chặn những cặn bẩn và giúp giữ lại tóc, rác thải để không bị trôi xuống xống. Bạn cũng dễ ràng lột bỏ chúng vào thùng rác hơn.

Dùng làm cọ rửa

Bạn sẽ ngạc nhiên khi cho nước rửa bát vào tấm xốp hoa quả rồi dùng chúng để cọ bồn rửa, lavabo rửa mặt. Cọ bằng tấm xốp này khá nhanh sạch, hơn nữa mỗi lần tổng vệ sinh hãy dùng chúng để cọ rửa những khu vực bẩn như bếp, nhà vệ sinh, sau đó vứt đi, không lãng phí việc phải mua tấm cọ rửa mới.

Dùng làm vật bảo vệ tạo êm gối, cổ tay

Khi bạn cần vận động nhưng không kịp mua miếng lót đầu gối thì hoàn toàn có thể dùng tấm lưới xốp hoa quả này chồng vào nhau và bọc lại đầu gối vừa dễ dụng lại tiện lợi. Chúng sẽ giảm đau cho đầu gối của bạn khi tập luyện.

Bởi vậy hãy nhớ giữ lại các tấm lưới xốp này nhé vì chúng có thể mang lại những công dụng bất ngờ, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm, lại độc đáo.

Chọn gà thắp hương không phải lúc nào cũng là gà trống, những dịp đặc biệt này nhớ chọn gà mái mới có lộc

0

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, gà trống trở thành cúng phẩm phổ biến và quen thuộc nên mọi người cho rằng không nên thắp hương gà mái nhưng sự thực là có những dịp cần chọn gà mái.

Trong các loại cúng phẩm thắp hương, đặc biệt thần linh và gia tiên thì gà trống trở thành một loại cúng phẩm phổ biến.

Ý nghĩa của gà trống

Gà trống là biểu trưng cho người đàn ông nhân lễ nghĩa trí tín. Mào gà trống biểu trưng cho cánh chuồn đội đầu quan thể hiện chữ Văn. Gà trống có cựa mạnh mẽ thể hiện cho chữ Võ. Gà trống có thể chọi nhau thể hiện cho chữ Dũng. Gà trống khi ăn thường gọi đàn của mình biểu trưng cho chữ Nhân. Gà trống luôn gáy đúng giờ biểu hiện cho chữ Tín.

Người Việt thường thắp hương gà trống để thể hiện sự kết nối giữa người và thần linh thông qua tiếng gáy của gà trống.
ga-mai-cung-tai-loc
Trong quan niệm dân gian gà trống đánh thức mặt trời, mang ánh sáng năng lượng mới vào nhà. Hơn nữa hằn sâu trong tư tưởng xưa thì trọng nam khinh nữ nên gà mái thường được cho là không sạch sẽ và khi cúng gà mái phải chọn mái đã đẻ, có trứng, nếu gà mái nhỏ thì thịt tanh, còn gà mái đã có trứng thì lại không đảm bảo linh thiêng.

Xét về thẩm mỹ thì gà trống có mào to đẹp nên đặt lên mâm cúng thế hiện sự uy dũng oai phong và đẹp hơn. Gà trống mang sức mạnh và biểu trưng cho sự oai hùng hơn. Do đó những dịp cúng ông Công ông táo cúng năm mới, giao thừa, cưới hỏi thì nhất định phải chọn gà trống để thể hiện tiếng gáy chào ngày mới.
ga-mai-cung-dip-dac-biet
Ý nghĩa của gà mái trong lễ cúng

Gà mái là theo đặc tính giống loài là sinh sôi nảy nở, mang buồng trứng trong bụng, biểu trưng cho sự sinh sôi gia tăng số lượng. Thịt gà mái lại mềm ngọt hơn thịt gà trống. Gà trống ăn thịt thường dai cứng vì chúng vận động nhiều hơn. Còn gà mái đặc trưng của giống loài nên khi ở giai đoạn đẻ 1, 2 lứa thịt gà mái mềm ngọt ngon nhất và dễ ăn nhất đặc biệt với những người già răng yếu.
ga-mai-cung-tai-loc
Ngày nay nhiều người đã không quá khắt khe trong việc cúng gà trống hay gà mái trong các bữa cúng cơm thông thường (làm mâm cơm mời gia tiên), hoặc vào những dịp ngày rằm mùng một bình thường. Những ngày này tục cúng không phải mang ý nghĩa gọi mặt trời,mà thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu mời gia tiên dùng bữa, thết đãi những món ngon mà gia chủ có để dâng tổ tiên thì thịt gà mái thắp hương cũng không đại kỵ. Và những lúc này thịt gà có thể chặt thành miếng đặt vào mâm cơm có cơm, canh, bánh, trái hoa quả.

Còn những dịp cúng cần đặc biệt chuẩn bị gà mái là cúng để cầu nguyện con cái, hóa giải hiếm muộn, cúng cầu xin làm ăn phát tài thì nên dùng gà mái thay vì gà trống. Bởi gà mái biểu trưng cho sự sinh sản và phát triển, gà cúng lúc này cần chọn là gà đang có buồng trứng để cầu xin thánh thần phù hộ cho gia chủ thuận đường con cái, làm ăn gặp nhiều may mắn, tiền bạc sinh sôi.
ga-mai-cung-
Những dịp cúng rằm thông thường như rằm tháng 2, 3, 4, hay dịp cúng vong cô hồn thì không nhất thiết phải chọn gà trống. Gà trống chỉ đặc biệt cần trong lễ cúng ông Công, ông Táo, giao thừa, năm mới. Còn những dịp cúng thông thường khác được chọn gà mái, thậm chí gà mái trở thành linh vật biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, phát tài, đông đúc con cháu, sung túc tài lộc. Thế nên nhiều gia đình khi cúng khai trương cũng cúng gà mái cùng với lợn sữa để mong súc túc phát tài. Ngoại trừ những dịp đặc biệt cần tiếng gáy của gà trống, còn lại nhiều dịp cúng thông thường như tuần rằm bình thường thì nhiều người cũng không kiêng chọn gà mái hay trống nữa. Và đặc biệt nên chọn gà mái khi cúng cầu con, hóa giải hiếm muộn, cúng thánh mẫu.

Nhưng dù chọn gà trống hay gà mái cúng đều phải lưu ý tránh chọn gà già mà chọn trống choai hoặc mái tơ, chọn những con gà ngon, không ốm bệnh, mào đỏ, mỏ không bị nhỏ nước.

Đồ xôi gì cũng được, cứ thêm thứ này, hạt xôi căng mẩy, để nguội vẫn dẻo thơm

0

Để có đĩa xôi ngon, bạn hãy nhớ các mẹo nhỏ mà có võ dưới đây.

Xôi là món ăn quen thuộc với người Việt. Nó có thể sử dụng làm món ăn sáng, trưa hay tối đều được. Xôi cũng là món không thể thiếu trong các mâm cỗ.

Khi tự đồ xôi tại nhà, nhiều người gặp tình trạng hạt xôi cứng, không dẻo. Để xôi luôn mềm dẻo, bạn cần có bí quyết nhất định. Không phải đổ gạo và nước lã vào nồi là xong, bạn cần làm theo cách dưới đây.

Chọn gạo nếp ngon

Muốn có xôi ngon, trước hết bạn phải có gạo ngon. Nên chọn gạo nếp cái hoa vàng, chọn loại gạo mới, hạt to tròn, bóng bẩy, có mùi thơm nhẹ. Khi mua có thể ăn thử vài hạt, nếu thấy vị ngọt tự nhiên của tinh bột gạo nếu là được.

Cách 1: Mẹo đồ xôi ngon

Ngâm gạo

Đồ xôi là làm chín gạo bằng hơi nước nên trước khi nấu bạn nên ngâm gạo từ 6-8 tiếng để hạt gạo ngậm nước.  Lưu ý, không ngâm gạo quá lâu vì có thể khiến gạo bị chua, nấu lên hạt bở nát, không còn mùi thơm. Như vậy, khi nấu hạt gạo sẽ chín đều và mềm hơn.

Để xôi được đậm đà và không bị chua khi ngâm gạo lâu, bạn hãy cho thêm một chút muối vào nước để gạo được đậm vị.. Sau khi ngâm, đổ gạo ra rổ cho ráo nước rồi mới đem đi đồ.

Lượng nước đồ xôi

Bạn không nên cho quá nhiều hay quá ít nước vào nồi đồ xôi. Lượng nước quá ít sẽ khiến xôi bị khô. Trong khi đó, nhiều nước quá lại khiến xôi bị nát, kém ngon.

Lượng nước dùng để đồ xôi thường chỉ cần chiến 1/3 dung tích nồi là được. Nếu đồ nhiều xôi và nước bị cạn thì bạn có thể thêm nước nóng vào nồi để đồ tiếp cho đến khi xôi chín.

Thời gian đồ xôi

Trong quá trình đồ xôi, bạn cần giữ cho nhiệt độ ổn định. Đặt nồi nước nên bếp và đun tới khi nước sôi. Sau đó mới cho chõ xôi lên trên. Phần gạo bên trong chõ cần được dàn đều. Để xôi chín đều, bạn cần phải tạo vài lỗ thông khí cho hơi nước tỏa lên trên. Hãy lấy đũa chọc qua gạo để tạo ra 4-5 lỗ cho hơi nước có thể đi xuyên qua. Đồ xôi ở lửa trung bình khoảng 30-45 phút.

Trong quá trình đồ xôi, thỉnh thoảng nên mở nắp ra để phần nước đọng trên nắp nồi không nhỏ xuống làm nát xôi. Bạn cũng có thể dùng khăn xô sạch phủ trên bề mặt xôi để hút phần nước đọng. Cứ 10 phút thì đảo tơi xôi một lần để xôi chín đều và ráo nước, không bị tình trạng trên sống dưới nhão.

Đồ xôi 2 lửa

Một trong những bí quyết để xôi dẻo ngon ngay cả khi để nguội chính là đồ xôi 2 lửa.

Lần 1, bạn sẽ đổ xôi trong khoảng 30 phút cho hạt gạo chín tới. Sau đó, đổ xôi ra mâm hoặc mẹt, dàn đều và hong quạt cho xôi nguội bớt.

Trước khi đem xôi đi đồ lần 2, hãy vẩy một chút nước lạnh lên xôi. Nếu muốn xôi căng bóng, hãy trộn thêm một chút mỡ gà vào xôi. Đổ xôi vào chõ và đặt lên bếp đồ thêm 10-15 phút. Làm theo cách này, hạt xôi sẽ căng mẩy, bóng đẹp, để lâu vẫn dẻo thơm.

Cách 2: Đồ xôi không cần ngâm gạo

Theo chia sẻ của các bà nội trợ có kinh nghiệp, khi không có thời gian ngâm gạo bạn vẫn có thể đồ xôi dẻo ngon, không bị khô cứng.

Lấy khoảng 500 gram gạo nếp, không cần vo hay ngâm gạo.

Đun sôi 1 lít nước rồi đổ gạo vào. Lấy muôi đảo liên tục gạo không dính vào đáy nồi vào bị cháy. Đảo khoảng 2-3 phút, khi thấy bên ngoài hạt gạo có một lớp áo trong mỏng bao quanh thì tắt bếp. Đổ gạo ra rá và xả bằng nước lạnh cho hết nhớt gạo.

Sau đó, cho thêm vài hạt muối trộn đều với gạo. Bỏ gạo vào xứng hấp khoảng 10-15 phút cho xôi chín (tùy theo lượng gạo mà bạn có thể điều chỉnh thời gian đồ xôi cho phù hợp). Với cách này, xôi để qua ngày hôm sau vẫn dẻo và tơi.

Ngoài cách trên, bạn có thể làm theo một cách khác. Gạo vo xong đem trộn với một chút muối, hạt nêm, nước cốt dừa và dầu mè. Cho gạo đã trộn gia vị vào chảo chống dính đảo với lửa nhỏ đến vừa cho đến khi thấy hạt gạo nếp trong, nước cốt dừa ngấm hết vào gạo thì tắt bếp. Cho gạo vào xửng hấp và đem hấp như bình thường. Cách này cũng giúp hạt gạo nở bung đều, dẻo và béo.

Một số lưu ý khác khi đồ xôi

– Khi đồ xôi phải giữ lửa đều.

– Chỉ đổ nước bằng 1/3 dung tích nồi hấp. Lượng nước như vậy vừa đủ để làm chín hạt gạo mà không làm xôi nhão hay cháy nồi khi nấu. Một bí quyết để biết nồi còn nước hay không là đặt một chiếc đĩa nhỏ vào trong nồi. Khi nghe tiếng lạch cạch trong nồi nghĩa là nước đã gần cạn. Nếu xôi chưa chín, bạn hãy cho thêm nước sôi vào để đồ tiếp.

– Chỉ đặt chõ/xửng hấp lên khi nước bắt đầu bốc hơi nhiều. Để lửa trung bình. Thời gian đồ xôi rơi vào khoảng 30 phút, tùy theo lượng gạo.

– Để tránh tình trạng xôi chín không đều, phía dưới nhão, trên sống, bạn lót khăn xô dưới chõ/xửng hấp rồi mới cho gạo vào. Phủ kín khăn lên mặt gạo để nước không bị đọng và chảy xuống gạo.

– Khi xôi chín khoảng 80% thì dỡ ra và vẩy thêm một chút nước cho hạt xôi se lại. Sau đó, cho xôi vào đồ lần hai để hạt xôi chín hẳn và đạt độ dẻo như ý.

– Trong quá trình đồ xôi, hãy mở vung nồi thường xuyên và đảo đều để xôi chín mềm.

– Để hạt xôi căng bóng, khi xôi chín, hãy trộn thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều rồi mới xới xôi ra.

– Để tạo màu cho xôi, bạn có thể ngâm gạo với các nguyên liệu như lá cẩm hoặc hoa nước hoa đậu biếc pha chút xíu chanh cho ra màu tím, bột nghệ hoặc saffron (màu vàng), hoa đậu biếc (màu xanh da trời), nước thanh long ruột đỏ (màu hồng đỏ), nước hoa đậu biếc trộng với bột nghệ sẽ cho ra màu xanh lá cây… Thông thường, các loại lá sẽ được xay lấy nước rồi dùng nước này để ngâm với gạo trước khi đồ. Nếu nấu xôi gấc thì phần thịt gấc sẽ được trộn với gạo sau khi gạo đã được ngâm nước.

-Nếu chẳng may xôi bị sống, bạn hãy vẩy thêm nước lên xôi và dùng muôi đảo đều. Sau đó, đậy kín nắp nồi, lấy khăn phủ ra bên ngoài nắp. Cứ để nguyên như vậy, không cần bật bếp đồ lại. Với lượng hơi nước có sẵn trong nồi, xôi sẽ tự chín.

-Với các loại xôi ngọt, bạn có thể trộn thêm nước cốt dừa để tạo vị béo ngậy cho xôi.

Tổ Tiên dạy: “Bếp không giữ 3 hướng, giường không đặt 3 nơi”, đó là nơi nào?

0

Người xưa cho rằng vị trí đặt bếp, đặt giường rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tài vận của mỗi gia đình.

1. “Bếp không giữ 3 hướng”

Bếp không hướng về Phía Nam

Việc hướng bếp về hướng Nam, đồng nghĩa với sự cộng hưởng của ngọn lửa, tượng trưng cho yếu tố Hỏa. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể tạo ra năng lượng nóng mạnh, gây ra các xung đột tâm lý trong gia đình.

Môi trường này có thể khiến các thành viên dễ cáu kỉnh và tranh cãi. Trong tâm lý xã hội cổ đại, sự hòa thuận gia đình được coi trọng và tránh sự mạnh mẽ của yếu tố Hỏa tại hướng Nam có thể cải thiện quan hệ gia đình và duy trì sự ổn định tinh thần.

Bếp không hướng về Tây Bắc

Trong phong thủy, hướng Tây Bắc là biểu tượng của “Thiên Môn,” là nơi năng lượng vũ trụ thoát ra, đồng thời tạo nên cuộc đối đầu với ngọn lửa của bếp. Sự xung đột này có thể ảnh hưởng đến cân bằng vũ trụ trong gia đình, đe dọa đến số mệnh và sự ổn định của các thành viên. Trong xã hội cổ đại, người nam thường đảm nhận các trách nhiệm quan trọng, bao gồm sự nghiệp và hỗ trợ kinh tế. Hướng ngọn lửa từ bếp trực tiếp về Tây Bắc có thể làm mất cân bằng năng lượng, đặt ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự thành công của nam giới trong gia đình.

Bếp không đối diện với nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường được xem là nơi bẩn nhất trong nhà, trong khi đó, bếp lại là nơi tạo ra những món ăn ngon miệng. Nếu hướng bếp đối diện với nhà vệ sinh, nhiều vấn đề có thể phát sinh. Mùi hôi thối từ nhà vệ sinh có thể lan tỏa, tạo cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến trải nghiệm nấu ăn. Việc đặt những khu vực quan trọng như bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mùi hôi lẫn lộn, ảnh hưởng đến vệ sinh và sức khỏe của gia đình.

Mặc dù cuộc sống hiện đại đã chuyển đổi nhiều, sự cân nhắc về phong thủy vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế và bài trí không gian sống. Tôn trọng những kiến thức truyền thống này có thể giúp tạo ra một môi trường sống hài hòa và cân bằng, đồng thời bảo vệ hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình.

2. “Giường ngủ không đặt 3 nơi”

Đầu giường tránh cửa phòng

Đặt giường ngủ sao cho đầu giường không hướng ra cửa phòng là một nguyên tắc quan trọng trong phong thủy phòng ngủ, giúp tránh những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu đầu giường đối diện với cửa, có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, thậm chí là những cơn ác mộng không mong muốn.

Cửa đối diện vị trí giữa giường (tức là ngang với bụng người nằm) có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa. Trong khi đó, cửa đối diện phần chân giường có thể liên quan đến các vấn đề xương khớp và chân. Vì vậy, khi sắp xếp giường ngủ, tránh đặt đầu giường đối diện cửa để bảo vệ sức khỏe.

Tránh đặt giường dưới xà ngang

Nguyên tắc này xuất phát từ kiến trúc nhà cổ, với xà ngang là một phần cứng cáp chịu lực trên trần nhà, tạo cảm giác nặng nề và áp đặt. Đặt giường dưới xà ngang có thể tạo cảm giác kín kịch, áp buộc và vô lực cho người nằm dưới. Sự không thoải mái này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và gây khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.

Tránh đầu giường hướng ra cửa sổ

Cửa sổ, theo quan niệm phong thủy, là nơi có sự lưu thông không khí. Đặt đầu giường hướng về cửa sổ có thể làm mất khí lực của gia chủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Luồng khí xấu từ bên ngoài có thể tiếp xúc trực tiếp với vùng thái dương của bạn, tạo ra tác động không tốt.

Ngoài ra, những yếu tố ngoại vi như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, và mùi không dễ chịu cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Vì vậy, nên tránh đặt đầu giường hướng ra cửa sổ để duy trì một môi trường ngủ tốt nhất.

Gioăng tủ lạnh bị mốc đen, lấy ngay thứ này để lau, chỉ 5 phút là sạch bong

0

Sau một thời gian sử dụng, nếu phần gioăng tủ lạnh xuất hiện vết mốc, bạn hãy làm theo cách dưới đây để loại bỏ chúng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gioăng tủ lạnh bị mốc, có thể do thức ăn, thực phẩm vô tình rơi vào phần gioăng tủ lạnh cộng với bụi bẩn và lâu ngày không được vệ sinh thì nấm mốc phát triển.

Để vệ sinh phần gioăng tủ lạnh, bạn có thể làm theo các cách dưới đây.

 

Các vệ sinh phần gioăng tủ lạnh bị mốc bằng giấm

Pha nước và giấm theo tỷ lệ 1:5 rồi hòa chất tẩy rửa (tùy chọn bất cứ loại nào đang có sẵn trong trong nhà).

ve-sinh-giang-tu-lanh-03

Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch trên vào cọ kỹ phần gioăng tủ lạnh để loại bỏ các cặn bẩn và nấm mốc. Dùng khăn khô để lau sạch lại gioăng tủ lạnh một lần nữa.

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng baking soda

Bạn có thể pha baking soda và giấm hoặc nước chanh tươi để làm hỗn hợp tẩy cặn bẩn và mốc ở gioăng tủ lạnh. Bọc chiếc khăn ra bên ngoài một chiếc thẻ cứng sẽ giúp bạn vệ sinh các khe ở gioăng tủ lạnh dễ dàng hơn. Nhúng khăn vào hỗn hợp đã chuẩn bị là lau toàn bộ phần gioăng tủ lạnh. Sau đó, dùng khăn mềm để lau lại toàn bộ tủ một lần nữa.

ve-sinh-giang-tu-lanh-02

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng rượu trắng

Bạn cũng có thể sử dụng rượu trắng để vệ sinh gioăng tủ lạnh. Rượu có tác dụng khử trùng, khử mùi rất tốt.

Chỉ cần lấy khăn nhúng vào rượu và lau toàn bộ phần gioăng tủ lạnh, chú ý phần bị dính bẩn và có vết mốc. Dùng khăn ẩm lau lại một lần nữa cho sạch và loại bỏ mùi rượu.

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng dung dịch tẩy chuyên dụng

ve-sinh-giang-tu-lanh-01

Với những vết mốc hình thành lâu ngày và khó loại bỏ, bạn có thể tìm mua các loại dung dịch tẩy mốc chuyên dụng. Làm theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm. Các sản phẩm này có hiệu quả rất tốt với các vết mốc xuất hiện trên chất liệu cao su như gioăng tủ lạnh.

Lưu ý, khi làm vệ sinh tủ, bạn nên ngắt điện tủ lạnh và xếp thực phẩm ra ngoài để việc vệ sinh được dễ dàng hơn. Với các thực phẩm cần được bảo quản lạnh, bạn nên chuẩn bị trước một thùng giữ nhiệt và bỏ đá vào bên trong. Xếp thực phẩm vào đó rồi đậy nắp lại. Như vậy, thực phẩm sẽ được bảo quản trong thời gian bạn vệ sinh tủ.

Mẹo giữ tủ lạnh sạch sẽ, thơm tho

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Đôi khi thực phẩm dính vào các ngăn tủ lạnh sẽ khiến tủ bị bẩn và có mùi hôi. Vì vậy, bạn cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để giữ cho tủ luôn sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Tùy vào thời điểm mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Với những lúc tủ lạnh chứa nhiều thực phẩm, bạn có thể hạ nhiệt độ của tủ xuống mức thấp hơn để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt nhất. Khi tủ ít thực phẩm hoặc bạn không cần bảo thực phẩm trong thời gian quá lâu thì có thể tăng nhiệt độ tủ lên để tiết kiệm điện.

Vứt bỏ thực phẩm để lâu

Bạn hãy cố gắng sử dụng hết các thực phẩm đã mua, tránh để thực phẩm trong tủ quá lâu gây khô héo, hết hạn, nấm mốc… Những thực phẩm này khiến tủ lạnh bị bẩn, có mùi và cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sắp xếp thực phẩm ngăn nắp và phân loại thực phẩm

Bạn nên phân chia ngăn để thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng. Không nên để lẫn thịt cá, rau củ với đồ ăn liền, đồ đã nấu chín… Việc để riêng các loại thực phẩm sẽ giúp bạn lấy đồ dễ dàng hơn, biết được trong tủ lạnh có gì và cũng tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm.

Hoa nhài “lười” ra hoa cứ dùng cách này, hoa nở trắng cây, hương thơm đầy nhà, cứ tàn lại nở

0

Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Cây hoa nhài có hình dáng đẹp với những cánh hoa màu trắng xinh, thường được rất nhiều gia đình trồng trong nhà như một loại cây cảnh và có thể dùng để hãm trà, bởi hưởng thơm của loài hoa này rất dễ chịu. Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Tác dụng của hoa nhài

hoa-nhai-3-1

Trong phong thủy, vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài có hình dáng đẹp, sai hoa, hương thơm dễ chịu, thanh thoát, mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.

Hoa nhài đem làm trà có tác dụng giúp giảm cân, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, ngừa ung thư. Ngoài ra, hoa nhài còn giúp giảm Cholesterol, giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho. Lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở. Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy.

Trong y học người ta còn dùng chồi hoa nhài để chữa bệnh về mắt và da, lá cây làm nguyên liệu để chữa trị các khối u ngực. Hoa lài cũng được xem là một loại thuốc an thần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tinh dầu hoa lài giúp cho tinh thần con người thư giãn, thoải mái vô cùng công hiệu.

Tuyệt chiêu trị hoa nhài lười ra hoa

Hoa nhài tốt là vậy, thế nhưng không ít người ca cẩm rằng cây hoa nhài họ trồng rất ít hoa. Thực tế là do bạn chưa bảo dưỡng đúng cách. Nếu cây cảnh hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.

+ Tỉa cành để thúc cây ra hoa

Sau khi hoa nhài ra hoa đợt đầu tiên trong năm, bạn hãy cắt tỉa những cành chết, cành hoa đã tàn để giảm tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết. Không những vậy, việc cắt tỉa này còn giúp tăng sự phân hóa chồi bên.

Ngoài ra, nên tỉa bớt 2-3 cặp lá ở dưới gốc, sau đó thực hiện cắt tỉa để cành có chiều cao đồng đều và dáng cây hoa nhài gọn gàng, đẹp mắt hơn. Khi chồi mới phát triển được khoảng 10cm, cần bấm ngọn lại để thúc đẩy quá trình phân hóa chồi lần 2, từ đó có thể tăng số lượng hoa nở trong đợt tới.

hoa-nhia-2

+ Bón phân kích thích ra hoa

Sau mỗi đợt hoa nở, chất dinh dưỡng của hoa nhài gần như cạn kiệt, cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho hoa nhài có thể khiến cây nhanh chóng ra hoa trở lại. Trong thời kỳ cây hoa hoa, bạn nên bổ sung phân lân và kali cho cây để hoa ra nhiều, nở to và đẹp. Khi bổ sung, cứ 10 ngày tưới cho hoa nhài bằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hàm lượng lân và kali cao pha, loãng với nước theo tỷ lệ 1: 800 rồi tưới cho hoa.

Lưu ý trong thời kỳ cây ra hoa không nên bón phân đạm, nếu không sẽ chỉ thấy lá mà chẳng thấy hoa đâu. Vào mùa hè, hoa nhài dễ bị vàng lá và rụng lá, đất bị kiềm hóa. Nếu cây nhà bạn đang gặp tình trạng này thì cần khắc phục ngay nếu không cây sinh trưởng chậm, khả năng ra hoa giảm. Trong trường hợp này, bạn hãy tưới dung dịch sắt sunfat để thay đổi độ chua, độ kiềm của đất, bổ sung nguyên tố sắt sẽ giúp lá cây có màu xanh tươi, sáng bóng hơn.

Làm hành động này để cây cảnh hoa nhài tốt um, nhiều lộc, lắm hoa, một năm có thể nở hoa 5 lần

+ Kiểm soát lượng nước tưới vào mùa hè

Hoa nhài tuy không ưa ẩm nhưng vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh, nếu đất rồng trong chậu quá khô thì nụ hoa sẽ rụng do thiếu nước. Nhưng nếu bạn vô tình tưới quá nhiều nước, đất chậu sẽ tích nước nghiêm trọng khiến cây bị úng nước, nụ hoa cũng sẽ rụng, hoa nhanh tàn và thậm chí là chết cây.

Vì vậy, trong thời kỳ hoa nhài ra hoa, chúng ta phải kiểm soát lượng nước tưới, đất chậu không quá khô cũng không quá ẩm. Nói chung, khi nào thấy đất chậu khô thì tưới đẫm nước cho cây là được. Ngoài ra, khi nụ hoa nhài xuất hiện, tốt nhất không nên phun nước lên lá, tránh để nước rơi vào nụ, gây hỏng nụ và rụng sớm.

Cách làm lạc rang muối giòn thơm, xốp không cháy và lại để được lâu chỉ cần vài giọt nước này

0

 Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen

Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.

Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.

lac-rang-muoi

Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau

Bước 1ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.

Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.

Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.

Muốn lạc rang muối giòn tan, thơm phức, chỉ cần vài giọt này | Tin tức Online

Bước 2 rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc. Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.

Bước 3: Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.

Bước 4: Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.

Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.