Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện.
Tôi là người vợ thứ hai của anh, một người phụ nữ đến sau trong cuộc đời một người đàn ông từng trải, đang chống chọi với căn bệnh UT gan giai đoạn cuối. Chúng tôi quen nhau vào thời điểm anh gần như không còn tìm thấy hy vọng sống. Vợ cũ mất, con cái đã trưởng thành, bận rộn với công việc nên cũng ít khi ở bên chăm sóc. Có lẽ, chính sự xuất hiện của tôi – một người phụ nữ chu đáo, ân cần đã khiến anh cảm thấy được an ủi.
Ba năm qua tôi ở bên anh, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, nửa vì thương cảm, nửa vì nhìn thấy cơ hội đổi đời. Anh không còn trẻ, lại là doanh nhân giàu có. Ngoài sở hữu căn biệt thự trị giá 10 tỷ đồng đang sống, anh còn nhiều tài sản giá trị khác. Những điều đó khiến tôi không ngần ngại lao vào cuộc sống của anh, bất chấp những lời đàm tiếu xung quanh.
Ngày anh lập di chúc, tôi cảm thấy giấc mơ đổi đời đã cận kề. Anh yêu cầu tôi và luật sư đến bệnh viện. Trong căn phòng bệnh nhỏ bé, trước sự chứng kiến của mọi người, anh tuyên bố sẽ để lại cho tôi căn biệt thự mà anh từng xây dựng với vợ cũ.
Lời anh vừa dứt, tôi suýt không tin vào tai mình. Tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình lại được thừa kế khối tài sản lớn như thế. Ngay cả trong toan tính, tôi cũng chỉ mong sự tận tâm của mình sẽ được anh rụng động và di chúc cho vài trăm triệu.
Con trai riêng của anh – người thừa kế hợp pháp duy nhất, lại không được nhận bất kỳ tài sản nào từ căn biệt thự đó. Gương mặt cậu ta đỏ bừng vì tức giận: “Bố thật bất công!” – cậu hét lên. “Đó là tài sản của mẹ con và bố, sao bố lại để nó cho người phụ nữ này?”
Tôi mỉm cười, cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trong lòng lại hớn hở. Ba năm chăm sóc anh đã không uổng phí. Tôi bắt đầu tưởng tượng đến cuộc sống xa hoa trong căn biệt thự, đồ đạc sang trọng và quan trọng nhất là quyền sở hữu lại trong tay tôi.
Ngày hôm sau, tôi vui mừng mang giấy tờ đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Ánh mắt của nhân viên văn phòng khi lật giở từng trang giấy tờ có phần khiến tôi thấy lạ, nhưng tôi vẫn tự tin.
“Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc!” – Tôi khẳng định.
“Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.” – Câu trả lời của họ khiến tôi như bị sét đánh ngang tai.
Tôi không tin vào tai mình: “Chuyển nhượng? Ai là người đứng tên hiện tại?”
“Chủ sở hữu hiện tại là con trai của anh ấy. Hợp đồng chuyển nhượng đã được ký và công chứng hợp pháp từ hai tháng trước.” – Người nhân viên đáp.
Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện. Luật sư bình thản trả lời:
“Trước khi lập di chúc, anh ấy đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn biệt thự cho con trai mình. Di chúc chỉ là hình thức. Anh ấy muốn chị không cảm thấy bị bỏ rơi trong những ngày cuối đời của anh ấy, nhưng thực chất, tài sản đó đã không còn thuộc về anh ấy từ lâu.”
Tôi ngồi lặng trong căn phòng trọ nhỏ bé, nhìn tờ di chúc trên tay mà không biết nên cười hay khóc. Tất cả chỉ là một màn kịch anh dựng nên. Anh thừa biết sự tận tụy của tôi không hoàn toàn xuất phát từ tình yêu, mà từ tham vọng chiếm đoạt tài sản.
Anh đã âm thầm chuyển nhượng tài sản giá trị nhất chính là căn biệt thự cho con trai từ hai tháng trước. Còn tôi dù có tính toán thế nào cũng chỉ tự biến mình thành một trò hề. Ba năm tôi bỏ ra để chăm sóc anh, đổi lại là một cái kết trống rỗng. Những mơ tưởng về cuộc sống xa hoa, sung túc bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng.
Có lẽ, anh đã nhìn thấu toan tính trong lòng tôi ngay từ đầu. Anh không trách, không oán, chỉ lặng lẽ cho tôi một bài học đắt giá. Giờ đây, ngồi một mình trong góc phòng, tôi chỉ còn lại sự cay đắng và tiếc nuối cho những tháng ngày đã trôi qua. Căn biệt thự 10 tỷ đồng, cùng giấc mộng đổi đời, mãi mãi là những điều tôi không bao giờ với tới được.