Home Blog Page 22

Sau khi vợ hết cữ, không thể nghỉ việc được nên chúng tôi đã quyết định thuê một người giúp việc để chăm sóc con. Thời điểm đó, tôi đang đi công tác xa nhà nên mọi việc đều do vợ toàn quyền quyết định. Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon, nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt, lập tức yêu cầu vợ bế con và đưa con lại gần mình với ánh mắt đề phòng người đối diện….

0

Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon. Nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt.

Tôi và vợ đã gặp nhau tại một buổi tiệc của bạn bè. Ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, tôi đã bị thu hút bởi vẻ đẹp và tính cách của cô ấy.

Tuy nhiên khi đó tôi khá tự ti, cảm thấy mình không xứng với cô ấy. Bởi tôi sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn khi bố mẹ ly hôn lúc tôi còn rất nhỏ, tôi sống cùng bố và điều kiện kinh tế của gia đình không mấy khá giả. Nhưng thật bất ngờ, chính cô ấy đã chủ động làm quen với tôi.

Sau buổi tiệc đấy, chúng tôi trao đổi thông tin liên lạc với nhau. Sau một thời gian chuyện trò, nhận ra cô ấy cũng có tình cảm với mình nên tôi quyết định tỏ tình và nhanh chóng nhận được cái gật đầu của cô ấy.

Về phía gia đình bạn gái, bố mẹ cô ấy không hề chê bai hoàn cảnh của tôi. Thậm chí, họ còn tặng chúng tôi một căn nhà khi cưới. Có một người vợ xinh đẹp, bố mẹ vợ tốt như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cưới được vợ. (Ảnh minh họa)

 

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cưới được vợ. (Ảnh minh họa)

Năm thứ hai sau khi kết hôn, chúng tôi chào đón con đầu lòng. Mẹ vợ đã đến giúp đỡ trong thời gian vợ tôi sinh nở và ở cữ. Nhưng khi vợ tôi hết kỳ nghỉ thai sản và vừa đi làm lại được một tháng thì mẹ vợ đổ bệnh, không thể chăm cháu được nữa.

Hai vợ chồng đều phải đi làm, không thể nghỉ việc được nên chúng tôi đã quyết định thuê một người giúp việc để chăm sóc con. Thời điểm đó, tôi đang đi công tác xa nhà nên mọi việc đều do vợ toàn quyền quyết định.

Tuy nhiên, tôi vẫn không khỏi lo lắng cho tình hình ở nhà, liệu cô giúp việc kia có chăm sóc tốt cho con mình hay không. Vì thế dù bận rộn tới đâu, mỗi ngày tôi đều gọi điện về nhà để hỏi thăm vợ con và tình trạng của người giúp việc. Mỗi lần như thế, vợ đều trấn an tôi:

– Anh yên tâm đi, cô ấy là người thật thà, yêu trẻ con. Mỗi ngày đi làm về, em đều thấy con chơi rất vui vẻ với cô ấy, nhà cửa cũng gọn gàng ngăn nắp đâu ra đấy. Mới tới ở chưa lâu mà cô ấy cũng biết mẹ con em thích ăn gì để nấu rồi.

Nghe vợ nói vậy, tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn về người giúp việc.

 

Lo lắng cho tình hình ở nhà, nên dù bận rộn tới đâu tôi cũng luôn gọi điện về nhà hỏi thăm mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

 

Lo lắng cho tình hình ở nhà, nên dù bận rộn tới đâu tôi cũng luôn gọi điện về nhà hỏi thăm mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon. Nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt. Tôi lập tức yêu cầu vợ bế con và đưa con lại gần mình.

Phản ứng của tôi khiến vợ không khỏi thắc mắc. Hít một hơi thật sâu, tôi giải thích với vợ:

Người giúp việc mà em thuê chính là mẹ anh, người đã ly hôn với bố anh khi anh còn nhỏ, người đã không thèm đoái hoài, liên lạc với anh trong suốt nhiều năm qua.

Nghe những lời tôi nói, vợ tôi ngạc nhiên lắm, còn bà ấy thì nước mắt lưng tròng, lắp bắp giải thích:

– Ngày trước là mẹ sai khi đã bỏ hai bố con con đi theo người đàn ông khác. Nhưng không phải mẹ không muốn thăm con mà bố con và bà nội luôn cấm mẹ không được gặp con. Sau này khi con lớn, biết con luôn ghét mẹ nên mẹ không dám lại gần, chỉ biết đứng từ xa dõi theo con. Biết con đang gặp khó khăn trong chuyện chăm sóc con cái nên mẹ mới giả làm người giúp việc để tới đây. Nếu con vẫn không thể tha thứ cho mẹ, mẹ sẽ đi ngay.

Tôi vẫn không thể kìm nén lửa giận trong lòng, chỉ muốn đuổi bà ấy ra khỏi nhà ngay lập tức. Tuy nhiên vợ đã thuyết phục tôi, kể những điều tốt đẹp của mẹ cho tôi nghe, nhấn mạnh những gì bà ấy đã làm cho gia đình tôi.

– Dù ngày trước mẹ có sai đến đâu thì đó cũng là mẹ ruột của anh. Mẹ đã biết lỗi rồi, anh cho bà ấy một cơ hội sửa sai được không? Mẹ anh vốn có công việc nhưng bà ấy lại xin nghỉ để tới đây giúp chúng ta trông con, chăm nom nhà cửa, điều đó chứng tỏ mẹ rất chân thành.

Sau khi suy nghĩ, tôi đã đồng ý để mẹ ở lại, coi như cho tôi và bà ấy một cơ hội. Về những rào cản giữa chúng tôi, có lẽ sẽ được xóa bỏ dần trong quá trình sống chung. Thời gian sẽ cho chúng tôi câu trả lời.

Yêu nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu anh dẫn tôi về nhà ra mắt và có ngủ lại ở nhà bạn trai trong phòng riêng. Sáng hôm sau, tôi tỉnh giấc rồi vô thức sờ vào cổ mình. Sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ tôi đã biến mất, đó là kỷ vật duy nhất mẹ để lại, nên nó mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tôi. Tôi cố gắng nhớ lại từng chuyện đã xảy ra tối qua, nhưng không thể nhớ nổi thời điểm chiếc vòng cổ không cánh mà bay. Tôi bắt đầu lục lọi khắp phòng, kiểm tra hành lý, lật tung giường và thậm chí tìm kiếm trên sàn nhà, nhưng sợi dây chuyền dường như đã biến mất không dấu vết. Ngay sau đó, tôi sinh nghi nên chờ khi bạn trai đưa mẹ đi chợ, tôi ở nhà lẻn vào phòng bà tìm kiếm. Tôi kiểm tra từng món đồ, từng ngăn kéo, thậm chí không bỏ qua cả gầm giường. Khi gần như đã từ bỏ hy vọng, tôi bất ngờ phát hiện một chiếc hộp gỗ cũ kỹ, được giấu kín ở sâu trong tủ mà mở nó ra tôi không thể tin vào mắt mình. Ngày hôm sau, tôi lén đặt 5 triệu vào tủ quần áo của mẹ bạn trai… 👇 đọc tiếp dưới bình luận

0

Tìm mãi không thấy sợ dây chuyền đâu, nỗi lo lắng của tôi dần chuyển thành nghi ngờ.

Ngồi trên xe buýt, chạy trên con đường gập ghềnh ở quê, tôi nắm chặt cánh tay của bạn trai, lòng tràn đầy sự háo hức xen lẫn lo lắng, bởi đây là lần đầu tiên tôi theo anh về quê ra mắt gia đình.

Chiếc xe dừng lại bên một cánh đồng lúa, xa xa là một ngôi nhà đơn sơ nằm dưới chân một ngọn đồi. Tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng xoa dịu nỗi bất an trong lòng rồi theo chân bạn trai bước vào ngôi nhà lạ lẫm.

Buổi gặp mặt diễn ra khá suôn sẻ. Vì đường xa, nên tối đó tôi đã ngủ lại ở nhà bạn trai và ngủ ở phòng riêng.

Sáng hôm sau, khi tiếng gà gáy, tôi tỉnh giấc rồi vô thức sờ vào cổ mình. Sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ tôi đã biến mất. Đó là kỷ vật duy nhất mẹ để lại, nên nó mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tôi.

Tôi cố gắng nhớ lại từng chuyện đã xảy ra tối qua, nhưng không thể nhớ nổi thời điểm chiếc vòng cổ không cánh mà bay. Tôi không dám nói cho bạn trai biết, phần vì không muốn anh lo lắng, phần vì không muốn gây rắc rối trong lần đầu tiên đến thăm nhà.

Tuy nhiên, lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào. Tôi bắt đầu lục lọi khắp phòng, kiểm tra hành lý, lật tung giường và thậm chí tìm kiếm trên sàn nhà, nhưng sợi dây chuyền dường như đã biến mất không dấu vết.

Lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào khi sợi dây chuyền vàng của mình biến mất. (Ảnh minh họa)

Lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào khi sợi dây chuyền vàng của mình biến mất. (Ảnh minh họa)

Tìm mãi không thấy sợ dây chuyền đâu, nỗi lo lắng của tôi dần chuyển thành nghi ngờ. Tôi nhớ lại thái độ lạnh nhạt và xa cách của mẹ bạn trai tối qua, khiến tôi không khỏi nghi ngờ liệu có khi nào là bà đã lấy đi sợi dây chuyền của tôi.

Dù biết rằng suy nghĩ này có phần vô lý, nhưng trong môi trường xa lạ này, tôi không tìm ra được lý do nào hợp lý hơn. Sau bữa sáng, khi bạn trai được hàng xóm nhờ sang nhà giúp, mẹ bạn trai đã đi chợ từ sớm, trong nhà chỉ còn lại tôi và bà nội anh, tôi đã tìm cơ hội vào phòng ngủ của mẹ bạn trai tìm kiếm.

Tôi cẩn thận lục lọi từng ngóc ngách trong tủ quần áo, lo sợ phát ra bất kỳ âm thanh nào. Tôi kiểm tra từng món đồ, từng ngăn kéo, thậm chí không bỏ qua cả gầm giường. Khi gần như đã từ bỏ hy vọng, tôi bất ngờ phát hiện một chiếc hộp gỗ cũ kỹ, được giấu kín ở sâu trong tủ. Tim tôi đập mạnh, tay run rẩy khi mở nắp hộp. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo cũ và một số trang sức đơn giản, nhưng không có sợi dây chuyền vàng mà tôi đang tìm kiếm.

Dù thất vọng, nhưng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Khi chuẩn bị đóng nắp hộp, tôi chợt thấy một tấm ván gỗ ở đáy hộp có vẻ lỏng lẻo. Tò mò, tôi nhẹ nhàng nâng tấm ván lên và phát hiện một chiếc túi vải nhỏ bên dưới. Cảm xúc trong lòng dâng trào, sự tò mò khiến tôi không thể cưỡng lại.

Tôi từ từ đưa tay ra, mở chiếc túi. Bên trong là một ít tiền lẻ, vài tờ tiền nhăn nheo và một bức ảnh đã phai màu, đó là mẹ bạn trai khi còn trẻ. Một cảm xúc phức tạp trào dâng trong lòng, có lẽ tôi đã hiểu lầm mẹ bạn trai.

Khi đang định đặt mọi thứ trở lại chỗ cũ, tôi bỗng nghe thấy tiếng bước chân từ bên ngoài. Cảm giác hồi hộp ập đến, tôi vội vàng cất chiếc hộp vào chỗ cũ rồi rời khỏi phòng mẹ bạn trai.

Khi trở về phòng, tôi ngồi sụp xuống suy nghĩ và cố gắng ổn định lại cảm xúc của mình. Ánh mắt tôi vô tình hướng ra ngoài cửa sổ thì thấy bà nội của bạn trai đang lúi húi làm việc ngoài vườn. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà để hỏi thẳng.

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà bạn trai để hỏi thẳng. (Ảnh minh họa)

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà bạn trai để hỏi thẳng. (Ảnh minh họa)

Tôi tiến lại gần bà nội của bạn trai, ấp úng hỏi:

– Bà ơi, cháu… cháu đã làm mất một món đồ rất quan trọng. Đó là một sợi dây chuyền vàng, bà có thấy nó không ạ?

Bà im lặng một lúc rồi bảo tôi theo bà vào trong nhà. Sau đó, bà mở tủ quần áo và lấy ra một chiếc túi vải được gói ghém cẩn thận, đưa cho tôi. Tôi run rẩy mở chiếc túi ra và thấy sợi dây chuyền vàng của mình cùng một mảnh giấy bên trong. Bà nói, là mẹ bạn trai đưa cho bà trước khi đi chợ, nhờ bà đưa cho tôi nhưng bà quên mất.

Trong mảnh giấy là dòng chữ viết tay của mẹ bạn trai:

– Vy à, đây là món đồ cháu vô tình làm rơi dưới giường tối qua. Bác định đưa cho cháu sáng nay, nhưng thấy cháu ngủ say quá nên không nỡ đánh thức nên bác đưa cho bà, nhờ bà đưa cho cháu.

Đọc những dòng chữ này, nước mắt tôi trào ra. Tôi cảm thấy xấu hổ và tự trách bản thân vì đã hiểu lầm mẹ bạn trai và lén lút lục lọi tủ quần áo của bác ấy.

Khi mẹ bạn trai về, tôi đã thú nhận mọi việc với bác ấy và xin tha lỗi. Thật may, bác ấy đã thông cảm cho tôi.

Ngày hôm sau, tôi lén đặt 5 triệu vào tủ quần áo của mẹ bạn trai như một món quà thể hiện tấm lòng và sự bù đắp cho những hiểu lầm.

Từ 01/01/2025: Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ hết điểm sẽ không được lái xe trong 6 tháng, đã tích hợp trên VNEID

0

Có thể bị trừ đến 10 điểm GPLX

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP (viết tắt Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

“Xác định vai trò nòng cốt trong quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ và xây dựng 5 Nghị định, 15 Thông tư phục vụ cho Luật Trật tự, an toàn giao thông” – Đại tá Nguyễn Quang Nhật.

Thông tin về việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định 168, Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết, nghị định đã xử lý nghiêm khắc những hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, thể hiện ý thức coi thường pháp luật khi tham gia giao thông qua việc nâng mức phạt tiền lên rất cao và thậm chí tịch thu phương tiện đối với hành vi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy xe lạng lách, đánh võng…

Từ 2025, không chấp hành tín hiệu giao thông vừa bị phạt tiền vừa bị trừ điểm Giấy phép lái xe ảnh 2
CSGT kiểm tra giấy tờ tài xế xe khách.

Nói về việc trừ điểm GPLX tại Nghị định 168, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết, cơ quan soạn thảo căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm để áp dụng các hình thức phạt bổ sung như trừ điểm giấy phép lái xe, tước bằng, tịch thu tang vật…

“Theo quy định, các hành vi vi phạm sẽ bị trừ từ 2 đến tối đa là 10 điểm. Ngoài ra, một số hành vi vi phạm gây nguy hiểm, tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông bị tước GPLX ” – Đại tá Nhật thông tin.

Đại tá Nhật lấy ví dụ, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 ngoài xử phạt hành chính sẽ bị trừ 4 điểm, vi phạm ở mức 2 bị trừ 10 điểm và ở mức 3 sẽ bị tước GPLX 22 – 24 tháng. Một số hành vi khác như không chấp hành tín hiệu giao thông, không chấp hành hiệu lệnh của người điều hành giao thông, điều khiển xe đi ngược chiều sẽ bị trừ 4 điểm GPLX.

Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết thêm, Cục CSGT đã chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công, kết nối với Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia… kiểm soát xử lý thông tin về tạm giữ GPLX từ 15/8. Do đó, khuyến khích người dân tích hợp giấy tờ liên quan đến người lái và phương tiện lên hệ thống VNeID để tiện việc theo dõi.

Từ 2025, không chấp hành tín hiệu giao thông vừa bị phạt tiền vừa bị trừ điểm Giấy phép lái xe ảnh 3
CSGT dùng máy đo tốc độ xử lý xe chạy “rùa bò trên đường”.

Ưu tiên sử dụng thiết bị công nghệ, camera chứng minh vi phạm

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, đơn vị đã hoàn thiện việc chuẩn bị lực lượng, cơ sở hạ tầng, phần mềm, Trung tâm Chỉ huy giao thông… và đáp ứng yêu cầu khi Luật Trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

“Cục CSGT đã tổ chức các lớp tập huấn cho công an các địa phương để thực thi nghiêm Luật Trật tự, an toàn giao thông ngay từ ngày đầu có hiệu lực, góp phần thiết lập lại kỷ cương, tạo thói quen cho người tham gia giao thông” – Đại tá Nguyễn Quang Nhật thông tin.

“Chuyển trạng thái công tác của CSGT, nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ thủ công sang công nghệ” – Đại tá Nguyễn Quang Nhật.

Vẫn theo Đại tá Nhật, lực lượng CSGT các địa phương đã tiến hành nắm bắt các tuyến, điểm, ngã tư… phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, nhất là các ngã tư có nhiều vi phạm để xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện kĩ thuật, vận động người dân chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông.

“Về quan điểm của Bộ Công an, Luật Trật tự, an toàn giao thông sẽ xử lý nghiêm người vi phạm với phương châm “không vùng cấm, không ngoại lệ” và cán bộ, chiến sĩ trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng phải chấp hành nghiêm quy định” – Đại tá Nhật nói.

Theo Đại tá Nhật, lực lượng chức năng trong quá trình làm nhiệm vụ sẽ ưu tiên sử dụng thiết bị công nghệ, hệ thống giám sát, camera… để cung cấp hình ảnh chứng minh vi phạm của người tham gia giao thông, bên cạnh với việc phát hiện trực tiếp.

Từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực thi hành. Tại Điều 58 của luật này quy định, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế sẽ bị trừ điểm khi vi phạm luật. Ngay sau khi có quyết định trừ điểm giấy phép lái xe sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu và thông báo cho chủ nhân biết.

Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ gần nhất. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe phải kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, do Cảnh sát giao thông tổ chức; kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Thanh Hà

Kể từ nay: 5 trường hợp vượt đèn đỏ không lo bị CSGT xử phạt, ai cũng nên nắm cho rõ kẻo thiệt lớn

0

Thứ nhất: Có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông

Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Đồng thời, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu khác nhau là đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường và người điều khiển giao thông ở cùng một khu vực thì trước hết, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Do đó, nếu người điều khiển giao thông có hiệu lệnh cho phép tiếp tục đi thì người tham gia giao thông có thể tiếp tục hành trình mà bị gián đoạn bởi đèn đỏ.
Ai vượt đèn đỏ không bị xử phạt?Ai vượt đèn đỏ không bị xử phạt?Thứ hai: Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục đi

 

Khi có đèn tín hiệu ưu tiên hoặc biển báo phụ cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:

– Đèn tín hiệu ưu tiên lắp kèm theo đèn tín hiệu giao thông thông thường chuyển màu xanh, các phương tiện được rẽ trái hoặc rẽ phải theo hướng mũi tên.

– Có biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ trái, rẽ phải hoặc đi thẳnng khi gặp đèn đỏ.

Lưu ý: Phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi và người đi bộ qua đường.

Thứ ba: Có vạch kẻ kiểu mắt võng

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, gồm các vạch đan xen với nhau, được bố trí ở làn xe trong cùng của đường đi.

Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Trong khu vực vạch này, các phương tiện không được phép dừng đỗ mà phải tiếp tục di chuyển.
Trường hợp nào vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạtTrường hợp nào vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
Thứ tư: Xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ

Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị hạn chế tốc độ, được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ.

Trong đó, các xe ưu tiên bao gồm:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt

Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt trong một số trường hợp sau:

– Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết.

– Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng.

– Vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ.

 

– Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng.

– Người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Mức phạt mới khi vượt đèn đỏ trong năm 2025Mức phạt mới khi vượt đèn đỏ trong năm 2025
Mức xử phạt khi phạm lỗi vượt đèn đỏ trong năm 2025

Theo Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, lỗi không chấp hành tín hiệu đèn với ô tô sẽ bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng. Đồng thời, nhiều lỗi vi phạm giao thông khác cũng tăng hàng chục lần.

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.

Tại nghị định này, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã tăng rất cao mức phạt đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn; đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc

Kể từ 1/1/2025: Xe máy đi lên vỉa hè bị phạt tới 6 triệu đồng, ai không nắm rõ là mất tiền đa::u đ::ớn

0

Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã thay đổi nhiều mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông.

Ngày 1/1/2025 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Bởi vậy người dân cần chú ý về những quy định mới trong Nghị định này. Nhiều mức xử phạt vi phạm tăng cao so với trước đây.Theo quy định ở khoản 7 Điều 7 của Nghị định mức phạt 4-6 triệu áp dụng cho các hành vi:

a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi phạm quy định tại khoản b và các trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp, điều khiển xe đi trên vỉa hè trừ đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan

Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt nặng

Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt nặng

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

c)Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Do đó người dân từ nay cần chú ý khi đi xe. Hiện tượng xe máy leo lên vỉa hè để đi ngược trên vỉa hè hoặc tránh tắc đường là hiện tượng thường gặp ơ giao thông Việt Nam. Đặc biệt những đoạn đường hay bị tắc nghẽn hoặc đường phân chia làn thì rất hay gặp tình trạng người đi xe máy leo lên vỉa hè để đi ngược chiều và để cố vượt qua lòng đường đang tắc.

Nghị định 168 cũng tăng mức xử phạt của nhiều hành vi khác như nồng độ cồn, vượt đèn đỏ…

Tôi không đưa tiền lương thưởng cho vợ giữ, thay vào đó, tôi sẽ góp 7 triệu vào hũ tiền chung của gia đình. Tôi cũng không hỏi về lương vợ. Chúng tôi “tiền ai nấy tiêu”, tự tiết kiệm, tự mua sắm riêng. Tôi còn nghĩ rằng mình làm thế là đúng mà không hề lường đến hậu quả. Từ đó về sau, vợ không bao giờ đề cập đến chuyện tiền nong nữa. Có lần tôi nghe cô ấy hỏi vay tiền chị gái để đóng tiền học cho con, tôi cũng kệ. Năm nay, tôi mua được mảnh đất ở vùng ngoại ô khá rộng rãi với giá hơn 2 tỷ đồng. Vì đây là tài sản riêng nên tôi đã nhờ luật sư soạn một bản thỏa thuận tài sản, đưa vợ ký. Tôi không muốn sau này giữa chúng tôi có vướng mắc về tài sản nếu có ly h:ôn. Tôi không ngờ, vợ cầm giấy thỏa thuận, đọc một lượt rồi ký luôn. Cô ấy vui vẻ đưa bản thỏa thuận lại cho tôi, kèm một câu nói khiến tôi bất ngờ…

0

Đoạn ghi âm kia đã trói buộc, khiến tôi không thể từ chối thẳng thừng yêu cầu của chị chồng.

10 năm trước, cuộc sống của vợ chồng tôi rất khổ. Lúc đó kinh tế của chị chồng còn khấm khá nên hay giúp đỡ tôi. Chị cho tôi tiền để mua sữa, thức ăn trong nhà. Vào dịp lễ, chị tặng quà, mua váy áo, son phấn cho tôi.

2 năm nay, công ty của chị chồng gặp khó khăn nên sa thải nhân viên. Tuy là nhân viên lâu năm nhưng vì không thân thiết với ban giám đốc mới nên chị ấy nằm trong danh sách bị sa thải. Tuy được bồi thường một khoản tiền khá lớn nhưng chị chồng vẫn rơi vào cảnh lao đao.

Chị than thở, chị rất khó tìm việc mới vì tuổi đã vượt quá độ tuổi lao động được tuyển dụng. Chưa kể bây giờ, các công ty có xu hướng tìm người trẻ để vừa tiết kiệm ngân sách trả lương, vừa tìm được người năng động. Chị giống như bị bỏ lại sau lưng cuộc đua tìm việc.

2 năm trời, chị ấy chỉ ở nhà chăm con, lo việc nhà cửa. Vợ chồng tôi làm ăn khấm khá hơn nên giúp đỡ ngược lại chị chồng. Tôi cũng biếu tiền chị, hằng tháng có lương thì mời gia đình chị đi ăn một bữa ngon ở nhà hàng.

Tuần trước, tôi kể với chị chồng về dự định mua nhà mới. Chúng tôi đã tiết kiệm được gần 2 tỷ, đủ để mua thêm căn nhà mới khang trang hơn. Còn nhà cũ thì cho thuê. Chị chồng chúc mừng tôi và ngậm ngùi cho chính mình. Chị nói đúng là “vật đổi sao dời”, ai ngờ được chị lại lâm vào cảnh khó khăn, còn tôi thì làm ăn phất lên như diều gặp gió.

Hôm qua, chị chồng đến hỏi vay tôi toàn bộ số tiền tôi dự định mua nhà. Chị nói muốn đầu tư làm ăn. Chị đã tìm được mặt bằng, cũng học hỏi kinh doanh. Chỉ cần có tiền đổ vào là sẽ thành công.

Biết tôi có sắp mua nhà, chị chồng liền đến hỏi vay hết số tiền 2 tỷ: Đoạn tin 1 phút nhưng "trọng lượng", khiến tôi không thể từ chối - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi sững sờ trước những gì chị chồng nói. Tôi bảo mình sắp mua nhà rồi, vợ chồng tôi đã xem qua căn nhà và thấy rất hợp ý. Nhà đẹp, giá cả phải chăng. Chúng tôi không muốn để vuột mất cơ hội tốt.

Chị chồng bật khóc, mở cho tôi nghe lại đoạn ghi âm dài 1 phút. Đó là giọng nói của tôi. Là tôi xin chị cho tôi vay 500 triệu để kinh doanh, sau này nếu chị gặp khó khăn, chắc chắn tôi sẽ dốc hết toàn sức toàn tiền để giúp lại chị.

Năm đó, tôi muốn mở xưởng cơ khí cho chồng nên đã hỏi vay chị chồng. Chị ấy rút hết 500 triệu tiền tiết kiệm cho tôi vay. Mấy năm sau tôi mới trả lại đủ, chị còn không lấy một đồng tiền lãi nào. Tôi chỉ không ngờ chị chồng lưu lại đoạn tin nhắn thoại kia, giờ dùng nó ép buộc tôi.

Bị đặt trong sự tiến thoái lưỡng nan, tôi đành nói chị cho tôi thời gian bàn bạc với chồng. Chị ấy ra về, vẫn không quên dặn dò tôi phải giúp chị. Chị chắc chắn sẽ thành công và báo đáp ơn nghĩa cho tôi.

Hiện tại, tôi chưa nói với chồng. Bởi tôi còn phân vân. Chắc gì chị chồng đã thành công? Lỡ chẳng may chị thất bại thì tôi bị mất tiền sao? Còn vuột mất cơ hội tốt để mua nhà. Nên làm sao mới tốt đây?

Người dân cần chú ý những quy định về cấp sổ đỏ theo Luật mới

0

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thường được người dân gọi là sổ đỏ. Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã quy định các trường hợp không được cấp sổ đỏ.

Cụ thể bao gồm 7 trường hợp đất sau quy định tại Điều 151: 

+ Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo Điều 179 Luật Đất đai 2024.

+ Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật Đất đai 2024, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp sổ đỏ với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a Khoản 2 Điều 181 của Luật Đất đai 2024.

 

Người dân cần chú ý những quy định về cấp sổ đỏ theo Luật mới

 

Người dân cần chú ý những quy định về cấp sổ đỏ theo Luật mới

+ Đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 3 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng không thực hiện.

+ Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

6 trường hợp tài sản gắn liền với đất sẽ không được cấp sổ đỏ

+ Tài sản gắn liền với đất thuộc 1 trong 7 trường hợp không cấp sổ hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai hiện hành.

+ Nhà ở hoặc công trình xây dựng được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng tạm thời bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính.

+ Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 3 năm kể từ thời điểm có các thông báo, quyết định này mà không thực hiện.

 

+ Nhà ở, công trình được xây dựng sau khi công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ:

– Các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Công trình di tích lịch sử – văn hóa đã xếp hạng.- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp sổ đỏ.

+ Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

+ Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật Đất đai 2024.

Quy định về diện tích tối thiểu khi được cấp sổ đỏ

Không yêu cầu diện tích khi cấp sổ đỏ lần đầu

 

Luật Đất đai số 31 quy định rằng lần đầu cấp sổ đỏ không quy định diện tích nhưng phải đáp ứng điều kiện:

– Trường hợp 1: Cấp Giấy chứng nhận đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất. (Điều 137)

– Trường hợp 2: Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm quy định về đất đai hoặc không thuộc trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền (Điều 138)

– Trường hợp 3: Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 140)

Trường hợp tách thửa hợp thửa thì diện tích tối thiếu là bao nhiêu?

Các trường hợp cấp sổ đỏ do tách thửa cũng cần phải tuân thủ các điều kiện của đất khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Cụ thể, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa, hợp thửa như sau:

 

– Các thửa đất sau khi tách bắt buộc phải đảm bảo được diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND tỉnh. Như vậy quy định diện tích tối thiểu không đồng nhất ở các địa phương mà tùy theo tình hình thực tế từng địa phương và Tỉnh sẽ quy định.

Trong trường hợp đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời cùng với việc hợp thửa với thửa liền kề.

– Trường hợp đất đã chuyển mục đích sử dụng 01 phần thửa đất thì sau khi tách diện tích tối thiểu của thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp thửa đất có sự kết hợp giữa đất ở và loại đất khác thì không bắt buộc phải tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách.

– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án mà việc phân chia lại không đảm bảo được các điều kiện, diện tích và kích thước không đủ theo quy định của pháp luật thì không được tách thửa.

Như vậy có thể thấy, đối với tách thửa thì bắt buộc phải kèm theo yêu cầu về diện tích tùy theo loại đất và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng vẫn được cấp Sổ đỏ theo Điều 146 Luật Đất đai 2024.

Luật Đất đai số 31 có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 sớm hơn dự kiến 1/1/2025. Bởi thế người dân cần chú ý những quy định mới này để tránh làm sai.

Từ ngày mai 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

0

Từ ngày 1/1/2025, khi Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024 có hiệu lực, bảo hiểm xe máy có còn bắt buộc theo luật mới không? Đây là câu hỏi mà còn rất nhiều người dân thắc mắc.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã có quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

“Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 56 của luật này, người lái xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Chứng nhận đăng ký xe.
  • Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
  • Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (nếu có).
  • Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Như vậy, việc sở hữu và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc từ ngày 1/1/2025.

Nếu không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phí bảo hiểm xe máy cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được quy định như sau:

  • Đối với mô tô 2 bánh dưới 50 cc: 55.000 đồng.
  • Đối với mô tô 2 bánh từ 50 cc trở lên: 60.000 đồng.

Do đó, từ ngày 1/1/2025, việc mua và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc khi tham gia giao thông.

Từ 1/1/2025: 8 trường hợp sang tên Sổ Đỏ được miễn thuế phí, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi…

0

Theo quy định những trường hợp này khi sang tên Sổ đỏ sẽ được miễn lệ phí, đó là những ai.

Sang tên sổ đỏ là gì?

Sang tên sổ đỏ là gì đó chính là việc người dân đăng ký biến động tài sản cụ thể là đất và nhà ở gắn liền với đất. Nói một cách khác thì việc sang tên sổ đỏ nhằm chuyển giao quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất từ người này sang người khác. Khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, người dân cần nộp 4 loại phí theo quy định. Nhưng theo quy định thì có 8 trường hợp này khi sang tên sổ đỏ được miễn thuế phí.

8 trường hợp miễn phí thuế khi sang tên sổ đỏ

1. Vợ với chồng hoặc chồng với vợ.

2. Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ.

3. Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi.

4. Cha chồng, mẹ chồng với con dâu.

5. Cha vợ, mẹ vợ với con rể.

6. Ông nội, bà nội với cháu nội.

7. Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.

8. Anh, chị em ruột với nhau.

Trường hợp nào sang tên Sổ đỏ được miễn thuế phí

Trường hợp nào sang tên Sổ đỏ được miễn thuế phí

Những trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân khi sang tên sổ đỏ 

1. Sang tên giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh em ruột với nhau.

2. Đất do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản thuộc diện được miễn thuế.

Trường hợp sang tên sổ đỏ được miễn lệ phí

Trường hợp sang tên sổ đỏ được miễn lệ phí

3. Thu nhập từ chuyển nhượng mà người sang tên chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

4. Trường hợp nhận thừa kế, quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

TỪ NGÀY MAI (1/1/2025) Bắt buộc bật đèn xe từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau…Ph:ạt rất nặng …

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) thay đổi quy định về khung giờ bắt buộc bật đèn xe và có quy định chi tiết hơn về sử dụng đèn khi tham gia giao thông.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, Điều 20 quy định về việc sử dụng đèn dành cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Điều luật này có thay đổi so với trước đó.

    Theo đó, Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định về sử dụng đèn xe như sau:

    1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

    2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

    a) Khi gặp người đi bộ qua đường;

    b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

    c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

    d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

    3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

    Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về bật đèn xe như sau:

    – Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

    – Phải bật đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ.

    – Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    – Không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.

    Như vậy, so với quy định hiện hành, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thành 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

    Về quy định xử phạt, hiện Nghị định 100/2019 chỉ có quy định mức phạt đối với việc không bật đèn xe từ 19 giờ. Do đó, việc áp dụng quy định xử phạt từ 1/1/2025 cần chờ hướng dẫn mới của cơ quan chức năng.

    Tổng hợp