Home Blog Page 682

Căn đường c:ực chuẩn với thầy dạy lái xe lâu năm: Chỉ với 5 bước, lái mới đi thành thạo như tài xế taxi, “cân” mọi cung đường khó

0

Căn  xe ô tô, căn khoảng cách với các  xe khác khi chạy trên đường là kỹ năng rất quan trọng nhằm đảm bảo an  toàn cho người điều khiển xe cũng như người đi đường.

Cách căn đường khi lái xe ô tô

Cách xác định vị trí x

Để xác định vị trí của xe ô tô, cần lấy vị trí của ngưới lái chiếu xuống mặt đường làm mốc chuẩn. Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch sang phải so với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy sang phần đường bên phải. Vị trí này càng xa trục tim đường về bên phải bao nhiêu nghĩa là  xe đang chạy nhiều hơn sang phần đường bên phải bấy nhiêu.

Kỹ thuật căn đường khi lái  xe. (Ảnh minh hoạ).

Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch sang bên trái tim đường đồng thời cách tim đường 35 – 45 cm về bên trái, nghĩa là xe đang chạy đúng giữa đường.

Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch hẳn sang bên trái tim đường, đồng thời cách tim đường trên 45 cm nghĩa là xe đang chạy sang phần đường bên trái. Vị trí càng xa trục tim đường về bên trái bao nhiêu nghĩa là  xe càng chạy nhiều hơn sang phần đường bên trái bấy nhiêu.

Cách xác định hướng  xe di chuyển

Xe chạy thẳng đúng làn đường: Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường song song với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy đúng theo làn đường, không bị lệch.

Xe chạy lệch ra khỏi làn đường: Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường tạo một góc so với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy lệch làn đường. Tình huống này chỉ xảy ra khi xe cần chuyển làn hay chuyển hướng. Còn nếu đang đi thẳng mà thấy  xe có dấu hiệu lệch làn thì tiến hành chỉnh lại vô lăng để  xe bám theo đúng làn đường.

Cách căn đầu  xe ô tô

Phần đầu xe là khu vực khó cảm nhận để điều khiển chính xác, nhất là với người mới lái xe. Nguyên nhân do thiết kế đặc thù của phần đầu ô tô tạo ra nhiều điểm mù khiến người lái khó quan sát.

Mỗi loại xe sẽ có hình dáng và kích thước khác nhau nên cách canh khoảng cách trên xe hơi cũng sẽ khác nhau. Theo kinh nghiệm căn đường chính xác cho người mới lái xe, người lái nên tự xác định một điểm nào đó làm mốc, để từ đó có thể suy ra khoảng cách an  toàn. Điều này giúp canh đầu  xe một cách dễ dàng hơn.

Đo khoáng cách với  xe máy chạy phía trước

Để biết khoảng cách an  toàn giữa đầu  xe ô tô với xe máy chạy phía trước có thể tự đo như sau:

Đậu xe ô tô và đặt một chiếc xe máy cách đầu xe ô tô tầm 1 m. Tiếp theo ngồi vào ghế lái ô tô, xem mình có thể nhìn thấy đến điểm nào trên xe máy. Từ đó suy ra khi đi trên đường, nếu có xe máy chạy phía trước thì điều chỉnh khoảng cách xe sao cho thấy được điểm đó. Đây là khoảng cách an  toàn tối thiểu cần phải giữ.

Thông thường với  xe máy chạy phía trước, khoảng cách an  toàn tối thiểu là người lái ô tô thấy được biển số  xe máy. Do đó nếu thấy đầu  xe ô tô che khuất biển số xe máy phía trước thì cần giảm tốc độ gấp vì đã vượt quá khoảng cách an toàn.

Đối với ô tô chạy phía trước

Cách căn xe hai bên hông

Để biết cách căn đầu ô tô với xe ô tô chạy phía trước cũng thực hiện cách đo tương tự như trên. Hãy tìm một chiếc  xe ô tô đang đậu gần đó và lái xe của mình đến  gần xe họ sao cho đuôi xe họ cách đầu xe mình tầm 1 – 1,5 m (nhờ một người đứng bên ngoài quan sát). Sau đó từ ghế lái xem mình có thể thấy được điểm nào trên  xe ô tô phía trước, hãy lấy điểm đó làm mốc ghi nhớ. Thực hiện tương tự với các khoảng cách xa hơn. Ví dụ khi cách 1 m sẽ thấy được mép biển số, cách 2 m sẽ thấy được bánh sau, cách 3 m thấy được điểm tiếp đất của bánh sau…

Lưu ý ô tô có nhiều loại với độ cao gầm khác nhau như  xe sedan/hatchback, xe SUV, xe bán tải… Do đó muốn biết chính xác khoảng cách an  toàn với loại xe nào thì nên tiến hành đo với loại xe đó.

Thông thường khoảng cách an  toàn giữa hai ô tô tối thiểu là người lái  xe phía sau phải quan sát được biển số của xe chạy phía trước. Nếu xe phía sau muốn quay đầu khi xe phía trước đang đỗ thì xe phía sau cần phải có đủ khoảng trống. Trong tình huống này thông thường người lái phải lùi lại làm sao cho thấy được bánh xe của  xe phía trước là đủ.

Cách căn xe bên phải

Tương tự đầu xe, việc căn xe bên phải hay căn hông xe cũng gây khó khăn cho nhiều người. Khi chạy trên đường lớn, nhiều làn đường, người lái sẽ dễ căn hơn do khoảng cách giữa các  xe khá xa. Nhưng khi chạy trong phố, mật độ phương tiện dày đặc thì căn xe bên phải khá vất vả. Nếu sơ suất rất dễ bị va quẹt.

Để biết khoảng cách an  toàn giữa xe ô tô với  xe máy chạy bên phải có thể thực hiện bằng cách: Đậu  xe ô tô và đặt một chiếc  xe máy ở góc phải đầu xe. Tiếp theo ngồi vào ghế lái ô tô, xem mình có thể nhìn thấy đến điểm nào trên xe máy hoặc người lái xe máy. Từ đó suy ra khoảng cách an toàn. Có thể đặt xe máy ở nhiều vị trí khác nhau bên phải để tập quan sát cho quen mắt.

Còn để biết cách canh  xe bên phải đối với xe ô tô khác, tài xế hãy đỗ xe lại, tiến hành đo điểm giao nhau giữa đường thẳng kẻ từ bánh xe bên phải chạy lên và đường ngang kẻ từ mép đầu  xe chạy qua. Khi xác định được điểm mốc này, người lái có thể căn chỉnh dễ dàng hơn, tránh vướng các xe chạy bên phải.

Một cách canh phải khác là xem khoảng cách của xe họ với vạch phân cách là bao nhiêu. Nhìn gương chiếu hậu hoặc tưởng tượng đường bánh xe và dò theo để suy đoán khoảng cách mép  xe mình với vạch phân cách là bao nhiêu. Từ đó dự đoán khoảng cách xe mình và xe họ là bao nhiêu.

Cách căn khoảng cách với xe chạy làn ngược chiều

Trên đường bình thường

Khi hai  xe sắp gặp nhau, cả hai đều phải giảm tốc độ trong khoảng cách tối thiểu 100 – 200 m. Người lái cần đi đúng làn đường của mình. Để an  toàn có thể hình dung chia phần đường của mình thành 3 phần bằng nhau. Điểm từ vị trí người lái chiếu xuống mặt đường phải nằm trên đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường. Nghĩa là khi này,  xe sẽ nằm ở hơn 2/3 bên phải của phần đường. 1/3 còn lại bên trái cạnh tim đường sẽ để trống nhằm tránh hai xe va quẹt khi chạy qua nhau.

Trên đường hẹp

Với đường hẹp, theo quy tắc phần đường của  xe bên nào rộng thì chủ động nhường cho xe còn lại. Không nên cố tranh khi vào đường hẹp vì rất dễ mắc kẹt, gây cản trở giao thông. Lưu ý khi dừng xe để nhường đường cho xe chạy ngược chiều thì nên dừng xe ngay ngắn. Không dừng chéo đường, chếch đầu hướng vào và quay đuôi hướng ra.

Trên đường ổ gà, có chướng ngại vật

Vết bánh  xe phía trước bên trái sẽ cách 10 – 15 cm tính từ tâm cánh tay trái của người lái chiếu xuống mặt đường. Người lái chỉ cần dựa vào con số này là có thể tính được vị trí của vết bánh  xe phía trước bên trái, từ đó điều chỉnh để đi qua ổ gà hay chướng ngại vật một cách dễ dàng

‘Biển báo chỉ nằm bên phải – bẫy giao thông ở Việt Nam’

0

Biển cấm ôtô rẽ trái hoặc quay đầu nhưng lại nằm ở lề đường bên phải, cách xa có khi vài chục mét, rất khó quan sát.

Nhà hàng mà gia đình tôi thường ăn tối cuối tuần nằm ở phía bên kia đường, tức theo chiều di chuyển, tôi sẽ phải quay đầu. Nhiều năm nay tôi vẫn lái  xe như vậy. Nhưng cách đây vài tháng, chiếc  xe cầu vượt hoàn thiện. Vài ngày đầu khi chưa chính thức thông xe (nhưng vẫn mở cho các phương tiện di chuyển), ở nơi tôi thường quay đầu, cũng là đoạn từ cầu vượt xuống, có biển cấm quay đầu cắm ngay dải phân cách giữa đường. Tôi hiểu rằng khi có cầu vượt, nếu các phương tiện dừng ở đây để quay đầu sẽ gây ùn tắc giao thông. Hợp lý. Tôi đi lên điểm phía trên để quay đầu.

Nhưng chuyện xảy ra vào tuần sau đó, khi cầu đã thông  xe chính thức, tôi quay lại đây ăn tối, thì tấm biển báo cấm quay đầu đã không còn ở dải phân cách giữa đường nữa. Tôi hí hửng quay đầu thì bị chặn  xe. Hóa ra vẫn có biển cấm, nhưng nó đã di chuyển sang lề đường bên phải, và một chiếc xe buýt to lớn đã chắn hết tầm nhìn của tôi.

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Vậy đấy, từ chỗ rất hiệu quả, chiếc biển báo được di chuyển ra chỗ kém hiệu quả hơn rất nhiều. Mà không chỉ trong phố, trên đường cao tốc cũng vậy. Khi ô tô chạy ở làn sát dải phân cách ở tốc độ 120 km/h, ở phía bên kia đường xuất hiện biển báo 80 km/h, tài xế phanh dúi dụi.

Tại sao việc đơn giản là cắm biển ở ngay dải phân cách để các phương tiện, đặc biệt là người lái ôtô dễ quan sát mà chúng ta không làm? Mà nếu để cẩn thận hơn, ở những nơi đường rộng, ví dụ 3-4 làn trở lên, cắm cả hai bên là tốt nhất. Biển báo hiện nay cứ như những cái bẫy giao thông.Một lần khác tôi đi với bạn, khi vào khu vực dân cư, ứng dụng bản đồ đọc thông báo giới hạn tốc độ 50 km/h, nhưng bạn tôi lái  xe không hiểu vì sao. Lúc ấy tôi mới nói có biển báo khu dân cư thật, nhưng nó nằm ở lề đường và một lùm cây um tùm bọc bên ngoài. Ở các góc khác nhau, có thể không nhìn thấy.

Tôi lái  xe ở nước ngoài, biển báo của họ thường đặt ngay ở giữa đường, rất dễ quan sát, không đánh đố cho những ai không quen đường. Việc dễ như vậy, sao ta không làm?

Độc giả Lê Tuấn

Cách check phạt nguội xe ô tô năm 2024: Người dân và doanh nghiệp cần biết

0
1. Quy định về phạt nguội

 

 Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với chủ phương tiện giao thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông mà không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm. Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với các lỗi vi phạm giao thông được ghi lại bằng camera giám sát.

Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế  phạt nguội còn có thể áp dụng khi có các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 135/2021/NĐ-CP và quy định sau đây:

(1) Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm:

– Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt;

– Phòng Cảnh sát giao thông

– Đội Cảnh sát giao thông – trật tự thuộc Công an cấp huyện.

(2) Đơn vị Cảnh sát giao thông quy định tại Mục (1) có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh).

(3) Cán bộ Cảnh sát giao thông khi tiếp nhận, thu thập được dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA) và báo cáo Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

– Trường hợp dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

(4) Việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký  xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

(5) Căn cứ kết quả xác minh quy định tại Mục (4), Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA).

Trường hợp quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông không đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền thụ lý vụ việc tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA); Công an xã, phường, thị trấn khi nhận được thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện, đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và thông báo lại cho cơ quan Công an đã gửi thông báo (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA).

check phạt nguội

Cách  check phạt nguội phạt nguội  xe ô tô năm 2024: Người dân và doanh nghiệp cần biết (Ảnh minh họa – Nguồn từ internet)

2. Các cách check phạt nguội thông dụng năm 2024

Người dân và doanh nghiệp cần nắm rõ cách  check phạt nguội phạt nguội xe ô tô năm 2024 để kịp thời xử lý các lỗi vi phạm, tránh bị xử phạt nặng hơn.

2.1. Check phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Để tiến hành tra cứu phạt nguội trên website của Cục Cảnh sát giao thông, người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: TẠI ĐÂY.

Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số  xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được, bạn đọc vui lòng thực hiện nhiều lần, nhập chính xác cụm ký tự chữ và số này.

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là  xe không bị  phạt nguội.

check phạt nguội 1

2.2.  Check phạt nguội phạt nguội trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp  tra cứu phạt nguội trên website như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bà Rịa – Vũng Tàu…

Tại TPHCM, người dân có thể truy cập vào website: TẠI ĐÂY nhập các thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu.

check phạt nguội 3

2.3. Check phạt nguội bằng sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng  tra cứu phạt nguội phạt nguội trên ứng dụng điện thoại di động. Các ứng dụng tra cứu  phạt nguội đều được hỗ trợ cài đặt trên cả nền tảng Android và IOS.

Trên đây là cách  check phạt nguội  xe ô tô năm 2024. Người dân và doanh nghiệp cần nắm rõ cách tra cứu để kịp thời xử lý các lỗi vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông

15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn

0

Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục vì vậy việc nắm rõ các bước cơ bản sẽ giúp các tài mới tự tin, đảm bảo an toàn khi lái ô tô số sàn.

 

Học lái ô tô số sàn thường khiến các tài mới bị lúng túng trong việc phối hợp các thao tác sang số, côn, ga,  phanh… Bởi so với ô tô số tự động, việc lái xe số sàn đòi hỏi nhiều thao tác xử lý. Để thuần thục, người học lái xe số sàn, thậm chí là các tài mới cần nắm rõ các bước vơ bản để có thể thao tác, xử lý thuần thục và đảm bảo an toàn.
15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn được Wikihow minh họa qua hình ảnh dưới đây sẽ góp phần giúp người học cũng như các tài mới dễ hình dung và “khắc cốt ghi tâm” khi lái ô tô số sàn:

1. Vào vị trí ghế lái, thắt dây an toàn

Đây là thao tác cơ bản đầu tiên bạn cần nhớ khi sử dụng ô tô. Việc thắt  dây an toàn sẽ giúp bạn và mọi người ngồi trên ô tô luôn được bảo vệ trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường.

2. Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn, embrayage)

Với ô tô số sàn, người điều khiển cần ghi nhớ cần điều khiển chân côn nằm ở phía ngoài cùng bên trái. Vị trí chính giữa là  phanh và chân ga ở ngoài cùng bên phải. Côn được nhả ra để truyền động từ động cơ đang quay đến các bánh xe và cho phép bạn sang số. Trước khi bạn sang số (lên hoặc xuống), phải nhấn côn.

3. Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng

Cũng giống như các lái xe số tự động, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương chiếu hậu… để có tư thế ngồi phù hợp, thoải mái nhất với vóc dáng của mình và đảm bảo tầm nhìn, bao quát xung quanh. Chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể nhấn hết chân côn xuống sàn.

4. Đạp, giữ chân côn sát sàn

Đây là cách giúp người lái có thể cảm nhận hành trình chân côn để chú ý xem chân côn chuyển động khác với chân  phanh và chân ga như thế nào. Tốt nhất, nên làm quen với việc cách thả chân côn nhanh và chậm.

5. Kiểm tra, đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral)

Sau khi làm quen với hành trình chân côn, ga,  phanh… Nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral). N là chữ viết tắt từ “Neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.

6. Đạp côn, vặn chìa khóa khởi động xe

Đạp sát chân côn, đồng thời xoay chìa khóa khởi động xe (hoặc nhấn nút với các xe có trang bị nút khởi động).

7. Khi động cơ đã được khởi động, có thể nhả chân khỏi chân côn (cần số ở vị trí trung tâm)

Khi động cơ đã được khởi động, người lái có thể nhả chân khỏi chân côn, nên nhớ lúc này cần số luôn ở vị trí trung tâm.

8. Đạp côn, vào số 1

Đạp hết hành trình chân côn, chuyển cần số sang vị trí số 1 theo sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số.

9. Nhả phanh tay, từ từ nhả chân côn cho xe di chuyển

Để xe có thể di chuyển, người lái nên nhả  phanh tay, sau đó từ từ nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi bạn nghe tiếng động cơ bắt đầu giảm. Bạn có thể lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi bạn có thể nhận ra âm thanh này ngay lập tức. Đây là điểm ma sát của  ly hợp giúp chiếc xe chuyển động về phía trước và cũng là tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển. Nhả bàn đạp  ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà. Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô-men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

10. Nhả côn, vào ga

Nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ đồng thời chân phải nhấn nhẹ vào bàn đạp ga. “Côn ra, ga vào” – bạn sẽ phải làm việc này một vài lần để tìm được sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai thao tác này. Lưu ý, nếu bạn thả chân côn quá nhanh xe sẽ bị dừng, tắt máy.

11. Đạp côn, sang số khi vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút

Thời điểm sang số phụ thuộc vào tốc độ, vòng tua chiếc xe bạn đang lái. Thông thường, khi đồng hồ vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút, âm thanh động cơ phát khá lớn. Bạn phải học cách nhận ra âm thanh này để chọn thời điểm sang số phù hợp. Nhấn chân côn và chuyển cần số từ vị trí số 1 thẳng xuống vị trí số 2.

12. Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Sau khi đã sang số, bạn nên lặp lại thao tác cũ: từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga cho xe tăng tốc.

13. Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn

Khi xe đang cài số và đang đạp ga bạn nên nhả chân ra khỏi chân côn. Để chân nghỉ trên chân côn là một thói quen xấu, nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc chân côn – nên việc tăng áp lực sẽ khiến chân côn sớm bị mòn.

14. Khi muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh… và nhấn dần chân côn

Khi muốn giảm tốc độ, dừng xe ngườu lái nhả chân phải ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân  phanh xuống, nếu tốc độ di chuyển còn khoảng 15 km/giờ bạn sẽ cảm nhận thấy xe bắt đầu rung giật. Lúc này, nhấn hoàn toàn chân côn xuống, di chuyển cần số đến vị trí trung tâm (số N) để tránh xe bị tắt máy.

15. Khi bạn đã thuộc lòng những điều trên, lái xe số sàn là việc rất dễ dàng

Một khi đã làm chủ và thuần thục cách lái ô tô số sàn, người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng người lái

Từ nay 2024: Người dân tham gia giao thông được hưởng 1 quyền lợi đặc biệt chưa từng có, đó là gì?

0
Từ nay khi tham gia giao thông người dân có sẽ được hưởng thêm một quyền lợi mới, đó là gì hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ứng dụng  VNeID là gì?

Theo như thông tin ban đầu thì ứng dụng  VNeID là một ứng dụng thiết bị cài đặt trên điện thoại thông minh được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư được Bộ Công An Việt Nam xây dựng nhằm thu thập và quản lý những thông tin của người dân tốt hơn. Đồng thời, khi người dân cài đặt ứng dung này thì sẽ có thể tích hợp mọi giấy tờ cá nhân lên đó và sử dụng như bản cứng. Trong đó, khi tải ứng dụng VNeID người dân có thể tích hợp Giấy phép lái  xe, Giấy đăng ký  xe, bảo hiểm xe, và các loại giấy tờ khác. KHi lưu thông trên đường người dân chỉ cần mang theo điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng  VNeID và có tích hợp các loại giấy tờ cá nhân thì sẽ không lo bị xử phạt. Bởi những loại giấy tờ này khi đã tích hợp lên ứng dụng sẽ có giá trị tương đương như mang theo bản cứng.

4 loại giấy tờ có thể tích hợp định danh ai cũng nên

Cụ thể, Điều 38 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đề xuất về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người lái  xe tham gia giao thông đường bộ phải có giấy phép lái  xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 3 Điều này

Theo đó, khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

1- Chứng nhận đăng ký xe;

2- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

3- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với  xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

4- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ  xe cơ giới.

ip4-010623-163333

Theo dự thảo luật, trường hợp thông tin của các loại giấy tờ trên đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử thì không phải mang theo.

Cách xuất trình giấy tờ bằng tài khoản định danh điện tử cần biết

Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng  VNeID để thay thế nhiều loại giấy tờ khi thực hiện các thủ tục hành chính, cụ thể:

Tương đương việc sử dụng căn cước công dân khi thực hiện các thủ tục, giao dịch yêu cầu xuất trình căn cước công dân.

– Chứng minh cư trú thay cho sổ hộ khẩu, giấy xác nhận cư trú.

– Cung cấp thông tin giấy phép lái  xe, thẻ bảo hiểm y tế… để đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình các giấy tờ đó.

Trong bản cập nhật 2.0.8, nhà phát triển ứng dụng  VNeID đã bổ sung thêm tùy chọn Xuất trình giấy tờ, cho phép người dùng xuất trình giấy phép lái  xe, căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế… nhanh hơn khi cơ quan chức năng yêu cầu, thay thế các giấy tờ vật lý.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, người dân có thể xuất trình giấy tờ bằng  VNeID thay thế.

4 loai giay to nguoi dan khong cam mang theo khi tich hop vneid

Như vậy, từ nay người dân khi tham gia giao thông có thể an tâm không cần phải mang quá nhiều giấy tờ ra ngoài phòng trường hợp bị móc ví hoặc đánh rơi giấy giờ mất giấy tờ cần thiệt. Người dân chỉ cần tải ứng dụng  VNeID và tích hợp những giấy tờ cần thiết lên ứng dụng sẽ có giá trị sử dụng như bản cứng.

Bạn nên cẩn trọng 6 thứ trong cốp xe máy, chúnɢ thể phát nổ bất kì lúc nào

0

Hãy bỏ nɢay nhữnɢ νật dụnɢ này ra khỏi cốp xe nếu khônɢ muôn chiếc xe mình thành đốnɢ sắt νụn gây nɢuy hiểm

Rượu

Vì cốp xe rất nóng, nhiệt độ có thể khiến chất lỏng giãn nở đủ để làm nắp chai bị hở và rượu sẽ rò rỉ ra bên ngoài. Không khí xâm nhập vào sẽ làm nhiễm khuẩn rượu bên  trọng. Hơn nữa, rượu bị rò rỉ gặp nhiệt độ cao cũng rất dễ gây cháy nổ. Ngay cả khi không có chuyện cháy nổ xảy ra thì để chai rượu  trong cốp xe cũng làm ảnh hưởng đến mùi vị của nó.

Nước hoa

Bạn cần biết rằng  trong nước hoa có chứa cồn. Đó là lý do mà chúng rất dễ bị bắt lửa. Nếu để nước hoa trong cốp xe, nhiệt độ cao sẽ khiến mùi hương của chúng bị biến đổi đồng thời có thể gây cháy nổ khi quá nóng.

Gôm xịt tóc

Trong các loại gôm xịt tóc cũng có chứa một thành phần cực kỳ dễ bắt lửa. Các loại bình xịt này đều phải lợi dụng sự thay đổi về áp suất để giải phóng chất bên  trong. Khi tiếp xúc với nhiệt độ, áp suất bên trong bình kín cũng sẽ bị tăng lên, dễ khiến bình xịt phát nổ, gây hại cho cả xe lẫn người lái.

Lon nước có gas

Có một số loại nước giải khát được nhà sản xuất đóng gói  trong các lon bằng nhôm. Nếu bạn bỏ chúng vào cốp  xe máy thì khi gặp nhiệt độ cao, áp suất trong lon nước sẽ tăng lên. Áp suất cộпg với khí gas bị пéп bêп troпg sẽ khiếп loп пước пgọt trở thàпh một quả bom có thể phát пổ dễ dàпg.

Bật lửa

Bật lửa cũng là một  trong những vật dụng mà bạn tuyệt đối không được để trong cốp  xe máy. Lý do là bởi nhiệt độ trong cốp xe máy khá cao còn bật lửa lại có gas. Nhiệt độ cao có thể khiến bật lửa phát nổ, cực kỳ nguy hiểm nếu như lúc này bạn đang điều khiển  xe máy.

Thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, sạc dự phòng,… cũng là những thứ không nên đặt  trong cốp xe máy. Điều này không chỉ khiến tuổi thọ của chúng giảm đi mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người lái. Nếu di chuyển quãng đường dài, nhiệt độ  trong cốp xe có thể khiến màn hình của thiết bị biến dạng, các loại pin dưới nhiệt độ cao rất dễ phát nổ.

Ngoài các vật dụng trên thì cốp xe cũng không phải nơi thích hợp để chứa thuốc, mỹ phẩm, kính mát và thực phẩm. Nhiệt độ khiến thuốc mất tác dụng, mỹ phẩm biến chất gây dị ứng, nhựa trong kính mát nóng chảy gây hại cho đôi mắt và khiến thực phẩm dễ ôi thiu

Hướng dẫn chi tiết cách chạy xe số sàn không lo bị giật, c.h.ế.t máy

0

Hướng dẫn cách vào số xe số sàn đơn giản, nhanh chóng

Khi thực hiện vào số trên xe ô tô số sàn, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đạp chân côn.

  • Bước 2: Vào số.

  • Bước 3: Nhả chân côn từ từ và đạp nhẹ chân ga.

Cách vào số ô tô số sàn như sau:

  • Số 1: Bạn hãy đẩy cần số sang hết bên trái, sau đó đẩy lên.

  • Số 2: Bạn hãy đẩy cần số sang hết bên trái, sau đó đẩy xuống.

  • Số 3: Bạn hãy đẩy cần số sang về giữa, sau đó đẩy lên.

  • Số 4: Bạn hãy đẩy cần số sang về giữa, sau đó đẩy xuống.

  • Số 5: Bạn hãy đẩy cần số sang hết bên phải, sau đó đẩy lên.

  • Số R: Bạn hãy đẩy cần số sang hết bên phải, sau đó đẩy xuống.

  • Số N: Bạn hãy đẩy cần số về vị trí chính giữa của trục ngang.

Cách chạy xe số sàn êm ái, an toàn

1. Hướng dẫn từng bước chạy xe ô tô số sàn

Trước khi chạy xe ô tô số sàn, bạn hãy chỉnh ghế sao cho tư thế ngồi thoải mái nhất, sau đó chỉnh  gương chiếu hậu để quan sát rộng và thắt dây an  toàn. Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây để lái xe:

  • Bước 1: Chân trái tài xế cần đạp hết chân côn.

  • Bước 2: Kiểm tra xem cần số đã về vị trí N hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy chuyển về vị trí N ở ngay điểm giữa của chữ H.

  • Bước 3: Chân trái giữ đạp chân côn, tay phải bật chìa khóa để nổ máy xe. Sau khi xe đã nổ máy, bạn có thể nhả chân côn.

  • Bước 4: Chân trái đạp chân côn, tay phải gạt cần số để về số 1 và bắt đầu chạy xe.

  • Bước 5: Chân trái từ từ nhả chân côn. Lúc này, bạn không nên nhả nhanh vì  xe có thể bị giật và tắt máy. Tốt nhất hãy đợi xe bắt đầu lăn bánh thì mới nhả hết chân côn, còn chân phải bắt đầu đạp nhẹ chân ga.

  • Bước 6: Khi xe chạy tới tốc độ khoảng 15 – 20km/h, chân trái tiếp tục đạp chân côn đến hết hành trình, rồi gạt cần số sang số 2, sau đó từ từ nhảy chân côn đồng thời đạp nhẹ chân ga. Nếu cần chuyển sang các số khác, bạn hãy lặp lại bước 6.

2. Hướng dẫn chi tiết cách dừng đổ xe số sàn

Nếu cần dừng đỗ xe ô tô số sàn, bạn hãy:

  • Bước 1: Chuyển chân phải từ chân ga sang chân  phanh, sau đó đạp  phanh để giảm tốc độ từ từ.

  • Bước 2: Khi xe sắp dừng, chân trái cần đạp chân côn để tránh làm xe bị tắt hoặc giật.

  • Bước 3: Khi xe đã dừng hẳn, bạn hãy chuyển cần số về vị trí N.

  • Bước 4: Kéo phanh tay và tiến hành tắt máy xe.

3. Hướng dẫn cách lùi xe số sàn

Khi cần lùi xe số sàn, bạn hãy thực hiện:

  • Bước 1: Dừng xe và bật đèn cảnh báo để lùi xe.

  • Bước 2: Đạp chân côn, chân phanh và chuyển cần số sang số lùi R.

  • Bước 3: Từ từ nhả chân côn, sau đó đạp nhẹ chân ga để lùi xe

Bắt đầu từ 01/6/2024: Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe?

0

Thông tư 05/2024/TT-BGTVT vừa được Bộ GTVT ban hành mới đây đã bổ sung thêm những trường hợp tài xế bị thu hồi giấy phép lái xe mọi người cần lưu ý.

 

6 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe từ 01/6/2024

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Căn cứ khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe bao gồm:

– Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe;

– Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe;

– Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình;

– Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện

– Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký;

– Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trình tự thu hồi Giấy phép lái xe từ 01/6/2024

Cụ thể tại khoản 15 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT), cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

– Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi và hủy bỏ giấy phép lái xe. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép lái xe, người lái xe phải nộp giấy phép lái xe bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái xe đã cấp và hủy bỏ theo quy định;

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy phép lái xe là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp giấy phép lái xe.

GPLX bị thu hồi xử lý ra sao?

Đối với trường hợp GPLX bị thu hồi, Thông tư 05 cũng đã quy định rõ.

Cụ thể, đối với các trường hợp 1,2,4,6 khi GPLX bị thu hồi sẽ không có giá trị sử dụng. Cơ quan quản lý GPLX cần cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin GPLX kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu như có nhu cầu cần cấp lại GPLX cần học sát hạch lại như trường hợp cấp GPLX lần đầu.

Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình. 

Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình.

Đối với trường hợp này, sau 1 năm kể từ ngày quyết định thu hồi GPLX có hiệu lực, các cá nhân nếu có nhu cầu cấp GPLX thì cần đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại nội dung được quy định tại khoản 4 điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.

Đối với trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi do “Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng GPLX, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký” sẽ được xử lý theo hai trường hợp.

Cụ thể:

– Nếu giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng cần thực hiện thủ tục đổi GPLX do ngành GTVT cấp.

– Nếu GPLX quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng cần phải thủ tục cấp lại GPLX.

Thế giới quy định thế nào về đèn vàng? thế mới thấy VN chúng ta khác biệt thế nào

0

Theo quy định chung, khi thấy đèn vàng, các lái xe cần dừng lại nếu an toàn, nếu đã qua vạch, cần quan sát cẩn thận khi qua giao cắt.

Vượt đèn vàng có bị phạt?

Đèn vàng là quá trình chuyển đổi từ đèn xanh sang đèn đỏ, có ý nghĩa cảnh báo các lái xe rằng đèn đỏ sẽ xuất hiện. Khi gặp đèn vàng, các lái xe nên dừng lại, nếu có thể thực hiện điều này một cách an toàn. Nếu không thể dừng lại an toàn, người điều khiển phương tiện cần quan sát cẩn thận khi đi qua điểm giao cắt. Quy định này theo luật hiện hành của Mỹ, và cũng được áp dụng ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Đèn vàng tại một điểm đèn tín hiệu giao thông ở Mỹ. Ảnh: Butler Kahn

Đèn vàng tại một điểm đèn tín hiệu giao thông ở Mỹ. Ảnh: Butler Kahn

Có nghĩa, không có luật cấm tuyệt đối các phương tiện vượt đèn vàng. Thay vào đó, nhiều yếu tố thực tiễn khác nhau được cân nhắc trong trường hợp này, đặc biệt nếu xảy ra va chạm.

Những yếu tố này gồm khoảng cách đến đèn và sự xuất hiện của các phương tiện khác xung quanh. Điều này cũng gợi ý rằng dù không phạm luật, việc vượt đèn vàng cần đến sự cân nhắc cẩn thận tùy hoàn cảnh.

Việc vượt đèn vàng cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, và cho thấy sự quan trọng trong việc cân nhắc hành động cũng như trách nhiệm liên quan mà ai đó phải đối mặt nếu xảy ra va chạm.

Riêng ở Đức có một điểm đặc biệt. Đèn vàng không chỉ là sự chuyển đổi giữa đèn xanh sang đèn đỏ, mà cả ngược lại. Cụ thể, trong 1, 2 hoặc 3 giây cuối cùng của quy trình đèn đỏ, đèn vàng sẽ sang và cùng tắt trước khi đèn xanh sáng.

Tranh cãi về quy định phạt lỗi vượt đèn vàng | Tạp chí Giao thông vận tải

Đèn vàng xuất hiện ở mấy giây của cùng của đèn đỏ và cùng tắt trước khi đèn xanh sang tại một điểm đèn tín hiệu ở Đức. Video: FahrerKaserne

Bước đệm đặc biệt này giúp các tài xế lái xe số sàn có thời gian chuyển số, hoặc với các xe sắp đến gần đèn tín hiệu, tài xế không cần phải phanh để dừng hẳn vì ngay sau đó là đèn xanh. Ở Đức, cũng giống nhiều nơi khác, đèn giao thông không hiển thị thời gian nên các tài xế không thể biết còn bao lâu đèn sẽ chuyển màu.

Ở Australia, nếu tài xế có thể dừng xe an toàn nhưng không dừng lại mà vượt đèn vàng, mức phạt sẽ là trừ 3 điểm bằng lái và 380 USD.

Theo quy định ở Mỹ, với xe không kịp dừng đèn vàng vì đã chạy quá vạch kẻ, các tài xế cần đảm bảo phương tiện đi thoát khỏi điểm giao cắt trước khi đèn đỏ sáng. Trong trường hợp phương tiện vượt đèn vàng và vẫn ở trong phạm vi điểm giao cắt khi đèn đỏ sáng, tài xế sẽ bị phạt do vi phạm quy định cấm vượt đèn đỏ, với mức phạt như ở Texas là khoảng 75-200 USD.

Mỹ Anh (theo Auguszt, Anderson Franco)

Xác thực sinh trắc học khi chuyển trên 10 triệu đồng chỉ bằng ảnh tĩnh, thay vì khuôn mặt thật của người dùng.

0

Thử nghiệm một số app ngân hàng tại Việt Nam cho thấy hệ thống xác thực bị đánh lừa bởi ảnh tĩnh, thay vì khuôn mặt thật của người dùng.

Từ 1/7, các giao dịch chuyển khoản trực tuyến 10 triệu đồng trở lên hoặc quá 20 triệu mỗi ngày phải áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học. Việc này nhằm hạn chế nguy cơ người dùng bị mất nhiều tiền nếu tài khoản rơi vào tay kẻ khác.

Để kiểm tra tính hiệu quả, một số người sau khi truy cập tài khoản (đã hoàn thành quét CCCD và khuôn mặt) đã thử chuyển tiền trên 10 triệu đồng, nhưng lấy ảnh chân dung cho ứng dụng ngân hàng, ví điện tử quét thay vì quét trực tiếp khuôn mặt mình. “Tôi dùng 3 tài khoản ngân hàng, 2 ví điện tử để kiểm tra. Hai ví lập tức báo lỗi, không nhận ảnh khi xác thực khuôn mặt. Trong khi đó, với ba ứng dụng ngân hàng, chỉ một phát hiện ra vấn đề, hai ứng dụng còn lại bị ảnh đánh lừa, cho phép chuyển tiền trên 10 triệu đồng bình thường”, Bình Minh, nhân viên kỹ thuật một công ty tại TP HCM, nói.

Xác thực sinh trắc học, chuyển trên 10 triệu đồng chỉ bằng ảnh tĩnh - Báo  VnExpress Số hóa

Theo anh Minh, việc quét ảnh thậm chí diễn ra rất nhanh, trong khi anh xác thực bằng khuôn mặt thật để chuyển khoản thì hệ thống báo lỗi, phải thử 3-4 lần mới thành công.

Thử nghiệm quét ảnh tĩnh trên màn hình laptop để chuyển 11 triệu đồng qua app ngân hàng, thay vì phải nhập OTP hay phải quét khuôn mặt. Video: Phạm Quỳnh

Đại diện một ví điện tử cho biết trước khi quy định của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, nền tảng đã đầu tư nguồn lực để tính toán đến trường hợp bị “vượt mặt”, trong đó có ảnh chụp. “Việc phân biệt phải dựa trên máy học, AI phức tạp, không đơn thuần so sánh tương đồng giữa hai hình ảnh”, người này nói.

Một nguồn tin từ đơn vị cung cấp giải pháp sinh trắc học cho ngân hàng nói với VnExpress, trong giai đoạn đầu, lượng truy cập lớn khiến kho dữ liệu hình ảnh quá tải, kéo theo một số ứng ngân hàng gặp trục trặc khi thực hiện chuyển tiền giá trị lớn hoặc gặp lỗi trong việc phát hiện gian lận ảnh.

Sau khi nhận được phản ánh của VnExpress, các ngân hàng bị “qua mặt” bằng ảnh cho biết đã nhanh chóng cập nhật và đến chiều nay đã không chấp nhận dữ liệu từ ảnh chụp.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết hệ thống xác thực khuôn mặt của họ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27000. Lượng truy cập để thu thập khuôn mặt tăng cao trong những ngày qua dẫn tới việc xác thực bị ảnh hưởng tạm thời. Đơn vị đã xử lý vấn đề, đảm bảo các giao dịch đều được xác thực sinh trắc học bằng gương mặt của khách hàng.

Từ 1 7 chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học |  baoninhbinh.org.vn

Theo ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc công nghệ một startup về tài chính tại TP HCM, nhiều ngân hàng phải dùng giải pháp sinh trắc học từ bên thứ ba. Việc xác thực chia ra nhiều cấp độ, từ việc đối chứng ảnh từ kho dữ liệu và ảnh của người dân khi giao dịch đến việc xác định hình ảnh có bị mạo danh hay không. Trong khi đó, các giải pháp phức tạp như phát hiện ảnh tĩnh, ảnh động, thực thể sống, ảnh deepfake tốn nhiều tài nguyên và thời gian.

“Trong giai đoạn đầu, có thể số lượng giao dịch quá nhiều dẫn đến quá tải. Hệ thống của ngân hàng phải cân bằng giữa độ mượt của giao dịch với hiệu quả về bảo mật. Một số công nghệ như xác minh ảnh tĩnh, động hoặc Active, hoặc xác minh thực thể sống (Liveness Detection) bị tạm thời tắt đi. Sau khi nhận phản ánh, tính năng đã được bật lại. Đó là lý do buổi sáng việc dùng ảnh để lừa hệ thống xác thực thành công nhưng buổi chiều đã bị vô hiệu hóa”, ông Kiệt lý giải.