Home Blog Page 3

Bé Ngọc lấy chồng ngay xã bên cạnh. Hai đứa học chung từ thời phổ thông, tình bạn thành tình yêu kết thúc bằng một đám cưới đẹp như mơ. Cả làng ai cũng mừng cho nó. Ngọc mồ côi mẹ từ nhỏ nên ai cũng thương và người làng hay gọi nó là con bé dù nay Ngọc đã 24 tuổi. Một cơn bạo bệnh đã cướp đi vòng tay mẹ khi Ngọc mới có 3 tuổi đầu. Ngày đưa tang mẹ người ta phải bế nó đi theo, nhìn thấy đông người nó cứ ngơ ngác mà chả biết gì cả. Nhà Ngọc có 3 chị em, trên nó còn một chị, dưới có thằng út lúc mẹ mất còn chưa kịp cai sữa. Lúc đó mới xóa bỏ bao cấp cuộc sống còn bấp bênh, bố nó một mình bươn chải với ba đứa con thơ. Được cái hai bên nội ngoại đều đông anh em mỗi người giang tay giúp đỡ một ít. Ngày tháng cứ thế trôi đi, ba chị em Ngọc khôn lớn dần. Bố nó cũng không chịu lấy vợ, dù khi mẹ Ngọc mất bố nó còn chưa đến 40 tuổi. Sau này con cái lớn lên, ông có làm bạn với một bà cùng hoàn cảnh nhưng cũng chả đi đến đâu, mà chỉ đi lại giúp đỡ khi cần thiết chứ không kết hôn….Đọc tiếp tại bình luận…

0
Bé Ngọc lấy chồng ngay xã bên cạnh. Hai đứa học chung từ thời phổ thông, tình bạn thành tình yêu kết thúc bằng một đám cưới đẹp như mơ. Cả làng ai cũng mừng cho nó.
Ngọc mồ côi mẹ từ nhỏ nên ai cũng thương và người làng hay gọi nó là con bé dù nay Ngọc đã 24 tuổi. Một cơn bạo bệnh đã cướp đi vòng tay mẹ khi Ngọc mới có 3 tuổi đầu. Ngày đưa tang mẹ người ta phải bế nó đi theo, nhìn thấy đông người nó cứ ngơ ngác mà chả biết gì cả. Nhà Ngọc có 3 chị em, trên nó còn một chị, dưới có thằng út lúc mẹ mất còn chưa kịp cai sữa.
Lúc đó mới xóa bỏ bao cấp cuộc sống còn bấp bênh, bố nó một mình bươn chải với ba đứa con thơ. Được cái hai bên nội ngoại đều đông anh em mỗi người giang tay giúp đỡ một ít. Ngày tháng cứ thế trôi đi, ba chị em Ngọc khôn lớn dần. Bố nó cũng không chịu lấy vợ, dù khi mẹ Ngọc mất bố nó còn chưa đến 40 tuổi. Sau này con cái lớn lên, ông có làm bạn với một bà cùng hoàn cảnh nhưng cũng chả đi đến đâu, mà chỉ đi lại giúp đỡ khi cần thiết chứ không kết hôn.
Mẹ chồng của Ngọc trẻ trung, khá xinh. Con dâu với mẹ chồng như hai chị em. Nhà chồng Ngọc có hai anh em trai nên bà Lam rất quý con dâu. Ngọc thì thèm mẹ từ bé nên cô rất xúc động khi được mẹ chồng dành tình cảm yêu thương như con ruột. Bố chồng của Ngọc, ông Thuận là công chức nhà nước, hàng ngày cắp cặp đến công sở. Bà Lam ở nhà bán quán hàng tạp hóa, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng. Nhà ở vị trí đắc địa nên quán rất đông khách. Tiến chồng Ngọc học tài chính kế toán. Anh làm trong một công ty lớn ở Hà Nội, lương bổng cũng khá.
Ngọc học cao đẳng Sư phạm tỉnh nhà. Ra trường mấy năm chờ việc, Ngọc đi làm công ty ở Vĩnh Phúc. Hai vợ chồng chỉ gặp nhau dịp cuối tuần, thi thoảng có ngày nghỉ lễ dồn lại hai đứa lại về quê với bố mẹ, gia đình hòa thuận đầm ấm. Ai cũng nghĩ con bé Ngọc khổ trước sướng sau và mừng cho nó.
Cưới nhau đã được ba năm mà cái bụng Ngọc cứ phẳng lì. Kiên trì thêm mấy tháng nữa, hai vợ chồng đưa nhau đi khám hiếm muộn. Kết quả Tiến không có tinh trùng, nói chính xác là số lượng con giống mỗi lần quá ít mà lại yếu nên không thể có con. Ngọc về động viên bồi bổ cho chồng chả thiếu thứ gì.
Thêm ba năm nữa vẫn im ắng, ông Thuận và bà Lam không biết gì cứ đổ lỗi cho con dâu và buông lời nặng nhẹ. Thương chồng Ngọc chỉ cười cho qua chuyện. Một thời gian sau, Tiến suy nghĩ nhiều và anh thay đổi tính nết. Từ một người chồng mẫu mực yêu thương vợ, gần đây Tiến đổ đốn nhậu nhẹt say xỉn, quát mắng vợ thường xuyên. Áp lực gia đình và sự tự ti làm anh gục ngã. Ngọc lúc nào cũng mềm mỏng dịu ngọt ở bên cạnh chồng, giúp anh hồi tâm chuyển ý. Dần dần, Tiến lấy lại được phong độ, bớt say xỉn hơn. Cuộc sống trở lại êm đềm gần như trước.
Kết hôn đã bảy năm mà trong nhà vẫn thiếu vắng tiếng trẻ thơ, ai cũng buồn. Một đêm nằm cạnh vợ Tiến nói:
– Em à, anh có ý này, phần anh đã thế rồi, thuốc thang mãi cũng vô ích. Em xem kiếm lấy đứa con.
Ngọc đã mừng thầm, tưởng chồng đồng ý xin con nuôi. Tiến nói tiếp:
– Anh muốn đứa bé do chính em sinh ra, con vợ anh là con của anh.
Ngọc thấy ngượng đỏ bừng cả mặt.
Sau hôm đó Ngọc suy nghĩ mãi. Mưa dầm thấm lâu, Tiến đã thuyết phục được Ngọc. Ba tháng sau Ngọc có bầu. Cả nhà mừng vui như trúng số độc đắc vì không ai biết người vô sinh là Tiến, anh cấm Ngọc không được nói ra điều này. Mẹ chồng xuống tận chỗ Ngọc ở để chăm sóc con dâu nghén. Mỗi lần hai đứa về quê không khí gia đình rất vui vẻ.
Gần đến ngày sinh, Ngọc nghỉ trước một tháng. Ngày vợ lâm bồn Tiến không về, anh lấy lý do có chuyến công tác đột xuất. Con được gần hau tháng Tiến về nhà nhưng tỏ ra thờ ơ lạnh lùng không vồ vập thằng bé. Mọi người ngạc nhiên. Đứa bé càng lớn càng không có nét nào của nhà nội.
Làng xóm xì xèo, những lời cay độc đến tai của Tiến làm cho lòng anh lại nổi sóng, rồi Tiến kiếm cớ ghen tuông hắt hủi Ngọc. Đứa bé từ lúc sinh ra chưa hề nhận được vòng tay yêu thương của cha. Ngọc chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng và cố gắng động viên mình để vượt qua. Nhưng càng ngày Tiến càng quá đáng, anh ở lì dưới công ty không về nữa, không điện thoại, không nhắn tin, tiền nong cũng không đưa về cho vợ như trước.
Một hôm nhà có giỗ ông nội buộc Tiến phải về, anh không nhìn mặt vợ con, tối ngủ phòng khách. Ngọc khóc hết một đêm. Cực chẳng đã, hôm sau Ngọc nói hết sự thật đầu đuôi câu chuyện cho ông bà Thuận Lam nghe. Tiến gầm lên bỏ đi ngay sau bữa cỗ. Cứ tưởng khi hiểu rõ mọi chuyện mọi người sẽ bênh vực Ngọc.
Nhưng nghiệt ngã thay gia đình chồng lại đứng về phía con trai. Bà Lam yêu thương Ngọc như con gái, mà bây giờ quay ngoắt 180 độ nói Ngọc lăng loàn, chửa hoang, rằng đứa con dâu như thế không có chỗ ở trong nhà bà nữa.
Lúc này con nhỏ, Ngọc nghỉ việc công ty ở nhà trông con phụ việc gia đình. Dù cố gắng đến đâu Ngọc cũng không thể tìm được tiếng nói chung với gia đình nhà chồng. Tiến thì đi biền biệt, tình cảm nguội lạnh. Nghe đâu anh đã có người mới, đó là cô gái đã có một đời chồng với đứa con riêng.
Chả hiểu Tiến nghĩ sao mà hành động như vậy? Thực ra từ lúc sinh con Ngọc và chồng đã ly thân, tài chính không liên quan. Mấy năm đi làm công ty Ngọc có ít vốn tích cóp giờ mới có để trang trải cuộc sống. Mẹ con cô tự nấu ăn dù vẫn ở chung nhà bố mẹ chồng. Ông Thuận có vẻ hiểu chuyện hơn, ông cố hàn gắn cho vợ chồng con trai nhưng không nổi vì bà Lam không ủng hộ.
Một hôm có người bạn thân của Tiến tiết lộ với Ngọc rằng: Có lần Tiến nói cứ nghĩ đến tấm thân của Ngọc đã để cho thằng đàn ông khác dày vò là anh ta thấy ghê tởm, không thể nào gần gũi vợ được nữa, mất hết cảm xúc, từ đó tình cảm cứ chết dần.
Đến lúc này không còn gì bấu víu nữa, Ngọc đành buông xuôi, cô đưa đơn ra tòa. Thuận tình ly hôn, tòa giải quyết nhanh chóng. Ngọc bước chân ra khỏi nhà chồng sau gần chục năm kết hôn với tài sản lớn nhất là thằng cu Bo đã hơn hai tuổi và một va li quần áo.
Cô bước đi mà không hề ngoảnh đầu nhìn lại nơi mình đã sống chục năm trời với đủ vui buồn xen lẫn đắng cay.
Ngọc mang con về ở với cha. Ông Bằng đã già và hiện đang ở một mình. Chị gái Ngọc lấy chồng xa, em trai lấy vợ cũng ở riêng. Nhà ở gần cổng trường tiện buôn bán. Ngọc khéo tay, nấu ăn ngon. Cô mở một quán bún ăn sáng và nấu chè, làm thêm đồ ăn vặt bán cho tụi trẻ con. Cu Bo ở nhà với ông ngoại. Hai ông cháu nhí nhố cả ngày cũng vui.
Sang năm Bo vào lớp 3 tuổi rồi, Ngọc sẽ rảnh tay hơn, cô có thể mở rộng nâng cấp thêm hàng quán của mình….

Danh sách 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến, được dân vẫn được hưởng BHYT 100%

0

Ngày 2/1/2025, báo Dân trí đăng tải thông tin này trong bài viết: “Danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến, được hưởng BHYT 100%”. Nội dung cụ thể như sau:

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó có quy định một số bệnh không cần giấy chuyển tuyến.

Thông tư ban hành kèm danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được hưởng 100% mức hưởng theo quy định.

Theo thông tư, trong trường hợp mắc các bệnh thuộc danh mục này, người tham gia BHYT không phải thực hiện quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cụ thể, người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở y tế chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục này.

hình ảnh

Ví dụ 1, danh mục có bệnh u ác ở tụy mã bệnh C25, người bệnh được hưởng như sau:

– Người bệnh đã được bệnh viện A (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc cơ bản) chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này khi tự đến khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy tại bệnh viện B (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu).

– Người bệnh tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện B (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu) và được chẩn đoán mắc bệnh u ác ở tụy thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này ngay trong lần khám bệnh, chữa bệnh này tại bệnh viện B.

Trong trường hợp đến khám tại bệnh viện B, người bệnh phát hiện thêm bệnh khác thì cũng được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc bệnh kèm theo được phát hiện đó theo phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về BHYT.

Tuy nhiên, nếu người bệnh đề nghị khám bệnh, chữa bệnh thêm bệnh khác thì sẽ không được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này đối với việc khám bệnh, chữa bệnh khác đó tại Bệnh viện B.

Ngoài ra, nếu Bệnh viện B xác định người bệnh không mắc bệnh u ác ở tụy thì người bệnh vẫn được quyền lợi theo quy định tại điều này đối với lần khám bệnh, chẩn đoán đó tại bệnh viện B.

Một điểm đáng lưu ý là trường hợp bệnh tại các phụ lục có quy định điều kiện hoặc tình trạng bệnh, người bệnh chỉ được hưởng quyền lợi khi đáp ứng điều kiện hoặc tình trạng bệnh đó.

Danh mục một số bệnh được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu gồm 62 bệnh, nhóm bệnh như sau:

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

Danh mục một số bệnh được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp chuyên cơ bản gồm 105 bệnh, nhóm bệnh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm điều chỉnh một số vướng mắc, bất cập, phát sinh. Ngày 27/11, Quốc hội bấm nút thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT.

Một trong những điểm mới của Luật là quy định mức hưởng BHYT khi thực hiện thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh, giữ ổn định tỷ lệ mức hưởng BHYT theo quy định của Luật hiện hành và mở rộng với một số trường hợp.

Đặc biệt, trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo…, người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ quy định danh mục các bệnh này, danh mục này không cố định mà được điều chỉnh tùy từng giai đoạn. Trường hợp này không cần giấy chuyển tuyến.

Đối tượng tham gia BHYT quy định trong luật này được giữ nguyên như luật hiện hành và bổ sung đối tượng nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, nhằm động viên, khích lệ và có chính sách thỏa đáng với đối tượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, luật mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.

hình ảnh

Lợi ích khi người dân tham gia bảo hiểm y tế

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, mà còn đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản cho mọi người.

Đầu tiên, BHYT giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí thấp hơn. Trong trường hợp khám chữa bệnh, người tham gia BHYT được chi trả một phần lớn chi phí y tế, từ tiền khám bệnh, thuốc men, đến chi phí điều trị nội trú và phẫu thuật. Điều này đặc biệt hữu ích khi đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng hoặc cần điều trị dài ngày, giúp gia đình tránh rơi vào cảnh khó khăn tài chính.

Thứ hai, BHYT là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với mức đóng phí hợp lý, người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế dự phòng như tiêm chủng, sàng lọc bệnh sớm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cuối cùng, tham gia BHYT còn thể hiện trách nhiệm xã hội. Hệ thống BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro, giúp những người khỏe mạnh hỗ trợ người bệnh, xây dựng một cộng đồng đoàn kết và bền vững.

Tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là sự đầu tư cho sức khỏe cá nhân mà còn là đóng góp tích cực vào hệ thống y tế quốc gia.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/cong-dong-hieu-luat/danh-sach-62-benh-khong-can-giay-chuyen-tuyen-duoc-dan-van-duoc-huong-bhyt-100

Từ 1/1/2025 Sử dụng chân chống quệt xuống đường để phát ra âm thanh, tia lửa phạt 10 triệu đồng

0
Đây là một trong những hành vi bị tăng nặng mức phạt tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo đó tại điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn quy định người có hành vi sử dụng chân chống quệt xuống đường còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

sử dụng chân chống quệt xuống đường phạt đến 10 triệu đồng
Sử dụng chân chống quệt xuống đường phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Trước đó, theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người sử dụng chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy, người điểu khiển xe máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị xử phạt tối đa 03 triệu đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Thực tế, lỗi này thường được áp dụng với hành vi cố ý sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi đua xe, lạng lách, đánh võng để phát ra âm thanh, tia lửa. Trong trường hợp người dân quên gạt chân chống, Cảnh sát giao thông thường chỉ nhắc nhở mà không xử phạt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người dân cần lưu ý gạt chân chống xe máy khi lưu thông.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025.

Tôi vừa bị mẹ chồng cho ăn t::át vì chuyện nhà khi cả tôi và chồng đều đi làm, ai cũng mệt mỏi như nhau nhưng khi về tôi hết nấu cơm rửa phát lau nhà thì anh ngồi vểnh râu chơi game. Không biết mẹ tôi thương con trai hay suy nghĩ vẫn mặc định tư tưởng cũ, nhưng hôn nhân của chúng tôi sắp tan vỡ vì chuyện “đàn ông làm việc nhà nó hèn người đi”. Xem tiếp dưới bình luận

0

Từ nhỏ, mẹ đã bảo tôi “đàn ông đàn ang phải chú trọng sự nghiệp, phải làm công to việc lớn, còn việc lặt vặt vốn dĩ là việc của đàn bà”. Đôi lần thấy nhà bẩn tôi tự giác quét nhà, mẹ mắng tôi “đàn ông quét nhà nó hèn người đi”. Em gái tôi mà nhờ tôi phơi quần áo thể nào cũng bị mẹ mắng “Mày sai anh mày đi phơi quần áo lót cho mày đấy à. Tao cấm”.


Vợ tôi từ ngày làm dâu cũng rất được lòng gia đình chồng. Mẹ tôi cũng khen cô ấy hiền lành và hiểu chuyện. (Hình minh họa: Getty Images)
Vợ tôi từ ngày làm dâu cũng rất được lòng gia đình chồng. Mẹ tôi cũng khen cô ấy hiền lành và hiểu chuyện. (Hình minh họa: Getty Images)

Từ nhỏ tôi đã thấm nhuần tư tưởng ấy. Rằng việc lo kinh tế là của đàn ông, việc lặt vặt nhẹ nhàng do phụ nữ đảm nhiệm. Tôi cũng nghĩ sau này mình có gia đình, không đặt nặng áp lực kiếm tiền lên vai vợ, lo được cho vợ con đủ đầy là việc mình phải làm. Vợ chỉ cần chăm lo cho chồng con, trong ấm ngoài êm là được. Thế nhưng sau khi lấy vợ suy nghĩ của tôi có ít nhiều thay đổi. Nhất là sau khi có con, thấy vợ tất bật tôi bắt đầu học cách phụ vợ việc nhà.

Tôi thấy thực ra những công việc mà mẹ tôi cho rằng của đàn bà ấy cũng rất bận bịu và mệt mỏi. Có lẽ nhờ vậy mà vợ tôi cảm kích tôi nhiều hơn.

Vợ tôi từ ngày làm dâu cũng rất được lòng gia đình chồng. Mẹ tôi cũng khen cô ấy hiền lành và hiểu chuyện. Có lẽ vì không sống chung nên không có va chạm. Tuần trước cu con nhà tôi ốm, mẹ tôi bắt xe lên thăm cháu. Bà vốn say xe nên ít đi đâu xa, cũng là vì thằng cháu đích tôn nên quyết tâm chịu khổ. Và mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu bắt đầu sứt mẻ từ đó.

Mẹ tôi cả đời quen với bếp núc, xem việc chăm sóc phục vụ chồng con là hạnh phúc của đời mình. Nay lên nhà con trai, thấy con trai rửa bát, cọ toa lét hay phơi đồ thì bà hoảng thật sự. Thấy tôi mò tay vào việc gì là bà nhất định giằng lấy không cho làm, xong rồi bà vừa làm vừa càm ràm ca cẩm.

Vào bữa cơm đầu tiên hôm đó. Khi bữa ăn chỉ mới bắt đầu, mẹ tôi đã nhắc nhở con dâu: “Từ bé mẹ đã chẳng bắt thằng Tùng làm việc gì, chỉ yêu cầu nó học cho giỏi để sau này kiếm nhiều tiền, vợ con đỡ thiếu thốn. Nó giờ đường đường là một trưởng phòng, một thạc sĩ kinh tế, vậy mà về nhà cầm chổi cọ toa lét, đeo tạp dề rửa bát, con làm vợ mà không thấy khó coi sao. Chồng thương vợ thì vợ cũng phải biết giữ thể diện cho chồng. Chỉ có vài ba việc nhà lặt vặt mà làm không xong thì làm mẹ làm vợ kiểu gì nữa”.

Tôi thấy vợ tôi khá sốc vì lần đầu tiên bị mẹ chồng phê bình. Nhưng cô ấy có chính kiến của cô ấy. Cô ấy nói với mẹ tôi: “Đàn ông rửa bát lau nhà thì sao ạ? Con là con chung. Nhà là của chung. Anh ấy đi làm, con cũng đi làm. Anh ấy là sếp của nhân viên ở công ty. Nhưng về nhà là chồng, là cha như bao người đàn ông khác, tại sao con phải hầu hạ anh ấy như ông chủ?”.

Tôi rất muốn can ngăn vợ vì thấy sắc mặt mẹ tôi đã tức giận đến tím tái nhưng vợ nói nhanh quá tôi không ngăn được. Tôi thấy vợ nói không sai, nhưng cãi mẹ thẳng thừng như vậy thực sự là không nên.

Mẹ tôi thì đúng là “cả giận mất khôn” bắt đầu nói lời nặng nề:

– Tôi không biết bố mẹ cô ở nhà dạy cô ra sao. Nhưng nhà tôi xưa nay không có cái kiểu chồng vợ ngang hàng như vậy. Cô được học nhiều nên tưởng đàn ông đàn bà bằng vai phải lứa với nhau. Nhưng đã về nhà tôi, đàn ông lúc nào cũng phải cao hơn một bậc.

– Mẹ ạ. Cả đời mẹ chỉ có việc chăm sóc nhà cửa, nấu cơm cho chồng con nên mẹ coi bếp núc là sự nghiệp của mẹ. Còn con cũng phải đi làm. Vợ chồng con bình đẳng về mọi mặt. Ở nhà anh ấy là cục vàng của mẹ. Nhưng với con anh ấy là chồng. Anh ấy thương vợ thì chia sẻ giúp đỡ, còn không muốn làm con cũng làm được hết.

– Á, à. Cô chê bai mẹ chồng không công ăn việc làm, cả đời chỉ có mỗi việc hầu hạ chồng con thôi đúng không. Đồ con dâu mất dạy!

Bữa cơm sum vầy trở thành một cuộc hỗn loạn. Mẹ tôi thì khóc còn vợ tôi ôm con về phòng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và vợ to tiếng với nhau sau bốn năm sống chung. Mẹ tôi bắt xe về ngay ngày hôm sau mặc tôi hết lời năn nỉ. Trước khi về mẹ còn nói “Mẹ thất vọng vì con, nuôi nấng, chăm lo cho thành ông to bà lớn rồi cuối cùng cũng hầu hạ một con đàn bà”. Tôi chẳng biết nói sao cho mẹ tôi bớt phiền, chỉ nói rằng tôi sẽ nói chuyện với vợ, đề nghị cô ấy xin lỗi mẹ.

Những ngày sau gia đình tôi căng như dây đàn. Vợ tôi nói không sai nhưng nói kiểu đó là hỗn láo với mẹ chồng. Thế nhưng cô ấy thì cho rằng mẹ chồng gây sự, muốn làm khó dễ con dâu, còn cho rằng mình chỉ nói theo lẽ phải, chẳng việc gì phải xin lỗi. Chưa hết, cô ấy còn bảo tết nay về ăn tết bên ngoại chứ về nội chắc cũng chẳng vui vẻ gì.

Tôi thực sự điên đầu với vợ. Nói gì thì nói, đó cũng là mẹ chồng, bà quá lắm cũng chỉ lên chơi dăm ngày một tuần rồi về. Cô ấy mà là đứa con dâu biết điều thì chịu khó nhẫn nhịn vài câu, cớ làm sao cứ phải một chọi một đến tanh bành ra thế. Hơn nữa, tôi là con trai cả trong nhà, cô ấy là dâu trưởng, con trai chúng tôi là đích tôn, vậy mà cô ấy dám nói tết không về nhà nội.

Bố tôi ngày xưa chẳng bao giờ động tay động chân việc gì trong nhà, đến bữa cơm bưng nước rót mà nói câu gì mẹ tôi răm rắp câu ấy. Trong nhà, trên ra trên, dưới ra dưới, không bao giờ xào xáo cãi nhau. Xem ra có vẻ như mẹ tôi nói đúng, đàn bà càng được chiều chuộng càng dễ sinh hư.Tôi vì thương vợ mà bỏ qua cái nếp sống được rèn giũa từ nhỏ, chia sẻ với vợ mọi công việc trong nhà. Có phải chính vì thế mà tôi trong mắt vợ đã bớt đi phần oai nghiêm?

Tôi vừa vào làm giúp việc cho gia đình chị này được 3 tháng nhưng quả thực không thể ưu nổi cô con dâu. Việc gì con dâu cũng chỉ bảo tôi làm, kể cả bế cháu, cho cháu ăn, ru cháu ngủ. Trong khi bà nội ở cùng nhà mà nhiều khi muốn gần cháu cũng phải ngó mặt con dâu. Cứ ngày nào về cũng thấy con dâu khó chịu ra mặt, lúc thì nó kêu cháu bẩn, cháu hôi, lúc con khóc thì mắng sao mấy hôm nay bà trông thế nào mà cháu hư quá… 👇 đọc tiếp dưới bình luận

0

Dì tôi chỉ có có hai đứa con, đứa con gái lấy chồng ở quê, thằng con trai út lên thành phố lập nghiệp và lấy vợ là người thành phố. Từ ngày cưới, chúng nó về thăm mẹ được đâu hai ba bận rồi cũng thôi, bảo bận bịu công việc này nọ.

img

Cô con dâu thường xuyên không hài lòng về mẹ chồng (Ảnh minh họa IT)

Dì tôi cũng chả chấp trách gì, dù rằng ở quê dì cũng lủi thủi một mình, chú thì qua đời cách đây 7 năm vì bạo bệnh. Rồi thời gian sau, vợ thằng út có bầu, chúng nó bảo đồ ăn ở trên thành phố không yên tâm, lúc sợ đồ Tàu, lúc sợ thuốc trừ sâu, bảo quản, thế nên cứ gọi điện ơi ới giục mẹ gửi đồ lên. Nào là con gà mái ta, nào là mấy chục trứng gà so, nào là vài bó rau ngót, rau cải, nào là cá chép sông cho con dâu nấu cháo…

Mà cũng lạ, chúng nó cứ gọi điện liên tục mà chả gửi tiền cũng chả về thăm mẹ. Tôi là cháu mà thấy thế cũng thấy bực mình. Thằng em tôi hiền như đất, chắc làm ra tiền về chỉ biết đưa hết cho vợ, không biết nghĩ trước nghĩ sau tới mẹ già.

Bữa em dâu ở thành phố sinh, tôi chở dì lên thăm cháu. Dì cứ nhất nhất ở lại chăm cháu nhưng em dâu bảo nó thuê được giúp việc rồi, với lại nó cũng đang ở trong giai đoạn nghỉ thai sản, mẹ cứ về nhà sắp xếp công việc mấy tháng sau lên trông cháu giúp nó đi làm.

Như đã hẹn, 6 tháng sau dì lên, nhưng khi ở trông cháu, có vẻ con dâu không vừa lòng vì thấy dì nhếch nhác hơn cả bà giúp việc. Việc gì con dâu cũng chỉ bảo giúp việc làm, kể cả bế cháu, cho cháu ăn, ru cháu ngủ. Dì tôi ở cùng nhà mà nhiều khi thèm ẵm cháu, gần cháu.

Bà giúp việc thì lại muốn lấy lòng cô chủ, nên nhiều khi lại giở thói đành hanh, so bì. Nhiều lúc dì thấy mình như người thừa trong nhà, không hiểu sao nó lại đồng ý cho dì ở trông cháu, sau này dì mới vỡ lẽ, đó là điều kiện mà con trai dì “năn nỉ” mãi vợ mới đồng ý.

Dì cũng biết hoàn cảnh gia đình mình nhà quê nên con dâu người thành phố có phần coi thường, dì cũng không chấp trách làm cho ra nhẽ mà chỉ lắc đầu nín nhịn cho qua, để con trai đỡ khó xử, dẫu sao cũng chưa có mâu thuẫn gì ghê ghớm.

Mấy hôm nay, bà giúp việc về quê có việc, nên dì tha hồ được trông cháu, ẵm cháu. Nhưng cứ ngày nào về cũng thấy con dâu khó chịu ra mặt, lúc thì nó kêu cháu bẩn, cháu hôi, lúc con khóc thì nó mắng sao mấy hôm nay bà trông thế nào mà cháu hư quá… Biết con dâu cố tình gây khó dễ nhưng dì cũng chỉ nói nhẹ: “Lúc nào ở nhà bà chả lau rửa sạch sẽ cho Cún rồi nhỉ, Cún ngoan của bà nhỉ?”. Bà một tay trông cháu, một tay làm việc nhà nhưng về con dâu cũng không hiểu, cứ cằn nhằn nhà cửa bừa bộn.

img

Dì tôi nước mắt lăn dài với nỗi đau khó tả (Ảnh minh họa IT)

Hôm qua tôi lên chơi với hai bà cháu cũng vừa gặp lúc bà giúp việc lên. Thế là chúng tôi cùng ở trong nhà trông bé và chứng kiến một sự việc phũ phàng. Chiều hôm ấy dì tôi đang quấy bột cá cho cháu, dì bảo cá để tủ lạnh lâu không được tươi ngon nên mới lấy đầu đũa chấm tí mắm cho vào nồi bột cho cháu dễ ăn.

Đúng lúc ấy, em dâu tôi đi làm về, nó thấy dì đang nêm tí mắm vào nồi bột của cháu thì nó nhảy dựng lên rồi hét toáng: “Giời ơi là giời, bà làm cái gì thế hả, ai bảo bà cho mắm vào bột của cháu hả, bà định giết nó luôn hả”.

Tôi đang bế cháu, bà giúp việc đang nhặt rau đều ngỡ ngàng. Chưa dừng lại, em dâu tôi vẫn sa sả mắng mẹ chồng: “Không biết làm thì phải hỏi, thời đại nào rồi mà còn nuôi nấng cái kiểu nhà quê ấy”. Dì tôi chưa kịp mở lời thanh minh lại bị mắng té tát…  Nói rồi nó giằng lấy nồi bột trên tay dì tôi đổ toẹt vào sọt rác.

Máu nóng trong người tôi sôi lên mà không biết phải làm sao, dì tôi vẫn chỉ im lặng mà hai hàng nước mắt lăn ròng. Tôi gọi ngay thằng em tôi để nói chuyện nhưng nghe vài câu nó đã bảo thế thì lỗi tại mẹ em rồi, vợ em nóng tính thôi chứ không có gì đâu. Tôi thương dì mà không biết phải làm sao?

Ly hôn 4 tháng mà vợ cũ đã mời tôi đến dự đám cưới, tôi cũng l:iều đến xem cô ta là ai. Đến khi cô dâu chú rể tới thì tôi s::ữ:ng người khi nhìn chiếc váy cưới mà vợ cũ mặc, lúc này tôi mới â:n h::ận không ngừng…

0

Đến khi cô dâu và chú rể tiến đến thì tôi bất ngờ choáng váng. Cái bụng của vợ cũ đập vào mắt tôi, to chẳng khác gì bầu 5 6 tháng!

Tôi và vợ cũ sống với nhau 4 năm nhưng không có tin tức con cái. Dù có đi thăm khám tốn bộn tiền thì cũng không có kết quả khả quan. Tôi lại là con trai một trong nhà nên rất áp lực chuyện có con. Đến khi không chịu nổi nữa thì đôi đề nghị ly hôn vợ.

Từ lúc ly hôn đến nay tôi cũng không liên lạc gì với vợ cũ. Bẵng đi đến 4 tháng sau khi ly hôn thì tôi mới nghe tin cô ấy lấy chồng. Tôi ban đầu không tin vì nhanh quá, mới đó mà cô ấy đã tìm được bến đỗ mới rồi sao? Tôi tò mò về cả cô ấy và chồng sắp cưới.

Tôi nghe bạn bè kể chồng mới của cô ấy là bạn học cũ. Cả hai đều từng kết hôn nhưng không hạnh phúc, tình cờ gặp lại mà nên đôi. Tôi bứt rứt trong người khi nghĩ có khi nào họ có tình cảm với nhau từ trước khi vợ ly hôn tôi không? Bức bối quá nên tôi gọi thẳng cho vợ cũ hỏi sao cô ấy đi bước nữa mà không mời tôi. Dù sao thì chúng tôi cũng ly hôn trong hòa bình. Cô ấy thản nhiên nói nếu tôi rảnh thì đến dự, còn đưa địa chỉ thời gian cụ thể của tiệc cưới.

Hôm vợ cũ tổ chức đám cưới, tôi ăn mặc điển trai đến xem cô ấy liệu có thật sự hạnh phúc không. Tôi cứ nghĩ không biết chồng mới của cô ấy có biết cô ấy không thể có con hay không? Anh ta dễ dàng chấp nhận sao?

Ly hôn mới 4 tháng vợ cũ lấy chồng mới, lúc đến dự tiệc tôi phát hiện sự thật cô ấy mang thai 6 tháng - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet
Đến khi cô dâu và chú rể tiến đến thì tôi bất ngờ choáng váng. Cái bụng của vợ cũ đập vào mắt tôi, to chẳng khác gì bầu 5 6 tháng!

Dù cô ấy đã mặc bộ váy cưới rộng nhưng vẫn không thể che đi cái bụng đang lớn dần. Cô ấy cười vô cùng hạnh phúc, cũng không ngại xoa tay lên bụng. Tôi sững người trước cảnh tượng trước mắt, đứa trẻ kia chắc chắn là con của tôi! Chúng tôi chỉ mới ly hôn 4 tháng thôi mà, lúc cô ấy còn ở với tôi thì chắc đã mang thai rồi.

Đến khi tiệc tàn thì tôi nóng lòng muốn nói chuyện với vợ cũ. Cô ấy cũng không chối cãi đó là con của tôi. Vì cô ấy cũng không thể ngờ chúng tôi có thể có con với nhau. Nhưng rồi tôi lại nghe cô ấy nói:

“Tôi với anh đã ly hôn rồi, giờ đứa trẻ này không liên quan đến anh nữa. Chồng tôi sẽ là cha của nó”.

Tôi nghe thế mà cơn giận cứ cuồn cuộn trong người. Đó là con của tôi mà, sao phải để người khác làm cha nó? Nhưng tôi cũng biết vợ cũ của mình khó mang thai, đây có lẽ là đứa con duy nhất trong đời cô ấy. Chồng cô ấy cũng đã chấp nhận nên mới cưới cô ấy. Dù vậy tôi vẫn không thể nguôi ngoai chuyện mình có một đứa con. Giờ tôi phải làm sao đây?

Được chia thừa kế 3 tỷ từ tập đoàn của bố nhưng chồng tôi vẫn ch:ê ít, lý do đưa ra khiến bố tôi lẫn cả nhà ng:ã ng:ửa vì ngày này 5 năm trước, anh quyết định lấy tôi cũng vì biết chắc chắn nắm trong tay 15 tỷ của tập đoàn, nay nhận về 3 tỷ anh trở mặt nói sự thật vào nhà tôi, chọn tôi làm vợ và cung phụng tôi như bà hoàng, tất cả chỉ là kế hoạch được anh v:ạ:ch sẵn, đứng sau anh là người phụ nữ 8 năm tôi đã quen, đứa con trai mà tôi đang nuôi thực chất lại là b:í m:ật ở viện…… Đọc tiếp dưới bình luận

0

Cuộc sống đang đầy đủ giờ lại có thêm mấy tỷ, những tưởng chồng sẽ vui nào ngờ anh ta lại đòi hỏi quá đáng.– Ly hôn 1 năm rồi, nhưng khi qua nhà chồng cũ tôi mới thực sự rõ lý do chia tay của mình đến từ đâu.

Tôi kết hôn được tròn 10 năm, hôn nhân của tôi êm ấm, tròn trịa. Hai vợ chồng chọn cách sống bình dị nên mọi thứ trở nên thuận lợi, không mầu mè, ổn thỏa. Vợ chồng tôi sớm có nhà riêng bởi nhà chồng có điều kiện, chia nhà sớm cho các con khi lập gia đình. Nhờ vậy mà không phải lo chuyện nhà cửa, sinh hoạt phí như những cặp vợ chồng khác lúc mới cưới.

Ra ở riêng, đúng là chẳng còn gì bằng, tôi thoải mái chăm lo cho chồng con, không bị cảnh làm dâu như những người bạn của tôi. Nhìn vào, ai cũng bảo tôi số sướng, lấy chồng xong là có mọi thứ luôn. Bản thân tôi cũng luôn cảm thấy điều đó, tôi nâng niu, trân trọng những gì mình đã có. Tôi biết ơn nhà chồng đã tạo điều kiện để tôi trở thành người con dâu hiếu thảo trong gia đình.

Tôi cứ nghĩ cuộc sống của mình cứ thế mà êm đẹp mỗi ngày, nào ngờ lại xảy ra chuyện rối ren, gây rạn nứt. Cũng chỉ vì tiền mà ra, đáng lẽ ra có thêm tiền phải vui mừng, chứ thêm mệt mỏi đúng là không đáng có. Chuyện là, đợt vừa rồi đất cát dưới quê tăng giá cộng với đường mới mở nên đất của bố mẹ đẻ tôi ra mặt đường nên rất có giá. Bố mẹ tôi nghĩ thương các con trước giờ thiệt thòi vì bố mẹ chưa cho gì, nên quyết định bán đất chia cho các con.

Bố mẹ tôi bán phần lớn số đất đang có, chỉ để lại ngôi nhà đang ở. Không ngờ mảnh đất bán đi thu về tận 8 tỷ đồng. Bố mẹ tôi quyết định họp gia đình và công khai cho tiền các con. Nhà tôi có 2 chị em gồm tôi và em trai, bố mẹ chia cho tôi 3 tỷ đồng, còn em trai tôi 5 tỷ. Tôi vui lắm, vì có thêm 3 tỷ, sau này tôi không còn phải lo nghĩ gì nhiều vì số tiền đó thoải mái cho các con ăn học.

Được chia 3 tỷ con rể vẫn chê ít, lý do đưa ra khiến bố vợ lẫn cả nhà ngã ngửa vì sốc - Ảnh 2.

Được nhà vợ cho 3 tỷ nhưng chồng từ chối vì muốn số tiền lớn hơn. Ảnh minh họa

Khi chia tiền, bố mẹ đẻ tôi có giải thích rõ vì sao mà lại chia như vậy mặc dù về nguyên tắc là con trai hay con gái đều bình đẳng như nhau. Đó là em trai tôi hiện đang ở cùng bố mẹ, số tiền 5 tỷ đó sẽ dùng để xây lại nhà và để gửi ngân hàng, lo liệu về già cho bố mẹ tôi. Em trai tôi sẽ phải có trách nhiệm phụng dưỡng, lo mọi chuyện khi bố mẹ tôi qua đời.

Những tưởng chia như vậy là phù hợp rồi, nào ngờ chồng tôi bỗng dưng từ chối. Chồng tôi nêu lý do: “Con nghĩ chia đôi là hợp lý, cậu út ở cùng ông bà thì hưởng phúc của ông bà nên phải phụng dưỡng, lo cho ông bà là đúng rồi. Còn vợ con, đi lấy chồng ở nhà chồng hiện nay nhà con đang ở cũng giá trị hơn 4 tỷ rồi. Bây giờ bố mẹ cho 4 tỷ coi như chúng con cùng chung mức đóng góp, bởi nếu có ly hôn chia đôi nhà thì cũng không ai thua thiệt“.

Cả nhà tôi bất ngờ với lý lẽ của chồng tôi đưa ra, trong lúc con rể có ý kiến như vậy, bố mẹ tôi vì muốn yên ổn nên tạm thời chưa chia tiền bán đất để tìm cách ổn thỏa nhất. Từ hôm đó đến nay, chồng tôi tỏ ra giận dỗi vợ, anh ấy cho rằng bố vợ như thế là phân biệt đối xử. Tôi cũng giải thích thêm nhưng chồng không nghe, anh ấy gây sức ép buộc tôi về đòi bố mẹ chia đôi tiền bán đất.

Tối hôm trước, trong lúc giận dỗi, chồng tôi đã quát mắng vợ: “Cô chỉ giống bố mẹ cô khôn lỏi là giỏi, lúc nào chỉ muốn ăn người. Nhà tôi hào phóng với con cái như thế, sao nhà cô lại có cái kiểu phân biệt con trai, con gái như vậy. Cô không nghĩ đến tôi thì cũng nghĩ đến các con chứ, lại để chúng thiệt thòi hơn con nhà khác à. Sống với người vợ thế này tôi quá chán rồi, chúng ta ly hôn đi“.

Biết chồng giận dỗi quá đáng nhưng tôi cũng phải nín nhịn cho nhà cửa yên ổn. Để gia đình không bị rạn nứt, tôi có nên về xin thêm tiền của bố mẹ đẻ không? Nếu chồng tôi tiếp tục quá đáng như vậy, tôi có nên chấp thuận ly hôn không? Hãy cho tôi lời khuyên!

Chồng tôi là người khá chín chắn, anh ấy không chơi bời, rượu chè gì mà chuyên tâm làm ăn. Chồng đối xử tốt với vợ con, chăm chỉ với công việc, nên tôi rất yên tâm, tin tưởng. Hai vợ chồng khá tâm đầu ý hợp, ít xảy ra cãi vã, giận dỗi. Chúng tôi sống với nhau dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, vì con mà cố gắng mỗi ngày để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Sau đêm m:ặ:n n:ồ:ng hôm ấy, thấy sếp chuyển 200 triệu sau khi tôi thông báo có th::a::i, tưởng được m:ồi ng:on nhưng lại ‘ngồi trên đống lửa’ nghe anh thú nhận điều ch:ấ:n đ:ộ:ng…..câu nói của anh làm tôi to:át m:ồ h:ôi hột, nghĩ đến tương lai 1 năm nữa mà tôi th:ất th:ần….. Đọc tiếp dưới bình luận

0

Càng nghe càng thấy buồn, tôi không ngờ sếp của mình lại cạn tình đến vậy. Chuyện đến nước này, tôi có nên báo cáo lên cấp trên để sếp bị liên lụy không?

Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ lâm vào tình thế này. Từ trước đến nay, tôi luôn nghĩ mình phải kiếm được một tấm chồng tốt. Thứ nhất, vì tôi cũng là người phụ nữ thông minh, lại có nhan sắc. Thứ hai, tôi đã lớn lên trong cái nghèo, chứng kiến bố mẹ cãi nhau vì chạy cơm từng bữa, tôi dặn lòng không thể để mình trở thành vết xe đổ của mẹ.

Khi đi làm, người mà tôi ấn tượng nhất là sếp của mình. Anh chưa có gia đình, lại đẹp trai phong độ, thu nhập không hề kém cạnh ai. Chính vì thế, tôi tự nhủ phải làm vợ anh bằng mọi giá. Thú thật thời bây giờ, không dùng chút tiểu xảo thì không thể hơn người khác. Vì thế, tôi cũng tìm cách để tiếp cận sếp của mình.

Sếp chuyển 200 triệu sau khi có thai, tưởng được mồi ngon nhưng lại 'ngồi trên đống lửa' nghe anh thú nhận điều chấn động - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
3 tháng trước, chúng tôi cùng nhau đi một chuyến công tác. Hôm ấy trời mưa rất lớn, lại có sấm sét, tôi nói mình sợ nên đã sang phòng anh. Lúc đầu hai người ngồi nói chuyện bình thường. Sau đó, dưới không khí của phòng ngủ, chúng tôi đã thuộc về nhau.

Chuyện tôi và sếp quen nhau không có ai biết. Bởi anh muốn công tư phân minh, tôi thấy có lý nên luôn kín miệng. Một tuần trước, tôi biết mình có thai. Cứ nghĩ đây sẽ là kim bài đưa mình bước chân vào giới hào môn, không ngờ mọi nỗ lực của tôi đều là công cốc. Nghe tin tôi có thai, sếp trầm ngâm một lát rồi nói cho anh chút thời gian để suy nghĩ.

Tối qua, tôi thấy tài khoản của mình được cộng thêm 200 triệu. Kiểm tra thấy người gửi là sếp, tôi hí hửng nghĩ mình may mắn hơn người. Vậy mà chỉ vài phút sau, sếp liền gọi lại thú nhận một chuyện không tưởng. Anh nói anh đã có gia đình, vợ con hiện đang ở nước ngoài định cư. Do mới đến công ty này chưa được bao lâu nên mọi người không hề hay biết.

Tôi còn chưa kịp hiểu ý sếp thì ngay sáng hôm nay, nhân sự đã gọi điện nói hợp đồng của tôi không được ký tiếp, tôi sẽ phải nghỉ việc ngay trong tháng này. Càng nghe càng thấy buồn, tôi không ngờ sếp của mình lại cạn tình đến vậy

Dù lòng rối bời, tôi cố giữ bình tĩnh. Tự nhủ rằng phải tìm cách giải quyết vấn đề này, không thể để mọi thứ sụp đổ dễ dàng như vậy. Tôi đã đầu tư rất nhiều công sức và kỳ vọng vào mối quan hệ này, và cũng không ngờ mọi chuyện lại kết thúc bằng sự phũ phàng đến vậy.

Sau một đêm thức trắng, tôi quyết định hẹn sếp ra nói chuyện rõ ràng. Anh xuất hiện trong bộ dạng lạnh lùng, thậm chí không nhìn tôi lâu hơn một giây. Tôi cảm nhận được khoảng cách và sự bất lực từ anh, nhưng vẫn quyết tâm làm rõ mọi chuyện.

NGOẠI TÌNH VỚI SẾP

“Anh nghĩ em sẽ chấp nhận mọi thứ như vậy sao? Em đã hy sinh rất nhiều để đến bên anh, giờ anh lại vứt bỏ em dễ dàng thế này à?” – Tôi nghẹn ngào, cố gắng kìm nước mắt.

Sếp thở dài, ánh mắt thoáng chút hối lỗi:
“Anh xin lỗi. Anh không ngờ mọi chuyện lại đi xa đến mức này. Nhưng em phải hiểu, anh có gia đình, và anh không thể làm điều gì tổn thương đến họ. Anh chuyển tiền cho em là để chuộc lỗi và mong em có thể sắp xếp lại cuộc sống của mình. Về công việc, anh không còn cách nào khác. Anh buộc phải làm thế để tránh những rắc rối không đáng có.”

Câu trả lời của anh như lưỡi dao đâm thẳng vào tim tôi. Vậy là với anh, tôi chẳng qua chỉ là một rắc rối cần giải quyết, một sai lầm mà anh muốn xóa bỏ. Không kìm nén được nữa, tôi bật khóc ngay giữa quán café, không màng đến ánh mắt của những người xung quanh.

“Anh nghĩ tiền có thể giải quyết được mọi thứ sao? Anh nghĩ 200 triệu đó có thể bù đắp được những gì anh đã làm với em à? Anh sai rồi. Em sẽ không để mọi chuyện kết thúc dễ dàng như thế đâu. Anh sẽ phải trả giá!” – Tôi nghiến răng, giọng nói tràn đầy oán hận.

Sau hôm đó, tôi quyết định hành động. Không thể để bản thân trở thành nạn nhân mãi, tôi bắt đầu thu thập các bằng chứng, từ tin nhắn, email cho đến những bức ảnh chụp lại những khoảnh khắc giữa chúng tôi. Tôi biết nếu để lộ những thứ này, danh tiếng của anh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và tôi sẵn sàng làm điều đó nếu cần.

Tuy nhiên, sâu trong lòng, tôi cũng biết rằng điều tôi thật sự muốn không phải là phá hoại cuộc sống của anh. Tôi chỉ muốn anh chịu trách nhiệm với những gì anh đã làm. Đứa con trong bụng tôi không đáng phải gánh chịu hậu quả của một mối tình sai lầm. Nhưng liệu có con đường nào để tôi bảo vệ được con mình, mà không biến mọi chuyện thành một cơn bão lớn hơn?

Câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi từng ngày, từng giờ…

Lại bổ sung thêm 26 l:ỗi v:i ph:ạm giao thông tăng rất mạnh mức ph:ạt, nhiều tài xế chính thức “KHỎI ĂN TẾT” sau 2 ngày đầu năm mới..

0

Bài viết tổng hợp danh sách các lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt từ 01/01/2025 theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Theo quy định mới tại Nghị định 168/2024, nhiều hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện nay.
Danh sách 26 lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt từ 01/01/2025Danh sách lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt từ 01/01/2025 (Ảnh minh họa)

Mức phạt đối với ô tô

STT
Hành vi vi phạm
Mức phạt tiền

Nghị định 100 và 123
NĐ 168

1
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
04 – 06 triệu đồng
18 – 20 triệu đồng

2
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”,
04 – 06 triệu đồng
18 – 20 triệu đồng

3

Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau
800.000 đồng – 01 triệu đồng
04 – 06 triệu đồng

 

4
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
300.000 – 400.000 đồng
04 – 06 triệu đồng

5
Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông
400.000 – 600.000 đồng
14 – 16 triệu đồng

6
Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không bảo đảm an toàn theo quy định
600.000 – 800.000 đồng
18 – 22 triệu đồng

7
Không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông
04 – 06 triệu đồng
18 – 20 triệu đồng

8
Cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích của người thi hành công vụ
04 – 06 triệu đồng
30 – 40 triệu đồng

9
Lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường
10 – 12 triệu đồng
40 – 50 triệu đồng

 

10
Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
16 – 18 triệu đồng
18 – 20 triệu đồng

11
Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35km/h
10 – 12 triệu đồng
12 – 14 triệu đồng

12
Điều khiển xe ô tô gắn biển số không rõ chữ, số (không gắn đủ biển số, che dán biển số, biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc…) hoặc gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp
04 – 06 triệu đồng
20 – 26 triệu đồng

13
Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ
02 – 03 triệu đồng
04 – 06 triệu đồng

14
Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ đi vào đường cao tốc

12 – 14 triệu đồng

15
Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định
10 – 12 triệu đồng
12 – 14 triệu đồng

16
Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc
16 – 18 triệu đồng
30 – 40 triệu đồng

17
Lùi xe trên đường cao tốc
16 – 18 triệu đồng
30 – 40 triệu đồng

18
Quay đầu xe trên đường cao tốc
10 – 12 triệu đồng
30 – 40 triệu đồng

Mức phạt đối với mô tô, xe gắn máy

STT
Hành vi vi phạm
Mức phạt tiền

Nghị định 100 và 123
NĐ 168

1
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
800.000 – 01 triệu đồng
04 – 06 triệu đồng

2
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
04 – 05 triệu đồng
06 – 08 triệu đồng

3
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
06 – 08 triệu đồng
08 – 10 triệu đồng

4
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
04 – 05 triệu đồng
06 – 08 triệu đồng

5
Điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc
02 – 03 triệu đồng
04 – 06 triệu đồng

6
Đi ngược chiều của đường một chiều
01 – 02 triệu đồng
04 – 06 triệu đồng

7
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng
06 – 08 triệu đồng
08 – 10 triệu đồng

8
Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất
06 – 08 triệu đồng
08 – 10 triệu đồng

Trên đây là danh sách các lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt từ 01/01/2025.

Lỗi đèn giao thông “đang xanh thì đỏ”, nhiều người khóc ròng vì bị phạt oan: Cục CSGT chính thức có câu trả lời …

0

Đại diện Cục CSGT cho biết, qua phản ánh của người dân, tại một số đường có hiện tượng đèn tín hiệu “đang xanh bất ngờ đỏ”, đơn vị sẽ kiến nghị đơn vị quản lý đèn tín hiệu kịp thời nâng cấp.

Theo báo Vietnamnet, đại diện cơ quan chức năng đã cho biết nguyên nhân của tình trạng đèn tín hiệu “đang xanh bất ngờ đỏ” khiến nhiều người tham gia giao thông thắc mắc những ngày đầu năm.

Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau ngày đầu thực hiện Nghị định 168/2024, việc chấp hành giao thông tại nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có chuyển biến rõ rệt. Đa số người tham gia giao thông chấp hành việc dừng đèn đỏ, dừng đúng vạch, không vượt đèn đỏ…

Người dân chấp hành dừng chờ đèn đỏ tại nút giao Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ. Ảnh: Đình Hiếu

“Vi phạm còn tồn tại chủ yếu ở những người hành nghề xe ôm công nghệ, người giao hàng, xe ba bánh… Lực lượng CSGT sẽ kiên trì tuyên truyền, xử lý để người tham gia giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hình thành văn hóa giao thông. Việc xử lý nghiêm nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhằm kiềm chế số vụ tai nạn, số người chết và bị thương”, đại diện Cục CSGT nói.

Cũng theo đại diện Cục CSGT, trong những ngày qua, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về hiện tượng đèn tín hiệu giao thông “đang xanh bỗng dưng đỏ” khiến họ có thể bị phạt oan.

“Nguyên nhân của tình trạng này do ở một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày”, đại diện Cục CSGT nói.

Đại diện Cục CSGT lấy ví dụ, một cột đèn tín hiệu giao thông sẽ chuyển chu kỳ từ khung giờ cao điểm sang thấp điểm hoặc ngược lại. Để khắc phục tình trạng này, Cục CSGT kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ.

Người vi phạm được CSGT cho xem hình ảnh vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản. Ảnh: Đình Hiếu

“Người tham gia giao thông sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này do đối với phạt nguội, CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản. Đối với phạt trực tiếp, lực lượng phụ trách đèn sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, thông báo vi phạm vượt đèn đỏ để dừng, xử lý, có gửi clip từ Trung tâm cho CSGT tại chốt thông báo cho người vi phạm biết”, đại diện Cục CSGT cho biết thêm.

Còn với trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt do Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

Luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Xoay quanh vấn đề trên, báo Lao động Thủ đô trong ngày 2/1 cũng có bài viết: “Sẽ không bị phạt oan khi đèn tín hiệu “đang xanh bỗng dưng đỏ”?

Theo Cục Cảnh sát giao thông, những ngày qua, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về hiện tượng đèn tín hiệu giao thông “đang xanh bỗng dưng đỏ” khiến họ có thể bị phạt oan. Nguyên nhân của tình trạng này là do ở một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công, nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày (từ khung giờ cao điểm sang thấp điểm hoặc ngược lại).

Để khắc phục tình trạng này, Cục Cảnh sát giao thông kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ.

Cục Cảnh sát giao thông nhấn mạnh, người tham gia giao thông sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này. Cụ thể, đối với phạt nguội, lực lượng chức năng sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản.

Đối với phạt trực tiếp, lực lượng phụ trách đèn sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông, thông báo vi phạm vượt đèn đỏ để dừng, xử lý; đồng thời sẽ gửi clip từ Trung tâm cho cán bộ tại chốt chứng minh hành vi vi phạm cho người tham gia giao thông được biết.

Thông qua hệ thống camera giám sát, Cảnh sát giao thông sẽ thông báo cho người vi phạm biết lỗi của mình.

Cục Cảnh sát giao thông cũng giải đáp băn khoăn về trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt do Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

Luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.