Home Blog Page 12

Ngày mẹ tôi còn trẻ khỏe, bà đi chăm sóc cháu nội suốt 10 năm. Khi đó, con tôi còn nhỏ, tôi từng mời mẹ đến trông nom các cháu nhưng bà t;;ừ ch;;ối. Mẹ bảo tôi nên nhờ nhà nội giúp đỡ, còn bà phải chăm lo cho cháu nội để về già, anh chị tôi có trách nhiệm. Bố tôi m;;ất sớm, mẹ về già không thể sống một mình được nên bà nghĩ đối xử tốt với cháu nội, chắc chắn cuối đời sẽ được an vui bên con cháu. Nhưng sự thật không như mơ, lúc mẹ tôi 65 tuổi, sức khỏe không còn tốt, vợ chồng anh trai đẩy bà về quê. Sau khi mẹ m;;ất, anh trai yêu cầu tôi giao nộp 500 triệu tiền tiết kiệm của mẹ. Những gì anh nói sau đó khiến tôi ng;;ã ngửa, hóa ra anh đã tính toán m;;ưu kế th;;âm h;;iểm đến vậy, chỉ chờ ngày mẹ qua đời thôi…và rồi …

0

Thỉnh thoảng tôi còn biếu tiền mẹ để chi tiêu sinh hoạt, bà làm gì có tiền đưa cho tôi.

Ngày mẹ tôi còn trẻ khỏe, bà đi chăm sóc cháu nội suốt 10 năm. Khi đó, con tôi còn nhỏ, tôi từng mời mẹ đến trông nom các cháu nhưng bà từ chối. Mẹ bảo tôi nên nhờ nhà nội giúp đỡ, còn bà phải chăm lo cho cháu nội để về già, anh chị tôi có trách nhiệm

Bố tôi mất sớm, mẹ về già không thể sống một mình được nên bà nghĩ đối xử tốt với cháu nội, chắc chắn cuối đời sẽ được an vui bên con cháu. Nhưng sự thật không như mơ, lúc mẹ tôi 65 tuổi, sức khỏe không còn tốt, vợ chồng anh trai đẩy bà về quê.

Ngày đó, tôi biết mẹ buồn lắm nhưng không nói ra sợ gia đình bất hòa nên chỉ giữ kín trong lòng. Mẹ trở về quê tiếp tục đi làm cỏ thuê, kiếm từng đồng để chi tiêu và tiết kiệm. Thương mẹ vất vả sớm mưa, thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về biếu bà.

Có lẽ do lao lực quá mà một ngày mẹ đi làm về, trên người vẫn còn đeo đôi ủng, nằm vật ra giường rồi ra đi mãi mãi. Giá lúc đó có con cháu bên cạnh, chắc bà sẽ được đi bệnh viện kịp thời. Đằng này mẹ mất mà ngày hôm sau hàng xóm mới phát hiện ra. Cứ nghĩ đến cảnh mẹ ra đi khi đói khát và không có người thân bên cạnh mà tôi đau thắt ruột.

Sau khi mẹ mất, anh trai yêu cầu tôi giao nộp 500 triệu tiền tiết kiệm của mẹ làm tôi ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mẹ mất được 3 ngày, anh tôi bất ngờ lục tung nhà lên tìm tòi xem bà có thứ gì quý cất giấu không. Sau một hồi không thấy gì, anh ấy quay qua hỏi tôi:

“Năm trước, thấy mẹ làm vất vả quá, vợ chồng anh lập cho bà cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu để dưỡng già, vậy mà giờ đây không thấy cuốn sổ đâu. Em thường xuyên về quê, có bí mật gì mẹ hay tâm sự với con gái, chắc chắn em đang cầm số tiền đó. Hãy đưa trả lại cho anh!”.

Tôi chưa bao giờ nghe thấy mẹ nói anh trai biếu bà khoản tiền lớn thế cả. Tôi cũng khẳng định bản thân không cầm của mẹ một đồng nào. Thậm chí thỉnh thoảng còn biếu mẹ vài triệu để chi tiêu sinh hoạt.

Anh trai nói nếu tôi nhất định không giao ra số tiền 500 triệu đó thì mảnh đất của bố mẹ sẽ thuộc về vợ chồng anh ấy. Tôi không có quyền đòi một tấc đất nào nữa.

Khi còn sống, mẹ nói sẽ cho tôi một suất đất, phần còn lại thuộc về anh trai tôi. Bà còn nhấn mạnh đây là đất tổ tiên nên không con nào được bán. Nhưng mẹ mất khi chưa kịp lập di chúc. Giờ lại vì chuyện này mà anh trai tính kế với tôi, vu vạ cho tôi chuyện cầm sổ tiết kiệm 500 triệu của mẹ. Tôi không biết phải xử lý chuyện này thế nào nữa?

Chồng làm Giám đốc vợ vẫn quyết bỏ, tôi bực bội kí luôn đơn ly hôn để xem không có mình cô ấy sống sao. 1 năm sau gặp lại vợ cũ đang nhặt ve chai tôi đa::u đ::ớn khi biết vì sao ngày trước cô ấy nhất quyết đòi bỏ mình…

0

Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này?

Vì lớn lên trong cảnh nghèo khó nên tôi luôn cố gắng phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn. Sau nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ, được sếp nâng đỡ nên thu nhập của tôi ngày càng tăng. Giờ đây tôi đã mua được nhà và xe. Tuy nhiên, tôi không ngờ rằng vợ – người đã cùng tôi trải qua những khó khăn – lại muốn ly hôn.

Ngày trước, khi tôi không có gì trong tay, cô ấy đồng ý lấy tôi. Nhưng giờ đây khi tôi đã thành công, cô ấy lại muốn ra đi khiến tôi khó hiểu vô cùng. Ban đầu tôi tưởng cô ấy có người khác, nhưng nhiều ngày theo dõi tôi mới biết cô ấy chẳng có ai cả.

Hỏi thẳng lý do ly hôn là gì thì vợ nói:

– Cuộc sống hiện tại không phải là điều em mong muốn. Em không quan trọng phải giàu sang phú quý, chồng làm to, kiếm được nhiều tiền. Cái em cần là một người chồng dành thời gian cho em, biết lắng nghe em chia sẻ, biết cùng em san sẻ mọi việc trong gia đình.

Nhưng anh không làm được. Mọi việc trong nhà từ nhỏ như quét dọn nhà cửa, cơm nước hay đến việc nặng nhọc hơn như sửa đường ống nước, dây điện,… đều do em làm. Một tháng 30 ngày thì đến hơn nửa tháng là em ăn cơm một mình. Căn nhà này không mang lại cảm giác ấm cúng của một tổ ấm, em không muốn sống như vậy nữa. Vì thế, chúng ta hãy ly hôn đi.

Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. Trong cơn tức giận, tôi đã ký đơn. Tôi muốn xem cô ấy sẽ sống ra sao khi không còn tôi bên cạnh.

Thấy vợ cũ nhặt ve chai bên đường, tôi lén đưa cho cô ấy 200 triệu, nửa năm sau gặp lại tôi choáng váng - 1

Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. (Ảnh minh họa)

Cứ như vậy, sau 5 năm kết hôn, vợ tôi trở thành vợ cũ. Tôi không còn trắng tay như trước, nhưng bên cạnh tôi đã thiếu vắng người phụ nữ từng yêu thương tôi.

Sau khi ly hôn, tôi không tìm kiếm mối quan hệ mới, mặc dù có nhiều phụ nữ tiếp cận tôi. Bởi tôi biết, họ đến chỉ vì tiền của tôi mà thôi. Hơn nữa, sau một lần đổ vỡ, tôi vẫn chưa tìm lại được hứng thú trong chuyện tình cảm.

3 năm sau ly hôn, vào một buổi tối khi đang lái xe về nhà, tôi bất ngờ nhìn thấy một người phụ nữ đứng bên đường đang lục thùng rác để nhặt nhạnh ve chai đem bán. Cảnh tượng này không hề hiếm gặp, nhưng điều khiến tôi sốc là người đó lại chính là vợ cũ của tôi.

Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này? Tôi ngồi trong xe, lén nhìn cô ấy một lúc rồi lái xe rời đi.

Thấy vợ cũ nhặt ve chai bên đường, tôi lén đưa cho cô ấy 200 triệu, nửa năm sau gặp lại tôi choáng váng - 2

Tôi rất sốc khi thấy vợ cũ đang nhặt ve chai từ thùng rác. (Ảnh minh họa)

Về nhà, tôi hỏi thăm bạn bè thì mới biết, cô ấy đã tái hôn hơn 1 năm trước. Nhưng không may, chồng cô ấy gặp sự cố nghiêm trọng khi đi làm. Để có thời gian chăm chồng, cô ấy phải nghỉ công việc hành chính. Ban ngày cô ấy ở nhà chăm chồng, làm việc online, đến tối lại đi nhặt ve chai kiếm thêm, cố gắng tích cóp để chữa bệnh cho chồng.

Thật không ngờ người phụ nữ mình từng thương yêu giờ đây lại phải chịu khổ như vậy. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gửi cho vợ cũ 200 triệu đồng để giúp đỡ, nhưng không cho cô ấy biết là tôi gửi.

Vì công việc bận rộn, tôi cũng quên mất chuyện này, cho đến gần đây khi vợ cũ tìm đến tôi. Khi gặp lại, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ ngoài gầy gò, xanh xao của cô ấy. Vợ cũ thẳng thắn nhắc đến số tiền tôi đã gửi nửa năm trước, cho biết chồng cô ấy đã qua đời và số tiền đó đã tiêu hết. Lần này cô ấy đến là để đưa cho tôi một tờ giấy nợ, nhưng tôi từ chối nhận lại.

– Ngày trước khi ly hôn, em đã ra đi tay trắng. Lỗi là do anh. Đáng nhẽ, em cũng nhận được một khoản tiền. Vậy khoản tiền 200 triệu kia coi như anh bù đắp cho em đi, nên em không cần trả lại đâu.

Đó là lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện sau khi ly hôn. Khi chia tay, vợ cũ chủ động ôm tôi một cái trước khi rời đi, khiến tôi lại một lần nữa bất ngờ. Nhìn theo bóng dáng vợ cũ khuất dần, tôi thầm chúc cô ấy sớm vực dậy tinh thần, sớm có cuộc sống tốt hơn và tìm được hạnh phúc trong tương lai.

Bà Thúy, 50t là một doanh nhân giàu có trong lĩnh vực BĐS ở Sài Gòn. Bà quen Minh, nhân viên phục vụ nhà hàng rồi yêu anh say đắm vì anh nhẹ nhàng, biết chiều chuộng. Được 1 năm mà bà Thúy mua xe hơi, chung cư cho Minh ở. Ai ngờ một lần đến mà không báo trước, bà nh::ụ:c nh::ã khi biết rằng căn hộ anh ta đang ở đã… .

0

Bà Thuý (Sài Gòn) chi tiền tỷ cho người tình trẻ nhưng bất ngờ phát hiện anh này dùng chính “quà tặng” của mình để săn đón tình mới.

Bà Thuý, 50 tuổi, là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh. Cuộc sống hôn nhân của bà trầm lặng, chồng lạnh nhạt và không còn mặn mà sau nhiều năm chung sống. Vì tập trung vào công việc, bà gần như đã quên mất cảm giác được yêu thương và chăm sóc.

Một lần đi ăn tối cùng bạn bè tại một nhà hàng sang trọng, bà gặp Minh, chàng phục vụ 28 tuổi, cao ráo, phong thái lịch thiệp. Minh luôn nở nụ cười rạng rỡ, tận tình kéo ghế, rót nước cho khách, khiến bà Thuý cảm thấy đặc biệt. Trong lần bà trở lại quán, Minh nhớ chính xác món ăn yêu thích của bà, kèm theo câu nói nhẹ nhàng: “Hôm nay cô vẫn đẹp như lần trước.” Những cử chỉ tinh tế ấy khiến bà xao xuyến.

Sau vài lần gặp gỡ, bà Thuý bắt đầu chủ động mời Minh đi ăn. Từ những buổi gặp riêng, tình cảm giữa họ nhanh chóng phát triển. Minh thường dành cho bà những lời ngọt ngào như: “Em chỉ cần có chị là đủ, mọi thứ khác không quan trọng.” Bà Thuý như sống lại tuổi trẻ, quên đi những ngày tháng cô đơn.

Chỉ trong vòng vài tháng, bà không ngần ngại tặng Minh chiếc xe hơi tiền tỷ, sau đó là một căn hộ chung cư cao cấp. Minh cũng bỏ việc để tập trung “chăm sóc” bà, luôn xuất hiện trong những chuyến du lịch của bà với danh nghĩa “trợ lý cá nhân”. Để tránh những ánh mắt dò xét, bà thường đặt vé và phòng riêng, sau đó mới lén lút gặp Minh.

Bà từng nghĩ, tình yêu này là sự bù đắp xứng đáng sau những năm tháng hy sinh vì gia đình. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, Minh bắt đầu tỏ ra hờ hững. Anh thường lấy cớ bận để từ chối gặp mặt, hoặc lấp lửng về lý do vắng mặt. Bà Thuý sinh nghi và quyết định thuê một công ty thám tử để theo dõi.

Nhiều nữ đại gia sốc khi phát hiện phi công trẻ phản bội mình dù luôn thề thốt chung thủy.

Kết quả khiến bà sững sờ: Minh đang hẹn hò với một cô gái trẻ trung làm lễ tân tại một spa cao cấp. Thám tử cho biết Minh thường đưa cô gái đi chơi, ăn uống bằng chiếc xe hơi bà Thuý mua. Ngay cả căn hộ bà tặng, anh cũng đưa bạn gái tới để nghỉ ngơi. Đáng nói hơn, Minh còn mua quà đắt tiền cho cô gái, nhưng thực chất tiền đều là từ bà.

Khi nhận được báo cáo, bà Thuý chết lặng. Trong lòng đầy uất ức, bà đã đối mặt trực tiếp với Minh. Đáp lại, anh ta chỉ nhún vai:
“Cô ấy là tình yêu thực sự của em. Chị cho em nhiều thứ, nhưng chị không thể cho em cảm giác mà em cần.”

Bà Thuý cay đắng nhận ra mình đã bị lợi dụng. Nhưng thay vì làm to chuyện, bà quyết định cắt đứt mọi liên lạc. Bạn bè của bà đều khuyên: “Thôi thì coi như bài học đắt giá. Đừng để cảm xúc nhất thời khiến mình mù quáng thêm lần nữa.”

Sau sự việc, bà Thuý dần lấy lại cân bằng. Bà tham gia các câu lạc bộ doanh nhân, đi du lịch để thư giãn. Với bà, quãng thời gian ấy là bài học để trân trọng bản thân hơn, và không để những lời mật ngọt làm mình lạc lối.

Cưới nhau được 5 năm, ngày con gái tròn 3 t/uổi thì tôi bắt đầu sang Hàn Quốc XKLĐ. Suốt 3 năm làm việc bên nước ngoài, tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với vợ con nhưng không có cơ hội về thăm và quyết tâm dành dụm để khi hết hạn hợp đồng sẽ có ‘món lớn’ mang về cho 2 mẹ con. Thấm thoắt thoi đưa, đến ngày được về nhà 1 tuần, tôi hạnh phúc ôm vợ và con gái trong tay, ôn lại quãng thời gian xa cách thì con gái đột nhiên thủ thỉ cảm ơn những món quà suốt những năm qua bố dành tặng. Nói xong, con còn mang những món quà ấy ra cho tôi xem khiến tôi bàng hoàng s/ố/c nặng nghĩ ngay đến chuyện vợ ng;oại t;ình suốt bao lâu nay. Ngày trở lại nơi làm việc, tôi tá hỏa nhận được tin báo từ phía gia đình, hóa ra …..

0

Con gái thậm chí còn kể tên và mang lần lượt những món quà bé nhận được ra cho tôi xem.

Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm và có 1 cô con gái 3 tuổi thì tôi bắt đầu sang nước ngoài làm việc. Khoảng thời gian 3 năm làm việc bên nước ngoài, tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với vợ con nhưng không có cơ hội về thăm. Một phần vì đặc thù công việc không được nghỉ dài ngày và cũng để tiết kiệm tiền nên tôi bàn với vợ khi nào hết hạn hợp đồng sẽ về một thể.

Có thể nói dù không về thăm con gái lần nào nhưng bé vẫn được biết mặt bố, trò chuyện với bố qua điện thoại. Vậy nhưng trong chuyến về thăm nhà sau 3 năm làm việc, đứa trẻ đã hé lộ cho tôi biết một sự việc khiến tôi suy nghĩ mãi.

Ảnh minh họa

Chẳng là tôi được về thăm nhà 1 tuần rồi lại quay trở về bên đó. Trong lúc hai bố con trò chuyện với nhau, con gái khéo léo nói lời cảm ơn:

– Con cảm ơn bố vì bố đã mua những món quà con thích. Con hứa ở nhà với mẹ sẽ ngoan, bố đi làm kiếm tiền để mua quà tặng con nhé.

Nghe con nói tôi sửng sốt:

– Quà gì hả con, con búp bê mà bố mang về tặng cho con hôm qua á?

– Vâng, với cả những món quà mà trước đây bố đã tặng con nữa ý. Tất cả con đều rất thích và xếp ngay ngắn trong tủ kia đó ạ.

Nói xong con bé chạy vào trong phòng lôi một vài món quà ra để chỉ cho tôi:

– Chẳng phải bố đã tặng cho con những món quà này đó sao, con gấu bông trắng này là Giáng sinh năm ngoái này, bộ nhẫn công chúa này là sinh nhật năm nay này, chiếc hộp bút này là quà Tết thiếu nhi này,… tất cả con đều giữ cẩn thận bố ạ.

 

Ảnh minh họa

Nhìn những món quà lạ, tôi hỏi con:

– Con nói những món đồ này là bố đã mua tặng con sao? 

– Vâng ạ, không phải là bố à, sao mẹ lại bảo với con thế?

– À không, ý bố là đúng, bố đã tặng con mà con nhớ kĩ vậy ư? Nhưng là mẹ đưa cho con à?

– Không, có một chú đến nhà rồi đưa cho con, mẹ nói đó là quà bố gửi tặng từ nước ngoài về cho con.

– À ừ, con gái bố thật ngoan, giữ gìn những món quà của bố thật tốt, bố rất hạnh phúc vì điều đó. Thế con có biết chú đó không? là một hay nhiều chú?

– Chỉ có 1 chú thôi ạ, lần nào cũng là chú ý mang quà tới cho con nhưng con không biết chú ấy là ai ạ, con chỉ quan tâm đó là quà của bố thôi ạ.

Tôi tạm thừa nhận để cho con gái yên lòng chứ thực chất tôi chưa từng gửi một món quà nào về cho con gái từ khi đi xuất khẩu lao động.

Tôi cảm thấy băn khoăn mãi về câu chuyện mà con gái kể nhưng cũng chưa dám hỏi vợ xem người đàn ông đó là như thế nào vì tôi không đủ can đảm nếu cô ấy thừa nhận đang ngoại tình.

Ảnh minh họa

Sang bên nước ngoài được 1 tuần, sự việc ấy cứ dày vò khiến tôi không chịu được mới nhắn tin hỏi vợ và những gì vợ nói khiến tôi dường như chết lặng.

– Đúng rồi, những món quà đó không phải do anh mua nhưng em đã nói với con gái là do anh gửi tặng con đó. Em không muốn con gái bị thua thiệt bạn bè khi không có bố ở bên cạnh nên đã tự mua quà và nói đó là quà của bố vì em biết anh bận rộn, sẽ chẳng có thời gian mà mua quà gửi về tặng con gái.

Mà người con gái nhắc đến cũng chỉ đơn giản là anh giao hàng quen mặt của khu chung cư mình thôi. Em đã nhờ anh ấy giao tận nhà và nói là quà của anh để con bé tin tưởng chứ nếu em đưa, chưa chắc con đã tin đó là quà của anh.

Những lời vợ nói khiến tôi có cảm giác ân hận vì đã từ rất lâu rồi bản thân chưa từng nghĩ đến việc mua quà cho con gái mà chỉ lầm lũi làm kiếm tiền gửi về cho vợ. Tôi nghĩ rằng việc trò chuyện thường xuyên sẽ giúp con cảm giác có bố bên cạnh nhưng không, với những đứa trẻ thì việc được nhận quà sẽ hạnh phúc hơn gấp bội.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng …

0

Theo đề xuất của Bộ Công an xử phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe.

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng  ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

Cùng mức phạt trên, Bộ Công an đề xuất các hành vi sẽ bị xử phạt gồm: Không thắt  dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường, chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy, chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng - 1Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm (Ảnh minh họa: INT).

Trước đó, ngày 27/6 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định: Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô-tô không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe (hàng ghế trước) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, sử dụng và hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm. Khu vực này sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn so với ghế phía sau xe.

Hệ thống an toàn chính của ô-tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu dành cho người lớn.

Trẻ em có thể trạng nhỏ hơn, không phù hợp với các hệ thống này. Không may, trong trường hợp xảy ra tai nạn, do không được bảo vệ tốt nhất, trẻ em có thể gặp nguy hiểm hơn người lớn so với cùng một vị trí ngồi.

Bên cạnh đó, khả năng tự chủ và ý thức hành vi của trẻ trong các sự việc thường chưa cao. So với người lớn, trẻ nhỏ chưa thể hoàn thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát hành vi của mình. Trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò và thích nghịch ngợm.

Do vậy, nếu ngồi ở ghế trước, rất dễ gây ra những hành động khiến người lái mất tập trung, dễ dẫn đến tai nạn trên đường.

Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cụ thể về  ghế ngồi trên ô-tô cho trẻ em ở các lứa tuổi, chẳng hạn như Đức, Pháp, Nga, Anh, Mỹ…

Tôi là người vợ thứ hai của anh, một người phụ nữ đến sau trong cuộc đời một người đàn ông từng trải, đang chống chọi với căn b;ệ;nh UT gan giai đoạn cuối. Chúng tôi quen nhau vào thời điểm anh gần như không còn tìm thấy hy vọng sống. Vợ cũ m;ất, con cái đã trưởng thành, bận rộn với công việc nên cũng ít khi ở bên chăm sóc. Ngày anh lập di chúc, tôi cảm thấy giấc mơ đổi đời đã cận kề. Anh yêu cầu tôi và luật sư đến bệnh viện. Trong căn phòng bệnh nhỏ bé, trước sự chứng kiến của mọi người, anh tuyên bố sẽ để lại cho tôi căn biệt thự mà anh từng xây dựng với vợ cũ. Lời anh vừa dứt, tôi suýt không tin vào tai mình. Nhưng cuộc đời lại chằng bao giờ dễ dàng đến vậy. Ngày hôm sau, tôi vui mừng mang giấy tờ đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Ánh mắt của nhân viên văn phòng khi lật giở từng trang giấy tờ có phần khiến tôi thấy lạ, nhưng tôi vẫn tự tin. “Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc!” – Tôi khẳng định. “Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.”Mọi thứ sụp đổ trước mặt tôi lúc này con trai của anh tới đưa ra 1 điều kiện….Đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện.

Tôi là người vợ thứ hai của anh, một người phụ nữ đến sau trong cuộc đời một người đàn ông từng trải, đang chống chọi với căn bệnh UT gan giai đoạn cuối. Chúng tôi quen nhau vào thời điểm anh gần như không còn tìm thấy hy vọng sống. Vợ cũ mất, con cái đã trưởng thành, bận rộn với công việc nên cũng ít khi ở bên chăm sóc. Có lẽ, chính sự xuất hiện của tôi – một người phụ nữ chu đáo, ân cần đã khiến anh cảm thấy được an ủi.

Ba năm qua tôi ở bên anh, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, nửa vì thương cảm, nửa vì nhìn thấy cơ hội đổi đời. Anh không còn trẻ, lại là doanh nhân giàu có. Ngoài sở hữu căn biệt thự trị giá 10 tỷ đồng đang sống, anh còn nhiều tài sản giá trị khác. Những điều đó khiến tôi không ngần ngại lao vào cuộc sống của anh, bất chấp những lời đàm tiếu xung quanh.

Ngày anh lập di chúc, tôi cảm thấy giấc mơ đổi đời đã cận kề. Anh yêu cầu tôi và luật sư đến bệnh viện. Trong căn phòng bệnh nhỏ bé, trước sự chứng kiến của mọi người, anh tuyên bố sẽ để lại cho tôi căn biệt thự  mà anh từng xây dựng với vợ cũ.

Lời anh vừa dứt, tôi suýt không tin vào tai mình. Tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình lại được thừa kế khối tài sản lớn như thế. Ngay cả trong toan tính, tôi cũng chỉ mong sự tận tâm của mình sẽ được anh rụng động và di chúc cho vài trăm triệu.

Con trai riêng của anh – người thừa kế hợp pháp duy nhất, lại không được nhận bất kỳ tài sản nào từ căn biệt thự đó. Gương mặt cậu ta đỏ bừng vì tức giận: “Bố thật bất công!” – cậu hét lên. “Đó là tài sản của mẹ con và bố, sao bố lại để nó cho người phụ nữ này?”

 

Tôi mỉm cười, cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trong lòng lại hớn hở. Ba năm chăm sóc anh đã không uổng phí. Tôi bắt đầu tưởng tượng đến cuộc sống xa hoa trong căn biệt thự, đồ đạc sang trọng và quan trọng nhất là quyền sở hữu lại trong tay tôi.

Ngày hôm sau, tôi vui mừng mang giấy tờ đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Ánh mắt của nhân viên văn phòng khi lật giở từng trang giấy tờ có phần khiến tôi thấy lạ, nhưng tôi vẫn tự tin.

“Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc!” – Tôi khẳng định.

“Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.” – Câu trả lời của họ khiến tôi như bị sét đánh ngang tai. 

Tôi không tin vào tai mình: “Chuyển nhượng? Ai là người đứng tên hiện tại?”

“Chủ sở hữu hiện tại là con trai của anh ấy. Hợp đồng chuyển nhượng đã được ký và công chứng hợp pháp từ hai tháng trước.” – Người nhân viên đáp.

Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện. Luật sư bình thản trả lời:

“Trước khi lập di chúc, anh ấy đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn biệt thự cho con trai mình. Di chúc chỉ là hình thức. Anh ấy muốn chị không cảm thấy bị bỏ rơi trong những ngày cuối đời của anh ấy, nhưng thực chất, tài sản đó đã không còn thuộc về anh ấy từ lâu.”

Tôi ngồi lặng trong căn phòng trọ nhỏ bé, nhìn tờ di chúc trên tay mà không biết nên cười hay khóc. Tất cả chỉ là một màn kịch anh dựng nên. Anh thừa biết sự tận tụy của tôi không hoàn toàn xuất phát từ tình yêu, mà từ tham vọng chiếm đoạt tài sản.

Anh đã âm thầm chuyển nhượng tài sản giá trị nhất chính là căn biệt thự cho con trai từ hai tháng trước. Còn tôi dù có tính toán thế nào cũng chỉ tự biến mình thành một trò hề. Ba năm tôi bỏ ra để chăm sóc anh, đổi lại là một cái kết trống rỗng. Những mơ tưởng về cuộc sống xa hoa, sung túc bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng.

Có lẽ, anh đã nhìn thấu toan tính trong lòng tôi ngay từ đầu. Anh không trách, không oán, chỉ lặng lẽ cho tôi một bài học đắt giá. Giờ đây, ngồi một mình trong góc phòng, tôi chỉ còn lại sự cay đắng và tiếc nuối cho những tháng ngày đã trôi qua. Căn biệt thự 10 tỷ đồng, cùng giấc mộng đổi đời, mãi mãi là những điều tôi không bao giờ với tới được.

Chồng tôi mất do TNGT nên tôi quyết định ở vậy nuôi con không đi bước nữa. Khi con lớn vào đại học, lúc này tôi mới mở lòng với 1 người đàn ông rồi có bầu. Nào ngờ, hắn ta đã có vợ con, để tôi lại với đứa trẻ. Đây cũng là nguyên nhân con lớn của tôi sinh ra oá:n trá:ch mẹ và em. Ngày con trai lấy vợ, căn nhà lại càng chật chội hơn. Tôi khuyên các con: “Vợ chồng con thu nhập mỗi tháng 50 triệu, chắc cũng có một khoản tiền tiết kiệm, mẹ nghĩ con nên ra ngoài mua nhà sống cho rộng rãi. Ngôi nhà có 70m2 mà 5 người ở thế này thì ngột ngạt quá”. Con trai không đồng ý, nó nói tôi sang tên đất cho vợ chồng chúng, rồi sẽ bỏ tiền ra xây nhà mới. Với tình thế này, đương nhiên tôi phản đối ngay. Thú thực, nhà này ngày trước ông bà nội cho vợ chồng tôi, thế nên sẽ thuộc về con trưởng còn con út không có máu mủ gì với gia đình này, không có quyền hưởng mảnh đất này. Nhưng không phải vì thế mà con lớn định chiếm hết…Đọc tiếp dưới bình luận

0

Đứa con mà tôi dành cả tuổi xuân để nuôi nấng, bây giờ con lại đẩy tôi vào bước đường cùng.

Người chồng thứ nhất của tôi mất do tai nạn giao thông, lúc đó con trai tôi mới được 2 tuổi. Vì muốn con có tuổi thơ đẹp, tôi ở vậy không đi bước nữa. Chồng mất, cuộc sống của mẹ con tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng vì tương lai của con, tôi luôn cố gắng làm hết sức có thể.

Khi con vào đại học, tôi sống một mình buồn quá nên đã mở lòng yêu một người đàn ông. Lúc tôi có bầu thì mới phát hiện ra người đó đã có gia đình, lần đó, tôi hoảng thật sự và căm giận kẻ đã lừa đảo và hủy hoại danh dự của tôi.

Dù rất hận người đàn ông đó nhưng cái thai trong bụng tôi không có tội tình gì, tôi quyết định để đẻ và nuôi dưỡng con khôn lớn giỏi giang như đứa đầu.

Ngày con trai nhìn thấy tôi mang bầu, nó rất tức giận và bỏ lên trường, đến khi tôi sinh, con mới chịu về thăm mẹ và em. Dường như con chỉ có thăm mẹ cho xong trách nhiệm, con còn không thèm nhìn mặt em trai nữa.

Suốt 7 năm nay, đứa em rất quấn quýt anh trai nhưng đứa lớn thờ ơ thậm chí còn ghét bỏ. Tôi đã khuyên bảo nhiều nhưng thái độ con lớn không hề thay đổi.

Ngôi nhà của tôi không được rộng lắm, từ ngày con trai lấy vợ lại càng chật chội hơn. Phòng ngủ chính của mẹ con tôi phải nhường cho vợ chồng con trai lớn, tôi và con út ở phòng bé nên không được thoải mái.

Khuyên con trai ra ngoài sống cho rộng rãi, con nói câu làm tôi giật mình sửng sốt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi cháu trai ra đời, nhà càng hẹp hơn, tôi khuyên các con: “Vợ chồng con thu nhập mỗi tháng 50 triệu, chắc cũng có một khoản tiền tiết kiệm, mẹ nghĩ con nên ra ngoài mua nhà sống cho rộng rãi. Ngôi nhà có 70m2 mà 5 người ở thế này thì ngột ngạt quá”.

Con trai nói tôi sang tên đất cho vợ chồng chúng, rồi con sẽ bỏ tiền ra xây nhà 3 tầng và mẹ con tôi sẽ sống chung trong ngôi nhà đó. Tôi phản đối ngay, nói là nhà chung của các con và không sang tên cho ai cả.

Con trai tôi bật lại, con nói là nhà này ngày trước ông bà nội cho vợ chồng tôi, thế nên sẽ thuộc về con trưởng, còn con út không có quyền hưởng mảnh đất này.

Tôi sững sờ khi biết con trai đã điều tra về mảnh đất đang đứng tên tôi. Vất vả nuôi con khôn lớn, có công ăn việc làm tử tế, không ngờ bây giờ đủ lông đủ cánh, con quay về đòi nhà của tôi.

Tôi sợ sang tên đất cho các con rồi, một ngày nào đó, con trai lớn sẽ đuổi tôi và con út ra khỏi nhà. Giờ tôi phải lựa chọn, hoặc là nghe theo lời con lớn, sang tên đất cho con rồi con xây nhà to rộng để tôi và con út có chỗ ở. Hoặc là đuổi vợ chồng con lớn ra thuê chỗ khác, mặc kệ có thể mất tình cảm mẹ con, để giữ lại căn nhà làm tài sản đảm bảo cho mình. Theo mọi người, tôi phải làm sao đây?

3 anh trai đều thành đạt, làm quan to trên thành phố còn tôi con út chỉ làm ruộng dưới quê. Mẹ ốm nằm 1 chỗ suốt 10 năm, 3 anh đẩy trách nhiệm cho tôi chăm mẹ, họ chỉ về liến thoắng rồi đi ngay. Ngày bà m/ấ/t, tôi sững sờ khi mẹ chia hết đất cho các anh còn tôi chẳng có gì. Nhưng đến khi đọc kỹ lại di chúc, dòng cuối cùng khiến tôi òa khóc nức nở còn các anh thì hằm hằm bỏ đi ..

0

Mỗi lần các anh về, họ lại bàn bạc xem ai sẽ được phần nào, và mẹ tôi thường chỉ im lặng, không nói gì. Tôi thì chẳng quan tâm nhiều, vì nghĩ rằng tài sản của mẹ, bà muốn chia cho ai cũng là quyền của bà.

Tôi là con út trong gia đình có sáu anh em. Năm anh trai tôi đều là dân kinh doanh ở thành phố, có quyền có thế, đều là những người thành công. Ngược lại, tôi là con út, cuộc sống đơn giản, chỉ là một người nông dân bình thường ở quê, không danh tiếng và cũng chẳng quyền lực.

Tôi sống ở quê cùng mẹ già trong căn nhà cổ tổ tiên để lại. Suốt 10 năm qua, kể từ khi mẹ bắt đầu yếu đi và cần người chăm sóc, tôi là người ở lại bên bà. Còn các anh trai thì luôn bận rộn với công việc và cuộc sống riêng. Tôi không bao giờ phàn nàn về điều đó, vì dù gì đó cũng là trách nhiệm của một người con.

/

 

Ảnh minh họa.

Mỗi dịp lễ Tết, các anh chị lại về thăm mẹ, mang theo quà cáp đắt tiền và những lời hỏi thăm ngắn gọn. Họ thường ở lại một, hai ngày rồi lại vội vàng rời đi, để lại căn nhà yên ắng và người mẹ già lặng lẽ với khuôn mặt nhiều tâm sự. Dù không phải người thành đạt như các anh, tôi vẫn thấy cuộc sống mình nhẹ nhàng, bình yên hơn khi được chăm sóc mẹ từng ngày.

Suốt 10 năm qua, các anh tôi thường hay nhắc đến chuyện đất đai, tài sản của mẹ. Mảnh đất của gia đình tôi rộng lớn, lại ở vị trí đẹp trong làng, có giá trị không nhỏ. Mỗi lần các anh về, họ lại bàn bạc xem ai sẽ được phần nào, và mẹ tôi thường chỉ im lặng, không nói gì. Tôi thì chẳng quan tâm nhiều, vì nghĩ rằng tài sản của mẹ, bà muốn chia cho ai cũng là quyền của bà. Tôi chỉ cần lo cho mẹ được sống vui vẻ trong những ngày cuối đời là đủ.

Nhưng rồi, mẹ tôi qua đời. Bà ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ, để lại cho tôi một khoảng trống lớn trong lòng. Ngày mẹ mất, các anh tôi về đầy đủ, đám tang tổ chức long trọng, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy lạc lõng. Mẹ tôi đã sống cùng tôi suốt hơn 10 năm qua, tôi quen với sự hiện diện của bà đến nỗi khi bà rời xa, tôi không biết phải đối diện thế nào với căn nhà trống rỗng này.

Sau đám tang, các anh tôi quyết định họp lại để đọc di chúc của mẹ. Họ háo hức, mong chờ xem mình sẽ được chia phần nào trong khối tài sản mà mẹ để lại. Còn tôi, không quá bận tâm đến việc đó. Ngày đọc di chúc, cả gia đình tôi tập trung đông đủ. Luật sư của mẹ đưa ra bản di chúc, và chúng tôi bắt đầu lắng nghe.

 

/

Tôi đã rất bất ngờ khi thấy mẹ chia hầu hết tài sản, đất đai cho các anh trai tôi. Họ mỗi người một phần, những mảnh đất lớn, có giá trị nhất đều được chia hết cho năm anh trai. Còn tôi, đứa con út đã chăm sóc mẹ suốt bao năm, lại không được nhắc đến trong việc chia tài sản. Di chúc chỉ ghi ngắn gọn rằng:“Đối với thằng út, mẹ không để lại mảnh đất nào.”

 

Tôi sững sờ, không tin vào tai mình. Tại sao mẹ lại làm như vậy? Tôi đã bên cạnh mẹ suốt bao năm, lo cho bà từng miếng ăn, giấc ngủ. Trong khi các anh tôi, dù thành đạt nhưng lại chỉ thỉnh thoảng về thăm, không hề chăm sóc mẹ. Vậy mà giờ đây, khi đọc di chúc, tôi lại chẳng được hưởng gì, dù chỉ là một mảnh đất nhỏ. Cảm giác tức giận và oan ức dâng tràn trong lòng tôi. Tôi nghẹn ngào, cố gắng giữ bình tĩnh để không bật khóc trước mặt mọi người.

Các anh trai tôi có vẻ hài lòng với phần tài sản được chia. Họ nhìn tôi với ánh mắt cảm thông, nhưng trong lòng tôi hiểu rõ, họ không thực sự bận tâm. Đối với họ, việc tôi không được chia phần là điều dễ hiểu. Tôi không có danh tiếng, không thành đạt như họ, chỉ là một người ở quê chăm mẹ. Có lẽ trong mắt họ, tôi chẳng xứng đáng để nhận phần tài sản lớn như họ.

Tôi lặng lẽ cầm bản di chúc lên đọc lại, hy vọng rằng mình đã bỏ sót điều gì đó. Nhưng khi đọc đến dòng cuối cùng, tôi bỗng giật mình. Có một câu cuối nhỏ, mà khi đọc lướt qua tôi đã không để ý:“Mẹ để lại cho con út toàn bộ căn nhà này, cùng với kỷ vật mà mẹ đã cất giữ trong chiếc hòm gỗ dưới gầm giường của mẹ.”

/

Tôi vội vàng chạy lên phòng mẹ, lục tìm chiếc hòm gỗ mà bà đã để lại. Mở nắp hòm ra, tôi thấy bên trong là những cuốn sổ tay cũ kỹ, những bức ảnh gia đình từ thuở xa xưa, và một cuốn sổ tiết kiệm với số tiền lớn hơn cả giá trị những mảnh đất mẹ đã chia cho các anh tôi. Đó là số tiền mà mẹ đã dành dụm suốt cuộc đời, không để lại cho ai ngoài tôi. Nước mắt tôi tuôn trào khi cầm cuốn sổ trên tay. Mẹ đã không bỏ rơi tôi, không hề quên tôi. Mẹ đã để lại cho tôi thứ quý giá nhất, không phải là mảnh đất hay tài sản, mà là tình yêu thương bao la mà suốt cuộc đời bà đã dành cho tôi, đứa con út đã ở bên cạnh bà cho đến những ngày cuối đời.

Tôi ngồi xuống, nghẹn ngào bật khóc:

– “Mẹ ơi, con hiểu rồi. Mẹ đã luôn yêu thương con, dù mẹ không nói ra. Con xin lỗi vì đã nghi ngờ mẹ.”

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, điều quan trọng không phải là tài sản hay đất đai, mà là tình cảm và sự gắn kết mà mẹ đã dành cho tôi. Và dù không được chia đất, nhưng tôi đã nhận được điều quý giá hơn cả, là tình yêu không điều kiện của một người mẹ.

CHÍNH THỨC: Tạm biệt thầy Thích Minh Tuệ, ai cũng tiếc nhưng không làm gì được 👇

0

Ông Thích Minh Tuệ vừa có thư viết tay bày tỏ mong muốn đi bộ đến Ấn Độ, quê hương của Đức Phật, để lễ và tri ân các thánh tích. Hành trình này khó khăn nên ông nhờ mọi người hướng dẫn, tư vấn giúp.

Sư Thầy Thích Minh Tuệ Chính Thức Đi Bộ Hành Sang Ấn Độ - Biên Giới Lào - Việt NamMới nhất, thầy Minh Tuệ đã bộ hành tới đến biên giới Lào – Việt Nam

Youtuber Lê Khả Giáp sẽ đi theo thầy

Mới đây, ông Thích Minh Tuệ (tên khai sinh là Lê Anh Tú, 43 tuổi, trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vừa viết thư tay gửi đến mọi người bày tỏ mong muốn được đến đất nước Ấn Độ để lễ các thánh tích cũng như học tập và tri ân về Đức Phật.

Theo thư ông Minh Tuệ, hộ chiếu và các giấy tờ liên quan của ông đang được người thân làm giúp.

Ông Thích Minh Tuệ mong muốn đi bộ đến Ấn Độ - 1

Ông Thích Minh Tuệ bày tỏ mong muốn đi bộ đến đất Phật (Ảnh: Chí Anh).

Bản thân ông mong muốn được đến quê hương của Đức Phật nhưng phải đi bộ qua nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh. Mỗi quốc gia có quy định về giấy tờ, thủ tục nhập cảnh khác nhau

Ông Minh Tuệ cho rằng, bản thân rất muốn đi bộ; nếu phải đi bằng phương tiện khác là hạ sách vì không đúng với phẩm hạnh đạo đức, với sự tôn kính của ông với Đức Phật. Vì vậy, ông Minh Tuệ mong được mọi người hướng dẫn giúp ông về thủ tục, giấy tờ và đường đi.

Trước đó, ông Minh Tuệ có đơn gửi các cơ quan chức năng kiến nghị người dân không quay phim, chụp ảnh và đưa hình ảnh của ông lên mạng xã hội khi chưa được phép; không tụ tập, làm mất trật tự, an toàn giao thông.

Sau đó, ông đã có thông báo về việc sẽ ngưng đi khất thực trong thời gian tới bởi mọi người tụ tập đông gây mất an ninh trật tự và không đúng với chánh pháp, ảnh hưởng đến quá trình tu tập.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Thích Minh Tuệ (tên khai sinh Lê Anh Tú, quê xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đăng ký hộ khẩu thường trú ở xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo và bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực; đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. 

Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang. 

Bất ngờ người sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ?

0

Lê Khả Giáp là ai?

Lê Khả Giáp sinh năm 1994, quê ở Hải Dương. Trước khi nổi tiếng là youtuber, Lê Khả Giáp từng học ngành điện tử viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Lê Khả Giáp tự nhận mình là “gã ăn mày xuyên quốc gia”, anh xin cơm nhà dân, ngủ nhờ, đi xe nhờ. Những lúc không ai giúp đỡ, anh dựng tạm lều và chi tiêu bằng số tiền mang theo trong những hành trình của mình.

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ - Ảnh 1.

Lê Khả Giáp nổi tiếng với các chuyến đi bộ vòng quanh thế giới. Ảnh: ST

Năm 2016, anh quyết định xuất ngoại đi bộ xuyên 5 quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ. Năm 2023, Giáp tiếp tục đi bộ đến Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Uzbekistan…

Tháng 7/2024, Giáp kết hôn và sang tháng 8/2024, anh cùng người vợ mới cưới đi tuần trăng mật bằng chuyến khám phá trải nghiệm tại Ai Cập và hơn 20 quốc gia vùng Tây Phi.

Hiện tại kênh youtube của Lê Khả Giáp đang có 727.000 người đăng ký. Các video đăng tải luôn thu hút được hàng triệu lượt xem.

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ - Ảnh 2.

Các video của Lê Khả Giáp thu hút hàng triệu lượt xem trên youtube. Ảnh: Kênh youtube của NV

Các video của Khả Giáp chủ yếu chia sẻ về những khám phá, trải nghiệm của anh trên mỗi hành trình tại Việt Nam và các quốc gia mà anh đi qua.

 

Từng trả lời trước truyền thông, Lê Khả Giáp cho biết anh “quay phim theo phong cách chân thật, đơn giản với mục đích giới thiệu cho người xem Việt Nam biết tới những điều còn rất xa lạ trên thế giới”.

Thông qua các video của Giáp, người xem có thể “du lịch qua màn ảnh nhỏ”, phần nào hiểu được những nét văn hoá mới, ẩm thực mới về mảnh đất và con người ở các quốc gia khác nhau.

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ - Ảnh 3.

Lê Khả Giáp chia sẻ việc đồng hành cùng ông Thích Minh Tuệ đi bộ từ Việt Nam sang Ấn Độ. (Ảnh: kênh youtube của NV)

Mới đây, trong video của mình chia sẻ trên youtube, Lê Khả Giáp đã chia sẻ về việc anh đã gặp ông Thích Minh Tuệ và sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng ông trong chuyến bộ hành tới Ấn Độ.

Cụ thể trong video đăng tải ngày 1/12 anh chia sẻ: “Mình sẽ đồng hành cùng sư trong chuyến hành trình bộ hành từ Việt Nam qua tới Ấn Độ này đây…”