Home Blog Page 20

Từ nay trở đi: 9 trường hợp xây nhà không cần xin Giấy phép xây dựng, ai không biết là thiệt

0
Những trường hợp xây nhà dưới đây sẽ không cần phải xin Giấy phép xây dựng, người dân nên biết sớm.

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng chính là một loại giấy được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho người dân khi muốn xây dựng, sửa chữa, di dời một công trình xây dựng nào đó. Những công trình xây dựng nếu muốn thuận lợi xây dựng cần phải xin giấy phép theo đúng quy định nếu không sẽ bắt buộc bị tháo dỡ xử phạt hành chính theo quy định. Tuy nhiên, có những trường hợp dưới đây khi xây nhà không cần xin giấy phép xây dựng. Đó là trường hợp nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

9 trường hợp được miễn giấy phép xây 

1. Những công trình xây dựng bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp cần tiến hành nhanh nhất.

2. Những công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng. Bởi vậy những công trình này không cần phải cấp Giấy phép xây dựng.

Những trường hợp xây nhà không cần xin Giấy phép xây dựng

Những trường hợp xây nhà không cần xin Giấy phép xây dựng

3. Những công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này cũng được miễn giấy phép xây dựng.

4. Những công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường. Những công trình thuộc điều này sẽ không cần xin Giấy phép xây dựng.

5. Những công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ; cũng sẽ không phải xin Giấy phép xây dựng.

6. Những công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không cần xin Giấy phép xây dựng lần nữa.

9 truong hop xay nha khong can giay phep
7. Những công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.

8. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

Những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

9. Những công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. Những trường hợp này thì cũng không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Mức phạt tiền một số lỗi từ 1/1/2025: 1. Vượt đèn đỏ: 18-20 triệu 2. Mở cửa xe gây tai nạn: 20-22 triệu 3. Quay đầu xe trên đường cao tốc: 30-40 triệu 4. Lùi xe trên đường cao tốc: 30-40 triệu…..

0
Mức phạt tiền một số lỗi từ 1/1/2025:
1. Vượt đèn đỏ: 18-20 triệu
2. Mở cửa xe gây tai nạn: 20-22 triệu
3. Quay đầu xe trên đường cao tốc: 30-40 triệu
4. Lùi xe trên đường cao tốc: 30-40 triệu
5. Đi ngược chiều trên đường cao tốc: 30-40 triệu
6. Dừng đỗ không đúng nơi quy định trên cao tốc: 10-12 triệu
7. Dùng điện thoại khi đang đi xe: 4-6 triệu
8. Đeo biển giả, không đúng với đăng ký: 20-26 triệu
9. Đi ngược chiều: 18-20 triệu

Người điều khiển ôtô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, hay đi ngược chiều, sẽ bị xử phạt 18-20 triệu đồng; với xe máy sẽ bị phạt 4-6 triệu.

Thông tin được nêu trong Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo đó, người điều khiển ôtô hoặc các loại xe tương tự sẽ bị phạt 18-20 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển, kiểm soát giao thông; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”. Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe.

Mức phạt này cao gấp hơn 3 lần so với quy định hiện hành. Hiện nay, người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ hoặc các hành vi trên sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng. Tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một đến 3 tháng.

Ngoài ra, nhiều mức phạt với tài xế ôtô cũng tăng nhiều so với quy định hiện hành. Điển hình là, mức phạt tăng đến 50 lần nếu tài xế ôtô mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông – sẽ bị phạt từ 20 đến 22 triệu đồng (hiện nay là 400.000-600.000 đồng).Cảnh sát giao thông đang xử lý người vi phạm ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính

Cảnh sát giao thông đang xử lý người vi phạm ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính

Tài xế dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ bị phạt 4-6 triệu đồng (hiện nay 2-3 triệu); chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn, xe thô sơ bị phạt 4-6 triệu đồng (hiện nay 300.000-400.000 đồng); dùng chân điều khiển vô lăng bị phạt 40-50 triệu đồng (hiện nay 10-12 triệu); không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông phạt 18-20 triệu đồng (hiện nay 4-6 triệu đồng)

Với các hành vi khi di chuyển trên đường cao tốc, nghị định cũng tăng mức xử phạt so với hiện hành. Cụ thể, lái ôtô đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc bị phạt 30-40 triệu đồng (hiện hành 16-18 triệu đồng); quay đầu xe trên đường cao tốc bị phạt 30-40 triệu đồng (hiện hành 10-12 triệu)…

Với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ bị phạt 4-6 triệu đồng (hiện nay 800.000-1 triệu đồng); đi vào đường cao tốc phạt 4-6 triệu đồng (hiện là 2-3 triệu); đi ngược chiều phạt 4-6 triệu (hiện 1-2 triệu); lạng lách, đánh võng phạt 8-10 triệu đồng (hiện 6-8 triệu); gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay phạt 8-10 triệu đồng (hiện 6-8 triệu).

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, nghị định mới được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế, song nhiều vấn đề bất cập vẫn tồn tại như về tổ chức giao thông và hạ tầng giao thông phát triển chưa tương xứng với nhu cầu.

Ngoài ra, lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ôtô và khoảng 2 triệu xe máy. Phương tiện ngày một nhiều nhưng ý thức của một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến. Vì vậy, để lập lại trật tự, an toàn giao thông thì cần một chế tài xử phạt nghiêm, đủ tính răn đe, nhất là các hành vi cố ý vi phạm.

Bố chồng tôi rất kỹ tính, lầm lì nên tôi cũng không biết lúc nào ông vui hay buồn mà cư xử. Vừa rồi nhà chồng tôi có việc nên tổ chức liên hoan, ông bà có mời bố mẹ đẻ tôi qua nhà chơi. Đáng nói, tôi chỉ kịp chào bố mẹ đẻ một câu sau đó luôn tay luôn chân để lo mọi việc cỗ bàn, từ nấu nướng, bê dọn rồi rửa cả đống bát mà bố chồng không cho ai làm cùng. Âý thế mà ông vẫn cáu giận, quát tháo ầm ĩ, trước mặt đông người, bố chồng liên tục chê bai, trách móc con dâu, không nể nang ông bà thông gia. Bố tôi còn nghe rõ ông thông gia than trách với các vị khách: “Con dâu nhà tôi số sướng mà không biết hưởng, còn vụng về, cư xử kém lắm”. Chứng kiến cảnh đó, bố tôi làm ngay một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặt…

0

Tôi sống ở nhà chồng đến nay tròn 5 năm, suốt thời gian qua tôi luôn làm tròn bổn phận người con dâu, người vợ và là người mẹ chăm chỉ, luôn vun vén cho nhà chồng. Nhiều người bên nhà chồng đã dành lời khen ngợi cho tôi, duy chỉ có bố chồng là khó tính, hay càu nhàu và chẳng mấy khi hài lòng về con dâu.

Bố chồng tôi rất kỹ tính, lầm lì nên tôi cũng không biết lúc nào ông ấy vui hay buồn… Nói chung, bố chồng tôi là người tương đối khó hiểu và tôi cũng không dám quan tâm nhiều đến đời tư của ông cũng như mẹ chồng tôi. Tôi là con dâu, không dám xen vào những chuyện lớn trong nhà, tùy bố mẹ chồng quyết định rồi bảo gì thì mình làm theo.

Hàng ngày, tôi luôn cố gắng để dọn dẹp nhà cửa thật sạch, nấu cơm, rửa bát và chăm sóc chồng con cho thật tốt. Đôi khi tôi cũng thấy áp lực khi sống ở nhà chồng, song vì chồng con mà tôi cố gắng để chịu đựng, tự an ủi bản thân để sống tốt. Mọi thứ với tôi không có gì là mệt mỏi, khó làm cả, chỉ có điều bố chồng luôn khó chịu mà thôi.

Tôi sợ bố chồng đến mức muốn tránh mặt ông, hàng ngày đi làm đều cố gắng đi sớm và về muộn. Tôi phải nói dối giờ giấc làm việc của công ty, để bố chồng không soi mói chuyện đi làm sớm hay về muộn. Trừ khi nhà có việc hoặc về quê ngoại, tôi không dám xin nghỉ làm vì ở nhà sẽ phải đối diện với bố chồng. Càng ngày càng mệt vì ông bắt làm hết việc này đến việc kia.

Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặt-1Bố chồng khó tính luôn tìm cách chèn ép, làm con dâu bẽ mặt. Ảnh minh họa

Nhà bố mẹ đẻ của tôi cách nhà bố mẹ chồng chỉ 30km, nên thỉnh thoảng nhà có việc là tôi về chơi. Đúng là về nơi mình sinh ra và lớn lên, được bố mẹ chiều chuộng mà tôi thấy thoải mái hẳn, khác xa nơi nhà chồng. Lâu lâu bố mẹ đẻ tôi cũng tới thăm, mang quà tới cho con gái và cháu ngoại.

Vừa rồi nhà bố mẹ chồng tôi có việc nên tổ chức ăn uống liên hoan, ông bà có mời bố mẹ đẻ tôi qua nhà chơi. Mọi khi bố mẹ tôi chỉ qua chơi chút ít rồi về, lần này ông bà mới chứng kiến cảnh con gái khổ sở nơi nhà chồng. Tôi chỉ kịp chào bố mẹ đẻ một câu sau đó luôn tay luôn chân để lo mọi việc cỗ bàn, từ nấu nướng, bê dọn rồi rửa cả đống bát mà không cho ai làm cùng.

Làm không nghỉ như vậy mà bố chồng vẫn cáu giận, quát tháo ầm ĩ. Trước mặt đông người, bố chồng liên tục chê bai, trách móc con dâu, không nể nang ông bà thông gia. Bố tôi còn nghe rõ ông thông gia than trách với các vị khách: “Con dâu nhà tôi số sướng mà không biết hưởng, còn vụng về, cư xử kém lắm”.

Không chịu nổi khi con gái bị bố mẹ chồng chèn ép, còn chê bai thậm tệ, bố đẻ tôi đã phải đáp trả. Bố đẻ tôi không ngần ngại bày tỏ ý kiến: “Hôm nay tôi sang để thông báo đón con gái về nhà không ở đây thêm ngày nào nữa. Tiện đây cho tôi hỏi, ông bà đã thu xếp 300 triệu đã vay để trả cho vợ chồng tôi chưa? Còn con trai út nhà ông bà nữa, không có con dâu và gia đình tôi tác động, liệu có vào được công ty lớn, mức lương cao không?”.

Bố chồng tôi nghe xong mặt tái mét, không ngờ bị đáp trả làm cho bẽ mặt trước một số người. Ông ấp úng rồi kéo ông thông gia ra một góc để giải thích: “Ông bớt nóng, tôi làm thế để mong con dâu chăm ngoan hơn thôi. Với lại khách đến nhà chơi, tôi thể hiện chút thôi chứ không có ý gì. Ông bà bỏ qua cho tôi nhé, đang đông khách, giữ thể diện giúp tôi”.

Bố đẻ tôi đã bình tĩnh trở lại, ông cũng không muốn bố mẹ chồng tôi thêm bẽ mặt nên đã coi như mọi chuyện không xảy ra. Nhưng sau hôm đó, ông đã đến đón tôi về nhà, không cho quay lại nhà chồng nữa. Bố mẹ chồng và chồng tôi liên tục gọi điện nịnh nọt tôi trở về nhưng tôi đang suy nghĩ không biết có nên về đó nữa không? Tôi quá sợ cảnh bị bố chồng để ý, soi mói. Tôi có nên nhân việc này để gây sức ép tới bố mẹ chồng để được ra ngoài ở riêng?

Nhà chồng tôi là 1 gia đình vô cùng phức tạp và nhiều vấn đề, cộng cả dâu rể rồi cháu nội cháu ngoại vào thì đông đúc kinh khủng. Mà ở đời cứ càng đông người thì lại càng lắm chuyện. Cứ hễ nhà có việc gì là từng ấy con người mỗi người mỗi ý, ai cũng thấy mình đúng, không ai thèm nghe theo ai. Cuối cùng, mọi chuyện cứ loạn cào cào lên, chả ra đâu vào với đâu. Đợt này bố chồng tôi ốm phải nhập viện nên hôm đó tôi nhờ con gái mang cơm vào cho ông. Nào ngờ, bác gái thấy nó thì hỏi mẹ đâu sao không vào, hỏi xong thì giật lấy hộp cơm, nhìn nhìn 1 lúc rồi thẳng tay đổ vào thùng rác, ngay trước mặt con bé. Trước sự ngỡ ngàng của đứa trẻ con mới 17 tuổi, bác nó buông ra 1 câu không thể chấp nhận nổi. – Cơm nước nấu kinh thế này ai dám ăn? Đọc tiếp câu chuyện dưới bình luận

0

Nhà chồng tôi là 1 gia đình vô cùng phức tạp và nhiều vấn đề.

Nhà chồng tôi là 1 gia đình vô cùng phức tạp và nhiều vấn đề. Chính bởi vì hiểu rõ điều này mà chồng tôi năm đó nhất quyết phải đưa vợ con ra ở riêng dù kinh tế còn nhiều bấp bênh. Cho đến thời điểm hiện tại, tôi thật sự thấu hiểu vì sao anh lại làm như vậy.

Nhà chồng tôi có 5 anh chị em, cộng cả dâu rể rồi cháu nội cháu ngoại vào thì đông đúc kinh khủng. Mà ở đời cứ càng đông người thì lại càng lắm chuyện. Cứ hễ nhà có việc gì là từng ấy con người mỗi người mỗi ý, ai cũng thấy mình đúng, không ai thèm nghe theo ai. Cuối cùng, mọi chuyện cứ loạn cào cào lên, chả ra đâu vào với đâu.

Đợt này bố chồng tôi ốm phải nhập viện, bệnh tuổi già thôi chứ không có gì nguy hiểm nhưng bác sĩ vẫn giữ lại theo dõi vì ông cũng nhiều bệnh nền lại còn mới bị đột quỵ năm ngoái.

Cuộc sống của chúng tôi luôn luôn bận rộn, tôi và chồng làm việc toàn thời gian và thời gian dành cho gia đình thật sự không nhiều, bởi vậy mà việc chăm sóc bố chồng ở viện cũng là 1 vấn đề khá nan giải.

Con gái tôi vừa tròn 17 tuổi, là một cô bé ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Khi thấy bố mẹ ngồi bàn bạc về việc chăm sóc ông nội thì con bé đã xung phong mang cơm trưa cho ông vì con bé học buổi chiều, sáng và trưa khá là rảnh rỗi.

Buổi sáng tôi sẽ dậy sớm chuẩn bị cơm nước, trưa thì con gái sẽ sắp xếp, làm nóng đồ ăn rồi mang vào cho ông. Cứ như vậy cả tuần nay rồi, chẳng có vấn đề gì xảy ra hết. Buổi tối, tôi và chồng vào thăm ông cũng luôn hỏi ông thích ăn gì để còn chuẩn bị. Được cái ở nhà thì có tôi là nấu nướng hợp miệng ông nhất nên ông chẳng bao giờ phàn nàn gì về chuyện ăn uống.

Tôi luôn chuẩn bị hộp cơm cẩn thận, đầy đủ dinh dưỡng và đúng ý ông, người già nhiều khi như trẻ con ấy mà, chỉ cần chiều đúng ý là vui vẻ ngay.

Nhưng ngày hôm đó, con tôi trở về nhà với đôi mắt đỏ hoe và nỗi buồn chất ngất. Khi tôi hỏi chuyện, con bé mới kể bác gái thấy nó mang cơm vào cho ông nội thì hỏi mẹ đâu sao không vào. Hỏi xong thì giật lấy hộp cơm, nhìn nhìn 1 lúc rồi thẳng tay đổ vào thùng rác, ngay trước mặt con bé.

Trước sự ngỡ ngàng của đứa trẻ con mới 17 tuổi, bác nó buông ra 1 câu không thể chấp nhận nổi.

– Cơm nước nấu kinh thế này ai dám ăn?

Thấy hộp cơm cháu gái mang đến viện cho ông nội, chị chồng tôi thẳng tay đổ vào thùng rác rồi quát: "Nấu kinh thế này ai dám ăn?"- Ảnh 1.

Tôi vẫn biết mấy bà chị chồng mình không bà nào tử tế rồi, tử tế thì đã không đến mức mà không thể nói chuyện nổi với nhau bao nhiêu năm nay. Tôi đã không muốn động vào ai thì sao lại cứ thích gây sự với nhà tôi?

Con bé nhà tôi khóc nức nở. Nó đang ở cái độ tuổi rất nhạy cảm, tôi dạy dỗ con còn phải cẩn thận từng tí một. Thế là 3 máu 6 cơn tôi mới nổi lên, tôi gọi điện thẳng cho bà chị chồng ăn nói vô văn hóa kia để chất vấn thì chị ta đổ ngay tội lên đầu con tôi, bảo con bé bịa chuyện.

Đã vậy thì tôi chẳng nể mặt ai nữa, tôi gọi điện cho bố hỏi ai đúng ai sai.

Thấy tôi có vẻ làm căng thì chị ta lại giở cái giọng ai bảo tôi nấu nướng cho bố không ra cái gì. Nói chung là cứ loanh quanh đổ hết lỗi cho người này rồi lại đổ cho người kia. Nếu đã nhát gan không dám đối diện thì sao lại cứ thích đi gây sự?

Chính vì không muốn con mình lớn lên trong một môi trường này mà vợ chồng tôi nhất quyết ra ở riêng đấy!

Tôi không hiểu sao có những con người họ tư duy kỳ lạ đến như vậy, nhà đã có người ốm thì đáng lẽ ra phải tập trung lại mà chia việc ra làm, quan trọng là sức khỏe của ông chứ sao lại cứ phải đi gây sự với nhau thế để làm gì. Tôi cũng không hiểu hành động đổ hộp cơm của chị chồng mình trước mặt cháu gái là muốn thể hiện điều gì và nhằm đến mục đích gì?

Không biết nhà người khác lúc có người ốm thế nào, chứ nhà tôi đến lúc có việc còn phải giở trò với nhau là đủ biết bình thường “tử tế” thế nào rồi đấy!

Kể từ 1/1/2025, những trường hợp xe máy điện này phải có bằng lái xe

0

Từ thời điểm ngày 1/1/2025, khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý, Luật có quy định về các hạng bằng lái  xe được áp dụng đối với loại  xe mô tô điện.

Từ 1/1/2025, đi xe máy điện loại nào phải có bằng lái xe?

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 áp dụng từ ngày 1/1/2025 có quy định về các hạng bằng lái xe áp dụng đối với loại xe mô tô điện. Cụ thể, những người tham gia giao thông điều khiển các loại xe điện sau đây thì yêu cầu phải có bằng lái xe:

+ Xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện đến 11 kW thì yêu cầu phải có bằng lái xe hạng A1 hoặc bằng B1.

+ Xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện trên 11 kW thì phải cần bằng lái xe hạng A.

.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center}}
Từ ngày 1/1/2025 có quy định về các hạng bằng lái xe áp dụng đối với loại xe mô tô điện.

Từ ngày 1/1/2025 có quy định về các hạng bằng lái xe áp dụng đối với loại xe mô tô điện.

Bằng lái xe được cấp trước thời điểm ngày Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi hoặc cấp lại theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì có hiệu lực sử dụng như sau:

+ Đối với xe mô tô điện hai bánh với công suất động cơ điện từ 04 kW cho đến dưới 14 kW thì sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng bằng lái xe hạng A1 hoặc hạng A3 cũ.

+ Đối với xe mô tô điện hai bánh với công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và loại xe thuộc trường hợp trên thì sẽ vẫn được sử dụng bằng lái xe hạng A2 cũ.

Trường hợp thực hiện việc đổi hoặc cấp lại bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì hạng bằng lái xe để có thể lái xe mô tô điện được quy định như sau:

– Hạng A1 sẽ được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A thì chỉ được điều khiển xe mô tô điện hai bánh và có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW.

– Hạng A2 sẽ được đổi, cấp lại sang bằng lái xe hạng A thì được điều khiển xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện mức trên 11 kW và xe mô tô điện thuộc hạng A1 mới.

– Hạng A3 được đổi, cấp lại sang bằng lái xe hạng B1thì sẽ được điều khiển xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện cho đến 11 kW.

Những trường hợp sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe

Căn cứ khoản 5 thuộc Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe bị thu hồi khi nó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp giấy phép lái  xe không có đủ điều kiện sức khỏe theo các kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;

– Giấy phép lái xe đã được cấp sai quy định;

– Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc đã hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu như người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.

Các loại giấy phép lái xe có giá trị sử dụng

Theo khoản 6 thuộc Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe sẽ có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Theo khoản 6 thuộc Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe sẽ có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Theo khoản 6 thuộc Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe sẽ có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

– Giấy phép lái xe do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

– Giấy phép lái xe quốc tế và các giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là các thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;

– Giấy phép lái xe phù hợp với các loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;

– Giấy phép lái xe nước ngoài mà phù hợp với loại xe được phép điều khiển do các quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Bước sang năm 2025, nếu người tham gia giao thông vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt rất nặng: Ai cũng cần biết để tránh mất tiền

0

Bước sang năm 2025, nếu người tham gia giao thông vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt rất nặng, ai cũng cần phải biết, tránh rước họa vào thân.Từ ngày 1/1/2025, nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), nhiều hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng mức xử phạt rất cao, đặc biệt tập trung vào các lỗi gây nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Dưới đây là hai hành vi có mức phạt giao thông mới tăng gấp 30 lần đến 50 lần so với mức phạt cũvi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, mở cửa xe gây tai nạn

Đầu năm 2025, người dân vi phạm 2 lỗi này sẽ phạt rất nặng (Ảnh minh hoạ)

1. Vận chuyển hàng hóa không chằng buộc đúng quy định

Mức phạt hiện tại: 600.000 – 800.000 đồng

Mức phạt mới: 18 – 22 triệu đồng, gấp 27-30 lần

2. Mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn

Mức phạt hiện tại: 400.000 – 600.000 đồng

Mức phạt mới: 20 – 22 triệu đồng, gấp 36-50 lần

Ngoài ra, các quy định về quay đầu xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều hoặc lùi xe trên cao tốc, đi mô tô vào đường cao tốc… cũng được cụ thể hóa với mức phạt tăng mạnh 2-3 lần so với hiện hành. Cụ thể:

– Ô tô vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành hiệu lệnh giao thông

Mức phạt hiện tại: 4-6 triệu đồng

Mức phạt mới: 18-20 triệu đồng

– Cản trở, không chấp hành kiểm tra của lực lượng chức năng

Mức phạt hiện tại: 4-6 triệu đồng

Mức phạt mới: 35-37 triệu đồng

vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, mở cửa xe gây tai nạn

(Ảnh minh hoạ)

– Đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc

Mức phạt hiện tại: 4-6 triệu đồng

Mức phạt mới: 18-20 triệu đồng

Không những thế, đối với xe máy, các lỗi vi phạm cũng tăng mạnh như:

 

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông

Mức phạt hiện tại: 800.000 – 1 triệu đồng

Mức phạt mới: 4-6 triệu đồng

– Đi vào đường cao tốc

Mức phạt hiện tại: 2-3 triệu đồng

Mức phạt mới: 4-6 triệu đồng

vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, mở cửa xe gây tai nạn

(Ảnh minh hoạ)

– Đi ngược chiều đường một chiều

Mức phạt hiện tại: 1-2 triệu đồng

Mức phạt mới: 4-6 triệu đồng

– Lạng lách, đánh võng hoặc gây tai nạn giao thông

Mức phạt hiện tại: 6-8 triệu đồng

Mức phạt mới: 8-10 triệu đồng

Hơn nữa, hành vi gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất bị phạt 6-8 triệu đồng (mức phạt hiện hành), còn mức phạt mới là 8-10 triệu đồng…

Ngoài r

Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người. Nghe lời mẹ đẻ dặn dò, tôi mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn ở những địa chỉ uy tín, dự tính góp phần làm bữa cơm Tết ở nhà chồng phong phú hơn, việc nấu nướng cũng giản tiện hơn, để còn có thời gian làm việc khác. Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đập vào mặt tôi hoàn toàn khác. 2 đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà. Hóa ra, mẹ gọi xuống để dặn dò gà nhốt ở đâu, rau tươi nhổ chỗ nào, thịt bò ngăn nào, giò chả gói nào vị nào…, tóm lại là bàn giao cho tôi cái bếp. 3 ngày Tết của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Mẹ bảo cúng bái phải chỉn chu, thành tâm thì các cụ mới phù hộ độ trì cho. Quá mệt mỏi, tôi thẳng thắn thưa chuyện với bà, nhận lại đúng 1 câu của bà, đọc thêm dưới bình luận …

0

Từ rằm tháng Chạp, chồng tôi đã ướm hỏi vợ năm nay dự tính về quê ăn Tết ra sao, sắm sửa quà cáp hai bên những gì. Tôi vẫn ậm ừ mãi không trả lời anh, kiếm cớ công việc cơ quan bận quá, còn chưa tính toán được.

Thực tế, tôi không biết phải nói sao. Tuy đã ngoài 30 tuổi nhưng tôi cũng mới đi làm dâu, vừa cưới chồng sát Tết năm ngoái. Mới qua một cái Tết ở nhà chồng mà đã kêu ca, ra ý lảng tránh thì sợ chồng và cả gia đình bên nội chê trách; nhưng nhớ lại cái Tết đầu tiên, tôi thực sự hoảng hồn.

Năm ngoái, làm hết 28 âm, chúng tôi mới được nghỉ. Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người tới nhà chơi “xem dâu” nên đã mang theo một va li quần áo, trang sức xinh xắn.

Nghe lời mẹ đẻ dặn dò, tôi mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn ở những địa chỉ uy tín, dự tính góp phần làm bữa cơm Tết ở nhà chồng phong phú hơn, việc nấu nướng cũng giản tiện hơn, để còn có thời gian làm việc khác.

4 ngày 10 mâm cỗ cúng, tôi phát hoảng với Tết nhà chồng- Ảnh 1.

3 ngày Tết của tôi là 9 bữa cúng, tính cả bữa tất niên là vừa tròn 10. (Ảnh minh họa: Tet Festival)

Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đập vào mặt tôi hoàn toàn khác. Hai đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà.

Hóa ra, mẹ gọi xuống để dặn dò gà nhốt ở đâu, rau tươi nhổ chỗ nào, thịt bò ngăn nào, giò chả gói nào vị nào…, tóm lại là bàn giao cho tôi cái bếp.

Nguyên ngày 29 Tết, cả nhà chồng tôi tập trung luộc bánh chưng và gói các loại giò. Tôi khá mệt vì vừa qua một đợt làm việc cao điểm, đi đường xa, lại quần quật suốt cả ngày… nhưng thấy vui vì sự gắn bó của gia đình, khi thấy cảnh mọi người chia sẻ công việc cùng nhau. Tôi nghĩ đơn giản, thế là xong cơ bản các việc chuẩn bị Tết rồi.

Tôi đâu có dè, lúc đó mới chỉ là xong các phần việc gia đình (cách chồng tôi gọi); còn phần tôi là từ 30 đến hết mùng 3 Tết.

Sáng 30, mẹ chồng tôi dặn làm cơm tất niên. Ngoài gia đình tôi và gia đình chú út ăn cơm Tết cùng ông bà, gia đình hai anh chị ở gần cũng sẽ qua. Mẹ dặn, mâm cơm tất niên là cơm cúng, sau đó hạ lễ thì gia đình sẽ hưởng lộc luôn, do đó phải đầy đủ món, cụ thể là những món gì thì cứ bảo chồng tôi chỉ cho.

Mẹ còn dặn kỹ, tiện thì bảo chồng chỉ luôn các món cúng giao thừa và 3 ngày Tết, đỡ để đầu xuân năm mới lại thiếu thừa, thất thố với các cụ.

Mâm cơm cúng tất niên nhà tôi (gọi là mâm vì chung số món, chứ tôi sẽ phải làm hai mâm, một dành cúng ban thần linh, thổ công thổ địa, một dành cúng gia tiên) gồm các món: Gà luộc, giò lụa, nem rán, rau xào, canh sườn rau củ, canh măng móng, thịt đông, miến nấu, xôi đồ, thịt kho, dưa muối, phồng tôm chiên.

Vì trong Tết không sát sinh nên tiện mổ gà cho bữa tất niên, chồng tôi bảo vợ làm luôn gà đủ cho cả Tết. Thấy anh xách 9 con gà ra cắt tiết, tôi mắt tròn mắt dẹt. Lúc này anh mới bảo: ” Nhà mình Tết ngày cúng 3 bữa cơm, mổ 9 con gà là vừa đủ”.

Tôi vặt lông, làm lòng 9 con gà, cuốn 5 chục chiếc nem cho một bữa, làm rau củ măng miến các kiểu, gần 12h lên mâm. Chờ cha chồng cúng xong, tôi hâm lại đồ, gia đình ăn bữa tất niên.

 

14h ngày 30 Tết mới xong bữa, nam giới trong nhà say ngất ngây cả, em dâu phải bế con nhỏ, tôi lại rửa bát đũa, dọn nhà cửa đến gần 16h.

Tôi có bữa tối 30 thư thả khi cả nhà chỉ ăn cơm rau luộc, đậu rán, thịt rang. Sau bữa tối, đồ cúng giao thừa cũng chỉ có gà luộc (tôi đã làm sẵn từ sáng, chỉ cần luộc), xôi gấc đồ.

Nhưng 3 ngày Tết còn lại của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Bữa nào cũng có gà luộc nguyên con/gà chặt, đủ rau, giò, nem, canh, măng miến các kiểu. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Mẹ bảo cúng bái phải chỉn chu, thành tâm thì các cụ mới phù hộ độ trì cho.

Nhà chồng tôi toàn con trai, vào Tết là tít mít đi chúc Tết, nhậu nhẹt rồi về ngủ. \

Mẹ chồng bận tụng kinh, cúng khấn mỗi ngày. Em dâu có con nhỏ. Tôi thành lao động chính. Tôi không dám kêu ca vì chồng bảo, mọi năm mẹ và em dâu cũng làm như thế, Tết nhà vẫn vui.

Tôi mở mắt buổi sáng là đi thẳng xuống bếp, cả ngày gần như trừ lúc ăn thì đều ở dưới bếp, không nhặt rau cuốn nem, luộc gà thì là rửa bát, lau bếp; gần hết ngày lại về buồng ngủ. Quần áo ngủ đóng nguyên Tết, khỏi cần thay đồ đẹp vì không đi  đâu, khách đến nhà cũng chẳng thấy mặt dâu mới.

Chưa hết, quê nhà chồng tôi có lệ, cứ khách đến nhà là bê mâm cơm ra mời. 

Thế nên ngoài cơm cúng, cứ một lúc tôi lại phải chạy xuống bếp thái khoanh giò, nấu tô miến, bóc cái bánh chưng… Khách có khi không ăn, chỉ ngồi xuống uống chén rượu, đồ thừa dồn vào, đến bữa cơm lại hâm nóng cho cả nhà ăn. Cứ vậy, đến lúc tôi chỉ ngửi mùi đồ ăn cũng đã thấy ngấy.

Tôi nhớ những cái Tết đơn giản ở nhà mình. Bố mẹ tôi sáng mỗi ngày làm mâm cơm cúng rất gọn gàng. Nem được cuốn sẵn một hộp từ trước Tết. Nước xương hầm sẵn, măng đã xào sơ. Bánh chưng để nguyên trên ban thờ cả cặp, không cắt từng bữa.

Ngày Tết, gia đình cúng tổ tiên bữa cơm thành tâm, sau đó cả nhà cùng nhau đi chúc Tết. Đón khách thì cắn chút hạt dưa, ăn vài quả táo xanh, bóc quả cam canh…, vừa nhẹ bụng, vừa thoải mái thân tình.

Nhưng đất lề quê thói, gia phong mỗi nhà đều duy trì cả mấy chục năm. Thấy Tết nhất ở quê nội rườm rà bất cập nhưng tôi chưa dám chia sẻ với chồng. Ở xa cả năm, ngày Tết tôi cũng không thể kiếm cớ không về với bố mẹ chồng. Có điều, nghĩ về cái Tết quần quật hơn osin, đàn ông trên nhà đàn bà dưới bếp, tôi thật sự rất sợ.

Có đêm nằm mơ cảnh mình đeo tạp dề, mọc mấy cái tay cầm dao cầm chảo, xung quanh một đống đồ ăn lưu cữu, bát đũa bẩn thỉu, tôi toát mồ hôi tỉnh dậy

Con trai tôi mua nhà tiền tỷ rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, cũng tiện chăm sóc các cháu. Đêm đó l;;ạ nhà nên tôi không ngủ được, dậy đi vệ sinh ngang qua phòng con trai liền vô tình nghe thấy cuộc hội thoại giữa 2 vợ chồng nó. Sáng hôm sau tôi lặng lẽ về quê sớm không nói với con một lời, vừa ngồi trên xe vừa rơi nước mắt, đúng lúc này con trai gọi điện tới…

0

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về.

Vợ chồng tôi chỉ có một cậu con trai duy nhất. Con là niềm tự hào của bố mẹ và dòng họ vì ngay từ khi còn bé, con đã học rất giỏi, năm nào cũng có giấy khen. Lớn lên con thi đỗ vào một trường đại học thuộc hàng top của cả nước, tốt nghiệp xong liền ở lại thành phố lớn làm việc.

Lúc con trai mới ra trường, tôi từng đề nghị con về quê tìm việc vì chúng tôi chỉ có mình con nên muốn được ở gần để tiện chăm lo. Nhưng con trai gạt đi và bảo về quê không có cơ hội phát triển, ở lại thành phố lớn mới mở mang tầm mắt, thăng tiến trong sự nghiệp được.

Vợ chồng tôi đều là những người nông dân quê mùa, nghe con nói vậy thì thấy cũng đúng. Con còn trẻ, muốn phát triển, bay nhảy là điều đúng đắn. Chúng tôi không nên hạn chế tự do vươn cao của con. Thế nên chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ con bằng cách bán một mảnh đất ruộng, dồn hết tiền tiết kiệm cho con lấy vốn làm ăn. Lúc đó 300 triệu mà chúng tôi có là cả một gia tài. Nhưng lên thành phố, 300 triệu chẳng thấm vào đâu. Tôi gọi điện thăm hỏi thì con nói phải đi vay thêm cả tỷ bạc nữa mới đủ dùng.

Để giúp đỡ con trai trả nợ, chúng tôi làm lụng, chi tiêu tằn tiện, mỗi tháng gửi thêm cho con 5 triệu, chỉ mong con sớm trả hết nợ, công thành danh toại.

Rồi con trai tôi yêu đương, dẫn về nhà một cô gái người thành phố để ra mắt bố mẹ. Chúng tôi chỉ thấy đó là một cô gái đẹp, gia cảnh hơn nhà tôi vì bố mẹ đều là giáo viên. Các con nói làm đám cưới ở khách sạn chứ không tổ chức ở quê. Con sẽ bố trí xe để chở bố mẹ, các bác đại diện trong dòng họ ra ăn cưới.

Đám cưới con trai mà vợ chồng tôi chẳng lo được cái gì. Mọi thủ tục đều là con trai và nhà thông gia làm, hôm cưới thì vợ chồng tôi cùng họ hàng ngồi đủ một chuyến xe 30 chỗ lên thành phố. Làm bố mẹ, đến ngày trọng đại của con cũng không góp được gì nên chúng tôi quyết định dốc hết tiền túi và vay thêm họ hàng để mua 2 cây vàng tặng các con làm quà cưới.

Sau đám cưới của con, vợ chồng tôi không gửi tiền cho con nữa mà bắt đầu tiết kiệm để trả nợ họ hàng.

2 tháng sau thì con trai gọi điện thông báo mua nhà, hỏi chúng tôi có tiền không thì cho con mượn. Nhưng chúng tôi lúc này lấy đâu ra tiền nữa. Vợ tôi nói nếu cần thiết thì sẽ bán nốt mảnh ruộng còn lại. Con trai nghe vậy thì từ chối, bảo sẽ xoay xở cách khác.

Rồi con mua một căn hộ chung cư rộng hơn trăm mét. Vợ chồng tôi lên ăn tân gia mà choáng váng kinh ngạc. Căn hộ rất đẹp, đầy đủ nội thất hiện đại khiến 2 vợ chồng già nhà quê chúng tôi lóa mắt, chỉ biết trầm trồ khen ngợi và mừng cho các con. Khi tôi hỏi con lấy tiền đâu mua nhà thì con bảo: “Bố không phải lo, con còn nợ một ít nhưng sẽ sớm trả xong thôi”.

Từ khi lấy vợ và có nhà cửa đàng hoàng, con trai tôi cả năm chỉ về nhà vào mỗi dịp Tết. Trước kia khi còn ở trọ thì con còn 3-4 tháng về nhà thăm bố mẹ một lần, giờ thì về đúng mùng 3 Tết, hôm sau lại đi luôn. Vợ chồng tôi lủi thủi ở quê vẫn chỉ có 2 ông bà già với nhau.

Thời gian cứ thế trôi, khi con dâu sinh con, vợ tôi muốn lên chăm sóc thì con nói đã nhờ được ông bà ngoại trông coi rồi nên vợ tôi không đi nữa.

Cho tới cuối tuần vừa rồi, tôi lên thành phố khám bệnh vì gần đây bị ho tức ngực, rất khó chịu, khám xong thì quyết định về nhà con trai, tiện thể ở lại vài ngày chơi với cháu nội.

Tôi đến đúng vào giờ cơm tối, các con đều rất kinh ngạc. Con trai biết chuyện thì trách tôi không nói với con, để con về quê đón bố đi khám. Còn con dâu thì vội đi lấy thêm bát đũa. Tôi kinh ngạc khi thấy ông bà thông gia cũng đang ngồi ăn cơm ở đây.

 

Con trai mua nhà rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, bố ruột lên chơi ở lại một đêm, hôm sau lặng lẽ rời đi- Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa

Đến khi cơm nước xong xuôi, ngồi ghế sô pha nói chuyện, tôi mới biết sau khi mua nhà, con trai tôi đón bố mẹ vợ tới ở cùng, vừa để chăm sóc con dâu mang thai và sinh đẻ, vừa để hỗ trợ việc nhà. Thế mà bao nhiêu năm qua, vợ chồng tôi không hề biết. Lúc con dâu mới sinh xong, chúng tôi đến thăm thì cứ tưởng ông bà thông gia đến chăm cháu 1-2 tháng thôi. Ngờ đâu, họ ở đây từ lâu rồi và sẽ tiếp tục ở đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Buổi đêm, lạ giường nên tôi trằn trọc không ngủ được liền dậy đi vệ sinh. Do chưa quen bố trí phòng nên tôi đi khắp nơi tìm nhà vệ sinh, thế nào lại đi ngang qua phòng con trai và nghe tiếng rù rì nói chuyện. Con dâu hỏi: “Bố anh định ở bao lâu? Liệu có phải ông lên xem xét để 2 ông bà chuyển đến ở cùng không? Em nói trước là em không đồng ý đâu nhé”.

Con trai tôi đáp lại: “Em yên tâm, anh biết mà. Bố mẹ anh không bỏ được quê đâu. Ông lên chơi vài ngày rồi lại về thôi”.

Con dâu tiếp: “Tốt nhất là thế. Anh đừng quên căn nhà này có hơn nửa tiền là của bố mẹ em cho, anh báo hiếu, phụng dưỡng bố mẹ em là đúng. Còn bố mẹ anh ở quê được rồi, sau ông bà già yếu thì anh thuê người chăm sóc là được”.

Con trai tôi nghe vợ nói thế thì liên tiếp khẳng định: “Anh biết, anh biết mà”.

Tôi đau thắt lòng. Hóa ra căn nhà này thông gia cho hơn nửa mua nhà nên con dâu có quyền lớn như vậy. Nhưng con trai không biết rằng, trước đó con lập nghiệp và trả nợ, vợ chồng tôi đã gom góp tính ra cũng cả tỷ bạc cho con. Vậy mà con không định báo hiếu chúng tôi sao?

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về. Ngồi trên xe, thấy con trai gọi điện, tôi nghe máy và nói đúng một câu: “Bố về quê rồi”. Con hỏi đi hỏi lại sao tôi không nói gì đã đi, có biết làm con lo lắng thế nào không? Không thoải mái ở đâu thì phải bảo con chứ sao lại tự ý đi… Tôi liền cúp máy, không trả lời thêm nữa.

Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng hiểu ra rằng, con cái trưởng thành rồi, chúng ta không thể nào kiểm soát cuộc đời hay suy nghĩ của chúng. Chỉ có thể tự lo cho tuổi già của mình.

Trong lúc giúp đỡ con cái cũng đừng quên tiết kiệm một khoản tiền dưỡng lão, sau này về già, cho dù con cái không về, ít nhất bạn cũng có khả năng thuê người chăm sóc.

Hết tháng 12/2024, những trường hợp này sẽ bị thu hồi bằng lái? Những đối tượng nào nằm trong danh sách này?

0

Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành mới đây, có một số sửa đổi và bổ sung liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Bổ sung trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT với những sửa đổi và bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Điểm mới đáng chú ý là việc bổ sung các trường hợp dẫn đến việc thu hồi giấy phép lái xe, nhằm tăng cường quản lý và nâng cao an toàn giao thông. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2024.

 

Theo đó, giấy phép lái xe (GPLX) sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:Thứ nhất, người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe.
Thứ hai, người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe.Thứ ba, để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình (quy định mới).
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện (quy định mới)Thứ năm, có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký (quy định mới).
Thứ sáu, thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (quy định mới).

Biện pháp xử lý đối với trường hợp GPLX bị thu hồi

Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT cũng đề cập cụ thể về cách thức xử lý các trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi.

Cụ thể, giấy phép lái xe sẽ mất giá trị sử dụng và được đưa vào danh sách cập nhật vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe của cơ quan quản lý, điều này áp dụng với các trường hợp vi phạm thứ nhất, thứ hai, thứ tư và thứ sáu.

Người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và bị cấm cấp mới giấy phép lái xe trong thời gian 5 năm kể từ ngày vi phạm được phát hiện. Để được cấp lại giấy phép, họ cần phải tham gia khóa học và qua sát hạch lại như khi cấp giấy phép lần đầu.

Đối với trường hợp giấy phép bị thu hồi vì cho người khác sử dụng, sau 1 năm kể từ khi quyết định thu hồi có hiệu lực, cá nhân có thể đăng ký sát hạch lại với Sở Giao thông vận tải để xin cấp mới giấy phép.

Trong tình huống giấy phép bị thu hồi do sai sót thông tin cá nhân hoặc thông tin liên quan đến giấy phép, việc xử lý sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của giấy phép.

Nếu giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 3 tháng, chủ giấy phép cần thực hiện thủ tục đổi mới. Trường hợp giấy phép quá hạn sử dụng trên 3 tháng, cần thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép

 

Sử dụng giấy phép lái xe điện tử

Một điểm đổi mới quan trọng khác trong Thông tư 05/2024/TT-BGTVT là việc cho phép sử dụng giấy phép lái xe điện tử thông qua ứng dụng VneID, ngoài việc sử dụng giấy phép lái xe PET bản cứng truyền thống.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quản lý và sử dụng giấy phép lái xe, đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xác thực thông tin một cách nhanh chóng.

Thông tư mới từ Bộ Giao thông Vận tải không chỉ nhằm mục đích chống gian lận và tăng cường quản lý phương tiện, người lái trên đường bộ mà còn phản ánh xu hướng hiện đại hoá trong quản lý công chứng nhà nước, tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý giao thông vận tải đường bộ tại Việt Nam

Thắp hương xong cứ nhẩm khấn câu này, Tổ Tiên ưng lòng, thần Tài nghe thấu

0

Để những lời khấn nguyện được linh nghiệm, người ta thường chú trọng vào nội dung của lời khấn sao cho phù hợp với phong tục và tín ngưỡng.

Trong tín ngưỡng của người Việt, việc thắp hương và cầu khấn là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng. Thực tế, hành động này không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn là một cách để kết nối với các thế lực tâm linh, bao gồm Tổ Tiên và Thần Tài.

 Không được đọc văn khấn quá to, chỉ nên đọc lầm rầm, nhỏ nhẹ vừa đủ.

Không được đọc văn khấn quá to, chỉ nên đọc lầm rầm, nhỏ nhẹ vừa đủ.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một câu khấn đơn giản nhưng hiệu quả để thắp hương, giúp bạn bày tỏ lòng thành kính và mong mỏi của mình một cách rõ ràng.

Ý Nghĩa Của Việc Thắp Hương

Thắp hương không chỉ là một phần của nghi lễ thờ cúng mà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu xa:

  • Kết Nối Với Tổ Tiên: Hương thơm là cầu nối giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh, giúp chúng ta giao tiếp với các bậc tổ tiên.
  • Tôn Kính Các Thần Thánh: Hương cũng là một hình thức để thể hiện lòng tôn kính đối với các thần linh, bao gồm cả Thần Tài.
  • Tâm Lý An Lạc: Hành động thắp hương và cầu khấn giúp tạo ra một không gian thanh tịnh, giúp người thờ cúng tập trung và tìm được sự an lạc trong tâm hồn.

Câu Khấn Hiệu Quả

Sau khi thắp hương, bạn có thể nhẩm câu khấn dưới đây để bày tỏ lòng thành của mình và cầu mong sự phù hộ từ các bậc tổ tiên cũng như thần linh.

Câu khấn này được xây dựng dựa trên truyền thống và sự kết hợp giữa lòng thành và những lời nguyện cầu thiết thực.

Câu khấn này được xây dựng dựa trên truyền thống và sự kết hợp giữa lòng thành và những lời nguyện cầu thiết thực.

Câu Khấn:

Con kính lạy tổ tiên cao cả,Con kính lạy Thần Tài vững bầu trời,Hôm nay, con thành tâm thắp hương,Xin mời các ngài chứng giám lòng thành.

Con nguyện dâng lên hương thơm,Cầu xin các ngài ban phúc, độ trì,Tổ tiên bảo hộ cho con,Thần Tài tiếp nhận, cho con mọi điều suôn sẻ

Nguyện cầu sức khỏe bình an,Công việc thuận lợi, tài lộc dồi dào,Con xin được nguyện ước một lòng,Chân thành cảm tạ, mong các ngài nghe thấu.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Hướng Dẫn Thực Hiện

Chuẩn Bị Đồ Cúng: Trước khi thắp hương, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết như hoa, quả, nước, và nến. Đảm bảo các vật phẩm này đều sạch sẽ và được đặt đúng nơi quy định.

Lễ Tạ Đầu: Trước khi bắt đầu cầu khấn, bạn nên tạ lễ đầu để bày tỏ lòng thành và thể hiện sự kính trọng.

Thắp Hương: Khi thắp hương, hãy đứng trước bàn thờ, đưa hương lên cao để thể hiện lòng thành kính. Để hương cháy một thời gian và khi khói lan tỏa, bạn có thể bắt đầu đọc câu khấn.

Đọc Câu Khấn: Nhẩm đọc câu khấn với lòng thành kính, tưởng tượng các bậc tổ tiên và thần linh đang lắng nghe. Bạn có thể đọc lớn hoặc thầm, nhưng cần đảm bảo rằng tâm trí bạn tập trung và chân thành.

Kết Thúc: Sau khi hoàn thành việc khấn, hãy cúi đầu cảm ơn các bậc tổ tiên và thần linh, rồi rút hương và đặt lại vào lư hương.

Việc thắp hương và khấn nguyện là một phần quan trọng trong việc giữ gìn và duy trì truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt. Nhẩm câu khấn này sau khi thắp hương giúp bạn bày tỏ lòng thành và nguyện ước một cách rõ ràng và cụ thể. Hy vọng rằng câu khấn này sẽ giúp bạn nhận được sự phù hộ và bảo vệ từ Tổ Tiên cũng như Thần Tài, mang lại bình an và may mắn trong cuộc sống.