Home Blog Page 10

Từ 1/1/2025: Chính thức thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, tài xế cẩn thận kẻo bị phạt

0

 Kể từ ngày 1/1/2025, khung giờ bắt buộc bật đèn xe sẽ có sự thay đổi, người tham gia giao thông nên lưu ý.

 Xe máy phải có giấy chứng nhận đăng kiểm khí thải

Khí thải từ  mô tô, xe gắn máy đã và đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong đô thị. Bộ Giao thông Vận tải trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 cũng đã cho thấy, phát thải khí thải từ xe cơ giới được nhận định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 lại chưa quy định kiểm soát khí thải đối với loại phương tiện này.

Do vậy, một trong những điểm nổi bật đáng chú ý tại Luật An toàn giao thông đường bộ, số 36/2024/QH15, cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, quy định:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm định theo quy định của pháp luật.

2. Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Như vậy, có thể thấy việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật này cũng quy định việc kiểm định khí thải sẽ được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Việc kiểm định khí thải nhằm giúp giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng sống cũng như nhận thức của người dân trong việc bảo dưỡng định kỳ phương tiện.

Bắt buộc kiểm định khí thải với các loại xe máy từ 01/01/2025 đúng không
Bắt buộc kiểm định khí thải với các loại xe máy từ 01/01/2025 đúng không? (Ảnh minh họa)

Bắt buộc kiểm định khí thải với các loại xe máy từ 01/01/2025 đúng không?

Về vấn đề này theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trước mắt sẽ chưa kiểm định đồng loạt tất cả các loại xe máy mà chỉ thực hiện với xe cũ.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng cho biết, từ ngày 01/01/2025 chưa thực hiện kiểm định khí thải với tất cả xe máy mà sẽ thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Theo đó, sắp tới cũng sẽ có quy định cụ thể xe cũ bao nhiêu năm trở lên thì kiểm định trước. Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng thông tin rằng, các cơ quan nghiên cứu sẽ xem xét ban hành các quy định phù hợp với thực tế, có thể đưa thời gian nhất định rằng xe mới trong 02 – 03 năm đầu tiên không phải kiểm định khí thải…

Còn ý kiến của Phó giám đốc Viện chuyên ngành Môi trường, Viện  Khoa học công nghệ GTVT đề xuất thì để tránh kiểm định đồng loạt, có thể kiểm định trước hết  xe có tuổi đời trên 10 năm, kế đến là xe có tuổi đời trên 5 năm; với xe dưới 5 năm thì chưa cần phải đưa đi kiểm định khí thải.

Mức phí kiểm định, hiện Bộ GTVT chưa quy định chi tiết, tuy nhiên khi xây dựng dự thảo luật có đề xuất mức phí kiểm định và lệ phí cấp tem kiểm định khí thải dành cho môtô, xe máy dự kiến khoảng 100.000 đồng – 150.000 đồng/lần/xe/2 năm.

Tất cả xe máy thuộc diện kiểm định muốn lưu thông buộc phải có tem kiểm định khí thải do Bộ GTVT cấp.

3. Kiểm định khí thải được thực hiện như thế nào?

Khoản 4 Điều 42 Luật Trật tự giao thông đường bộ 2024 nêu rõ:

4. Việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Như vậy, việc kiểm định khí thải do đăng kiểm viên của các trung tâm đăng kiểm thực hiện. Sau đó, giấy chứng nhận sẽ được cấp cho chủ xe máy khi hoàn tất thủ tục.

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 42 Luật này thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định về:

  • Trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
  • Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho trạm kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
  • Chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo;
  • Kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;…

Về trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 43:

Đối với cơ sở đăng kiểm là tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ công

Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được tổ chức, hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Đối với chủ  xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới,  xe máy chuyên dùng:

Chấp hành các quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo quy định.

Từ 1/1/2025: Chính thức thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, tài xế cẩn thận kẻo bị phạt

0

 Kể từ ngày 1/1/2025, khung giờ bắt buộc bật đèn xe sẽ có sự thay đổi, người tham gia giao thông nên lưu ý.

Từ 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực, có quy định về sử dụng đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ sẽ có sự thay đổi so với trước đây. Cụ thể, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc sử dụng đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

+ Khi gặp người đi bộ qua đường.

+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động.

+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói.

+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.

Như vậy, khung thời gian bắt buộc bật đèn xe mới nhất từ 1/1/2025 là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

Trong trường hợp có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn hoặc di chuyển trong hầm đường bộ thì buộc phải bật đèn bất kể thời gian nào.

Chính thức thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe

Chính thức thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe

Không bật đèn xe theo khung giờ bắt buộc bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

Theo đó, nếu người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông không bật đèn xe theo khung giờ bắt buộc sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Nếu không bật đèn chiếu sáng gần khi đang chạy trong hầm đường bộ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

– Đối với xe ô tô:

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và hành vi Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Tại sao ra đường phải mang theo Căn cước/CCCD? Không mang theo bị xử phạt bao nhiêu tiền?

0

Căn cước/CCCD là giấy tờ thể xác minh nhân thân một người nên đó là loại giấy tờ luôn cần phải có bên mình.

Không mang theo căn cước ra đường sẽ bị xử phạt?

Luật pháp không có văn bản quy định công dân khi đi ra đường phải mang theo căn cước/CCCD nhưng trong xử phạt vi phạm hành chính thì có điều khoản xử phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra mà không xuất trình được thẻ căn cước, CCCD. Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực an ninh trật tự… thì cũng quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng trong tường hợp không xuất trình được Chứng minh nhân dân, căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra.

Trong dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 144/2021/NĐ-CP (dự kiến có hiệu lực từ 1/2025), trong đó cũng ghi rõ Cảnh cáo hoặc phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với các hành vi:

+ Không xuất trình thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; cấp căn cước điện tử.

Căn cước/CCCD là giấy tờ tùy thân cần thiết

Căn cước/CCCD là giấy tờ tùy thân cần thiết

+ Không nộp lại thẻ CCCD, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chính vì lý do trên nên công dân nên mang theo căn cước, CCCD hợp lệ còn hạn sử dụng để khi cần sẵn sàng xuất trình giấy tờ tránh bị xử phạt.

Hơn nữa khi ra đường, không gặp cơ quan chức năng nhưng có những tình huống bạn buộc phải cung cấp thông tin cá nhân của mình, chứng minh tên tuổi. Đôi khi tạo niềm tin giao kết làm ăn cũng cần phải có thông tin cá nhân xác thực. Bởi thế Căn cước/CCCD chính là giấy tờ thể hiện cho điều đó.

Cơ quan chức năng thường kiểm tra căn cước/ CCCD khi nào

Trong nhiều trường hợp cơ quan chức năng có quyền yêu cầu người dân cần xuất trình giấy tờ tùy thân để phục vụ kiểm tra, điển hình thường gặp trong các trường hợp:

– Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ để phục vụ tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Các giấy tờ cần kiểm tra: Căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe máy bắt buộc…

– Kiểm tra cư trú

– Kiểm tra giấy tờ tang chứng tội phạm

– Kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính…

Bản mềm trên VNeID giá trị như bản cứng

Bản mềm trên VNeID giá trị như bản cứng

Hiện nay chỉ cần bản trên VNeID tiện lợi nhanh gọn

Khoản 5, 6 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Hiện nay ứng dụng VNeID rất tiện lợi giúp người dân tích hợp nhiều thông tin trên đó. Bởi thế thay vì phải mang theo bản cứng thì hãy tải app VNeID, thực hiện đăng ký thông tin định danh, để có thể xuất trình giấy tờ trên VneID. Hơn nữa hầu hết người trưởng thành hiện nay đều dùng điện thoại thông minh nên việc mang theo điện có VneID tiện hơn nhiều so với mang theo bản cứng giấy tờ.

Sang đến 2025, người dân không cần mua bảo hiểm xe máy bắt buộc, ai cần thì mua bảo hiểm tự nguyện, đúng không?

0

Theo quy định Luật Trật tự, ATGT đường bộ 2024 thì bảo hiểm xe máy sẽ là bắt buộc đối với chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, ATGT đường bộ 2024 có hiệu lực ngày 1/1/2025 đã có quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Vậy theo quy định trên thì bảo hiểm xe máy hay còn gọi là “bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự” sẽ là bắt buộc đối với chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Theo đúng quy định của pháp luật, loại bảo hiểm người dân tham gia giao thông phải mang là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đúng quy định của pháp luật, loại bảo hiểm người dân tham gia giao thông phải mang là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Quy định về mua bảo hiểm tự nguyện

Tên gọi bảo hiểm xe máy là cách người dân gọi tắt. Xét theo yếu tố này, thì bảo hiểm xe máy có 2 loại là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.

Bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nếu không có loại bảo hiểm này, người dân sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xe máy tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể mua thêm nhằm mang lại quyền lợi chi trả bồi thường tài chính về tài sản hoặc người ngồi trên xe (bao gồm chủ xe và người đi cùng) khi gặp tai nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp. Không mua bảo hiểm này, người dân sẽ không bị phạt. Ngược lại, nếu chỉ có loại bảo hiểm tự nguyện mà không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, người dân vẫn bị phạt.

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.

Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.

Sang đến 2025 người dân không cần mua bảo hiểm xe máy bắt buộc, ai cần thì mua bảo hiểm tự nguyện, đúng không?

Sang đến 2025 người dân không cần mua bảo hiểm xe máy bắt buộc, ai cần thì mua bảo hiểm tự nguyện, đúng không?

Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

Như vậy theo quy định, bảo hiểm tự nguyện không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích người dân mua thêm để đảm bảo quyền lợi của mình.

Vợ chồng tôi làm nông, quanh năm công việc chỉ xoay quanh ruộng đồng và bày gà lợn. Căn nhà cũ kéo dài hàng chục năm, gió mưa về là nước dột khắp nơi đến nỗi không dám dựa lưng. Nhiều khi cũng muốn sửa lại nhưng nghĩ cảnh ăn chỉ đủ no nên vợ chồng tôi lại đành gác lại. Ngày con trai lấy vợ, con bé là là một cô gái thành phố khéo léo và biết điều. Ban đầu, tôi vẫn lo lắng liệu một người quen sống đầy đủ như nó có chịu nổi cảnh đồng quê lam lũ này không. Nhưng mọi thứ vượt ngoài mong đợi. Con dâu chẳng những không phàn nàn mà còn biết cách chu toàn mọi chuyện, chăm sóc bố mẹ chồng và vun vén gia đình. Hôm vừa rồi, 2 con về ăn cơm rồi đề nghị sẽ xây mới lại cho chúng tôi căn nhà 2 tầng khang trang, vững chắc hơn. Chúng tôi từ chối mãi không được nên đành nghe theo các con. Ngày tân gia, lúc xuống dưới làm cơm cúng, vừa mở tủ bếp thì một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Tôi đọc xong, mắt nhòe đi. Bàn tay cầm lá thư run rẩy, trái tim dường như không chịu nổi. Vợ tôi từ trên nhà đi xuống, tôi đưa cho bà ấy xem, rồi bà cũng lặng đi, rồi ôm lấy tôi mà khóc. Hóa ra …..

0

Vừa mở tủ bếp, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Bên ngoài là dòng chữ “Gửi ba mẹ” viết bằng nét chữ quen thuộc của con dâu tôi. 

Vợ chồng tôi làm nông, quanh năm công việc chỉ xoay quanh ruộng đồng và bày gà lợn. Căn nhà cũ kéo dài hàng chục năm, gió mưa về là nước dột khắp nơi, tường bong tróc và mái hiệp đừng không dám dựa lưng. Dù đã quen cánh sống khó khăn, nhưng nhiều lúc ngồi nhìn lại, tôi vẫn nghĩ:Giá như có thể một lần đổi đời, sống trong ngôi nhà khang trang hơn thì tốt biết mấy.

Thế nhưng, với hoàn cảnh của mình, chúng tôi cũng chỉ biết cúi đầu chịu đựng. Mơ về một căn nhà mới chỉ như ôm khói trong tay, thoáng qua rồi tan biến.

/

Ảnh minh họa.

Con trai tôi lấy vợ được ba năm nay, con dâu là một cô gái thành phố khéo léo và biết điều. Ban đầu, tôi vẫn lo lắng liệu một người quen sống đầy đủ như nó có chịu nổi cảnh đồng quê lam lũ này không. Nhưng mọi thứ vượt ngoài mong đợi. Con dâu chẳng những không phàn nàn mà còn biết cách chu toàn mọi chuyện, chăm sóc bố mẹ chồng và vun vén gia đình.

Thấy cảnh bố mẹ chồng khổ cực, con dâu tôi – đứa tôi từng lo lắng sẽ chê bai nếp nhà quê – đã khiến chúng tôi xúc động đến nghẹn lời. Hôm ấy, hai vợ chồng nó về thăm nhà như thường lệ. Sau bữa cơm, con dâu nhìn tôi, rồi bảo:

– Ba mẹ à, vợ chồng con đã bàn bạc kỹ rồi. Chúng con muốn xây lại nhà cho ba mẹ, để ba mẹ đỡ khổ hơn mỗi khi mưa gió.

Hai ông bà già nghe mà sửng sốt vì xây nhà không phải chuyện nhỏ. Ban đầu, vợ chồng tôi gạt phăng đi, bảo:

– Thôi con ơi, ba mẹ già rồi, sống ngày nào hay ngày đó. Con còn lo cho gia đình nhỏ của mình nữa.

Nhưng nó chỉ cười, ánh mắt kiên quyết:

– Ba mẹ cứ để vợ chồng con lo. Đây là ước nguyện của chúng con, không chỉ là việc báo hiếu mà còn là giấc mơ của cả nhà mình.

/

Thế là, sau bao ngày mong ngóng, căn nhà mới khang trang cũng hoàn thành. Ngày tân gia, nhìn mái nhà cao ráo, những bức tường vững chãi, tôi không kìm được nước mắt. Vợ tôi đứng bên, mắt cũng đỏ hoe. Chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ có ngày được sống trong một căn nhà như thế này.

Khi mọi người còn đang rộn ràng sắp lễ, tôi lặng lẽ xuống bếp lấy ít muối gạo để bày mâm cúng. Nhưng vừa mở tủ bếp, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Bên ngoài là dòng chữ “Gửi ba mẹ” viết bằng nét chữ quen thuộc của con dâu tôi.

Tôi lặng người, tim đập mạnh. Chuyện gì đây? Tay run run mở thư, tôi đọc từng chữ:

”Ba mẹ kính yêu,

Con biết, để đồng ý nhận căn nhà này, ba mẹ đã trăn trở nhiều lắm. Nhưng ba mẹ ơi, đây là tất cả tấm lòng của con. Suốt những năm qua, con chứng kiến ba mẹ vất vả mà không thể làm được gì nhiều. Bây giờ, khi vợ chồng con có chút khả năng, con chỉ mong được san sẻ với ba mẹ.

Căn nhà này không chỉ là chỗ ở, mà là lời cảm ơn của con dành cho ba mẹ – những người đã sinh ra và nuôi dạy chồng con thành người đàn ông tốt bụng, nhân hậu.

Con cũng mong ba mẹ hiểu rằng, đây không phải là món nợ, mà là tình cảm của con. Ba mẹ hãy vui vẻ sống trong căn nhà này, cùng con cháu trải qua những tháng ngày an yên nhất của tuổi già.

Yêu thương ba mẹ thật nhiều,
Con dâu của ba mẹ.”**

/

Tôi đọc xong, mắt nhòe đi. Bàn tay cầm lá thư run rẩy, trái tim dường như không chịu nổi. Vợ tôi từ trên nhà đi xuống, nhìn thấy tôi đứng sững, bèn hỏi:– Ông làm gì mà đứng ngẩn ra thế?

Tôi chỉ đưa lá thư cho bà, không nói nên lời. Đọc xong, bà cũng lặng đi, rồi ôm lấy tôi mà khóc.

Chúng tôi chưa từng nghĩ rằng, đứa con dâu ấy lại yêu thương vợ chồng tôi đến vậy. Nó không chỉ xây cho chúng tôi một căn nhà, mà còn dựng lên cả một mái ấm đầy tình nghĩa và lòng biết ơn.

Từ giây phút ấy, tôi biết rằng, cuộc đời này chẳng cần gì hơn nữa. Chúng tôi đã có tất cả, không phải là căn nhà, mà là một gia đình trọn vẹn yêu thương.

Chiếc phong bì ấy được cất kỹ trong ngăn kéo, như một báu vật quý giá nhất mà vợ chồng ông bà trân trọng suốt phần đời còn lại.

Mẹ vợ tôi đơn thân, chỉ sinh được vợ tôi là con duy nhất. Thế nên khi bà m/ấ/t, vợ xin bố mẹ tôi đưa bà về thờ phụng và được đồng ý. Vài năm sau, bố mẹ tôi cũng về với tổ tiên, 3 anh trai bắt đầu “lật mặt”, bắt vợ tôi đưa bàn thờ của mẹ cô ấy ra khỏi nhà. Hôm qua làm 7 mâm giỗ bố, nhà 3 anh không có ai sang. Tôi liền đưa ra 1 tờ giấy tuyên bố trước họ hàng, nửa tiếng sau 3 anh trai lũ lượt kéo sang

0

Đưa vợ và anh chị lên bàn cân, quả là không biết chọn ai, thật tội nghiệp cho người chồng.

Mẹ vợ tôi là mẹ đơn thân và sinh được người con duy nhất là vợ tôi. Khi bà còn khỏe thì ở phòng trọ riêng, vợ chồng tôi thỉnh thoảng qua thăm nom. Lúc về già, bà không tự chăm sóc bản thân nên vợ tôi xin phép bố mẹ chồng được đưa bà về nhà phụng dưỡng.

Sau cưới, điều kiện kinh tế không có nên chúng tôi phải sống chung với bố mẹ. Ông bà là những người đạo đức thương người nên không phản đối chuyện vợ tôi đưa bà ngoại về nhà sống cùng.

Từ ngày có bà ngoại, bà nội vất vả hơn rất nhiều như phải dọn dẹp vệ sinh phòng và cơ thể giúp bà thông gia. Thế nhưng mẹ tôi không bao giờ kêu ca nửa câu, bởi bà cho rằng ai rồi cũng về già, rồi sau này con dâu cũng vất vả chăm sóc ông bà như thế.

Lòng tốt của mẹ đã được vợ tôi trân trọng và ghi nhớ nên những năm ông bà cuối đời, cô ấy một mình chăm sóc bố mẹ chồng mà không phàn nàn lời nào. Thế nên các anh chị tôi được yên ổn làm việc, gia đình đoàn kết vui vẻ.

Sau khi bố mẹ tôi mất cả thì các anh chị trở mặt. Anh cả không cho vợ tôi thờ bà ngoại trong ngôi nhà của bố mẹ tôi. Mọi người nói tôi mà còn tiếp tục thờ bà ngoại thì sẽ đòi quyền thừa kế ngôi nhà. Nhà của bố mẹ, sổ đỏ vẫn đang đứng tên ông bà, tôi chỉ được một phần trong đó.

Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi - Hình 1

Vợ tôi vẫn lì lợm bảo kệ các anh chị, lơ đi mà sống, ai cũng có nhà riêng, không ai dám hắt hủi gia đình 4 người chúng tôi ra đường để tranh chấp đất. Lúc đầu các anh chị làm căng nhưng rồi vợ chồng tôi không cãi nửa lời, cũng không chuyển di ảnh của bà ngoại ra khỏi nhà nên mọi người đành buông xuôi.

Hôm thứ 4 vừa rồi là giỗ bố tôi, chúng tôi làm 7 mâm cỗ, khách mời đến đông đủ nhưng gia đình các anh chị không ai có mặt. Tôi gọi điện thì chị gái nói giỗ ở nhà anh cả, khi nào chuyển ảnh bà ngoại ra khỏi nhà thì mọi người mới đến nhà tôi. Vậy là ngày giỗ bố không có các anh chị khiến bữa cơm chẳng vui vẻ gì.

Khi khách về, tôi quát ầm lên, yêu cầu vợ mang di ảnh của bà ngoại về thờ ở bên nhà thờ tổ họ ngoại của cô ấy để gia đình được yên ổn, tôi mệt mỏi lắm rồi. Vợ khóc và nói nhà ngoại không ai cho đặt di ảnh bà trong nhà của dòng họ. Tôi đưa ra vài phương án nữa nhưng vợ không đồng ý, vẫn muốn thờ bà ngoại tại nhà của bố mẹ tôi khiến tôi rất bực, chỉ muốn đuổi vợ đi.

Vì mẹ vợ mà anh em tôi gây lộn, từ mặt nhau làm tôi rất buồn phiền. Tôi không biết phải giải quyết chuyện gia đình thế nào nữa?

Cát Tường sinh con thứ 2 ở tuổi 47, dân tình thắc mắc danh tính cha đứa bé

0

Bên dưới bài đăng, khán giả đặt thắc mắc về danh tính ba của đứa bé.

Bên cạnh công việc diễn xuất, nhiều năm qua, Cát Tường được biết đến là bà mẹ đơn thân của Vbiz. Con gái duy nhất của nữ nghệ sĩ là Nauy (tên thật là Nguyễn Cát Tường An), sinh năm 2002, hiện là du học sinh ngành Quản trị kinh doanh tại Úc. Cô đi du học từ năm 15 tuổi, thỉnh thoảng về nước thăm mẹ và ông bà vào một số dịp đặc biệt.

Cát Tường sinh con thứ 2 ở tuổi 47, dân tình thắc mắc danh tính cha đứa bé?-1

Con gái duy nhất của nữ nghệ sĩ là Nauy (tên thật là Nguyễn Cát Tường An), sinh năm 2002, hiện là du học sinh ngành Quản trị kinh doanh tại Úc.

Mới đây, trên trang cá nhân, MC Cát Tường gây chú ý khi chia sẻ khoảnh khắc bên một em bé sơ sinh kèm theo dòng trạng thái 3 từ ngắn gọn: “Mẹ và bé!”. Chính bài đăng đầy ẩn ý này khiến cư dân mạng bất ngờ, đặt nghi vấn MC Cát Tường đã hạ sinh con thứ hai ở tuổi 47.

Bởi trước đó, Cát Tường từng cho biết sẵn sàng sinh thêm con khi gặp được tình yêu đích thực. Cô nói: “Bây giờ mà ‘lỡ’ lấy chồng nữa mà chồng chưa có con thì vì tình yêu tôi sẵn sàng sinh con và xây dựng cho con một gia đình hạnh phúc thực thụ”.

Biết nhà người yêu của con gái giàu có, ngày dạm ngõ, mẹ đ::ẻ tôi thách cưới: “1 căn chung cư để chúng tôi con lên thăm cháu và giữ thể diện cho ông bà”. Tôi t::á:i mặt vì mẹ chưa từng nói trước điều này, không ngờ mẹ chồng tương lai cười nhẹ đồng ý ngay. Mấy hôm sau nhà trai cầm 1 sấp sổ đỏ, sổ hồng sang nhà tôi thật, mẹ tôi nhìn thấy mắt sáng rực. Ai ngờ mẹ chồng nói ra 1 điều cực s::ố:c khiến nhà gái không biết giấu mặt đi đâu

0

Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai “gật đầu nhẹ”, nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!

Câu chuyện tưởng chừng là cái kết viên mãn của một mối tình “đẹp như mơ” giữa cô gái tỉnh lẻ và chàng trai nhà đại gia lại bất ngờ xoay chiều, khi một yêu cầu thách cưới đầy tham vọng đã làm đảo lộn tất cả. Hãy cùng lật mở những tình tiết đầy kịch tính của câu chuyện này!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuyên, chàng trai đến từ một gia đình giàu có với khối tài sản đồ sộ, bước vào cuộc đời của cô gái một cách ngẫu nhiên nhưng để lại dấu ấn không thể phai mờ. Yêu nhau chưa đầy hai tháng, cô gái đã khám phá ra khối gia sản khổng lồ phía sau sự khiêm tốn của anh. Từ phản đối gay gắt, mẹ cô gái nhanh chóng quay ngoắt 180 độ, không chỉ vun vén mà còn ra sức thúc ép hai người sớm kết hôn.”Mẹ tôi luôn dạy: Lấy chồng phải chọn nhà giàu, không thì phí cả nhan sắc!” – cô gái kể lại, minh chứng rõ nét cho sự thực dụng đã ăn sâu vào tư duy của bà mẹ.

Khi ngày trọng đại đến gần, gia đình hai bên tổ chức gặp mặt, bàn chuyện hôn lễ. Không ngờ, lời thách cưới của mẹ cô gái lại khiến cả gia đình nhà trai phải kinh ngạc: “Chỉ cần 1 căn chung cư thôi. Nhỏ cũng được, sau này chúng tôi còn tiện lên giúp các cháu và giữ thể diện cho anh chị.”

Điều đáng nói là, mẹ chồng tương lai không những không phản ứng, mà còn vui vẻ đồng ý! Điều này khiến cô gái vừa sốc, vừa lo ngại.

Một tuần sau, gia đình nhà trai trở lại, mang theo sổ đỏ của nhiều mảnh đất, sổ hồng các căn hộ chung cư. Cứ ngỡ đây là dấu hiệu cho thấy lời thách cưới đã được đáp ứng, nhưng câu nói tiếp theo của mẹ chồng tương lai đã khiến tất cả phải bàng hoàng: “Gia đình tôi không thiếu bất động sản. Nhưng con trai tôi từ trước đến nay phải tự lập, tự mua nhà, xe. Căn chung cư không phải vấn đề, nhưng cách chị thách cưới khiến tôi nhận ra, cách giáo dục của chúng ta khác biệt quá. Sợ rằng con gái chị sẽ khó hòa hợp với gia đình tôi.”

Kết thúc là lời đề nghị “xem xét lại” hôn lễ, khiến mọi hy vọng tưởng chừng đã nắm chắc trong tay bỗng chốc tan biến.

Mẹ cô gái, sau khi bị từ chối, đã không ngừng chỉ trích gia đình nhà trai là “lật lọng”. Bà thậm chí gọi điện cho Tuyên, trách móc anh “chơi chán rồi bỏ” và đòi bồi thường thanh xuân cho con gái mình.

Trong khi đó, Tuyên nhắn tin xin lỗi người yêu, thừa nhận mình cũng bất ngờ trước hành động của mẹ. Anh khẳng định hôn lễ sẽ diễn ra nhưng mong mẹ vợ tương lai rút lại những đòi hỏi quá đáng.

Cô gái giờ đây đứng trước hai lựa chọn khó khăn: Tiếp tục mối quan hệ đầy sóng gió này, hay từ bỏ và giữ lại chút tự tôn.

Câu chuyện này không chỉ là một vở kịch gia đình đầy kịch tính, mà còn là bài học về lòng tham và sự khác biệt trong quan điểm sống. Liệu tình yêu có thể vượt qua những thử thách về vật chất? Hay nó sẽ bị chôn vùi dưới áp lực của những kỳ vọng không thực tế?

Câu trả lời, có lẽ, chỉ người trong cuộc mới thấu rõ.

Lập di chúc để lại đất cho con: 1 số lưu ý quan trọng tránh rắc rối về sau ….

0
Lập di chúc để lại đất cho con là một trong những thủ tục phổ biến trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể cách lập loại di chúc này và một số lưu ý cần biết để bản di chúc có hiệu lực.

1. Muốn để lại di chúc cho con, phải lập thế nào?

1.1 Mẫu di chúc để lại đất cho con

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,

Tôi là: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành ………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do …………………………. cấp ngày ………………….

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)

– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….

– Thửa đất:     ………..          – Tờ bản đồ:   ………….

– Mục đích sử dụng:  …………………

– Thời hạn sử dụng: ………………………..

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………

* Tài sản gắn liền với đất:

– Loại nhà: ……………………            – Diện tích sàn: ……… m2

– Kết cấu nhà: …………………          – Số tầng: ………….

– Thời hạn xây dựng:…………          – Năm hoàn thành xây dựng: …………

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho con trai/con gái tôi là:

1/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

2/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………

Sau khi tôi qua đời, ông/bà…………………  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành…. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

 

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

1.2 Cách lập di chúc để lại đất cho con

Khi lập di chúc để lại đất cho con, người lập di chúc cần lưu ý một số nội dung trong di chúc như sau:

– Thông tin của người để lại di chúc: Ghi rõ thông tin ngày, tháng, năm sinh cùng thông tin số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hạn nếu không có Chứng minh hoặc Căn cước cùng thông tin về hộ khẩu thường trú hoặc chỗ ở hiện tại nếu không có nơi thường trú, tạm trú.

– Khẳng định trạng thái tinh thần của bản thân người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối hay đe doạ hay cưỡng ép từ những người khác.

– Thông tin về tài sản: Vì đây là di chúc để lại đất cho con nên tài sản trong di chúc bắt buộc phải có thông tin về quyền sử dụng đất. Đây phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di chúc. Thông tin về tài sản phải gồm: Thông tin về Sổ đỏ, diện tích, địa chỉ, thửa đất, tờ bản đồ… và tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Thông tin về người được nhận di sản thừa kế: Tương tự như người để lại di chúc, thông tin về người nhận di sản theo di chúc cũng phải gồm họ tên; ngày, tháng, năm sinh; thông tin về giấy tờ tuỳ thân, nơi cư trú.

– Ngoài việc để lại di sản là quyền sử dụng đất cho các con, người lập di chúc có thể nêu ý nguyện của mình trong bản di chúc này.

– Nếu di chúc được lập có nhiều trang, tờ thì người lập di chúc phải ghi rõ di chúc có bao nhiêu trang, tờ và đánh số thứ tự đầy đủ…

lap di chuc de lai dat cho con

2. Cần lưu ý gì khi lập di chúc để lại đất cho con?

2.1 Lập di chúc để lại đất cho con có cần tất cả người con đồng ý?

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, di chúc là ý chí của người lập di chúc khi muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Do đó, có thể thấy, lập di chúc là ý nguyện của người lập di chúc.

Đồng nghĩa, việc để di chúc cho ai là quyền của người để lại di chúc.

Không chỉ vậy, khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự khẳng định:

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

Có thể thấy, khi lập di chúc, người để lại tài sản cho người khác sau khi chết có toàn quyền trong việc quyết định để lại di sản cho ai hay thậm chí là truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế hợp pháp của mình.

Như vậy, khi lập di chúc để lại đất cho con, cha mẹ có quyền quyết định để lại cho bất kỳ người con nào mà không cần sự đồng ý của những người con còn lại hay thậm chí cũng không cần sự đồng ý của cả người con được hưởng thừa kế.

Nếu sau khi di chúc có hiệu lực, người này không muốn nhận di sản thì có thể từ chối nhận di sản thừa kế.

2.2 Có được để lại toàn bộ đất cho con trai mà không cho con gái không?

Như phân tích ở trên, việc quyết định cho ai đất, truất quyền hưởng di sản của ai… phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của cha mẹ. Bởi vậy, nếu cha mẹ khi lập di chúc và muốn để lại toàn bộ tài sản là nhà, đất cho con trai và không dành phần tài sản nào cho con gái thì cũng hoàn toàn hợp pháp.

Trong nội dung di chúc, cha mẹ chỉ định cụ thể người được hưởng di sản thừa kế và nêu rõ việc cho con trai toàn bộ hoặc một phần di sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình.

2.3 Có được đổi ý sau khi đã lập di chúc cho con đất?

Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự khẳng định:

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Theo quy định này, một người có thể để lại nhiều bản di chúc cho người thừa kế và chỉ bản di chúc cuối cùng về cùng một tài sản mới có hiệu lực.

Do đó, nếu cùng một thửa đất, khi đã để di chúc cho con nhưng sau đó đổi lý không cho con đất hoặc chỉ cho một phần hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của người con này cũng hoàn toàn hợp pháp. Và bản di chúc được lập sau cùng sẽ là bản di chúc có hiệu lực pháp luật.

Bị chồng kh/i/nh vì ở nhà ăn b/á/m từ khi sinh con, tôi bí mật gửi con rồi đi xin việc. Ngày đầu tiên đi làm, tôi mặc áo sơ mi cách điệu và chân váy đen lịch sự, chồng cười nhạt: “Để xem có được nửa tháng không hay lại về ăn bám tôi?”. Đến khi tôi vừa bước vào phòng họp để ra mắt nhân sự mới, chồng run rẩy: “Cô… Cô là…”

0

Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt

Tôi nghĩ có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chấn chỉnh lại thái độ của chồng. Bao lâu nay, anh khiến tôi phải đau lòng..

Sau 3 năm kết hôn, tôi nhận ra sai lầm lớn nhất của mình đó chính là ở nhà nội trợ. Đàn ông lúc nào cũng sẽ nói họ lo được cho vợ con. Nhưng khi vợ ở nhà làm việc nội trợ, họ sẽ xem vợ như một kẻ ăn bám vậy.

Tôi tốt nghiệp đại học loại ưu, năng lực cũng không hề yếu kém. Đáng lẽ tôi đã có thể kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường. Nhưng lúc ấy tôi có thai, sức khỏe lại yếu nên buộc phải ở nhà dưỡng thai.

Thời điểm đó, chúng tôi vẫn đang là vợ chồng son nên cuộc sống chưa đến mức ngột ngạt. Nhưng sinh con xong, chồng tôi bắt đầu thay đổi một cách chóng mặt.

Con tôi sinh non, thành ra không được khỏe như những bạn khác. Con ốm liên miên, có tháng đi viện đến 3 lần. Thấy tiền viện phí tốn kém, chồng tôi ca cẩm:

“Nuôi có một đứa trẻ con mà cũng không biết, để nó suốt ngày ốm đau”.

Tôi không hiểu nổi tại sao chồng mình có thể thốt ra những lời đó. Con là con chung, vả lại tôi nuôi con hết lòng, kiến thức chăm con cũng học hỏi không thiếu thứ gì. Chẳng qua con sinh sớm, đề kháng kém hơn các bạn thì phải chấp nhận, làm sao có thể trách tôi?

Con được gần 2 tuổi thì tôi thuê giúp việc để đi làm.Thời gian đầu mọi chuyện khá thuận lợi. Cho đến một ngày chồng tôi vô tình mở camera và thấy cô giúp việc đánh con mình. Sau sự cố ấy, chồng tôi bắt vợ phải ở nhà chăm con. Khi nào con được 3 tuổi, có thể đi nhà trẻ, anh sẽ để tôi đi làm.

Lần này tôi đã có kinh nghiệm nên dù ở nhà chăm con, tôi vẫn nhận việc làm thêm tại nhà. Mặc dù đó không phải công việc ổn định nhưng tiền lương cũng đủ để chi trả sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tôi còn dư ra một số tiền để gửi cho mẹ đẻ.
Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Chuyện sẽ không có gì nếu năm nay, chồng tôi không được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Từ khi có chút chức sắc, anh bắt đầu khinh thường vợ. Đợt vừa rồi biết tôi gửi cho mẹ đẻ 5 triệu, chồng tôi nổi cáu. Anh gọi về cho mẹ tôi rồi bóng gió:

“Mẹ đã khỏi ốm chưa? Hôm vừa rồi thấy nhà thiếu 5 triệu, con hỏi vợ thì cô ấy bảo gửi về hỏi thăm mẹ bị ốm”.

Mẹ tôi hiểu ý, vội vã gửi lên 5 triệu trả con rể vì sợ gia đình tôi lục đục. Không muốn để chồng khinh thường mình, tôi đã bí mật đi xin việc. Với khả năng và kinh nghiệm, cộng với một số mối quan hệ có sẵn, tôi đã được làm giám đốc kế hoạch công ty mà chồng tôi làm việc.

Hôm nay là ngày đầu tôi đi làm. Sáng ra, tôi nói mình sẽ đưa con đi học để đến chỗ làm. Chồng tôi không biết tôi sẽ là cấp trên nên sẵng giọng:

“Cùng lắm thì được nửa tháng rồi lại về ăn bám tôi chứ gì”.

Tôi cười:

“Tôi vừa nhận chức giám đốc ở công ty anh. Nếu anh không làm tốt, anh sẽ bị sa thải đấy”.

Chồng tôi tái mặt, vội gọi điện cho sếp và nghe xác nhận thì bỏ đi. Tôi nghĩ có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chấn chỉnh lại thái độ của chồng. Từ nay, tôi sẽ làm việc thật tốt để chồng không bao giờ xem thường vợ nữa.