Mới đây, TAND cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên giảm án 3 tháng tù cho bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thắc mắc bà Hằng còn phải chấp hành án bao lâu và khả năng được giảm án như thế nào?
Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm – Ảnh: HỮU HẠNH
Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM), bà Phương Hằng được giảm 3 tháng tù, tức là mức án bà Hằng phải thi hành là 2 năm 9 tháng tù.
Bà Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24-3-2022. Tính từ ngày bị bắt tạm giam đến nay (5-4-2024) thì bà Hằng đã chấp hành được 2 năm 11 ngày.
Như vậy, bà Hằng còn phải chấp hành bản án trên đến ngày 24-12-2024, tức còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù.
Bà Nguyễn Phương Hằng còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thi hành án, người thi hành án còn có thể được giảm án theo quy định. Vậy nên có thể bà Hằng còn được giảm án vào các đợt giảm án nữa
Việc được giảm án này còn tùy thuộc vào thành tích và việc thi hành án của bà Hằng. Do đó, nếu bà Hằng chấp hành án tốt thì có thể được giảm án và không phải thi hành hết bản án tòa tuyên.
Cụ thể, theo Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân Tối cao – Viện kiểm s.át n.hân dân Tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.
Theo đó, Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:
– Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;
– Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên. Đối với phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.
Mức giảm có thể từ 1 tháng đến 3 năm đối phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống và việc xét giảm chỉ được tính từ thời điểm chấp hành án phạt tù.
Đối với thời gian tạm giam không được tính để xem xét giảm án. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.
Như vậy, đối với trường hợp của bà Phương Hằng có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Giảm án cho tất cả các bị cáo
Tòa đã giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng xuống còn 2 năm 9 tháng tù. Giảm 3 tháng tù so với mức án sơ thẩm.
Ngoài ra, hội đồng xét xử phúc thẩm đã xem xét giảm án cho ông Đặng Anh Quân còn 2 năm tù; giảm án cho bà Nguyễn Thị Mai Nhi, bà Lê Thị Thu Hà, ông Huỳnh Công Tân còn 1 năm tù.
Trước đó, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam – 3 năm tù, ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật) 2 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án dù không kháng cáo có đúng luật?
TAND Cấp cao tại TP.HCM giảm cho bà Nguyễn Phương Hằng 3 tháng tù, dù bị cáo này không có kháng cáo.
Điều này có đúng luật hay không?
Mặc dù chấp nhận bản án 3 năm tù giam và đã đi thụ án, nhưng bất ngờ, tại phiên phúc thẩm ngày 4/4, bà Nguyễn Phương Hằng được giảm từ 3 năm tù xuống có 2 năm 9 tháng, giảm 3 tháng tù.
Việc cấp phúc thẩm bất ngờ giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng dù bà này không có kháng cáo, VKS không kháng nghị khiến nhiều người thắc mắc, liệu việc giảm án này có đúng luật hay không?
Trao đổi với P.V VietNamNet, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, căn cứ Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong vụ án hình sự, khi xét xử phúc thẩm, ngoài việc xem xét các phần có kháng cáo, các phần có kháng nghị, toà án phúc thẩm còn có thẩm quyền xem xét thêm các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị.
Bà Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: SGGP
Vì vậy, dù bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo về mức án của mình ở bản án sơ thẩm, nhưng xét thấy có một số yếu tố có căn cứ giảm án cho bị cáo và cần thiết thì cấp phúc thẩm xem xét tuyên giảm án. Đây là quyền luật định của HĐXX phúc thẩm, thực hiện khi cần thiết.
Như vậy, mặc dù bị cáo không kháng cáo nhưng toà phúc thẩm vẫn có thể giảm án là đúng theo qui định pháp luật. Thẩm quyền cấp phúc thẩm không chỉ nằm trong phạm vi đưa ra tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm những vấn đề có kháng cáo kháng nghị, mà còn xem xét toàn diện vụ án để nếu cần thiết sẽ tuyên xử trong bản án phúc thẩm.
Trước đó, tại phiên phúc thẩm dù không có kháng cáo nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn xin được giảm án. “Dù bị cáo không kháng án nhưng bị cáo mong HĐXX hãy công tâm. Bị cáo là người vợ tốt, người mẹ tốt, công dân tốt của xã hội. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ cho bị cáo dù 1 ngày, 1 tháng bị cáo cũng thấy hạnh phúc. Xin tòa hãy cho bị cáo một chút danh dự”, bà Hằng trình bày.
HĐXX nhận định, dù bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng bị cáo đã nộp t.iền án phí, khắc phục hậu quả nên đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là có căn cứ. Vì vậy, cấp phúc thẩm đã giảm cho bị cáo 3 tháng tù.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022. Tính đến thời điếm này (6/4/2024) thì bị cáo đã chấp hành án được 2 năm 12 ngày.