Home Blog Page 27

Sang 2025 rồi, người dân có thể nhận thông tin phạt nguội qua ứng dụng mới, mọi người không cập nhật ngay là rắc rối to

0

Theo thông tư mới thì ứng dụng này có thể kết nối để gửi thông tin từ cơ quan chức năng tới người dân trong lĩnh vực trật tự giao thông.

Bộ Công an đã ra Thông tư số 73/2024/TT-BCA quy định về tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Theo đó từ ngày 1/1/2025, người dân có thể nhận thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic.Cụ thể thông tư quy định đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính sẽ xác định thông tin phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua cơ quan đăng ký xe, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Nếu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi phát hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở.

Quy định mới liên quan tới phạt nguội

Quy định mới liên quan tới phạt nguội

Trường hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn nhưng công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối, thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được chuyển đến công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở.Cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Quy định nêu việc gửi thông báo sẽ thực hiện bằng văn bản thông qua phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu trên app VNeTraffic khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Ứng dụng này cũng sẽ cập nhật thông tin phương tiện giao thông vi phạm bao gồm loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT, ứng dụng VNeTraffic để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, tra cứu, liên hệ giải quyết.Người dân cần chú ý và tải ứng dụng để theo dõi khi mình thường xuyên di chuyển trên đường để nắm thông tin từ cơ quan chức năng

Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT có quyền tịch thu phương tiện? Sự thật gây xôn xao

0

Từ ngày 1/1/2025, khi Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024 có hiệu lực, bảo hiểm xe máy có còn bắt buộc theo luật mới không? Đây là câu hỏi mà còn rất nhiều người dân thắc mắc.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã có quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

“Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 56 của luật này, người lái xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau:

Chứng nhận đăng ký xe.

Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (nếu có).

Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Như vậy, việc sở hữu và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc từ ngày 1/1/2025.

Nếu không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phí bảo hiểm xe máy cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được quy định như sau:

Đối với mô tô 2 bánh dưới 50 cc: 55.000 đồng.
Đối với mô tô 2 bánh từ 50 cc trở lên: 60.000 đồng.

Do đó, từ ngày 1/1/2025, việc mua và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc khi tham gia giao thông.

Từ ngày 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe sẽ thay đổi từ 19h-5h sáng hôm sau, người dân lưu ý để tránh mất tiền tong tháng lương

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) yêu cầu bật đèn sớm hơn từ 18h và có quy định chi tiết hơn về sử dụng đèn khi tham gia giao thông.

Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, Điều 20 quy định người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Theo đó, Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định về sử dụng đèn xe như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

+ Khi gặp người đi bộ qua đường;

+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về bật đèn xe như sau:

– Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Phải bật đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ.

– Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.

Như vậy, so với quy định hiện hành, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thành 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

Về quy định xử phạt, hiện Nghị định 100/2019 chỉ có quy định mức phạt đối với việc không bật đèn xe từ 19 giờ. Do đó, chúng ta phải chờ hướng dẫn mới của cơ quan chức năng đối với việc áp dụng quy định xử phạt từ 1/1/2025.

‘Bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ nâng cao ý thức người đi đường’

0

Bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông giúp lái xe tuân thủ hơn khi qua giao lộ, mô hình này cũng đang được hầu hết quốc gia áp dụng, theo các chuyên gia.

TP HCM đang thí điểm bỏ đếm thời gian trên đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn như Mai Chí Thọ – Tố Hữu, Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng 8… Đây là những nút giao đã được lắp camera và hệ thống đèn tín hiệu kết nối về Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thành phố, có thể điều khiển từ xa thay vì mỗi lần thay đổi phải cài đặt tại các chốt.

Nêu ý kiến về phương án trên, TS Phan Lê Bình, Phó đại diện Văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản (cung cấp dịch vụ tư vấn về giao thông, đô thị, môi trường), cho biết đèn giao thông không đếm ngược thời gian đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng vì khi có thêm bộ đếm không mang lại nhiều hiệu quả.

Thống kê của Đại học bang Oregan (Mỹ) cho thấy đèn giao thông đếm ngược được sử dụng trong tổ chức giao thông tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam… Đa số các nước đều sử dụng đèn giao thông không đếm ngược đối với xe, và áp dụng đếm ngược cho đèn qua đường dành cho người đi bộ ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

Giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm được vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Giao lộ Mai Chí Thọ – Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Theo ông Bình, trái với tác dụng của đèn giao thông đếm ngược giúp tài xế chủ động thời gian, tốc độ, tính năng này lại bị lạm dụng khi nhiều người cố vượt đèn đỏ hay tăng tốc vượt đèn vàng. Thậm chí, khi đèn đỏ còn 3-5 giây, nhiều người phía sau đã bóp còi thúc giục phía trước di chuyển. “Tại Nhật hệ thống đèn tín hiệu đều không sử dụng bộ đếm. Người tham gia giao thông chỉ cần chờ đèn chuyển màu và chấp hành, tránh tâm lý nhấp nhổm đếm số chờ đợi”, ông Bình nói.

Cũng theo TS Bình, tại Việt Nam, luật hiện hành quy định khi có tín hiệu đèn vàng xe phải dừng lại trước vạch. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã qua vạch mà tín hiệu đèn vàng thì xe được chạy tiếp. Do đó, dù đèn không đếm giây, tài xế vẫn không bị đột ngột, phanh gấp khi tín hiệu chuyển vàng vì nguyên tắc khi đến nút giao lái xe phải giảm tốc độ, quan sát xung quanh để chủ động kiểm soát tình huống.

“TP HCM thử nghiệm trước mô hình bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở một số giao lộ sẽ giúp theo dõi hành vi, tạo thói quen cho người đi đường, từ đó tính toán phương án tổ chức giao thông là phù hợp”, ông Bình nói, cho rằng vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo an toàn vẫn phụ thuộc vào thái độ, sự tuân thủ của lái xe trong việc chấp hành đèn tín hiệu.

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Đồng tình, PGS. TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP HCM, cho rằng nên nghiên cứu bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu nhằm thay đổi hành vi của người đi đường. Giai đoạn chuyển tiếp giữa đèn xanh và đỏ là đèn vàng, chu kỳ đèn ở mỗi nút giao cũng được thiết lập tùy theo tình hình giao thông thực tế, giúp luồng xe này kịp thoát qua giao lộ trước khi luồng xe hướng khác xuất phát, hạn chế xung đột.

Trước lo ngại không có bộ đếm, tài xế khó chủ động, phanh gấp khi đèn chuyển xanh sang vàng dễ bị xe phía sau tông, ông Mai cho rằng luật giao thông đã quy định đến giao lộ xe phải giảm vận tốc dù có đèn tín hiệu hay không. Nhưng thực tế nhiều người lại chạy nhanh qua nút giao, nhất là khi đèn còn vài giây. Do đó, nếu không biết thời gian sẽ hình thành thói quen giảm tốc độ khi qua ngã ba, ngã tư.

Về phía CSGT, đại diện đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT TP HCM), cũng cho rằng tình trạng tăng tốc độ khi đèn xanh còn vài giây, hoặc bước qua đèn vàng rất phổ biến. Trong khi ở hướng đường vuông góc, người lái xe cũng thường bắt đầu chạy vào giao lộ khi đèn đỏ vẫn còn vài giây. “Việc này dễ gây va chạm hoặc xung đột giữa các làn xe, gây ùn tắc giao thông. Do đó, nếu tín hiệu đèn không đếm ngược, tài xế không còn thói quen tăng tốc vượt khi đèn còn vài giây cuối”, ông nói.

Theo đại diện đội này, người dân khi gần đến giao lộ nên chạy chậm ở tốc độ dưới 20 km/h, giữ được khoảng cách an toàn mà không bị xe phía sau tông tới. “Đoạn trước và trong giao lộ chỉ dài vài chục mét, do vậy các tài xế cần ý thức chạy chậm, sau đó tăng tốc bình thường mà không mất nhiều thời gian”, đại diện đội CSGT Cát Lái nói.

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Trong khi đó, TS Dương Như Hùng, Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết nhiều thành phố ở các nước phát triển đã không sử dụng đèn giao thông đếm ngược. Nhưng đặc thù giao thông ở mỗi nơi khác nhau, nên việc TP HCM thí điểm là cần thiết nhằm có dữ liệu khoa học để so sánh và đánh giá. Tuy nhiên, việc thí điểm nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau. Từ đó mới có kết quả toàn diện để áp dụng phù hợp cho từng khu vực vì bộ đếm giây cũng rất cần thiết ở nhiều nơi.

Ngoài ra, theo ông Hùng, việc bố trí đèn có đếm ngược hay không cần tính đến từng loại nút giao, các hướng giao cắt. Chẳng hạn, giao lộ mật độ giao thông ít, đèn không đếm giây có thể hạn chế rủi ro tai nạn như xe chạy nhanh, vượt đèn. Ngược lại, với nút giao phức tạp, nhiều hướng rẽ, đèn có tính năng đếm số sẽ cần thiết để tài xế chủ động điều chỉnh vận tốc và chuyển làn từ xa. Thực tế, ngoài các nút giao đang thí điểm, nhiều nơi khác ở thành phố vẫn có đèn không đếm số và tình hình giao thông ổn định.

Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết việc thí điểm bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở 4 giao lộ là một trong các giải pháp hỗ trợ, linh hoạt tổ chức giao thông theo thực tế. Mô hình này cũng nhằm theo dõi hành vi, dần tạo thói quen để người đi đường chấp hành đèn tín hiệu.

Theo ông Tấn, việc thí điểm giúp ghi nhận hình ảnh, hành vi người đi đường thông qua hệ thống camera ở các giao lộ. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường xử lý và có phương án tổ chức giao thông phù hợp cho từng khu vực. Hệ thống tín hiệu không đếm lùi cũng áp dụng chu kỳ đèn ngắn để người dân chấp nhận dừng chờ, bởi nếu quá lâu dễ gây ra tình trạng cố vượt, hoặc gây kẹt xe ở các hướng. Đơn vị sẽ tính toán theo tình hình giao thông thực tế ở từng khu vực, rồi mới xem xét có nhân rộng mô hình này hay không.

Cho vợ gần 200 triệu rồi cay đắng phát hiện ra vợ có 7 đời chồng và nhiều bí mật khác

0

Một người đàn ông ở Quý Châu đã rơi vào cú sốc lớn khi phát hiện vợ mình có đến 7 đời chồng và 6 đứa con.

Theo Thanh Niên Việt ngày 25/12/2024 có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cho vợ gần 200 triệu rồi cay đắng phát hiện ra vợ có 7 đời chồng và nhiều bí mật khác”. Nội dung cụ thể:

Anh Triệu (tên nhân vật đã được thay đổi) đến từ huyện An Thuận, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Anh có công việc kinh doanh nhỏ, được cha mẹ yêu thương và có cuộc sống ổn định. Vì chưa tìm được người bạn đời phù hợp, anh Triệu (ngoài 30 tuổi) bắt đầu cảm thấy lo lắng. Cuối năm 2021, cuộc sống của anh đã có bước ngoặt.

Anh Triệu kể lại, anh quen biết vợ tương lai là chị Ngô qua sự giới thiệu của người quen. Chị Ngô đến từ Giang Tô (Trung Quốc). Có lẽ là duyên số, chỉ sau 2 tháng quen biết, đầu năm 2022, họ đã đăng ký kết hôn. Nhưng niềm hạnh phúc ngắn ngủi nhanh chóng bị bào mòn bởi những mâu thuẫn trong cuộc sống sau khi con gái của họ chào đời.

Anh Triệu cho biết: “Sau khi sinh con, cô ấy không làm gì cả, không chăm lo sữa, bỉm cho con. Tôi đưa cô ấy 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng) cũng không đủ, cô ấy không quan tâm đến chi tiêu trong nhà, chỉ biết đòi tiền”.

Vì chị Ngô lười biếng, chỉ thích tiêu tiền nên gia đình anh Triệu rất bất mãn. Tuy nhiên, vì con, anh Triệu vẫn nhẫn nhịn. Nào ngờ, tháng 3 năm nay, chị Ngô đã lặng lẽ bỏ về Giang Tô cùng đứa con hơn một tuổi. Anh Triệu nói: “Cô ấy đòi tôi đưa 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng) mới cho con về. Sau hơn một tháng giằng co, cô ấy đồng ý để tôi đón con. Một tháng sau, cô ấy lại nói nhớ con và yêu cầu tôi đưa 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng) để mua vàng, mỗi tháng đưa thêm 3000 tệ (khoảng 10 triệu đồng) để cô ấy về chăm con. Mọi người khuyên tôi vì con còn nhỏ nên tôi đành chấp nhận đón cô ấy về”.

Ảnh minh họa

Anh Triệu cứ ngỡ sau chuyện này, chị Ngô sẽ yên tâm ở nhà chăm con. Nhưng tình hình còn tệ hơn trước. Anh kể: “Cô ấy về nhà cũng không chăm con, suốt ngày chỉ gọi đồ ăn ngoài, tiêu tiền. Số tiền đưa cho cô ấy dường như không bao giờ đủ. Sau đó, có người đàn ông chuyển tiền cho cô ấy, cô ấy ngoại tình, còn đòi tôi đưa thêm tiền. Khi không đủ tiền tiêu, cô ấy đã bỏ trốn, bỏ mặc con ở nhà”.

Anh Triệu kể lại, hôm đó anh đi làm, tranh thủ mở camera ở nhà xem thì phát hiện chị Ngô đã bỏ đứa con hơn một tuổi ở nhà một mình rồi bỏ đi. Lúc này, cơn giận khiến anh Triệu không thể bình tĩnh, anh đã tìm mọi cách để dò la tin tức của chị Ngô. Và anh đã phát hiện ra một bí mật động trời: “Lần đầu tiên năm 15 tuổi, cô ấy bị bố bán sang An Huy, sinh được hai đứa con. Lần thứ hai ở Tứ Xuyên, cô ấy bị lừa sinh thêm một đứa… Lần thứ tư ở Phúc Tuyền, cô ấy sinh thêm một đứa… Lần thứ 7 là tôi… Tổng cộng cô ấy đã kết hôn 7 lần, sinh 6 đứa con”.

7 lần kết hôn, 6 đứa con, chị Ngô mới ngoài 30 tuổi đã có một lịch sử hôn nhân dày đặc. Anh Triệu cho biết, trước khi kết hôn, chị Ngô từng kể với anh rằng cô ấy có cuộc sống khó khăn từ nhỏ và đã trải qua hai đời chồng. Tuy nhiên, sự thật vẫn khiến anh vô cùng bàng hoàng.

Sau một hồi tìm kiếm, anh Triệu cuối cùng cũng gặp được chị Ngô ở Quý Định. Nhưng ngày hôm sau, chị Ngô lại biến mất và đến nay vẫn chưa xuất hiện. Lúc này, anh Triệu mới chắc chắn rằng cuộc hôn nhân của mình chỉ là một trò lừa đảo. Anh phát hiện ra chị Ngô còn khá nổi tiếng trên mạng xã hội, thường xuyên đăng tải cuộc sống thường ngày để lấy lòng thương hại và lừa tiền đàn ông.

Anh Triệu muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh tỉnh mọi người, đồng thời mong chị Ngô quay lại làm thủ tục ly hôn, giải quyết rõ ràng vấn đề nuôi con và trả lại 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng) anh đã đưa cho cô ấy.

Hôn nhân là chuyện cả đời, không nên vội vàng kết hôn chỉ vì đã lớn tuổi hoặc gia đình bắt ép.

Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ Thủ Đô ngày 11/08/2024 có bài viết: “Người trẻ yêu nhanh, cưới vội và ly hôn sớm”. Nội dung như sau:

Vài năm trở lại đây, với sự thay đổi của xã hội cùng các văn hóa mới, nhiều người trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng yêu nhanh, cưới vội. Đó chính là mồi lửa châm ngòi cho ly hôn xanh xảy ra khi các cặp đôi ngày càng dễ mất đi sự đồng cảm, yêu thương hoặc đơn giản là không thể sống chung được với nhau.

Yêu nhanh, cưới vội, dễ dàng ly hôn

Sinh ra trong một gia đình khá giả và từng được rất nhiều chàng trai theo đuổi, Nguyễn Hương Giang (23 tuổi, sống tại quận Long Biên) vẫn quyết định gắn bó với một chàng trai tha thiết yêu mình sau 5 tháng tìm hiểu, hẹn hò. Một thời gian ngắn sau, Hương Giang mang thai và sinh con. Đó cũng chính là lúc mà mâu thuẫn bắt đầu.

Thay đổi từ ngoại hình, tâm lý cho đến việc Hương Giang phải dành nhiều thời gian hơn cho con làm cho chồng tỏ ra chán nản.

Sau sinh con, Giang cũng xin phép ở lại nhà mẹ đẻ để có người chăm sóc vì quê chồng ở cách xa Hà Nội – nơi hai vợ chồng đang sinh sống và làm việc. Điều này đã khiến bố mẹ chồng không hài lòng, gây áp lực lên chồng của Giang. Những mâu thuẫn nhỏ nhặt cứ thế kéo dài âm ỉ khiến cuộc sống hai vợ chồng trẻ xấu đi.

Mọi chuyện được đẩy tới đỉnh điểm vào một lần chồng của Giang vừa đi công tác về, không hỏi han gì và “tặng” ngay cho vợ một cái bạt tai khi nghe bố mẹ nói rằng Giang không đưa cháu về quê thăm ông bà nội vào dịp cuối tuần dù đã gọi điện giục nhiều lần.

Không thể chấp nhận một người chồng vũ phu, Giang quyết định viết đơn xin ly hôn, giành quyền nuôi con khi đứa bé mới tròn 7 tháng tuổi, chấm dứt cuộc hôn nhân chóng vánh gần 2 năm.

Tương tự, từng bị bạn bè, người thân ngăn cản nhưng Đức Việt (26 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai) vẫn quyết tâm cưới bằng được người mình yêu sau 4 tháng tìm hiểu.

Người trẻ ào ạt “ly hôn xanh”
Nhiều người trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng yêu nhanh, cưới vội và ly hôn sớm (Ảnh minh họa).

Đức Việt chia sẻ, lý do mà ngày đó gia đình, người thân, bạn bè không ủng hộ chàng trai vì vợ cũ lớn hơn Việt hai tuổi, từng có một đời chồng và một người con. Nhưng Việt vẫn nhất định làm cái điều mà mình cho là chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu hết, mặc dù từ lúc bắt đầu quen nhau cho đến lúc cưới chỉ hơn 4 tháng.

Về chung một nhà chưa được bao lâu mâu thuẫn ngày một nhiều từ những suy nghĩ, lối sống cho đến khoảng cách tuổi tác. Đó là chưa kể đến việc Việt chưa chuẩn bị tâm lý để làm cha đứa con riêng của vợ.

Đỉnh điểm của sự đổ vỡ khiến Việt dứt khoát phải đưa vợ ra tòa chính là việc chàng trai 26 tuổi bị vợ lừa dối. Cô ấy không chỉ ngang nhiên hẹn hò với một đồng nghiệp ở công ty mà còn thách thức Việt bằng những lời lẽ khó nghe. Cuộc hôn nhân của Việt kết thúc sau gần 1 năm sống chung cùng vợ.

Hương Giang hay Đức Việt không phải là những trường hợp hiếm gặp trong giới trẻ tại Việt Nam lúc này.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt đăng ký kết hôn mỗi năm. Tỷ lệ ly hôn là 600.000 cặp, tức cứ 4 cặp kết hôn sẽ có 1 cặp ly hôn. Có tới 70% các cặp ly hôn thuộc độ tuổi dưới 30, và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên sau mỗi năm. 60% trường hợp người trẻ ly hôn sau 1 – 5 năm chung sống và ngày có càng nhiều trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng đã ly hôn. Những cuộc chia tay chóng vánh đó được gọi là “ly hôn xanh”.

Thống kê này cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khủng hoảng hôn nhân. Trong đó có 27,7% là mâu thuẫn về lối sống, 25,9% đến từ ngoại tình, yếu tố kinh tế chiếm 13%, bạco lực gia đình chiếm 6,7%, sức khỏe chiếm 2,2% và sống xa nhau nhiều ngày chiếm 1,3%… Tất cả những khủng hoảng kể trên đều dẫn đến kết cục ly hôn khi không thể tìm được hướng giải quyết.

Khi yêu, đừng vội vã

Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên (Trung tâm Trị liệu các vấn đề tâm lý Mindcare), khi quyết định chọn một người để kết hôn, bất kỳ ai, đặc biệt là giới trẻ cần thời gian tìm hiểu kỹ đối tượng của mình từ gia cảnh, lối sống, tính cách… Đồng thời có kế hoạch về kinh tế, công việc để nuôi sống gia đình. Nhưng nếu yêu nhanh, cưới vội sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu kỹ càng những điều này.

Việc sống chung cần có sự đồng điệu giữa cả hai, nếu không sẽ nhanh dẫn đến chán nản và nguội lạnh. Từ vấn đề tài chính, những mâu thuẫn nhỏ nhặt nhưng âm ỉ không giải quyết tới nơi, sẽ dẫn tới nguy cơ đổ vỡ hôn nhân.

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ được cha mẹ cưng chiều, ủng hộ việc ly hôn nếu thấy con cái không hạnh phúc, khiến không ít người coi việc ly hôn như xu hướng mới.

Ngoài ra, ngày có càng nhiều người trẻ rơi vào tình trạng quyết định yêu nhanh, cưới vội ngay sau khi đổ vỡ trong tình yêu. Họ vội vàng chấp nhận cưới ngay người khác mong lấp đầy khoảng trống cô độc sau đổ vỡ. Điều này khó có thể là một lựa chọn tối ưu, vì cuộc hôn nhân mới sẽ dễ đi vào vết xe đổ trước kia cũng chỉ vì hấp tấp, vội vàng và thiếu suy xét.

Người trẻ ào ạt “ly hôn xanh”
Khi quyết định yêu và kết hôn, người trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

“Không hẳn mọi đám cưới bắt nguồn từ những cuộc tình vội vã đều kết thúc tại tòa án. Nhưng không hiếm cặp vợ chồng trẻ chỉ thời gian ngắn chung sống đã vội đưa nhau ra tòa để lại sự hối hận. Điều này rơi vào những cặp đôi chóng vánh tìm hiểu, yêu đương, khi về sống với nhau không như ý muốn. Bởi không tìm hiểu kỹ được nửa kia của mình và vội vàng chấp nhận, về sống chung bất đồng dễ xảy ra.

Người trẻ hiện đang đang có nhiều nhiều phẩm chất nổi bật, phù hợp với xã hội hiện đại như: cá tính, độc lập, linh hoạt. Chính bởi vậy, khi yêu họ dễ thu hút nhau, nhưng khi về một nhà thì điều ấy lại khiến ai cũng muốn bảo vệ cái tôi của mình bằng mọi giá. Đó là lúc mà các cuộc cãi vã hình thành, là thứ khiến việc ly hôn xảy ra”, chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên nói.

Cũng theo chuyên gia Phạm Thảo Nguyên, nền tảng quan trọng cần có trong hôn nhân là cả quá trình yêu, thấu hiểu, chấp nhận, trách nhiệm với nhau. Giới trẻ cần cho bản thân mình thời gian để biết cách chọn đúng người, đúng thời điểm, thay vì tiếp tục sai lầm lần nữa.

Không có mẫu số chung cho những rạn nứt, nhưng có một kết quả chung là đều có những đứa trẻ bị bỏ rơi lại giữa cuộc chiến của người lớn, là những cá nhân với tổn thương nhất định từ tình yêu mà mình ảo vọng…

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh các tỉnh, có nơi kéo dài 17 ngày

0

Nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của học sinh, kéo dài 9 – 17 ngày.

Theo báo Vietnamnet, Kon Tum là tỉnh được nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Tính đến thời điểm hiện tại, Kon Tum là nơi cho học sinh nghỉ Tết dài ngày nhất cả nước. Lịch nghỉ Tết của học sinh tỉnh này bắt đầu từ 24/1/2025 (tức ngày 25 tháng Chạp) đến hết 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng). Do ngày 7/2 là thứ 6, học sinh tỉnh này được nghỉ thêm hai ngày cuối tuần. Như vậy, học sinh Kon Tum được nghỉ Tết Nguyên đán tổng cộng 17 ngày.

Trong khi đó, các tỉnh, thành cho học sinh nghỉ ít nhất với 9 ngày bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương… Những địa phương còn lại cho học sinh nghỉ 11-14 ngày.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của học sinh các tỉnh, thành trên cả nước như sau:

Về tình hình thời tiết Tết Nguyên đán, báo VTV đưa tin: “Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 dự báo sẽ rét hơn”

Theo đó, Giai đoạn cuối tháng 1, đầu tháng 2, ở miền Bắc vẫn chịu tác động của các đợt không khí lạnh. Dự báo trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ có khoảng 2 đợt không khí lạnh tràn xuống, khiến trời rét. Khả năng trời sẽ rét hơn Tết năm 2024 nhưng so với trung bình nhiều năm thì sẽ không quá rét. Nền nhiệt cao nhất ban ngày 20-23 độ C, đan xen có những khoảng nắng ấm. Rét rõ nhất về đêm và sáng, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11-16 độ C, một số nơi vùng núi cao có thể xuống thấp hơn 10 độ C.

Các đợt không khí lạnh tràn xuống miền Trung, kết hợp địa hình dãy Trường Sơn sẽ duy trì mưa trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ mưa kéo dài, tuy nhiên mưa đơn thuần của không khí lạnh nên ít có khả năng mưa lớn, chủ yếu mưa rào nhẹ. Khu vực Thanh Hoá – Thừa Thiên Huế trời lạnh, nhiệt độ cao nhất 21-24 độ C, Đà Nẵng – Bình Thuận nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C.

Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ kỳ nghỉ Tết Âm lịch trạng thái thời tiết sẽ ít mưa, nắng ráo nhưng không quá nóng bởi có không khí lạnh khuếch tán từ phía Bắc xuống. Thậm chí đêm về sáng ở Tây Nguyên trời rét, Nam Bộ se lạnh.

Dự báo nhiệt độ cao nhất trong 9 ngày nghỉ Tết ở Tây Nguyên, Nam Bộ vào khoảng 26-30 độ C.

B::ắ:t kh:ẩn c:ấp cựu tuyển thủ Quốc gia Lê Sỹ Mạnh, nguyên nhân ai cũng bất ngờ …

0

Hôm nay (ngày 2/1), Công an TPHCM cho hay, Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình đã bắt khẩn cấp Lê Sỹ Mạnh (41 tuổi) để điều tra, xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Được biết, Lê Sỹ Mạnh là cựu tuyển thủ quốc gia, từng được triệu tập vào đội tuyển quốc gia dưới thời huấn luyện viên Henrique Calisto.

hanh hung TT1.png
Công an quận Tân Bình bắt khẩn cấp Lê Sỹ Mạnh. Ảnh: Công an cung cấp

Trrước đó, ngày 22/12 tại giải bóng đá phong trào đồng hương Thanh Hoá tổ chức tại một sân bóng nhân tạo ở quận Tân Bình, Lê Sỹ Mạnh đã có phản ứng khi nhận thẻ đỏ (lần lượt là 2 thẻ vàng). Lúc này, Mạnh có phản ứng, có hành vi vung chân đá, dùng tay đấm vào mặt trọng tài Phạm Văn Nguyên.

Sau đó, Lê Sỹ Mạnh có lời xin lỗi trên trang cá nhân.

Cựu tuyển thủ quốc gia Lê Sỹ Mạnh “nổi tiếng” có hành vi côn đồ trong thể thao. Cụ thể, năm 2017 khi làm trợ lý Huấn luyện viên tại CLB Hải Phòng, Mạnh đã đuổi đánh Đặng Văn Lâm khiến thủ môn Việt kiều bị chấn thương ở chân.

hanh hung tt 4.png
Lê Sỹ Mạnh tấn công trọng tài trên sân bóng đá phong trào. Ảnh: Cắt từ clip

Chính vì hành vi này mà Lê Sỹ Mạnh bị CLB Hải Phòng sa thải.

Công an TPHCM khẳng định, sẽ xử lý nghiêm những hành vi xem thường pháp luật, hành xử côn đồ, bắt chấp tính mạng, sức khỏe của người khác chỉ để giải quyết mâu thuẫn nhỏ nhặt phát sinh trong quá trình tham gia giao thông, lễ hội hoặc các giải thi đấu thể thao…

Công an khuyến cáo người dân cần phải thượng tôn pháp luật trong giải quyết các mâu thuẫn; bạo lực chỉ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. Sáng tôi bảo đi muộn thôi khoảng 9h, còn dành thời gian nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho bố mẹ chồng. Tôi trả vợ về nhà ngoại nhờ dạy lại, bố vợ gật gù hứa sẽ dạy bảo lại con gái cẩn thận. Sáng ra tôi t::á:i m::é:t nhìn hình ảnh bố vợ đăng FB. Ông già q:u:á đ:á:ng thật…Đọc tiếp tại bình luận..

0

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. Sáng tôi bảo đi muộn thôi khoảng 9h, còn dành thời gian nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho bố mẹ chồng. Chiều thì xin về sớm từ 4h chiều ấy, còn cơm nước nhà cửa.

Lúc quen nhau thấy vợ cũng ưa nhìn, sống đàng hoàng tử tế, gia đình nhà vợ khá nền nếp có giáo dục nên tôi thầm ưng ý. Thế mà cưới về rồi mới biết là cô ấy ngang bướng thậm chí còn đến mức hỗn hào.

Khi còn độc thân, cô ấy đi làm tung tẩy thế nào là tùy ý. Nhưng đã về làm dâu nhà tôi, trở thành người nhà tôi thì phải nghe theo sự sắp xếp của chồng và bố mẹ. Mẹ tôi bảo cô ấy nghỉ việc ở nhà nội trợ, chờ sinh son rồi sau này chăm con, chăm nhà cửa, phụng dưỡng bố mẹ chồng thì cô ấy nhất quyết không chịu.

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. Sáng tôi bảo đi muộn thôi khoảng 9h, còn dành thời gian nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho bố mẹ chồng. Chiều thì xin về sớm từ 4h chiều ấy, còn cơm nước nhà cửa. Làm ít việc đi cũng được, nhận ít lương thôi cũng chẳng sao. Thế là vợ quay ngược bảo tôi đưa lương cho cho cô ấy giữ thì vợ mới chấp nhận giảm bớt công việc.

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. (Ảnh minh họa)

Từ lúc còn độc thân, tôi đã đưa lương cho mẹ giữ. Bây giờ lấy vợ thì trích ra 1 phần đưa cho cô ấy chi tiêu ăn uống, còn lại vẫn đưa cho mẹ. Vợ đòi hỏi như thế chẳng khác gì vượt quyền mẹ chồng, muốn làm chủ gia đình, ai mà chấp nhận được.

Nhà tôi hay ăn cơm sớm, vợ đi làm về 6h thì mẹ tôi có khi đã nấu nướng xong rồi. Thế là vợ chỉ ăn xong rồi rửa bát, dọn dẹp mà thôi. Mẹ tôi có thêm con dâu mà chẳng nhàn đi được chút nào.

Trách móc thì vợ quay lại cãi: “Tôi không nợ nần gì nhà anh cả, tiền chi tiêu sinh hoạt tôi góp đầy đủ. Vậy hà cớ gì tôi lại phải chịu trách nhiệm nhiều hơn với công việc trong nhà? Chưa nói tôi đàn bà con gái chân yếu tay mềm, anh khỏe mạnh sức dài vai rộng như thế đã thấy làm được gì hơn tôi chưa? Nếu anh thương mẹ thì đáng lẽ anh phải là người xông vào mà làm chứ. Tôi dọn dẹp, giặt giũ mỗi cuối ngày còn chưa đủ mệt hay sao?”.

Càng ngày tôi càng chán cô vợ ngang bướng không biết nghe lời, đã thế còn lười biếng và chẳng chịu nghĩ cho người khác. Cưới nhau nửa năm mà tôi đã hết chịu nổi rồi.

Hôm vừa rồi tôi hỏi cô ấy lần cuối cùng có chịu thay đổi để sống êm ấm hòa hợp hay không, cô ấy kiên quyết lắc đầu. Ngay lập tức tôi thu dọn đồ đạc đưa vợ về nhà bố mẹ đẻ, kể hết cho bố vợ nghe mọi chuyện rồi hỏi ông làm con dâu về nhà chồng như thế có chấp nhận được không.

Vừa cưới nhau nửa năm, tôi cũng chưa muốn ầm ĩ ly hôn. Đưa cô ấy về mục đích để bố mẹ vợ biết con gái mình thế nào mà răn dạy khuyên bảo cho tử tế. Hôm đó từ nhà bố vợ về tôi đi nhậu với bạn đến khuya, say mềm nên lăn ra ngủ chẳng biết gì. Sáng hôm sau vừa mở điện thoại lên, đập vào mắt tôi là những bức ảnh mà bố vợ đăng lên Facebook tối hôm qua. Đọc những dòng chữ ông viết đính kèm mà tôi càng tái mét mặt.

 

Vừa cưới nhau nửa năm, tôi cũng chưa muốn ầm ĩ ly hôn. (Ảnh minh họa)

Ông đăng ảnh cả nhà vợ đi ăn tiệc tưng bừng ở nhà hàng đắt đỏ. Bố mẹ vợ, em gái, em trai vợ tôi và cô ấy nâng ly linh đình như có chuyện gì vui mừng lắm. “Chúc mừng con gái cả thoát được một cục nợ, từ đây con hãy sống thật vui vẻ hạnh phúc, biết yêu thương chính bản thân mình con nhé. Ai thật lòng nghĩ cho con thì hãy ở bên cạnh họ, còn không cứ nhẹ lướt qua như cơn gió thoảng thôi, không cần nặng lòng làm gì”, bố vợ viết.

Rõ ràng bố vợ ám chỉ tôi! Hôm qua ông còn gật gù hứa hẹn với tôi sẽ dạy bảo con gái cẩn thận. Buổi tối đã quay ngoắt thái độ đi ăn mừng, ví tôi như một cục nợ, bỏ được tôi như trút được gánh nặng. Tôi vừa tức giận vừa cay cú gọi điện cho vợ nhưng không thấy cô ấy nghe máy.

Bây giờ tôi phải làm sao? Sang đón vợ về hay là ly hôn luôn cô vợ này để lấy người khác hiền lành ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn?

Từ 2025, cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?

0

Trường hợp nào cảnh sát giao thông được phép dừng xe? Mong được giải đáp cụ thể.

Độc giả Thiên Ý

Luật sư tư vấn:

Luật Giao thông đường bộ 2008 không quy định về các trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát mà giao cho Bộ trưởng Công an quy định chi tiết (hiện nay thực hiện theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ trưởng Công an).

Tuy nhiên, theo Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) đã quy định rõ cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau:

– Trường hợp 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác.

– Trường hợp 2: Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được.

So với quy định hiện hành tại Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định mới chặt chẽ hơn và nêu rõ “chỉ trường hợp phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được vi phạm” thì mới phải dừng xe. Trường hợp không cần dừng phương tiện vẫn kiểm tra, kiểm soát được thì không phải dừng xe.

– Trường hợp 3: Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 32/203/TT-BCA, quy định mới đã bỏ yêu cầu “có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp” và thay vào đó là nội dung ngắn gọn như trên.

– Trường hợp 4: Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Nguồn: https://vnexpress.net/tu-2025-canh-sat-giao-thong-duoc-phep-dung-xe-trong-truong-hop-nao-4809457.html

Từ 1/2025, người đi xe máy bị phạt 14 triệu nếu mắc 10 lỗi cơ bản dưới đây, không cẩn thận Tết này “trắng tay” khi ra đường …

0

Mức phạt vi phạm hành chính với người điều khiển xe máy từ 2025 cao nhất có thể lên tới 14 triệu đồng với các lỗi sau.

Từ 2025, người đi xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng với nhiều lỗiNgười điều khiển xe máy có thể bị phạt đến 14 triệu đồng từ 2025. Ảnh minh họa: Thế Du
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1.1.2025 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (xe máy) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

Vi phạm quy định sau mà gây tai nạn giao thông:

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau.

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.

Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông.

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe.

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe.

Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

Quay đầu xe trong hầm đường bộ.

 

Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính.

Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến.

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.