Home Blog Page 919

Năm 2024: Đất không có giấy tờ, người dân được phép xây nhà ở mà không lo bị ph-á?

0

Căn cứ Điều 89 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020) quy định trường hợp nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như sau:

Trường hợp xây nhà phải xin được cấp phép

(1) Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật xây dựng 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).

Empty

(2) Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công trình

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Như vậy, ngoài các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nêu trên, thì các trường hợp xây dựng nhà ở đều phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

Đất không có giấy tờ, người dân có được phép xây nhà không?

Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng gồm:

Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013; Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013; và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện; để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có Giấy chứng nhận, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp thì được phép sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận để đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Empty

Tóm lại, theo quy định trên, khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất vẫn có thể xin giấy phép xây dựng nhà nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

Do đó, đất không có giấy tờ, vẫn có thể được xây dựng nếu đáp ứng được điều kiện nêu trên.

Điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ khi đất không có giấy tờ

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, mặc dù đất không có giấy tờ và thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng vẫn được phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện sau đây:

(1) Phù hợp với mục đích sử dụng đất (chỉ được xây dựng nhà ở đất trên đất ở, hay còn gọi là đất thổ cư).

(2) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

(3) Phù hợp với quy hoạch xây dựng.

(4) Không vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (bảo đảm khoảng lùi).

(5) Bảo đảm về mật độ xây dựng.

Trộn bột giặt với nước bia thừa, công dụng bất ngờ, tiết kiệm tiền và nhà ai cũng cần

0

Có bia thừa hay bia hết hạn bạn mang trộn với bột giặt và làm theo cách này công dụng cực bất ngờ

Bia ngoài công dụng là đồ uống thì chúng được dùng trong rất nhiều sinh hoạt hàng ngày từ tưới cây chăm sóc cây, mang đi gội đầu rửa mặt… Bia thừa mà trộn với bột giặt thì khiến bạn bất ngờ nhất là bây giờ khi mà muỗi đang nhiều.

Diệt muỗi là một vấn đề quan trọng trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh và sự phát triển của muỗi hơn bình thường.

bia-thua-bot-giat-diet-muoi

Trộn bia với bột giặt, diệt muỗi

Bạn chỉ cần có các liệu có sẵn trong nhà bếp, gồm: 1 chai bia thừa, 2 muỗng bột giặt, 2 chai nhựa bỏ đi, 1 con dao nhỏ, đường và nước

Bạn cho bia và bột giặt hoặc xà phòng trộn với nhau để tan bột giặt. Khuấy đều cho hỗn hợp đều.

Dùng dao cắt chai nhựa thành 2 phần theo tỷ lệ 2/3 – phần phễu ở miệng chai 1 phần và phần đáy 2 phần.

Đổ dung dịch đã hoà tan vào đáy chai và đặt phễu (phần miệng chai) xuống gần sát dung dịch.

Để yên hỗn hợp trong vài ngày.

Mùi bia sẽ hấp dẫn muỗi tới và bậu vào hỗn hợp này và chúng không còn vo ve bên cạnh bạn nữa.

Bạn có thể áp dụng cách đuổi muỗi bằng bia này 1-2 lần/tuần và không còn phải lo sợ muỗi luôn rình rập và gây hại cho gia đình nữa.

Bia có mùi hấp dẫn, hương thơm của nó khiến muỗi dễ sa đà, mắc bẫy. Khi muỗi bị mùi bia hấp dẫn thì chúng sà vào dung dịch rồi bị tiêu diệt bởi ngộ độc xà phòng.  Bạn chỉ cần thực hiện các bước trên một lần và dùng lâu dài.

Với cách diệt muỗi này bạn sẽ tránh phải dùng thuốc xịt hóa chất gây mùi khó chịu và thậm chí có thể khiến bạn ngột ngạt khó thở.

bia-thua-bot-giat-quan-ao

Trộn bia và bột giặt để làm sạch quần áo

Bia và bột giặt giúp làm sạch quần áo, đặc biệt là quần áo bằng vải lụa, vải linen. Những loại quần áo này nếu giặt bằng nguyên bột giặt có thể gây bạc màu nhanh hơn. Do đó bạn pha loãng bột giặt với nước bia rồi ngâm quần áo, sẽ giúp chúng sạch và bia còn giúp giữ màu quần áo tốt hơn.

Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp này để giặt quần áo dễ phai màu như đồ jean. Bia giúp giữ màu quần áo tốt hơn đảm bảo thẩm mỹ cho quần áo

Bia trộn với bột giặt để làm sạch vết bẩn mỡ 

Nếu bếp bị bám dầu mỡ nhiều, hãy dùng hỗn hợp bia và bột giặt sẽ giúp bạn lau sạch hơn. Bột giặt có tính tẩy rửa còn bia có chất làm sạch giúp khử bẩn tốt hơn và còn giúp bạn tạo mùi dễ chịu khử mùi hôi tốt hơn.

Do đó nếu có bia thừa, bia hết hạn đừng vội đổ đi nhé. Bạn có thể trộn cùng bột giặt để làm sạch và bắt muỗi, bắt ruồi. Bia dùng riêng còn có thể làm đẹp da, đẹp tóc, rất hữu ích.

Có quý nhân phù trợ, 3 con giáp vươn lên thoát nghèo, tình duyên rực rỡ, chuẩn bị sức khỏe để ‘gánh’ tiền về

0

Đây là thời điểm vượng vận của 3 con giáp này cả về tình duyên lẫn tiền bạc. Được quý nhân phù trợ nên làm gì cũng gặp nhiều may mắn.

Tuổi Ngọ

Những người tuổi Ngọ bẩm sinh thông minh, không ngoan và can đảm. Họ có tố chất của một nhà lãnh đạo, biết sử dụng, tận dụng những tài nguyên xung quanh mình. Hơn nữa họ lại có tầm nhìn dài hạn nên là một trong những người giỏi phát triển sự nghiệp.

Thời gian gần đây, Ngọ gặp được khá nhiều may mắn trong cuộc sống. Con đường hoan lộ hanh thông nên tài lộc cũng có phần rủng rỉnh. Kể từ năm 2024 trở đi, vận khí của Ngọ được cải thiện hơn nữa. Vậy nên tài vận sẽ vô cùng dồi dào.

Ngọ giống như một ngôi sao may mắn khi mà xung quanh luôn có vô số quý nhân giúp đỡ. Nếu có điều gì đó khiến cho Ngọ khó chịu thì sớm muộn cũng giải thuyết ổn thỏa cả. Vì kiếm được nhiều tiền nên cuộc sống của Ngọ sung túc, hạnh phúc.

Tuổi Mão

Mão là những người trời sinh ra đã mang phúc phí. Họ có mệnh cách phú quý hơn người, được Thần Tài ưu ái. Cuộc đời của họ vì vậy được hưởng nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn hẳn so với những con giáp khác.

Theo dự đoán của tử vi trong năm nay tuổi Mão sẽ còn gặp nhiều điều may mắn hơn nữa. Đối với những người tuổi Mão làm kinh doanh, lộc lá sẽ đến tới tấp. Còn với những người tuổi Mão làm công ăn lương thì khả năng lớn là sẽ được thăng quan, tiến chức. Dự báo lương sẽ còn tăng gấp đôi, gấp ba.

Không chỉ được quý nhân phù trợ, Mão còn được thần tài chiếu cố. Chính vì vậy mà của cải ập đến, làm việc gì cũng hanh thông, tài lộc như ý.

Tuổi Tý

Những người tuổi Tý được biết đến với sự giỏi giang, thông minh, nhanh nhẹn. Trong tất cả mọi việc, Tý đều thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao. Chính vì điều này mà trong công việc Tý luôn được cấp trên quý mến.

Trong tnăm nay, người tuổi Tý có vận trình tươi sáng nhơ có cát tinh xuất hiện. Nhờ vậy mà tài lộc khởi sắc rực rỡ. Không chỉ vậy, người tuổi Tý còn có quý nhân phù trợ, lúc nào cũng sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Tình hình tài chính cũng vô cùng khả quan.

Không chỉ giúp đỡ Tý trong công việc, quý nhân cũng đến giúp đỡ Tý trong cuộc sống. Có những chuyện tưởng như phức tạp thì lại được giải quyết nhanh chóng và đơn giản đến bất ngờ. Tháng này đào hoa khá vượng nên nếu Tý còn độc thân thì cũng có thể tìm kiếm thấy nửa kia của mình.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Bảo quản giò chả bằng ngăn mát tủ lạnh chưa đủ: Làm thêm 1 bước, để bao lâu vẫn tươi nguyên, không mốc hỏng

0

Mách bạn cách bảo quản giò lụa đúng cách, để được lâu vẫn giữ nguyên vị.

Cách bảo quản giò lụa

Để bảo quàn giò lụa, bạn nên dùng túi zip hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín giò lụa lại, còn nếu chưa dùng đến thì bạn giữ nguyên trạng bao bì, cho vào ngăn mát ở nhiệt độ 5 – 8 độ C.

Với cách bảo quản này bạn có thể dùng giò lụa đang cắt dở trong vòng 1 – 3 ngày. Giò lụa còn nguyên bao bì thì có thể giữ ở ngăn mát trong vòng 6 ngày. Tuy nhiên bạn vẫn nên xem kỹ các thông tin về hạn dùng và cách bảo quản cụ thể được nhà sản xuất in trên bao bì nhé.

Nếu các gia đình cần dùng ngay, có thể rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Lưu ý không để nước ngấm vào giò.

Muốn bảo quản giò chả được lâu hơn, bạn có thể luộc lại.

Riêng giò tai, giò xào không luộc lại được do vậy cần biết cách làm lại giò. Cho giò và 1 ít nước vào nồi đun lại, để nguội, đổ vào khuôn và ép chặt lại. Đợi giò cứng chắc, tháo ra là dùng được, bảo quản tiếp trong tủ lạnh.

Theo nguyên tắc, giò, chả sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp mua quá nhiều, có thể bảo quản ngăn đá khoảng 10 ngày.

Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.

Để ngăn ngừa các loại vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống xâm nhập làm giò lụa nhanh hư thì bạn nên cho giò lụa vào một ngăn riêng, để xa đồ ăn tươi sống và nặng mùi.

Không để giò lụa tại các vị trí gần sát cửa tủ lạnh, vì nơi này thường có mức nhiệt độ không ổn định dễ làm giò lụa bị hư.

Bảo quản khi không có tủ lạnh

Trong trường hợp không có tủ lạnh và thời tiết tương đối mát mẻ bạn có thể để giò lụa ở điều kiện thường, nơi khô ráo, thoáng mát và tránh bọc quá kín giò lụa. Nếu trời nắng oi thì bạn nên trang bị một thùng nước đá, bọc kỹ giò lụa và cho vào thùng đá để bảo quản.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị 1 cái nồi hoặc thau inox rồi xếp giò lụa vào đậy vung lại, đặt trong chậu nước lạnh, độ mát của nước sẽ giúp duy trì hương vị và bảo quản giò trong khoảng 2 – 3 ngày (loại chưa bị cắt dở).

Tuy nhiên bảo quản giò lụa không có tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ không lâu. Giò lụa sau khi hấp chín, rửa sạch lớp vỏ bên ngoài rồi ép hết nước trong vỏ lá ra thì treo nơi khô thoáng dùng được trong 3 – 5 ngày. Còn nếu bạn đã cắt ra thì tốt nhất vẫn nên dùng trong ngày.

Lưu ý

Các gia đình chỉ nên mua số lượng vừa đủ ăn, tránh giò chả dư thừa nhiều, bảo quản không đúng cách dẫn đến ôi thiu rất lãng phí.

Không nên có tâm lý “tiếc của”. Khi giò đã có hiện tượng lạ (có mùi, nhớt, nấm mốc) phải vứt đi ngay. Vì khi ăn giò chả đã bị ôi, thiu hoặc mốc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ năm 2024

0

Người dân có thể sang tên xe máy không cần chủ cũ tương tự các bước theo thủ tục “sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân”.

Hạn làm nhà mấy năm thì hết? Hạn làm nhà có hóa giải được không?

0

90% chúng ta đều tin rằng xây nhà mới sẽ không tránh khỏi gặp vận đen, xui xẻo. Đó là hạn làm nhà. Nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng có thể dẫn đến gãy tay, gãy chân thậm chí là mất mạng. Vậy hạn làm nhà là gì? Tại sao xây nhà lại thường gặp hạn? Hạn làm nhà mấy năm thì hết? Nếu bạn cũng đang có ý định xây nhà mới thì đừng bỏ qua bài viết này.
Hạn xây nhà là gì?
han-lam-nha-la-gi

Hạn làm nhà hiểu một cách đơn giản là trong hoặc sau khi xây nhà, gia chủ hoặc những người thân trong gia đình gặp phải những bất chắc, xui xẻo, rủi ro. Có thể là công việc làm ăn không thuận buồm xuôi gió, tình cảm vợ chồng đứt gánh. Hoặc bệnh tật liên miên, thậm chí cũng có trường hợp mất mạng…

Chẳng biết chỉ là trùng hợp, thế nhưng cũng có nhiều trường hợp “sợ điếng người”.

Tại sao lại gặp hạn khi làm nhà?
Làm nhà trên đất của chủ cũ mà chưa “xin phép”
Chủ cũ ở đây có thể là Thành hoàng làng – người chủ đất đầu tiên. Đó là người đi khai hoang mở cõi, rồi chia đất cho dân làng. Về sau khi người đó mất, dân làng nhớ công ơn lập đền thờ, phong làm Thành Hoàng làng, được thờ cúng. Thành Hoàng Làng sẽ coi sóc toàn bộ đất làng.

Chủ cũ cũng có thể là ông bà tổ tiên – những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi mất đi, gia đình chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại để cai quản khu đất như đang còn sống.

Trường hợp nữa là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất ở. Mà bản thân người mua đất lại không hề biết điều đó.

lam-nha-chua-xin-phep

Ở các trường hợp này có thể lý giải: ít nhiều gia chủ đã xâm phạm đến người đã khuất – chủ cũ của mảnh đất. Giống như nhà mình đang ở mà ngang nhiên bị phá hoại bởi kẻ khác mà chưa có sự xin phép.

Đặc biệt với trường hợp mua đất trên khu nghĩa địa. Nếu công tác “giải phóng mặt bằng” không được tiến hành ổn thỏa thì người sống khó mà yên lòng.

Chính vì thế mà những người “chủ cũ” này có thể gây khó dễ cho thành viên trong gia đình. Đặc biệt là chủ nhà. Nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng.

Hạn làm nhà do không hợp tuổi
Đây là lý do phổ biến hơn cả dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phong thủy, khi làm nhà sẽ xem tuổi và bản mệnh của gia chủ. Nếu năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc thì sẽ dừng ý định làm nhà lại. Còn nếu cố tình làm, rất có thể khiến cả nhà gặp phải đại hạn.
Do trường năng lượng xung khắc với tiền chủ
Nếu xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa đã san lấp thì âm khí xung quanh nhà nặng nề. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu nhu khi thiết kế nhà ở, âm dương không được cân bằng.

Chưa kể đến tình trạng trường năng lượng của tiền chủ không hợp với chủ nhân với. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn. Đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.
Do không đảm bảo kỹ thuật và an toàn khi làm nhà
Trường hợp nữa nhưng rất ít chủ nhà mạnh dạn thừa nhận. Đó là do chỉ xây nhà dựa trên kinh nghiệm mà không có kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật. Dẫn đến nhà ở không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải rủi ro lớn khi sống trong đó. Thậm chí là bị sập, nứt, hỏng…

lam-nha-khong-dam-bao-ky-thuat

Lại thêm, do xây nhà chủ quan, không chú ý an toàn lao động cho bản thân. Vì thế khó tránh khỏi bị ngã, trượt chân, rơi từ trên xuống… Và trong lúc đang xây nhà gặp phải những rủi ro này thì đều xếp vào hạn do làm nhà.

Thực tế đã có nhiều khách hàng tìm đến  Kiến trúc Tây Hồ  trong tình trạng tương tự. Và rồi, các KTS lại “giải quyết hậu quả”. Và tiền mất, tật mang là điều không tránh khỏi đối với gia chủ.

Hạn làm nhà kéo dài mấy năm?
Vậy hạn làm nhà mấy năm thì hết? Thông thường, hạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm làm nhà.

Để tránh gặp vận hạn, đặc biệt là hạn tuổi làm nhà (Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai), gia chủ sẽ không xây nhà vào thời điểm này. Theo quan niệm của dân gian và phong thủy, nếu vào thời gian này, gia chủ cố ý xây nhà sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may. Lý do bởi khi xây nhà cần đảm bảo 3 yếu tố: tuổi của gia chủ và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần phân tích các yếu tố: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc. Bạn có thể tham khảo ở tại bài viết:

Phạm tam tai có làm nhà được không? Cách hóa giải thế nào?
Có thể hóa giải được
Hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có thể tránh được hạn làm nhà.

pham-tam-tai-co-lam-nha-duoc-khong

Thứ nhất:  Đối với hạn do tuổi không hợp, gia chủ có thể  mượn tuổi làm nhà . Theo đó, người được mượn tuổi sẽ thay gia chủ động thổ, làm lễ nhập trạch, cúng bái tổ tiên. Sau đó, “bán” lại nhà cho đích chủ. Cách này có thể tránh được điều không may. Lại kịp tiến độ thi công, hoàn thiện.

Thứ hai:  Còn đối với các lý do gặp hạn làm nhà khác như chưa xin phép tiền chủ. gia chủ nên bàn bạc với thầy phong thủy để có hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi xin phép ổn thỏa thì gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.

Thứ ba:  Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc chủ quan, không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp hạn gì cả. Mà lỗi một phần do gia chủ.

Vì thế, đồng quan điểm với nhiều chuyên gia phong thủy, KTS Đoàn Tú cho rằng: Quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần có một đơn vị tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo các hạng mục, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng đều chắc chắn, an toàn.

Hạn làm nhà khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi đang có ý định xây nhà mới. Song, mọi thứ đều có hướng giải quyết. Hi vọng những thông tin  Kiến trúc Tây Hồ  cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho gia chủ.

Bất ngờ vì người Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây tự trồng, càng không đem cho

0

Nếu có dịp đi du lịch hoặc xem nhiều video trên YouTube ghi lại cuộc sống diễn ra ở đất nước mặt trời mọc, để ý thì chúng ta sẽ thấy rằng tại nhiều vùng ngoại ô, người dân sống rất bình yên trong những ngôi nhà có thiết kế tối giản và một khoảng sân vườn rộng lớn.

Tuy nhiên, đến khi những loại cây mà họ trồng bắt đầu vào mùa đơm hoa kết trái, một điều thật kỳ lạ xảy ra là không gia đình nào có ý định thu hoạch để ăn dù chúng thơm ngon đến mấy. Tất cả quả cứ thế treo lủng lẳng trên cành cho đến khi chín nẫu, tự rụng xuống thì thôi. Hoặc nếu không sẽ do chim chóc, côn trùng khắp bốn phương tự kéo đến “đánh chén” hộ.

Việc làm nghe qua tưởng chừng rất khó hiểu này của người Nhật Bản thực tế đều có lý do của nó.

Vì sao người Nhật Bản không ăn trái cây tự trồng?

Vì sao người dân Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây do chính tay họ trồng trong vườn nhà? - Ảnh 3.

Người Nhật thích trồng cây nhưng lại không ăn thành phẩm mình tạo ra. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trở lại lịch sử, toàn nhân loại chắc hẳn vẫn chưa quên cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Vào tháng 8 năm 1945, Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, phá hủy hoàn toàn 2 thành phố này.

Sau đó đến 2011, thảm họa kép gồm trận động đất lớn nhất trong lịch sử và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima liên tiếp xảy ra khiến toàn bộ Nhật Bản ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Vì vậy, cho đến tận ngày nay, nhiều gia đình vẫn sợ đất đai còn bị nhiễm phóng xạ và không dám ăn luôn cả những thực phẩm được nuôi trồng trên đó. Cây cối chỉ có tác dụng để làm cảnh vào tạo bóng mát.

Mặt khác, nếu gia đình nào mua đất xây nhà nhưng lại để thừa quá nhiều diện tích trống sẽ bị đánh thuế rất cao. Và để giảm bớt một khoản phí phải nộp cho Chính phủ, họ quyết định canh tác thành vườn và trồng các loại cây ăn quả.

Tiếp đến, người Nhật vốn rất coi trọng vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, họ gần như không bao giờ ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định và chỉ mua ở siêu thị dù là loại quả chính tay họ trồng. Trong khi đó, việc kiểm định cây trái theo đúng quy định ở đất nước này lại vô cùng gắt gao, phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh được nhiều phiền toái thì họ không bao giờ ăn loại quả mình trồng.

Nhiều người ắt hẳn cũng sẽ thắc mắc nếu vậy thì tại sao họ không thu hoạch rồi đem đi kinh doanh, bán lấy lời? Tuy nhiên, muốn làm việc đó ở Nhật không hề dễ chút nào. Bởi tại đất nước này nếu có ý định buôn bán bất cứ mặt hàng nào đều phải xin giấy phép từ chính phủ chứ không được tự ý đem ra chợ hay treo biển, bày một sạp nhỏ ngay trước cửa nhà như tại Việt Nam.

Ngoài ra, vì bản thân các gia đình trồng cây còn chẳng dám ăn chính loại quả do mình trồng họ cũng rất e ngại và không có ý định biếu, tặng chúng cho hàng xóm. Ngay cả khi bạn chủ động đến xin, khả năng cao là sẽ bị chủ nhà từ chối. Tuy nhiên, nếu dại dột mà nảy ra ý tưởng tự ý lấy hoa quả của họ thì sẽ bị cảnh sát bắt và quy vào tội trộm cắp.

Dù trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc nổi tiếng là tiết kiệm, hạn chế sự lãng phí nhưng thực tế họ cũng có những sự lãng phí “có nguyên nhân” như thế.

8 dấu hiệu của người có khả năng sống thọ trên 100 tuổi, có 3/8 điểm thôi cũng rất mừng rồi

0

Sống lâu trăm tuổi chính là ao ước của tất cả mọi người. Để xem mình có may mắn được vậy hay không, hãy để ý xem có 8 dấu hiệu sau không nhé.

Các vết thương rất mau lành

Nếu các vết thương trên cơ thể dễ lành có nghĩa là khả năng đông máu cũng như khả năng diệt khuẩn của bạch cầu rất tốt, cho thấy đề kháng của bạn ổn đinh, hiếm khi bệnh tật.

Ngược lại, nếu da bạn dễ để lại các vết bầm tím hoặc các vết thương dù nhỏ cũng rất lâu để lành lại, hãy đến gặp bác sĩ sớm.

Cân nặng được giữ ở mức ổn định

Theo Đông y, những người thừa cân sẽ thiếu khí, nhiều đờm, âm thấp; những người gầy sẽ thiếu âm, thêm hỏa. Cân nặng được duy trì ở mức ổn định, không thay đổi lên xuống bất thường chính là dấu hiệu để nhận biết một cơ thể khỏe mạnh. Việc tăng hoặc giảm cân đột ngột có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

1

Có một giấc ngủ ngon

Trạng thái ngủ lành mạnh nhất là ít hoặc không mơ sảng, không bị thức dậy vào giữa đêm. Người có giấc ngủ tốt sẽ có nội tạng khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, cơ thể cường tráng. Chất lượng giấc ngủ kém kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Móng tay hồng hào

Màu sắc của móng tay phản ảnh tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng như trạng thái thải độc. Người khỏe mạnh có móng tay hồng hào chứng tỏ máu cũng như lượng canxi, nội tiết vẫn ở mức bình thường.

Bên cạnh đó, móng tay chính là một phần của gan. Sức khỏe của móng tay cũng sẽ phản ứng sức khỏe của lá gan. Nếu móng tay thâm đen, có vạch đen, vàng vọt thì chứng tỏ sức khỏe hoặc gan rất yếu.

Mái tóc bóng mượt

Y học cổ truyền tin rằng “tóc là khí huyết”. Cơ thể càng khỏe mạnh thì lượng máu sẽ được bổ sung nhiều hơn, tóc sẽ được dưỡng ẩm tự nhiên. Ngược lại, khi bị thiếu máu, mái tóc sẽ dễ bạc trắng và gãy rụng, xơ xác.

Không có quá nhiều mỡ thừa ở bụng

Mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn mà còn báo hiệu tình trạng huyết áp cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc tiểu đường,…

Một nghiên cứu của Viện Lão hóa Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ bị béo bụng có nguy cơ tử vong cao hơn 20% so với người bình thường.

Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn quá muộn cũng như thường xuyên tập thể dục để kiểm soát cân nặng cũng như số đo vòng bụng.

Luôn có một tâm trạng vui vẻ, tích cực

Khi tâm trạng của bạn vui vẻ, tích cực cũng là lúc những enzym của cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt hơn và giúp kéo dài tuổi thọ.

Ngược lại, người suốt ngày u sầu, buồn bã thì tinh thần mỏi mệt, chất lượng cuộc sống suy giảm, từ đó cũng dễ sinh bệnh.

2

“Đi ngoài” 1-2 ngày một lần

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa và bài tiết. Táo bón lâu ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nội tiết cũng như khiến tinh thần căng thẳng.

Hãy uống một ly nước vào mỗi buổi sáng để thúc đẩy bài tiết và ngăn ngừa táo bón. Việc này cũng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn.

Một số thói quen rèn luyện tốt cho sức khỏe

Thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài trời

Tạp chí y khoa của Anh “Journal of Epidemiology and Public Health” đã chứng minh được rằng những người thường xuyên vận động, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ không gặp phải tình trạng căng thẳng tinh thần hay các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Thường xuyên nấu ăn tại nhà

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ đại học Cambridge cho thấy những người thường xuyên tự nấu ăn tại nhà có tuổi thọ trung bình cao hơn những người hay ăn ở ngoài. Việc tự nấu ăn sẽ giúp kiểm soát tốt các thành phần và độ tươi ngon của thực phẩm, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Không nên ngồi quá nhiều

Nếu bạn phải ngồi làm việc 8 tiếng/ngày, hãy đứng lên và vận động ít nhất 7,5 phút/ giờ hoặc đi bộ xung quanh văn phòng. Ngồi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống cũng như các dây thần kinh ở cổ.

Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài

Bạn nên duy trì thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15-20 phút ngay cả trong mùa đông hoặc những ngày nhiều mây. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng có thể làm giảm tỷ lệ mặc ung thư da đến 50% và góp phần làm chậm quá trình lão hóa.

Tập thể dục mỗi tuần

Các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập các bài như nâng tạ, chống đẩy ít nhất 2 lần/tuần đề giúp trái tim khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mặc bệnh tiểu đường.

Làm hành muối ngày Tết chỉ cần làm theo cách này hành muối trắng giòn ăn không bị hăng, không thâm đen

0

Một lọ dưa hành muối sẽ giúp cân bằng vị, chống ngấy trong mâm cỗ nhiều thịt mỡ, bánh chưng ngày Tết. Dưới đây là công thức làm hành muối đúng chuẩn cho ngày Tết

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

hanh-muosi-3

– Hành củ: 1kg

– Nước mắm: 1 bát

– Đường: 4 muỗng

– Giấm: 1 bát

– Muối: 2 muỗng

– Ớt: 2 quả

– Nước vo gạo

2. Quy trình muối hành ngon cho ngày Tết

hanh-muosi-2

Bước 1: Làm giảm độ hăng của hành 

Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm. Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, ngâm qua nước muối, sẽ khử được mùi hăng và làm hành giòn ngon hơn, trắng hơn. Sau đó, đổ hành ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Làm nước muối hành

Bạn pha hỗn hợp nước mắm để muối hành như sau: 1 bát nước mắm,  4 muỗng đường, 1 bát giấm và 1,5 bát nước vào rồi  khuấy đều cho tan đường. Sau khi tan đường, bạn cho hỗn hợp này vào một chiếc nồi nhỏ và đun sôi, sau đó để nguội.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ đựng

Hũ đựng hành muối bạn đem rửa sạch rồi lau kỹ cho thật khô ráo. Tránh để hũ còn đọng nước lã, bởi chúng sẽ khiến hành dễ bị nổi váng, ủng và không được ngon.

Bước 4: Muối hành

hanh-muosi-4

 

Đổ toàn bộ hành củ vào hũ. Sau đó, đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào đầy hũ sao cho hành được ngập trong nước.

Dùng nắp đậy kín hũ muối hành lại và bảo quản ở nơi thoáng mát, lưu ý là phải ngập toàn bộ hành bằng vật nặng nén xuống. Với loại hành hơi non, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn. Bạn có thể ăn ghém hành muối hoặc dùng làm gia vị cho món ăn khác. Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa hành, tránh khuấy trộn nhiều dễ tạo lớp màng trắng, sẽ không bảo quản được lâu.

3. Bí kíp muối dưa hành thành công

hanh-muosi-1

– Bạn cần phải chú ý ngay từ khâu chọn hành. Nên chọn những củ nhỏ, vừa ăn. Không nên chọn những của quá to vì như vậy hành sẽ lâu chín. Nên chọn hành tươi để muối.

– Khi cắt rễ, bạn nên khéo tay không cắt sâu vào trong thân hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.

– Bạn nên chọn mua loại giấm gạo ngon, tránh sử dụng các loại giấm nhân tạo, giấm công nghiệp sẽ làm món dưa hành bị chua gắt, không ngon.

– Để muối dưa ngon bạn lưu ý canh lượng muối, đường vừa đủ. Nếu cho không đủ muối dưa sẽ không lên men được. Còn cho dư muối, đường, dưa bị mặn hoặc ngọt quá rất khó ăn.

– Dùng nước ấm muối dưa, dưa sẽ chua nhanh hơn. Bạn cũng có thể đem hũ dưa phơi ngoài nắng dưa sẽ nhanh lên men hơn.

– Để dưa muối không bị nổi bọt trắng trong quá trình lên men, bạn nên tiệt trùng và lau thật khô hủ thủy tinh trước khi muối để dưa muối không bị nổi bọt trắng.

– Nên dùng miếng nhựa chắn dưa muối (hoặc que tre) đè lên để phần hành ngập trong nước muối như vậy hành sẽ được lên men đều.

– Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa ra, tránh khuấy trộn vì dưa sẽ tạo bọt trắng nhanh hỏng.

– Nếu sử dụng không hết bạn có thể để hũ dưa hành muối vào ngăn mát tủ lạnh để giảm tốc độ lên men của dưa hành muối.

Cách làm hành muối như trên thực sự không quá phức tạp, ai cũng có thể làm được để món ăn ngày Tết thêm tròn vị.

3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp các gia đình không nên quên

0

Trong tháng Chạp là tháng cuối cùng của một năm, các gia đình không nên quên 3 lễ cúng quan trọng dưới đây. 3 lễ cúng quan trọng này sửa soạn tươm tất cũng giúp cho gia đình bước vào một năm mới nhiều vui vẻ.

Vì sao gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch của người Trung Quốc xưa được gọi là Lạp, thế nên tháng này còn được gọi là Lạp nguyệt (nguyệt nghĩa là tháng). Khi nhắc tới chữ “lạp” tức là nói tới việc đi “lạp mả”, thăm nom, sửa dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Trong tiếng Hán, “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên, nghĩa này cũng liên quan đến tập tục kể trên.

Văn hóa Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng qua lại với Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt cúng bái, nên dần dần có từ “giỗ chạp”. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn tết thì phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc.

Một cách lý giải khác: Chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Tháng cuối năm là thời gian người ta tích trữ các loại thực phẩm để đối phó với mùa đông rét mướt, và cũng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Trong đó, thịt là loại thực phẩm quý giá, quan trọng.

Chữ “lạp” trong “lạp xường” (hay lạp xưởng, tùy cách đọc) cũng mang nghĩa này. Trong đó. “xưởng” hay “xường” có nghĩa là ruột (âm hán Việt là “trường”).

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy mình có nhiều thành tựu.

Về mặt tâm linh, tháng Chạp cũng là tháng có nhiều lễ nhất. Ngoài việc thắp hương vào mùng 1, ngày rằm như các tháng khác, các gia đình còn có lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, lễ cúng tất niên vào chiều 30 Tết và lễ cúng Giao thừa vào khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ, đầu tiên của năm mới.

Cúng Rằm tháng Chạp

Đây là lễ cúng quan trọng đầu tiên trong tháng Chạp. Giống như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Rằm tháng Chạp, các gia đình thường cúng lễ mặn. Trong mâm cúng thường có các món ăn truyền thống như gà trống luộc, măng miến, canh măng… Mâm quả nhiều gia đình bày thêm phật thủ để dâng lên tổ tiên, ông bà. Cũng có những gia đình khi cúng Rằm tháng Chạp hóa thêm cho các cụ những bộ đồ mã với ngụ ý Tết đến mua quần áo mới biếu các cụ.

Các chuyên gia phong thủy khuyên, các gia đình lưu ý khi bày lễ, đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính mà để ở hai bên. Và cỗ cúng mặn hay chay nên đặt ở cái bàn con bên dưới.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

 

TS Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho biết, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân đặt ở phòng bếp thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có, gia đình thắp hương ở ban thờ gia tiên.

Những đồ lễ mà các gia đình đều sắm cho ông Công, ông Táo là mũ, hia, tiền vàng…và không quên 3 con cá chép. “Tuy nhiên, sắm lễ ra sao quan trọng nhất vẫn là thành kính, không phải làm cho có lệ. Không phải cứ lễ to theo kiểu chơi trội là mang lại phúc đức, may mắn cho mình. Lòng thành là quan trọng nhất. Xưa các cụ vẫn có câu “lòng thành thắp một nén nhang” – TS Vũ Thế Khanh cho hay.

Sau khi bày biện đồ lễ, gia chủ thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn thì lễ tạ. Xong xuôi các công đoạn đó, đồ vàng mã được đem đốt, cá chép được thả ra ao, hồ… để cá chở ông Táo lên chầu trời. Mọi gia đình cũng bắt đầu từ sau ngày cúng ông Công ông Táo là dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, trang trí Tết.

Lễ cúng Tất Niên

Lễ cúng Tất niên thường được tổ chức vào chiều 30 Tết như để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào những ngày năm mới. Tuy nhiên, với cuộc sống tất bật hiện nay, nhiều gia đình vì điều kiện mà thường tổ chức trước đó một hai ngày.

Mâm cơm cúng Tất niên thường được các gia đình làm rất thịnh soạn. Gia chủ sẽ mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất về ăn Tết cùng với con cháu. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng Tất niên cũng có những đặc trưng riêng. Chẳng hạn, ở miền Bắc hay có bánh trưng, giò, canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, giò xào…; miền Trung hay có bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm…; miền Nam hay có canh măng, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu… Ngoài ra, lễ cúng còn có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, đèn nến…

Tục xưa vẫn rất coi trọng bữa cơm tất niên chiều 30 Tết. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ và nếu gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”.

Ngoài ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ và mời ông Công Ông Táo trở lại trần gian để tiếp tục công việc của mình là coi sóc bếp lửa cho các gia đình nơi trần thế. Sau bữa cơm tất niên, các thành viên trong gia đình chuẩn bị làm lễ cúng giao thừa đón chào một năm mới.