Home Blog Page 9

Lấy chồng năm 22 tuổi – khi mà bạn bè đang hớn hở bước vào đời, lăn lộn tìm công việc kiếm tiền này kia, thì tôi d:ại d:ột lên xe hoa sớm. Tưởng mình là Lọ Lem số hên gặp được hoàng tử, tôi đã nghĩ đến viễn cảnh cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên chồng con. Thế nhưng vừa bước chân vào nhà chồng được ít lâu, tôi đã hiểu vì sao mình lại xuất hiện ở đó. Ông nội chồng ốm nặng, chân teo liệt phải ngồi xe lăn, không còn khả năng chăm sóc bản thân nữa nên lúc nào cũng phải có người túc trực bên cạnh. Mẹ chồng tôi tiếc tiền thuê giúp việc chăm ông cụ, thế là bà xúi con trai rước về một đứa con dâu n:hà q:uê để làm ô si:n miễn phí. Chồng không cho tôi đi làm, không muốn thuê giúp việc, lý do vì anh không tin tưởng người ngoài. Thế là hơn chục năm qua tôi chỉ ở nhà dọn dẹp nấu nướng, đ:ẻ con, nuôi con và chăm ông nội chồng. Từ một cô gái xinh đẹp giỏi giang, tôi biến thành bà nội trợ đầu tóc bù xù, ăn mặc lôi thôi, thiếu ngủ, mệt mỏi và già thêm cả chục tuổi. Tôi cứ nhẫn nhịn và chăm sóc ông cụ chu đáo cho đến dịp gần đây tôi phát hiện mẹ chồng định “đá” tôi khỏi nhà họ ra đi tay trắng vì hết giá trị lợi dụng. Ngày l:y h:ôn cuối cùng cũng đến, tưởng ngậm ngùi xách vali về nhà mẹ đẻ trong ê chề không ngờ 1 nhân vật xuất hiện, mẹ chồng tôi lúc ấy mới hiểu đến phút chót mới biết mình thua thảm hại như thế nào…

0

Bố chồng chị ở nước ngoài đột ngột trở về, gọi họp gia đình để công bố bản di chúc bí mật.

Trong cuộc đời mỗi người đều có vô vàn sự lựa chọn. Có những thứ chúng ta chủ động quyết định được, nhưng cũng có nhiều việc khó xử khiến chúng ta rơi vào cảnh không còn sự lựa chọn nào khác. Giống như câu chuyện bi kịch của chị gái tôi vậy.

Chị Quyên lấy chồng năm 22 tuổi. Bạn bè vừa ra trường xong thì hớn hở bước vào đời, lăn lộn tìm công việc kiếm tiền này kia, còn chị tôi dại dột lên xe hoa sớm. Hậu quả của sự vội vàng ấy là nỗi ân hận kéo dài tận 12 năm trời, mãi đến bây giờ chị tôi mới được giải thoát.

Chồng chị Quyên là bạn cùng lớp đại học, một công tử nhà giàu có ngoại hình bắt mắt. Hồi xưa chị tôi thích anh rể không phải vì ham vật chất đâu, mà lúc ấy anh rể đối xử với chị rất tốt, quan tâm từng tí một khiến chị tôi xiêu lòng. Chị tôi học giỏi nên làm lớp trưởng, anh rể thì lông bông lười vô cùng. Anh suốt ngày nhắn tin xin xỏ chị Quyên cái nọ cái kia, mua quà nịnh nọt chị để được tính điểm chuyên cần, nhờ chị hướng dẫn học thi. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chị tôi dần thích cậu bạn cùng lớp và ra trường thì lấy chồng đẻ con luôn.

Gia đình anh rể tuy giàu nhưng không chê bai chị Quyên bất kỳ điều gì cả. Lúc anh rể về quê tôi để hỏi cưới, mẹ tôi đã rất ngại không muốn nhận sính lễ vì gia cảnh chúng tôi kém hơn hẳn người ta. Nhưng rồi anh rể khéo léo thuyết phục khiến nhà tôi quên chuyện môn đăng hộ đối, vui vẻ chuẩn bị mọi thứ để gả chị Quyên đi.

Tưởng mình là Lọ Lem số hên gặp được hoàng tử, chị tôi đã nghĩ đến viễn cảnh cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên chồng con. Thế nhưng vừa bước chân vào nhà chồng được ít lâu, chị tôi đã hiểu vì sao mình lại xuất hiện ở đó.

Tất cả là âm mưu của mẹ chồng chị. Bà ấy ra nước ngoài định cư cùng con gái (chính là em chồng của chị Quyên) đã lâu nên lúc chị Quyên về làm dâu chỉ có bố chồng và ông nội chồng ở cùng mà thôi. Tuy nhiên lúc yêu nhau chị Quyên không phát hiện ra ông nội chồng ốm nặng, chân teo liệt phải ngồi xe lăn. Ông không còn khả năng chăm sóc bản thân nữa nên lúc nào cũng phải có người túc trực bên cạnh. Mẹ chồng chị Quyên tiếc tiền thuê giúp việc chăm ông cụ, thế là bà xúi con trai rước về một đứa con dâu để làm ô sin miễn phí.

Chị tôi xuất thân bình thường, không có gia thế quyền lực chống lưng nên rất phù hợp với ý đồ của mẹ chồng. Bà ấy ghét bị chôn chân một chỗ chăm sóc ông cụ bệnh tật nên kiếm cớ theo con gái ra nước ngoài bằng được. Chẳng hiểu sao bà ấy thao túng cả nhà chồng mà không ai ý kiến gì mới lạ.

 

Anh rể đắc ý tưởng ép được chị tôi ly hôn tay trắng, không ngờ phút 89 lại có người giúp chị “lật kèo”- Ảnh 1.

 

Bố chồng chị Quyên bận việc kinh doanh nên hiếm khi ở nhà, vợ con sống cách xa hàng nghìn cây số cũng kệ. Mỗi tháng ông cho con dâu một khoản tiền để quán xuyến nhà cửa, chị tôi buộc phải loanh quanh suốt ngày trong ngôi nhà rộng lớn lạnh lẽo ấy và chẳng được đi đâu.

Anh rể không cho chị tôi đi làm, không muốn thuê giúp việc, lý do vì anh không tin tưởng người ngoài. Thế là hơn chục năm qua chị Quyên chỉ ở nhà dọn dẹp nấu nướng, đẻ con, nuôi con và chăm ông nội chồng. Từ một cô gái xinh đẹp giỏi giang, chị tôi biến thành bà nội trợ đầu tóc bù xù, ăn mặc lôi thôi, thiếu ngủ, mệt mỏi và già thêm cả chục tuổi.

Rồi điều gì đến cũng phải đến. Sau khi lừa được chị tôi về làm ô sin thì anh rể tiếp tục lối sống ăn chơi bạt mạng. Nhà có tiền nên anh ấy cứ tiêu pha như ném qua cửa sổ, mặc kệ vợ con nheo nhóc với đủ thứ áp lực. Mấy năm đầu khi sinh đứa thứ nhất xong chị tôi còn cãi cọ với anh rể, nhưng sau đó chị buông xuôi hết. Kể cả phát hiện chồng ngoại tình với 2-3 đứa con gái cùng lúc thì chị cũng mặc. Lần nào qua thăm chị tôi cũng xót ruột, trông chị lầm lũi trong cái nhà ấy như chiếc bóng, không có tí sức sống và niềm vui nào.

2 tháng trước chị Quyên tâm sự với tôi rằng chồng chị đã nộp đơn ly hôn lên tòa. Anh ta ngoại tình nhiều đến mức chị tôi không đếm nổi, vài cô tiểu tam còn lớn gan đến tận nhà khiêu khích chị tôi cơ. Chị tôi toàn nhắm mắt bỏ qua, vậy mà anh rể còn bạc nghĩa đến mức muốn bỏ chị.

Ông nội chồng chị nằm một chỗ không đi lại được nhưng vẫn rất tỉnh táo. Ông biết hết mọi chuyện thằng cháu trời đánh gây ra, thế nên từ chỗ ghét cháu dâu thì bây giờ ông quay sang thương xót chị Quyên vô cùng. Tuy không giúp gì được cho chị nhưng ngày nào ông cũng an ủi cháu dâu với các chắt, đối xử với chị rất nhẹ nhàng, thậm chí còn dấm dúi cho mẹ con chị tiền riêng.

Chị tôi cứ nhẫn nhịn và chăm sóc ông cụ chu đáo hơn chục năm trời. Cho đến dịp gần đây khi mẹ chồng và em chồng về nước, chị mới vô tình phát hiện ra sự thật đáng sợ về họ. Trong lúc ngồi ở nhà vệ sinh, chị nghe lỏm được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng ở phòng bên cạnh. Tường cách âm kém nên chị nghe rõ mồn một từng lời bà ấy nói.

– Con Quyên nó quê mùa ngốc nghếch, giờ nó cũng già xấu rồi, giữ lại cũng chả ích lợi gì. Con cứ dúi tiền cho luật sư bảo đẩy nhanh thủ tục ly hôn lên, không được cho nó một xu nào cả, 2 đứa cháu để lại nhà mình nuôi. Đợi vài tháng nữa tình hình êm đẹp tí thì mẹ làm đám cưới cho con với Tú Anh sau. Đàn bà hết hạn thì bỏ, chứ đàn ông lấy nhiều vợ cũng chả sao. Mà hình như cái Tú Anh chửa con trai hả, thế thì càng phải rước nó về làm dâu sớm đi, tài sản mẹ để lại cho cháu trai chứ cháu gái chả được tích sự gì. Chúng nó lớn thì kiếm nhà nào đấy gả đi cho nhẹ nợ.

Chị tôi sốc không thở được, hóa ra mẹ con anh rể bày mưu với nhau để đuổi bằng được chị ra đường! Sau 12 năm vắt kiệt sức lực chị tôi như con hầu thì giờ họ cạn tàu ráo máng như vậy đấy. Chị tôi bị dồn vào đường cùng nhưng chẳng biết làm sao, cơ bản vì chị ở nhà quá lâu, không có nghề nghiệp gì và cũng chẳng có điểm tựa vững chắc để đấu lại bên chồng, thế nên bây giờ chị có nguy cơ phải ly hôn tay trắng.

Cơ mà đời ai biết trước chữ ngờ. Người tốt ắt sẽ được phúc phần trời cho, đúng lúc mâu thuẫn giữa chị Quyên với nhà chồng đang gay gắt nhất thì bố chồng chị trở về sau chuyến công tác nước ngoài dài hạn. Trong buổi họp gia đình quan trọng, bố chồng chị lấy ra một bản di chúc do ông cụ bí mật lập ra gần đây.

Trước kia ông cụ từng lập bản di chúc khác không có tên chị Quyên, nên anh rể và mẹ chồng chị mới tự tin rằng chị sẽ phải ra đi tay trắng. Thế nhưng sau nhiều năm được chị tôi chăm sóc tận tình, ông nhận ra chị là một người tốt bụng tử tế, còn cháu trai với con dâu cùng một phường tệ bạc như nhau. Ông nội và bố chồng chị Quyên đã âm thầm sửa lại di chúc, đến thời điểm thích hợp mới đứng ra bảo vệ mẹ con chị, tuyên bố cháu dâu với 2 chắt được hưởng 60% tài sản bao gồm căn biệt thự đang sống, vài mảnh đất rải rác khắp nơi, cổ phần công ty, vàng tiền và một số thứ khác nữa. Dĩ nhiên không phải chị tôi được hưởng không khối tài sản lớn đó, ông cụ cũng đưa ra một số điều kiện khác mà chẳng ai ngoài chị tôi biết cả.

Hơn 10 năm tận tụy hi sinh, cuối cùng chị tôi cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng. Anh rể và mẹ chồng chị tức lắm, đến phút chót họ mới biết mình thua thảm hại như thế nào. Đúng là người xấu không bao giờ có kết cục tốt. Giờ họ chỉ được thừa kế mấy cái xe ô tô cũ mà thôi, riêng anh rể còn bị đuổi khỏi công ty gia đình vì tội có vợ con vẫn đi cặp kè hư hỏng. Chị tôi không cần ly hôn mà vẫn có thể sống một mình thoải mái, còn mẹ chồng chị thì im ỉm ra nước ngoài không thấy liên lạc gì nữa rồi!

Từ nay đi xe muốn vượt phải: Nhớ 5 quy tắc này, nếu không muốn bị CSGT xử phạt tới 12 triệu đồng ….

0

Khi tham gia giao thông dù là xe máy hay ô tô muốn vượt xe hãy nhớ những quy tắc dưới đây nếu không sẽ bị CSGT phạt nặng.

Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi trước khi vượt

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trường hợp xin vượt xe trong khu vự đô thị và khu đông dân cư thì từ 22 giờ đến 05 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Mức phạt lỗi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

– Ô tô bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

–    Xe máy  bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng

Như vậy khi muốn vượt xe người điều khiển phương tiện giao thông cần phải báo bằng đèn tín hiệu với xe đi trước để họ giảm tốc độ và đi vào phía bên phải.
Quy tắc khi muốn vượt xe trên đường không lo bị xử phạt

Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe xin vượt chỉ được vượt khi:

– Chỉ vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.

– Chỉ được phép vượt khi không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.

– Chỉ vượt khi xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Nếu không để ý kỹ xung quanh, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ vướng vào các chướng ngại vật và gây ra tai nạn giao thông

Mức phạt lỗi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông:

– Ô tô bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

–    Xe máy  chịu phạt từ 04 – 05 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 thán

Phải vượt xe về bên trái, trừ vài trường hợp được vượt phải

Theo khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi tiến hành vượt xe phía trước, người điều khiển phương tiện phải vượt về phía bên trái, chỉ riêng những trường hợp sau đây được phép vượt xe lề bên phải, đó là:

– Phát hiện xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

– Khi Xe điện đang chạy giữa đường.

– Khi các loại xe chuyên dụng đang làm việc trên đường mà trong tình huống đó không thể vượt trái được.

Mức phạt lỗi vượt phải trong các trường hợp không được phép

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

–    Xe máy  sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
5 quy tắc vượt phải không lo bị CSGT xử phạt

Chờ xe phía trước giảm tốc độ rồi mới vượt

Để đảm bảo an toàn, xe xin vượt nên chờ xe phía trước giảm tốc độ và đi sát vào phía bên phải rồi vượt.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước có trách nhiệm giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy và chừa đủ chỗ để xe sau có thể chui lọt và không được phép gây trở ngại cho xe xin vượt.

Nếu không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

–    Xe máy  sẽ chịu phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng

Tránh các trường hợp không được phép vượt xe

Nếu có ý định vượt xe, các tài xế cũng cần lưu ý một số trường hợp không được phép vượt xe được quy định tại khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ sau đây:

– Khi trên cầu hẹp có một làn xe.

– Khi có đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.

– Những nơi mà có làn đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

– Khi xuất hiện xe ưu tiên như xe cấp cứu, xe cứu hỏa… đang phát tín hiệu ưu tiên khi làm nhiệm vụ.

– Không vợt khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Không vượt xe khi không đảm bảo các điều kiện được vượt xe.

Nếu cố tình vượt trong các trường hợp trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

–    Xe máy  sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 01 triệu đồng

Trước nay tôi với mẹ chồng không hòa hợp. Hai 2 vợ chồng tích cóp cũng mua được 1 căn chung cư ở trên thành phố. Gần đây tôi nghe được tin căn nhà của mẹ chồng ở quê bỗng nhiên tăng giá vùn vụt vì có khu công nghiệp mới mọc lên bên cạnh. Tôi ngọt nhạt với chồng khuyên mẹ bán nhà lên ở với chúng mình chồng tôi nghe ngay. Cuối tuần, 2 vợ chồng mua 1 đống quà về nịnh mẹ … Ai ng::ờ lúc bà lên ở với vợ chồng tôi thì ..

0

Tôi và mẹ chồng trước nay vốn chẳng mấy hòa thuận. Bà là người phụ nữ sống ở quê cả đời, tính tình nghiêm khắc, nguyên tắc, còn tôi là người thành phố, quen với lối sống hiện đại. Khi về làm dâu, bất đồng giữa hai thế hệ ngày càng lớn khiến mối quan hệ giữa chúng tôi trở nên xa cách. Tuy nhiên, một cơ hội hiếm hoi đã xuất hiện để tôi có thể cải thiện tình hình: căn nhà của mẹ chồng ở quê bất ngờ tăng giá vùn vụt vì có khu công nghiệp mới mọc lên bên cạnh.

Khi nghe tin ấy, lòng tôi như mở cờ. Tôi bắt đầu tính toán và vạch ra một kế hoạch. Nếu mẹ bán nhà, số tiền đó sẽ là một khoản vốn không nhỏ để gia đình chúng tôi cải thiện cuộc sống. Quan trọng hơn, mẹ lên thành phố ở cùng sẽ giúp chồng tôi cảm thấy gần gũi với mẹ hơn, đồng thời tôi cũng có cơ hội xây dựng lại mối quan hệ với bà.

Tôi bàn với chồng, dùng lời lẽ ngọt ngào để khuyên anh:

Anh à, mẹ giờ cũng có tuổi rồi, sống một mình ở quê em thấy không yên tâm. Hay là chúng ta khuyên mẹ bán nhà, lên đây ở với mình cho tiện. Nhà ở quê bây giờ được giá, bán đi mẹ vừa có tiền dưỡng già, lại có chúng ta chăm sóc.

Chồng tôi suy nghĩ một lúc rồi đồng ý ngay, bởi anh vốn rất hiếu thảo. Thế là cuối tuần, vợ chồng tôi lên kế hoạch về quê, mang theo một đống quà cáp, nào là yến sào, sữa ngoại, thuốc bổ, đủ cả. Trên đường về, tôi không ngừng dặn dò chồng:

Anh phải khéo nói nhé, để mẹ cảm thấy đây là quyết định tốt cho bà chứ không phải mình ép.

Đến nhà, mẹ chồng tôi vẫn như thường ngày, vui vẻ đón chúng tôi nhưng trong ánh mắt có vẻ dò xét, như thể bà biết chúng tôi đang có mục đích gì. Sau khi ăn cơm, tôi bắt đầu vào vai con dâu mẫu mực, liên tục hỏi han sức khỏe, rồi đưa ra gợi ý:

Mẹ ơi, dạo này con thấy ở quê mình đất tăng giá ghê quá. Nhà mình mà bán bây giờ chắc được giá cao lắm. Mẹ nghĩ sao nếu bán đi rồi lên thành phố ở với tụi con, mẹ con mình vừa gần gũi, lại tiện chăm sóc nhau?

Mẹ già tiễn con và những cuộc chia ly đột ngột - Tuổi Trẻ Online

Bà cười nhạt, không nói gì. Chồng tôi tiếp lời:

Mẹ ơi, vợ chồng con chỉ muốn mẹ đỡ vất vả. Bà con xóm làng giờ cũng đi hết lên thành phố rồi, mẹ ở quê một mình buồn lắm.

Bà nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi bất ngờ nói:

Được thôi, nhưng mẹ có một điều kiện.

Điều kiện của bà làm tôi giật mình: bà muốn chuyển nhượng toàn bộ số tiền bán nhà vào tài khoản riêng, giữ lại để tự lo liệu cho bản thân. Tôi ban đầu hơi bất ngờ, nhưng nghĩ kỹ thì cũng hợp lý. Quan trọng là bà đồng ý bán nhà và lên thành phố ở cùng. Tôi gật đầu ngay:

Dạ, mẹ cứ quyết định ạ. Chúng con chỉ mong mẹ vui vẻ thôi.

Sau đó, mọi chuyện diễn ra đúng như kế hoạch. Căn nhà được bán nhanh chóng với giá rất cao, mẹ chồng tôi thu về gần 3 tỷ đồng. Bà chuyển lên thành phố, mang theo vài đồ đạc và dọn vào căn chung cư của chúng tôi. Những ngày đầu, tôi tỏ ra rất chu đáo, nấu ăn ngon, chuẩn bị phòng ở cho bà thật tươm tất. Tôi nghĩ với thời gian, bà sẽ cảm nhận được tấm lòng của tôi và mọi hiềm khích trước kia sẽ tan biến.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần, mọi chuyện bắt đầu đi theo hướng mà tôi không ngờ tới.

Bà vẫn giữ thói quen sinh hoạt cũ, từ việc dậy sớm quét dọn, đến nấu những món ăn quê mùa không hợp khẩu vị với gia đình tôi. Không chỉ vậy, bà còn thường xuyên nhắc đến chuyện tiền bạc, kiểu như:

Các con đừng lo cho mẹ quá, mẹ vẫn còn tiền, không cần phiền đến các con.

Ban đầu tôi nghĩ bà chỉ nói vậy để trấn an chúng tôi. Nhưng sau vài lần vô tình nghe được bà gọi điện thoại cho bạn bè, tôi mới biết bà đang âm thầm tìm mua một căn nhà nhỏ ở khu vực ngoại thành, với lý do:

Ở với tụi trẻ không thoải mái. Thôi thì bán nhà, giờ lại mua lại, cũng chẳng thiệt thòi gì.

Nghe đến đó, tôi như chết lặng. Hóa ra, bà chưa bao giờ thật sự muốn ở cùng vợ chồng tôi. Cả sự nhiệt tình và những tính toán của tôi cuối cùng chỉ là công cốc.

Một buổi tối, tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với bà:

Mẹ à, chúng con thật lòng mong mẹ ở cùng để gia đình mình gần gũi hơn. Nhưng nếu mẹ không thoải mái, mẹ cứ nói thật để chúng con tìm cách khác.

Bà thở dài, nói chậm rãi:

Mẹ biết các con có lòng tốt, nhưng mẹ đã quen tự do, không muốn làm phiền ai. Mẹ chỉ nghĩ ở đây một thời gian để thăm các con, rồi sẽ tự lo liệu.

Dù rất buồn, nhưng tôi hiểu rằng có những khoảng cách không thể xóa nhòa, nhất là khi nó đã tồn tại từ lâu. Tôi học được một bài học lớn: dù là gia đình, mỗi người đều có suy nghĩ và sự lựa chọn riêng, không ai có quyền ép buộc hay áp đặt lên người khác.

Kể từ hôm đó, mẹ chồng tôi chuyển sang căn nhà nhỏ mà bà mua, chỉ cách nhà chúng tôi 10km. Mối quan hệ giữa tôi và bà cũng dần được cải thiện. Dù không sống chung, nhưng ít ra chúng tôi đã hiểu và tôn trọng lẫn nhau hơn trước.

Sáng đưa ta::ng bố chồng, chiều mẹ chồng đã vội vã xách túi quần áo trở lại thành phố đi làm, không một giọt nước mắt rơi. 5 người cô bên chồng lao đến ch::ửi ru::ả thậm tệ bà. Tôi là cháu dâu nhưng đứng ra nói thẳng 1 câu khiến họ cứ::ng họ::ng…

0

Dân làng xì xào bàn tán, bảo bà tâm địa sắt đá. Nhưng tôi biết, câu chuyện đằng sau không hề đơn giản như mọi người nghĩ.

Có một chuyện kể ra chắc chẳng ai tin. Bố chồng tôi hưởng dương 52 tuổi, sáng hôm đó mới an táng xong, vậy mà chiều mẹ chồng tôi đã chẳng ngoảnh đầu lại, vội vàng bắt xe khách lên thành phố đi làm.

Đáng nói hơn, trong suốt đám tang, bà không hề rơi một giọt nước mắt nào. Dân làng xì xào bàn tán, bảo bà tâm địa sắt đá. Nhưng tôi biết, câu chuyện đằng sau không hề đơn giản như mọi người nghĩ. Cuộc đời mẹ chồng và bố chồng tôi là chuỗi ngày dài cay đắng và đầy sóng gió. Bố chồng tôi là người vô cùng ích kỷ, chưa bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Tôi vẫn nhớ như in những bữa cơm gia đình, chẳng khác nào một trận chiến. Bữa cơm nào ông cũng mắng mỏ bà, đôi lúc còn “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với bà. Tôi chứng kiến tất cả, uất ức lắm nhưng chẳng dám hé răng.

Cho đến một lần, bố chồng tôi lại giở thói vũ phu, tôi không thể nhịn được nữa liền kéo tay ông lại, nhưng sức ông khỏe hơn, ông vung tay tát tôi, thế là tôi cắn mạnh vào tay ông. Ông đau điếng kêu lên, rồi mới chịu tha cho mẹ chồng tôi.

Tôi nhìn thẳng vào ông và nói: “Ông đánh vợ ông tôi không can thiệp, nhưng ông mà đánh mẹ chồng tôi thì không được!”.

Sau việc hôm đó, cứ tưởng bố chồng tôi sẽ dịu đi đôi chút, nhưng không, ông vẫn chứng nào tật nấy, tối nào cũng la cà quán xá, say khướt mới về. Về đến nhà thì không đập phá đồ đạc, cũng kiếm cớ gây sự chửi mắng mọi người. Chồng tôi bị ông đánh từ bé nên sợ bố, thấy bố phá phách thì chỉ biết trốn vào một góc, sau rồi anh xin làm ở một công trình xa, 1-2 tháng mới về thăm nhà 2-3 ngày.

Trong một lần nhậu say, về khuya, ông bị đột quỵ, ngã ở hàng rào cạnh nhà. Có một người hàng xóm đi làm ca đêm về nhìn thấy, hô hoán thì mọi người mới biết, đưa ông đến bệnh viện, tuy mạng sống giữ lại được nhưng bố chồng tôi bị liệt toàn thân, phải nằm một chỗ.

Sáng đưa tang chồng, chiều mẹ chồng đã vội vã đi làm, không một giọt nước mắt rơi: Sự thật chấn động phía sau sự lạnh lùng ấy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Mẹ chồng tôi đành phải chăm sóc ông, nhưng tính khí ông vẫn chẳng thay đổi, mỗi lần bà đút cơm cho ông đều bị ông mắng mỏ hoặc phun cơm vào người. Mẹ chồng tôi không chịu đựng được nữa mới bàn với chồng tôi, muốn đưa bố chồng vào viện dưỡng lão.

Bà nói: “Mẹ định đưa bố con vào viện dưỡng lão. Con yên tâm, mẹ sẽ đi làm kiếm tiền, tự lo liệu chi phí, không phiền đến các con”.

Tôi hiểu, mẹ chồng tôi đã bị dồn vào đường cùng. Vậy nên tôi vội vàng tìm hiểu, rồi chọn được một viện dưỡng lão giá cả phải chăng.

Nhưng chuyện này đến tai mấy cô em chồng, họ liền kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Tôi lúc đó không kiềm chế được, đứng chắn trước mặt mẹ chồng, quát thẳng vào mặt họ: “Ai thấy mình có hiếu thì đón bố về mà nuôi! Còn nếu để tôi lo thì chỉ có nước đưa vào viện dưỡng lão!”.

Nghe tôi nói vậy, họ im bặt.

Mẹ chồng tôi không muốn tiếp tục sống trong cảnh bị người thân hành hạ, nên đã theo một người quen lên thành phố làm giúp việc.

Mỗi tháng bà đều gửi tiền về cho tôi, bảo tôi đóng tiền viện dưỡng lão cho bố chồng. Tôi bảo bà cứ giữ lấy mà dùng, nhưng bà không chịu, cứ khăng khăng đó là trách nhiệm của bà.

Sau đó, bố chồng tôi lại lên cơn đột quỵ ở viện dưỡng lão, được đưa vào bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Sáng đưa tang chồng, chiều mẹ chồng đã vội vã đi làm, không một giọt nước mắt rơi: Sự thật chấn động phía sau sự lạnh lùng ấy - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tối hôm trước ngày an táng, mẹ chồng tôi mới về nhà. Từ đầu đến cuối, bà không hề rơi một giọt nước mắt.

Cô em chồng thấy vậy bèn nói bóng gió, bảo mẹ chồng tôi nhẫn tâm. Tôi nghe không lọt tai, liền nói với cô ấy: “Muốn khóc thì cứ khóc, đừng có nói xấu người khác! Lúc ông còn sống, có thấy cô ló mặt đến chăm ngày nào đâu, giờ muốn thể hiện điều gì?”.

Sáng hôm đó, sau khi an táng bố chồng xong, mẹ chồng tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa một lát rồi lại khăn gói ra đi. Nhìn bóng lưng bà khuất dần, lòng tôi trào dâng cảm xúc khó tả.

Tôi biết, mẹ chồng tôi đang bắt đầu sống cho chính mình.

Chặng đường bà đã đi qua thật quá đỗi nhọc nhằn. Bà đã chịu đựng bao nhiêu năm tháng tủi nhục vì gia đình này, vì tôi và chồng tôi.

Giờ đây, bà cuối cùng cũng được sống cho chính mình. Tôi mong những ngày tháng sau này của bà sẽ suôn sẻ, bình an và thực sự được hưởng chút niềm vui.

Sự lựa chọn của mẹ chồng tôi tuy khó chấp nhận nhưng cũng thật dễ hiểu. Bởi lẽ, ai cũng có cách sống riêng, có những ước mơ và khát vọng riêng.

Từ ngày s::in::h con xong thì ở nhà b:án hà::ng online. T:iền b:ạc kiếm được không ít hơn chồng, thế nhưng vì ở nhà nên lúc nào cũng mang tiếng ă::n b::á::m. Tôi phát hiện chồng ngo::ạ:::i t::ìn::h cách đây 1 năm. Lúc đầu, tôi nghĩ mình sẽ c::a::m c::hịu. Có điều cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Hôm ấy, khi tôi đang đưa con đi học về thì ngư::ời tì::nh của chồng đến. Cô ta x:::ô::ng vào đ::á:::nh tôi, chỉ vì trước hôm đó con ố::m, tôi nhất quyết không cho chồng đi gặp cô ta. Sau hôm ấy, tôi vừa thư::ơ::ng con vừa thấy mình quá nh::u nh::ư::ợc. Khi phụ nữ đã bị d:;ồn đến chân tường thì có thể nghĩ ra mọi chuyện, tôi không nói chuyện này cho chồng mà dành ra 3 tháng để chuẩn bị cho kế hoạch, đến ngày tôi rời đi cả nhà chồng q:uỳ xuống v::an xin…… Đọc tiếp dưới bình luận

0

Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng phải trả món nợ này rồi.

Tôi vừa ký đơn ly hôn xong mọi người ạ. Cảm giác bây giờ là nhẹ nhõm vô cùng. Những người phụ nữ khác sau khi chia tay thường sẽ đau khổ vì tình. Còn tôi thì chẳng có gì để tiếc thương nữa. Có chăng cũng chỉ là thương cho hai đứa con còn quá bé, chưa biết mình sẽ phải sống mà thiếu vắng tình thương bố mẹ.

Tôi từng là người phụ nữ hiền lành, thậm chí có phần nhu nhược. Chồng tôi làm trưởng phòng kinh doanh của một showroom ô tô. Còn tôi từ ngày sinh con xong thì ở nhà bán hàng online. Tiền bạc kiếm được không ít hơn chồng, thế nhưng vì ở nhà nên lúc nào cũng mang tiếng ăn bám.

Tôi phát hiện chồng ngoại tình cách đây 1 năm. Lúc đầu, tôi nghĩ mình sẽ cam chịu. Nếu làm to ra, vợ chồng bỏ nhau thì con cái chịu thiệt. Chưa kể người ngoài sẽ đánh giá chúng tôi thế nào? Vì vậy, suốt thời gian ấy, tôi ngây ngô làm đủ mọi cách giữ chân chồng. Biết anh sẽ ra ngoài để gặp người tình, tôi vẫn cắn răng nín nhịn.
Làm chính thất vẫn bị đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra cú 'chốt' ngỡ ngàng - Ảnh 1
Cho đến cuối tuần trước, tôi đóng vai nạn nhân, nói mình bị người tình của chồng khủng bố. Tôi muốn ly hôn. Ảnh minh họa: Internet

Có điều cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Hôm ấy, khi tôi đang đưa con đi học về thì người tình của chồng đến. Cô ta xông vào đánh tôi, chỉ vì trước hôm đó con ốm, tôi nhất quyết không cho chồng đi gặp cô ta. Sau hôm ấy, tôi vừa thương con vừa thấy mình quá nhu nhược. Khi phụ nữ đã bị dồn đến chân tường thì có thể nghĩ ra mọi chuyện. Bản thân tôi cũng vậy, tôi đã quyết định sẽ không để cả hai người ấy sống một cách vui vẻ.

Thời gian ấy, tôi bắt đầu tiết kiệm tiền rồi mua một căn hộ, nhờ mẹ đẻ đứng tên. Số còn lại cũng đưa cho bà đứng tên sổ tiết kiệm. Sau đó, tôi lấy tiền của chồng đưa rồi nói đầu tư kinh doanh. Chồng tôi vốn chẳng bao giờ tính toán lãi lỗ, vì thế tôi báo thế nào, anh biết thế ấy.

Trong 3 tháng, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi chuyện. Cho đến cuối tuần trước, tôi đóng vai nạn nhân, nói mình bị người tình của chồng khủng bố. Tôi muốn ly hôn. Tất nhiên là chồng tôi không chấp nhận chuyện này. Có điều tôi đã có mọi chứng cứ, khi tôi dọa sẽ kiện ra tòa. Thấy tôi quá quyết liệt, lại sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp, chồng tôi đồng ý để vợ nuôi con và chấp nhận để lại nhà cho vợ.

Ngay giờ phút này, tôi cảm thẫy rất thanh thản. Cuối cùng thì sau bao ngày tháng nhẫn nhịn chịu đựng, tôi đã có thể bắt chồng phải trả món nợ này rồi….

Cưới vợ được ba năm, tôi luôn cố gắng xây dựng một gia đình hòa thuận, êm ấm. Nhưng từ khi vợ sinh con đầu lòng, mọi chuyện bắt đầu trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi mẹ vợ lên thành phố để chăm con gái ở cữ. Ban đầu, tôi nghĩ mọi thứ sẽ dễ dàng, nhưng sự xuất hiện của bà khiến tôi cảm thấy ng:ột ng:ạt trong chính ngôi nhà của mình. Mẹ vợ vốn kỹ tính, lại luôn tỏ ra là người nắm quyền trong gia đình, từ việc chăm cháu đến cách bài trí nhà cửa. Tôi nhiều lần nhắc khéo bà về quê để bà nội lên phụ giúp, nhưng bà chỉ cười nhạt: -Nhà con gái tôi, tôi ở. Những lời nói đó cứ như những c:ú đ::ấm vào lòng tự tôn của tôi. Đỉnh điểm, trong một phút không kiềm chế được, tôi quyết định đưa bà về quê. Nhưng chỉ một ngày sau, khi đang bận rộn ở cơ quan, tôi nhận được một cuộc gọi từ vợ khiến cả thế giới như sụp đổ dưới chân mình…

0

Tôi thấy mình càng nhẫn nhịn thì mẹ vợ càng làm tới, càng cho bản thân quyền bắt nạt cả nhà con rể.

Ngay từ hồi mới về nhà Thy ra mắt, bố mẹ Thy đã không ưng tôi. Ông bà chỉ có mình Thy nên muốn tìm một chàng rể cùng quê và chịu ở rể. Vì tương lai, khi ông bà già yếu thì vợ chồng Thy sẽ chăm sóc ông bà, tài sản của nhà vợ cũng sẽ chia đều cho cả con rể. Trong khi tôi là con trưởng, lại ở trên thành phố, về quê Thy cũng phải mất 3 tiếng mới đến nơi. Vậy nên bố mẹ Thy phản đối kịch liệt, không cho chúng tôi đến với nhau.

Nhưng lúc đó chúng tôi đang rất yêu nhau và mong ngóng được trở thành người một nhà. Thế nên tôi và Thy quyết định thuê phòng trọ ở thành phố, sống chung với nhau tại đây. Nửa năm sau, Thy mang bầu 2 tháng, chúng tôi lại về quê Thy xin bố mẹ cho kết hôn. Lần này mẹ Thy đành đồng ý nhưng bà không nói với tôi một lời trong suốt lễ ăn hỏi và đám cưới.

Tôi đã biết chặng đường trước mắt sẽ khó khăn, vì nhà vợ hoàn toàn không thích tôi. Song tôi nghĩ chỉ cần mình sống tử tế, có lòng hiếu thảo, đối xử với vợ con tốt thì dần dần bố mẹ vợ cũng sẽ xuôi thôi. Bởi cha mẹ nào bỏ được con cái.

Chúng tôi kết hôn xong thì đưa nhau về sống với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi hiền lành, đối xử với con dâu rất tốt, mọi việc trong nhà cũng yên ổn. Vợ chồng tôi đi làm, tối về đã có bố mẹ tôi lo cơm nước đầy đủ. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho tới khi vợ tôi sinh con.

Vì Thy là con gái một nên khi cô ấy sinh con đầu lòng, 2 bên gia đình đều vui mừng và chăm sóc chu đáo. Mẹ vợ đòi đưa Thy và cháu ngoại về quê để bà chăm sóc ở cữ nhưng tôi không đồng ý. Mẹ tôi còn khỏe, cũng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ (mẹ tôi là y tá về hưu), đây cũng là cháu nội đầu tiên của ông bà. Thy cũng quen cuộc sống ở nhà chồng nên không có ý kiến gì. Vợ chồng tôi thống nhất về nhà nội ở cữ bởi cũng gần bệnh viện, đi lại đỡ vất vả.

Nhưng tôi không ngờ hôm trước đón vợ con từ viện về thì hôm sau, mẹ vợ đã mang theo cả ba lô quần áo tới nhà tôi ở, mục đích chăm con gái ở cữ. Bố mẹ tôi dù thấy bất tiện nhưng cũng chẳng cản được và nghĩ có thông gia hỗ trợ thì cũng đỡ vất vả. Nhưng không hề, mẹ vợ chỉ loanh quanh trong phòng đẻ của vợ tôi và bế cháu chứ chẳng giúp bất cứ việc gì. Lau dọn nhà cửa, đi chợ nấu cơm, giặt giũ quần áo… đều là bố mẹ tôi làm hết.

Không chỉ thế, mẹ vợ còn ghê gớm đến độ sai bảo mẹ tôi như người giúp việc. Nào là: “Bà đi vứt số bỉm bẩn kia đi”, “Bà đã đun nước nóng để tí nữa tắm cho cháu chưa?”, “Gần 11 giờ trưa rồi mà còn chưa có cơm cho cái Thy ăn à? Thế thì lấy đâu ra sữa”… Tôi nghe mà nóng hết cả mặt, những việc đó mẹ vợ có thể làm được, thế mà bà đứng chỉ tay 5 ngón ra lệnh cho mẹ tôi. Nhiều lần tôi định nói thì mẹ tôi can ngăn bảo rằng nhịn cho yên chuyện. Con dâu mới sinh, bà không muốn gây gổ mà ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý của con cháu.

Mẹ vợ đến nhà tôi ở cả tháng trời để chăm con gái ở cữ, nhưng lời nói và hành động của bà khiến tôi nóng mặt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nghe lời mẹ nên tôi miễn cưỡng không bật lại, nhưng tôi cũng nói với vợ lựa lời bảo mẹ, mẹ tôi là thông gia, là mẹ chồng của con gái bà chứ không phải người ở.

Rồi còn cả thực đơn ăn uống của vợ tôi cũng là một vấn đề khiến mẹ vợ sửng cồ lên với mẹ tôi. Mẹ tôi nấu rất đa dạng cho con dâu ăn với hi vọng sữa đủ chất nhưng mẹ vợ thì gào ầm lên: “Ăn thế này nó hậu sản thì làm sao?”, “Bà muốn về già nó khổ hả?”. Mẹ vợ chỉ cho vợ tôi ăn cơm trắng với thịt rang gừng, thịt rang nghệ, canh rau ngót. Còn các món tôm, cá, thịt bò, thịt gà… nhìn thấy trong mâm cơm ở cữ là mẹ vợ đùng đùng mắng mỏ.

Dù tôi và vợ cố thuyết phục rằng bác sĩ cũng dặn phải ăn đa dạng, không nên kiêng cữ như các cụ thời xưa nhưng bà quát vào mặt tôi: “Im đi, tôi bảo anh nói hả? Anh không có quyền nói trước mặt tôi”, rồi quay sang quát vợ tôi: “Con thì biết gì mà nói, trứng đòi khôn hơn vịt. Vì mẹ kiêng kĩ nên giờ mẹ vẫn khỏe thế này, chẳng bệnh tật gì, cứ ăn thử đi xem, về già răng yếu, tóc rụng, tiểu són thì lúc đấy mới biết mặt. Ra tháng con thích ăn gì thì ăn, chứ trong tháng thì ăn thế này thôi cho lành”.

Tôi thấy mình càng nhẫn nhịn thì mẹ vợ càng làm tới, càng cho bản thân quyền bắt nạt cả nhà con rể. Tôi không biết bà còn tính ở lại nhà tôi bao lâu nữa, tôi muốn bà chủ động về quê nhưng không biết phải làm cách nào đây?

Vừa sửa xong ngồi nhà khang trang thì đúng hay trùng ngày giỗ bố, tôi và chồng cùng mời vài đồng nghiệp đến ăn cơm coi như giới thiệu luôn nhà cửa với mọi người. Đúng 11h trưa, anh đồng nghiệp cùng bàn mới tất bật tới nhưng bất ngờ dẫn theo vợ cùng 4 đứa con mà ‘tay không b/ắt gi/ặ/c’, không quà bánh cũng chẳng phong bì, đon đả ngồi vào ăn uống như người nhà rồi đứng lên đi về đúng phong thái ‘khách quý’. Tôi sượng trân, xấu hổ cùng cực với chồng và bố mẹ chồng mà không biết làm sao. Ngày hôm sau đến công ty, vừa ngồi xuống ghế thì anh đồng nghiệp tuyên bố 1 câu chấn động luôn …

0

Mời một người nhưng khách đưa cả nhà đến tay không còn chiếm hết mâm cỗ khiến tôi thực sự khó chịu, ái ngại với người nhà.

Nhiều năm nay, ở thủ đô, chồng tôi được mời đi ăn cỗ, ăn giỗ nhiều nhưng không có dịp đáp lễ. Năm nay, do mới sửa sang cho mẹ ngôi nhà nên nhân dịp giỗ bố, hai vợ chồng bàn nhau mời bạn bè về, cũng là để mọi người biết nhà cửa của chúng tôi ở quê.

Ban đầu, tôi chỉ định mời đồng nghiệp ở cơ quan chồng vì cơ quan tôi không có thói quen mời nhau đến nhà ăn giỗ. Thế nhưng anh gợi ý mời cả cơ quan vợ cho vui nên tôi quyết định mời mấy người cùng phòng.

Hôm giỗ, cỗ bàn vừa bày lên mâm thì khách khứa cũng đến. Bạn bè của chồng có khoảng chục người đến trước, tay xách đủ thứ hoa quả, quà bánh. Mẹ và vợ chồng tôi đon đả ra chào mời.

Một lúc sau, đồng nghiệp của tôi cũng tới. Nhưng tôi có chút bất ngờ vì đoàn khá đông. Tôi chỉ mời 3 đồng nghiệp nhưng họ lại đưa cả chồng và con đến. Có em bảo, nhân tiện về quê nên cho cả nhà đi, coi như đi du lịch. Lạ là, dù đi đông như vậy nhưng mấy chị em đều đến tay không, không quà bánh, cũng không ai vào ban thờ thắp cho bố tôi một nén nhang.

moikhach3.jpgTôi bối rối sau lần mời khách đến nhà. Ảnh minh họa: FP
Bữa hôm đó, khách phải ngồi dồn mâm vì quá chật. Khách của tôi chiếm hơn 2 mâm mà dự tính ban đầu chỉ có 3 người. Mỗi mâm cỗ, tôi phải bỏ ra cả triệu mua nguyên liệu. Trẻ con đông, ăn uống vương vãi, chạy nhảy trong nhà thực sự là cảnh khiến tôi ái ngại. Tự nhiên tôi có chút xấu hổ với mẹ chồng và chồng.

Ở quê chồng tôi khi đi ăn giỗ ai cũng mang theo phong bì thắp hương hoặc mua hoa quả đến tỏ chút lòng thành. Vậy nên chuyện đồng nghiệp tôi đưa cả nhà đến tay không, khiến tôi bất ngờ.

Trong bữa ăn thường thiếu thứ này thứ nọ, tôi liên tục phải đứng lên lấy nhưng mấy người bạn lại không hề để ý. Họ cứ vô tư ngồi gắp thức ăn và chăm sóc con cái. Có lúc còn nhắc khéo chủ nhà “có tương ớt không em”, “chị ơi cho em xin thêm mấy đôi đũa”. Thấy tôi tất tả, mẹ chồng còn chạy ra lấy giúp.

Đến lúc ăn xong, phải dọn dẹp, đồng nghiệp của tôi cũng chỉ thu xếp một vài cái bát ở mâm rồi mặc mấy bác lớn tuổi trong họ bê đi rửa.

Khi bạn ra về, tôi gói ghém lộc đưa cho đồng nghiệp để tỏ lòng hiếu khách, nhưng cứ lấn cấn mãi câu hỏi tại sao họ lại ứng xử lạ thế?

Bản thân tôi mỗi khi đến nhà bạn, dù không phải dự cỗ bàn, giỗ chạp cũng sẽ mua đồ này, đồ kia, thậm chí còn mua quà cho con cái họ. Thế nên cách hành xử của mấy đồng nghiệp trong bữa giỗ đó khiến tôi thấy khó chịu. Chẳng biết họ vô tâm hay do tôi hẹp hòi nữa?

75 tuổi tôi mới hiểu ra. Sai lầm lớn nhất của đời tôi là chia thừa kế sớm cho các con. Bán mảnh đất 500m2 cho 2 thằng con xong xuôi. Tôi chuyển đến nhà con trưởng ở, con dâu đề nghị đóng mỗi tháng 5 triệu tiền cộng tiền điện nước… Lường được ngày này, tôi chảy nước mắt đưa ra tờ giấy khiến 2 thằng con qu-ỳ lạ-y xin tha.

0

Sau lần đột quỵ hai năm trước, ông Hữu Tới quyết định phân chia tài sản, tránh con cái rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn” khi bố nhắm mắt xuôi tay.

Mảnh đất 500 m2 được người đàn ông Nam Định chia đôi cho hai cậu con trai. Không muốn con nào phải chịu gánh nặng chăm sóc mình khi tuổi già, ông Tới chọn sống luân phiên ở nhà hai con.

Nhưng đó là khởi đầu của chuỗi những ngày bi kịch của người cha 75 tuổi.

Trước kia ông ăn riêng nhưng khi về ở chung với các con, ông được yêu cầu góp tiền ăn, tiền điện. “Nhà chúng có 5 người nhưng mình tôi phải đóng một nửa”, ông Tới nói.

Tiền bạc thì ông có thể cố được nhưng cảnh mỗi khi có chuyện buồn bực, con trai và con dâu “chửi chó, mắng mèo” khiến ông sống trong thấp thỏm, luôn có cảm giác chúng mắng mỏ mình.

Dịp hè, gia đình con cả đi du lịch một tuần, ông Tới phải sang nhà con thứ. Cậu em đòi anh phải trả thêm tiền chăm sóc bố vì “chưa tới lượt”. Người anh không chịu, mắng em là “bất hiếu”. Vụ xô xát khiến ông bố cả tháng không dám bước chân ra đường vì sợ dân làng chê cười.

“Tôi đã sai khi chia tài sản cho chúng sớm quá. Giờ không còn gì trong tay, con cái coi là gánh nặng mà cũng chưa đến ngày tàn hơi ra đi theo ông bà”, ông Tới nói.

Thành kẻ ăn bám vì chia thừa kế sớm

 

 

Vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa mất trắng căn nhà do sang tên sổ đỏ cho con trai làm ăn thua lỗ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từng tham gia nhiều vụ liên quan đến tài sản thừa kế, luật sư Diệp Năng Bình, trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật cho rằng, việc chia tài sản sớm có thể là giải pháp đúng đắn với gia đình này nhưng cũng có thể là ngòi nổ rắc rối với gia đình khác.

Thực tế đã chứng minh, tài sản thừa kế được chia sớm khi các con bắt đầu xây dựng sự nghiệp sẽ là đòn bẩy giúp phát triển tốt hơn, sớm ổn định kinh tế gia đình trẻ. Ngược lại, một số cha mẹ khi không còn tài sản trong tay bị con coi là kẻ ăn bám tại chính ngôi nhà họ gây dựng cả đời.

“Thậm chí có người còn bị đuổi ra ngoài đường, con cái có lời nói không đúng mực khi tài sản đã chia hết. Chỉ khi pháp luật can thiệp mới đòi lại được tài sản do lỗi con cái gây ra”, ông Bình nói.

 

Bổ sung ý kiến của luật sư, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đỗ Minh Cương, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nhiều gia đình coi chia thừa kế sớm là giải pháp hạn chế tránh tranh chấp và nếu có khúc mắc cũng dễ giải quyết hơn để lại di chúc.

 

Ông Cương cho rằng giải pháp chia thừa kế sớm chỉ phù hợp với những gia đình có con cái có đạo hiếu và biết cách phát triển tài sản. Tâm lý “của trời cho” khi nhận thừa kế dễ khiến nhiều người sinh tâm lý lãng phí, không trân trọng những gì bản thân nhận được.

Ba năm trước, vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa quyết định sang tên sổ đỏ cho con trai duy nhất khi người này làm ăn thua lỗ, cần vốn khởi nghiệp lại. Họ hàng, bạn bè ngăn cản nhưng người phụ nữ 64 tuổi khẳng định phải tin tưởng con cái, tặng tài sản cũng nên chọn đúng thời điểm.

“Lúc mình lú lẫn hoặc nằm liệt giường thì ai chăm sóc ngoài con trai”, bà nói với chồng. “Lúc nó cần nhất, mình không giúp thì lúc đau yếu nó làm sao chăm hết lòng được”.

Có tiền thế chấp đất đai, thay vì chú tâm công việc, con trai bà Lan lại lao vào cờ bạc mong gỡ gạc tiền làm ăn thua lỗ trước đó. Sau một năm, người này thông báo với bố mẹ “đã phá sản, nhà cửa mất sạch không còn gì”, sau đó trốn biệt tích. Bị xiết nhà, hai vợ chồng già rơi vào cảnh trắng tay, không chốn dung thân, phải sống nhờ nhà họ hàng, làng xóm.

Từ trường hợp của gia đình bà Lan, luật sư Diệp Năng Bình khuyên, khi bố mẹ có ý định chuyển giao một phần hay toàn bộ tài sản cũng nên có sự ràng buộc nhất định với quyền và nghĩa vụ của con cái. Ít nhất phải nhờ cá nhân, cơ quan chức năng làm chứng, giám sát thậm chí là xử lý nếu có vi phạm về việc quản lý, sử dụng tài sản thừa kế nhằm tránh những biến cố có thể xảy ra như con cái lật lọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cha mẹ.

“Như vậy, thay vì nghĩ đến việc chia tài sản thừa kế, cha mẹ nên nghĩ đến phương án lập di chúc”, luật sư nói. Trong Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cha mẹ qua đời). Lúc này, người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản theo nội dung được nêu trong di chúc. Nếu không có, sau khi cha mẹ mất, tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Khi làm di chúc, luật sư Bình lưu ý, cha mẹ không cần phải công khai cho con cái biết để tránh những tranh chấp không đáng có. Hơn nữa, pháp luật cũng cho phép cha mẹ có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc trước thời điểm mở thừa kế.

Bổ sung thêm, chuyên gia kinh tế Đỗ Minh Cương cho rằng, dù thương con đến đâu khi bước vào tuổi xế chiều, cha mẹ vẫn nên giữ tài sản nhất định để chủ động cuộc sống cá nhân, phòng biến cố có thể xảy ra. Chỉ nên cho con cái tiền, tài sản trong trường hợp cha mẹ đã trích lập được quỹ dự phòng đủ an toàn.

“Không để con cái phải lo về mặt tài chính cho cha mẹ khi về già cũng là một loại trách nhiệm”, ông Cương nói.

Kể từ nay: 4 lỗi vi phạm giao thông bị CSGT tịch thu xe máy, là lỗi gì?

0

 Luật giao thông đường bộ quy định người dân khi vi phạm các lỗi sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông.

Những lỗi vi phạm giao thông bị tịch thu xe

Empty

– Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép (khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 34).

– Điều khiển xe thực hiện các hành vi sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp (điểm a, điểm b khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều 17):

+ Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;

+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;

+ Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 17).

– Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi (điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 6):

Thời hạn tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện là lâu lâu?

– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định

– Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Khi đến nhận phương tiện bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ

– Chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ có liên quan của người đến nhận

– Nếu ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ thì phải có văn bản ủy quyền.

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Empty

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Mẹ vợ lặn lội ngồi xe khách hơn trăm cây số từ quê lên thăm cho bao nhiêu là quà, lúc về tôi cho bà 200k để mua vé xe. Mẹ thương tôi vất vả nên không muốn nhận. Đang dùng dằng thì chồng bất ngờ nhìn thấy, anh không nói gì nhưng mặt đã biến sắc. Lúc bà vừa về khuất, chồng s/ấ/n s/ổ cho tôi ngay 1 cú t/á/t trời gi;;áng rồi ngh;;iến r;;ăng nói ‘chỉ biết bòn rút về nhà ngoại’. Nghĩ có 200k mà chồng làm như 20 triệu, tôi bức xúc v;;ùng lên giơ ra ngay 1 tờ A4 khiến anh sợ ph;;át kh;;iếp, ôm đầu choáng váng như vừa đón nhận 1 cú s::ố::c định mệnh

0

Nghĩ đến cảnh 10 năm nay cứ nhu nhược mãi, tôi vùng lên đòi ly hôn khiến chồng sững sờ. Sáng nay tôi đã ra tòa để xin đơn. Cầm lá đơn này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Thế nhưng chắc chắn, tôi sẽ ký lá đơn này và xem thái độ của chồng thế nào rồi mới quyết định. 

10 năm sống trong hôn nhân, tôi chưa bao giờ cãi lại chồng nửa lời. Nói thật, ai cũng hỏi tại sao tôi có thể sống được với anh ngần ấy năm. Bởi chồng tôi là người đàn ông gia trưởng, xét nét và rất tính toán với nhà vợ.

Trước đây gia đình tôi vốn khá giả hơn nhà chồng. Chính vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ kịch liệt phản đối. Có lần chồng tôi đến nhà liền bị mẹ tôi xỉa xói: “Chẳng nhìn anh tôi cũng biết, cả đời anh mãi chỉ như vậy thôi”. Câu nói đó đã đụng đến lòng tự trọng của chồng tôi. Anh thề sẽ cố gắng kiếm tiền để trả lời cho mẹ tôi thấy bà đã sai lầm như thế nào.

5 năm sau khi kết hôn, chồng tôi đã thành lập được một công ty. Mặc dù quy mô không lớn nhưng mỗi năm, số tiền mà chồng tôi mang về cũng khoảng vài tỷ. Còn bố mẹ tôi vì buôn bán kém nên cố đầu tư vào thứ khác, cuối cùng chẳng gỡ được vốn mà lại nợ nần thêm.
Đưa mẹ đẻ 200 nghìn tiền vé xe, vợ 'lãnh' trọn cái tát của chồng và bi kịch của cuộc hôn nhân 10 năm cam chịu - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet
Khi bố mẹ sa cơ, tôi có nói khó với chồng, mong anh giúp đỡ ông bà. Vậy mà chồng tôi vẫn không xem đó là chuyện nhà mình. Anh nói bản thân không có tiền, mặc dù lúc ấy vừa nhận được tiền dự án. Lâu nay, mỗi lần mẹ tôi lên chơi với cháu, chồng tôi lại tránh mặt vì lý do công việc. Tôi có muốn cho mẹ tiền cũng phải dấm dúi chứ không dám công khai.

Đợt này kinh tế suy thoái, công ty chồng tôi cũng lao đao. Các khoản chi phí đều thắt chặt hết mức có thể, thành ra tôi có muốn giúp bố mẹ cũng chẳng được. Hôm qua mẹ tôi lên chơi, lúc bà về, tôi vét túi thấy chẳng còn đồng nào, thế là chạy vội đưa cho bà 200 nghìn đi đường. Mẹ tôi biết con gái khó khăn nên không lấy. Hai bên cứ đẩy qua đẩy lại, vô tình đúng lúc chồng tôi về và nhìn thấy.

Thế rồi khi mẹ tôi vừa về khỏi, chồng liền giáng cho tôi một cái bạt tai. Anh trừng mắt nói tôi suốt ngày chỉ biết chu cấp cho nhà ngoại. Nghĩ đến cảnh 10 năm nay cứ nhu nhược mãi, tôi vùng lên đòi ly hôn khiến chồng sững sờ. Sáng nay tôi đã ra tòa để xin đơn. Cầm lá đơn này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Thế nhưng chắc chắn, tôi sẽ ký lá đơn này và xem thái độ của chồng thế nào rồi mới quyết định.