Home Blog Page 927

Dân gian truyền kinh nghiệm: Đừng mua thịt lợn sớm, đừng mua đậu phụ muộn, vì sao vậy?

0

Nếu mua thịt lợn vào tối muộn thì có sao không?

Thịt lợn và đậu phụ chính là những thực phẩm quen thuộc và thường xuyên được sử dụng cho các gia đình. Thịt lợn là nguồn cung cấp những dưỡng chất tốt cho cơ thể. Còn đậu phụ là thực phậm có giá bán rẻ, giúp làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, khi mua 2 thực phẩm này, ngoài chuyện quan sát hình thức bên ngoài hay ngửi mùi đã đành, chị em cũng nên nhớ đến thời điểm mua.

Đừng mua thịt lớn sớm

Vào thời xưa khi mà thịt lợn là loại thực phẩm xa xỉ và có giá bán cực kỳ đắt. Lúc đó muốn mua cần có tem phiếu nên nhiều gia đình có khi cả tháng mới dám mua vài lần. Cũng vì thế mà người bán thường giữ những miếng thịt ế từ hôm trước mang đi bảo quản rồi sau đó mang bán cho khách vào sáng hôm sau.

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Thế nên nếu đi vào phiên chợ sáng sớm và không để ý kỹ, người mua rất dễ nhầm thịt lợn ế vì người bán để cả thịt mới và thịt cũ. Bởi thế nên người xưa khuyên không nên mua thịt vào sáng sớm là lẽ đó.

Tất nhiên thì cũng không có nghĩa là nên mua thịt lớn vào lúc quá muộn. Lúc đó thịt không còn tươi nữa.

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Đừng mua đậu phụ muộn

Quá trình làm đậu phụ rất phức tạp. Người xưa làm đậu phụ thường làm thủ công bằng tay. Các nhà làm đậu phụ thường phải ngâm đậu trước một ngày và sau đó dậy sớm làm và buổi sáng đem bán. Chính vì thế đậu phụ vào buổi sáng là tươi nhất. Tuy nhiên, do cấu trúc đặc biệt của đậu phụ, thời hạn sử dụng của đậu phụ rất ngắn và rất dễ bị hỏng.

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Vào mùa nóng thì đậu phụ có thể có mùi lạ vào buổi tối. Thế nên không nên mua đậu phụ vào buổi chiều và tối. Nhưng hiện nay người ta làm đậu phụ chuyên nghiệp nên vẫn bán tốt cho khách cả ngày và đêm. Chúng ta nên là người tiêu dùng thông thái, biết chọn đậu ngon và không nhiều thạch cao để không mang bệnh vào người khi ăn món ăn bổ dưỡng này.

90% người ѕử dụng ổ điện đều mắc phải những lỗi này, hiểm họa ᴄháy nổ rình rập bên cạnh lúc nàᴏ không hay

0

Ổ cắm điện nối dài là thiết bị có mặt ở mọi nơi, nhưng bạn có phạm bất kỳ lỗi nào trong số những sai lầm này không?

Ngày nay thật khó mà tưởng tượng cuộc sống nếu thiếu điện thì sẽ ra sao, và thành thật mà nói thì chẳng ngôi nhà nào được thiết kế có đủ ổ cắm gắn tường cho mọi thiết bị tiêu thụ điện. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tới những ổ cắm điện nối dài để mở rộng khả năng cho hệ thống điện trong nhà, biến một phích cắm thành sáu phích cắm hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên, có một số quy tắc an toàn điện rất quan trọng khi sử dụng ổ cắm điện nối dài mà chúng ta vẫn hồn nhiên vi phạm mỗi ngày. Hãy cùng chúng tôi kiểm tra xem nhé!

1. Cắm ổ nối dài này vào một ổ nối dài khác

Đôi khi vì ổ cắm nối dài không đủ dài, hoặc cần thêm phích cắm nên chúng ta thường sẽ “xâu” nhiều ổ cắm nối dài lại với nhau bằng cách cắm cái nọ vào cái kia. Nói một cách ngắn gọn – đừng bao giờ làm thế!

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 1.

Việc này về lý thuyết không chỉ vi phạm quy tắc làm việc an toàn mà còn có thể khiến một hoặc nhiều ổ cắm bị hỏng hay thậm chí bắt lửa trên thực tế.

2. Mang ổ cắm nối dài trong nhà ra sử dụng ngoài trời

Không phải loại ổ cắm nối dài nào cũng được thiết kế đặc biệt để sử dụng ngoài trời, trừ khi trên bao bì của chúng ghi rõ rằng chống chọi được với thời tiết và nước. Nếu bạn đang dùng một loại ổ cắm nối dài rất đỗi bình thường và thông dụng thì hãy cứ giữ nó trong nhà và tìm mua một cái khác thuộc loại “trâu bò” và yên tâm sử dụng một cách an toàn.

3. Ổ yếu nhưng toàn cắm tải khủng

Mọi ổ cắm nối dài đều có một ngưỡng chịu tải giới hạn, có nghĩa là tại một thời điểm nó chỉ có thể chịu được mức công suất tối đa nào đó. Khi ổ cắm nối dài bị quá tải thì nó có thể bị chảy nhựa, làm hỏng nhà cửa và các thiết bị xung quanh cũng như gây ra nguy cơ hỏa hoạn.

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 2.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng ổ cắm nối dài mình đang dùng có nguy cơ bị quá tải thì hãy bớt chút thời gian để tính công suất tổng của mọi thứ mà bạn sẽ cắm vào đó, hoặc là có thể cân nhắc mua một ổ cắm nối dài có công tắc riêng cho từng phích cắm.

4. Để ổ cắm nối dài bị vật khác che phủ

Khi dòng điện chuyển động trong dây dẫn, các electron sẽ sinh ra nhiệt. Thông thường thì đây không phải là vấn đề đáng lo, nhưng nếu ổ cắm nối dài của bạn bị giấu dưới thảm hoặc ở trong một không gian kín khó thoát nhiệt thì điều này có thể tạo ra nguy cơ hỏa hoạn.

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 3.

Ngoài ra, nếu vô tình dẫm lên nó thì bạn cũng có thể làm hỏng không chỉ riêng ổ cắm mà còn cả những thiết bị đang cắm vào, đồng thời chính bạn cũng dễ bị điện giật nữa.

Hãy giữ an toàn cho gia đình và tài sản của bạn bằng cách lưu ý đến những nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn khác trong nhà.

5. Cắm các dụng cụ làm đẹp vào cùng một ổ cắm nối dài

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 4.

Máy sấy tóc, máy uốn tóc, máy ép tóc và các dụng cụ làm đẹp khác đều sinh ra nhiệt và ngốn khá nhiều điện (cường độ dòng lớn) để tạo ra lượng nhiệt đó. Các ổ cắm nối dài thông dụng không được thiết kế để chịu được loại cường độ dòng điện tập trung cao như vậy nên chúng tôi khuyên bạn hãy cắm những dụng cụ làm đẹp này phải vào ổ cắm âm tường được bảo vệ bằng thiết bị ngắt mạch nối đất GFCI.

6. Cố tận dụng các ổ cắm nối dài đã bị hỏng

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 5.

Tôi chắc chắn là không ít người đã từng thấy những ổ cắm nối dài bị cháy đen một vài phích nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng như chưa từng có chuyện gì. Đừng làm vậy! Nếu một phích cắm bị cháy thì khả năng cao là có chỗ nào đó bên trong ổ cắm nối dài hoặc dây dẫn đã bị hư. Nếu cố tận dụng thì sẽ có nguy cơ hỏa hoạn hoặc điện giật.

7. Để ổ cắm điện nối dài bị ướt

Nói chung, không được để đồ điện bị ướt là lẽ thường tình mà ai cũng biết, nhưng trên thực tế sự cố do ổ cắm nối dài nói riêng bị vô nước lại xảy ra thường xuyên đến mức tôi phải đưa nó vào mục riêng này để nhắc nhở các bạn.

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 6.

Điện và nước không được phép gặp nhau. Đừng bao giờ để ổ cắm nối dài cũng như các thiết bị điện của bạn bị ướt, bằng không thì nguy cơ bạn bị điện giật hoặc làm cháy đồ điện khi cắm chúng vào ổ cắm là rất cao.

8. Để ổ cắm nối dài ở gần nới trẻ em có thể tiếp cận

Không khó để tìm được những câu chuyện thương tâm về việc trẻ em chọc ngón tay, đồ chơi hay thìa nĩa vào ổ điện (cả loại âm tường lẫn nối dài). Đừng bao giờ chủ quan cho rằng trẻ nhỏ tự nhận thức được những mối nguy hiểm từ các phích cắm.

8 sai lầm chết người mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng ổ cắm điện nối dài - Ảnh 7.

Hãy hướng dẫn chúng tránh xa các ổ cắm, lắp các miếng nhựa che phích cắm ở TẤT CẢ các ổ cắm trên tường và ổ cắm nối dài, cũng như không bao giờ để ổ cắm nối dài ở những nơi mà trẻ nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận bởi chũng sẽ nghĩ rằng đó là thứ để chơi.

Đừng đốt gốc đào nữa: Đây mới là cách giúp đào sai hoa, nảy lộc, tươi tốt suốt 10 ngày Tết

0

Rất nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm dân gian rằng cứ đốt gốc đào trước khi cắm sẽ giúp đào tươi lâu, nhưng điều này có thực sự đúng hay không.

Đốt gốc đào giúp cành tươi lâu là đúng hay sai?

Theo quan điểm của nhiều người cắm hoa, khi cành đào được cưa ra khỏi cây thì nhựa của cây đào sẽ chảy ra và đông đặc lại khi gặp không khí, từ đó nhựa bít chặt các mạch cây gây khó khăn cho việc hút nước lên cành. Đồng thời, vết cắt cành đào dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào.

Bởi vậy họ tin rằng việc đốt gốc đào sẽ giúp diệt hết vi khuẩn, nấm mốc lại giúp nhựa cây chảy ra thông mạch cây nhờ đó mà cành đào có thể hút nước từ bình lên để nuôi hoa giúp hoa tươi đẹp.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách làm trên.

Một người nông dân trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho rằng, khi đốt gốc cành đào bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học.

5

TS Đặng Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh – Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào… Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.

Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. Nếu đốt quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn.

Nên làm gì để thúc đào ra hoa, giữ hoa tươi lâu cả tết?

Đối với đào cành, gia chủ nên rửa thật sạch lọ và chuẩn bị nước sạch. Đào cần được cắm trong nước sạch, đặt nơi khuất gió và giữ ấm thì sẽ bền lâu. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu gốc đào rửa sạch và được thay nước mỗi 2 – 3 ngày.

Đối với đào trồng, bạn cũng nên tưới đều đặn bằng nước sạch. Tuy nhiên do đào ưa khô nên không cần tưới ẩm quá sẽ dẫn đến úng và thối rễ.

Bạn nên bỏ vài viên B1 vào lọ (có thể dùng loại cho người uống hoặc mua B1 chống sốc cho cây sẽ tốt hơn). Một thành phần khác cũng nên tham khảo để bổ sung dinh dưỡng giúp đào tươi khoẻ là Kali.

2

Phương pháp điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm

Thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp.

Đối với đào cây, rải một lớp sỏi quanh gốc sẽ có tác dụng làm mát gốc. Đặt đào ra ban công thoáng gió cũng giúp hạn chế hoa nở.

Ngược lại, cách để làm đào nở nhanh hơn là dùng nước ấm để cắm hoa. Kích thích đào cây bằng việc đắp vôi quanh gốc, hoa sẽ nở chỉ sau vài ngày.

Mướp rất bổ, ví như “nhân sâm người nghèo” nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung

0

Mướp giàu dinh dưỡng, dù xào hay nấu đều rất ngon nhưng cần tránh dùng chung với 3 thứ này, đọc xong nhớ nói cho cả nhà cùng biết nhé.

Mướp là loại rau phổ biến của mùa hè. Quả này ngon, mát và nấu được nhiều món ngon nên ai cũng thích. Không những thế, trong mướp còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 1

Ước tính, cứ 100g mướp sẽ bổ sung 16 calo, con số này rất lý tưởng cho những ai muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Bên cạnh đó, mướp cũng giàu chất xơ giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, bớt đi lượng cholesterol xấu hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 2

Bên cạnh đó, mướp còn giàu vitamin C, E, đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn tác hại của gốc tự do với cơ thể, làm chậm lại quá trình lão hóa da. Người ta cũng tìm thấy trong quả này có một lượng lớn canxi, kẽm, sắt và nhiều khoáng chất quan trọng có tác dụng duy trì hệ thống miễn dịch, bổ xương khớp.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 3

Mùa hè, ăn mướp thường xuyên sẽ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ sung nước bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ bổ phổi, giải khát, giảm cảm giác khô họng, khó chịu do nắng nóng.

Mặc dù có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng khi ăn mướp bạn không nên nấu hoặc ăn chung với 3 thứ sau:

Rau chân vịt

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 4

Rau chân vịt hay còn được gọi là rau bina. Loại rau này rất giàu axit oxalic, khi ăn chung với mướp lượng vitamin C trong mướp sẽ phản ứng cùng với loại axit này tạo thành canxi oxalate cản trở việc hấp thu vitamin C trong cơ thể.

Chính vì thế mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn 2 loại rau này cùng lúc.

Củ cải

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 5

Nếu như mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thấp thì củ cải trắng lại có tính lạnh, vì thế mà nếu ăn cùng nhau dễ sinh ra chứng đau bụng tiêu chảy. Đây là lí do vì sao không nên ăn chung mướp với củ cải trắng.

Nha đam

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 6

Trong nha đam có chứa một chất gọi là aloin. Chất này có tác dụng nhuận tràng, vừa hay mướp cũng có công dụng trên. Nếu kết hợp cả nha đam và nhuận tràng cùng lúc sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng.

Ngoài 3 lưu ý trên, khi ăn mướp bạn cũng cần phải thận trọng nhất là những người tỳ vị hư hàn. Nguyên nhân là do xơ mướp có tính lạnh dễ khiến dạ dày suy yếu. Bên cạnh đó, người bị dị ứng mướp cũng tránh ăn quả này.

Mùa hè bạn có thể nấu mướp chung với giá hoặc thịt băm đều cho hương vị thơm ngon, thanh mát. Ngoài ra, các loại hải sản như ngao, tôm cũng là nguyên liệu nấu mướp cực ngon.

Bài viết này Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một cách nấu canh mướp ngao cực đơn giản mà hương vị thơm ngon, ai ăn cũng tấm tắc khen.

Cách nấu canh mướp với ngao

 

Nguyên liệu

– Mướp khía

– Ngao

– Muối

– Dầu ăn

– Gừng

– Hẹ

Cách làm

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 7

1. Ngao mua về bạn rửa sạch rồi ngâm trong nước từ 30 – 60 phút cho ngao nhả hết cát bẩn rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch nữa là được.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 8

2. Mướp khía mua về gọt bỏ phần cạnh sắc, có thể giữ lại vỏ vì phần này ăn được. Ngoài cho màu đẹp mắt, vỏ mướp khía còn rất ngọt, thơm. Rửa mướp với nước rồi thái miếng vừa ăn.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 9

3. Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi thì thả ngao đã làm sạch vào. Vặn lửa vừa, thêm ít gừng thái sợi để khử mùi tanh. Khi thấy ngao há miệng là đã chín, lúc này bạn cho 2 – 3 giọt dầu ăn vào.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 10

4. Vặn lửa lớn, cho mướp khía đã thái miếng vào, đun chừng 1 – 2 phút khi thấy mướp chuyển màu xanh ngọc là hoàn thành. Việc thêm dầu ăn vào canh mướp không chỉ giúp mướp giữ được màu xanh đẹp mà còn làm cho nước canh thơm, ngon hơn.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 11

5. Ngao, mướp đã chín, bạn tắt bếp, thêm hành, rau mùi vào và múc ra bát. Món canh này thơm ngon, dễ nấu lại hợp với mọi lứa tuổi. Miếng mướp thanh mát, chín tới không bị nhũn. Thịt ngao dai, ngọt. Nước canh thanh ngọt, đậm đà ai cũng thích mê.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 12

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 13

Mẹo nấu canh mướp ngon

Để có bát canh mướp ngon như ý bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Có thể chọn mướp khía, mướp thường đều được. Với mướp khía cần mua những quả non, tránh chọn quả già sẽ bị đắng. Đối với ngao nên ngâm đủ lâu để loại bỏ hết cát bên trong.

– Mướp rất nhanh chín vì thế bạn cần căn chuẩn thời gian. Tránh nấu canh mướp quá lâu dễ khiến mướp nhũn, mềm, bị thâm xỉn trông kém hấp dẫn.

– Ngao nấu canh cho hương vị rất đậm đà vì thế bạn không cần phải nêm quá nhiều gia vị để giữ được vị thanh ngọt đặc trưng.

Cắm kéo vào thùng gạo: Mẹo hay mang lại nhiều công dụng, nhà ai chưa biết quá phí

0

Bạn có biết, chỉ với một thao tác cắm kéo vào thùng gạo có thể mang lại rất nhiều lợi ích.

Gạo là lương thực thiết yếu không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dù là ở thành thị hay ở quê, mỗi ngày chúng ta cũng đề phải dùng gạo nấu cơm ít nhất ngày 2 bữa.

Thực tế, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, gạo cũng có nhiều công dụng tuyệt vời ứng dụng trong đời sống. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

 

Làm sạch kéo bị rỉ sét

keo

Một công dụng tuyệt vời đó là có thể dùng gạo để chống gỉ cho kéo. Kéo bị rỉ sét là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống, kéo bị rỉ sét khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi sử dụng. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng gạo để giải quyết vấn đề.

Chỉ cần cắm chiếc kéo vào gạo, khả năng hút ẩm của gạo rất tốt sẽ ngăn chặn và làm sạch chiếc kéo, ngừa rỉ sét hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng mẹo này với dao bị rỉ cũng rất hiệu quả.

Thúc đẩy quá trình chín của trái cây

gao2

Thông thường, để tiện cho việc vận chuyển và bảo quản, nhà vườn thường thu hoạch trái cây khi vẫn còn xanh, vì thế, khi bạn mua về ăn thì có thể chúng chưa chín đều. Để thúc đẩy quá trình chín của các loại hoa quả, bạn có thể vùi chúng vào trong gạo. Điều này được giải thích dựa trên nguyên lý sau: Nhiệt độ giúp trái cây nhanh chín là 40-55oC cùng mức độ ẩm 85-90%.

Dân gian xưa hay sử dụng phương pháp ủ chín bằng cách để trái cây gần bếp ăn, ủ trong lò kín hoặc vùi trong thùng gạo để tận dụng sự tăng nhiệt. Đây cũng là cách ủ trái cây chín đều màu. Do thùng gạo có thể giữ khí ethylene rất tốt thế nên khi bỏ trái cây vào thùng gạo sẽ làm chúng chín nhanh hơn so với việc chỉ để ở quầy bếp hay trong các túi giấy hay túi nilon. Và càng vùi sâu quả xuống thì quá trình chín sẽ diễn ra nhanh hơn.

Rửa sạch đáy lọ sâu

Ấm trà, lọ thủy tinh,… là những vật dụng có đáy sâu, ngóc ngách nhưng miệng lại quá nhỏ để đưa tay vào cọ rửa.

Để xử lí vấn đề này, bạn chỉ cần cho vào lọ một nắm gạo và nhỏ vài giọt nước rửa bát, đổ nước vào khoảng 2/3. Sau đó, dùng tay bịt miệng lọ và xóc thật mạnh liên tục cho đến khi làm sạch bên trong là được.

Làm túi chườm nóng

Bạn cho gạo vào túi vải sạch, sau đó bỏ vào lò vi sóng khoảng 30 giây. Tiếp theo, bạn có thể dùng như một túi chườm nóng, chườm lên những chỗ đau nhức mà thôi.

Bảo quản trứng

gao

Trứng gà là loại lương thực phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, nhiều người có thói quen tích trữ trứng để dùng dần. Trong trường hợp bạn mua nhiều trứng cùng một lúc, tủ lạnh lại bị quá tải và không còn chỗ để chứa trứng thì có thể áp dụng cách dưới đây để bảo quản. Cách làm: Chuẩn bị một hộp gạo, xếp trứng xuống gạo lần lượt theo nguyên tắc đầu to lên trên, đầu nhỏ xuống dưới. Đừng vùi tất cả quả trứng vào gạo mà nên bớt lại một nửa quả để trứng “thở”, lưu thông không khí dễ dàng thì sẽ giữ được tươi lâu hơn.

Làm khô điện thoại

keo1

Nếu chẳng may làm rơi điện thoại xuống nước, chúng ta cần có biện pháp xử lý nhanh chóng để tránh những hư hỏng có thể xảy ra. Đầu tiên, phải lấy điện thoại ra khỏi nước ngay lập tức, sau đó lau khô cẩn thận hơi ẩm trên bề mặt điện thoại. Để đảm bảo điện thoại khô hẳn, chúng ta có thể vùi điện thoại vào gạo. Gạo có khả năng hút nước tốt và có thể hút ẩm hiệu quả còn sót lại bên trong điện thoại.

Không nên vứt miếng xốp hơi đi, để trong bếp sử dụng bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu này

0

Miếng xốp hơi không chỉ được dùng để bọc hàng hóa mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác, nhất là khi dùng trong nhà bếp.

Xốp hơi thường được sử dụng trong đóng bọc hàng hóa, sản phẩm dễ vỡ và trầy xước như: đồ thủy tinh, gốm sứ, pha lê, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng linh kiện, đồ nội thất, máy móc điện tử điện lạnh, các mặt hàng cần chống tĩnh điện… để chống sốc, hạn chế rủi ro hư hỏng, đổ vỡ trong quá trình vận chuyển. Ngày nay, khi việc mua bán hàng online phát triển, xốp hơi không chỉ dùng trong công nghiệp mà chúng còn được sử dụng rộng rãi để đóng gói hàng hóa khi vận chuyển nhằm bảo vệ các món đồ không bị hư hỏng.

Không nên vứt miếng xốp hơi đi, để trong bếp sử dụng bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu này-1

Thông thường sau khi chúng ta nhận được món hàng từ đơn vị vận chuyển xong thì sẽ vứt bỏ những miếng xốp hơi này đi vì không biết chúng được sử dụng vào việc gì. Thực tế sản phẩm này rất hữu ích khi dùng vào việc nhà.

Công dụng 1: Lót thớt

Khi bạn dùng thớt thái đồ, do bề mặt thớt phẳng và trơn nên rất dễ bị trượt. Nếu bạn không cẩn thận thì khi thái rau củ sẽ rất dễ bị đứt tay. Lúc này, bạn chỉ cần lót miếng xốp hơi xuống dưới đáy thớt là có thể ngăn chặn được tình trạng trơn trượt, quá trình cắt thái đồ cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Ngoài ra, miếng lót này còn giúp làm giảm tiếng ồn hiệu quả, khi bạn băm hay chặt thực phẩm sẽ hạn chế việc phát ra tiếng ồn lớn.

Không nên vứt miếng xốp hơi đi, để trong bếp sử dụng bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu này-2

Công dụng 2: Bảo quản dao

Những con dao trong nhà bếp rất sắc bén, nếu không cẩn thận sẽ dễ làm bạn bị đứt tay, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ trong nhà thì càng phải chú ý hơn. Đối với những con dao ít khi dùng tới, bạn hãy dùng miếng xốp hơi bọc lại và cất đi. Khi làm như vậy, có tác dụng vừa giúp bảo vệ an toàn cho gia đình bạn lại hạn chế việc dao tiếp xúc với không khí bên ngoài nên sẽ đỡ bị gỉ sét.

Không nên vứt miếng xốp hơi đi, để trong bếp sử dụng bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu này-3

Công dụng 3: Lau chùi

Chậu rửa bát mỗi khi bị ố vàng hay các vết bẩn bám vào làm bẩn, bạn có thể dùng miếng xốp hơi này để làm sạch rất tốt. Chỉ cần úp mặt có các bong bóng xuống dưới, những quả bóng sẽ tạo ra ma sát, có thể làm sạch vết bẩn nhanh chóng. Nếu bạn muốn tăng hiệu quả thì có thể dùng thêm các chất tẩy rửa.

Không nên vứt miếng xốp hơi đi, để trong bếp sử dụng bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu này-4

Công dụng 4: Giảm stress, căng thẳng

Ngoài ứng dụng dùng trong nhà bếp thì xốp hơi có thể giúp bạn giải tỏa những bất ổn trong tâm lý khá tốt. Do trên bề mặt xốp hơi có những hạt bóng khí nhỏ, căng tròn, trong suốt, mềm mại, khi tác dụng một lực bóp mạnh thì hạt bóng sẽ nổ và phát ra những tiếng lách tách vui tai. Vì thế, khi bạn dùng sức bóp bong bóng để tạo ra những tiếng nổ sẽ giúp tâm trạng bớt căng thẳng, giảm mệt mỏi  hơn.

Hóa ra mọt gạo sợ nhất là “nó”, bỏ một ít vào túi gạo, để nửa năm cũng không lo có sâu mọt

0

Tên khoa học của sâu bọ hại lúa còn gọi là mọt gạo, là loại sâu hại có tốc độ sinh sản rất nhanh, đặc biệt vào mùa này nhiệt độ lên chậm, sâu gạo đẻ trứng và hóa nhộng. Điều đó rất khó chịu phải không?

Vậy làm gì nếu gạo có mọt? Cách làm thực ra rất đơn giản, bỏ một cái “này” vào trong bao gạo và để gạo dưới nắng trong nửa năm cũng không bị sâu mọt.

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 2 mẹo để mọt gạo không phát triển, các bạn cùng học hỏi nhé!

Phương pháp mùi:

Mọt gạo rất nhạy cảm với mùi, chúng ta có thể chuẩn bị một ít tỏi và gia vị như hoa hồi, hạt tiêu và chuẩn bị một khẩu trang sạch dùng một lần, dùng kéo cắt một đầu của khẩu trang dùng một lần.

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

Cho tỏi và gia vị đã chuẩn bị vào và buộc chặt chúng bằng dây buộc khẩu trang đã cắt.

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

Sau đó cho vào bao hoặc thùng gạo tại nhà. Gạo và gia vị có mùi hăng nồng sẽ khiến sâu mọt gạo sợ mùi này mà biến mất, rất hiệu quả.

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

Phương pháp đông lạnh:

Gạo rất dễ bị sâu mọt do trứng nở ra từ chính gạo, ta có thể cho gạo vào túi ni lông buộc kín, sau đó cho túi ni lông đựng gạo vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 48 tiếng. Thời gian trong môi trường nhiệt độ thấp này có thể giết chết trứng và sâu mọt gạo, có thể ngăn ngừa sâu mọt gạo phát triển một cách hiệu quả.

mọt gạo, tiêu diệt mọt gạo, mẹo hay, mẹo vặt

Kết luận: Sau khi đọc xong hai bài báo nhỏ về cách phòng trừ sâu bọ gạo, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa thiết thực, các bạn đã học chưa? Thử ngay bây giờ nhé!

Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản nhà giàu mới mua được

0

Nếu ở miền Bắc, miền Trung, người dân thường lấy rau trai (hay còn gọi là cỏ thài lài) cho lợn ăn thì trong miền Nam, loài rau này thường được dùng để nấu canh tôm, canh cua. Rau trai vốn là loại cỏ mọc hoang ở bờ ruộng, ngắt ra có nước hơi nhớt.

Loại rau dại không trồng mà mọc lên tua tủa sau mưa

Ai ngờ rằng, cỏ thài lài (hay còn gọi là rau trai) là loài rau dại mọc ven đầy bờ ruộng, lên tua tủa sau mưa không chỉ là món ăn ngon lại còn cực tốt cho sức khỏe. Chúng phát triển rất nhanh trên đất trồng cạn (nhất là ở những chỗ đất ẩm ướt hoặc vào mùa mưa).

Mới đây, trên một diễn đàn về ẩm thực, thành viên M.P đã đăng tải một hình ảnh kèm lời chia sẻ: “25 năm cuộc đời mà bây giờ em mới biết cây rau dại này có thể xào ăn được”.

Rau trai hay còn gọi là thài lài

Ngay lập tức, dòng chia sẻ của M.P đã gây thích thú cho các thành viên diễn đàn. Nhiều người đã nhận ra hình ảnh trên chính là loài cỏ thài lài hay còn được gọi là cỏ trai. Đa phần các thành viên của diễn đàn đều ngạc nhiên là loại rau dại này lại ăn được. Nhiều người thừa nhận dù loài rau dại này rất quen, mọc đầy ruộng, vườn và thường được nhổ bỏ mỗi khi làm vườn vì sợ hút hết chất dinh dưỡng của các loài cây rau dại trồng khác nhưng để ăn được thì đây là lần đầu tiên biết.

Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe – Ảnh 2.
Nhưng một số ít thành viên đã nhận ra đây chính là loài rau gắn liền với tuổi thơ của họ. “Rau trai đây mà, rau này ngày nhỏ thường nấu cùng các loài rau dại khác như rau sam, ngọn mảnh bát, rau dền…. cùng với tôm hoặc tép đồng thành bát canh tập tàng. Vị ngọt, mát mãi không thể quên được”, thành viên N.T bồi hồi.

“Món canh mà thuở bé tôi thường ăn đây. Giờ xa quê lâu lâu thèm cái mùi vị này mà có đâu mà ăn cũng có ai bán đâu mà mua.”, thành viên D.L nhớ lại.

Ít ai ngờ rằng, loài rau dại này có thể chế biến thành món canh ngọt mát

Nhiều người còn cho biết thi thoảng vẫn thấy loại rau dại này được bán ở chợ và được các chị em trung tuổi hoặc người già tìm mua rất nhanh. “Rau này nấu lên, xào hay nhúng lẩu đều ngon”, thành viên T.H chia sẻ.

Loài cây rau dại mà tài khoản M.P nhắc đến chính là cỏ thài lài còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau dại này có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh.

Loại rau dại đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, theo Đông y, rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Rau tươi hay khô đều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Rau trai nấu cùng tôm, tép ăn vô cùng ngọt, mát

Rau trai nấu khá đơn giản giống như các loài rau khác. Rau trai hái ngọn non về rửa sạch, cắt rối. Tép đồng rửa sạch, giã dập.

Cho chút mỡ lợn vào nồi, phi chút hành khô, cho tép đồng đã giã dập vào đảo săn, nêm nếm chút gia vị cho ngấm vào tép. Đổ lượng nước vừa đủ vào nồi tép đồng, đun sôi, nêm thêm mắm, hạt nêm, mì chính.. Cho rau trai vào nấu chín.

Rau trai nấu cua được xem là một trong những đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Vậy là đã có bát canh rau trai ngọt mát ăn cùng cơm trắng, kèm tôm rang cùng cà pháo muối giòn tan là đã đủ xua đi cả mùa hè nóng bức.

Chị em có thể nấu rau trai cùng cua hay cho thêm các loài rau dại khác như sam, dền… thành bát canh tập tàng cùng đều ngon không kém.

Bồn rửa bát bị tắc đừng đổ nước nóng: Làm ngay cách này thông tắc nhanh còn khử được mùi hôi

0

Cống thoát nước của bồn rửa bát rất dễ bị tắc. Đổ nước nóng không phải là giải pháp tối ưu nhất. Thay vào đó bạn có thể áp dụng những cách này không chỉ thông tắc mà còn khử mùi hôi.

Dùng nước vo gạo và baking soda

Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít nước vo gạo cho vào bát rồi cho một lượng baking soda và nước vo gạo thích hợp vào trộn đều. Tiếp đến đổ xuống cống bị tắc, cống sẽ bắt đầu thông từ từ.

Sở dĩ cách này đem lại hiệu quả là vì bản thân nước vo gạo đã có khả năng tẩy bẩn mạnh, cộng thêm baking soda thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn

Bột giặt và giấm

Trong trường hợp đường ống thoát nước bị tắc do vết dầu mỡ, bạn có thể cho thêm một ít giấm vào bột giặt rồi pha 3 cốc nước nóng. Bột giặt có khả năng tẩy uế mạnh, thêm ít giấm hiệu quả sẽ tốt hơn.

Chất nạo vét đường ốngCó một cách dễ dàng và thuận tiện là sử dụng chất nạo vét đường ống chuyên nghiệp, an toàn, tiện lợi mà không tốn tiền, không làm hỏng đường ống. Tùy từng sản phẩm mà cách thực hiện có thể khác biệt ít nhiều nhưng quy trình tổng quan nhất như sau:– Hòa tan bột thông tắc bồn rửa chén vào nước.– Đổ dung dịch xuống ống dẫn nước/ cống nước bị nghẹt.– Đợi 60-180 phút (tùy loại bột và tình trạng tắc) để bột phát huy hết tác dụng phân hủy cặn bẩn trong bồn rửa chén.– Dội lại bằng nước sạch.Dùng hỗn hợp baking soda, giấm và muối

Bạn trộn baking soda và muối theo tỉ lệ 1:1, chuẩn bị 200ml giấm trắng. Tiếp đến đổ hỗn hợp baking soda và muối vào miệng cống rồi đổ giấm vào. Đậy nắp và chờ khoảng 1-2 tiếng. Rót thêm nước nóng vào cống để tăng khả năng làm sạch cặn bẩn cho bồn rửa bát bị tắc.

Dùng thụt thông bồn rửa bát

Trước tiên bạn xả nước vào bồn rửa bát. Sau đó bịt đầu cao su thụt thông tắc vào miệng ống. Nén thụt thông tắc xuống thật mạnh, rút lên nén xuống liên tục nhiều lần. Thực hiện liên tục thao tác trên cho đến khi nước trong bồn thoát được.

Dùng dây lò xo và móc sắt

Bạn chuẩn bị 1 dây lò xo hoặc dây sắt, cắt và duỗi lò xo bằng kìm. Uốn cong 1 đầu dây sắt thành chữ U. Cho đầu chữ U vào trong ống thoát nước một cách từ từ, vừa đưa vừa xoay tròn để rác bám vào móc. Bạn di chuyển móc sắt lên xuống vài lần cho đến khi kéo được hết rác trong ống ra.

Làm sao để hạn chế tình trạng bồn rửa bát bị tắc?

– Nhặt sạch vụn thức ăn và rác thải sau khi sơ chế nguyên liệu, rửa chén bát.

– Không đổ dầu mỡ, thức ăn thừa xuống bồn rửa bát.

– Sử dụng lưới lọc rác, vệ sinh và thay lưới mới định kỳ.

– Thỉnh thoảng nước sôi xuống đường ống thoát nước, ngay cả khi bồn chứa bị tắc để rửa trôi mỡ dư thừa.

– Dùng móc sắt lấy ra ngay những vật có kích thước lớn mà bạn vô tình làm rơi xuống ống.

– Hạn chế dùng nước có nhiều tạp chất, bùn đất khiến cả đường ống và vòi rửa bát bị tắc.

– Sử dụng dụng cụ thông tắc bồn rửa bát đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé

0

Cùng là lạc nhưng lạc trắng và lạc đỏ lại có sự khác biệt rõ ràng. Bạn đã biết về điều đó chưa?

Lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu dưỡng chất và vitamin. Thậm chí nó còn được ví là hạt trường thọ, rất tốt đối với sức khỏe.

Trong Đông y, lạc có tác dụng điều hòa tỳ vị, dưỡng huyết, cầm máu

Hiện nay, bạn sẽ thấy có hai loại lạc phổ biến là lạc vỏ đỏ và lạc vỏ trắng. Nhiều người không biết về sự khác biệt của hai loại lạc này.

Khác biệt về hương vị

meo-chon-lac-01

Lạc vỏ trắng khi ăn sẽ thấy giòn ngon. Loại này thường được dùng để chiên hoặc làm các món ăn vặt khác. Lạc vỏ trắng còn có lượng dầu cao nên thường được dùng làm dầu lạc, bơ lạc.

Lạc vỏ trắng cũng có hàm lượng calo thấp nên thích hợp với những người muốn giảm cân.

Lạc vỏ đỏ khi nhai sẽ có vị ngọt, nhất là khi mới được thu hoạch, vị ngọt của lạc càng rõ. Loại này thích hợp để nấu canh, làm sữa… Lạc vỏ đỏ còn có tác dụng bổ trợ khí huyết, dưỡng huyết.

Sự khác biệt về dinh dưỡng

meo-chon-lac-02

Như đã nói ở trên, lạc vỏ đỏ có tác dụng bổ máu, bổ khí huyết nên các chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ phí phần vỏ lạc. Ăn loại lạc này còn có tác dụng điều hòa tỳ vị, trị đầy hơi, khó chịu.

Lạc vỏ trắng có hàm lượng canxi nhỉnh hơn, rất phù hợp với người già và trẻ nhỏ. Ăn loại lạc này cũng giúp bổ sung nhiều photpholipid, selen, vitamin E giúp bổ não, cải thiện trí nhớ…

Lạc vỏ trắng hạt to, năng suất cao nên thường có giá bán rẻ hơn một chút.

Khi mua lạc, dù lựa chọn lạc vỏ trắng hay vỏ đỏ, bạn cũng cần chú ý đến những điều sau:

– Màu sắc

meo-chon-lac-03

Dù mua loại lạc nào, bạn cũng cần chú ý đến màu sắc vỏ lạc. Nên chọn loại lạc có vỏ màu sắc tươi sáng; tuyệt đối không mua những loại lạc có vỏ màu thâm đen (trừ khi đó là giống lạc đen). Lạc chuyển màu đen là dấu hiệu cho thấy lạc đã bị mốc, nhiễm nấm aspergillus flavus. Loại nấm này sinh ra chất độc, gây hại cho cơ thể, kích thích các tế bào K phát triển. Nó cũng khiến hương vị của lạc không còn thơm ngon nữa.

– Độ căng của vỏ

Sau khi phơi khô, vỏ của những hạt lạc già vẫn giữ được độ căng. Lạc non phơi lên dễ bị teo. Những hạt teo tóp vừa không ngon, vừa có giá trị dinh dưỡng thấp. Vì vậy, hãy chọn những hạt lạc căng mẩy.

– Ngửi mùi

Khi mua lạc, bạn nên cầm một nắm lạc lên để ngửi mùi. Lạc tươi thường có mùi thơm ngai ngái. Nếu ngửi thấy mùi hôi, mốc nghĩa là lạc đã hỏng, tuyệt đối không được mua.

– Mầm lạc

Một trong những mẹo chọn lạc mà ít người biết chính là để ý phần mầm lạc. Mầm lạc là chấm nhỏ màu trắng nằm ở đầu của hạt lạc. Nếu không thấy chấm này thì có thể lạc đã bị nhuộm màu.