Home Blog Page 16

Nhà tôi có cô giúp việc tên Lan, mới 20 tuổi, trẻ trung, xinh xắn và hoạt bát. Vì tin tưởng chồng, tôi vẫn để Lan làm việc trong nhà. Nhưng lòng người khó đoán, tôi không khỏi có chút đề phòng. Trước chuyến công tác dài ngày, tôi gọi con trai 5 tuổi lại và dặn dò cẩn thận: “Con nhớ nhé, nếu thấy bố vào phòng chị Lan, con gọi cho mẹ ngay. Mẹ sẽ thưởng con 500 nghìn!”. Con trai gật đầu hồn nhiên, còn tôi thì phần nào yên tâm hơn khi rời đi. Suốt cả tuần, điện thoại của tôi không hề đổ chuông. Tâm trạng tôi nhẹ nhõm, nghĩ rằng mọi chuyện đều ổn thỏa. Nhưng ngay khi tôi vừa bước vào cửa, con trai đã chạy ra với vẻ mặt đầy phấn khích: “Mẹ ơi, tuần này con kiếm được nhiều tiền lắm!” Câu nói của con làm tôi giật mình. Cảm giác bất an ùa tới, tôi vội chạy vào nhà, tìm kiếm khắp nơi. Đến khi lục trong thùng rác, tôi như chết lặng trước những thứ mình tìm thấy…..

0

Nhà có giúp việc 20t trẻ măng, trước ngày đi công tác tôi dặn con 5t: “Thấy bố vào phòng chị Lan thì gọi cho mẹ ngay, xong mẹ cho tiền”. Cả tuần không thấy con gọi nên tôi cũng yên tâm

Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì  cho mình. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm

Chồng vốn là người đẹp trai lại có chút chức vị nên chị suốt ngày lo giữ chồng. Ở nhà chị đã cẩn thận tới mức thuê ô sin già, ở công ty thì đồng nghiệp nữ của anh không ai là không biết chị. Và chả ai dám buông một câu đùa giỡn với anh vì chị đã đến từng nhà gặp cả vợ và chồng họ để gửi gắm, nhờ để ý tới chồng mình giúp.

Chồng chị đi làm bằng ô tô riêng nhưng chị thuê hẳn cho chồng 1 lái xe chứ không để anh lái dù anh đã có bằng từ lâu chỉ bởi vì chị cần lái xe làm tai mắt. Nói chung chị quản chồng 24/24 nên anh chẳng thể có kẽ hở mà ngoạ.i tìn.h. Với lại tính anh hiền, chỉ biết đến công việc về nhà lại vui với con cái nên vợ có làm gì anh cũng kệ. Chứ như người khác thì tan cửa nát nhà từ lâu.

Gần đây bà giúp việc chậm chạm quá chị cho nghỉ thuề một cô gái 20 tuổ.i, nhanh nhẹn nhưng nhan sắc thì “không thể nào mê được”. Cô ta kém chị tới chục tuổ.i mà bác hàng xóm phán một câu rằng: “Nhìn nó thằng bốc vác chuyên “ăn tạp” nhà bác chắc cũng chả dám động vào” khiến chị cười sung sướng. Không xấu thế sao chị dám thuê.

Xưa nay chị toàn sáng đi tối về mà đã lo ngay ngáy khoản giữ chồng. Giờ đột nhiên sếp báo chị phải đi công tác 1 tuần khiến chị lo sốt vó. Con gái lớn thì đang về quê nghỉ hè cùng ông bà nội, chỉ có con trai nhỏ 5 tuổ.i ở nhà với giúp việc. Xin đổi người thế nào sếp cũng không chịu, cuối cùng chị đành phải đi.

Chị đã dặn ô sin trông coi chủ, dặn lái xe để ý lịch trình chồng mình và không được đưa đi đâu mà chưa hỏi ý kiến chị (lái xe là cháu họ chị nên chị cũng yên tâm). Chị cũng đã gọi điện cho tất cả nhân viên nữ ở công ty anh để nhờ vả rồi. Cuối cùng chị vẫn đề phòng cô gái cuối cùng trong nhà nên dặn con trai 5 tuổ.i:

Đi công tác dặn con: Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin gọi cho mẹ ngay nhé, cả tuần không thấy gì thì yên tâm ai ngờ lúc về con bảo... - Hình 1

Ảnh minh họa

– Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin phải gọi cho mẹ ngay nhé.

Vâng ạ.

– Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Con chị gọi điện thoại thành thạo lắm rồi chứ không phải không biết dùng điện thoại. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm. Mọi mối quan hệ của chồng chị đều không có điểm gì khả nghi cả. Đúng là chị chỉ lo xa chứ chồng chị vẫn cứ là yêu thương vợ con nhất.

Chị đi công tác về đều có quà  cho mọi người trong nhà. Thấy mẹ về con trai lao ra:

– Mẹ ơi, mẹ có mua ô tô cho con không.

– Quà của con đây, con ở nhà có ngoan không??

– Dạ, ngoan ạ. À mẹ ơi…

– Có chuyện gì vậy con??

– Bố không vào phòng chị ô sin đâu mà bố chỉ kéo chị ô sin vào phòng tắm để tắm cho chị ấy thôi mẹ ạ.

– Cái gì??

Chị lao vội vào tìm ô sin, chị xù lông dồn cô ta vào tường và cuối cùng cô ta đành thú nhận:

– Chú… chú cứ đòi… nên cháu… phải chiều…

– Mày xấu thế… cơ mà??

– Nhưng chú bảo… chú thích… “của lạ”.

Chị ngồi phịch xuống đất. Chị nói được gì nữa đây????

Chi phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư theo luật mới từ 1/1/2025: Biết thế này làm sớm cho rẻ

0

Chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai.

Cách chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư

Cách chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư. Ảnh: Phan Anh

Đất ao là gì?

Theo Luật Đất đai 2024, khái niệm “đất ao” không được định nghĩa cụ thể như một loại đất riêng. Việc phân loại sử dụng đất ao được xác định dựa trên mục đích sử dụng và vị trí của thửa đất.

– Đất ao trong thửa đất có nhà ở

Theo điều 103, Luật Đất đai 2024, đất vườn, ao nằm trong cùng thửa đất có nhà ở có thể được công nhận là đất ở. Việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp này dựa trên các yếu tố như thời điểm hình thành thửa đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất và hạn mức công nhận đất do UBND cấp tỉnh quy định.

– Đất ao ngoài thửa đất ở

Đối với đất ao nằm ngoài thửa đất có nhà ở, thường được xếp vào nhóm đất nông nghiệp và sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản hoặc các hoạt động nông nghiệp khác.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư phải tuân thủ các quy định về quy hoạch sử dụng đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Theo điều 116 Luật Đất đai 2024, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bao gồm đất ao sang đất thổ cư phải dựa trên hai yếu tố sau:

– Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư cần đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường tại địa phương để xem thông tin quy hoạch. Đặc biệt, người dân cần xác định đất ao của mình có nằm trong quy hoạch sử dụng đất thổ cư hay không.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Nếu đất thuộc quy hoạch đất ở mới có thể chuyển đổi được.

Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Trương Anh Tú (công ty luật TAT Law Firm) cho biết: “Đất ao muốn chuyển đổi sang đất ở phải nằm trong khu vực quy hoạch đất ở. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản vẽ hiện trạng. Tiền sử dụng đất tính theo chênh lệch giá giữa đất ao và đất ở.”

Luật sư cũng đưa ra khuyến nghị, người dân nên liên hệ cơ quan tài nguyên môi trường địa phương để kiểm tra chi tiết điều kiện chuyển đổi và dự toán chi phí trước khi nộp hồ sơ.

Về sống trong ngôi nhà 2 tầng, Hiền suốt ngày lau chùi dọn dẹp khiến nó sạch bóng. Nhưng ở chưa đầy được 3 tháng thì cô lại gặp chuyện r::ùng m::ình này. Cứ mỗi đêm ngủ là Hiền lại vã mồ hôi r::un s::ợ khi nằm thấy đứa tr::ẻ c:on tầm 3 tuổi đứng ở cửa sổ gào khóc gọi bố mẹ. Nó cứ bám lấy Hiền, đòi Hiền b::ế bằng được thì thôi….Tinh thần ngày càng suy sụp, chồng mời thầy cúng về làm lễ thì t:á h::ỏa thấy thứ này ….

0

Hiền run rẩy đặt lá bùa thầy cúng làm cho để dưới bát hương thì tá hỏa thấy thứ này trên bàn thờ rơi ra khiến cô hoảng sợ hơn khi biết tại sao đêm nào mình cũng mơ thấy đứa bé ấy.

Vợ nằm mơ thấy đứa trẻ con gào khóc, chồng mời thầy cúng về làm lễ thì tá hỏa thấy thứ này - Hình 1

Sợ đứa trẻ ấy đeo bám mình mỗi đêm, Hiền liền bảo chồng mời thấy cúng về làm lễ (ảnh minh họa)

Sau 5 năm kết hôn thì cuối cùng vợ chồng Tiến cũng mua được 1 ngôi nhà dưới thị trấn để ra ở riêng. Căn nhà hơn 3 tỷ lận là sự cố gắng, nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ của vợ chồng Tiến. Đây cũng là món quà anh dành tặng vợ nhân ngày kỷ niệm 5 năm ngày cưới. Ngày dọn tới nhà mới ở, Hiền vui lắm. Cô không ngờ chồng mình lại giỏi và tâm lý đến vậy.

Về sống trong ngôi nhà 2 tầng, Hiền suốt ngày lau chùi dọn dẹp khiến nó sạch bóng. Nhưng ở chưa đầy được 3 tháng thì cô lại gặp chuyện rùng mình này. Cứ mỗi đêm ngủ là Hiền lại vã mồ hôi run sợ khi nằm thấy đứa trẻ con tầm 3 tuổi đứng ở cửa sổ gào khóc gọi bố mẹ thảm thiết. Nó cứ bám lấy Hiền, đòi Hiền bế bằng được thì thôi. Lắm đêm Hiền mơ thấy nó cầm dao tiến về chỗ mình người đầy máu mà cứ khóc lóc kêu rằng: “Trả bố lại cho cháu đi, trả bố lại cho cháu đi”.

Liên tục nằm mơ thấy đứa trẻ ấy khiến Hiền hoảng sợ vô cùng, từ đó đêm đi ngủ không bao giờ Hiền dám tắt điện, cô rơi vào trạng thái mất ngủ, khủng hoảng tâm lý rất nghiêm trọng. Nhiều đêm chứng kiến vợ gặp ác mộng như vậy Tiến lo lắm, nghe mấy chị đồng nghiệp ở công ty anh mách có thấy cúng này trừ tà hay lắm, Tiến liền hỏi thăm địa chỉ nhà thấy đến đó nhờ thầy xem thế nào.

Vợ nằm mơ thấy đứa trẻ con gào khóc, chồng mời thầy cúng về làm lễ thì tá hỏa thấy thứ này - Hình 2

Liên tục nằm mơ thấy đứa trẻ ấy khiến Hiền hoảng sợ vô cùng (ảnh minh họa)

Hơn tuần sau thầy cúng đến nhà Tiến làm lễ trừ tà giúp vợ chồng anh, nghe Hiền nói về những giấc mơ đáng sợ vào mỗi đêm thầy liền sai vợ chồng Tiến đi mua những đồ thầy bảo về làm lễ. Tối 8h giờ vợ chồng Tiến và thầy cúng ngồi làm lễ giữa ban thờ, Hiền như có ma nhập cứ vừa cười vừa khóc điên dại chả biết gì cả. 1 lát sau cúng xong, Hiền trả về trạng thái bình thường mà mặt tái mét.

Thầy cúng bảo Hiền hãy đặt lá bùa này xuống bát hương rồi làm lễ tiếp. Cầm lá bùa thầy đưa, Hiền run rẩy nhấc bát hương lên vô tình đụng tay làm vỡ lọ hoa xuống đất. Vội nhặt những mảnh vợ đó lên, Hiền tá hỏa thấy bức hình đứa trẻ con quấn vải trắng khắp người, mặt tím tái đi. Lặt mặt sau bức ảnh ra, Hiền lại thất kinh lần 2 khi thấy tấm hình chồng mình cùng người phụ nữ nào đó đang bế đứa bé mà đêm nó vẫn thường xuất hiện trong giấc mơ của cô.

Hoảng sợ Hiền vứt tấm ảnh ra thì thầy cúng vội nhặt ảnh lên, bóc 2 bức ảnh đó riêng thì choáng khi thấy dòng chữ: “Người đàn ông này đã bỏ rơi mẹ con tôi, chính anh đã hại chết con tôi, có chết tôi cũng không tha thứ cho anh!”. Thầy cúng toát mồ hôi hột đưa bức ảnh cho Tiến, run sợ về điều này Tiến cố lấy hết can đảm để cầm tấm ảnh lên xem. Trời đất là Linh – tình cũ của anh, đây chẳng phải đứa con của anh và Linh hay sao? Tại sao Linh lại nói anh hại chết nó, con anh chết rồi ư?

Vội chạy ra hỏi vợ có phải đứa bé hàng đêm vẫn xuất hiện trong giấc mơ của Hiền hay không thì cô gật đầu, thấy kỳ lạ vì sao bức ảnh lại nằm trên ban thờ nhà mình Tiến liền đi gặp chủ nhà cũ thì mới vỡ lẽ khi nghe người chủ nhà cũ kể.

– Thực ra tôi chỉ là người mua lại ngôi nhà này rồi bán cho anh thôi. Chủ gốc của ngôi nhà này là Linh, nghe đâu ngôi nhà này chỉ có 2 mẹ con cô ấy sống. Thằng con trai lên 3 tuổi của cô ấy đột ngột qua đời sau 1 trận ốm nặng, mất con cô ấy hóa điên mà bỏ đi lang thang. Bố mẹ cô ấy đã bán ngôi nhà này cho tôi.

– Có phải cô Linh này không? – Tiến vội đưa bức ảnh cho người chủ cũ xem.

– Đúng rồi, là cô ấy đấy. Hồi tôi gặp cô ấy thì nhìn cô ấy tiều tụy lắm. Không biết giờ cô ấy thế nào.

Hiểu ra căn nguyên mọi chuyện, Tiến thẫn thờ đi về. Hóa ra lần cu Tít bị ốm sốt cao ấy, anh không cho Linh đưa con đi cấp cứu vì tiếc tiền để rồi cu Tít chết như thế này ư? Bảo sao Linh lại hận anh đến vậy, anh đã không cho Linh 1 đám cưới vậy mà…

Cuộc đời chẳng biết thế nào mà lường được, ai ngờ sau mấy năm ngôi nhà mà Tiến mua lại chính là nhà của Linh. Oan hồn cu Tít vẫn ám ảnh vợ anh mỗi đêm là vì nó chưa được thờ cúng tử tế. Ngay ngày hôm đó, Tiến lập ban thờ thờ cúng con trai đàng hoàng. Anh mang mọi chuyện nói hết với vợ khiến cô sốc khi biết về quá khứ của chồng lắm. Những tưởng vợ sẽ bỏ đi nhưng cô lại tha thứ cho anh.

Từ ngày lập ban thờ cho cu Tít, Hiền không còn gặp ác mộng nữa thay vào đó cô ngủ rất ngon. Mỗi lần thắp hương cho đứa bé tội nghiệp kia, Hiền rớt nước mắt xót thương cu cậu. Chỉ vì chồng cô mà thằng bé phải chết oan uống thế này.

Vừa từ vi::ện về nhà ở cữ, cả gia đình chồng kéo đến sống chung, Sau đó là chuỗi ngày bà liên tục cho con dâu mới đ::ẻ ăn mì tôm tới mức mỗi khi cho con b::ú, tôi lại ngửi thấy mùi mì tôm trong sữa, lò::ng đ::au như c::ắt. Ki::nh khủ::ng nhất bà đòi lấy nhà cho con gái cưới xong về ở rồi bảo con trai, con dâu và cháu đi ở trọ trong khi nhà là của chúng tôi. Người đàn ông là chỗ dựa duy nhất của mẹ con tôi là chồng thì lại chỉ thở dài: “Em gái anh cần căn nhà này hơn…”.Đêm đó, tôi quyết định dứt khoát. Tôi không muốn con gái lớn lên trong một gia đình mà mẹ phải chịu đựng, cha thì vô tâm. Ly hôn là một quyết định đ::au đ::ớn, nhưng tôi biết đó là con đường đúng đắn cho mẹ con tôi lúc này. Cái gì cũng có giá của nó. Nửa năm sau nhà chồng tôi đã phải bán vội căn nhà đó vì t::ai h::ọa em chồng gây ra…

0

Ngày tôi trở về nhà sau khi vừa sinh con ở bệnh viện, lòng đầy háo hức khi nghĩ đến việc bắt đầu cuộc sống mới bên chồng và con gái.

Nhưng cánh cửa mở ra không phải chồng tôi, mà là em chồng. Tôi bàng hoàng, chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì mẹ chồng xuất hiện, lạnh lùng nói: “Con về rồi à, chắc vài ngày nữa 2 đứa tìm chỗ nào đó thuê trọ ở tạm, mẹ tính mượn căn nhà này cho em chồng con ở nhé”.

Lời nói của bà khiến tôi chết lặng. Sau đó, tôi mới biết mẹ chồng muốn tôi nhường căn nhà hồi môn mà bố mẹ tôi mua cho tôi làm quà cưới có trị giá 3 tỷ, đứng tên tôi để cho em chồng làm phòng cưới. Chồng tôi, người mà tôi từng tin tưởng và dựa dẫm, chẳng những không phản đối mà còn khuyên tôi hy sinh căn nhà này vì “tương lai sẽ nhẹ nhàng hơn”.

Lúc đó, tôi cảm thấy như cả thế giới đang chống lại mình. Tôi vừa sinh xong, cơ thể còn yếu, tâm lý bất ổn, nhưng những biến cố liên tiếp ập đến khiến tôi rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề.

Mang thai vốn đã không dễ dàng với tôi. Tôi từng đấu tranh với gia đình mình để được cưới anh, một người đàn ông xuất thân từ gia đình đơn thân, với một người mẹ khó tính và một em gái không may mắn bị khiếm khuyết trí tuệ. Nhưng vì yêu, tôi đã chấp nhận tất cả, nghĩ rằng chỉ cần vợ chồng đồng lòng thì khó khăn nào cũng vượt qua được.

 

Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa)

Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa)

Trong thai kỳ, tôi đã cảm thấy bất an khi em chồng đến sống cùng chúng tôi 3 tháng. Anh chăm sóc cô ấy chu đáo hơn cả tôi, khiến tôi nhiều lần tự hỏi liệu mình có đang bị bỏ rơi không. Nhưng tôi cố gắng gạt đi cảm giác đó, tự nhủ rằng anh chỉ đang làm tròn trách nhiệm với gia đình. Tôi không ngờ rằng, ngay khi tôi đang vất vả sinh con trong bệnh viện, mẹ chồng và em chồng đã chuyển vào căn nhà của tôi một cách hiển nhiên, coi đó như tài sản của họ.

Ngày tôi trở về, hy vọng về một tổ ấm hạnh phúc tan vỡ hoàn toàn. Tôi vừa yếu ớt sau sinh, vừa bị mẹ chồng đối xử lạnh nhạt. Bà không nấu nướng tử tế, mỗi bữa chỉ có mì tôm, mặc kệ tôi cần được tẩm bổ để hồi phục sức khỏe. Còn chồng tôi, người đáng ra phải là chỗ dựa, lại lấy lý do tăng ca để tránh mặt, để mặc tôi xoay xở một mình.

Tôi không nhớ bao nhiêu lần mình khóc thầm khi nhìn thấy anh mang đồ chơi về cho em gái, trong khi tôi đang bụng mang dạ chửa bị anh hoàn toàn phớt lờ. Tôi cảm thấy mình như một người vô hình trong chính ngôi nhà của mình. Đến khi đang ở cữ, mỗi khi cho con bú, tôi lại ngửi thấy mùi mì tôm trong sữa, lòng đau như cắt.

Đỉnh điểm là ngày tôi đưa con đi khám về, phát hiện mẹ chồng đang tiếp khách trong nhà. Họ bàn chuyện hôn lễ của em chồng, và bà thản nhiên tuyên bố sẽ chuyển quyền sở hữu căn nhà cho em ấy. Lời nói đó như nhát dao cắt đứt mọi hy vọng cuối cùng trong tôi.

Tôi gọi chồng về, mong anh đứng về phía mình. Nhưng anh chỉ thở dài, nói: “Em gái anh cần có chỗ dựa. Chúng ta mất căn nhà này, nhưng tương lai sẽ nhẹ nhàng hơn”. Tôi nhìn anh, nhận ra rằng tình yêu và sự hy sinh của tôi chưa bao giờ được trân trọng.

Đêm đó, tôi quyết định dứt khoát. Tôi nói với anh: “Nếu anh muốn hy sinh mọi thứ cho em gái anh, vậy hãy mang cô ấy đi cùng, rời khỏi cuộc đời tôi. Tôi không thể sống như thế này thêm một ngày nào nữa”.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định ly hôn. Không chỉ vì căn nhà, mà vì tôi không thể chịu đựng một người chồng đặt trách nhiệm với gia đình anh lên trên hạnh phúc của vợ con. Tôi không muốn con gái lớn lên trong một gia đình mà mẹ phải chịu đựng, cha thì vô tâm.

Ly hôn là một quyết định đau đớn, nhưng tôi biết đó là con đường đúng đắn. Tôi phải mạnh mẽ, không chỉ vì bản thân, mà còn vì con gái. Tôi không thể để mình chìm sâu hơn trong trầm cảm hay để những tổn thương hủy hoại tương lai của hai mẹ con.

Tôi nhận ra rằng, quãng thời gian ở cữ không chỉ là lúc để hồi phục sức khỏe mà còn là giai đoạn quan trọng để bảo vệ tinh thần của bản thân. Những biến cố xảy ra khiến tôi chìm trong mệt mỏi và áp lực, nhưng cũng dạy tôi một bài học lớn: Mẹ sau sinh không chỉ cần được chăm sóc thể chất mà còn cần một môi trường tinh thần tích cực.

Tôi quyết định đặt sức khỏe và sự bình yên của mình lên hàng đầu. Tôi học cách buông bỏ những mối quan hệ gây tổn thương, tập trung vào việc chăm sóc con gái và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình ruột thịt. Mỗi ngày, tôi cố gắng giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập những bài yoga nhẹ nhàng, đọc sách về nuôi dạy con và kết nối với những người bạn đồng cảm.

Điều quan trọng nhất tôi nhận ra là, để tránh xa trầm cảm sau sinh, người mẹ cần được yêu thương và hỗ trợ, nhưng hơn hết là phải biết tự yêu thương chính mình. Tôi chọn yêu bản thân, dành thời gian để chăm sóc sức khỏe và xây dựng một môi trường an lành cho con gái. Cuộc hành trình làm mẹ không dễ dàng, nhưng tôi tin rằng, với sự bình an trong tâm hồn, tôi và con gái sẽ cùng nhau bước qua những ngày tháng hạnh phúc và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: chiminhem…[email protected]

Vì sao thời gian ở cữ lại là giai đoạn nhạy cảm khiến nhiều bà mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh?

Thời gian ở cữ là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm đối với các bà mẹ, cả về thể chất lẫn tinh thần, nên dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được chăm sóc và hỗ trợ đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

– Sự thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ trải qua sự sụt giảm đột ngột của các hormone như estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến mẹ dễ cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc thậm chí là tuyệt vọng.

– Áp lực chăm sóc con: Những bà mẹ lần đầu sinh con thường cảm thấy choáng ngợp trước việc chăm sóc em bé. Thiếu kinh nghiệm, kết hợp với việc mất ngủ và kiệt sức, có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài.

– Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình: Một số bà mẹ không nhận được sự giúp đỡ hay chia sẻ công việc từ người thân, đặc biệt là chồng, dễ cảm thấy cô đơn và áp lực. Điều này càng trở nên nghiêm trọng nếu mẹ phải đối mặt với những mâu thuẫn gia đình hoặc sự can thiệp quá mức từ người lớn tuổi.

– Kỳ vọng xã hội: Áp lực từ việc phải trở thành một “người mẹ hoàn hảo” khiến nhiều phụ nữ tự trách mình nếu không thể chăm sóc con một cách tốt nhất. Những so sánh với người khác cũng góp phần làm gia tăng cảm giác tự ti.

– Thay đổi vai trò và cuộc sống: Sự chuyển đổi từ cuộc sống trước đây sang vai trò làm mẹ có thể khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mất tự do hoặc lạc lõng. Những thay đổi này đòi hỏi sự thích nghi mà không phải ai cũng dễ dàng vượt qua.

Để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh trong thời gian ở cữ, các bà mẹ cần được quan tâm và hỗ trợ từ gia đình, được nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì giao tiếp tích cực với những người thân yêu. Đồng thời, mẹ cũng nên tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ khi cảm thấy tình trạng tâm lý bất ổn kéo dài. Hành trình làm mẹ tuy nhiều thử thách nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn khi có sự chia sẻ và đồng hành.

Chồng 4 đời vợ đến tôi là đời thứ 5. Các chị vợ cũ ai cũng khen anh hết nước hết cái nhưng khi tôi hỏi ‘vậy sao chị lại ly hôn’ thì các chị chỉ cười không nói. Mãi khi cưới xong, anh dắt tôi lên tầng cao nhất của căn biệt thự, tôi mới t:.ái m:.ặt hiểu ra lý do ….

0

Bố chồng đã qua đời từ lâu. 1 giờ sáng tôi bỗng nghe thấy tiếng động trong phòng mẹ chồng, tò mò nên qua xem rồi phải sững người khi thấy chồng mình bên trong.

Năm nay tôi 28 tuổi, là nhân viên hành chính trong một công ty, vì công việc bận rộn nên chưa gặp được đối tượng thích hợp. Sau này, vì gia đình thúc giục quá nên tôi mới đăng ký tham gia một chương trình hẹn hò và gặp được người chồng hiện tại.

Anh hơn tôi vài tuổi, khá ưa nhìn, tính cách cởi mở, dí dóm, lại còn là trưởng phòng của một công ty nên trái tim tôi đã rung rinh ngay từ lần đầu gặp anh. Anh cũng vậy và cả hai đồng ý hẹn hò với nhau. Dẫu vậy, trong lòng tôi vẫn có chút khúc mắc, tại sao anh đẹp trai, điều kiện tốt, công việc ổn định như vậy mà nhiều tuổi rồi vẫn chưa lấy vợ, phải nhờ tới chương trình hẹn hò?

Tôi từng hỏi chồng về vấn đề này, anh ấy nói vì bận phát triển sự nghiệp nên chuyện hôn nhân mới trì hoãn đến tận bây giờ. Chính bản thân tôi cũng vậy nên tôi không suy nghĩ nhiều, thậm chí cho rằng hai chúng tôi đúng là trời sinh một cặp.

Chúng tôi cứ như yêu nhau từ kiếp trước vậy, tình cảm phát triển nhanh chóng và chỉ 5 tháng sau ngày gặp mặt anh đã cầu hôn tôi. Bởi vì hai đứa đã nhiều tuổi, hai bên gia đình đều mong ngóng mà tôi cũng yêu anh thật lòng nên gật đầu đồng ý luôn.

Tân hôn chồng đòi ngủ riêng, nửa đêm nghe tiếng động bên phòng mẹ chồng, mở cửa ra tôi sợ bủn rủn chân tay - Ảnh 1.

Chúng tôi cứ như yêu nhau từ kiếp trước vậy, tình cảm phát triển nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Đám cưới được tổ chức tại một khách sạn lớn, rất lãng mạn và hoành tráng. Thậm chí, để tạo bất ngờ cho tôi, anh còn hát trong đám cưới khiến tôi vô cùng xúc động. Anh luôn như vậy, ngọt ngào và lãng mạn, luôn dành cho tôi những bất ngờ nho nhỏ.

Sau đám cưới, chúng tôi trở về nhà. Nói thật, trước khi đến với chồng, tôi chưa từng có mảnh tình vắt vai, nên đêm tân hôn chính là đêm đầu tiên của tôi.

Tôi rất hồi hộp và mong chờ đêm tân hôn, vậy mà chồng lại nói hôm nay uống rượu và tiếp khách mệt quá rồi nên không động phòng.

Nhưng đáng nói, đêm tân hôn chồng còn đòi ngủ riêng phòng.

– Hôm nay em mệt rồi, em đi ngủ sớm đi. Anh sẽ sang phòng làm việc ngủ một đêm. Khi mệt anh thường ngáy rất to, sợ ảnh hưởng tới giấc ngủ của em nên tối nay em chịu khó ngủ một mình nhé. Hôm sau anh sẽ bù cho em một đêm tân hôn đáng nhớ.

Dù có chút thất vọng nhưng tôi vẫn đồng ý. Suy cho cùng hôm nay chúng tôi đã quá mệt rồi, miễn cưỡng động phòng sợ rằng cũng không có một đêm trọn vẹn, thôi thì đành gác lại vậy.

Tắm rửa xong xuôi, tôi lên giường nằm ngủ nhưng nằm rất lâu cũng không tài nào ngủ nổi, có lẽ do lạ nhà. Đến khoảng 1 giờ sáng khi đang lim dim ngủ, tôi đột nhiên nghe thấy một âm thanh lạ, có vẻ như phát ra từ phòng của mẹ chồng.

Tân hôn chồng đòi ngủ riêng, nửa đêm nghe tiếng động bên phòng mẹ chồng, mở cửa ra tôi sợ bủn rủn chân tay - Ảnh 2.

Nghe tiếng động trong phòng mẹ chồng, tôi tò mò nên qua xem rồi sững người với cảnh bên trong. (Ảnh minh họa)

Tôi cảm thấy rất lạ, mẹ nửa đêm không ngủ còn làm gì trong phòng vậy? Thế là tôi rón rén bước đến cửa phòng của mẹ chồng, nhẹ nhàng mở cửa ra rồi bủn rủn chân tay khi chứng kiến cảnh tượng bên trong.

Chồng tôi đang nằm vật vã trên sàn nhà, anh còn tự nhét giẻ vào miệng, còn mẹ chồng ở bên cạnh đang không ngừng động viên, bảo anh phải cố gắng lên. Tôi chưa bao giờ thấy chồng đáng sợ như vậy cả, sau vài giây bị đứng hình, tôi liền chạy vào hỏi anh bị làm sao thì mẹ chồng mới thú nhận anh bị động kinh từ nhỏ, mẹ đã đưa anh đi chạy chưa nhiều nơi nhưng không được.

Ngày trước khoảng 1 tuần anh lên cơn động kinh một lần nhưng dạo gần đây tần suất nhiều hơn, khoảng 3-4 ngày một lần.

Nghĩ đêm này sẽ lên cơn nên anh mới không dám ngủ lại cùng tôi, đành qua phòng mẹ trải chiếu nằm dưới đất phòng khi lên cơn co giật sẽ có mẹ bên cạnh giúp đỡ. Đúng như dự đoán, anh lên cơn động kinh thật.

Cũng vì căn bệnh này mà không ai dám lấy anh. Mỗi lần nghe anh nhắc đến bệnh tình của mình, cô gái nào cũng sợ chạy mất dép. Sợ tôi cũng như vậy nên anh và mẹ bàn với nhau giấu nhẹm tôi chuyện này, chờ đến khi ván đã đóng thuyền rồi mới nói.

Nghe mẹ chồng nói mà tôi choáng váng, vậy hóa ra tôi bị lừa à? Tôi thất vọng triệt để về cuộc hôn nhân này. Mẹ chồng khuyên tôi nếu thật lòng thương anh thì hãy thông cảm và ở lại bên cạnh anh, nhưng cảm giác bị lừa dối đau đớn quá. Tôi có nên tha thứ cho chồng không?

Chồng đi làm xa nhưng nhà bên chồng khá khắt khe, b:ắt con dâu phải về nội trước 1 vài tháng rồi mới được về nhà ngoại. Nên ngay khi vừa sinh xong, tôi về quê nội ở cữ. Dù ngày hay đêm, chủ yếu vẫn là tôi tự xoay sở trông con. Mẹ chồng tôi mở cửa hàng tạp hóa nên bà chỉ lo ngày 3 bữa cơm. Về 1 tháng tôi có đưa mẹ chồng 5 triệu để lo tiền chợ búa thức ăn nhưng bà không cầm, ấy thế nhưng khi có ai hỏi thăm bà đều nói “đấy phải cố mà làm còn nuôi con dâu ở cữ”. Bà cũng hay than vãn việc tốn kém nhưng tôi đưa tiền lại không lấy. Hôm trước khi ra ngõ lấy bỉm sữa cho con, tôi vô tình nghe được câu chuyện mẹ nói với chị hàng xóm rồi chứng khiến cảnh tượng không ngờ… Đọc tiếp dưới bình luận

0

Chồng đi làm xa, nên sau khi sinh con xong, tôi về quê nội ở cữ, dự định cũng chỉ ở đây 1 tháng rồi về nhà ngoại. Thế nhưng mới ở được 2 tuần, có người đến thăm mẹ chồng tôi đã kể lể phải cố kiếm tiền “nuôi con dâu” mới đẻ. Nghe xong tôi chỉ muốn bế con về thẳng nhà ngoại.

Chồng tôi là bộ đội, công tác xa nhà, ngày tôi sinh con anh cũng chỉ xin về được vài ngày rồi lại đi công tác tiếp. Vợ chồng tôi vẫn thuê nhà ở thành phố, nên quyết định về quê ở cữ. Như tâm lý của bao người phụ nữ khác, đương nhiên tôi muốn về nhà ngoại ở cữ. Bố mẹ tôi sống 1 mình ở quê, đã về hưu nên có nhiều thời gian rảnh chăm sóc mẹ con tôi. Thế nhưng nhà bên chồng tôi khá khắt khe, bắt con dâu phải về nội trước 1 vài tháng rồi mới được về nhà ngoại.

 

Con dâu về quê ở cữ, mẹ chồng kể công khắp họ phải nuôi con dâu, cháu nội-1

Tôi mệt mỏi khi ở cữ cùng mẹ chồng (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Tôi bàn với chồng sẽ về nhà nội tầm 1 tháng, đầy tháng con xong thì về ngoại ở nốt thời gian nghỉ thai sản cho đến khi đi làm lại. Thế nhưng mới về được 2 tuần, tôi đã thấy mẹ chồng kêu ca đủ thứ. Dù ngày hay đêm thì chủ yếu vẫn là tôi tự xoay sở trông con, bà chỉ lo ngày 3 bữa cơm. Về 1 tháng nên tôi có đưa mẹ chồng 5 triệu để lo tiền chợ búa thức ăn nhưng bà không cầm. Mẹ chồng tôi có một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Ai vào mua hàng bà cũng nói “đấy phải cố mà làm còn nuôi con dâu ở cữ”. Bà cũng hay than vãn việc tốn kém nhưng tôi đưa tiền lại không lấy.

Tôi thấy vô cùng khó chịu, mới về được vài ngày, mà mẹ chồng đã khó chịu, tiếc tiền, kể công phải “nuôi con dâu”. Vì mẹ chồng không cầm tiền nên tôi vẫn tự gọi ship thịt cá, đồ ăn về hàng ngày. Mọi khoản tiền bỉm sữa của con cũng do tôi mua, tôi không hiểu sao bà có thể đi kể với mọi người là phải “nuôi con dâu” được. Tôi chỉ mong nhanh hết 1 tháng để về nhà ngoại.

Tuần nào bố mẹ đ:ẻ cũng gửi thức ăn, vợ chồng tôi hí hửng, cho đến ngày chị dâu tới và tiết lộ một chuyện khiến tôi chao đảo … Con xin lỗi …

0

Những lời chị dâu nói quá thẳng thừng nhưng rất đúng làm tôi tỉnh ngộ.

Chồng tôi rất khôn khéo, cứ lúc nào sắp hết đồ ăn là anh ấy lại gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà ngoại. Rồi khen những đồ mẹ gửi lên rất tươi ngon, vì là hàng quý nên phải ăn tiết kiệm. Lo các con ăn kham khổ, mẹ tôi bảo cứ ăn thoải mái đi, hết lại gửi tiếp.

Thứ 7 vừa rồi, mẹ tôi gửi cho bao đồ, nào là gạo, cá tôm khô, các loại rau và cả 7kg thịt thơm ngon. Suốt 3 năm nay, tháng nào cũng được bà ngoại cung cấp đồ tươi ngon lên cho, thế là vợ chồng tôi tiết kiệm được một khoản kha khá.

Ngày hôm qua, chị dâu đến chơi và mua rất nhiều quà cho các con tôi. Lúc chị chuẩn bị ra về, tôi định lấy 3 cân thịt mẹ gửi chia cho chị dâu ít. Chồng tôi chạy lại nói nhỏ là cho chị ấy 1kg thôi, cho nhiều cuối tháng bà ngoại chưa gửi lên thì đói mất. Nghe chồng nói cũng phải nên tôi đưa biếu chị 1kg thịt.

Chị không nhận thịt mà lại đi vào mở tủ lạnh của chúng tôi ra kiểm tra. Sau đó chị giận dữ kéo tôi ra ngoài đường hỏi chuyện. Chị bảo mẹ thì đau chân không làm được gì, bố 70 tuổi rồi còn phải đi làm thợ xây. Tháng nào anh chị cũng gửi 3 triệu biếu ông bà. Thế mà các em lại bắt bố mẹ gửi đồ ăn lên cho là sao?

Để có những đồ gửi cho các em, mẹ phải lết chân đau ra chợ mua đồ. Rồi bố phải nghỉ làm nửa buổi để chờ xe khách gửi đi.

Tuần nào bố mẹ cũng gửi thức ăn cho, vợ chồng tôi hí hửng mừng vui, cho đến ngày chị dâu tới và tiết lộ một chuyện khiến tôi chao đảo-1

Bây giờ các em đi làm, kiếm được tiền rồi, không gửi về cho bố mẹ thì thôi, thế mà còn tìm cách bòn rút từng chút một. Mà tại sao lúc nào cũng là nhà ngoại gửi đồ, nhà nội có điều kiện thế, sao không bảo gửi cho. Chị bảo tôi phải khôn lên đừng để cho bố mẹ thiệt thòi quá.

Những lời chị dâu nói quá thẳng thừng nhưng rất đúng làm tôi tỉnh ngộ. Khi chị đi rồi, tôi quay lại nhà và chồng tôi hỏi hai chị em nói chuyện gì mà lâu thế?

Tôi không kể lại mọi chuyện mà khuyên chồng nên rút 10 triệu biếu ông bà ngoại. Bởi sức khỏe của mẹ yếu không làm ra tiền. Anh trợn tròn mắt rồi mắng đây không thừa tiền, biếu gì mà biếu.

Tôi không biết phải thuyết phục chồng thế nào, để anh ấy chịu rút tiền trong tài khoản biếu bố mẹ đây? Càng nghĩ tôi càng thương bố mẹ tôi quá.

Chồng tôi có 1 cậu em trai mặt mày sáng sủa, công ăn việc làm ổn định. Thế nhưng năm nay đã ngoài 30 mà chú ấy chưa từng ra mắt bạn gái với gia đình, thậm chí nhiều lần mẹ chông tôi gặng gỏi có phải chú thuộc cộng đồng L:G:B:T hay không? Mỗi lần giới thiệu đối tượng cho em trai chồng gặp mặt, thì chú ấy đều gạt đi: “Em muốn xây dựng sự nghiệp trước, lập gia đình sau. Với cả, bây giờ xu hướng kết hôn muộn mà, em mới 30 tuổi, đàn ông tuổi này chưa lấy vợ là bình thường mà”. Vậy mà năm ngoái, em thông báo đã có bạn gái, sắp đưa về quê ra mắt gia đình. Cả nhà tôi ai cũng mừng. Bố mẹ chồng hớn hở gọi điện, thúc giục vợ chồng tôi sắp xếp thời gian về quê để gặp mặt em dâu tương lai, làm tiệc. Mẹ chồng cứ nhắc mãi: “Mẹ chờ ngày này lâu lắm rồi, cuối cùng nó cũng chịu đưa bạn gái về ra mắt. Không biết cô gái đó thế nào, mẹ hỏi mãi mà nó không nói, chỉ bảo rằng khi gặp mặt sẽ thưa chuyện sau” Thế nhưng khi bạn gái của em trai xuất hiện, cả nhà tôi đều “hóa đá”…

0

Khi bạn gái của em trai xuất hiện, cả nhà tôi đều “hóa đá”. Bởi bạn gái của em trai là một người phụ nữ góa chồng, không những vậy còn hơn em trai tôi những 10 tuổi, có một đứa con riêng do nhà chồng cũ nuôi dưỡng.

Cả hai vợ chồng đều làm việc tại thành phố và cuộc sống của chúng tôi tương đối đủ đầy, hạnh phúc. Gia đình chồng tôi sống ở nông thôn, và anh còn có một người em trai.

Đến tuổi 30, em vẫn chưa đưa  ai về ra mắt gia đình khiến bố mẹ chồng tôi rất lo lắng, suốt ngày thúc giục em kết hôn, còn bảo vợ chồng tôi kiếm mối tốt giới thiệu cho em. Tuy nhiên, mỗi lần giới thiệu đối tượng cho em trai chồng gặp mặt, em đều gạt đi:

– Em muốn xây dựng sự nghiệp trước, lập gia đình sau. Với cả, bây giờ xu hướng kết hôn muộn mà, em mới 30 tuổi, đàn ông tuổi này chưa lấy vợ là bình thường mà.

Nói mãi em không nghe, vợ chồng tôi cũng đành bó tay.

Làm mối cho em trai mãi mà em không chịu, vợ chồng tôi đành bó tay. (Ảnh minh họa)

Làm mối cho em trai mãi mà em không chịu, vợ chồng tôi đành bó tay. (Ảnh minh họa)

Vậy mà năm ngoái, em thông báo đã có bạn gái, sắp đưa về quê ra mắt gia đình. Cả nhà tôi ai cũng mừng. Bố mẹ chồng hớn hở gọi điện, thúc giục vợ chồng tôi sắp xếp thời gian về quê để gặp mặt em dâu tương lai, làm tiệc.

Hôm đó, tôi và mẹ chồng cùng nhau đi chợ từ sớm để chuẩn bị cơm nước đón tiếp bạn gái của em trai chồng. Trong lúc chuẩn bị, mẹ chồng cứ nhắc mãi:

– Mẹ chờ ngày này lâu lắm rồi, cuối cùng nó cũng chịu đưa bạn gái về ra mắt. Không biết cô gái đó thế nào, mẹ hỏi mãi mà nó không nói, chỉ bảo rằng khi gặp mặt sẽ thưa chuyện sau.

Nghe mẹ nói luôn miệng, tôi cũng mừng cho bà. Lâu lắm rồi, tôi không thấy mẹ chồng vui như vậy.

Thế nhưng khi bạn gái của em trai xuất hiện, cả nhà tôi đều “hóa đá”. Bởi bạn gái của em trai là một người phụ nữ góa chồng, không những vậy còn hơn em trai tôi những 10 tuổi, có một đứa con riêng do nhà chồng cũ nuôi dưỡng.

Bố mẹ chồng tôi sốc lắm, kiên quyết phản đối mối quan hệ này, phần vì bố mẹ sợ hai người khó hòa hợp do cách biệt tuổi tác, phần vì bố mẹ lo người phụ nữ đó lớn tuổi rồi thì sẽ khó sinh con. Còn tôi, tuy kinh ngạc nhưng tư tưởng thoáng hơn nhiều. Với tôi, gia cảnh hay tuổi tác đều không quan trọng, quan trọng là hai người tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, thế là đủ rồi.

Ngày em trai đưa bạn gái về nhà ra mắt, cả nhà tôi hóa đá. (Ảnh minh họa)

Ngày em trai đưa bạn gái về nhà ra mắt, cả nhà tôi hóa đá. (Ảnh minh họa)

Thấy em trai chồng và người phụ nữ đó thật lòng thật dạ với nhau, tôi và chồng sau đó đã giúp em khuyên nhủ bố mẹ. Sau một thời gian, bố mẹ tôi cũng chịu cho hai người bên nhau và dặn dò:

– Thôi vậy, kết hôn sẽ có đôi có cặp, hai người quan tâm chăm sóc lẫn nhau vẫn tốt hơn là sống độc thân. Bố mẹ chỉ mong hai đứa sau này yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, có chuyện gì thì cùng nhau bàn bạc. Con riêng tuy không sống cùng nhưng cũng phải thăm nom, không được đối xử tệ bạc với đứa nhỏ.

Sau khi kết hôn, vợ chồng em trai vẫn ở chung nhà với bố mẹ chồng tôi. Ban đầu, mẹ chồng tỏ vẻ ngại ngùng, ít tiếp xúc và nói chuyện với nàng dâu này. Nhưng sau đó, mẹ thường xuyên gọi điện cho tôi, khoe về nàng dâu út. Qua lời mẹ, em dâu là người hiền lành, chịu thương chịu khó, sống biết trên biết dưới. Nghe mẹ nói vậy, tôi cũng yên lòng và mừng cho em trai, cho bố mẹ chồng.

Chỉ 3 tháng sau khi kết hôn, em dâu đã mang thai đôi, gia đình tôi càng mừng hơn. Nhưng ẩn sau đó là những nỗi lo, bởi mang thai ngoài tuổi 40 đâu dễ dàng, đã vậy em còn mang thai đôi nữa.

Dù được chồng và mẹ chồng tôi chăm sóc chu đáo, nhưng quá trình mang thai và sinh nở của em dâu không mấy suôn sẻ. Sau một thời gian vật vã với cơn đau đẻ, em được chỉ định sinh mổ. Khoảnh khắc 2 đứa trẻ khóc chào đời, em trai chồng cười lớn vì cuối cùng cũng được lên chức bố, còn mẹ chồng tôi bật khóc vì hạnh phúc.

Lúc bố ốm 3 anh em tôi đều bận không về được, đến khi ông qua đời, chúng tôi kéo nhau đi nhận 2,8 tỷ đồng tiền đền bù đáp. Đã định 2 anh mỗi người 1 tỷ còn tôi là con gái út thì 800 nhưng trưởng thôn đến và mang theo tờ giấy, cả 3 anh em nhận trái đắng…

0

Ông Lâm, một người đàn ông hiền lành và tận tụy, từng được cả làng ngưỡng mộ vì sự hy sinh cho gia đình. Vợ ông mất sớm khi ba người con – hai trai, một gái – còn nhỏ. Từ đó, ông vừa làm cha, vừa làm mẹ, làm đủ mọi nghề để nuôi con.

Ông Lâm luôn tự hào vì con cái của mình đều chăm ngoan, học giỏi. Nhờ sự nỗ lực của ông, cả ba người đều có cơ hội lên thành phố học đại học và lập nghiệp. Ai cũng nghĩ rằng ông Lâm sẽ có tuổi già sung túc, được các con báo hiếu. Nhưng thực tế không phải vậy.

Khi các con lập gia đình và ổn định trên thành phố, ông Lâm quyết định lên ở với người con trai cả. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa ông và con dâu khiến cuộc sống trở nên ngột ngạt. Không muốn gây phiền toái, ông chuyển sang sống với con trai út. Nhưng tại đây, mọi chuyện cũng chẳng khá hơn.

Có thể là hình ảnh về 3 người, tiền và văn bản

Cuối cùng, ông trở về ngôi nhà cũ ở quê, sống một mình. Ban đầu, cô con gái út thường xuyên về thăm ông, nhưng rồi công việc và gia đình riêng khiến cô ít ghé qua. Cuộc sống của ông Lâm cứ thế trôi qua trong sự lặng lẽ.

Ngày ngày, ông nhặt ve chai để kiếm sống, không hề đòi hỏi hay trách móc gì các con. Hàng xóm thương tình thi thoảng qua thăm, nhưng người gắn bó và giúp đỡ ông nhiều nhất lại là Mai – cô bé nhà bên, người xem ông như một người ông thực sự.

Một ngày nọ, trên đường đi nhặt ve chai, ông Lâm không may bị trượt chân ngã. Mai là người đầu tiên phát hiện, nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện. Cô gái trẻ còn lo liệu toàn bộ thủ tục nhập viện và liên lạc với các con của ông. Nhưng phản hồi nhận được khiến Mai không khỏi chạnh lòng:

“Công việc bọn con bận lắm, không về được. Nhờ cháu chăm sóc giúp bác nhé.”

Suốt ba tháng ông Lâm nằm viện, Mai tận tình chăm sóc như người thân ruột thịt. Khi viện phí cần thanh toán, ba người con ông Lâm mới lật đật về, nhưng không phải để giúp, mà để tranh cãi xem ai sẽ trả tiền. Cuối cùng, họ rời đi, để lại mọi trách nhiệm cho Mai.

Sau khi xuất viện, ông Lâm tiếp tục sống dưới sự chăm sóc của Mai. Nhận thấy tấm lòng chân thành của cô gái, ông Lâm quyết định viết di chúc. Năm 2023, khi biết mảnh đất mình đang ở thuộc diện quy hoạch với số tiền đền bù lên đến 2 tỷ đồng, ông quyết định để lại toàn bộ số tiền cho Mai.

Để tránh tranh chấp, ông mời trưởng thôn và một luật sư đến chứng kiến, lập di chúc rõ ràng. Ông nói:

“Người ruột thịt không phải lúc nào cũng là gia đình. Gia đình là những ai yêu thương và quan tâm đến ta thực sự.”

Đầu năm 2024, ông Lâm qua đời vì tuổi già sức yếu. Ba người con nhận được tin liền vội vàng trở về, nhưng không phải để lo ma chay, mà để tính toán tài sản. Họ dự định chia 2 tỷ đồng tiền đền bù như sau: 800 triệu cho con trai cả, 800 triệu cho con trai út, và 400 triệu cho cô em gái.

Tuy nhiên, khi họ đến trưởng thôn để làm thủ tục nhận tiền, ông trưởng thôn thông báo:

“Số tiền này đã được ông Lâm để lại cho Mai, cô bé hàng xóm.”

Sững sờ và tức giận, ba người con lập tức kiện Mai ra tòa, cho rằng cô đã lợi dụng lòng tin của ông Lâm để chiếm đoạt tài sản. Nhưng sau khi điều tra kỹ lưỡng, tòa án khẳng định bản di chúc là hoàn toàn hợp pháp.

Mai chia sẻ rằng cô giúp đỡ ông Lâm không phải vì số tiền đền bù. Cô chỉ muốn báo đáp ông vì năm xưa, ông từng cứu cô thoát khỏi dòng nước lũ. Khi nhận được số tiền thừa kế, Mai không giữ lại cho mình mà lập một quỹ hỗ trợ người già neo đơn trong xã, đúng như tâm nguyện của ông Lâm:

“Những ai cần giúp đỡ sẽ luôn có nơi để dựa vào.”

Câu chuyện của ông Lâm khiến cả làng phải suy ngẫm. Gia đình không chỉ là mối quan hệ máu mủ, mà còn là tình yêu thương và sự sẻ chia thật lòng.

Khi vừa tròn 26 tuổi, tôi bước vào một cuộc hôn nhân tưởng chừng như trọn vẹn hạnh phúc… Thương bố mẹ chồng đã có tuổi lại chẳng còn con cái gì, tôi cũng chỉ có một mình nên cuối cùng, tôi thay chồng làm tròn chữ hiếu, ở lại phụng dưỡng, coi họ như bố mẹ r;;uột. Suốt 10 năm, gia đình 3 người chúng tôi sống hòa hợp đến mức chưa 1 lần to tiếng xích mích. Cứ tưởng cuộc sống bình lặng như thế nhưng rồi tình cờ, tôi gặp lại người yêu cũ sau nhiều năm bặt vô âm tín, anh đã ly hôn vợ được 3 năm và cũng cô đơn 1 mình. Thi thoảng chúng tôi hỏi chuyện nhau như những người bạn rồi đi cà phê, mua sắm cho khuây khỏa. Tôi chưa từng kể chuyện này với mẹ chồng nhưng chẳng hiểu sao bà lại biết để rồi đến đúng ngày tôi bước sang tuổi 36, ông bà bất ngờ tặng 1 ‘món quà sinh nhật’ khiến tôi chân tay r;;un r;;ẩy, bàng hoàng không nói được thành lời …

0

Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.

Tôi là đàn bà góa chồng từ năm 26 tuổi, đến nay tôi đã 36 tuổi. Sau khi chồng sớm, nhiều người khuyên tôi nên dọn ra ngoài sống riêng để tự do thoải mái hơn. Nhưng tôi có sống một mình thì cũng chẳng có cha mẹ họ hàng gì, tôi vốn là trẻ mồ côi. Cũng vì tôi thương bố mẹ chồng đã lớn tuổi lủi thủi một mình không con cái chăm sóc. Dù sao tôi cũng xem họ là bố mẹ ruột của mình.

Suốt 10 năm, tôi sống với bố mẹ chồng rất hòa hợp, chưa từng lớn tiếng với nhau. Thấy tôi một mực đi bước nữa, mẹ chồng tôi thủ thỉ: “Thôi con vậy cũng đã trọn nghĩa với bố mẹ, lâu quá rồi, hay là con đi tìm người nào phù hợp để nương tựa”. Nhưng tôi im lặng như một lời từ chối. Vì tôi thấy mình có lỗi khi để ông bà già cả sống đơn chiếc hương khói cho con trai đã mất sớm.

Thời gian gần đây, tôi gặp lại người yêu cũ. Anh ly hôn vợ đã 3 năm. Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.
Chồng mất tôi ở vậy thủ tiết 10 năm chăm bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà sinh nhật’ khiến tôi chân tay run rẩy - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet

Hôm đó là sinh nhật của tôi. Mọi năm, tôi cùng bố mẹ chồng ăn một bữa cơm vui vẻ. Nhưng lần này, mẹ chồng tôi lại hẹn tôi đến một nhà hàng. Đến nơi, tôi ngỡ ngàng tới mức tay chân run rẩy khi thấy chỉ có người yêu cũ của mình ở đó. Anh trông chẳng có gì ngại ngần như đã được sắp xếp từ trước. Dù sao anh cũng đã đến, tôi đành dùng bữa với anh. Khi ăn xuống xong, anh ngỏ lời muốn quay lại với tôi, muốn cho tôi một chỗ dựa.

Khi tôi về nhà, bố mẹ chồng vẫn thức đợi tôi ở phòng khách. Họ ôn tồn nói đã đến lúc họ phải lo cho tôi có một gia đình khác, để con trai ở nơi suối vàng cũng có thể yên tâm. Tôi phải sống cho mình, đừng chôn thân ở bên ông bà già như họ nữa.

Tôi thật sự khó nghĩ. Thời gian qua, tôi xem bố mẹ chồng như người thân, vừa yêu thương vừa có trách nhiệm. Tôi muốn chăm sóc ông bà thật tốt, như báo hiếu thay cho chồng mình, cũng là làm tròn nghĩa con cái. Nếu tôi đi bước nữa thì ai lo cho ông bà đây?

Còn chuyện với người yêu cũ, dù tôi cũng có tình cảm nhưng chưa đủ chín muồi. Có lẽ tôi cần thời gian nhiều hơn, hoặc là cần suy nghĩ thêm. Tôi nên cho mình thời gian và cho anh ấy một cơ hội phải không?