Tôi nhìn kĩ động tác của đứa trẻ khi được bà bưng bát cơm nóng vào phòng.
Tôi lấy chồng là con trai trưởng trong gia đình, dưới chồng tôi còn một cô em nữa nhưng gia đình định cư bên Mỹ thỉnh thoảng mới về thăm. Bố chồng lại mất sớm, chính vì thế dù gia đình có điều kiện nhưng chồng tôi vẫn nhất quyết đón mẹ chồng về ở chung chứ không mua cho bà một căn hộ khác. Tôi thì cũng không thích cảnh sống chung với mẹ chồng nhưng ý chồng đã quyết nên tôi cũng thành làm theo.
Cũng vì sống chung nên cách tốt nhất để không phải cãi nhau là tôi tránh tuyệt đối tiếp xúc nhiều nhất có thể. Ấy vậy nhưng nhiều việc bà làm trong nhà vẫn khiến tôi cảm thấy không thoải mái chút nào.
Nhà tôi có hai đứa trẻ, 1 đứa đang học cấp 2 và 1 đứa đang học tiểu học. Có lẽ cũng chính vì có bà nội ở nhà nên chúng bắt đầu trở nên hư hơn, lúc nào cũng phản kháng lại mẹ vì được bà chiều chuộng. Nhiều lúc tôi cũng phải ra mặt nói thẳng với mẹ chồng không được chiều cháu vì như thế tôi rất khó dạy dỗ con.
Ảnh minh họa
Thế nhưng có lẽ bà vẫn bỏ ra ngoài tai những lời tôi nói hoặc những lúc chồng có ở nhà thì sẽ lớn tiếng nói “Hay là tôi ra ở riêng để chị cảm thấy dễ chịu hơn”. Sợ mất điểm trước chồng nên tôi đành câm lặng không nói gì nữa nhưng cũng không biết phải làm thế nào để giáo dục những đứa con đang tuổi lớn của mình. Cho đến khi tôi bất ngờ phát hiện ra một sự việc lớn, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều.
Đó là đợt vừa rồi khi cậu con trai lớn của tôi lao vào những ngày tháng ôn thi cuối kì để chuẩn bị chuyển cấp, vì vậy con đi học nhiều hơn. Thậm chí sau khi đi học thêm ở ngoài về tới nhà đã 10h tối lại tiếp tục ngồi ôn tập bài vở. Thế nhưng khoảng thời gian ấy tôi lại không hề hay biết gì vì đúng lúc công ty tôi làm việc cũng gặp trục trặc đơn hàng ở nước ngoài phải xử lý cả ngày, có khi đến tối mới về đến nhà.
Chính vì thế tôi cũng quên mất đi việc phải chuẩn bị đồ ăn khuya cho con khỏi đói mà chỉ thấy rằng đêm nào mẹ chồng tôi cũng bưng vào phòng cho cháu 1 bát cơm trắng. Thấy vậy tôi cũng không hài lòng mà nói rằng “khuya rồi không nên ăn cơm trắng mà chỉ nên ăn nhẹ như hoa quả hoặc sữa thôi mẹ. Mẹ làm thế không tốt cho sức khỏe của cháu”.
Ảnh minh họa
Nói xong tôi cũng lên giường đi ngủ mà không để ý gì nhiều nữa. Thế nhưng có điều khiến tôi dần dần cảm thấy nghi ngờ rằng đứa con ngày thường của tôi thường không mấy háo hức với việc ăn cơm mà sao nay bà mang cơm vào phòng lúc 22h đêm mà ngày nào nó cũng chén sạch sẽ. Chẳng có nhẽ con đói tới mức đó sao? Lâu dần tôi cảm thấy làm lạ vì thói quen này của mẹ chồng và con trai, chính vì thế tôi quyết định tìm hiểu sự việc một chút.
Buổi tối ngày hôm đó cũng theo thường lệ tôi thấy bà lấy bát cơm trắng để phần cho cháu vào trong tủ lạnh vào bữa tối. Sau khi dọn dẹp xong tôi cũng giả vờ vào phòng ngủ như thường nhưng sau đó lại lén lút quan sát từ phía sau. Tôi thấy mẹ chồng lấy bát cơm ra cho vào lò vi sóng và quay nóng trước khi bưng vào cho cháu nội, sự việc cũng không có gì quá kì lạ.
Tôi không lên tiếng gì cả mà quyết định đi theo bà tiến gần đến cửa phòng con trai, và có lẽ những điều tôi nhìn thấy sau đó khiến bản thân đã phải suy nghĩ rất nhiều. Qua khe cửa phòng con trai tôi thấy được mẹ chồng bưng bát cơm trắng đến cho cháu trai và đứa trẻ hạnh phúc vô cùng. Đứa trẻ đón lấy, cầm đôi đũa đảo nhẹ cơm từ đáy bát ra để lộ 1 chiếc xúc xích – món ăn mà đứa bé thích nhất.
Ảnh minh họa
Người bà ân cần ngồi dỗ dành đứa trẻ ăn nhanh cho hết bát để sau đó còn học nốt bài. Thoạt đầu tôi khá là giận mẹ chồng vì mang cho cháu ăn xúc xích, món mà tôi vẫn cấm những đứa trẻ không được ăn vì không hề mang lại lợi ích sức khỏe gì nhưng sau đó, chính nụ cười hồn nhiên, vui tươi của con trai đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ.
Chưa bao giờ con ngồi ăn cơm với tôi mà lại cười vui đến vậy nhưng với bát cơm trắng và 1 cây xúc xích của bà nội lại khiến đứa trẻ vui đến lạ thường. Trở về phòng ngủ, tôi rưng rưng nước mắt vì có lẽ bao lâu qua tôi đã chưa quan tâm đến các con để những đứa trẻ dần trở nên xa cách, với chúng bà nội mới là người đem lại cảm giác yêu thương mà tôi lại còn từng có ý định “tước” đi của chúng.
Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên không phải bất kì những việc gì ông bà nuông chiều cháu đều “gắn mác” làm hư đứa trẻ mà điều này cần phải được sự cân nhắc cẩn trọng và suy tính kĩ càng. Hãy đứng từ phương diện của một đứa trẻ để hiểu thêm những mong muốn của chúng khi được bố mẹ hay ông bà chăm sóc thì sẽ khác nhau như thế nào.
Nhu cầu của trẻ trong cuộc sống có bố mẹ và ông bà là gì? Chúng cần tình yêu thương và chăm sóc từ tất cả các thành viên trong gia đình hơn là một cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng thiếu đi tình yêu thương.
Từ đó thế hệ trẻ và những thế hệ lớn tuổi cần có sự dung hòa trong những cách giáo dục con nhỏ để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho tương lai của chúng.