Home Blog Page 448

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫy xe đi để điều tiết giao thông liệu có bị phạt nguội?

0

Nhiều trường hợp, người dân đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT vẫy đi để tránh tắc đường, không ít người lo ngại bị phạt nguội khi đoạn đường đó gắn camera giao thông.

Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho mình cùng những người khác. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, người dân vượt đèn đỏ nhưng không vi phạm, không bị xử phạt hành chính.

Trong đó, trường hợp được nhiều người quan tâm nhất là khi dừng đèn đỏ, CSGT vẫy đi thì liệu có bị phạt nguội không?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội? - Ảnh 1.

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi không phạt nguội. 

Có nhiều trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp này, người điều khiển nghe hiệu lệnh của CSGT sẽ không bị coi là hành vi phượt đèn đỏ. Thứ tự mà người lái xe cần nghe theo khi trên đoạn đường có nhiều chỉ dẫn cùng hiệu lực bao gồm:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu

Hiệu lệnh của biển báo hiệu

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Ngoài ra, trường hợp đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển. Cụ thể, khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:

– Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay

Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

3 vị trí đặt cây kim tiền hút lộc tốt nhất trong nhà: 1 vị trí đại kỵ tán lộc nhớ tránh xa

0

Các vị trí đặt cây kim tiền cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Hãy tham khảo 3 vị trí tốt nhất để mang đến nhiều tài lộc

Cây kim tiền không chỉ là cây cảnh để bàn, trang trí trong phòng làm việc, phòng khách mà còn là cây mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các vị trí đặt cây kim tiền cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Hãy tham khảo 3 vị trí tốt nhất để mang đến nhiều tài lộc

Đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng

Vị trí đầu tiên thích hợp để đặt Cây kim tiền đó là những nơi hứng được nhiều ánh sáng như cửa sổ hay ban công. Cây kim tiền có đặc điểm đó là thân phình to, to khỏe ở dưới gốc cây. Trên mặt đất cây không có thân chính mà mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ hơn.

Đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng

Đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng

Cây kim tiền được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và tiền tài trong cuộc sống. Vì vậy cây kim tiền thường được đặt trong phòng làm việc, phòng khách hay công sở. Để cây phát triển tốt, bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng. Nếu đặt trong phòng, thỉnh thoảng bạn nên đem cây ra phơi nắng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 4 – 5 giờ sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn và không bị sốc nhiệt độ.

Đặt cây kim tiền trên bàn làm việc

Đặt cây kim tiền trên bàn làm việcMột vị trí đặt cây kim tiền nữa mà bạn có thể đặt cây trên bàn làm việc. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy thì cây kim tiền còn có tác dụng làm sạch và thanh lọc không khí. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có hại như xylen, benzen,… sẽ được cây kim tiền hút hết, trả lại không khí trong lành cho con người.

Đặc điểm của cây kim tiền đó là dễ chăm sóc, thân to khỏe, không cần cầu kỳ. Vì vậy bạn có thể đặt một chậu cây kim tiền trên bàn làm việc để thanh lọc không khí, có không gian làm việc trong lành và sẽ mang lại nhiều ý tưởng trong công việc, vạn sự đều hanh thông, suôn sẻ.

Đặt cây kim tiền trong phòng khách

Một ví trí đáng để lưu tâm nữa bạn có thể đặt cây kim tiền đó là trong phòng khách. Phòng khách là vị trí trung tâm của mỗi gia đình, nơi mọi người nói chuyện và cũng là nơi tiếp khách khứa của gia đình. Đây là vị trí phù hợp để đặt cây kim tiền bởi sẽ cải thiện tốt phong thủy trong gia đình của bạn.

Trong số các loại cây cảnh thì cây kim tiền được coi là cây Phát Tài. Chữ Kim trong cây kim tiền có nghĩa là Phú quý, có tác dụng chiêu tài lộc rất tốt. Vì vậy đây cũng là cây được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng trong dịp khai trương cửa hàng, tặng đối tác trong dịp lễ hay ngày tế. Điều tuyệt vời nhất khi trồng Cây kim tiền đó là khi chúng ra hoa đại diện cho sự may mắn. Người ta quan niệm cây kim tiền nở hoa mang rất nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Đặt cây kim tiền trong phòng khách

Đặt cây kim tiền trong phòng khách

Trong phòng khách, nếu bạn muốn đặt cây kim tiền nên đặt ở cung phía Đông – quẻ chấn – ngũ hành thuộc mộc hoặc cung Đông Nam – quẻ tốn – mộc là cung tài lộc. Tuyệt đối không nên đặt kim tiền trong phòng ngủ. Đối với sảnh nhà, có thể đặt cây này nhưng nên có bệ cao, gần cửa ra vào. Đây là các hướng tốt, nằm ở cung tài lộc, do đó vị trí đặt cây kim tiền ở trong văn phòng như trên sẽ kích thích cung tài lộc để mang đến nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ.

Đặc biệt lưu ý, khi đặt cây kim tiền trong phòng khách đó là tránh đặt cây đối diện cửa. Bởi trong phong thủy thì đây là điều cấm kỵ, vị trí này sẽ gây hao tán tài lộc, tiền tài và phản ý nghĩa của cây kim tiền khi đặt trong phòng khách.

Từ hôm nay: Đi xe máy điện có cần dùng Giấy phép lái xe? Không có bị ph-ạt thế nào?

0

Đi xe máy điện có cần dùng giấy phép lái xe?

Một mẫu xe máy điện trên thị trường. Ảnh: Xuyên Đông

Bạn đọc Hoàng Thị Hằng ở Hưng Yên hỏi: “Tôi có con gái 19 tuổi. Hiện cháu đang đi học trung cấp cách nhà 20 km. Con tôi chưa có giấy phép lái xe. Vậy tôi mua xe máy điện, con tôi có thể lái xe khi chưa có bằng không?”.

Trả lời vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thu Trang – Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long – cho biết, theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Về giấy phép lái xe các hạng, Điều 59 Luật giao thông đường bộ quy định

Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

Giấy phép lái xe hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Trong đó, Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP giải thích, xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 04 kW, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h.

Đối chiếu theo các quy định trên, pháp luật chỉ bắt buộc phải có bằng lái xe đối với các loại xe mô tô, xe máy chạy bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên (các dòng xe máy chạy bằng xăng).

Do đó, xe máy điện có công suất dưới 50 km/h thì không cần có giấy phép lái xe. Chị Hằng có thể chọn mua loại xe máy điện này cho con gái để tham gia giao thông.

Mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn mới nhất

0

Khi mua bảo hiểm xe máy, khách hàng sẽ được đền bù nếu như xảy ra tai nạn mà gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Tôi muốn hỏi mức bồi thường của công ty bảo hiểm khi tôi đi xe máy gây tai nạn hiện nay là bao nhiêu? Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm gồm những giấy tờ gì?_Bảo Lâm(Hà Nội)

 

Chào anh, Ban biên tập xin giả đáp như sau:

1. Bảo hiểm xe máy bắt buộc là gì? Mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn mới nhất

Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy): Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn như sau:

Mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng:

– Số tiền bồi thường bảo hiểm cụ thể được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án (nếu có) nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định.

– Theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.(Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)

Đồng thời, tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức bồi thường được xác định cụ thể như sau:

+ Bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người với trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật.

+ Bồi thường theo mức độ thương tật:

Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm

Lưu ý: Nếu lỗi hoàn toàn do bên thứ ba thì công ty bảo hiểm chỉ bồi thường với tối đa bằng 50% mức quy định.

Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Phụ lục VI)

Mức bồi thường về tài sản:

– Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản do xe máy gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.(Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).

Như vậy, theo quy định trên thì có 02 mức bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn là mức bồi thường về sức khỏe, tính mạng và mức bồi thường về tài sản. Đồng thời, mức bồi thường tối đa cho một người trong một vụ tai nạn do xe máy gây ra là 150 triệu đồng về sức khỏe, tính mạng và 50 triệu đồng về tài sản. Tuy nhiên, mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

2. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe máy gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xe máy gây tai nạn gồm những giấy tờ sau:

(1) Văn bản yêu cầu bồi thường.

(2) Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):

– Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).

– Giấy phép lái xe.

– Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

– Giấy chứng nhận thương tích.

– Hồ sơ bệnh án.

– Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.

(4) Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:

– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).

– Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

(5) Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.

(6) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

(7) Quyết định của Tòa án (nếu có).

Lưu ý:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại (1)(2)(3), (4) và (7).

– Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại (5) và (6).

Như vậy, hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên để chứng minh thiệt hại, xác định trách nhiệm và thực hiện bồi thường theo quy định.

Hứa Lê Huy

Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không?

0

Khi tham gia giao thông, không ít người dù vô tình hay cố ý đã thực hiện hành vi vượt đèn đỏ. Điều này không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu: cái lý hay cái tình? | Thảo  Luận Chung | Otosaigon

Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không?

1. Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không?

Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

2. Thấy xe cứu thương khi đang dừng đèn đỏ thì có nhường đường không?

Căn cứ Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe:

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo quy định trên thì cho dù tất cả mọi người có đang đứng chờ đèn đỏ mà nghe được tín hiệu phát ra từ xe cứu thương thì phải di chuyển xe sang 2 bên đường để nhường đường cho xe cứu thương được đi.

3. Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 3 và Khoản 11 Điều 5 Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không

Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có bị phạt không

Tại Khoản 2 và Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

4. Mức phạt khi vượt đèn đỏ là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ; (bị bãi bỏ).

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

Tại sao ở Việt Nam “tiền học lái xe ngày càng đắt, tài xế ngày càng l:iều“

0

Ngày 24-28 tháng 9 năm 2024

Tiền học bằng lái xe đã tăng gấp đôi trong chục năm qua, nhưng tài xế thì liều lĩnh, không tuân thủ luật.

Học một bằng lái xe ôtô hạng B2 giờ đây gần 20 triệu, thậm chí những nơi “dịch vụ cao” còn tới gần 30 triệu. Hàng chục triệu đồng để có được tấm giấy chứng nhận có thể điều khiển “nguồn nguy hiểm”, theo cách định nghĩa của các cơ quan chức năng làm luật.

Theo cách hiểu thông thường, dịch vụ càng đắt, nhẽ dĩ nhiên là chất lượng phải càng tăng. Nhưng không, cảm quan và các con số đều cho thấy dường như không có nhiều thay đổi.

Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia năm 2010, cả nước cóc 14.442 vụ tai nạn, chết 11.449 người, chủ yếu là tai nạn đường bộ. Trong khi đó, năm 2023, theo Tổng cục thống kê, số vụ tai nạn là 14.059 vụ. Như vậy từ năm 2010 đến nay, số vụ tai nạn không thay đổi. Nhưng nếu chi phí học bằng lái xe hiện nay so với 2010 thì số tiền đã tăng gấp đôi.

Nếu tiền học tăng gấp đôi, ước gì số vụ tai nạn giảm một nửa, tất nhiên hai con số này không có quan hệ toán học nào cả. Còn về cảm quan, tài xế hiện nay, sở hữu những chiếc xe hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đường cao tốc nhiều, đường quốc lộ, đường phố cũng to rộng hơn, nên tôi thấy họ chạy cũng bất chấp hơn. Người chạy chậm không nhường làn trái cho người chạy nhanh, người đi sai đường sẵn sàng quay đầu, đi lùi trên cao tốc, dừng đỗ lung tung… Lái xe ở Việt Nam, đi nhanh dễ tai nạn, mà đi chậm thì thật ức chế.Vậy theo các bạn, vì sao tiền học ngày càng tăng, mà chất lượng tài xế ra đường dường như không thay đổi?

Ôtô phải đi thế nào khi nông dân chiếm đường phơi lúa? Đi ngược chiều trường hợp này có bị phạt không?

0

Hỏi:

Vào mùa gặt nông dân phơi rơm rạ, thóc, nông sản trên đường rất nhiều gây cản trở giao thông. Trưởng hợp như trong video, người dân địa phương rải lúa phơi sát tới vạch kẻ phân cách giữa hai làn đường, lái xe buộc phải lấn làn đi ngược chiều để đi qua đoạn đường này. Không ít lần lái xe phải đối đầu trực tiếp với các phương tiện đi đúng chiều khá nguy hiểm.

Theo nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông, hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị phạt 100.000-200.000 đồng với cá nhân và 200.000-400.000 đồng với tổ chức. Mức phạt này phải chăng còn quá thấp? Thiệt hại gây ra từ những lần phơi lúa, rơm, rạ là rất lớn. Có xe còn bị rơm quấn vào gầm gây cháy xe.

Tài xế không thể đè lên lúa của người dân để đi. Vậy chỉ còn cách đi sang làn ngược chiều. Trong tình huống này lái xe đi hẳn sang làn ngược chiều có bị phạt?

‘Khó xử phạt xe đi ngược chiều vì tránh lúa phơi trên đường’

Tài xế không còn lựa chọn nào khác nên để không chèn lên lúa của người dân thì phải đi ngược chiều.

Với câu hỏi Ôtô phải đi thế nào khi người dân chiếm đường phơi lúa?, dưới góc độ luật về hành vi này như sau:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Căn cứ theo quy định trên, phải hiểu hành vi đi ngược chiều bao gồm: đi ngược chiều của đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Tuy nhiên, trong tình huống video, đoạn đường lái xe đang chạy không phải đường một chiều và cũng không có biển “Cấm đi ngược chiều”. Do đó, lái xe không bị phạt lỗi đi ngược chiều.

Mặt khác, luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Trong video, đoạn đường xe chạy là đường hai chiều (đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy). Căn cứ quy định này thì người lái xe phải điều khiển xe đi bên phải chiều đi của mình, đi đúng phần đường. Trường hợp này, vì tránh vật cản là thóc, lúa, rơm, rạ, … nên lái xe đi không đúng phần đường nên có thể bị xử phạt.

Tuy nhiên, cũng theo nghị định 100/2019 thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị xử phạt. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của lái xe là từ hành vi vi phạm của người khác. Pháp luật cũng chưa có quy định giải quyết đối với tình huống này.

Do đó, trường hợp này, cơ quan chức năng cũng cần xem xét kỹ lưỡng khi quyết định xử phạt lái xe để hợp tình, hợp lý. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa các tình huống tai nạn giao thông đối với trường hợp này, lái xe cũng cần tuân thủ đúng các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn… để có thể xử lý tình huống không may xảy ra.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông

Sang tháng 7: Chuyển đổi đất vườn sang đất ở mất rất ít tiền, ai không biết cách là thiệt lớn

0

Chuyển  đất vườn sang  đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Khi thực hiện thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng số tiền và đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế.Thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định rõ, khi chuyển từ đất vườn sang đất ở có thể xảy ra 2 trường hợp và tiền sử dụng đất ở mỗi trường hợp là khác nhau.

Trường hợp 1: Chuyển từ  đất vườn trong cùng thửa  đất có nhà ở

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp sau:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm  đất ở;

– Chuyển từ  đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01.7.2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Có thể khái quát thành công thức tính tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).

Trường hợp 2: Chuyển từ  đất nông nghiệp sang  đất ở

Nếu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm thì tiền sử dụng đất được tính theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Mặc dù có cách tính như trên nhưng để tính được số tiền sử dụng  đất thì người dân phải biết giá  đất theo Bảng giá đất, địa chỉ thửa đất, vị trí thửa đất.

Điều kiện đất vườn chuyển lên đất thổ cư?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì thế, người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chỉ cần chuẩn bị giấy tờ này, kí tên đóng dấu đầy đủ, đất không có giấy tờ từ trước 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ

0

Theo Luật Đất đai mới được thông qua, một số trường hợp  đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất.

Sáng nay (ngày 18/1), với đa số đại biểu tán thành, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều nội dung mới.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2024. Cùng với đó là nhiều quy định chuyển tiếp trong luật.

Trong đó, nổi bất có quy định chi tiết các trường hợp gia đình, cá nhân sử dụng  đất không có  giấy tờ sẽ được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được căn cứ trên các mốc thời gian sử dụng khác nhau.

Theo đó, các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất không giấy tờ được chia thành ba trường hợp.

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp

Thứ hai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng  đất từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có  đất xác nhận không có tranh chấp

Thứ ba, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2014, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp.

Với các trường hợp trên, các quy định cụ thể về việc cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện khác nhau.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao  đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này đã sử dụng  đất ở, đất phi nông nghiệp trước ngày 1/7/2024 mà không có các  giấy tờ quy định, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng  đất.so-doNhững khu đất không có giấy tờ từ trước ngày 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏNgoài ra, các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng  đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định. Thời hạn sử dụng  đất tính từ ngày được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với  đất. Với diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

Mua xe cũ muốn tiết kiệm tiền nhớ tránh xa 5 cái tên này, càng cố mua càng dễ ‘tiền mất t;ật mang’

0

Mặc dù mua một chiếc ô tô cũ đáng tin cậy với giá phải chăng là một ý tưởng hay nếu bạn không muốn chi nhiều tiền cho một chiếc ô tô mới, nhưng một số ô tô “mìn” không phải là một khoản đầu tư tốt.

GOBankingRates, một tổ chức dịch vụ quản lý tài chính, liệt kê 5 chiếc xe bạn nên tránh mua cũ để tránh mất nhiều hơn số tiền kiếm được.

 Fiat 500

Những chiếc  Fiat đã qua sử dụng tiếp tục khiến người mua phải hối hận, khiến người ta nói đùa rằng Fiat thực chất là tên viết tắt của “Fix It Again Tony” (Fix It Again Tony). Carl Anthony, tổng biên tập trang web thông tin ô tô Automoblog, cho biết hiệu suất của Fiat tại thị trường Mỹ trong nhiều năm đã thấp hơn mong đợi về độ tin cậy và xếp hạng chất lượng ngành như Consumer Reports và JD Power.

Leland Jones, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Ceramic King Coatings, một công ty sơn xe, cho biết nếu nhất quyết muốn mua một chiếc  Fiat cũ, ít nhất bạn nên tránh bất kỳ chiếc  Fiat 500 nào được sản xuất từ ​​​​năm 2012 đến năm 2016. Chiếc xe này có thể có bộ ly hợp. Sự cố, sửa chữa tốn kém và các vấn đề tiềm ẩn khác có thể xảy ra

Xe BMW

Nhiều người có thể cho rằng BMW có thể để lại ấn tượng sâu sắc với người khác, nhưng Jones không khuyến khích mua nó, bất kể nó là đời nào hay mẫu mã nào. “Những chiếc xe này có xu hướng rất tốn kém để bảo trì và sửa chữa, chưa kể nếu bạn muốn được bảo hành kéo dài. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng chỉ liên tục gặp nhiều vấn đề hơn.”

Chrysler 200

Theo Cars.com, Chrysler đã thu hồi một số xe Chrysler 200 đời 2015. Một số lý do khiến mẫu  xe cụ thể này bị thu hồi bao gồm các vấn đề về hệ thống dây điện và lỗi hệ thống điện. Jones nói thêm rằng những chiếc  xe cũ này còn gặp vấn đề về động cơ và khả năng kiểm soát tốc độ.

Ford Escape

Joe Giranda, giám đốc tiếp thị của CFR Classic, một công ty vận chuyển ô tô, cho biết, những chiếc Ford Escape đã qua sử dụng gặp các vấn đề về hộp số như va đập, rung lắc; một vấn đề lớn khác là hệ thống treo cần phải bảo dưỡng thường xuyên.

Volkswagen Eos

Eos, đã ngừng sản xuất vào năm 2015, là một trong những lựa chọn tồi tệ nhất đối với một chiếc  xe mui trần đã qua sử dụng. Gilanda cho biết nó dễ gặp phải các vấn đề về cơ khí, đặc biệt là với cửa sổ chỉnh điện và mui mui, dẫn đến việc sửa chữa tốn kém và nhiều chủ sở hữu thường xuyên báo cáo các vấn đề về hệ thống treo.