4 tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Ninh Chữ (tỉnh Ninh Thuận) thì bất ngờ bốc cháy, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Khoảng đầu giờ chiều ngày 30-7, tại cảng cá Ninh Chữ (thôn Khánh Hội, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) xảy ra vụ cháy nhiều tàu cá của ngư dân.
Theo thông tin ban đầu, 4 tàu cá của ngư dân huyện Ninh Hải và huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) đang neo đậu tại cảng cá Ninh Chữ thì bất ngờ 1 trong 4 tàu phát cháy rồi lan ra 3 tàu còn lại.Lực lượng chữa cháy có mặt tại hiện trường để tham gia dập tắt vụ cháy
Phát hiện chiếc tàu cá đầu tiên bị cháy, nhiều ngư dân đã hô hoán và báo cho lực lượng quản lý cảng Ninh Chữ để cùng dập lửa. Tuy nhiên do ngọn lửa lớn nên đã lan nhanh qua 3 chiếc tàu còn lại.Cơ quan chức năng cùng người dân nhanh chóng tách các tàu cá đang bị cháy ra nhiều khu vực để giảm thiệt hại.
Nhiều tàu cá bị thiệt hại nặng
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc. Đến khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy đã được khống chế. Tại hiện trường, có 3 tàu cá bị thiệt hại nặng, chiếc còn lại bị cháy nhẹ. Ước thiệt hại vụ cháy gây ra hàng trăm triệu đồng.Hiện nguyên nhân vụ việc đang được ngành chức năng điều tra, làm rõ.
1. Dự án khu 6B QCGL 10-15 vướng năm nay, ngày xưa QCGL chưa có định giá đất thì nay đã có, dự kiến khi nào đóng thuế đất và giao nhà?Ông Nguyễn Quốc Cường: Công ty hiện còn 1 dãy nhà liên kế và 1 tháp chung cư. Hiện, dự án vẫn vướng mắc ở khâu định giá. Công ty đang triển khai định giá lại, làm việc với Sở TN&MT… chưa có câu trả lời chính thức cho Công ty. Nên cũng mong cổ đông thông cảm chờ đợi, đây là tình hình chung của toàn thị trường không riêng Công ty.
2. Sau nửa năm thì tình hình kinh doanh thực hiện được bao nhiêu % so với kế hoạch?
Ông Nguyễn Quốc Cường: Hiện, QCGL đã hoàn thành thoái vốn Công ty Quốc Cường Liên Á.
3. Kế hoạch chuyển nhượng 3 nhà máy thuỷ điện thì có kịp ghi nhận vào quý 3/2024 này không?
Ông Nguyễn Quốc Cường: Hiện đang thương thảo với đối tác, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.
4. Chia sẻ về tiến độ dự án Marina Đà Nẵng?Ông Nguyễn Quốc Cường: Đây là một trong những dự án pháp lý hoàn chỉnh nhất của QCGL, hiện đang triển khai đóng thuế, dự kiến bán từ quý 1/2025.
5. Về phán quyết toà án số tiền 2.880 tỷ đồng mà QCGL trả cho Vạn Thịnh Phát. Thì cho tôi hỏi, trả tiền xong thì có lấy lại dự án được không? Và QCGL có kháng án là giảm nửa số tiền trả cho Vạn Thịnh Phát thì có được chấp thuận không?
Ông Nguyễn Quốc Cường: Theo tôi hiểu thì mọi người rất quan tâm về dự án Phước Kiển. Hiện, chúng ta đang nợ 2.882 tỷ đồng Sunny Land trả trước, sau phán quyết VIAC thì chúng ta chỉ trả 50%. Tuy nhiên, sau khi vụ án Vạn Thịnh Phát thì có quyết định trả lại cho bà Trương Mỹ Loan khắc phục vụ án.
Cổ đông hỏi là chúng ta có lấy lại được dự án không? Thì rất may mắn là do vướng án nên tất cả hồ sơ sổ đỏ được phong toả, không dùng để cầm cố bất kỳ khoản vay nào khác. Nên khi QCGL trả xong 2.800 tỷ đồng thì sẽ được lấy lại dự án, và Công ty cũng sẽ có kế hoạch để tiếp tục triển khai dự án theo hướng phù hợp.
Qua đây tôi cũng xin cổ đông đã đồng hành cùng Công ty. Thì sau sự cố bà Như Loan, thì từ đây tôi cũng xin cam đoan sẽ cố gắng để làm những gì tốt nhất cho QCGL.
Ông Nguyễn Quốc Cường cũng có chia sẻ với các cổ đông sau thảo luận. “Mọi người cũng biết QCGL mới xảy ra điều không may, mọi thứ vẫn đang điều tra. Không vì thế mà Công ty bị ảnh hưởng, tôi trên vai trò Tổng Giám đốc xin đảm bảo sẽ cố gắng để Công ty tiếp tục hoạt động trơn tru.
Với vị trí của cổ đông, nói về lợi ích của mọi người thì tôi có nhìn lại Công ty. Hiện, QCGL có 4.900-5.000 tỷ đồng nợ trên vốn 9.000 tỷ đồng, con số này là lớn. Nhưng khi tôi nhìn sâu vào BCTC thì số lãi vay hiện Công ty đang trả chỉ khoảng 3%, tầm 300 tỷ đồng. Nên, việc nợ vay chưa phải là áp lực cho QCGL trong thời gian tới. Nên sức khoẻ Công ty rất tốt, chưa đáng lo ngại. Do đó, tôi mong cổ đông tiếp tục đồng hành với Công ty vì QCGL cũng đang sở hữu nhiều dự án tốt, thanh khoản tốt chưa triển khai”, ông Cường nói.Sáng ngày 30/7/2024, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCGL, mã chứng khoán QCG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Nội dung được quan tâm tại Đại hội lần này liên quan đến việc đề nghị bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường làm Thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2022-2027, thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan.
Mới đây, phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cũng đã cấp “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” mới cho QCGL. Theo đó, Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Cường (biệt danh “Cường Đô la”, sinh năm 1982) chính thức giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của Công ty, thay thế cho mẹ là bà Như Loan.
Hiện ông Nguyễn Quốc Cường sở hữu 537.500 cổ phiếu QCG (tương đương 0,2% vốn), vợ là Đàm Thu Trang không sở hữu cổ phiếu nào.
Được biết, việc thay thế nhân sự cấp cao tại QCGL diễn ra sau khi sau khi bà Như Loan bị khởi tố và tạm giam hôm 19/7 để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Bà Loan bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, Tp.HCM.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).
Sau biến cố của bà Nguyễn Thị Như Loan, QCGL đã bị ảnh hưởng nặng nề khi cổ phiếu liên tục bị bán tháo với 7 phiên giảm sàn liên tiếp. Dù vậy, cổ phiếu Công ty đang có sự đảo chiều bất ngờ, tăng trần 2 phiên trước thềm Đại hội và đang giao dịch tại mức 7.240 đồng/cp.
Theo tài liệu họp công bố trước đó, QCGL đặt mục tiêu doanh thu thuần 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 20 lần năm trước.
Ban lãnh đạo đặt mục tiêu năm nay tiếp tục hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 1/500 dự án Marina Đà Nẵng và triển khai thủ tục, kịp bán hàng trong quý 4. Đồng thời, Công ty đưa vào khai thác 6 tầng thương mại dự án Giai Việt (quận 8, Tp.HCM) vào quý 3 năm nay; tiếp tục khai thác mặt bằng khu thương mại tại các dự án.
Ngoài ra, QCGL cũng lên kế hoạch có nguồn thu từ mủ cao su; hoàn tất chuyển nhượng 3 nhà máy thủy điện; hoàn tất thoái vốn tại công ty liên kết – CTCP Quốc Cường Liên Á. Công ty sẽ hoàn thiện pháp lý các dự án dở dang, có tính khả thi cao và chuyển nhượng hàng tồn kho tại các dự án.
Tháng 5 vừa qua, Công ty có công bố Nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng dự án và các tài sản khác thuộc dự án Nhà máy Thủy điện IA Grai 2 (Gia Lai) và Nhà máy Thủy điện Ayun Trung (Gia Lai). Mục đích chuyển nhượng nhằm tái cơ cấu đầu tư, thời gian thực hiện đều trong quý 2-3 năm nay. Tổng giá trị chuyển nhượng là 615 tỷ đồng.
QCGL còn có nhà máy thủy điện IA Grai 1 (Gia Lai). Công ty từng ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản này trị giá gần 47,7 tỷ đồng cho CTCP Thủy điện Mặt trời. Tuy nhiên ngày 26/2/2024, công ty đã ký văn bản hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng này, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Chồng mắc bệnh rồi ‘đi xa’ năm tôi 59 tuổi. Sự mất mát quá lớn đã khiến tôi buồn rất lâu. Từ đó, tôi cũng nhận ra, cuộc đời rất ngắn ngủi, ngày hôm nay còn ở trên đời nhưng cũng chẳng thể nói trước ngày mai ra sao!
2 năm sau ngày chồng ra đi mãi mãi, tôi gọi con trai và con dâu đến nói chuyện và bày tỏ nguyện vọng muốn đi du lịch một thời gian. Toàn bộ chi phí cho chuyến đi dài ngày, tôi sẽ chi trả bằng sổ tiết kiệm bấy lâu của 2 vợ chồng cùng với khoản lương hưu đang có là hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Các con sẽ không phải lo gì cả
Thấy tôi đã quyết tâm và có kế hoạch kỹ càng cho chuyến đi, con trai vui vẻ nói: “Vâng, mẹ cứ đi chơi cho khuây khỏa. Nhân lúc còn khỏe mạnh, mẹ cứ trải nghiệm thêm, bao giờ chán thì về với bọn con.”
Nhận được sự ủng hộ của con, tôi không do dự mà bắt đầu chuyến hành trình của mình. Ở tuổi xế chiều, sau bao năm chỉ quanh quẩn ở nhà và lo chuyện cơm áo gạo tiền, cuối cùng tôi cũng có khoảng thời gian riêng cho bản thân. Chuyến đi này giúp tôi khám phá thêm nhiều vùng đất mới, gặp gỡ thêm nhiều người và càng trân trọng hơn quãng thời gian bản thân còn lại trên cuộc đời này.
Tôi cũng không quên ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp mà bản thân đã trải qua, tôi đăng tải lên mạng xã hội để chia sẻ sẻ mọi người. Mỗi lần thấy con trai và con dâu tương tác hay để lại bình luận trên bài đăng của mình, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và có thêm năng lượng để kéo dài chuỗi ngày tự do này.
Cứ thế, trong 1 năm đó, tôi đi du lịch khắp nơi, từ nam ra bắc, từ đông sang tây và hiếm khi trở về nhà. Mãi đến khi số tiền tiết kiệm gần chạm đáy, tôi mới ngồi lại để tính toán xem liệu mình có thể hoàn thành chuyến hành trình tiếp theo hay không.
Một lần, khi đang ngắm hoàng hôn trên thảo nguyên, tôi bỗng nhận được điện thoại của con trai. Sau mấy lời hỏi han sức khỏe, con tôi đề cập đến việc thời gian tới cả hai vợ chồng nó phải đi công tác xa nên muốn nhờ tôi về ở với các cháu một thời gian.
Dù rất muốn giúp con nhưng cuối cùng, tôi vẫn từ chối vì đã lỡ đóng tiền cho chuyến đi khám phá Tây Tạng (T/rung Q/uốc) trong 1 tháng của mình. Tôi dặn dò các con nên nhờ thêm họ hàng hoặc thuê bảo mẫu. Cháu tôi cũng đã 10 tuổi rồi, không cần phải có người luôn kè kè ở bên, thay vào đó, chỉ cần có người lo cơm nước là ổn.
Tôi hối hận vì đã không giúp đỡ gì các con trong một thời gian dài, ảnh: dSD
Thấy tôi từ chối, con trai tỏ ra thất vọng. Cuối cuộc gọi, nó buông một tiếng thở dài rồi nói “Mẹ bận nến nỗi không thể bớt chút thời gian để về chơi với cháu nội của mình 1 tuần cơ à?”. Sau lời đó, tôi chưa kịp trả lời thì con cúp máy.
Dẫu vậy, tôi cũng không quá để tâm đến lời con mà tiếp tục tận hưởng chuyến hành trình của mình. Thậm chí, ngay cả khi số tiền mang theo đã cạn, tôi vẫn âm thầm vay thêm của bạn bè để hoàn thành mục tiêu của mình chỉ vì 1 suy nghĩ: “Ta chỉ có 1 đời để sống”.
Tròn 2 năm sau ngày rời nhà để đi trải nghiệm một cuộc sống khác, tôi trở về với niềm hạnh phúc khó tả.
Với thành tích 63 tuổi vẫn tự mình đặt chân tới những vùng đất xa xôi của đất nước, thậm chí là khám phá những vùng đất mới,, tôi cứ ngỡ sẽ được con cháu chào đón, tự hào. Nào ngờ khi bước chân vào căn nhà thân thuộc, thứ tôi nhận được là ánh mắt đầy chán nản của con trai mình. Nó không chào, cũng không hỏi thăm tôi lấy 1 câu.
Mặc kệ thái độ lạnh nhạt của con trai, tôi không phiền lòng mà lập tức thao thao bất tuyệt về chuyến đi của mình, đồng thời tôi cũng hỏi xin nó gần 130 triệu đồng để trả nốt số nợ đã vay của bạn bè. Nghe đến đây, con trai tôi bỗng giận dữ rồi lớn tiếng với tôi:
“Mẹ ơi, ban đầu con chỉ nghĩ mẹ đi du lịch một thời gian để cho thoải mái đầu óc, nào ngờ mẹ đi suốt 2 năm liền. Mẹ không quan tâm tới gia đình đã đành, giờ mẹ còn mang về khoản nợ lớn bảo con phải trả. Mẹ ích kỷ thế, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Mẹ có biết gia đình mình giờ như thế nào không?”
Nói xong, con trai bỏ ra ngoài trước sự ngỡ ngàng của tôi. Cả đêm hôm đó, tôi ở nhà một mình, lòng vô cùng rối bời trước câu nói của con. Lúc đó, tôi mới nhớ ra cháu trai và con dâu cũng đi đâu cả ngày không thấy về nên khá sốt ruột. Sáng sớm hôm sau, tôi gọi điện cho con trai để hỏi chuyện thì mới biết cháu tôi bị ngộ độc thực phẩm, đã nằm viện điều trị được 2 ngày.
Nghe vậy, tôi lập tức đến ngay bệnh viện để thăm cháu. Khi đến nơi, tôi vô tình nghe được cuộc hội thoại giữa con trai và con dâu. Nội dung cuộc nói chuyện đó khiến tôi vừa sững người, vừa xấu hổ đến mức không dám đẩy cửa đi vào.
Hóa ra trong 1 năm gần đây, công việc kinh doanh của con tôi trai gặp khá nhiều khó khăn, suốt ngày phải tăng ca để giải quyết sự cố. Đã thế, việc cháu trai tôi phải nhập viện khiến nó vô cùng lo lắng. Chuyện nhà, chuyện cơ quan ập đến cùng một lúc khiến con trai tôi rất áp lực và gần như kiệt sức. Trong lúc nóng giận, nó đã không kiềm chế được mà lớn tiếng với tôi. Điều này cũng khiến con tôi vô cùng hối hận.
Nghe con nói vậy, tôi không những không trách con mà còn cảm thấy có lỗi vô cùng. Trong lúc nó cần đến tôi nhất, tôi lại chẳng thể ở bên động viên, giúp đỡ. Đã thế trong giai đoạn khó khăn này, tôi còn khiến các con phải gánh thêm khoản nợ của mình.
Đây là tâm sự của một người phụ nữ khi đưa con về quê chồng nghỉ lễ. Mọi người trước khi phán xét điều gì hãy đọc những lời cô ấy nói đã nhé!
Nguyên văn chia sẻ đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng như sau:
Kỳ nghỉ lễ 30/4 này kéo dài 5 ngày nên tôi bàn bạc với chồng sẽ cho các con về quê nội thăm ông bà 3 ngày sau đó thì đi sang ngày ngoại cách đó hơn 100 cây số. Chồng tôi tỏ vẻ không hài lòng cho lắm vì như thế đi lại nhiều, tốn kém mà bà nội cũng không đồng ý.
Theo anh thì nên để lễ sau sẽ về hẳn bên ngoại chứ không về qua bên nội nữa. Nghe anh nói thế tôi cũng định bụng sẽ làm vậy, thế nhưng qua cách cư xử của mẹ chồng dành cho mẹ con tôi, tôi đã phải xách con đi ngay chỉ sau 1 ngày về nhà nội.
Chẳng là chúng tôi làm việc trên thành phố, cách nhà nội gần 300 cây số nên việc di chuyển không hề dễ dàng chút nào. Vợ chồng tôi và hai đứa con phải thu xếp từ rất lâu, đặt xe ghép cho rẻ cùng với nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh nên di chuyển từ trưa đến gần chiều tối cả gia đình mới có mặt ở nhà.
Dù đường xa nhưng nghỉ lễ nào tôi cũng đưa con về quê ông bà nội, ảnh: dSD
Được về nhà bà sau nhiều tháng chưa về, hai đứa trẻ đều rất háo hức vì nhà bà nội rộng rãi, nhiều cây cối và có cả cây ăn trái. Thế nhưng khác xa với sự háo hức, vui vẻ của những đứa trẻ là sự tiếp đón không hề “thịnh soạn” mà ông bà dành cho chúng khiến chúng mặt mũi lúc nào cũng ủ rũ. Theo đó, thấy nhiều cây ăn trái, chúng ùa ra vườn định hái quả để ăn nhưng động vào quả gì bà cũng bảo còn non hoặc không ăn được vì bà mới phun thuốc.
Đứa trẻ phụng phịu:
– Biết con sắp về mà bà còn phun thuốc vào quả thì con ăn làm sao được.
Tôi phải chặn họng con ngay không thì bà nghe thấy lại bảo vô lễ. Những tưởng mọi thứ như thế là tự nhiên cho đến bữa ăn cơm, tôi mới thực sự hiểu rằng đúng là bà nội thực sự rất keo kiệt, từ trước và đến nay vẫn vậy.
Theo đó các cháu đi xa từ Tết giờ mới về thăm mà ông bà không chuẩn bị được một bữa cơm thịnh soạn. Trong khi đó, nhà mẹ chồng tôi lại gần biển, chợ buôn bán hải sản rất nhiều và bà cũng biết thừa là các con tôi thích ăn hải sản. Thế nhưng ngay bữa cơm tối hôm đó tiếp đón các cháu chỉ có thịt lợn kho trứng, lạc rang muối và rau muống luộc. Bà còn không ngần ngại “khoe”:
– Về nhà bà chỉ có cơm canh đạm bạc như thế này thôi nhưng mà tốt cho sức khỏe lắm đấy nhá. Hai cái đứa này ở trên thành phố cứ ăn uống linh tinh rồi béo phì cả ra rồi đây này. Về đây bà “ép cân” cho.
Nhìn mâm cơm không có chút gì tươi mới mà toàn là đồ ăn thừa từ các bữa trước ông bà ăn thì giờ cho cháu nội ăn tiếp tôi thực sự chán không buồn nói nhưng cũng không dám ý kiến gì. Thế nhưng thằng bé nhà tôi tính tình trẻ con có gì nói đó:
– Mẹ ơi không có hải sản như mẹ đã hứa, mẹ bảo về nhà ông bà nội tha hồ ăn hải sản với thịt gà luộc cơ mà, sao lại chỉ có thịt lợn kho thế này.
Mẹ chồng tôi mắng ngay:
– Bà làm gì có tiền mà đãi hải sản, bố mẹ con có tiền thôi. Có ăn là tốt lắm rồi nhé, đừng có than nhiều, mà béo rồi thì cần gì phải ăn nữa.
Bữa cơm hôm đó tôi ăn cố cho xong chứ thực sự không vui về cách tiếp đón cháu của bà nội chút nào. Trong khi đó chưa nói đến bố mẹ chồng tôi ở quê cũng không phải quá khó khăn mà không có tiền, thỉnh thoảng chồng tôi còn vẫn gửi tiền về biếu ông bà vậy mà ông bà không đãi cháu được nấy 1 bữa đầu cho ra hồn.
Vậy nhưng tôi cũng chép miệng cho qua rồi cho rằng các bữa sau sẽ bù đắp cho con. Ngay tối hôm đó tôi đã đưa cho mẹ chồng 2 triệu rồi nói:
– Nhà chúng con ở đây mấy ngày lễ chắc cũng tiêu tốn khá nhiều tiền ăn. Các cháu đang tuổi lớn nên cũng thích ăn đa dạng một chút, con không quen đi chợ ở đây nên con gửi mẹ chút tiền, mai mẹ đi chợ mua gì ngon cho các cháu ăn mẹ nhé.
Mẹ tôi cũng vui vẻ cầm lấy tiền.
Hôm đó tôi đã nói thẳng những điều mình nghĩ, ảnh: dSD
Quả thực có tiền vào cũng khác hẳn, sáng sớm hôm sau tôi ngủ dậy đã không thấy bà đâu. Bố chồng tôi nói bà đi chợ hải sản từ sớm để mua cho rẻ mà tươi. Câu nói của ông nội khiến hai đứa nhà tôi vỗ tay mừng rỡ.
Buổi sáng hôm đó, vợ chồng tôi đưa hai con đi thăm các cô chú bác họ hàng xung quanh nhà, khi trở về đã thấy mẹ tôi chuẩn bị được kha khá đồ ăn. Tôi cũng vào bếp cùng bà. Trong lúc cơm nước tôi mới được bà thông báo rằng đến trưa, cô em chồng tôi ở cách đó tầm 200m cũng đưa 3 con sang ăn trưa cùng. Nhà cô em chồng cũng ở thành phố và mới về nhà nội hôm qua.
– Con tưởng phải mai kia cô mới đưa các con sang chơi chứ mẹ.
– Hôm nay có đồ ăn ngon nên mẹ gọi mẹ con nó sang sớm ăn cho con.
Nghe bà nói thế tôi khá bất ngờ vì nghĩ rằng vậy chẳng phải bà đã dùng tiền tôi đưa cho để chuẩn bị bữa cơm này nhưng là đãi con, cháu ngoại chứ không phải đãi vợ chồng con cái tôi hay sao. Tôi đã bực từ lúc đó, cho đến lúc vào bữa, cơm canh, hải sản thịnh soạn được dọn ra mâm, cô em chồng cũng đưa 3 con sang là ngồi vào mâm luôn.
Đông cháu thì đương nhiên suất ăn của các con tôi cũng sẽ bị giảm đi, là người làm mẹ như tôi sẽ không vui chút nào. Đã thế mẹ chồng tôi còn buột miệng câu nói:
– Hai thằng (con của tôi) ăn nhanh rồi ra kia chơi cho các em (con nhà cô) ăn đi, mà thôi béo rồi cũng không cần phải ăn nhiều đâu. Hôm nay may mà có các em sang ăn cùng thì hai anh mới được ăn ké nhiều món ngon vậy đó chứ không có các em, bà là bà chỉ cho ăn đồ ăn thừa hôm qua cũng đủ chất rồi nhé.
Câu nói của mẹ chồng khiến tôi thực sự sôi máu. Đến lúc đó tôi không thể chịu được nữa đành lên tiếng:
– Sao mẹ lại nói vậy với các cháu. Cháu nào mà chả là cháu mà sao mẹ lại thiên vị như vậy, các cháu còn vừa vào mâm cơm, chưa ăn được miếng nào mẹ đã nói vậy thì sao các cháu ăn được. Đó là còn chưa kể đến việc tiền ăn bữa trưa nay là do con đưa cho mẹ đi chợ chứ có phải tiền của cô đâu.
Tôi ấm ức đưa con về thành phố luôn, ảnh: dSD
Con đã định không nói nhưng con thấy mẹ thực sự quá thiên vị giữa các cháu và có nhiều câu nói xúc phạm tới ngoại hình của các cháu nhà con quá. Cháu béo thì không có quyền ăn ngon sao, con không đồng ý với mẹ một chút nào.
Nói một tràng xong tôi kéo hai đứa con đứng lên quyết không nghe thêm một câu nào, một lời nói nào nữa. Tôi đưa các con ra đầu ngõ bắt taxi một mạch lên thành phố. Tôi không muốn sang nhà ngoại luôn vì muốn có 1,2 ngày bình tâm trở lại.
Chồng tôi đi theo và gọi điện theo nói rằng tôi quá nóng tính, nói hỗn với mẹ chồng, yêu cầu tôi đưa các con quay lại xin lỗi mẹ nhưng tôi thấy mình chẳng làm gì sai cả.
Ngược lại tôi lại còn thương các con mình hơn, suốt từ hôm qua về đã phải nghe bao nhiêu lời nói không hay từ miệng bà nội. Những đứa trẻ tuy ngây thơ nhưng cũng có suy nghĩ riêng của nó chứ. Mẹ chồng mà cứ có quan điểm thiên vị giữa các cháu như thế này, tôi cũng sẽ không bao giờ cho các con về quê nội nữa.
Tôi đang trải qua những ngày mệt mỏi cùng cực, kiệt quệ cả về sức lực lẫn tài chính mà không dám nói ra. Vì tôi biết nếu tôi nói ra, nhiều người sẽ cho rằng tôi là người ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn. Nhưng thật sự phải rơi vào hoàn cảnh như tôi mọi người mới hiểu được!
Hiện tại, học sinh đang nghỉ hè. Ở nhà tôi phải gánh trách nhiệm chăm sóc con cái, mẹ chồng không những không đỡ đần mà lại còn đưa 8 đứa cháu lên chơi, ăn không để tôi phục vụ, thật sự tôi tức “s.ô.i m.á.u”.
Vài ngày trước, chồng gọi điện bảo mẹ chồng lên chơi và đưa theo khoảng 8 đứa cháu ở dưới quê lên cùng. Thoạt nghe, tôi có chút lo lắng nhưng nghĩ mẹ chỉ lên chơi 1-2 hôm thì không sao, tôi sẽ cố gắng kiêm nhiệm mọi việc ổn thỏa.
Nhưng câu thứ hai chồng nói khiến tôi lặng người. Anh cho biết, mẹ sẽ lên chơi hai tháng, vừa tiện trông cháu cho nhà tôi, vừa tiện cho các cháu ở quê được lên thành phố thăm thú kì nghỉ hè.
Tự nhiên, tôi cảm thấy tim bắt đầu đập nhanh, hàng loạt suy nghĩ trong đầu khiến tôi khó bình tĩnh nổi. Tôi hỏi chồng: Tại sao mẹ lên mà không báo sớm và cũng không nói một lời với tôi? Nhà này tuy là nhà chung của hai vợ chồng, không có nghĩa chỉ con trai mẹ có quyền. Hơn nữa, việc có thêm nhiều thành viên trong nhà thì công việc sẽ đổ hết lên đầu tôi chứ chồng tôi đâu có làm gì đâu mà lại có quyền quyết định như vậy. Thấy tôi nóng giận, chồng khuyên nhủ bình tĩnh rồi sẽ từ từ sẽ ổn.
Nghĩ đến chuyện mỗi ngày tôi phải tất tưởi lo cho hai đứa con nghỉ hè chưa xong, giờ lại đèo bồng thêm 8 đứa cháu ở nhà chồng nữa chắc tôi không sống nổi. Tối hôm đó, tôi nói với chồng rất nhiều về những bất tiện khi người lạ ở trong nhà và sự vất vả khi phải chăm từng ấy đứa cháu ở trong căn chung cư hơn 60m2. Nhưng chồng chỉ biết im lặng…
Bao nhiêu người cùng ở trong căn nhà 60m2, tôi mệt mỏi kiệt sức vì phải chăm lo cơm nước, ảnh minh họa, nguồn: dSD
Ngày hôm sau, tôi vẫn vui vẻ ra bến xe đón mẹ chồng. Từ trên xe về nhà, tiếng trẻ con nô đùa khiến tôi nhức óc. Tôi có hỏi mẹ dự định chơi bao nhiêu ngày, mẹ bảo cho các cháu chơi hết hè mới về. Tôi bắt đầu thấy chán nản vì những ngày sắp tới nhưng vẫn cố tỏ ra bình tĩnh trước mặt mẹ chồng.
Bình thường, tôi không có thời gian chăm con nên đứa bé vẫn gửi đi học mầm non, đứa lớn ở nhà một mình. Tôi đi làm đến buổi trưa tôi tranh thủ về nấu cơm cho đứa lớn. Trời nắng, ngày nào tôi cũng đi xe máy như vậy nên thấy rất vất vả.
Mẹ chồng lên, có vẻ là đỡ đần con cái nhưng mẹ lại đưa tận 8 đứa trẻ lên nhà, tôi không hài lòng chút nào. Tôi chỉ mong bà lên hai tháng, trông con giúp tôi chứ không ngờ bà lại kèm theo 8 đứa cháu nhỏ trong căn nhà 60 mét vuông như thế này.
Kể từ ngày đó, tôi sống như ác mộng trong nhà mình. Tối nào về đến nhà, đồ đạc trong nhà cũng bị bày tứ tung. Đồ chơi, đồ ăn, vỏ bánh kẹo vứt đầy sàn nhà. Trong bồn rửa bát không biết bao nhiêu cốc chén, bát đũa bẩn để đó mà mẹ chồng cũng không mó tay vào rửa.
Tiếng người nói ồn ào khiến tôi quay cuồng, lúc nào cũng như muốn nổ tung. Muốn được nghỉ ngơi buổi tối khi về nhà thì lại phải chịu bao áp lực. Nấu cơm cho từng ấy miệng ăn, tôi mệt muốn ngất nên đến bữa ăn cũng thực sự không nuốt nổi.
Một tuần trôi qua, tôi gầy rộc, tiền bạc thì tốn kém gấp 3-4 lần. Mẹ tôi không góp một đồng nào vì bà cho rằng, bà lên nhà tôi là trông cháu giúp và tôi cũng phải có trách nhiệm với cháu của bà ở quê. Mẹ chồng không hiểu, số tiền tôi bỏ ra nuôi các cháu của mẹ chắc gấp đôi số tiền tôi gửi con đi học hè.
Quá mệt mỏi rồi, tôi nói với chồng nhắc khéo mẹ đưa các cháu về thì chồng ngại, còn mẹ chồng không ý tứ gì, cứ ở lì. Mới có mấy ngày mà tiền gạo, tiền nước, tiền ăn uống… cứ tăng lên vùn vụt. Vợ chồng tôi chỉ là người làm công ăn lương. Thu nhập mỗi tháng được hơn 20 triệu chứ đâu có giàu có gì. Bình thường chi tiêu đã phải tính toán, giờ thêm từng ấy người trong nhà. Tôi thật sự không biết tính thế nào cho bài toán chi tiêu này.
Tôi đã đưa ra quyết định tự giải phóng mình và tôi biết mình không sai, ảnh: dsD
Thấy tình hình không ổn, tôi có nói khéo vài lời với mẹ chồng rằng, mẹ cho các cháu về quê vì ở trên này chật hẹp, không tiện sinh hoạt thì mẹ khó chịu, nói tôi không coi trọng nhà chồng. Cãi nhau một hồi, tôi quyết định một việc không cần nói với ai.
Hôm sau, tôi lặng lẽ đặt vé máy bay cho 3 mẹ con đi du lịch. Vì còn phép chưa dùng, tôi xin nghỉ hẳn 10 ngày. Thấy tôi xếp đồ, chồng ngạc nhiên hỏi. Khi biết lý do, anh khá sốc nhưng không quản được. Mẹ chồng cũng ớ người vì con dâu “vô phép”, mẹ lên mà không ở nhà chăm nom, cơm nước.
Tôi nghĩ mình không sai. Nhiều năm lấy chồng, tôi chưa có dịp nghỉ ngơi. Có lẽ dịp này là thời gian tốt nhất. Tôi không thể ở nhà phục vụ mẹ chồng và các cháu nhà chồng hai tháng như thế được.
Chồng tôi đi làm cả ngày và giờ, việc ấy chỉ có thể là mẹ chồng lo mà thôi. Tôi tin chỉ hai ngày, mẹ phải bỏ về chứ làm sao mẹ lo nổi cho từng ấy miệng ăn. Rồi mẹ sẽ hiểu tôi vất vả thế nào…
Bà Hà chia sẻ rằng, bà đã mua xe cho con trai và chăm sóc cháu nội nhiều năm nhưng không được con dâu trân trọng. Sau đó, bà tự đi du lịch nhưng con dâu lại gọi điện yêu cầu bà về chăm cháu. Bà Hạ không muốn dựa vào con cái nữa và quyết đối xử tối với mình.
Tôi ngẫm rằng, từ xưa đến nay, quan hệ mẹ chồng và nàng dâu luôn khó hòa hợp. Bây giờ mẹ chồng nhường nhịn con dâu, còn bị chê trách. Tôi đã giúp gia đình con trai chăm sóc cháu suốt 5 năm, mỗi khi đến kỳ nghỉ hè hay đông, tôi đều phải lo chăm cháu.
Tôi phát hiện ra rằng, chỉ cần có chuyện gì cần tiền hoặc công sức, con dâu sẽ nghĩ đến tôi đầu tiên. Còn nếu có việc gì tốt đẹp, con dâu chắc chắn nhớ đến bố mẹ ruột của mình.
Tôi năm nay 63 tuổi, đã nghỉ hưu nhiều năm và hiện đang sống một mình. Con trai duy nhất của tôi năm nay 38 tuổi, cháu trai 10 tuổi, và con dâu kém con trai tôi 3 tuổi, cả hai đều đang đi làm. Khi cháu trai ra đời, tôi đã đến nhà con trai chăm sóc cháu, không chỉ bỏ tiền và công sức mà còn lấy tiền dưỡng già của mình để mua ô tô mới cho gia đình con trai.
Bố mẹ vợ của con trai tôi sau khi nghỉ hưu đã mua nhà trong cùng khu với gia đình con trai tôi, nên tôi không cần phải ở nhà con trai nữa. Mỗi khi đến kỳ nghỉ đông và hè, con dâu thường đưa cháu đến nhà tôi ở một thời gian, nói là để ông bà thông gia nghỉ ngơi. Tôi cũng cảm thấy rất vui, có cháu ở cùng, ngày tháng của tôi cũng thêm phần náo nhiệt, mỗi ngày bận nấu ăn cho cháu cũng rất vui.
Năm ngoái, tôi chờ mãi không thấy cháu đến, sau đó mới biết cả gia đình đã đi nghỉ mát. Tôi rất bực mình, sao lại thiếu mỗi tôi? Nếu dẫn tôi đi cùng, chi phí tôi chắc chắn sẽ không để con dâu phải lo. Không phải là chúng quên, mà là hoàn toàn không có suy nghĩ đó, nên mới không nói gì mà đi. Con trai giải thích rằng con dâu muốn đưa bố mẹ ruột đi chơi, đã đặt vé trước từ lâu, khi sắp sắp đi mới thông báo nên không kịp mua vé, nên hứa lần sau sẽ đưa tôi đi cùng.
Con trai tôi còn đảm bảo rằng nếu sau này đi chơi bằng ô tô, dù đi đâu cũng sẽ dẫn tôi theo. Chỉ là lần này họ không lái xe đi, mà đi máy bay, sợ tôi say nên không bàn với tôi.
Không phải tôi nhỏ mọn hay giận dỗi, mà là tôi cảm thấy nếu chỉ tập trung hết tâm trí vào con cái, chờ đợi chúng sắp xếp cuộc sống tuổi già của mình thì không ổn.
Năm nay, tôi sớm đã nghĩ ra, tôi tự tìm niềm vui cho mình. Thấy trong nhóm hưu trí của chúng tôi, có một người bạn đi du lịch, ở nhà trọ gần biển, giá cũng không đắt. Tôi cũng có ý định, tra vị trí trên mạng, lấy số điện thoại từ bà ấy và đặt phòng trước. Không đợi đến kỳ nghỉ hè, tôi đi tàu cao tốc đến đó, chủ nhà trọ đích thân ra đón, cách biển chưa đến 500m.
Tôi đặt phòng đơn ở tầng 3, trả tiền thuê hàng tháng, mỗi tháng 2800 NDT (khoảng 10 triệu đồng), bao gồm bữa sáng và bữa tối, buổi trưa có thể tự nấu ăn.
Tôi ra ngoài chơi một tuần thì con dâu gọi điện cho tôi, nói rằng đã chở cháu trai tôi đến nhà, hỏi tôi đã ở đâu và mấy giờ tôi về nhà. Tôi cười và nói với con dâu rằng tôi đang đi nghỉ hè ở bãi biển và sẽ quay lại vào mùa thu.
Con dâu tôi nói sẽ phải làm thêm giờ và tuần sau con trai tôi sẽ phải đi công tác. Con dâu hỏi tại sao tôi lại đi du lịch mà không hỏi ý kiến các con. Tôi mỉm cười nói, tôi đi du lịch thì cần bàn với ai? Lúc lên máy bay đi chơi không phải con cũng không kể cho tôi nghe sao?
Con dâu nói con không quan tâm, bảo tôi mau về, hè này không ai trông cháu. Bố mẹ vợ của con trai tôi đã về quê thăm họ hàng, nghĩ rằng để cháu ở chỗ tôi thì họ có thể thoải mái đi chơi rồi mới về.
Ai ngờ, tôi đã đi du lịch từ sớm. Con trai tôi gọi điện, nói rằng bố mẹ vợ đã đi được nửa đường thì bị con dâu gọi về. Bố mẹ ruột của con dâu tức giận, nói với con dâu là tôi không biết điều, biết là nghỉ hè, cháu cần ở với tôi mà tôi còn cố tình đi chơi.
Tôi nói với con trai rằng sau này đừng giao con cho tôi nữa, tôi sẽ đi du lịch mỗi năm. Con trai tôi biết năm ngoái làm sai, cũng ngại trách tôi, chuyển cho tôi 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng), bảo tôi chăm sóc bản thân.
Con ruột vẫn thương mình hơn, trông cậy vào con dâu, dù bạn có cho đi bao nhiêu cũng chưa chắc được chân tình. Năm ngoái, con dâu về nhà tôi đón cháu, chẳng nói một lời, cứ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tôi không thể không giận được. Khi cháu còn nhỏ tôi chăm sóc, đến khi cháu 5 tuổi, biết nói biết ăn, dễ chăm hơn thì bố mẹ của con dâu mới phải chăm. Tôi bỏ tiền mua xe cho con trai, cuối cùng lại trở thành sự đóng góp cho bố mẹ ruột của con dâu.
Ngày thường, vào các dịp lễ tết, con trai và con dâu lái xe đưa bố mẹ vợ đi chơi quanh vùng. Nếu không có vài lần cháu nhắc nhở, ai còn nhớ đến tôi, bà già một thân một mình này? Con dâu chỉ lo cho bố mẹ mình cũng không sai.
Tôi già rồi, sẽ không mong đợi vào con cái. Tiền lì xì cho cháu, mỗi lần tôi đều cho 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng), con dâu mỗi năm đều biếu tiền cho mẹ ruột, nhưng chưa bao giờ cho tôi.
Con trai nói lương hưu của tôi cao, không thiếu chút tiền đó. Đây có phải là vấn đề tiền bạc không? Đây là vấn đề có tâm hay không.
Bố mẹ ruột của con dâu cũng nghỉ hưu, chỉ là lương hưu ít hơn, nhưng khi các con kết hôn, họ cũng đóng góp ít hơn. Không phải tôi so sánh với bố mẹ ruột của con dâu, mà là tôi cảm thấy họ nghĩ tôi một mình, dễ bị đối xử thế nào cũng được.
Không ai tốt với tôi, tôi phải tự tốt với mình, vui vẻ du lịch, sức khỏe và niềm vui là quan trọng nhất.
Điều 96, Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực từ 1/1/12025, quy định việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Nhiều người thắc mắc, liệu có phải khi áp dụng Luật mới, đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở?
Từ 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở?
Tại khoản 1 Điều 96 dự thảo Luật Đất đai 2024 có quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng một số cách sau:
– Đất nông nghiệp
– Tiền
– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi
– Nhà ở.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 111 dự thảo Luật Đất đai 2024 cũng nêu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở mà đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Hiện nay, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Mức bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:
Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
Thứ hai, đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ ba, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều kiện được bồi thường về đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi
Theo khoản 1 Điều 96 dự thảo Luật Đất đai 2024 thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi phải đáp ứng điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 95 dự thảo Luật Đất đai 2024 như sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Có quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 137 dự thảo Luật Đất đai 2024;
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;
– Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Sitang Buathong là hiện tượng mạng đến từ Thái Lan. Cô được cư dân mạng gọi là “gái già” chuyển giới thích cặp kè trai trẻ. Những nhình ảnh mới nhất của Sitang Buathong khiến nhiều người phải giật mình.
Gương mặt của “gái già” chuyền giới ngày càng đáng sợ với làn da sần sùi, nếp nhăn lộ rõ. Dù đã tìm đến các viện thẩm mỹ để cải thiện nhan sắc nhưng có vẻ như công nghệ cũng không cứu nổi gương mặt của Sitang Buathong.
Sitang Buathong bắt đầu gây chú ý khi làm clip nhái lại ngôi sao nổi tiếng của Đài Loan – Diệp Phúc Đài. Sau đó, người phụ nữ chuyển giới này tiếp tục làm cộng đồng mạng trầm trồ khi liên tục khoe ảnh cặp kè với trai trẻ.
Những chàng trai từng “qua tay” Sitang Buathong đều có vẻ ngoài bảnh bao, phong độ, trái ngược hoàn toàn với ngoại hình của cô.
“Tác dụng phụ” của phẫu thuật chuyển giới
Phải điều trị nội tiết tố suốt đời
Sau khi trải qua các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính, người chuyển giới phải duy trì việc sử dụng thuốc nội tiết tố suốt đời.
Thuốc nội tiết tố có thể được sử dụng bằng 3 cách: tiêm, bôi và uống. Loại thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nư rối loạn cương dương, rối loạn chức năng gan, tăng men gan, tăng cân, tăng kích thước bộ phận sinh dục, gây nổi mụn…
Muốn an toàn, thuốc điều trị nội tiết tố phải do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và sử dụng theo đúng phác đồ, có sự theo dõi chặt chẽ, khám sức khỏe định kỳ, điều chỉnh lượng dùng khi cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp người chuyển giới sử dụng thuốc nội tiết tố không rõ nguồn gốc, không có tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây chính là trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ của người chuyển giới.
Không có người chống lưng, sinh ra phải nỗ lực để bước vào vạch xuất phát, chàng trai trẻ ấy đã kiếm tiền bằng sự nhạy bén, thông minh và linh hoạt của mình.
Dư Văn, sinh năm 1998, tới từ một vùng quê nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Từ nhỏ anh sống với bà ngoại do bố mẹ đều đi làm ở bên ngoài. Mỗi năm bố mẹ anh đều sẽ chỉ về thăm nhà một ngày vào dịp Tết. Cứ như vậy, “từ nhỏ tôi đã sống theo kiểu tự do, không có người quản“, anh nhớ lại.
“Năm 15 tuổi tôi tới Ôn Châu (thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) học nghề sửa xe, làm được nửa năm, mỗi ngày đều tăng ca tới hơn 3 giờ sáng, lúc đó chỉ dùng nước lạnh, kể cả vào mùa đông, mỗi ngày hầu như ngày nào người cũng ướt. Nhưng khoảng thời gian đó thực ra lại là khoảng thời gian khá hạnh phúc, vui hơn việc đi học vì tôi nghĩ mình kiếm được ra tiền“, Dư Văn bộc bạch.
01
Bén duyên với con đường làm giàu nhờ thương mại điện tử
Chàng trai sinh năm 1998 bén duyên với thương mại điện tử thông qua người quen, “tôi có một người chú làm xưởng gia công quần áo, một khách hàng của chú ấy làm bên mảng thương mại điện tử kiếm được hơn 570 nghìn tệ (khoảng 2 tỷ đồng) mỗi năm. Sau đó chú giới thiệu tôi theo người khách hàng đó học việc, người đó vừa hay cũng đồng ý cho tôi theo, khi đó tôi phụ trách khâu vận chuyển hàng.”
Trong quá trình theo học nghề, Dư Văn thường dành thời gian nghiên cứu về cách thức vận hành công việc kinh doanh mà theo anh là “mọi thay đổi mỗi ngày tôi đều ghi chép lại, ghi chép của tôi thậm chí còn chi tiết hơn cả ghi chép của ông chủ về công việc vận hành công ty của mình.”
Làm được một khoảng thời gian, Dư Văn tách ra làm riêng. Sau khi theo học một khóa học trên mạng, anh bắt đầu hình thức kinh doanh một loạt gian hàng trên các sàn thương mại điện tử theo hình thức liên kết bằng cách tập hợp các liên kết sản phẩm thông qua phần mềm, “Chẳng hạn, nếu muốn tập hợp liên kết của một shop nào đó, vậy thì phần mềm này sẽ tự động giúp tôi tìm kiếm và thu thập liên kết sản phẩm có lượng bán ra cao của shop, thông qua phần mềm đó, tôi copy lại các liên kết, sau đó đăng lên shop của mình. Nếu hôm nay tôi muốn đăng 10.000 sản phẩm lên sàn, cả quá trình thu thập liên kết và đăng sản phẩm chỉ mất 3-4 tiếng đồng hồ.”
Lấy một ví dụ, giấy ăn trên một gian hàng nào đó trên sàn có lượng bán ra cao, có giá 10 tệ (khoảng 34 ngàn đồng), thông qua phần mềm, tới cửa hàng của Dư Văn, nó sẽ được bán với giá gấp đôi. Sở dĩ có thể kinh doanh theo hình thức này là bởi theo anh, “mỗi một mức giá đều sẽ có một nhóm tiêu dùng nhất định. Tôi nhớ rất rõ, ngày đầu tiền làm vậy đã có người đặt đơn, tôi kiếm được hơn 60 tệ với đơn hàng đó. Ngày thứ hai tôi bán được mười mấy đơn, ngày thứ 3 tôi bán được hơn 100 đơn, chỉ riêng ngày hôm đó tôi kiếm được 3000 tệ (khoảng 10 triệu đồng) tiền lãi. Cảm giác lúc đó là ‘Wow, không thể tin được’.”
Kiên trì hình thức kiếm tiền thông qua liên kết sản phẩm và bán với giá cao hơn như này từ năm 2016 tới năm 2020, chỉ tính riêng trong năm 2020, Dư Văn kiếm được 20 – 30 triệu tệ tiền lợi nhuận (khoảng 70 tỷ -104 tỷ đồng). Trong thời kì đỉnh cao, anh sở hữu hơn 80 gian hàng trên sàn thương mại điện tử với các sản phẩm chủ yếu như đồ điện, đồ điện gia dụng, đồ dùng gia đình, đồ dùng tập gym, bách hóa….
Bàn về việc vì sao có thể thông qua hình thức này kiếm được nhiều tiền tới như vậy, Dư Văn bộc bạch, “Nhiều người hỏi tôi có kĩ thuật gì không? Tôi không có. Nhiều người hỏi vì sao sản phẩm của tôi lại phổ biến như vậy, tôi cũng không biết. Suy cho cùng, lý do duy nhất tôi có thể giải thích là gian hàng trên các sàn thương mại điện tử là vô cùng phong phú. Đằng sau mỗi một gian hàng là một nhóm tiêu dùng khác nhau, phụ thuộc vào bình quân giá hàng hóa trên gian hàng của bạn. Một miếng thảm nhiệt của người khác bán 12,9 tệ, khi được bày bán trên gian hàng của tôi, nó có giá 58,9 tệ, cùng một sản phẩm, bày bán trên các gian hàng khác nhau sẽ có giá khác nhau. Khi mức tiêu dùng của khách hàng trong khoảng 500 tệ, họ sẽ không muốn mua món đồ mười mấy tệ, vì sao? Nếu tôi là khách hàng, năm nay dù không có tiền, tôi cũng sẽ không thể mua một miếng thảm nhiệt có giá mười mấy tệ, dù thế nào tôi cũng sẽ chọn loại hơn 50 tệ, vì dùng loại mười mấy tệ tôi dùng cũng không an tâm.”
Logic bán hàng trên các sàn thương mại điện tử là “chọn sản phẩm” và “làm đẹp số lượng sản phẩm bán ra”, đây là việc có thể can thiệp thao tác. Chẳng hạn, “sản phẩm mà chúng tôi tìm kiếm là sản phẩm có nhiều người tìm kiếm, nhưng số lượng sản phẩm trên sàn ít. Lấy ví dụ mỹ phẩm, một sản phẩm nào đó, lượt người tìm kiếm là 200.000, nhưng nếu số lượng sản phẩm đang bán trên sàn là 1.000.000 chẳng hạn, vậy thì đây không phải sản phẩm chúng tôi sẽ lựa chọn. Lượt người tìm kiếm là 200.000 nhưng nếu số lượng sản phẩm đang bán trên sàn chỉ là 100.000 hoặc thậm chí 50.000, đây sẽ là sản phẩm mà chúng tôi chọn. Có một phần mềm phân tích số liệu gọi là ‘tham mưu kinh doanh’, sẽ đưa ra 1000 dòng dữ liệu, chúng tôi gọi là ‘từ khóa’, sau khi gõ từ khóa, phần mềm sẽ đi thu thập thông tin, chẳng hạn như áo lông, phần mềm sẽ thu thập được toàn bộ liên kết của áo lông, sau đó chúng tôi sẽ chạy qua phần mềm giới hạn lượng tiêu thụ trong khoảng 500-10.000, giá cả trong khoảng 50-200 tệ, đánh giá có bao nhiêu, đánh giá không cao có thể loại bỏ, sau đó lọc thêm một vài thương hiệu.”
“Vì rất nhiều người đều biết cách làm rồi nền mô thức kiếm tiền này không còn dễ kiếm như trước nữa, hiện tại chỉ còn những người đã làm lâu năm rồi vẫn cố gắng trụ lại“, Dư Văn thẳng thắn.
Phát hiện ra cơ hội này, học được phương thức vận hành, nhanh chóng mở rộng kinh doanh, chàng thanh niên 25 tuổi thực hiện tất cả chỉ trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là một con đường bằng phẳng luôn suôn sẻ. Năm 2018, anh đối mặt với một vấn đề lớn, “Công ty của tôi có 5 nhân viên xin nghỉ việc, khoảnh khắc họ xin nghỉ việc tôi đã biết họ sẽ tách ra làm riêng, hơn nữa hiện tại họ đều rất thành công. Họ nhìn thấy lợi nhuận từ hình thức này nên đã vay tiền làm và đều đã thành công.”
Năm 2020, khi dịch bệnh xuất hiện, rất nhiều cửa hàng không xuất được hàng, đây cũng là giai đoạn nền tảng hạn chế hình thức kinh doanh liên kết này.
Năm 2019, Dư Văn kiêm thêm mảng kinh doanh theo hình thức liên kết video, anh lập ra hơn 400 tài khoản, mỗi ngày đăng 800 video. Đây là hình thức tập hợp nhiều tài khoản thành một tổng thể nhằm nâng cao độ phổ biến cũng như mức tiêu thụ của sản phẩm, “Chẳng hạn, hôm nay muốn bán nước khoáng, tôi sẽ đăng liên kết nước khoáng lên, cả 400 tài khoản đều đăng liên kết nước khoáng, giúp liên kết này tăng độ phổ biến“. Giai đoạn này, một video nhiều nhất có thể đạt tới hơn 40.000.000 lượt xem, bởi lẽ “thời đó về cơ bản là đăng gì lên cũng đều có thể trở nên phổ biến, được nhiều lượt xem“. Hình thức này đem lại cho anh lợi nhuận 40.000.000 tệ một năm (khoảng hơn 139 tỷ đồng).
Sau khi những hình thức trên bị hạn chế, anh chuyển sang livestream bán hàng, “năm 2022, hình thức livestream giúp tôi kiếm được không ít tiền. Một sản phẩm giúp tôi kiếm được 28.000.000 tệ lợi nhuận (khoảng 97 tỷ đồng).”
Rất nhiều người hay nói rằng để làm nghề này, Dư Văn có lẽ phải có một cái đầu vô cùng nhạy bén với thương mại điện tử, tuy nhiên bản thân anh lại cho rằng, “Các sàn thương mại điện tử mỗi năm đều xảy ra biến động, mỗi một lần biến động có thể tạo ra rất nhiều cơ hội. Chẳng hạn năm nay Meituan dồn lực vào mảng B2C, ai đang làm trong mảng thương mại điện tử sẽ có thể nhắm lấy cơ hội này.” Điều quan trọng là cần có sự linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ và dám làm.
03
Tiền và cuộc sống
Khi được hỏi về ý nghĩa của tiền bạc, Dư Văn chia sẻ khi mới kiếm được tiền, anh cũng giống như nhiều người, không giữ được tiền, suy nghĩ đầu tiên là muốn hưởng thụ, muốn tiêu tiền và tiêu xài khá hoang phí, “bởi vì chúng tôi bước vào xã hội đi làm từ độ tuổi quá sớm, thế giới hào nhoáng bên ngoài, có thể nhìn thấy nó, nhưng lại không thể bước vào đó vì không có tiền. Có những người người ta không nhìn thấy, vậy thì người ta sẽ không nghĩ tới. Còn chúng tôi, nhìn thấy thế giới đó một cách trực quan vậy cho nên sau khi vừa kiếm được tiền, lập tức có suy nghĩ muốn tận hưởng, đơn giản nhất là đi mát xa chân, chẳng hạn trước đây một lần đi rửa chân chỉ mất 69 tệ, nhưng sau khi có tiền rồi lại muốn thử loại có giá 300 tệ một lần.”
Còn ở hiện tại, khi đã ở một độ tuổi chín chắn hơn, trải nghiệm nhiều sóng gió cuộc đời hơn, Dư Văn của độ tuổi 25 lại cho rằng “có tiền rồi chưa chắc là chuyện có ý nghĩa, nhưng vẫn là suy nghĩ đó, ít nhất về mặt cuộc sống vật chất tôi không cần lo lắng. Tự do có rất nhiều loại, tự do tài chính là một kiểu, tự do chi tiêu về mặt ăn uống cũng là một kiểu, tự do trong việc nghỉ ngơi, tự do trong hôn nhân, trong việc lựa chọn bạn đời cũng là một loại tự do.”
Khi được hỏi việc tuyệt vời nhất mà mình đã làm được là gì, Dư Văn tự hào, “tôi nghĩ đó là mình phát triển văn hóa của công ty hiện tại lên mức cao nhất, mô thức kinh doanh của nhóm tôi hiện tại chính là khiến tất cả mọi người đều kiếm được tiền, mười mấy người đồng hành đều cùng nhau kiếm được tiền.”
Với Dư Văn, một người có xuất thân nông thôn lên thành phố lớn lập nghiệp thì “tiền có thể cho người ta sự tự tin, ở quê chúng tôi là như vậy, không cần biết quá trình bạn nỗ lực tới đâu, họ chỉ quan tâm kết quả, quan tâm số tiền mà bạn cầm về. Ở quê chúng tôi không giống như ở thành phố, mọi người xung quanh đều biết nhau, đây là con trai con gái nhà ai. Năm đầu tiên tôi kiếm được tiền, lái một chiếc xe sang trọng về nhà, ai cũng biết, người nhà được nở mày nở mặt, bản thân cũng được nở mày nở mặt. Ban đầu kiếm tiền chỉ đơn giản vì muốn có đủ miếng ăn, sau đó thì kiếm tiền là vì muốn kiếm tiền, đến hiện tại vẫn là như vậy, tôi nhất định phải kiếm tiền.”
Ở anh, dù đã kiếm được rất nhiều tiền, cũng có thể xem là một tâm gương điển hình về thành công ở độ tuổi còn rất trẻ, nhưng vẫn phảng phất đâu đó một khoảng cách giữa cái gọi là những đứa trẻ ở nông thôn và những đứa trẻ ở thành phố, “Từ nhỏ thông tin tiếp nhận được và giá trị quan là không giống nhau. Thông tin những người ở thành phố nghe được là ai thi được bao nhiêu điểm, thi được vào đại học nào rồi, con cô chú nào được nhận học bổng đi đâu, nhưng thông tin mà những đứa trẻ ở nông thôn như chúng tôi nghe được lại là, con cái nhà ai ở ngoài kiếm được bao nhiêu tiền, đi xe hiệu gì về nhà. Hai người vốn chẳng hề quen biết nhau, thứ đầu tiên chúng tôi nhìn là họ lái xe hiệu gì, sau đó nhìn xem họ mặc quần áo hiệu gì.”
Khi được hỏi về vấn đề giáo dục con cái, Dư Văn thẳng thắn, “sau này tôi không muốn con giống mình, tôi muốn con được đi học đàng hoàng, học tới năm 22 tuổi, trang bị cho mình một lượng tri thức đầy đủ, sau đó ra làm một cái nghề, tôi muốn con mở mang đầu óc, muốn con biết rằng ngoài tiền ra, cuộc sống còn nhiều giá trị đáng trân trọng khác, tôi không muốn con giống như tôi hiện tại, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới tiền, nếu hướng đi là đúng đắn, vậy thì sẽ thành người có ích, nhưng chỉ cần đi lệch một chút thôi, chắc chắn sẽ rơi xuống vực.”
04
Trong một chương trình, Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, một nhà thực hành về giáo dục từng đặt ra một câu hỏi như vậy: “Bây giờ người ta nói học để thành công chứ không phải nói học để nên người, nhưng mà thành công nghĩa là gì? Tiền và quyền có phải là dấu hiệu duy nhất của thành công hay không?”
Liệu có phải đã đến lúc mỗi người trong chúng ta, thay vì định nghĩa thành công gói gọn trong hai chữ “tiền bạc”, cần thừa nhận một điều rằng “thành công có vô vàn định nghĩa và định nghĩa của mỗi người về thành công là không giống nhau”, đã đến lúc ngừng xem một yếu tố là tiêu chuẩn về thành công. Warren Buffett từng nói, “Sau khi bạn 65 hoặc 70 tuổi, bạn sẽ mong những người bạn yêu thương thực sự yêu thương bạn, chỉ vậy thôi, bạn đã là một người thành công.”
Tác gia người Trung Quốc, Dư Hoa, trong một cuốn sách của mình từng viết, “Con người là để yêu thương, tiền bạc là để sử dụng, thế giới này sở dĩ trở nên hỗn loạn, đó là vì tiền được dùng để yêu thương, còn con người được dùng để lợi dụng, vậy mới có cái người ta gọi là qua cầu rút ván, yêu tiền hơn cả mạng sống, cái tâm lạc mất xuất phát điểm, mọi thứ đều biến chất.”
Mong rằng tất cả chúng ta đều được sống với tiết tấu của bản thân giữa thời đại vội vã này.
Có “em gáι” bêп пgσàι là bí mật tầy đìпh mà пgườι đàп ôпg пàσ cũпg gιấu chσ bằпg được thì thôι. Chíпh vì vậy, muốп bιết được châп tướпg sự vιệc, пgườι vợ khôпg còп cách пàσ khác là phảι tự mìпh “xôпg phα” tìm hιểu.
Đừпg dạι mà theσ dõι chồпg, cũпg đừпg tốп sức kιểm trα đιệп thσạι củα αпh ấy cả пgày làm gì…Có một cách đơп gιảп mà mαпg tớι kết quả пhαпh hơп, đó chíпh là пhìп пhữпg bιểu hιệп củα chàпg khι ở trêп gιườпg. Một пgườι đàп ôпg chuпg thủy vớι vợ sẽ khôпg bασ gιờ cùпg lúc có пhữпg bιểu hιệп пày khι âп áι!
Im lặпg…
Chàпg khôпg thσảι máι пóι chuyệп trước, trσпg và sαu khι gầп gũι là một tíп hιệu khôпg tốt chút пàσ. Đιều đó chσ thấy, chàпg dườпg пhư chỉ “yêu” để hσàп thàпh trách пhιệm mà chẳпg có chút cảm xúc gì vớι vợ. Hơп пữα, đó cũпg có thể là cách để αпh ấy từ chốι “trả bàι” vì đã mất quá пhιều sức chσ пgườι thứ 3 rồι!
пgườι đàп ôпg chuпg thủy tuyệt đốι khôпg có thóι queп пày. αпh ấy có thể mệt mỏι, kιệm lờι пhưпg sẽ luôп bιết cách αп ủι vợ, gιúp chσ bạп cảm thấy yêп tâm hσặc ít пhất là có 1 lờι hẹп ước “пồпg пàп vàσ hôm sαu”.
Đàп ôпg có thể mệt mỏι, phσпg độ thất thườпg пhưпg luôп luôп thιệп chí vớι vιệc gầп gũι bạп đờι. Một khι αпh ấy tỏ rα cháп пảп đếп mức bỏ mặc tất cả thì khả пăпg “được thỏα mãп” ở đâu đó là rất cασ. αпh ấy vốп khôпg còп yêu vợ пữα rồι!
Khôпg bασ gιờ có “hιệp 2”
Tất пhιêп rồι! Khι đã có bồ, vιệc sαп sẻ sức lực là khôпg hề đơп gιảп vớι đàп ôпg. пếu chàпg đã dàпh mọι tâm huyết chσ kẻ thứ 3 thì пhữпg gì vớι vợ chỉ là trách пhιệm chσ bạп khỏι пghι пgờ mà thôι. Chíпh vì thế, sαu “hιệp 1”, αпh ấy khôпg tιếp tục gầп gũι, âu yếm bạп, tỏ rα mệt mỏι, đι tắm пgαy hσặc đι rα пgσàι hút thuốc… chứ khôпg bασ gιờ пghĩ tớι chuyệп “thêm 1 lầп пữα”.
Lảпg tráпh пhữпg câu hỏι
Sαu khι “hàпh sự” vợ thườпg hỏι пhữпg câu xem chồпg có hàι lòпg về пhữпg gì đã dιễп rα hαy khôпg. Đó là пhữпg gιây phút thâп mật hạпh phúc củα 2 vợ chồпg. Trσпg khι пgườι đàп ôпg chuпg thủy rất tôп trọпg cảm xúc пày thì chàпg trαι trăпg hσα chỉ muốп пó quα đι thật пhαпh, chàпg có thể tỏ rα khó chịu hσặc “gạt phắt” đι пhữпg lờι bạп пóι, chỉ muốп 2 пgườι пhαпh chóпg αι về chỗ пấy để пgủ chσ yêп thâп.
Bỏ quα màп dạσ đầu
пgαy cả khι bạп có пhữпg tíп hιệu muốп được mơп trớп thêm, chàпg vẫп thườпg bỏ quα màп dạσ đầu hσặc chỉ sơ sàι để пhαпh về đích. Đιều đó cũпg hσàп tσàп dễ hιểu khι αпh ấy khôпg còп xem đây là 1 cuộc “âп áι” пgọt пgàσ mà chỉ là vιệc “phảι làm chσ xσпg” mà thôι. (Cáι пày khác vớι vιệc chồпg muốп “tấп côпg” vợ một cách táσ bạσ пhé, một cáι là пhαпh chσ xσпg, còп 1 cáι là пhαпh để tạσ cảm gιác).
Chàпg пgạι thử cáι mớι
пếu пgườι ấy bắt đầu có пhữпg độпg tác mà bạп chưα từпg thấy αпh ấy thực hιệп trước đây, thì đó chíпh là dấu hιệu αпh ấy muốп làm bạп vuι lòпg hơп, gιúp chuyệп “yêu” củα 2 пgườι mớι mẻ và thăпg hσα hơп.
пgược lạι, bảп thâп chàпg khôпg muốп thαy đổι gì về thóι queп gιườпg chιếu củα 2 vợ chồпg và đồпg thờι cũпg khôпg hứпg thú vớι пhữпg sáпg tạσ củα bạп. Đιều đó gửι đι 1 suy пghĩ củα chàпg rằпg, chuyệп ấy củα 2 пgườι chẳпg có gì thú vị đâu, dù có cố gắпg thαy đổι thế пàσ cũпg chỉ vậy thôι. Rất có thể chàпg đã gửι gắm пιềm tιп ở một chỗ khác rồι!
Tuy пhιêп, các mẹ cầп пhớ, cuộc sốпg hôп пhâп khó tráпh khỏι пhữпg lúc thăпg trầm. Chàпg hờ hữпg chuyệп gιườпg chιếu có thể là dσ пhιều пguyêп пhâп khác пhαu chứ khôпg phảι là khôпg yêu vợ và khôпg chuпg thủy пữα. Khι đó, пgườι vợ hãy bìпh tĩпh trò chuyệп vớι chồпg để tìm rα lí dσ, cùпg пhαu gιảι quyết để tìm lạι hạпh phúc пhé!