Nhiḕu người thường có thói quen sau khi ᵭi vệ sinh xong, nhấn cả 2 nút luȏn ᵭể nước xả thật mạnh, thḗ nhưng ᵭȃy là một việc làm sai lầm.
Hầu hḗt trong phòng tắm của mỗi gia ᵭình Việt chúng ta, chiḗc bṑn cầu chính là thiḗt bị khȏng thể thiḗu. Thay vì những chiḗc toilet dội chúng ta vẫn thường thấy trong các nhà vệ sinh ngày xưa, hầu như các toilet hiện ᵭại ngày nay ᵭḕu là toilet xả. Sau khi xong việc, bạn chỉ cần bấm nút hoặc gạt cần là hệ thṓng xả của nó sẽ tự ᵭộng bơm nước và cuṓn trȏi mọi thứ xuṓng cṓng.
Thḗ nhưng khi nhấn nút xả nước bạn có ᵭể ý rằng hầu như bṑn cầu nào cũng có ᵭḗn hai nút bấm có hình dạng (hoặc ký tự) khác nhau, hoặc ᵭược trang bị cần gạt có ᵭḗn hai nấc khác nhau?
Nhiḕu người thường có thói quen sau khi ᵭi vệ sinh xong, nhấn cả 2 nút luȏn ᵭể nước xả thật mạnh, thḗ nhưng ᵭȃy là một việc làm sai lầm.
Trên thực tḗ, nhà sản xuất làm ra hai nút này ᵭḕu có lý do và cȏng dụng riêng của chúng. Hai nút này thực tḗ chính là nút ᵭiḕu chỉnh lượng nước sẽ dội vào bṑn cầu. Nút nhỏ là dành cho việc “ᵭi nhỏ”, lượng nước xả ra chỉ một nửa bṑn chứa, tức là khoảng 3 lít. Còn nút lớn là dành cho việc “ᵭi lớn” với toàn bộ lượng nước trong bṑn chứa ᵭược xả ra cùng một lúc, khoảng 6 lít hoặc 4, 5 lít tùy từng loại toilet. Nḗu bạn bấm cùng một lúc cả hai nút thì nó sẽ mặc ᵭịnh là xả lớn.
Đṓi với cần gạt thì cũng có cách vận hành tương tự. Nḗu bạn gạt cần xuṓng một nửa thì lượng nước xả ra chỉ có một nửa, nḗu gạt hḗt cần xuṓng thì lượng nước xả ra sẽ nhiḕu gấp ᵭȏi. Tùy theo từng loại toilet mà cần gạt có cách hoạt ᵭộng khác nhau.
Việc nhấn ᵭúng nút giúp bạn có thể tiḗt kiệm ᵭược lượng nước tṓi ᵭa. Đṓi với những loại bṑn cầu dội hoặc những chiḗc có một nút bấm như ngày xưa, mỗi lần xả nước chúng ta phải dùng ᵭḗn 19 lít nước, ᵭȃy là một lượng nước khȏng hḕ nhỏ và vȏ cùng lãng phí vḕ cả tiḕn bạc và tài nguyên.
Vậy nên, khi ᵭi vệ sinh, tuy vào trường hợp mà bạn hãy chọn nút bấm phù hợp ᵭể khȏng làm lãng phí tài nguyên nước, cũng như giúp tiḗt kiệm chi phí. Một hành ᵭộng nhỏ, nhưng nó lại mang ᵭḗn ý nghĩa to lớn.
Đổ bia vào bồn cầu ai cũng kêu “phí của trời” nhưng 30 phút sau tất cả đều ngả nón kính phục
Đổ bia vào bồn cầu để làm gì?
Bia là một thức uống giải khát rất được ưa thích nhờ hương vị độc đáo, thế nhưng bạn có biết rằng bia cũng có rất nhiều công dụng khác nhau. Với những lon bia đã mở nắp không uống hết hoặc bia để lâu hết hạn nhà bạn chẳng ai dùng đến, đừng vứt chúng đi, bởi bia có tác dụng rất tốt trong việc tẩy rửa.
Nếu như bồn cầu nhà bạn xuất hiện những vết ố vàng, cáu bẩn bạn có thể đổ bia vào bồn cầu hoặc nền nhà vệ sinh rồi sau đó ngâm chừng 30 phút. Lúc này, các vết bẩn sẽ bắt đầu bong ra. Tiếp đó, bạn chỉ cần lấy bàn chải cọ sạch bồn cầu và nhà vệ sinh là được. Chỉ với một cách đơn giản như vậy nhà vệ sinh sẽ sạch bong và không còn mùi hôi.
Những mẹo nhỏ từ bia tốt cho cuộc sống của bạn
Làm mềm quần áo: Nếu quần áo của bạn bị xơ cứng chỉ với những lon bia đã hết hạn bạn đã giúp màu trang phục được bền lâu hơn và quần áo mềm mịn hơn.
Cách làm: Bạn chỉ việc ngâm quần áo vào trong bia 1 giờ đồng hồ sau đó giặt lại bằng nước sạch và để khô tự nhiên, trang phục của bạn sẽ trở nên mềm mại hơn và những chất trong bia sẽ giúp khôi phục màu sắc ban đầu của quần áo. Đặc biệt, với những loại quần áo mới sau khi được ngâm vào bia sẽ bền màu hơn bình thường đấy.Giúp hoa tươi lâu hơn
Làm sạch đồ gỗ: Nếu trong gia đình bạn có sử dụng đồ gỗ, chắc chắn việc vệ sinh những đồ vật này sẽ khiến bạn đau đầu khi xuất hiện những vết bẩn khó lau chùi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một chút bia uống dở thấm vào khăn ẩm và lau sạch đồ gỗ.
Rồi bạn hãy để chúng khô tự nhiên, chỉ sau một vài phút, đồ gỗ của bạn sẽ sáng bóng như mới. Với cách làm này, bạn sẽ tiết kiệm được khối tiền thuê người lau dọn vệ sinh chuyên nghiệp.
Giúp đồ kim loại sáng bóng: Bia có thể giúp cho đồ kim loại sáng bóng trở lại. Việc bạn cần làm là đổ bia rồi ngâm đồ kim loại vào đó khoảng 30-45 phút. Đến thời gian, hãy rửa lại bằng xà phòng bình thường, các đồ dùng kim loại sẽ sáng bóng nhờ thành phần acid có trong bia.
Làm sạch tủ lạnh: Những chiếc tủ lạnh khi sử dụng lâu ngày chúng sẽ xuất hiện mùi hôi, khó xử lý. Bia sẽ là liệu pháp tốt nhất để khử mùi tủ lạnh nhanh chóng. Dùng một miếng khăn mềm thấm vào bia cho ẩm, sau đó lau chùi tủ lạnh. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ vết bẩn nhanh chóng và diệt khuẩn hiệu quả, khiến mùi hôi khó chịu trong tủ lạnh của bạn nhanh chóng bay đi.
Để làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng, bạn có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau.
Bồn cầu là vật dụng được sử dụng thường xuyên. Sau một thời gian sử dụng, bồn cầu rất dễ đóng cặn vàng hoặc cặn đen. Nếu không được cọ rửa thường xuyên, bồn cầu không chỉ bị đóng cặn mà còn có mùi hôi khó chịu. Càng để lâu càng khó cọ rửa sạch bồn cầu.
Để làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây.
Làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng bằng nước sôi
Nước sôi có tác dụng diệt khuẩn đồng thời làm mềm các vết bẩn. Bạn có thể sử dụng nước sôi để làm sạch các cặn bẩn ở bồn cầu.
Đầu tiên, hãy đổ nước sôi lên toàn bộ bề mặt bồn cầu. Sau đó, đổ dung dịch tẩy bồn cầu lên trên. Để khoảng 15 phút cho chất tẩy rửa phát huy tác dụng rồi mới bắt đầu dùng bàn chải để cọ rửa.
Cuối cùng, dội lại bồn cầu bằng nước sạch. Nước nóng kết hợp với chất tẩy rửa sẽ giúp làm sạch bồn cầu nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Nước nóng cũng có tác dụng làm mềm các chất tải, giảm tắc nghẽn bồn cầu rất tốt.
Làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng bằng giấm trắng
Giấm trắng cũng là chất có chứa axit có tác dụng làm sạch, khử khuẩn, khử mùi hôi. Bạn có thể sử dụng giấm trắng để làm sạch bồn cầu thay cho các chất tẩy rửa hóa học khác.
Hãy đổ giấm lên toàn bộ bề mặt bồn cầu và để ít nhất 15 phút. Axit axetic trong giấm sẽ giúp phá vỡ liên kết của các vết bẩn trên bề mặt bồn cầu, giúp việc loại bỏ chúng được dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn có thể dùng bàn chải để cọ rửa bồn cầu và xả nước cho cặn bẩn trôi đi.
Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể kết hợp nước nóng với giấm để cọ rửa bồn cầu.
Làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng bằng chanh
Chanh có thành phần axit có tác dụng làm sạch các cặn vàng, cặn đen trên bề mặt bồn cầu và khử mùi hôi khó chịu. Bạn có thể sử dụng chanh tươi để làm sạch bồn cầu một cách hiệu quả, an toàn, không làm hại sức khỏe.
Bạn sẽ cần cắt 4-5 quả chanh và vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt chanh trộn lẫn với một ít bột giặt rồi đổ hỗn hợp này lên toàn bộ bề mặt bồn cầu. Để nguyên như vậy khoảng 30 phút để các chất trong chanh và bột giặt phát huy tác dụng.
Sau đó, dùng bàn chải chà sạch toàn bộ bề mặt bồn cầu. Xả lại nước một lần nữa để bồn cầu được sáng sạch.
Làm sạch bồn cầu đóng cặn vàng bằng baking soda
Baking soda có tác dụng tẩy rửa rất tốt lại an toàn với môi trường và con người. Bạn có thể sử dụng baking soda để làm sạch bồn cầu, nhất là những bồn cầu bị đóng cặn đen. Kết hợp baking soda với giấm sẽ mang lại hiệu quả làm sạch tuyệt vời.
Đầu tiên, bạn sẽ cần xả nước cho toàn bộ bề mặt bồn cầu đều ướt. Dùng 100 gram bột baking soda rắc đều lên toàn bộ bề mặt bồn cầu. Sau đó, dùng giấm đổ lên bồn cầu. Baking soda gặp giấm sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt. Để nguyên như vậy khoảng 10 phút rồi dùng bàn chải chà sạch bồn sầu. Cuối cùng, xả nước cho các cặn bẩn trôi đi. Có thể lặp lại thao tác cọ rửa này lần nữa để đảm bảo hiệu quả như mong muốn.