Mới đây theo thông tin từ Ban tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Được biết, sau khi xảy ra việc một người đàn ông trong đoàn người đi theo ông Minh Tuệ bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong và hai người phụ nữ bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường, cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Minh Tuệ về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Minh Tuệ được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.
Nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, ông Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Ông Minh Tuệ dừng việc đi bộ khất thực đi đang đi đến đoạn đường thuộc xã Hương Thọ, TP.Huế.
Mỗi nơi ông Minh Tuệ đi đến đều thu hút sự chú ý của người dân, các YouTuber và Tiktoker.
Thông tin trên báo Dân Việt, ông Lê Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ, TP.Huế cho biết, chiều tối ngày 2/6, ông Minh Tuệ và đoàn người đi bộ khất thực di chuyển đến khu đất rừng thuộc địa phận thôn Hải Cát, xã Hương Thọ để nghỉ ngơi. Đến khuya cùng ngày, ông Minh Tuệ và đoàn khất thực đã bí mật rời đi.
Trước đó, khi ông Minh Tuệ và đoàn người đi bộ khất thực đi đến địa bàn xã Hương Thọ đã thu hút rất đông người hiếu kỳ đi theo.
Ngay sau khi ông Minh Tuệ và đoàn người đi bộ khất thực rời đi, những người đi theo đoàn này cùng các YouTuber, Tiktoker,… cũng tự động giải tán trong đêm tối
(Dân trí) – Theo Cục C06, Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến” trên hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử, sau khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc.
Sáng 3/6, tại chùa Đại Thành (tỉnh Bắc Ninh), Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử.
Theo Đại tá Vũ Văn Tấn (Phó Cục trưởng Cục C06), thời gian qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng lực lượng CAND trong việc giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, tuyên truyền các chư vị phật tử tuân thủ quy định pháp luật, tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm tại nơi cư trú.
Đại tá Tấn cho biết để giảm thiểu công việc hành chính cho các chư vị tăng ni, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời, hỗ trợ phương thức trực tuyến giảng pháp đến công chúng, Bộ Công an đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý tăng ni, phật tử.
Hệ thống này bao gồm 3 phân hệ: Ứng dụng di động cho phật tử; Phần mềm quản lý tăng ni; Phần mềm quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo.
Trong đó, Ứng dụng di động cho phật tử sẽ có các chức năng như đăng nhập vào ứng dụng thông qua tài khoản VNeID; đăng ký ghi danh phật tử; đăng ký quy y tam bảo; xem thông tin hành chính giáo hội; xem tin tức, sự kiện, các ngày lễ Phật giáo; nghe giảng pháp…
Đặc biệt, tại giai đoạn 2, Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến”, khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc để tạo điều kiện cho phật tử cúng dường trực tuyến tới tất cả các chùa trên toàn quốc.
Để triển khai hệ thống này, lãnh đạo Cục C06 đề nghị Cục và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thí điểm các chức năng của phần mềm, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, thân thiện, tiện lợi nhất cho người sử dụng tại Bắc Ninh và Thái Nguyên trước khi triển khai mở rộng trên toàn quốc.
Cục C06 cũng đề nghị các tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được giao sử dụng hệ thống quản lý nói trên phải hết sức tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ bí mật cá nhân dân.
Sau khi trao đổi với nhà chức trách, ông Thích Minh Tuệ (Lê Anh Tú) đã “tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực”, theo Ban Tôn giáo Chính phủ.
Trưa 3/6, cổng thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ cho hay sau khi một số người đi bộ theo ông Tú gặp vấn đề sức khỏe, cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi về việc nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, chính quyền địa phương tạo điều kiện để ông được đi bộ, hành trì theo ý nguyện, song cần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.
“Ông Tú sau khi nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực”, theo cổng thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Trong hành trình đi bộ từ Bắc vào Nam, chiều qua ông Thích Minh Tuệ và đoàn người đã tới đường tránh Huế, đoạn qua phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi đi bộ được gần 20 km, đoàn người dừng chân nghỉ qua đêm tại một nghĩa trang ven đường. Cảnh sát giao thông đã hướng dẫn ôtô lưu thông qua quốc lộ 1, không vào đường tránh Huế để đảm bảo an toàn toàn cho đoàn.
Sáng nay, hàng trăm người mang theo nước uống, thức ăn lên đường tránh TP Huế đoạn qua xã Hương Thọ, Hương Hồ chờ đảnh lễ ông Thích Minh Tuệ. Không thấy ông, nhiều người rời đi, một số tìm quán cà phê ven đường tiếp tục chờ.
Ông Thích Minh Tuệ trong lần trả lời VnExpress khi đi bộ qua Hà Tĩnh hôm 17/5. Ảnh: Đức Hùng
Ông Thích Minh Tuệ (Lê Anh Tú) 43 tuổi, trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Từ năm 2017 đến 2023, ông ba lần đi bộ khất thực từ Nam ra Bắc và ngược lại. Năm 2024, lần thứ tư ông đi bộ từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện đi theo chiều ngược lại.
Trong hành trình trở về, nhiều người đã đi theo, một số livestream hình ảnh ông và đoàn người. Ngày 30/5, miền Trung nắng nóng, khi đoàn người tới Quảng Trị, ông Lương Thanh Sơn, 47 tuổi, thành viên trong đoàn, bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Ngày 2/6, thêm hai phụ nữ bị sốc nhiệt, đuối sức, đã được cấp cứu.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng có công văn gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố nêu ông Lê Anh Tú “không phải tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Về phía mình, ông cho biết từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa, được đặt pháp danh là Thích Minh Tuệ. Lâu nay ông chưa từng nhận là tu sĩ và bản thân cũng “cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó”. Ông muốn bộ hành trọn đời, mục đích “chỉ muốn thực hành những lời dạy của đức Phật nhằm giúp hoàn thiện bản thân”.
Ông Thích Minh Tuệ nói những người đi theo không phải đệ tử của mình, nhưng nếu ai muốn đi cũng không cản. Nếu mọi người đi theo để tập bộ hành, rèn luyện sức khỏe, bước thẳng hàng, giữ yên lặng trật tự thì tốt. Còn tập trung chen nhau xô đẩy để ghi hình, phát trực tiếp, la ó lộn xộn thì không nên.
Bước 1: Đầu tiên, bạn dùng khăn mềm sạch để lau bụi, sau đó làm sạch các thứ bẩn bảm vào vật dụng như các vết nến khô, các vết bẩn còn dính trên chân đế lư hương, các vết bụi lâu ngày, vết bẩn, vết bám thức ăn… Để làm mềm vết nến nhanh, thì bạn có thể áp dụng mẹo là dùng một máy sấy tóc thổi lên chúng, sức nóng máy sấy sẽ giúp làm cho các vết này hóa lỏng, sau đó bạn chỉ cần lấy khăn lau chùi qua sẽ sạch.
Bước 2: Sau khi làm sạch bụi và vết bẩn lớn bám bên ngoài thì bạn lấy giấy bạc thuốc lá, giấy bạc thực phẩm hoặc mùn cưa thêm vào một ít muối rồi dùng khăn nhúng vào hỗn hợp trên, chà lên đồ đồng sẽ làm chúng sáng bóng. Bạn có thể thay hỗn hợp trên bằng tro bếp, thêm một ít nước vào cũng sẽ làm đồ đồng sáng bóng nhanh chóng. Tuy nhiên khi lau đồ đồng thờ cúng phải chú ý các đồ vật phải đảm bảo sạch, tro phải là tro sạch, mùn cưa phải đảm bảo sạch…
Với những đồ dùng có vết gỉ màu xanh bạn nên dùng nước cốt chanh với muối, dùng khăn chùi lên vị trí có vết gỉ sẽ làm chúng biến mất trên đồ đồng.
Bước 3: Để làm đồ đồng sáng bóng thì dùng mật ong nguyên chất thoa bên ngoài vật dụng. Sau đó dùng khăn mềm lau xung quanh. Hoặc bạn có thể dùng bột sắn khô đánh lên toàn bộ bề mặt của đồ đồng, sau đó lau sạch bột thì nước màu của đồ đồng sẽ giữ lâu hơn.
Ban cũng có thể áp dụng giấm chua để làm sáng bóng đồ đồng. Bạn hãy dùng khăn chấm vào giấm ăn hoặc nước cốt chanh, lau lên đồ đồng, khi dung dịch này khô, bạn lấy khăn mềm lau chùi lần nữa, rửa qua với nước ấm thì đồ đồng sẽ sáng như trước.
Với đồ đồng xỉn màu nặng hơn, thì bạn dùng nước giấm pha rồi ngâ đồ đồng vào đó. Bạn ngâm qua đêm càng tốt. Sau đó rửa lại sạch sẽ, lau lại bằng bột sắn sẽ giúp giữ đồ đồng sáng bóng lâu hơn.
Khi dùng vật dụng bằng đồng nên tránh cất chỗ ẩm ướt, dùng xong nên để khô ráo thì chúng sẽ lâu bị xỉn
Bạn muốn trồng rau để có rau sạch ăn, nhưng nhiều loại rau khó trồng và kì công chăm sóc. Vậy hãy chọn 3 loại rau sau chỉ cần bạn trồng hoặc gieo hạt tưới thật ẩm, hoặc cho nhiều nước vào nó nó sống tốt, ăn không kịp.
1. Rau muống nước
Rau muống nước còn được gọi là rau muống tía (hay rau muống đỏ, rau muống lá to). Chúng thường được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nơi có nguồn nước dồi dào được gọi là rau muống nước như trên ruộng cao, ruộng trũng, ruộng ngập nước hay thậm chí thả bè trên ao hồ, sông đều được.
Rau muống nước có thân thường to, mập với màu đỏ tía hoặc màu xanh lá. Lá rau muống nước có hình mũi tên bản rộng, những lá to nhìn như hình trái tim dài.
Rễ của rau muống mọc ra từ vị trí nối của các đốt trên thân nên cây rau muống có thể trồng bằng phương pháp giâm cành rất tốt.
Cây rau muống nước có lá màu xanh nhưng thân thì có thể có màu đỏ, màu tía hay màu xanh lá nên nhiều người còn gọi loại rau muống này là rau muống đỏ hay rau muống tía.
2. Rau răm
Rau răm có mùi thơm đặc trưng, vị cay, mát, có tác dụng kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi. Rau răm có thể ăn sống, làm gia vị cho các món ăn như gỏi, bún thang, bún riêu.
Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa.
Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng.
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.
Sau khi thu hoạch, chỉ cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
3. Rau xà lách xoong (cải xoong)
Loại rau xà lách xoong có thể mọc tốt ở ven sông nước, rau xà lách xoong thích hợp trồng trên đất có nhiều bùn, đất thịt và đất hơi ngập nước. Bạn có thể trồng bằng hạt hoặc dùng phần thân cây già có nhiều rễ sau đó mang trồng xuống đất.
Không nên trồng rau xà lách xoong trên đất phèn, đất mặn hoặc đất cát, đặc biệt là vào mùa nắng thì rau sẽ khó sống được.
Đất trồng rau xà lách xoong cần phải được làm kỹ lưỡng, khoảng 10 ngày trước khi trồng rau thì nên bón vôi, cày xới và phơi khô đất để diệt mầm bệnh. Đối với việc trồng rau xà lách xoong trên diện tích đất lớn thì cần phải lên luống và rãnh để giúp thoát nước.
Rau xà lách xoong rất dễ sống, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh nên không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới đủ nước cho cây có đủ độ ẩm để phát triển là được. Vào mùa nắng bạn cần chú ý tưới nhiều nước để giữ ẩm cho đất trồng.
Phụ nữ đến độ tuổi này, nếu không hạnh phúc trong hôn nhân, họ bắt đầu có những mối tình ngoài luồng.
Ngoại tình, một khía cạnh phức tạp của mối quan hệ này, thường thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nghiên cứu đã phát hiện rằng việc phụ nữ tham gia vào ngoại tình có sự biến đổi theo độ tuổi của họ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về cách độ tuổi có thể ảnh hưởng đến xác suất phụ nữ tham gia vào các hành vi ngoại tình. Sự nhìn nhận này từ góc độ nghiên cứu có thể giúp ta hiểu rõ hơn về những yếu tố và động lực đằng sau hành vi ngoại tình trong mối quan hệ và hình thành gia đình.
Những độ tuổi mà phụ nữ dễ ngoại tình nhất
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người phụ nữ thường có nhiều cơ hội ngoại tình ở độ tuổi 30. Trong giai đoạn này, sự nghiệp và cuộc sống gia đình thường ổn định hơn, và phụ nữ có nguồn lực kinh tế và xã hội tương đối. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với trách nhiệm gia đình và áp lực cuộc sống hàng ngày.
Trong giai đoạn này, phụ nữ có thể trải qua sự mệt mỏi hoặc không cảm thấy hài lòng với cuộc sống hôn nhân và gia đình, và do đó, họ có thể có mong muốn tìm kiếm sự thỏa mãn và hứng thú mới. Sự tiếp xúc với người khác giới gia tăng, cùng với những cám dỗ và thúc đẩy tâm lý, cũng đóng vai trò trong việc gia tăng khả năng ngoại tình trong giai đoạn này.
Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ ngoại tình
Các nguyên nhân và động cơ tâm lý đằng sau hành vi ngoại tình của phụ nữ rất đa dạng. Ngoài độ tuổi, các yếu tố như hôn nhân không hạnh phúc, thiếu cảm xúc, tự thất vọng hoặc tìm kiếm sự thú vị có thể thúc đẩy phụ nữ đối mặt với hành vi ngoại tình.
Đối với một số phụ nữ, ngoại tình có thể là cách trốn tránh hoặc theo đuổi sự khẳng định bản thân và thỏa mãn cảm xúc của họ. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả phụ nữ ở mọi độ tuổi đều sẽ tham gia vào hành vi ngoại tình; môi trường và động cơ của mỗi người là riêng biệt.
Cách ứng phó với nguy cơ ngoại tình
Đối với phụ nữ, điều quan trọng để tránh nguy cơ ngoại tình là xây dựng một mối quan hệ hôn nhân và gia đình mạnh mẽ. Dưới đây là một số gợi ý:
Giao tiếp và thấu hiểu: Duy trì giao tiếp tốt và thấu hiểu đối phương, chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của cả hai, và cùng nhau nỗ lực để duy trì sự ổn định và hạnh phúc trong hôn nhân.
Sự quan tâm: Hãy đầu tư thời gian và tinh thần vào mối quan hệ hôn nhân và gia đình của bạn, chú ý đến nhu cầu tình cảm của đối tác và cùng nhau xây dựng cuộc sống có ý nghĩa và đầy đủ.
Theo đuổi sở thích: Hãy phát triển sở thích, đam mê và sự nghiệp cá nhân. Nâng cao giá trị bản thân và sự hài lòng về cuộc sống riêng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào sự kích thích từ bên ngoài.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn gặp khó khăn trong hôn nhân hoặc trải qua tình huống cảm xúc khó khăn, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ các dịch vụ tư vấn hôn nhân hoặc tư vấn tâm lý.
Ngoại tình của phụ nữ là một chủ đề phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ tình dục giữa hai giới. Mặc dù có những độ tuổi mà phụ nữ có thể dễ ngoại tình hơn, nhưng mỗi người có hoàn cảnh và động cơ riêng.
Việc xây dựng một mối quan hệ hôn nhân và gia đình mạnh mẽ là chìa khóa để ngăn chặn sự thiếu trung thực, và thông qua giao tiếp, đầu tư, và quan tâm, cũng như việc phát triển bản thân, chúng ta có thể quản lý tốt hơn nguy cơ ngoại tình. Hãy trân trọng và duy trì mối quan hệ hôn nhân của bạn và cùng nhau xây dựng một mối quan hệ hợp tác hạnh phúc và ổn định.
Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ sáng 3/6 cho biết, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.
Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực, ông đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.
Ông Thích Minh Tuệ trên đường đi khất thực trước đó
Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường. Đặc biệt, ngày 30/5/2024 đã xảy ra việc một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là L. T. S., trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh, bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp theo đó là ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.
Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.
Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.
Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.
Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ 4 này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường.
Đặc biệt, ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn (trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó, ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.
Trước sự việc đáng tiếc trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, nhưng cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.
Dù tôn kính hay không đồng tình với tu sỹ Minh Tuệ, công chúng nên để cho ông được yên thân tu tập, đừng kéo thành từng đoàn đi theo gây phiền cho ông và cộng đồng.
Trước khi trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội những ngày gần đây, ông Minh Tuệ đã lặng lẽ tu theo hạnh đầu đà gần 6 năm. Từng có thời gian ngắn tu hành ở chùa, nhưng vì cảm thấy không phù hợp nên ông chọn chuyển sang pháp môn này.
Độc hành với đôi chân trần, với tấm y chắp nối từ vải vụn nhặt được, cái lõi nồi cơm điện thay cho bình bát khất thực, không nhận cúng dường bất cứ thứ gì ngoài phần thức ăn cho bữa duy nhất trong ngày, ông sống đời không nhà cửa, tập trung thân tâm cho việc tìm kiếm sự chứng đạo theo đường lối của Đức Phật.
Không thuyết pháp, không thu đồ đệ, không nhận mình là thầy, tu sỹ này nhiều lần khẳng định, ông chỉ là một công dân Việt Nam đang “tập học” theo lời Phật dạy. Lời này không hẳn là khiêm nhường mà là sự thành thật.
Bản thân ông Minh Tuệ biết rõ con đường mình phải đi còn rất dài, dù hành trình những năm qua đã giúp xả bỏ nhiều sân si để “không còn ích kỷ, thù hận”, “coi mọi người đều là anh em, cha mẹ” và “giờ nếu anh có chửi con, con vẫn coi anh là bạn, người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ”, như ông tự nhận.
Với những người đang một lòng cầu giải thoát như ông Minh Tuệ, sự tôn vinh, sùng bái hay lời dèm pha, báng bổ dành cho mình đều là chuyện của người đời, không phải vấn đề mà ông đang bận tâm giải quyết. Có điều, sự hâm mộ hay kính ngưỡng của công chúng nên được thể hiện một cách đúng đắn, trí tuệ mới không biến những điều tốt đẹp thành rắc rối, phiền não, thị phi.
Nên dành cho tu sỹ theo hạnh đầu đà này sự tôn kính đối với bậc chân tu, và sự tôn kính đó không mang ý nghĩa phủ nhận những bậc chân tu đi theo con đường khác. Phật giáo có hàng nghìn pháp môn tu tập, người muốn thành chính quả có thể chọn cách tu hành phù hợp nhất, nỗ lực tinh tiến dựa vào chính mình để tìm cách đạt đến niết bàn.
Ông Minh Tuệ đang làm đúng như vậy, như rất nhiều nhà tu hành khác hoặc lặng lẽ ẩn tu, hoặc nhập thế giúp đời mà công chúng không hoặc ít biết đến. Có lẽ ông cũng sẽ được yên tĩnh tu tập nếu ông không sống trong thời đại của mạng xã hội, thời của các streamer, Youtuber, Tiktoker…
Sau khi trở thành đối tượng của những nhà sản xuất nội dung trên mạng xã hội, hành trình của tu sỹ này luôn kéo theo hàng nghìn người muốn bày tỏ tôn sùng có, muốn đi theo học đạo có, vì tò mò, nghi ngờ hay tìm cách “bóc phốt” cũng có. Và không thể không kể đến một lực lượng “hùng hậu” những người đi theo ông chỉ mới mục đích duy nhất là lợi dụng vị tu sỹ để làm nội dung câu like, câu view trên mạng xã hội.
Tuy nói những lời ca tụng, thực chất họ chỉ coi ông là đối tượng để khai thác, lợi dụng như vẫn làm thế với mọi nhân vật “hot” trên mạng. Những “nhà sản xuất nội dung” kiểu này bao vây tu sỹ Minh Tuệ một cách thô lỗ và hung hãn. Xem những video livestream được đăng tải, nhiều người thấy cám cảnh, thương cho tu sỹ bị quây bởi những chiếc điện thoại có tay cầm nối dài lăm lăm giơ lên xung quanh ông, muốn đi cũng không đi nổi một bước.
Cho dù phần lớn trong hàng nghìn người vây quanh ông Minh Tuệ là người yêu mến, tôn kính ông, phải nhìn nhận một sự thật rằng đám đông tự phát luôn rất dễ kéo theo những ồn ào, hỗn loạn, ẩn chứa nguy cơ xung đột… Ngay cả đám đông trên mạng xã hội những ngày qua cũng không ngớt chia phe tranh cãi, không ít người buông lời quá khích.
Điều đó không có lợi cho an ninh trật tự thế tục, cũng chẳng có lợi cho việc hướng đến phát triển tâm linh.
Riêng đối với ông Minh Tuệ, việc cả nghìn người đi theo, vây quanh, tìm cách tiếp cận, quay chụp, livestream, hát hò, tụng niệm… chính là sự quấy quả, làm nhiễu loạn quá trình tu tập của ông. Chẳng những mất đi sự riêng tư, bị chiếm lấy không gian và thời gian dành cho việc thanh tu, đoàn người đông đúc còn có thể mang đến cho ông nhiều rắc rối cùng phiền toái.
Đám đông tràn kín con đường tu sỹ này đi qua còn có thể gây mất an toàn giao thông, an toàn sức khỏe, và những xích mích dễ nảy sinh trong chốn đông người cũng tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự.
Là người độc hành tu tập, ông Minh Tuệ không mời gọi mọi người đi theo mình, nhưng ông cũng không có quyền xua đuổi hay ngăn cản để trở về với đời sống tu hành trầm lặng của một khất sĩ đầu đà. Yêu quá hóa phiền là thế.
Thay vì rồng rắn đi theo tu sỹ Minh Tuệ, hãy để cho ông được yên thân tu tập. Hãy nhớ rằng sùng bái hay dè bỉu cũng chỉ là biểu hiện của những tạp niệm của con người. Các bậc chân tu cũng cần nỗ lực rất nhiều để đến đích cuối của tu hành.
Cũng đừng cưỡng cầu rằng phải đi theo những tu sỹ đáng trọng như ông Minh Tuệ thì mới có lợi cho sự tu hành của bản thân. Đức Phật Thích Ca nhiều lần nhấn mạnh, các bậc đạo sư chỉ ra con đường, nhưng để đi đến đích giải thoát thì mỗi chúng sinh chỉ có thể dựa vào bản thân, phải tự mình làm ngọn đèn soi cho chính mình. Ông Minh Tuệ cũng là một cá nhân đang từng ngày nỗ lực như vậy.
Còn những “nhà sản xuất nội dung” câu view bất chấp, hãy thôi đeo bám, làm phiền, thôi coi ông như một con mồi, một món ăn dọn ra cho những bữa tiệc view trên mạng xã hội. Theo giáo lý nhà Phật, việc gây cản trở quá trình tu tập của người xuất gia vì những dục vọng, lợi ích cá nhân của mình sẽ tạo nghiệp rất nặng. Còn nhìn từ góc độ thế tục, đó là hành động phản cảm, xấu xí, đáng lên án.
Từ ngày 1/6/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền kiểm tra những loại giấy tờ sau đây khi dừng các phương tiện giao thông:
Theo Thông tư 32/2023 của Bộ Công an, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023, Cảnh sát giao thông (CSGT) được bố trí một tổ cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với lực lượng công khai để tuần tra, kiểm soát, và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
3 Loại giấy tờ CSGT được quyền kiểm tra
Khi CSGT thực hiện nhiệm vụ dừng xe, họ sẽ kiểm tra các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện giao thông. Dưới đây là danh sách các giấy tờ mà CSGT sẽ kiểm tra:
Giấy phép lái xe: Đây là giấy tờ chứng nhận quyền lái xe của người tham gia giao thông.
Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực: Đây là giấy tờ liên quan đến việc đăng ký xe, bao gồm cả bản sao chứng thực.
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác: Đây là giấy tờ liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác.
Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cũng cho biết rằng trong quá trình tuần tra kiểm soát, CSGT đã gặp một số trường hợp người dân xuất trình bản sao chứng thực hoặc ảnh chụp của bằng lái hoặc giấy đăng ký xe. Tuy nhiên, các loại giấy tờ xe bản sao được chứng thực không dùng để thay thế bản chính. Do đó, người tham gia giao thông cần xuất trình bản chính của các loại giấy tờ khi CSGT yêu cầu kiểm tra, vì nhiều lỗi vi phạm hành chính có thể dẫn đến tạm giữ giấy tờ xe hoặc tước bằng lái.
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát theo Thông tư 32/2023/TT-BCA
Theo đó, trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
– Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
– Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ.
Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
(Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA)
Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.
Thông tư 65/2020/TT-BCA; Điều 4, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BCA hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành.