Đối với nhiều người, đặc biệt là những ai thường xuyên nấu ăn, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong bếp. Không chỉ giúp khử mùi tanh mà còn làm tăng hương vị cho món ăn. Với hương vị cay nồng đặc trưng, tỏi có thể ăn sống, muối chua, làm thành tỏi nghiền hay tỏi xay đều rất ngon.
Tuy nhiên, bạn có bao giờ để ý rằng khi mua tỏi ở siêu thị, chúng hiếm khi nảy mầm, nhưng sau vài ngày mang về nhà thì lại nảy mầm? Tại sao lại như vậy?
Tại sao tỏi nảy mầm?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về tỏi. Tỏi là phần củ của cây thuộc họ hành tỏi (Allium), chứa nhiều chất dinh dưỡng và nước. Chỉ cần ở nhiệt độ thích hợp, tỏi sẽ nảy mầm và phát triển lá.
Thông thường, tỏi được thu hoạch vào khoảng tháng 6 hàng năm. Do thời tiết nóng, tỏi sẽ bước vào giai đoạn ngủ đông, cho đến khi thời tiết mát mẻ vào mùa thu, tỏi sẽ “thức giấc” và bắt đầu nảy mầm.
Tỏi nảy mầm có ăn được không?
Nhiều người cho rằng tỏi nảy mầm không thể ăn được, nhưng thực tế không phải vậy. Khi tỏi nảy mầm, nó sẽ phát triển thân và lá, phần thân chính là mầm tỏi mà chúng ta thường ăn, còn lá là cây tỏi xanh. Do đó, tỏi nảy mầm vẫn có thể ăn được, trừ khi nó bị mốc, vàng hoặc đen thì không nên ăn.
Tại sao tỏi trong siêu thị không nảy mầm, nhưng mua về nhà lại nảy mầm?
Một đầu bếp với hơn 20 năm kinh nghiệm giải thích rằng có vài lý do chính khiến tỏi ở siêu thị không nảy mầm:
Lượng tiêu thụ lớn: Tỏi là một gia vị thiết yếu trong nhiều gia đình, nên nhu cầu về tỏi rất cao. Điều này khiến tỏi trong siêu thị được bán nhanh chóng trước khi kịp nảy mầm. Ngoài ra, nhân viên siêu thị thường kiểm tra hàng hóa hàng ngày, loại bỏ những củ tỏi đã nảy mầm hoặc bị mốc.
Giai đoạn ngủ đông của tỏi: Tỏi có giai đoạn ngủ đông từ tháng 5 đến tháng 7. Trong thời gian này, tỏi khó nảy mầm. Sau thời gian này, tỏi dễ nảy mầm hơn. Nhiều siêu thị bảo quản tỏi ở nhiệt độ thấp để kéo dài giai đoạn ngủ đông, nhưng khi mang về nhà ở nhiệt độ thường, tỏi sẽ nhanh chóng nảy mầm.
Xử lý đặc biệt: Tỏi ở siêu thị thường được xử lý bằng công nghệ “chiếu xạ diệt khuẩn”, giúp ngăn chặn tỏi nảy mầm và kéo dài thời gian bảo quản. Phương pháp này an toàn, không để lại chất phóng xạ trên tỏi và giữ nguyên chất lượng tỏi.
Bảo quản tỏi tại nhà như thế nào?
Bảo quản kín: Để tỏi vào túi nhựa kín hoặc lọ kín để giảm độ ẩm và nồng độ oxy, giúp tỏi không bị hút nước và nảy mầm nhanh.
Bảo quản lạnh: Đặt tỏi vào túi bảo quản và để trong ngăn mát tủ lạnh. Có thể cho thêm một miếng gừng để diệt khuẩn.
Bảo quản ở nhiệt độ cao: Sử dụng lò vi sóng hoặc lò nướng để làm nóng tỏi (đừng quá nóng), sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Ngăn chặn từ đầu: Nếu tỏi có dấu hiệu sắp nảy mầm, hãy bóc vỏ và cắt bỏ mầm ngay. Tuy nhiên, tỏi sau khi xử lý cần dùng nhanh để tránh lãng phí.