‘Nam Mô A Di Đà Phật’ là một câu nói quen thuộc đối với người Việt nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.
Tại sao người Việt hay chắp tay niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’? Câu này có ý nghĩa gì?
Hai chữ “nam mô” (Namah là phiên âm tiếng Sanskrit Namah, mang các nghĩa là kính lễ, quy y, thờ phụng, độ ngã, cứu ngã, quy mạng, nương theo gửi đời mình cho Phật.
A di đà (Amitābha) là phiên âm tiếng Sanskrit Amitābha, mang nghĩa vô lượng quan và vô lượng thọ, chỉ năng lực bất tư nghị của đức di đà.
Phật là phiên âm tiếng Sanskrit Buddha, tức Phật đà, mang nghĩa giác ngộ, giải thoát, dứt khỏi luân hồi.
Trong Phật giáo Đại thừa, “A Di Đà Phật” là danh hiệu của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất.
Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” có thể hiểu theo nghĩa kính lễ đấng giác ngộ vô lượng hoặc quay về nương tự đấng giác ngộ vô lượng.
Khi đi lễ chùa, đa số mọi người sẽ chắp tay và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 môn ức kiếp tội nặng, theo lời dạy trong kinh Thập lục. Trong khi đó, kinh sách cũng viết rằng Phật A Di Đà từng phát nguyện chúng sinh nào nhất tâm niệm danh hiệu của ngài sẽ được ngài dẫn linh hồn cho vãng sinh về chốn Tây phương cực lạc.
Nghi lễ chắp tay lạy Phật được gọi là Añjali Mudrā. Đây là nghi lễ xuất hiện nhiều trong tín ngưỡng của người Ấn Độ và trong Phật giáo. Do đó, bạn có thể thấy những người đi lễ chùa đa số đều chắp tay lạy Phật. Hành động này thể hiện sự tôn kính và cũng là một cách chào hỏi.
Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy các chủ tế ở đền, đình sẽ không chắp tay mà tay của họ sẽ để úp lòng bàn tay thành hình tròn, lòng bàn tay hướng xuống đất, tay kia chắp lên trên.
Câu nói “Nam Mô A Di Đà Phật” chỉ được sử dụng khi tới cửa Phật, khi các Phật tử gặp và chào hỏi nhau. Trong khi đó, nếu tới cửa nhà thánh, thần, nơi không có Đức Phật thì câu nói này sẽ không có ý nghĩa, không phù hợp.
Ngoài ra, nếu tới lăng vua chúa, nói câu “Nam Mô A Di Đà Phật” được coi là bất kính. Nguyên nhân xuất phát từ việc thời xưa vua chúa được coi là thiên tử, là con trời, trên thế gian này không có ai có địa vị cao hơn vua. Khi lễ các vua chúa thì chỉ cần thần kính trước Tiên Đế.
Truyền thuyết về Phật Ai Di Đà
Theo kinh Đại A Di Đà, xa xưa, ở một vương quốc nọ có một vị vua tên là Kiều Thi Ca. Sau này, khi được nghe một vị Phật thuyết pháp, nhà vua liền bỏ ngôi vua để xuất gia, lấy hiệu là Pháp Tạng.
Pháp Tạng phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh. Trong số đó, ông nguyện rằng sau khi tu thành Phật sẽ tính hoá thế giới và biến nó thành một trong những vương quốc thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Ngoài ra, chúng sinh nào hướng niệm đến ngài sẽ được tiếp dẫn vãng sinh đến đó.
Phật A Di Đà là một trong những vị Phật nổi tiếng nhất trong Phật giáo Đại thừa.
Pháp Tạng cuối cùng cũng hoàn thành đại nguyện của mình. Ngài chính thức trở thành Phật A Di Đà. Phật tử hình dung chốn tịnh hoá mà người nhắc đến là Tây phương cực lạc.
Về hình dáng, trong các ngôi chùa, bạn sẽ thấy tượng Phật Ai Di Đà. Tượng Phật A Di Đà có thể ở tư thế đứng hoặc tư thế ngồi trên toà sen. Phật thường có đặc điểm trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, miệng thoáng nụ cười cảm thông, cứu độ, mắt nhìn xuống, trước ngực có khoảng hở rộng, trên ngực có chữ vạn. Trên người ngài khoác tấm áo cà sa (nếu là tượng màu thì cà sa có màu đỏ).
Ở tư thế đứng, tay phải của ngài đưa ngang vai, chỉ lên còn tay trái để ngang bụng, chỉ xuống. Cả hai lòng bàn tay đều hướng về phía trước. Ngoài ra, trên hai bàn tay, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau tạo thành vòng tròn.
Ở tư thế ngồi, Phật sẽ ngồi kiết già trên toà sen, tay bắt ấn thiền tức là hai tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, ngón cái của hai tay chạm nhau. Tay Phật có thể giữ một cái bát.
Hai bên tượng Phật A Di Đà có thể có thêm hai vị Bồ Tát. Một là Quán Thế Âm Bồ Tát. Vị này sẽ đứng bên trái Phật A Di Đà, tay cầm cành dương và bình nước cam lộ. Hai là Đại Thế Chí Bồ Tát. Vị này đứng bên phải của Phật A Di Đà, tay cầm bông sen xanh.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.