Home Blog Page 520

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn tránh bị phạt khi lái xe?

0
Mất bao lâu để hết nồng độ cồn là câu hỏi mà nhiều tài xế đặt ra khi mức phạt nồng độ cồn đang cao ngất ngưởng hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

1. Uống rượu, mất bao lâu để hết nồng độ cồn?

Hiện nay, không có một quy định hay một con số chính xác để biết mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi cảnh sát giao thông đang kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc đo qua ống thở. Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bác sĩ kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc lấy mẫu máu để xét nghiệm.

Nhiều chuyên gia về y tế hiện nay cũng khẳng định, không có con số chính xác để xác định mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi việc xác định nồng độ cồn còn phải dựa vào đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân cũng như tốc độ đào thải của gan mỗi người và lượng rượu, bia mỗi người nạp vào người.

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trên trang Sức khoẻ và Đời sống, với người bình thường, thông thường gan sẽ chuyển hoá hết một đơn vị cồn tương đương với một lon bia 330ml nồng độ 5% trong thời gian 01 giờ và để hết hoàn toàn thì có thể mất thêm từ 01 – 02 giờ nữa. Với người có chức năng gan yếu hơn thì có thể quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Đồng thời, bà Trang cũng cho hay: Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 05 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 04 giờ mới có thể lái được xe

Như vậy, hiện chưa có con số chính xác để xác định việc hết nồng độ cồn sau khi uống bao lâu. Do đó, khi đã uống rượu bia thì người tham gia giao thông không tự mình điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp…

2. Có được dùng mẹo mất nồng độ cồn sau khi uống rượu bia để né phạt không?

Bên cạnh thắc mắc mất bao lâu để hết nồng độ cồn, nhiều tài xế cũng tìm hiểu các cách để xoá nồng độ cồn trong hơi thở khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra.

Hiện có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giúp cánh tài xế xoá nồng độ cồn sau khi uống rượu bia, tránh bị phạt nặng như: Đánh răng, ăn kẹo cao su, ăn nhiều thức ăn khác, dùng các loại thức ăn có mùi nặng để “át” đi mùi cồn như mắm tôm…

Tuy nhiên, những cách này đều không phải cách đúng để làm mấy nồng độ cồn sau khi uống rượu bởi cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa vào hơi thở được lấy từ trong phổi mà không phải ở trong vòm họng hay trong miệng. Do đó, phần lớn các biện pháp nêu trên đều không thể áp dụng được.

Dưới đây là một số cách an toàn nhất khi muốn không bị phạt khi uống rượu bia:

– Nếu có người không uống rượu bia đi cùng thì nhờ người đó chở về.

– Gọi taxi, xe ôm hoặc các dịch vụ gọi xe khác.

– Ưu tiên uống thuốc giải rượu và uống thêm thật nhiều người. Tốt nhất, người uống rượu, bia nên ngủ một giấc để giảm nồng độ cồn trong máu.

Đặc biệt, để hạn chế rủi ro trong khi di chuyển, tốt nhất đã uống rượu bia thì không nên lái xe.

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn
Mất bao lâu để hết nồng độ cồn? Làm sao để hết? (Ảnh minh hoạ)

3. Uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có quy định: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Do đó, khi đã có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, lái xe đều bị cấm điều khiển xe máy, ô tô hoặc xe đạp. Nếu vi phạm, lái xe có thể bị xử lý như sau:

3.1 Bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi tài xế uống rượu bia nhưng vẫn tham gia giao thông sẽ bị phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn với mức phạt tiền cao nhất là 40 triệu đồng.

Cụ thể:

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn tránh bị phạt khi lái xe?

3.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu việc uống rượu lái xe gây ra tai nạn giao thông, tái xế có thể đối mặt với mức hình phạt tù cao nhất đến 15 năm tù về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Lưu ý: Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015, khi đã dùng rượu bia khiến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình mà vẫn lái xe thì người vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.3 Bồi thường thiệt hại

Song song với việc chấp hành xử phạt của pháp luật, người uống rượu lái xe còn có thể phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm pháp luật của mình (uống rượu lái xe) gây ra thiệt hại cho người khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Theo đó, các thiệt hại mà người vi phạm có thể phải bồi thường gồm: Thiệt hại về tài sản; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác; thiệt hại về tinh thần. Tuỳ vào mức độ thiệt hại, các bên có thể thoả thuận mức bồi thường hoặc sẽ yêu cầu Toà án ấn định mức bồi thường cố định.

Riêng mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm sức khoẻ là không quá 50 lần mức lương cơ sở. Theo đó, từ nay đến hết 30/6/2023, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần là 74,5 triệu đồng và từ 01/7/2023 trở đi là 90,0 triệu đồng.

Theo Luatvietnam

Lời khai của kẻ nhẫn tâm sát hại cả gia đình em họ ở Quảng Ngãi

0

Nảy sinh thù hận vì không được thừa kế mảnh đất của gia đình, Thuyết vượt 700km từ Bà Rịa – Vũng Tàu về quê ở  Quảng Ngãi để ra tay sát hại gia đình em họ.

Ngày 22/6, Công an tỉnh  Quảng Ngãi công bố lời khai của nghi phạm Lê Đình Thuyết (57 tuổi), kẻ ra tay sát hại vợ chồng anh Lê Hồng Tài (50 tuổi, trú thôn 4, xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi), khiến 2 con của nạn nhân trọng thương.

Tại cơ quan điều tra, Thuyết khai, nguyên nhân sát hại cả gia đình em họ xuất phát từ thù hận tranh chấp đất đai.

Nghi phạm Lê Đình Thuyết tại cơ quan điều tra. (Ảnh cắt từ clip

Theo đó, từ nhỏ Thuyết nghe bà nội kể có mảnh đất tại thôn 4, xã Nghĩa Dõng giao lại cho người chú (bố của anh Tài). Tuy nhiên, người này sau đó không làm thủ tục trả lại đất.

“Tôi đã từng có lời thề với bà nội rằng ngày sau sẽ báo thù. Đáng ra tôi quyết tâm trị tội cha của Tài”, Thuyết nói.

Ngày 18/6, Thuyết từ Bà Rịa – Vũng Tàu về quê nhà ở  Quảng Ngãi (khoảng 700 km), sau đó lẻn vào vườn nhà anh Tài chờ thời cơ trả thù.

Sáng hôm sau (19/6), khi chủ nhà thức giấc, Thuyết đâm vợ chồng anh Tài và hai con gái. Vợ chồng anh Tài tử vong, hai cháu nhỏ bị thương nặng may mắn được cứu chữa kịp thời, hiện đã qua cơn nguy kịch.

Thượng tá Ngô Văn Đức, Phó Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh  Quảng Ngãi thông tin, do điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến thù hận không được thừa kế mảnh đất, Thuyết ra tay sát hại gia đình em họ dù trước đó không có mâu thuẫn trực tiếp.

Thượng tá Đức cũng cho biết, suốt 20 năm qua chưa bao giờ có đơn gửi cơ quan chức năng về việc tranh chấp thừa kế giữa Thuyết và gia đình nạn nhân. Nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, với nhiều người, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.

Cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ án theo quy định.

HÙNG SƠN

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/loi-khai-cua-ke-nhan-tam-sat-hai-ca-gia-dinh-em-ho-o-quang-ngai-ar878806.html

Bị nói lời chia tay, nam thanh niên đem xăng đ..ốt nhà người yêu

0

Bực tức vì người yêu nói lời chia tay, Lâm Văn Kim về nhà lấy 2 can xăng rồi đến đốt nhà người yêu.

Ngày 22/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang vừa khởi tố bị can, bắt giam Lâm Văn Kim (21 tuổi), ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang về tội Giết người và Hủy hoại tài sản.

Theo kết quả điều tra, Kim và H.T.T.Đ (20 tuổi, ngụ cùng địa phương) có tình cảm yêu đương nam nữ với nhau.

Hôm 6/10/2023, sau buổi đi sinh nhật của Kim thì Đ. yêu cầu chia tay do cảm thấy không còn hợp nhau.

Bực tức người yêu chia tay không rõ lý do nên Kim đi mua xăng bỏ vào 2 can nhựa rồi để vào trong cốp xe máy của mình.


Lâm Văn Kim tại cơ quan điều tra.

Đến tối 9/10/2023, sau khi nhậu xong, Kim nhớ đến chuyện người yêu đòi chia tay nên về nhà lấy 2 can nhựa đựng xăng đến tạt vào cửa chính và cửa bên hông nhà Đ. rồi châm lửa đốt..

Lúc này, gia đình Đ. đang ngủ trong nhà, phát hiện có lửa bốc cháy nên hô hoán và cùng hàng xóm chữa cháy.

Do phát hiện kịp thời nên vụ cháy được khống chế kịp thời, không gây thiệt hại về người, nhưng gây hư hỏng nhiều tài sản.

Xốn xao với bức ảnh 2 người đang… ở biển Sầm Sơn: Sự thật quá bất ngờ!

0

Công an TP Sầm Sơn đang điều tra, làm rõ thông tin hình ảnh cô gái khỏa thân tắm biển Sầm Sơn lan truyền trên mạng xã hội.

Ngày 16/6, đại diện lãnh đạo UBND TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến thông tin một tài khoản mạng xã hội đăng dòng thông tin kèm hình ảnh về một cô gái khỏa thân tắm ở biển Sầm Sơn, thành phố đã giao cơ quan công an vào cuộc làm rõ và xử lý vụ việc.Công an vào cuộc sau khi xuất hiện thông tin trên mạng xã hội về việc cô gái tắm khỏa thân ở biển Sầm Sơn. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, trên mạng xã hội (tài khoản có tên Phong Trần) đã đăng hình ảnh cô gái khỏa thân tắm biển kèm dòng trạng thái có nội dung “Biển Thầm Thơn (ý nói Sầm Sơn) hôm nay đẹp quá, biển rộng mênh mông”.

Sau khi hình ảnh trên xuất hiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, kèm theo đó là nhiều bình luận trái chiều.

Theo đại diện lãnh đạo UBND TP Sầm Sơn, hình ảnh trên mạng xã hội là ghép, không phải ở Sầm Sơn. Sau khi tiếp nhận sự việc, Công an TP Sầm Sơn đã vào cuộc làm rõ. Người đăng tải hình ảnh đó cũng đã gỡ bài trên mạng xã hội.

Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục xác minh, xử lý.

Cầu 14 ngay lúc này: Chỉ còn lại chiếc xe máy cùng lá thư tuyệt mệnh, ‘xin lỗi mẹ, con đã làm gia đình mất đi 2 miếng….’

0

Chiều ngày 22/6, người dân bàng hoàng phát hiện vụ một thanh niên để lại xe máy, giấy tờ, thư tuyệt mệnh trên Cầu 14, nghi tự tử.

Theo thông tin từ báo PLO: Chiều 22-6, một lãnh đạo UBND xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông) xác nhận xã đã báo cho các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vụ việc một thanh niên để lại xe máy, giấy tờ, thư tuyệt mệnh trên Cầu 14, nghi tự tử.Theo đó, chiều cùng ngày người dân địa phương phát hiện một chiếc xe máy 47P5-1468 đậu trên Cầu 14 (bắc ngang qua sông Sê-rê-pốk nối hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) nên đã trình báo cơ quan chức năng.

Chiếc xe máy còn để lại hiện trường (Ảnh: PLO)
Mở cốp xe người dân phát hiện bên trong có một số giấy tờ mang tên anh BĐL (35 tuổi, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Ngoài ra, người dân còn phát hiện một lá thư tuyệt mệnh của anh L để lại. Trong đó có nội dung, suốt 11 năm qua, anh đã làm cho gia đình mất đi 2 miếng đất…

Trước đó, theo thông tin từ báo Lao Động, tại Hà Nội cũng xảy ra một trường hợp tương tự: Ngày 17.6, Công an quận Nam Từ Liêm thông tin, khoảng 9h nhận được tin báo từ Trung tâm Cảnh sát 113 có người nhảy cầu vượt tự tử.

Ngay sau đó, Công an quận Nam Từ Liêm có mặt, phong tỏa hiện trường.

Nạn nhân được xác định là ông N.V.T (63 tuổi, trú phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Tại hiện trường, người đàn ông mặc áo phông trắng, quần đùi đen.

Nguyên nhân vụ việc đang được Công an quận Nam Từ Liêm điều tra, làm rõ.

Từ 1/7/2024: Có 2 đối tượng được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất, đó là ai?

0

Khi thực hiện Cải cách tiền lương, sẽ có 2 đối tượng sau sẽ được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất.

Cải cách tiền lương là một trong những chính sách được cả nước đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này. Việc thực hiện Cải cách theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ được thực hiện kể từ ngày 1/7/2024 tới đây. Vậy trong đợt cải cách này, những đối tượng nào sẽ được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất? Hãy cùng tham khảo trong nội dung sau đây.

Một điểm đáng chú ý trong đợt cải cách lần này chính là các trường hợp viên chức giáo dục và y tế sẽ hưởng mức tăng cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Từ 1/7/2024: Có 2 đối tượng được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất

Từ 1/7/2024: Có 2 đối tượng được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất

Khi chính thức thực hiện Cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền sẽ chú ý, quan tâm và hỗ trợ nhằm mục đích đảm bảo tiền lương, gồm cả phụ cấp của viên chức giáo dục, y tế được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm.

Đồng thời, Nghị quyết 104/2023/QH15 cũng nêu rõ, kể từ 1/7/20254, khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Như vậy, khi chốt thực hiện cải cách tiền lương cũng đồng thời với việc tăng lương hưu.

 

Với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc, lương hưu được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy, có thể thấy rằng, khi mức tăng tiền lương tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, mà mức tăng tiền lương của viên chức y tế, giáo dục sẽ được điều chỉnh cao nhất so với mặt bằng chung. Bởi vậy, mức bình quân tiền lương tháng BHXH của viên chức nghỉ hưu thuộc hai ngành này cũng sẽ cao hơn và sẽ được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất từ cải cách tiền lương.

Trên bình nóng lạnh có một “công tắc ẩn”, dạy bạn mở ra dùng hơn 10 năm vẫn bền

0

Trên bình nóng lạnh có một “công tắc ẩn”, dạy bạn mở ra dùng hơn 10 năm vẫn bền

Khi biết cách sử dụng chức năng này, bình nóng lạnh sẽ bền hơn nhiều lần.

Rõ ràng rằng nhu cầu sử dụng thiết bị bình nóng lạnh như hiện nay dường như là không thể thiếu ở trong mọi gia đình người Việt. Trước khi tắm chỉ cần cắm điện một lúc là bạn đã có nước nóng để tắm, rất thuận tiện cho chúng ta khi sử dụng.

Khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần biết một số tính năng để làm sạch máy, có như thế chất bẩn mới không lắng đọng và làm tổn thọ thiết bị

Thực ra việc vệ sinh bình nóng lạnh cũng không quá khó khăn và phức tạp, trên thân bình có một “công tắc ẩn”, bạn chỉ cần mở nó ra là nước bẩn sẽ chảy ra cả chậu. “Công tắc ẩn” này chính là van xả cặn trên bình nóng lạnh. Chỉ cần vặn nó ra, sục bình nóng lạnh thì các cặn bẩn trong bình sẽ đi ra theo đường này.

1

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi vệ sinh bình nóng lạnh đó là phải xả hết nước nóng trong bình để tránh làm chúng ta bị bỏng trong quá trình vệ sinh. Sau đó hãy ngắt nguồn điện và khóa nguồn cấp nước vào bình.

Tiếp theo, lần lượt tháo đường ống cấp nước, đường dẫn nước đi ra và van an toàn. Khi nước trong bình xả hết, hãy tiếp tục vặn van xả cặn ra, nó nằm ngay bên cạnh 2 ống dẫn nước vào và ra. Lưu ý nên nhẹ tay vì van xả cặn thường gắn liền với thanh Magie (thanh tẩy cặn), chức năng của thanh này là bảo vệ các điểm không được phủ men trong bình nóng lạnh, khiến quá trình han rỉ không diễn ra để bảo vệ lõi bình không bị thủng.

Dùng ống cấp nước lắp vào vị trí đường ống dẫn nước ra, mở khóa nguồn cấp nước ra với mục đích cho nước lạnh vào bên trong để sục bình, sau đó nước bẩn sẽ đi ra từ van xả cặn.

2

Sau khi sục rửa khoảng 1-2 phút, khi cặn bẩn bên trong bình đã hết, bạn hãy tháo đường ống cấp nước ra khỏi đường dẫn nước vào và lần lượt lắp các đường ống nước lại như ban đầu.

Với thanh Magie, trước khi lắp lại vào bình thì bạn nên rửa sạch nó. Nếu thanh Magie bị ăn mòn hơn 60% thì cần tiến hành thay ngay. Nếu như không được thay thế, thanh Magie sẽ kết hợp với các kim loại trong bình gây ra hiện tượng rò rỉ, ăn mòn vỏ bình và sẽ ảnh hưởng đến người dùng.

Chỉ với vài thao tác đơn giản như trên là các cặn bẩn trong bình nóng lạnh sẽ bị loại bỏ. Theo các chuyên gia, để cặn bẩn không tích tụ quá nhiều bên trong bình, tốt hơn hết bạn nên vệ sinh bình theo cách này khoảng 6 tháng một lần.

Có tiền tỷ gửi ngân hàng, bố mẹ chồng vẫn kệ con trai và con dâu lay lắt đi ở trọ: Ai đọc cũng phải ngẫm

0

Có tiền tỷ gửi ngân hàng, bố mẹ chồng vẫn kệ con trai và con dâu lay lắt đi ở trọ: Ai đọc cũng phải ngẫm.

Nghe chị họ nói, tôi rất ngạc nhiên. Việc ông bà nội được đền bù tiền ruộng tôi có biết. Tôi nghĩ số tiền ấy chắc cũng ít thôi, không nghĩ nhiều đến tiền tỷ.

Tôi và chồng lấy nhau 8 năm, có hai cậu con trai. Hai vợ chồng đều quê tỉnh lẻ, cùng lên làm công nhân trong một khu công nghiệp ở Hà Nội, gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng.

Thu nhập hai vợ chồng cộng lại, hàng tháng trừ các khoản cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền học cho con, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, còn lại chẳng đáng bao nhiêu. Chắt bóp chi tiêu lắm, năm ngoái chúng tôi mới mua được mảnh đất nhỏ 58m2 ở một làng gần khu công nghiệp.

Có tiền tỷ gửi ngân hàng, bố mẹ chồng vẫn kệ chúng tôi lay lắt đi ở trọ - 1

Nhiều khi nằm trong căn phòng trọ chật chội, nóng bức vào mùa hè, tôi thật sự khát khao có một mái nhà rộng rãi hơn. Nhưng nhìn vào tình hình thu nhập hai vợ chồng, chưa biết ước mơ ấy bao giờ mới thành hiện thực.

Người ta khó khăn còn có chỗ cậy nhờ. Còn chúng tôi, hai bên nội ngoại đều làm nông, về cơ bản cũng không khá giả. Chồng tôi thường động viên: “Chỉ cầu có sức khỏe, chí thú làm ăn, tích tiểu thành đại, chẳng lẽ lại đi thuê trọ cả đời. Mà nếu không mua được nhà, già rồi mình về quê ở”.

Có lần tôi bàn bạc với chồng, nếu chờ đủ tiền xây nhà, chắc mình cũng già rồi, các con thì ngày càng lớn, không thể ở mãi thế này. Tôi muốn nhờ hai bên nội ngoại hỗ trợ cho vay, xây căn nhà cấp 4 ở tạm.

Ông bà ngoại nói không có sẵn tiền nhưng có thể cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng cho chúng tôi vay vài ba trăm triệu, ông bà sẽ trả lãi cho. Nhưng ông bà nội thì nói không có tiền. Nếu làm nhà, ông bà chỉ cho được 20 triệu đồng.

Tôi nghĩ, tự nhiên mình làm cái nhà, bên nội không giúp gì, lại để ông bà ngoại vay ngân hàng trả lãi nên quyết định thôi, không cố nữa.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đợt vừa rồi về quê đám giỗ bên nhà nội, tôi biết một chuyện. Hôm đó, khi đang ngồi rửa bát đũa ở góc sân, chị họ của chồng tôi đến ngồi rửa cùng.

Chị ấy hỏi tôi, nghe bảo đã mua được đất, định bao giờ làm nhà? Nghe tôi bảo chưa có tiền, chị nói: “Thế bố mẹ chồng không cho ít nào thêm vào mà làm à? Năm ngoái, ông bà được đền bù tiền ruộng nhiều lắm, có tiền tỷ gửi ngân hàng còn gì”.

Tôi nghe xong rất ngạc nhiên. Việc ông bà nội được đền bù tiền ruộng tôi có biết. Đợt đó, ông bà cũng có cho hai đứa con tôi 10 triệu đồng, nói là lộc của ông bà. Tôi nghĩ số tiền ấy chắc cũng ít thôi, không nghĩ nhiều đến tiền tỷ.

Tối hôm đó, sau bữa cơm, tôi nói với cả nhà: “Ông bà có tiền gửi ngân hàng, cho chúng con vay làm nhà, chúng con trả dần ạ”. Cả hai ông bà đều xua tay nói không có. Tôi cười bảo, cả làng ai cũng biết ông bà có tiền tỷ gửi ngân hàng, chỉ có con cái là không biết.

Đến lúc này, bố mẹ chồng mới bối rối nhìn nhau. Sau rồi ông lớn tiếng: “Tiền của chúng tôi, chúng tôi cho vay hay không là quyền của chúng tôi chứ. Mấy đứa xem, chúng tôi già rồi, tiền bạc cũng phải dành lúc già cả, ốm đau để không phiền hà con cái. Chả lẽ, đến lúc ấy bắt các con nuôi à?”.

Nghe những lời này, tôi cảm thấy thật sự thất vọng. Chồng tôi không biết chuyện này, có vẻ hơi ngạc nhiên vì điều vừa biết. Rồi anh nói lớn: “Đúng rồi, tiền của bố mẹ, bố mẹ cứ giữ lấy để sau này dưỡng già. Chúng con bằng này tuổi rồi, chẳng lẽ còn dòm ngó tiền của bố mẹ”.

Chồng kéo tôi ra ngoài, phê bình cách ứng xử của tôi. Anh nói, anh không biết ông bà có tiền. Nhưng dù có thì đó cũng là tiền của ông bà. Với tình hình nhà mình, lo thêm cho ông bà lúc đau ốm cũng rất khó khăn. Ông bà có tiền để dành, coi như mình an tâm một việc.

Nói thì nói vậy, tôi vẫn thấy bất mãn vô cùng. Người ta nói: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Lúc con cái cần thì bố mẹ giang tay giúp đỡ. Lúc bố mẹ già yếu thì con cái chăm sóc là lẽ thường.

Đằng này, bố mẹ có tiền tỷ gửi ngân hàng mà để con cháu mình lay lắt đi ở trọ, 4 người chen chúc trong căn phòng chật chội như thế. Vậy mà lúc nào ông bà cũng nói thương cháu, thương con, hóa ra chỉ là “đầu môi chót lưỡi”.

Vả lại, dù ông bà có tiền, khi ốm yếu vẫn cần con cái trông nom, chẳng lẽ ông bà dùng tiền thuê người khác chăm, còn chúng tôi không cần có trách nhiệm?

“Nghèo không mua nhà tầng 2, giàu không ở tầng 18”, vì sao vậy

0

Khi mua căn hộ, người ta thường được khuyên “Nghèo không mua nhà tầng 2, giàu không ở tầng 18”, vì sao vậy?

Hiện nay, căn hộ chung cư quen thuộc với người dân ở đô thị lớn bởi đất chật người đông. Khi mua căn hộ, người ta thường được khuyên tránh những tầng có con số không may mắn như 4, 13, 14. Không những vậy, nhiều người còn được cảnh báo: “Nghèo không mua nhà tầng 2, giàu không ở tầng 18”.

Vì sao “nghèo không mua nhà tầng 2”

mua-chung-cu-5

Trên thực tế, trong trường hợp cư trú cá nhân, con số không phải là vấn đề cần phải xem xét. Nhưng nếu bạn đang coi bất động sản là một khoản đầu tư trong tương lai, thì vẫn có những khác biệt về văn hóa cần lưu ý.

Thông thường, nhiều người sẽ tránh mua những ngôi nhà nằm ở tầng 4 (hắc họa), 8 (thượng âm), 14 (hắc họa) và tầng 18 (âm hội), bởi những con số này có ý nghĩa khác nhau trong văn hóa các vùng miền. Nếu bạn không quan tâm đến ý nghĩa của các con số và bạn đang mua để sử dụng cho mục đích cá nhân của mình thì việc mua bất động sản với giá hời vẫn là một ý tưởng hay. Tầng 2 cũng là một tầng không nên mua mặc dù con số của nó không phạm bởi các lý do sau:

+ Hệ thống thoát nước

Hiện nay nhiều nhà cao tầng hoặc chung cư mini thường sử dụng đường ống thoát nước thải độc lập ở tầng một nên cả hai tầng đều thông với nhau. Đối với những khu nhà cũ, một số người dân tự ý tu sửa, cải tạo đường ống dẫn đến đường ống quá hẹp, thậm chí bị tắc khiến nước thải không thể lưu thông thông suốt. Cùng với việc quản lý tài sản kém và cư dân tầng trên thiếu bảo trì, nước thải có nhiều khả năng đi cùng nước sinh hoạt của người dân.

Khi điều này xảy ra, bạn có thể có nhiều lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các biện pháp cải thiện như sử dụng van kiểm tra nước hồi hoặc hệ thống thoát nước riêng. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà đã giảm giá và được mua lại, những vấn đề như vậy có thể gây ra tổn thất lớn, vì vậy tốt nhất là không nên mua một ngôi nhà như vậy.

+ Vấn đề ẩm thấp

Tầng 2 ở thấp nên khá ẩm thấp và nhiều tiếng ồn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều ngôi nhà được trang bị sàn nâng hoặc nhà để xe ngầm, vấn đề này thực sự đã được giảm bớt rất nhiều. Khi mua nhà phải tìm hiểu kỹ tình trạng nhà ở, nếu thấy nhà không có lầu cao, gara ngầm, khu vực ở nhiều mưa ẩm thì nên xem xét kỹ.

+ Ánh sáng và thông gió

Chúng ta phải nhìn vào khoảng cách giữa các tòa nhà và cây xanh xung quanh để kiểm tra vấn đề này. Khi xem xét mua một căn hộ, tốt nhất nên kiểm tra bản đồ ánh nắng trước, nếu là một ngôi nhà cũ, tốt nhất là nên trải nghiệm ngay tại chỗ. Đặc biệt vào mùa đông, chúng ta có thể đến hiện trường để quan sát thời gian nắng vào buổi sáng và buổi tối.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến việc phủ xanh xung quanh ngôi nhà. Chúng ta cần quan sát các loài cây xanh xung quanh, khoảng cách của chúng với ngôi nhà và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ánh sáng. Ví dụ, nếu khoảng cách xây dựng của ngôi nhà tương đối gần, dưới 50 mét và cây lớn trước cửa sổ che khuất hoàn toàn ánh sáng mặt trời, dẫn đến ánh sáng trong nhà rất mờ, thì ngôi nhà như vậy không nên mua.

+ Vấn đề tiếng ồn

Nếu có các nguồn tiếng ồn như sân vận động, sân chơi trẻ em, khu tập thể dục và giải trí ở tầng dưới hoặc bên cạnh thì không nên mua tầng thấp. Do đó, khi mua nhà, bạn phải xem xét toàn diện các nguồn tiếng ồn xung quanh để chọn cho mình môi trường nhà ở phù hợp nhất.

Lý do “người giàu không ở tầng 18”

mua-chung-cu-4

+ Phong thủy

Thực tế, những tầng như 13,14 hay 18 đều bị nhiều người kiêng kị. Bởi ai cũng cho rằng 3 con số này rất xui xẻo nên trung bình giá của 3 tầng này sẽ rẻ hơn các tầng khác. Đặc biệt, những chủ đầu tư bất động sản sẽ không đánh số 3 tầng này trên thang máy mà dùng ký hiệu khác, điều này cho thấy 3 con số này rất nhạy cảm với nhiều người mua nhà. Đặc biệt là số 18.

+ Nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông

Sống trên tầng cao nhất có thể gây ra những thách thức với nhiệt độ cao hơn vào mùa hè và lạnh hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, những thách thức này có thể dễ dàng vượt qua nếu bạn có điều hòa không khí và hệ thống sưởi.

+ Khó khăn trong việc sử dụng điện nước trong thời gian cao điểm

Đối với cư dân ở tầng cao nhất, áp lực nước thường không đủ, gây khó khăn hơn trong việc sử dụng nước. Do đó, nếu bạn là cư dân ở các tòa nhà cao tầng, bạn nên tránh giặt giũ vào giờ cao điểm để không ảnh hưởng đến sự thoải mái trong sinh hoạt.

+ Phụ thuộc nhiều vào thang máy

Cư dân ở tầng cao khó có thể sử dụng thang bộ hàng ngày. Nhưng một khi có sự cố, mất điện thì bắt buộc phải sử dụng chúng. Dù tình trạng này không thường xuyên xảy ra nhưng cư dân có người già hoặc trẻ em ở nhà vẫn cần thận trọng khi mua nếu tài sản không được quản lý tốt. Do đó, khi mua căn hộ tầng cao, vấn đề độ tin cậy cao của thang máy cần được tìm hiểu sâu để đảm bảo việc đi lại hàng ngày được thông suốt, không bị cản trở.

Bạn nên cẩn trọng 6 thứ trong cốp xe máy, chúnɢ thể phát nổ bất kì lúc nào

0

Hãy bỏ nɢay nhữnɢ νật dụnɢ này ra khỏi cốp xe nếu khônɢ muôn chiếc xe mình thành đốnɢ sắt νụn gây nɢuy hiểm

Rượu

Vì cốp xe rất nóng, nhiệt độ có thể khiến chất lỏng giãn nở đủ để làm nắp chai bị hở và rượu sẽ rò rỉ ra bên ngoài. Không khí xâm nhập vào sẽ làm nhiễm khuẩn rượu bên trọng. Hơn nữa, rượu bị rò rỉ gặp nhiệt độ cao cũng rất dễ gây cháy nổ. Ngay cả khi không có chuyện cháy nổ xảy ra thì để chai rượu trong cốp xe cũng làm ảnh hưởng đến mùi vị của nó.

Nước hoa

Bạn cần biết rằng trong nước hoa có chứa cồn. Đó là lý do mà chúng rất dễ bị bắt lửa. Nếu để nước hoa trong cốp xe, nhiệt độ cao sẽ khiến mùi hương của chúng bị biến đổi đồng thời có thể gây cháy nổ khi quá nóng.

Gôm xịt tóc

Trong các loại gôm xịt tóc cũng có chứa một thành phần cực kỳ dễ bắt lửa. Các loại bình xịt này đều phải lợi dụng sự thay đổi về áp suất để giải phóng chất bên trong. Khi tiếp xúc với nhiệt độ, áp suất bên trong bình kín cũng sẽ bị tăng lên, dễ khiến bình xịt phát nổ, gây hại cho cả xe lẫn người lái.

Lon nước có gas

Có một số loại nước giải khát được nhà sản xuất đóng gói trong các lon bằng nhôm. Nếu bạn bỏ chúng vào cốp  xe máy thì khi gặp nhiệt độ cao, áp suất trong lon nước sẽ tăng lên. Áp suất cộпg với khí gas bị пéп bêп troпg sẽ khiếп loп пước пgọt trở thàпh một quả bom có thể phát пổ dễ dàпg.

Bật lửa

Bật lửa cũng là một trong những vật dụng mà bạn tuyệt đối không được để trong cốp  xe máy. Lý do là bởi nhiệt độ trong cốp xe máy khá cao còn bật lửa lại có gas. Nhiệt độ cao có thể khiến bật lửa phát nổ, cực kỳ nguy hiểm nếu như lúc này bạn đang điều khiển  xe máy.

Thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, sạc dự phòng,… cũng là những thứ không nên đặt trong cốp xe máy. Điều này không chỉ khiến tuổi thọ của chúng giảm đi mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người lái. Nếu di chuyển quãng đường dài, nhiệt độ trong cốp xe có thể khiến màn hình của thiết bị biến dạng, các loại pin dưới nhiệt độ cao rất dễ phát nổ.

Ngoài các vật dụng trên thì cốp xe cũng không phải nơi thích hợp để chứa thuốc, mỹ phẩm, kính mát và thực phẩm. Nhiệt độ khiến thuốc mất tác dụng, mỹ phẩm biến chất gây dị ứng, nhựa trong kính mát nóng chảy gây hại cho đôi mắt và khiến thực phẩm dễ ôi thiu.