Hãy áp dụng kinh nghiệm của bà nội trợ thông thái, khi luộc vịt hãy cho thêm loại quả này đảm bảo sẽ không sợ bị hôi, thịt ngọt lịm.
Vịt là một món ăn ngon, bổ dưỡng và có thể chế biến được nhiều món hấp dẫn. Nhiều người khi luộc vịt vẫn có mùi hôi, làm giảm hương vị món ăn. Hãy áp dụng kinh nghiệm của bà nội trợ thông thái, khi luộc vịt hãy cho thêm loại quả này đảm bảo sẽ không sợ bị hôi, thịt ngọt lịm.
Luộc vịt hãy cho thêm loại quả này sẽ không còn sợ bị hôi
Để món vịt luộc thơm ngon, bạn cần chú ý ngay từ khâu sơ chế ban đầu. Bạn cần loại bỏ cục chất nhờn ở phao câu bằng các gia vị có tác dụng khử mùi như gừng, sả, hành, muối… Ngoài ra, có một loại quả có thể mang đến hiệu quả thực sự đáng ngạc nhiên. Luộc vịt bạn chỉ cần cho thêm loại quả này sẽ không sợ bị hôi, thịt lại ngọt lịm. Đó không hề xa lạ chính là quả dừa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 1 con vịt ngon
– 1 đến 2 quả dừa tươi
– Mướp hương
– Gừng tươi, sả, hành khô
– Giấm gạo, muối hạt.
Thực hiện:
Bước 1: Bạn lấy nước của 1 đến 2 quả dừa tươi cho vào nồi, rồi thêm một lượng nước vừa đủ để ngập con vịt. Tiếp đến cho gừng đập dập, sả đập dập cùng một chút muối vào rồi luộc. Khi nước sôi, bạn cần vớt phần bọt nổi lên trên để nước dùng được trong hơn.
Bước 2: Sau khi luộc khoảng 15 đến 20 phút, bạn cho 1-2 quả mướp hương đã gọt vỏ và bổ đôi vào luộc cùng vịt với thời gian khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 3: Ngâm thịt vịt trong nồi khoảng 20 phút để cho thịt chín hẳn, đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng nhạt sang nâu vàng là được.
Ngoài ra, để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn có thể dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào, nếu hoàn toàn không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín. Nếu bạn chưa muốn ăn ngay thì bạn có thể để vịt om trong nồi, khi đó thịt sẽ luôn được giữ nóng và mềm mại. Khi cần ăn chỉ cần vớt ra rồi chặt miếng. Bạn cũng có thể vớt vịt luộc ra khi đã chín rồi tiến hành cho ngay vào thau nước lạnh, thịt sẽ được săn lại và nguội nhanh, khi đó lớp da giòn dai hơn.
Mẹo khử mùi hôi vịt khi sơ chế
Việc xử lý lông vịt đúng cách cũng sẽ giúp loại bỏ một phần mùi hôi của vịt. Bạn cần đun sôi một nồi nước luộc, thêm lá khế, nắm rau muống hoặc thậm chí một ít vôi. Sau đó, bạn nhúng con vịt đã cắt tiết vào trong nước này, tiến hành làm ướt toàn bộ lông và nhanh tay nhổ. Lúc nhổ, bạn nên miết tay xuống để có thể loại bỏ hết cả lông măng. Nếu lỗ chân lông của vịt có chất lỏng màu đen thì bạn nên nặn ra hết để vịt được sạch, không bị hôi.
Làm lông xong, sau đó bạn rửa lại con vịt bằng nước sạch. Tiến hành cắt bỏ phao câu để loại bỏ mùi hôi.
Mặc dù đã làm sạch phần lông và cắt bỏ phao câu nhưng chắc chắn thịt vịt vẫn có mùi hôi đặc trưng. Bạn cần dùng muối hạt chà xát cả trong lẫn ngoài con vịt rồi rửa sạch. Tiếp đến cắt vài lát gừng chà lên và tiến hành rửa lại lần nữa. Gừng sẽ có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và nhờ đó giúp vịt thơm hơn khi luộc. Bạn cũng có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng hoặc giấm gạo để rửa vịt rồi tiến hành xả lại với nước