Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả “quê mùa” này.
Khi mới đầu nhìn thoáng qua, có lẽ rất nhiều người nghĩ rằng đây là hạt tiêu. Tuy nhiên, thực chất đây là trái sả rừng. Thời gian gần đây người dân ở huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu đi hái quả sả rừng. Tuy là quả dại nhưng dạo này lại được dùng để làm gia vị chế biến các món ăn, được bán với giá khá đắt đỏ.
Điểm nổi bật ở loại quả “quê mùa” có mùi thơm gần giống với cây sả dưới đồng bằng nên người dân gọi đây là quả sả rừng. Thông thường trái sả rừng tươi được thu mua với giá khoảng 120 – 150 nghìn đồng/kg, trái khô được thu mua với giá khoảng từ 200 – 300 nghìn đồng/kg.
Năm nào cũng vậy, thời điểm này, ở những bìa rừng thấp, sả rừng kết trái rộ trên cây. Như một gia vị không thể thiếu, bà con lại rủ nhau đi hái quả sả về chế biến các món ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao.
Những năm gần đây, sả rừng được nhiều người biết đến và yêu thích, các nhà hàng thường lùng mua về để chế biến món ăn nên ngày một khan hiếm.
Ngoài bán quả tươi và khô, quả sả rừng còn được trộn với ớt xiêm làm thành ớt xiêm muối để bán. Sả rừng hiện diện trong rất nhiều món ăn thơm ngon của đồng bào vùng cao: kho cá, kho thịt, ướp đồ nướng, làm muối chấm, bò khô…
Quả sả rừng có màu xanh, khi chín ngả màu vàng, ra quả rộ trong 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 7 hằng năm.
Theo đó khoảng thời gian gần đây trên những cánh rừng có nhiều người đồng bào Hrê đi tìm hái loại quả này. Anh Lê Ngọc Thanh (49 tuổi), ở làng Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ, Quảng Ngãi) chia sẻ với Dân Việt, trái sả rừng được bà con nơi đây hái về dùng làm gia vị để nấu các món ăn dân dã. Vì có mùi thơm gần giống với cây sả dưới đồng bằng, nên người dân gọi là quả sả rừng (tiếng Hrê gọi là Pli Đu)”.
Loại quả dại này như hạt tiêu, cây thân gỗ, cành mảnh dẻ, thường mọc trên các bìa rừng ở vùng núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Quả sống có màu xanh, khi chín ngả màu vàng. Quả sả rừng có theo mùa, ra quả rộ trong 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 7 hằng năm. Vì không có quanh năm, nên đến mùa người dân tranh thủ đi tìm hái.
Ngoài sử dụng chế biến các món ăn thường ngày, quả sả rừng còn được người dân mang đi bán để kiếm thêm thu nhập. Trái tươi được thu mua với giá khoảng 120 – 150 nghìn đồng/kg, trái khô được thu mua với giá khoảng từ 200 – 300 nghìn đồng/kg…
Không chỉ làm gia vị hấp dẫn quả sả rừng còn có công dụng như cây sả thông thường. Nhiều nhà khoa học đã từng nghiên cứu công dụng khi nấu ăn, bài thuốc của loại gia vị này. Còn theo kinh nghiệm của đồng bào vùng cao cho thấy, sả rừng có tính nhiệt, ấm bụng và giải cảm….