Bố mẹ đều sang Campuchia xuất khẩu lao động gửi nhờ tôi là bác ruột chăm sóc 2 đứa trẻ. Mỗi tháng em trai gửi về 10 triệu để tôi lo cho 2 đứa nhưng tôi chỉ tiêu hết 3 triệu, số còn lại lén cất đi. Bất ngờ, em trai về nước nhìn thấy 2 đứa con nó lập tức báo công an…
Năm nay tôi 42 tuổi, con gái đầu lớp 9, con gái thứ lớp 7 và con trai út lớp 3. Cách đây 9 năm, khi kinh tế vẫn còn rất khó khăn đối với 2 vợ chồng công chức chúng tôi. Vợ chồng lại vừa sinh thêm con thứ 3 nên cả hai đều bị kỉ luật. Cuộc sống gia đình chúng tôi thật sự lao đao.
Tôi bất lực tưởng chừng như chỉ ôm con mà chết đói. Nội ngoại cũng không khá giả để nương nhờ. Cực chẳng đã, tôi gửi con gái đầu cho vợ chồng anh chồng nuôi. Anh chị không có con nên rất hân hoan chào đón bé. Khi đó nó tròn 5 tuổi.
Con bé cũng hỏi thăm tôi rất hững hờ khiến tôi càng đau lòng. Nó lễ phép và khách sáo như người xa lạ (Ảnh minh họa)
Lúc đấy tôi nghĩ rất đơn giản, gởi bé nhà anh chị để bớt một miệng ăn mà bản thân nó cũng sung túc vì hai bác rất cưng chiều cháu, lại hiếm muộn nữa. Anh chị cũng bảo nếu khó khăn cứ gửi con vài năm rồi khi nào khá lên lại đón con về đoàn tụ, anh chị cũng không gây khó dễ hay ý kiến gì. Nhà anh chị chỉ cách nhà chúng tôi 2 tiếng ô tô, có nhớ thì đi thăm cũng gần.
Nhưng có lẽ đó là quyết định sai lầm lớn nhất của vợ chồng tôi. Bây giờ tuy có tất cả ba đứa con nhưng chỉ thành hai. Con bé nó không hận, không ghét bỏ bố mẹ nhưng sự thờ ờ lạnh lùng của nó mới đáng đau lòng.Tôi vẫn nhớ như in ngày bỏ nó lại nhà bác để đi về. Đó cũng là một chiều mưa. Nó hí hửng chào hai bác toan theo mẹ ra xe rồi sau đó vật vã khóc nức nở khi thấy bố mẹ bỏ nó rồ xe mất hút.
Nghe anh chồng kể, phải mất hơn 3 tuần nó mới bắt đầu ăn uống bình thường trở lại và thôi khóc. Vợ chồng tôi đã đẩy con mình vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, không bố mẹ chị em, không thầy cô bạn bè cũ.
Những lúc con về thăm nhà còn đứt ruột hơn. Nó chui dưới gầm giường để mọi người không tìm thấy, nó quỳ dưới chân bố mẹ mà khóc để xin được ở nhà. Nó van “con sẽ không ăn nhiều, con không vòi đồ chơi, con sẽ trông em cho bố mẹ. Con xin mẹ cho con được ở nhà với bố mẹ, với các em”.
Vợ chồng tôi đau lòng lắm, đau đứt cả ruột nhưng với hoàn cảnh lúc đó, nuôi một đứa cũng đủ khốn đốn rồi. Nó ở nhà cực khổ chỉ thêm tội. Đau nhưng phải cắn răng, vì con và cũng vì cả bố mẹ.Thời gian trôi đi, khi nó học lớp 7 và kinh tế gia đình có chút khởi sắc, tôi muốn đón con về nhưng đã muộn. Nó vẫn thương bố mẹ nhưng tình cảm mà nó dành cho hai bác vẫn là tuyệt đối.Tôi gọi điện, gọi con về thì nó liên tục lấy cớ bận học. Tôi nghi ngờ anh chị không cho nó về nhà mẹ ruột nên vội vàng bắt xe lên thăm con. Tới đó tôi chứng kiến những cảnh rất đau lòng.
Anh chồng tôi đón con bé đi học về, nó ùa vào nhà chào tôi rồi chạy đến ôm chầm lấy bác gái nó. Bây giờ nó đã gọi họ là bố mẹ. Rồi nó tíu tít đùa giỡn với bác nó khi vào bếp. Thỉnh thoảng anh trai chồng tôi ngồi đọc báo gần đó lại chen vào một câu tấu hài rồi cả nhà òa lên cười.
Tôi chứng kiến mà rớt nước mắt. Tình thương đó đáng lý ra phải thuộc về tôi, tôi phải là nhân vật chính trong tình mẫu tử này thì nay lại bị ra rìa. Trông con bé hạnh phúc như đang ở bên một gia đình thật sự, một bố mẹ thật sự. Thảo nào gọi mãi nó chẳng chịu về nhà.
Bước vào tuổi dậy thì, tôi quan tâm đến con nên thường xuyên gọi hỏi thăm và nhắc nhở nó chuyện cơ thể, sinh lý. Nó nghe và cười hì hì: “Ôi chuyện đấy mẹ con còn kĩ hơn cả mẹ”. Cúp máy tôi chỉ biết ngồi khóc.
Nó gọi bác gái nó là “mẹ con”, còn tôi chỉ là “mẹ”, một danh từ chung chung. Bây giờ nó đã phân biệt hẳn ra đâu là mẹ nó và đâu chỉ là mẹ. Có phải tôi đang bị quả báo vì ngày xưa đã gởi nó cho người khác nuôi?
Cuối tuần vừa rồi nó về thăm nhà, lúc vợ chồng anh chị tới đón, nó mừng rỡ chạy ra sà vào lòng họ nũng nịu “Mình về nhà thôi bố mẹ ơi”. Nghe thấy câu đó tôi rụng rời.
Đâu mới là bố mẹ thật sự của con? Đâu mới là nhà thật sự của con? Con còn xem đây là nhà và bố mẹ là bố mẹ của con nữa không? Tôi đau đớn tột cùng, vừa giận vừa tủi.
Cuối tuần vừa rồi nó về thăm nhà, lúc vợ chồng anh chị tới đón, nó mừng rỡ chạy ra sà vào lòng họ nũng nịu “Mình về nhà thôi bố mẹ ơi”. Nghe thấy câu đó tôi rụng rời (Ảnh minh họa)
Lúc đấy tôi đã muốn hóa điên, tôi vô thức đã chạy đến vào đánh vào mông nó “Đồ con phản phúc, tao mới là mẹ mày, đây mới là nhà mày”. Nó òa khóc và nhìn tôi bằng ánh mắt mà tôi không thể nào quên được. Đó là sự phẫn nộ, bàng hoàng và cả sự chối bỏ. Ánh mắt đó xoáy vào tim một người mẹ như tôi.
Lại sắp đến cuối tuần, tôi rất muốn gọi con về thăm nhưng lại ngại vì xấu hổ. Tôi đã không nuôi được nó lại còn đánh nó. Con bé cũng hỏi thăm tôi rất hững hờ khiến tôi càng đau lòng. Nó lễ phép và khách sáo như người xa lạ.
Những ai đang làm mẹ, mọi người có hiểu được nỗi lòng của tôi không? Nếu cho thời gian quay lại, dù có cực khổ thế nào tôi cũng sẽ giữ con bên cạnh. Hoặc bây giờ, tôi có thể đánh đổi tất cả chỉ để con quay về nhà mình.