Home Blog Page 575

Từ 1/5/2024: Uống 1 ly rượu, 1 cốc bia sẽ không bị phạt nồng độ cồn đúng không?

0

Nhiều người đặt câu hỏi uống bao rượu bia thì mới vi phạm nồng độ cồn, người dân nên biết kẻo thiệt thòi.

Uống một ly rượu, 1 cốc bia có bị thổi nồng độ cồn hay không?

Để giải đáp thắc mắc này thì theo các chuyên gia đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và motor, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.

Như vậy, về cơ bản thì đã uống bia, rượu là không được phép lái ô tô. Sẽ không có chuyện uống ít hoặc uống nhưng “cảm thấy đủ tỉnh táo” nên vẫn điều khiển xe hơi.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml); 1 vại bia hơi (330ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml).

Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và motor không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu.

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.

Uống 1 ly rượu, 1 cốc bia có bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn?
Uống 1 ly rượu, 1 cốc bia có bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn?

Về mặt khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn. Bởi vậy , để đảm bảo an toàn thì khi điều khiển phương tiện giao thông người dân không nên uống rượu bia để bảo vệ mình và người xung quanh.

Cách để giảm nồng độ cồn nhanh

Theo các chuyên gia nếu bạn muốn giảm nồng độ cồn nhanh chóng về 0 thì có thể áp dụng những cách sau:

Sử dụng trái cây: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trái cây tốt sau khi uống bia rượu là quýt. Bạn ăn một vài trái quýt hoặc ép trái quýt lấy nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giải bia rượu vô cùng tốt.

Giải rượu với rau má: Nếu bạn muốn giải rượu nhanh bạn dùng 100g rau má tươi, 2 quả chanh, 1g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối. Mỗi lần uống 150-300ml.

Uống bao nhiêu rượu bia sẽ bị phạt nồng độ cồn

Uống bao nhiêu rượu bia sẽ bị phạt nồng độ cồn

Giải rượu bằng chanh tươi: Nước chanh tươi chính là cách giải rượu tốt được nhiều dân áp dụng. Bạn hãy dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả.

Ngoài ra, sau uống rượu bạn nên uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhanh đào thải cồn trong máu giúp bạn giảm nồng độ cồn nhanh hơn.

TPHCM sắp giải tỏa hơn 1.000 căn nhà để cải tạo rạch, nghe mức đền bù ai cũng ng:ã ng.ửa

0

Để cải tạo rạch Văn Thánh (chảy qua quận Bình Thạnh, dài 1,5km), với tổng vốn khoảng 6.200 tỉ đồng,  TPHCM dự kiến di dời hơn 1.000 căn nhà.

Cải tạo rạch ô nhiễm ở nội đô, TPHCM sắp giải tỏa hơn 1.000 căn nhà

TPHCM dự kiến di dời hơn 1.000 căn nhà để cải tạo rạch Văn Thánh. Ảnh: Minh Quân
Ngày 27.4, Sở Xây dựng TPHCM cho biết đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nạo vét, cải tạo rạch Văn Thánh. Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM đang thẩm định hồ sơ, dự kiến đề xuất UBND TPHCM trình HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư dự án trong năm nay.
Rạch Văn Thánh chảy qua quận Bình Thạnh bị bồi lắng, ô nhiễm. Ảnh: Minh Quân

Rạch Văn Thánh chảy qua quận Bình Thạnh bị bồi lắng, ô nhiễm. Ảnh: Minh Quân
Rạch Văn Thánh (thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) có phạm vi từ cầu Điện Biên Phủ đến ngã ba kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chảy qua các phường 19, 21, 22 (quận Bình Thạnh) với tổng chiều dài khoảng 1,5km.

 

Đây là một trong những tuyến rạch đóng vai trò quan trọng giúp thoát nước, giảm ngập cho khu vực và nơi tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đoạn trên cao sẽ đi qua.

Tuy nhiên, nhiều năm qua rạch Văn Thánh bị lấn chiếm, bồi lấp, ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng người dân.

Dãy nhà lụp xụp ven rạch Văn Thánh và đoạn trên cao Metro số 1 chạy qua.  Ảnh: Minh QuânDãy nhà lụp xụp ven rạch Văn Thánh và đoạn trên cao Metro số 1 chạy qua. Ảnh: Minh Quân

 

Do đó, Sở Xây dựng  TPHCM đề xuất chi khoảng 6.200 tỉ đồng vốn ngân sách để cải tạo rạch Văn Thánh từ nay đến năm 2028.

Dự án sẽ di dời 1.063 căn nhà với chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.920 tỉ đồng.

Rạch Văn Thánh được nạo vét và xây dựng đường giao thông hai bên với chi phí khoảng 982 tỉ đồng.
Cảnh đối lập giữa dãy nhà lụp xụp ven rạch Văn Thánh và kế bên là các cao ốc.  Ảnh: Minh QuânCảnh đối lập giữa dãy nhà lụp xụp ven rạch Văn Thánh và kế bên là các cao ốc. Ảnh: Minh Quân
Sở Xây dựng  TPHCM đề xuất giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 5.560 tỉ đồng để chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công.

Giai đoạn 2026 – 2028 bố trí 630 tỉ đồng để khởi công xây lắp, chi tiền thi công hoàn thành các hạng mục và quyết toán dự án.

Dự án cải tạo rạch Văn Thánh trước đây được  TPHCM dự tính triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT (xây dựng – chuyên giao) với tổng kinh phí khoảng 1.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, cách này không khả thi nên được tính toán chuyển qua đầu tư bằng vốn ngân sách.

Thêm 1 bài Toán khiến dân tình tranh cãi từ sáng tới khuya, đích thân giáo viên phải lên tiếng: 8 – 3 + 3 sẽ bằng 2 hay 8?

0

Không ít người cho rằng nếu thực hiện đúng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì đáp án phải là 2.

Có những bài hoàn toàn không đánh đố nhưng dữ liệu mà đề Toán đưa ra cũng gây ra nhiều tranh luận. Chẳng hạn mới đây, một bài Toán được chia sẻ hoàn toàn không cao siêu nhưng khiến dân tình chia làm hai ngả.

Cụ thể, phép tính: 8 – 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8.

Với cách giải 1 sẽ là: 8 – 3 + 3 = 8 – (3 + 3) = 8 – 6 = 2.

Với cách giải 2 sẽ là: 8 – 3 + 3 = (8 – 3) + 3 = 5 + 3 = 8

Rất nhiều người chọn đáp án 2. Nhưng cũng không ít người cho rằng nếu thực hiện đúng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì đáp án phải là 2. Tuy nhiên, ngay lập tức cách tính này bị phản bác. Bởi nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau không có nghĩa cộng rồi mới đến trừ mà trong tính toán, nhân, chia được ưu tiên trước. Nếu cùng là nhân, chia, hoặc cộng, trừ, phép tính được thực hiện từ trái qua phải. Như vậy, đáp án được đưa ra bằng 8 là đúng. Nếu muốn đáp án bằng 2 thì phải có dấu ngoặc (3 + 3) như cách tính trong hình ảnh.

Thêm 1 bài Toán khiến dân tình tranh cãi từ sáng tới khuya, đích thân giáo viên phải lên tiếng: 8 - 3 + 3 sẽ bằng 2 hay 8? - Ảnh 1.

Phép tính: 8 – 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8. Rất nhiều người khác bức xúc: 8 – 3 = 5 > 5 + 3 = 8.

Không ít người còn cẩn thận dùng máy tính hoặc nhập phép tính lên Google để kiểm tra. Kết quả cho bài toán 8 – 3 + 3 là 8.

Nói về phép tính trong ảnh, một cô giáo khẳng định đáp án được đưa ra ban đầu là đúng, 8 – 3 + 3 = 8. Nữ giáo viên giải thích “nhân chia trước, cộng trừ sau” là cách nói vắn tắt và có thể khiến một số người hiểu nhầm. Trong sách giáo khoa, nguyên tắc này được nêu rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể, trước hết, thực hiện các phép Toán trong dấu ngoặc đơn. Tiếp đến, thực hiện tất cả phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải. Cuối cùng, thực hiện tất cả phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Trên thực tế, nhân chia trước cộng trừ sau là một trong những nguyên tắc được nhắc đến nhiều nhất khi các em làm quen với các phép tính trong Toán học. Nguyên tắc này giúp các em nhớ thứ tự thực hiện phép tính đó là: Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng và phép trừ sau. Như vậy, nhân và chia là các phép tính đồng hạng và được ưu tiên thực hiện trước so với phép cộng và trừ.

Bên cạnh quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì học sinh cũng cần nhớ một số quy tắc thứ tự thực hiện phép tính như sau: Thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước/ Thực hiện phép nhân, chia theo thứ tự từ trái sang phải/ Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.

Phật tại tâm: Nhận 120 triệu đồng tiền hối lộ rồi mang đi góp xây 3 nhà tình thương

0

Sau khi nhận 120 triệu đồng “tiền uống nước” của một chủ đất, giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai gửi vào chùa để góp xây nhà tình thương. Hành vi nhận hối lộ khiến ông lĩnh án 49 tháng tù.

Ngày 6/5, TAND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Vũ Chí Hữu (52 tuổi, cựu Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm) 42 tháng tù về tội Nhận hối lộ.

Theo cáo trạng, tháng 9/2020, ông Ngô Trí Nhương mang giấy tờ các thửa đất của gia đình ở thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm), tổng cộng 3.000m2, đến cơ quan chức năng để tách thửa. Tuy nhiên, diện tích không đủ theo quy định nên không thể thực hiện.

Nhận 120 triệu đồng tiền hối lộ rồi mang đi góp xây 3 nhà tình thương - 1
Ông Vũ Chí Hữu lúc bị cơ quan công an bắt giữ (Ảnh: An Khánh).

Sau đó, ông Nhương thống nhất với các hộ khác, gộp thêm diện tích đất để làm thủ tục tách thửa. Thông qua các mối quan hệ, ông Nhương gặp ông Vũ Chí Hữu (khi đó là Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm) và nhờ người này tách thửa nhanh với số tiền 40 triệu đồng/sổ. Ông Hữu đồng ý.

Tháng 9/2020, ông Nhương mang 120 triệu đồng đến nhà ông Hữu ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Khi đến nhà, ông Nhương bỏ túi nilon chứa các cọc tiền với tổng số 120 triệu đồng vào hộc bàn và nói “gửi anh ít tiền uống nước” để làm hồ sơ.

Ông Hữu sau đó cùng đi nhậu và hát karaoke với nhóm người ông Nhương. Sau cuộc nhậu, ông Hữu về kiểm tra hộc bàn và biết số tiền ông Nhương đưa là 120 triệu đồng. 10 ngày sau, ông Hữu mang 120 triệu đưa cho trụ trì một ngôi chùa ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) để góp tiền xây 3 căn nhà tình thương.

Cuối tháng 1/2021, hồ sơ đất đai của ông Nhương bị cơ quan chức năng trả lại. Khi biết việc tách thửa không thành, ông Nhương đến gặp ông Hữu và đòi lại số tiền 120 triệu đồng nhưng người này không trả và nói rằng chỉ nhận được 20 triệu đồng.

Đến tháng 6/2023, ông Nhương làm đơn tố cáo ông Hữu lên Công an huyện Bảo Lâm. Cơ quan chức năng xác định, sau khi nhận 120 triệu đồng, ông Hữu đã chuyển công tác đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai.

Ngày 14/6/2023, ông Hữu nhờ người trả lại tiền cho ông Nhương và sau đó ông Vũ Chí Hữu bị bắt.

Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về trang phục có huy hiệu ‘lạ’ ‘hứa không sử dụng nữa’

0

Đàm Vĩnh Hưng vừa có những phản hồi liên quan đến bộ trang phục có huy hiệu ‘lạ’ đang gây tranh cãi trên mạng  xã hội .

Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về trang phục có huy hiệu lạ gây tranh cãi - Hình 1

Cận cảnh bộ trang phục với phần huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng . FBNV

Mạng xã hội vừa chia sẻ khoảnh khắc Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn trên sân khấu và tranh luận về bộ trang phục của nam ca sĩ. Nhiều người cho rằng các huy hiệu mà giọng ca  Xin lỗi tình yêu  lựa chọn phối cùng khá lạ và mang yếu tố nhạy cảm. Theo ghi nhận của chúng tôi, hình ảnh này nằm trong liveshow  Ngày em thắp  sao  trời,  tổ chức tại TP.HCM vào tối 4.5.

Trước những tranh luận, Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng phản hồi trên Fanpage sở hữu 6,5 triệu lượt theo dõi. Nam ca sĩ nói bộ trang phục anh diện lấy cảm hứng từ một thiết kế trên sàn diễn  thời trang  quốc tế mà anh yêu thích, do Tuấn Trần thực hiện.

Giọng ca 7X nói thêm các huy hiệu đi kèm cũng là phụ kiện trang trí bình thường và “hoàn toàn không có một ẩn ý nào như các trang mạng đang dẫn dắt”. “Dòng chữ trong chiếc cài áo kia chính xác là High Quality Garment – Chất lượng cao của ngành may mặc”, Đàm Vĩnh Hưng giải thích.

Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về trang phục có huy hiệu lạ gây tranh cãi - Hình 2

Đàm Vĩnh Hưng cho biết sẽ không sử dụng bộ trang phục này cho đêm diễn sắp tới sau ồn ào . FBNV

Đàm Vĩnh Hưng khẳng định “luôn cầu thị và lắng nghe”, cho rằng những góp ý tích cực của khán giả giúp mình hoàn thiện trong nghề nghiệp, cuộc sống. Anh thấy bản thân cũng có trách nhiệm trình bày, giải thích rõ để khán giả nắm bắt, tránh những thông tin tiêu cực, nhạy cảm liên quan đến dự án âm  nhạc  mình thực hiện.

“Mọi người nhớ chọn lọc thông tin để tránh bị dẫn dắt, hiểu lầm. Và cũng để tránh xảy ra những hiểu lầm, các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện đi xa, Hưng cũng sẽ quyết định không sử dụng trang phục này tại show diễn ở Hà Nội sắp tới”, giọng ca  Ngẫu hứng bolero  chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, Đàm Vĩnh Hưng cho biết dòng trạng thái trên trang cá nhân là quan điểm của anh về vụ ồn ào. Nam ca sĩ nói vì một số trang đăng tải thông tin không đúng, với mục đích gây chú ý nên anh quyết định lên tiếng giải thích, tránh câu chuyện bị đẩy đi xa.

Từ nay đến hết năm 2024, chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất chỉ m:ất ngần này tiền, đúng là rẻ như cho

0

Từ nay đến hết năm 2024, chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất chỉ m:ất ngần này tiền, đúng là rẻ như cho

Theo quy định, khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở hết bao nhiêu tiền?Ngày nay, do nhu cầu về đất ở ngày càng gia tăng nên việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở cũng được rất nhiều người quan tâm. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Ngoài đất trồng cây lâu năm thì nhóm đất nông nghiệp còn có đất trồng cây hàng năm, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp khác,…

Đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Các loại cây lâu năm được hiểu là các loại cây được gieo trồng một lần nhưng chúng có thời gian sinh trường, phát triển và thu hoạch trong nhiều năm. Theo Phụ lục số 01 được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/12/2018 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm các loại sau:

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, …;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, …;

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, …;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, …); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Theo đó, đất trồng cây lâu năm là loại đất chỉ được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây lâu năm nêu trên mà không được sử dụng với mục đích khác. Nếu người sử dụng đất muốn sử dụng đất trồng cây lâu năm với mục đích khác thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm thành đất ở được thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn

Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh trên thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Người sử dụng đất nộp thuế, phí, tiền sử dụng đất theo thông báo

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Người sử dụng đất thực hiện đóng nộp các khoản thuế, phí, lệ phí sử dụng đất theo thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi đóng nộp thuế phí, lệ phí, người sử dụng đất nhận Giấy chứng nhận đã được đăng ký biến động hoặc được cấp đổi theo quy định.

Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Thông thường, khi thực hiện thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở là việc người sử dụng đất kê khai, đóng nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và các khoản chi phí hợp pháp khác khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các chi phí cụ thể khi thực hiện chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở bao gồm:

+ Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

+ Phí thẩm định hồ sơ

Khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT-BTC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền quyết định chi phí này. Mức phí này có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất là cấp có quyền quyết định mức thu cụ thể trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

Khoản lệ phí này được thu trong trường hợp cấp lại, cấp mới, cấp đổi, xác nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

+ Lệ phí trước bạ

Đây là khoản thu được thực hiện theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP và được thu trong trường hợp có sự thay đổi về người sử dụng đất

Từ nay, Xây nhà trên đất nông nghiệp vẫn được cấp sổ đỏ: Chỉ cần có giấy tờ quan trọng này

0

Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi trái luật. Do đó để xây nhà trên đất này, người dân cần thực hiện thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi trái luật

Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi trái luật

Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi trái luật

Khoản 1 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2013 đặt ra một nguyên tắc cơ bản và quan trọng khi sử dụng đất, đó là tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất chính xác.

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt tương ứng.

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

Xây nhà trên đất nông nghiệp, làm sao để được cấp sổ đỏ?

Để được cấp sổ đỏ cho đất sử dụng, người dùng đất phải tuân thủ quy trình đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Người sử dụng đất cần nộp đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đơn xin và kiểm tra tính hợp pháp của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Quá trình này bao gồm đánh giá về tác động của việc chuyển đổi lên môi trường, quy hoạch đô thị và quyền lợi của các bên liên quan. Nếu đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện, người sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu và mục đích sử dụng đất đã được chuyển đổi.

Đầu tiên hãy chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sau đó, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.
Để được cấp sổ đỏ cho đất sử dụng, người dùng đất phải tuân thủ quy trình đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Để được cấp sổ đỏ cho đất sử dụng, người dùng đất phải tuân thủ quy trình đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Tiếp theo cần nộp tiền sử dụng đất theo thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế. Số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định trên đồng thời áp dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở.

Cuối cùng, người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất ở người dân mới có thể xây dựng nhà cửa trên đó.

Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê

0

Hàng chục người phải nhập viện và một người chết sau bữa cỗ chuẩn bị đám cưới con nhà người thân có món tiết canh dê tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Ngày 6/5, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị này đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh dê xảy ra trên địa bàn phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình – nơi tiếp nhận bệnh nhân vụ nghi ngộ độc tiết canh dê.Thông tin cho biết, ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Bình nhận được thông tin vụ việc có nhiều người phải nhập viện theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm vì ăn tiết canh trong tiệc cưới.

Bước đầu xác định trong hai ngày 1 và 2/5, tại gia đình ông Hiếu ở tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình có làm hàng chục mâm cỗ để chuẩn bị đám cưới cho con (bữa tiệc chủ yếu là người thân đến dựng rạp cưới).

Trong bữa ăn trưa 1/5, có 20 mâm cỗ với khoảng 120 người ăn với thực đơn gồm các món: Thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, bát tiết canh dê (dê giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình, phần nhân làm tiết canh chế biến từ tai, gan, cuống họng heo đã luộc chín).

Đến chiều 1 và ngày 2/5, gia đình tiếp tục nấu cỗ với thực đơn gồm: Gà luộc, tôm chao, chân giò hầm, bê tái, mèo xào, mực xào, ba ba nấu chuối, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.

Sau bữa cỗ này, đến 16h ngày 4/5, ông Phạm Trọng Thuần (sinh năm 1957, trú phường Hoàng Diệu) xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải nên đã đến khám, nhập Bệnh viện Đa khoa Thái Bình.

Đến 20h cùng ngày, ông Thuần diễn biến nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu.

Khoảng 4h08 ngày 5/5, bệnh nhân chết và được chẩn đoán nguyên nhân do nhiễm khuẩn huyết – viêm phổi nặng – biến chứng sốc nhiễm khuẩn – suy đa tạng – ngừng tuần hoàn/Gout. Ông Thuần có ăn tiết canh tại bữa cỗ cưới của gia đình ông Hiếu.

Ngày 6/5, nhiều người dân cùng ăn bữa cỗ có tiết canh dê đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trong số đó, 8 người khai bản thân cũng có triệu chứng sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng sau khi ăn tiết canh vào bữa trưa 1/5, mong muốn được lên Bệnh viện Bạch Mai để thăm khám, điều trị.

Qua kiểm tra, 6 người được phía Bệnh viện Bạch Mai cho xuất viện về nhà vì sức khỏe bình thường. Thời điểm hiện tại, còn hai người đang theo dõi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đều là con dâu của ông Thuần.

Có 10 người cũng cho biết bản thân có các triệu chứng nhẹ như: Đau đầu, đau mỏi vai gáy sau khi ăn tiết canh nên đã nhập viện và được theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Đến trưa 6/5, tất cả 10 người đều không còn triệu chứng gì khác thường, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu bình thường và hiện đang chờ kết quả nuôi cấy máu.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Bình đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, làm rõ nguyên nhân sự việc.

Trần Kim

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/mot-nguoi-chet-hang-chuc-nguoi-o-thai-binh-nhap-vien-sau-bua-co-co-tiet-canh-de-192240506211041935.htm

Thêm siêu phẩm dài 22p của nữ nhân viên V:I:B, cuốn chưa từng có!

0

Dù chưa rõ thực hư về clip em nhân viên VIB hồng barbie nhưng nhiều người đã nhanh tay để lại bình luận “xin link” hoặc nhấn nút chia sẽ nhằm phát tán thông tin này trên mạng xã hội.

Mạng xã hội rầm rộ lan truyền Clip em ngân hàng VIB hồng barbie với tốc độ nhanh chóng khiến nhiều dân tình đứng ngồi không yên. Ngay khi video được đăng tải, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Ngày 5/5, nhiều thành viên mạng xôn xao bài đăng của một số fanpage, hội nhóm có nội dung: ‘Đầu tuần tối cổ, clip em nhân viên ngân hàng VIB mới nhất Chỉ sau vài giờ đăng tải, lượt chia sẻ bài viết này đã vượt quá 5.000, bên dưới là rất nhiều bình luận xin link phản c.ảm.

link clip em ngân hàng VIB mới nhất hôm nay

Đáng nói, từ  nhiều tài khoản chia sẻ ban đầu, lại nở rộ thêm rất nhiều người khác biết đến thông tin này và tiếp tục bấm nút chia sẻ khiến bài đăng về “em ngân hàng VIB phát tán rộng rãi hơn. Các tài khoản mạng xem đây là cơ hội câu tương tác từ bạn bè. do đó, họ đăng tải dòng status ẩn ý việc mình đã xem và có trong tay đoạn clip nhạy cảm để mọi người vào để lại bình luận dưới bài đăng.

Tuy nhiên, việc người dùng nhấn chia sẻ bài đăng về clip em Hồng ngân hàng VIB mới nhất không đơn giản chỉ là phát tán thông tin chưa xác thực trên không gian mạng, mà đây còn là hành vi tiếp tay vi phạm pháp luật. Ngoài nguy cơ đối mặt với án phạt, người chia sẻ clip n.hạy c.ảm có thể bị kẻ xấu hack nick hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Vì thế, hãy cảnh giác và tuyệt đối không nhấn chia sẻ những nội dung chưa xác thực như clip em Hồng ngân hàng VIB mới nhất.

Em gái VIB

0

Hai ngày qua, trên mạng xã hội “nóng” câu chuyện nữ nhân viên được thông tin là nhân viên của ngân hàng VIB và một vụ đánh ghen khác, hai phụ nữ không may bị lộ clip nhạy cảm… Ngay lập tức, cộng đồng mạng đã nhanh chóng chia sẻ rầm rộ trên khắp các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Youtube, Facebook, Zalo… Mỗi bài đăng, dòng trạng thái đã nhận hàng trăm lượt xem, hàng nghìn lượt tương tác. Và cứ thế, sự việc bị đẩy lên cao trào, tạo thành “viral” và từ khóa được tìm kiếm bậc nhất Google cũng liên quan sự việc này.

Chia sẻ clip nhạy cảm có thể vi phạm pháp luật hình sự?
Mạng xã hội chia sẻ rầm rộ liên quan cô gái bị lộ clip nhạy cảm. (Ảnh chụp màn hình)

Điều đáng nói, trong những bài đăng, trạng thái và bình luận của cộng đồng không phải sự đồng cảm, sự chia sẻ mà là giọng điệu cợt nhả, hả hê trước những sự cố của người khác. Điều đó cho thấy tình trạng đáng báo động về sự vô cảm trên môi trường mạng xã hội hiện nay.

Xét dưới góc độ đạo đức, tính nhân văn cũng thấy sự tàn nhẫn của cộng đồng mạng. Họ chỉ biết đến cảm xúc, tính tò mò của bản thân, không biết rằng mỗi trạng thái, bình luận đó giống như nhát dao cứa sâu thêm vào nỗi tủi nhục của nạn nhân.

Nghiêm trọng hơn, bên cạnh đám đông tò mò, một lượng lớn cá nhân, tổ chức đã lợi dụng sự cố này để “câu view bẩn” bất chấp đạo đức, pháp luật. Trong đó có các trang Facebook, gồm: Tin Nóng Đây, Trùm Trà Đá; Tài khoản TikTok: Xuancasharelink… Những tài khoản mạng xã hội này có hàng nghìn lượt theo dõi, khi phát tán những thông tin clip nhạy cảm có thể tiếp cận đến số lượng lớn người xem và ảnh hưởng đến xã hội là không nhỏ.

Dưới góc độ pháp luật, hành vi chia sẻ, phát tán clip nhạy cảm có dấu hiệu bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm người khác. Đồng thời đây còn là hành vi có dấu hiệu tuyên truyền, lưu trữ văn hóa phẩm đồi trụy.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật cho biết, theo Hiến pháp năm 2013 thì mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng năm 2018 cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó có việc cấm đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội.

Theo đó, việc đăng tải, chia sẻ những clip nhạy cảm có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có).

Cũng theo Luật sư Bình, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Luật sư Bình cho biết, nếu cá nhân phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo đến cao nhất là 5 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.