Home Blog Page 693

Trước giao thừa, âm thầm vùi thứ này vào hũ gạo, năm mới tài lộc ùn ùn kéo đến

0

Mẹo phong thủy với hũ gạo

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, hũ gạo được coi là kho của cải của gia đình, nơi chứa tài lộc. Hũ gạo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tài chính của cả nhà. Vì vậy, vào dịp cuối năm, dù gia đình có hoàn cảnh như thế nào thì gia chủ cũng nên cố gắng đổ đầy thùng gạo. Đây là việc làm thể hiện mong ước năm mới đủ đầy, không lo thiếu thốn.

Dân gian lưu truyền trằng vào dịp cuối năm, nên đặt một bao lì xì đỏ, bên trọng đựng một ít tiền dưới đáy hũ gạo. Đổ đầy gạo lên trên. Làm như vậy để thu hút may mắn, tăng tài lộc cho gia đình.

phong-thuy-hu-gao-01

Ngoài ra, gia chủ có thể dùng một miếng vải đỏ phủ lên trên nắp hũ gạo để thu hút nhiều tài lộc.

Một số lưu ý khác với hũ gạo

Hũ gạo tốt nhất nên được làm bằng sành, sứ. Vật liệu này thuộc hành Thổ, rất hợp với gạo nên có thể giúp mang tài lộc, đem lại đường công danh thăng tiến cho gia chủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hũ gạo bằng thùng gỗ.

Khi dùng hũ gạo, không nên để gạo trong hũ cạn sạch mới thêm gạo mới. Khi thấy hũ gạo còn một nửa thì có thể bổ sung thêm gạo mới. Hũ gạo tượng trưng cho tài lộc, để hũ gạo cạn kiệt tượng trưng cho tài lộc trong nhà bị cạn.

Hũ gạo dùng xong cần đậy nắp kín để phòng chống gián, chuột, tránh ẩm mốc. Ngoài ra, đậy kín nắp hũ gạo khi không sử dụng cũng là hành động tượng trưng cho việc giữ tài sản, của cải trong nhà. Nên để hũ gạo ở nơi cao ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.

Hũ gạo nên được đặt ở một góc khuất trong bếp, có thể lựa hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, tránh hướng Đông. Tránh để hũ gạo ở cửa chính, cửa phụ và những nơi có thể nhìn thấy hũ gạo rõ ràng. Người phương Đông thường có quan niệm, hũ gạo nên để ở nơi kín đáo, không để cho người ngoài có thể nhìn thấy một cách dễ dàng.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

‘Tết 2024 tuyệt đối không cúng Giao Thừa’ thu hút 5 triệu lượt xem: Chuyên gia nói gì?

0

Gần đây, có một video lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với nội dung “Tết 2024 tuyệt đối không cúng Giao Thừa”, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn.

Giao thừa là một thời khắc chuyển giao vô cùng quan trọng từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ tính theo lịch âm, được bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.

Đêm giao thừa còn có một tên gọi khác nữ là đêm Trừ Tịch, được bắt đầu từ 11h đêm ngày 30 đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1 Tết năm mới. Với quan niệm là thời điểm trời đất giao hoà, âm dương hòa hợp với sức sống mãnh liệt đầy hy vọng mới.

Thời khắc này các gia đình sẽ cùng làm lễ thắp hương để cúng tổ tiên, ông bà, gia đình cùng quây quần bên nhau, tiễn năm cũ đi để chào đón năm mới. Với mong muốn cầu sức khoẻ, may mắn, bình an và tài lộc cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.

Theo lịch vạn niên, Giao thừa năm 2024 (tức 30 tết âm lịch) là thứ 6 ngày 09/02/2024 dương lịch.

giao-thua6

Tết 2024 không nên cúng giao thừa?

Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần khiến nhiều người háo hức đón chờ một năm mới sang. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến dẫn đến các tranh cãi trái chiều. Một trong những ý kiến được công chúng quan tâm hàng đầu chính là đoạn clip chia sẻ “Tết 2024 không nên cúng giao thừa”.

Theo đó, Tiktoker chia sẻ, lý do Tết 2024 không nên cúng giao thừa vì thời điểm năm mới là tiết Lập xuân. Tuy nhiên năm nay, tiết Lập xuân lại đến sớm hơn bình thường, tức là vào ngày 4/2 dương lịch (nhằm ngày 25 tháng Chạp âm lịch). Chính vì vậy thời điểm chuyển sang năm mới 2024 vào ngày 9/2 dương lịch không phải là giao thừa đúng nghĩa.

“Giao thừa năm nay rơi vào ngày 24 tháng Chạp, tức ngày 3/2/2024 dương lịch, tuy nhiên mọi người không nên cúng giao thừa vào ngày này vì đây là ngày xấu, năng lượng không tốt. Nếu cúng giao thừa vào ngày này thì sẽ nạp hết năng lượng xấu vào nhà, khiến gia chủ gặp khó khăn xui xẻo… Còn ngày 30 Tết và mùng Một Tết năm nay không phải ngày cuối năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới nên có cúng thì cũng vô thưởng vô phạt, không có tác dụng gì”, Tiktoker chia sẻ quan điểm.

Ngay sau đó, những tài khoản Tiktok khác cũng đăng video với nội dung tương tự là Tết 2024 không được cúng giao thừa. Điều này dẫn đến sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, nhất là khi Việt Nam vốn có phong tục cúng giao thừa trước thời điểm năm mới đến. Hiện những đoạn clip này đều thu về rất nhiều lượt xem với 5-7 triệu view và hàng ngàn lượt bình luận.

giao-thua5

Cúng giao thừa 2024 – Chuyên gia nói gì?

Tập tục cúng giao thừa từ lâu là nét văn hóa và nghi thức đón tết cổ truyền quen thuộc của người dân Việt Nam bao đời. Đến thời điểm hiện tại, nghi thức cúng giao thừa vẫn nhận về nhiều sự hưởng ứng của giới trẻ và họ cho rằng đây là một trong những lễ nghi không thể thiếu để thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Việc cúng giao thừa căn cứ vào âm lịch chứ không phải dựa trên các tiết khí trong năm nên dù tiết Lập xuân có đến sớm hay đến trễ thì cũng không ảnh hưởng việc đón tết.

TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) trả lời trên TNO, cho rằng quan điểm Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa vào đêm giao thừa mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp là vô căn cứ.

Theo TS Dương Hoàng Lộc, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.

Sở dĩ người Việt có truyền thống cúng giao thừa là vì ông bà ta ngày xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.

“Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp”, TS Dương Hoàng Lộc nói.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông khẳng định trên Thanh Niên cũng cho rằng đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch. Việc chuẩn bị mâm cúng trong đêm giao thừa, cùng với bữa cơm tất niên là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt.

Theo ông Hải, việc thực hiện nghi lễ truyền thống cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân tức là chúng ta đang tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới; không liên quan tới việc chuyển vận từ vận 8 sang vận 9. “Sự hiểu sai lệch giữa phong tục truyền thống và hệ thống vận khí trong phong thủy địa lý là hai phạm trù hoàn toàn khác. Bạn có không cúng thì vận khí vẫn dịch chuyển theo tính quy luật của nó và chúng ta vẫn chào đón năm mới”, ông Hải phân tích.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông, cho dù ngày mùng 1 tết tốt hay xấu thì người Việt vẫn có thói quen đi chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Phong thủy Thế giới, trả lời trên VTC News khẳng định thông tin mà họ lan truyền (cúng giao thừa năm nay sẽ nạp năng lượng xấu) không có cơ sở khoa học nào.

Mặt khác, cúng giao thừa là nghi thức truyền thống để chúng ta bày tỏ sự thành tâm của mình trước tổ tiên, thần linh và trời đất. Giao thừa được xác định vào khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ theo lịch âm, không tính theo các tiết khí.

Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nói: “Nói năm nay không nên cúng giao thừa là sai, phản khoa học, phản lại phong tục tập quán của Việt Nam. Tiết Lập xuân chỉ là vấn đề thời tiết thôi, tất nhiên năm nay hay năm nào khác thì các gia đình vẫn cúng Giao thừa theo Âm lịch như bình thường”.

Chuyên gia Quang Minh cũng bác bỏ những lời dọa dẫm của Tiktoker về việc năm mới này “là năm chuyển vận xấu”, cho biết điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mọi người không cần quan tâm. Cúng giao thừa luôn là nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam

Năm 2024: 4 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế tài sản, nhà đất, ai không biết là thiệt

0

Có nhiều trường hợp dù không có tên trong di chúc nhưng theo quy định pháp luật vẫn được hưởng tài sản thừa kế.

Hưởng thừa kế khi không có tên trong di chúc

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

Empty

Theo quy định, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc; nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật.

Tuy vậy, Điều 644 của Bộ luật này quy định có 6 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, gồm:

– Con chưa thành niên của người để lại di sản

– Cha của người để lại di sản

– Mẹ của người để lại di sản

– Vợ của người để lại di sản

– Chồng của người để lại di sản

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Theo đó, cho dù những người trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).

Di sản thừa kế là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) để lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết.

Di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá.

Quy định việc phân chia di sản theo di chúc

Căn cứ theo Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về phân chia di sản theo di chúc cụ thể như sau:

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Trong trường hợp di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, di sản sẽ được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ khi có thỏa thuận khác. Điều này có nghĩa là di sản sẽ được phân chia đồng đều giữa các người thừa kế được nêu tên trong di chúc, trừ khi có sự thỏa thuận khác.

– Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, người thừa kế sẽ nhận hiện vật đó cùng với các hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó. Ngoài ra, nếu hiện vật bị giảm sút giá trị tính đến thời điểm phân chia di sản do lỗi của người khác, người thừa kế cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều này đảm bảo rằng người thừa kế sẽ nhận được giá trị của hiện vật cùng với mọi lợi ích từ nó, và nếu có thiệt hại do lỗi của người khác, người thừa kế sẽ được bồi thường.

Empty

– Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, tỷ lệ này sẽ được tính trên giá trị khối di sản còn lại vào thời điểm phân chia di sản. Điều này có nghĩa là tỷ lệ phân chia được áp dụng trên giá trị của di sản còn tồn tại tại thời điểm phân chia, chứ không tính toàn bộ giá trị của di sản từ trước đến nay. Điều này đảm bảo rằng người thừa kế sẽ nhận được phần di sản tương ứng với tỷ lệ đã được xác định trong di chúc.

Theo đó, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Trường hợp di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, di sản sẽ được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ khi có thỏa thuận khác. Nếu di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, người thừa kế sẽ nhận hiện vật đó kèm theo hoa lợi và lợi tức từ hiện vật đó. Nếu hiện vật bị giảm sút giá trị do lỗi của người khác, người thừa kế cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, tỷ lệ này sẽ được tính trên giá trị khối di sản còn lại vào thời điểm phân chia di sản. Như vậy, các quy định này đảm bảo rằng di sản sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc. Người thừa kế có thể nhận được di sản theo các hình thức khác nhau như phần di sản đồng đều, hiện vật kèm hoa lợi và lợi tức, hoặc theo tỷ lệ đối với giá trị khối di sản. Điều này tạo ra sự công bằng và đáp ứng ý muốn của người để lại di chúc trong việc phân chia di sản.

Trước giao thừa, nhớ âm thầm vùi thứ này vào hũ gạo, năm mới tài lộc ùn ùn kéo đến

0

Mẹo phong thủy với hũ gạo

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, hũ gạo được coi là kho của cải của gia đình, nơi chứa tài lộc. Hũ gạo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tài chính của cả nhà. Vì vậy, vào dịp cuối năm, dù gia đình có hoàn cảnh như thế nào thì gia chủ cũng nên cố gắng đổ đầy thùng gạo. Đây là việc làm thể hiện mong ước năm mới đủ đầy, không lo thiếu thốn.

Dân gian lưu truyền trằng vào dịp cuối năm, nên đặt một bao lì xì đỏ, bên trọng đựng một ít tiền dưới đáy hũ gạo. Đổ đầy gạo lên trên. Làm như vậy để thu hút may mắn, tăng tài lộc cho gia đình.

phong-thuy-hu-gao-01

Ngoài ra, gia chủ có thể dùng một miếng vải đỏ phủ lên trên nắp hũ gạo để thu hút nhiều tài lộc.

Một số lưu ý khác với hũ gạo

Hũ gạo tốt nhất nên được làm bằng sành, sứ. Vật liệu này thuộc hành Thổ, rất hợp với gạo nên có thể giúp mang tài lộc, đem lại đường công danh thăng tiến cho gia chủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hũ gạo bằng thùng gỗ.

Khi dùng hũ gạo, không nên để gạo trong hũ cạn sạch mới thêm gạo mới. Khi thấy hũ gạo còn một nửa thì có thể bổ sung thêm gạo mới. Hũ gạo tượng trưng cho tài lộc, để hũ gạo cạn kiệt tượng trưng cho tài lộc trong nhà bị cạn.

Hũ gạo dùng xong cần đậy nắp kín để phòng chống gián, chuột, tránh ẩm mốc. Ngoài ra, đậy kín nắp hũ gạo khi không sử dụng cũng là hành động tượng trưng cho việc giữ tài sản, của cải trong nhà. Nên để hũ gạo ở nơi cao ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.

Hũ gạo nên được đặt ở một góc khuất trong bếp, có thể lựa hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, tránh hướng Đông. Tránh để hũ gạo ở cửa chính, cửa phụ và những nơi có thể nhìn thấy hũ gạo rõ ràng. Người phương Đông thường có quan niệm, hũ gạo nên để ở nơi kín đáo, không để cho người ngoài có thể nhìn thấy một cách dễ dàng.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

5 loại quả nên bày, 3 loại quả cấm tuyệt đối không bày mâm ngũ quả Tết Giáp Thìn

0

Mâm ngũ quả ngày Tết là văn hóa của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được biến tấu với nhiều loại quả khác nhau. Mâm trái cây Ngũ quả ngày Tết đầy đặn sẽ thể hiện lòng thành cầu mong bình an, sung túc của gia chủ, trở thành một nét phong tục tốt đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

5 loại quả nên bày lên mâm cỗ Tết Giáp Thìn

Chuối: Hình dáng nải chuối rất đặc trưng, giống với bàn tay nằm ngửa, biểu tượng cho sự bao bọc chở che. Theo phong thủy, chuối tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Do đó, cúng chuối trên ban thờ thần tài sẽ thu hút tiền tài, sự may mắn về mọi mặt trong cuộc sống.

ngu-qua1

Phật thủ: Hình dáng bên ngoài của trái phật thủ được ví với bàn tay của Đức Phật. Do đó, loại quả này được nhiều người sử dụng để cúng thần tài, với mong muốn luôn được các vị thần linh chở che và bình an vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.

Đào: Người ta biết đến đào là loại quả đại diện cho sự trường tồn, bất tử. Ngoài ra, loại quả này còn là một trong những biểu tượng phong thủy được nhiều người yêu thích. Nó đại diện cho sự may mắn và thăng tiến. Bên cạnh đó, còn được nhắc tới là biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân.

Cam, quýt, hồng là những loại quả không chỉ đẹp về màu sắc mà còn đặc trưng bởi mùi hương. Đó là tượng trưng cho sự thành đạt, phát triển về mọi mặt. Người ta tin rằng, các loại quả này sẽ đem đến may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đồng thời, mùi thơm của các loại quả này có thể xua đuổi xui xẻo, mang điều lành đến cho gia đình.

Nho: Nho là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và đại diện cho sự thành công. Theo phong thủy, chùm nho là biểu tượng giải hóa các vấn đề liên quan đến sinh nở. Người ta dùng nho trong mâm ngũ quả ban thờ thần tài với hy vọng gia đình, con cái hòa thuận, khỏe mạnh.

ngu-qua2

3 loại quả không nên bày mâm ngũ quả

Quả có hình thù dị dạng, kỳ quái

Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Đồng thời những loại quả này cũng thể hiện sự không thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Quả mọc sát đất

Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.

Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

Quả có vị cay, đắng

Khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả ngày Tết, tuyệt đối không bày những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.

Vì thế, nên tránh những loại quả chua chát, đắng, cay để cúng gia tiên hay bày mâm cơm cúng Tết.

Ông bà dặn con cháu chọn chuối thắp hương Tết phải nhớ điều này để tránh đại kỵ làm xui rủi cả năm: Đó là gì?

0

Chuối là loại quả thường thấy trong mâm cúng ngày Tết, trên ban thờ gia tiên, thậm chí chuối quan trọng nhất trong số các quả phẩm. Nhưng không cẩn thận phạm đại kỵ.

Trong văn hóa thờ cúng của nhiều người Việt, đặc biệt những người miền Bắc và miền Trung thì chuối là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả và ban thờ ngày Tết. Chưa có chuối còn xem như chưa đủ đồ lễ thắp hương. Những quả khác có thể thay thế cho nhau riêng chuối thì không. Thế nhưng chọn chuối thắp hương không chỉ chọn nải đẹp quả to mà còn phải hợp phong thủy và quan niệm dân gian vùng miền.

dai-ky-thap-huong-chuoi

Chuối trong trong mâm ngũ quả thờ cúng thể hiện sự may mắn, cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Trên ban thờ ngày Tết chuối nổi bật nhất và như quả phẩm trung tâm.  Do đó chọn chuối là vô cùng quan trọng cần nhớ để tránh mất lộc, hoặc gây cảm giác phản cảm, mất may mắn:

Chuối phải là chuối già nhưng còn xanh: Khi chọn chuối thắp hương đặc biệt dịp Tết thì mâm ngũ quả trên ban thờ cả 5-6 ngày nên nếu chọn chuối chín dễ làm chuối bị rụng, thối, mềm khi đang còn thắp hương. Hơn nữa chuối xanh để kết hợp với màu quả khác tạo ra ngũ hành. Chuối xanh nhưng phải già quả để quả căng mọng, tròn trịa. Nếu chọn chuối chín có thể làm rơi quả khác xuống, sẽ báo hiệu điều không may mắn.

Số quả trên nải chuối phải là số lẻ: Trong thờ cúng số lẻ là dương, phát triển, số chẵn là âm là không phát triển. Do đó nải chuối thờ nên là số lẻ.

Nên chọn nải chuối còn râu: Nhiều nải chuối do cách vận chuyển làm rụng râu. Nhưng nải chuối đẹp nên còn râu magn ý nghĩa phát tài phát lộc.

Nải chuối không bị sứt sẹo, gãy quả: Nải chuối dù tông thể đẹp nhưng có một quả ở góc khuất bị vô tình có vết sứt do bị dao chém vào cũng không nên thắp hương.

Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu về thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành, báo hiệu điềm xấu, xô cong, vẹo không may mắn.

cach-chon-chuoi-thap-huong-chuoi

Ghép 2-3nải chuối lại thành 1 có nên không?

NHiều khi chọn chuối bạn không chọn được nải to như mong muốn. Vậy có nên ghép nhiều nải vào thành một để thắp hương không. Xét về thẩm mỹ thờ cúng thì điều đó có thể ghép được để tạo mâm ngũ quả đẹp. Nhưng xét về góc độ tâm linh phong thủy thì không nên là do trong tâm linh phong thủy khi xếp đồ thờ cúng là dùng số lẻ, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Thế nên việc ghép hai nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm. Mà trong các số chẵn âm hay bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4. Ghép 3 nải với nhau thì vẫn là số lẻ nhưng việc ghép không khéo không mang lại ý nghĩa tốt lành. Nếu dùng đinh hay ốc vít kim loại ghép thì mang sát khí, còn nếu không ghép chắc thì có thể rời ra khi đang thờ cúng. Do đó việc ghép lại với nhau là không nên.

Chọn giống chuối thắp hương là giống gì? 

Giống chuối thăp hương không giống nhau theo quan niệm mỗi gia đình, địa phương. Với người miền trung thì đôi khi không cầu kỳ nhưng với người Huế thì kiêng chuối tiêu và chỉ thờ chuối ngự, chuối mật, chuối lá, chuối sứ. Còn với người miền Bắc lại chọn chuối tiêu quả dài, kiêng chuối dáng ngắn như chuối tây.

Bởi vai trò quan trọng của chuối trong văn hóa thờ cúng và sự đa dạng của chuối cũng như văn hóa quan niệm vùng miền. Thế nên bạn cần chú ý khi thắp hương chuối cho hợp phong thủy và nhất là hợp với văn hóa gia đình, địa phương, tránh để đầu năm đã có những dị nghị, rèm pha, phê bình vì nải chuối.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Luộc gà xong bỏ ra đĩa ngay là d:ại: Muốn gà giòn sần sật, thịt thơm ngọt da vàng ươm bóng nhớ làm thêm 1 bước

0

Chọn gà

Nên chọn gà ta nặng khoảng 1,5 – 2kg. Luộc gà quá to có thể da gà sẽ bị nứt. Nếu muốn ngon hơn nữa, bạn nên chọn gà mái vừa mới đẻ trứng và trong bụng vẫn còn trứng non. Thịt gà loại này sẽ vừa mềm, thơm nhưng vẫn săn chắc.

Đối với gà đã được làm sẵn, bạn nên chọn gà có phần thân săn chắc, nhỏ gọn, ức gà nhỏ.

ga

Gà ta sau khi làm sạch có đặc điểm là màu da vàng óng, nhưng đa phần ức, cánh, lưng sẽ có màu vàng đậm. Tránh chọn những con gà có da màu thâm tím, đốm hoặc nốt đen.

Cách luộc thịt gà ngon cũng phụ thuộc vào độ săn chắc của gà. Có thể kiểm tra độ săn chắc của thịt gà bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ vào phần thân, đùi, lườn gà.

Có thể ngửi xem gà có mùi hôi, ôi hoặc tiêm thuốc kháng sinh.

Cách luộc gà

Bước 1: Chà xát gà (cả ngoài lẫn trong bụng) với muối để làm sạch gà và khử mùi hôi, rửa lại với nước sạch. Bí quyết để không rách da khi luộc gà là sau khi rửa sạch gà nên chặt phần chân gà, da gà sẽ co lại khi luộc.

Bước 2: Chọn nồi có cao và rộng tương đương với kích thước gà đã mua để có thể luộc gà vừa chín đều, không bị teo và có hình dáng đẹp mắt. Trước khi cho gà vào nồi, dùng tăm cố định phần đầu gà với thân gà.

ga1

Bước 3: Cho gà vào nồi sao cho phần bụng ở dưới, phần đầu phía trên. Sau đó, cho nước lạnh vào ngập đầu gà và bắc nồi lên bếp, bật lửa to để luộc gà. Cách luộc thịt gà ngon là cho gừng, hành củ đã rửa sạch và đập dập vào nồi nước luộc gà, có thể cho thêm một ít bột canh hoặc muối. Bắt đầu luộc gà từ nước lạnh cho đến khi nước sôi sẽ giúp gà chín đều từ xương ra ngoài phần thịt.

Bước 4: Khi nước luộc gà sôi, giảm lửa và luộc gà thêm 10 phút. Chú ý luộc gà từ lúc lửa to đến lửa nhỏ thì đều không đậy nắp nồi lại. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy nắp nồi lại để thịt gà được chín đều, chờ trong 20 phút.

Bước 5: Vớt gà đã chín ra và cho gà vào nước đá lạnh để giúp thịt gà được dai và chắc, giữ màu da. Cách luộc gà ngon và da có màu vàng đẹp là dùng nghệ trộn với nước luộc gà rồi rưới đều lên da gà. Cách này cũng có thể thực hiện ở bước 1 trước khi luộc gà. Sau khi chế biến gà sạch sẽ thì xát nghệ toàn thân gà, để nghệ ngấm vào da gà khoảng 5 phút thì bắt đầu luộc gà.

meo-luoc-ga

Như vậy, chỉ với những bước đơn giản trên đây, bạn đã có thể tự luộc cho mình một con gà ngon, da giòn sần sật ngon hơn cả ngoài nhà hàng.

‘Tết 2024 tuyệt đối không cúng Giao Thừa’ thu hút 5 triệu lượt xem: Chuyên gia nói gì?

0

Gần đây, có một video lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với nội dung “Tết 2024 tuyệt đối không cúng Giao Thừa”, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn.

Giao thừa là một thời khắc chuyển giao vô cùng quan trọng từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ tính theo lịch âm, được bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.

Đêm giao thừa còn có một tên gọi khác nữ là đêm Trừ Tịch, được bắt đầu từ 11h đêm ngày 30 đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1 Tết năm mới. Với quan niệm là thời điểm trời đất giao hoà, âm dương hòa hợp với sức sống mãnh liệt đầy hy vọng mới.

Thời khắc này các gia đình sẽ cùng làm lễ thắp hương để cúng tổ tiên, ông bà, gia đình cùng quây quần bên nhau, tiễn năm cũ đi để chào đón năm mới. Với mong muốn cầu sức khoẻ, may mắn, bình an và tài lộc cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.

Theo lịch vạn niên, Giao thừa năm 2024 (tức 30 tết âm lịch) là thứ 6 ngày 09/02/2024 dương lịch.

giao-thua6

Tết 2024 không nên cúng giao thừa?

Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần khiến nhiều người háo hức đón chờ một năm mới sang. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến dẫn đến các tranh cãi trái chiều. Một trong những ý kiến được công chúng quan tâm hàng đầu chính là đoạn clip chia sẻ “Tết 2024 không nên cúng giao thừa”.

Theo đó, Tiktoker chia sẻ, lý do Tết 2024 không nên cúng giao thừa vì thời điểm năm mới là tiết Lập xuân. Tuy nhiên năm nay, tiết Lập xuân lại đến sớm hơn bình thường, tức là vào ngày 4/2 dương lịch (nhằm ngày 25 tháng Chạp âm lịch). Chính vì vậy thời điểm chuyển sang năm mới 2024 vào ngày 9/2 dương lịch không phải là giao thừa đúng nghĩa.

“Giao thừa năm nay rơi vào ngày 24 tháng Chạp, tức ngày 3/2/2024 dương lịch, tuy nhiên mọi người không nên cúng giao thừa vào ngày này vì đây là ngày xấu, năng lượng không tốt. Nếu cúng giao thừa vào ngày này thì sẽ nạp hết năng lượng xấu vào nhà, khiến gia chủ gặp khó khăn xui xẻo… Còn ngày 30 Tết và mùng Một Tết năm nay không phải ngày cuối năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới nên có cúng thì cũng vô thưởng vô phạt, không có tác dụng gì”, Tiktoker chia sẻ quan điểm.

Ngay sau đó, những tài khoản Tiktok khác cũng đăng video với nội dung tương tự là Tết 2024 không được cúng giao thừa. Điều này dẫn đến sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, nhất là khi Việt Nam vốn có phong tục cúng giao thừa trước thời điểm năm mới đến. Hiện những đoạn clip này đều thu về rất nhiều lượt xem với 5-7 triệu view và hàng ngàn lượt bình luận.

giao-thua5

Cúng giao thừa 2024 – Chuyên gia nói gì?

Tập tục cúng giao thừa từ lâu là nét văn hóa và nghi thức đón tết cổ truyền quen thuộc của người dân Việt Nam bao đời. Đến thời điểm hiện tại, nghi thức cúng giao thừa vẫn nhận về nhiều sự hưởng ứng của giới trẻ và họ cho rằng đây là một trong những lễ nghi không thể thiếu để thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Việc cúng giao thừa căn cứ vào âm lịch chứ không phải dựa trên các tiết khí trong năm nên dù tiết Lập xuân có đến sớm hay đến trễ thì cũng không ảnh hưởng việc đón tết.

TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) trả lời trên TNO, cho rằng quan điểm Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa vào đêm giao thừa mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp là vô căn cứ.

Theo TS Dương Hoàng Lộc, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.

Sở dĩ người Việt có truyền thống cúng giao thừa là vì ông bà ta ngày xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.

“Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp”, TS Dương Hoàng Lộc nói.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông khẳng định trên Thanh Niên cũng cho rằng đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch. Việc chuẩn bị mâm cúng trong đêm giao thừa, cùng với bữa cơm tất niên là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt.

Theo ông Hải, việc thực hiện nghi lễ truyền thống cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân tức là chúng ta đang tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới; không liên quan tới việc chuyển vận từ vận 8 sang vận 9. “Sự hiểu sai lệch giữa phong tục truyền thống và hệ thống vận khí trong phong thủy địa lý là hai phạm trù hoàn toàn khác. Bạn có không cúng thì vận khí vẫn dịch chuyển theo tính quy luật của nó và chúng ta vẫn chào đón năm mới”, ông Hải phân tích.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông, cho dù ngày mùng 1 tết tốt hay xấu thì người Việt vẫn có thói quen đi chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Phong thủy Thế giới, trả lời trên VTC News khẳng định thông tin mà họ lan truyền (cúng giao thừa năm nay sẽ nạp năng lượng xấu) không có cơ sở khoa học nào.

Mặt khác, cúng giao thừa là nghi thức truyền thống để chúng ta bày tỏ sự thành tâm của mình trước tổ tiên, thần linh và trời đất. Giao thừa được xác định vào khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ theo lịch âm, không tính theo các tiết khí.

Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nói: “Nói năm nay không nên cúng giao thừa là sai, phản khoa học, phản lại phong tục tập quán của Việt Nam. Tiết Lập xuân chỉ là vấn đề thời tiết thôi, tất nhiên năm nay hay năm nào khác thì các gia đình vẫn cúng Giao thừa theo Âm lịch như bình thường”.

Chuyên gia Quang Minh cũng bác bỏ những lời dọa dẫm của Tiktoker về việc năm mới này “là năm chuyển vận xấu”, cho biết điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mọi người không cần quan tâm. Cúng giao thừa luôn là nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái

0

Sau gần 4 tháng bị tạm giam, Ngọc Trinh chính thức được tòa tuyên án 1 năm tù treo trước sự vui mừng của nhiều người. Trong đó có Đàm Vĩnh Hưng và một số sao Việt nổi tiếng.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 10

Sáng ngày 2/2, phiên tòa xét xử Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh) đã chính thức diễn ra. Sau nhiều giờ làm việc, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo 6-9 tháng tù về tội “Gây Rối Trật Tự Công Cộng”.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 1

VKSND TPHCM từng truy tố Ngọc Trinh với khung hình phạt 2-7 năm tù vì có tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần. Nhưng hiện tại, VKS đưa ra mức án nhẹ hơn, đồng thời đề nghị tòa ghi nhận cho bị cáo nhiều tình tiết giảm nhẹ như: nhân thân tốt, thành khẩn khai báo và có đóng góp cho xã hội.

Sau thời gian nghị án, HĐXX nhận định hành vi của Ngọc Trinh không thuộc phạm tội có tổ chức như cáo trạng quy kết. Tại tòa, nữ người mẫu đã biết ăn năn hối cải, lại từng tham gia nhiều công tác thiện nguyện. Tòa xét thấy không cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội nên cho hưởng án treo 1 năm tù.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 2

Trước đó tại phiên tòa, Ngọc Trinh thừa nhận đã thực hiện hành vi giống cáo trạng truy tố, tuy nhiên, cho biết bản thân không cố tình vi phạm. Cô khai vì xem một số clip có động tác khó trên xe mô tô nên thích thú, bộc phát và tự tin mình làm được mới nhờ thầy Đông hướng dẫn, dù được khuyến cáo rất nguy hiểm.

Cũng tại đây, Ngọc Trinh đã gửi lời xin lỗi đến bị cáo Trần Xuân Đông, trợ lý của mình và những người khác bị đã liên lụy. “Thâm tâm bị cáo luôn mong muốn phải làm đúng.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 3

Bị cáo không cố tình vi phạm, chỉ vì nhất thời sai phạm lúc nào không biết. Đây là bài học quá lớn đối với bị cáo. Mong tòa xem xét giảm nhẹ cho bị cáo. Bị cáo nhớ người thân của mình. Bị cáo sai, có lỗi”, cô nói lời sau cùng.

Sau thông tin Ngọc Trinh bị phạt 1 năm tù treo, nhiều sao Việt như: Đàm Vĩnh Hưng, Lê Giang, Trang TrầnVũ Khắc Tiệp… đã lên tiếng chúc mừng nữ người mẫu được trở về nhà đón Tết cùng gia đình.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 4

Trên trang cá nhân, ông bầu Venus – bạn thân của Ngọc Trinh đã đăng tải dòng trạng thái “Chúc mừng em”. Đáng chú ý, khi có một người anh để lại bình luận “Chúc mừng hai em”, Vũ Khắc Tiệp đã chủ động cảm ơn người này.

“Ông hoàng nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng cũng nhanh chóng đăng tải dòng trạng thái chúc mừng người đẹp Trà Vinh. Cụ thể, anh viết: “Mừng gớt nước mắt. Chúc mừng bé Chinh. Ăn Tớt ngon lành zui zẻ nha em”.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 5

Là người từng tham gia diễn xuất với Ngọc Trinh trong bộ phim “Chị Chị Em Em 2”, Lê Giang cũng đăng tải hình ảnh của cả hai kèm theo chia sẻ: “Mừng và thương em”.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 6

Trang Trần dù đang ở Mỹ cũng không quên nhắn gửi đến đàn em, sau khi được trả tự do: “Về nhà thôi em! Chắc chắn ai hiểu và biết em đều sẽ thương em. Mừng vô cùng cho em. Với chị em là một cô gái tử tế và thương người. Pháp luật đã khoan hồng với em”.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 7

Thời điểm phiên tòa đang xét xử, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng viết trên trang cá nhân: “Cầu mong hôm nay điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Ngọc Trinh”. Bên dưới bài đăng, Minh Hằng đã để lại bình luận: “3 Tháng qua đã là quá đủ. Mong em ấy được trả tự do bác ơi”.

Nghệ sĩ Công Ninh cũng bày tỏ: “Mong Trinh sẽ gặp may mắn, mong con được khoan hồng! Thương Con”. Vợ NSND Công Lý viết: “Thương cô ấy bác ạ! Mong cô ấy gặp may mắn”,…

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 8

Đặc biệt, trước khi phiên tòa đi đến kết quả cuối cùng Đỗ Mạnh Cường đã có bài đăng trên trang cá nhân chia sẻ về câu chuyện vướng vào vòng lao lý của Ngọc Trinh.

“Mặc dù không ưa vì nhiều lý do cá nhân nhưng cũng mong cô ấy sẽ gặp may mắn được khoan hồng hôm nay, chắc chắn cô ấy đã có 1 bài học rất lớn trong cuộc đời của mình rồi…”, anh viết.

Ngọc Trinh được trả tự do, Đàm Vĩnh Hưng và dàn sao Việt lập tức có động thái - Hình 9

Được biết, trong thời gian Ngọc Trinh còn hoạt động nghệ thuật, cô thân thiết với khá nhiều nghệ sĩ như: Diệu Nhi, Minh Hằng, Quỳnh Thư, Linh Chi,…và rất đông tên t.uổi đình đám khác nhờ làm việc đa năng ở nhiều lĩnh vực.

Đạo diễn Lê Hoàng gây bão: Nếu mẹ và vợ tôi bất hoà sẽ CHỌN VỢ và đưa mẹ vào viện dưỡng lão

0

Tập 5 chương trình Có hẹn lúc 22 giờ có chủ đề “Làm thế nào để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên tốt đẹp?” với sự tham gia của Lê Hoàng, Quang Tuấn và Anh Đức.

Ở chủ đề này, “bộ 3 quý ông” được nhận xét là 3 người đại diện cho 3 hoàn cảnh trái ngược nhau. Nếu đạo diễn Lê Hoàng là người từng trải với 36 năm kinh nghiệm hôn nhân, Quang Tuấn tuy đã có một gia đình nhỏ nhưng vợ của anh cũng không phải làm dâu, còn Anh Đức thì chưa lập gia đình. Vừa mở đầu chương trình, đạo diễn phim “Gái nhảy” liền khẳng định: “Cách duy nhất để mẹ chồng, nàng dâu tôn trọng và quý mến nhau là 2 bên không sống cùng nhau”.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 1.

Theo như quan điểm của Lê Hoàng, anh không có biện pháp nào để khuyên vợ về sống chung cùng mẹ với niềm tin họ sẽ hòa hợp và yêu thương nhau. Nghe vậy, Anh Đức chia sẻ quan điểm mẹ chồng bắt con dâu phải về sống chung để phụng dưỡng nhà chồng vẫn còn tồn tại rất nhiều như một truyền thống và khó có thể thay đổi được.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 2.

“Thế thì tôi chịu. Chắc các bạn nghĩ nếu gặp một bà mẹ chồng gian ác thì con dâu mới khổ. Nhưng sự thực là gặp một bà mẹ chồng hiền lành, tử tế thì con dâu cũng chết”, Lê Hoàng lắc đầu tỏ vẻ bất lực.

Nam đạo diễn còn chia sẻ một trường hợp của bạn mình, dù được mẹ chồng rất thương yêu, quan tâm chăm sóc cho gia đình cô từng li từng tí. Tưởng rằng cô ta là người may mắn gặp được người mẹ chồng tốt nhưng lâu dần cô bắt đầu thấy ngột ngạt, sợ hãi không dám về nhà vì mẹ lúc nào cũng tìm cô để nói chuyện, kể lể.

Lê Hoàng nói thêm: “Người ta không cần mình hầu hạ, chỉ cần mình chia sẻ thôi cũng chết luôn. Hay có những bà mẹ lại bảo vì thương yêu con nên mới phải nói, ví dụ như bảo con dâu đừng mặc như thế này thế kia. Nguy hiểm nhất trên đời là nhân danh tình thương để nói vì mình không thể cãi được”.

 

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 3.

Nghe đàn anh chia sẻ, Quang Tuấn cho biết mình là một người rất may mắn và nói thêm: “Lúc đầu mẹ vợ Tuấn cũng hay cho cháu ăn theo cách của mẹ nhưng vợ lại dùng phương pháp hiện đại như bây giờ. Sau khi vợ trấn an mẹ là hãy tin vào phương pháp chăm con của vợ chồng Tuấn vì nó theo khoa học thì mẹ cũng rất nghe. Thậm chí bây giờ mẹ làm gì cũng làm đúng theo tờ giấy mà vợ Tuấn viết sẵn”.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 4.

Diễn viên “Gia đình là số 1” cũng cho biết nếu gia đình anh chỉ có mẹ hoặc bố thì anh sẽ thuyết phục vợ để có thể đón họ về sống chung. Tuy nhiên, qua một thời gian nếu thấy không hòa hợp thì anh cũng sẽ chủ động đề cập tới vấn đề ở riêng để đôi bên thoải mái.

Lê Hoàng lúc này lại đặt ra cho Quang Tuấn một câu hỏi vô cùng bất ngờ là “Nếu phải chọn giữa mẹ và vợ, Quang Tuấn sẽ chọn ai?” Trước câu hỏi “hóc búa” của Lê Hoàng, Quang Tuấn hơi ngập ngừng một chút nhưng anh vấn đưa ra đáp án là sẽ chọn mẹ. Nhìn vào phản ứng của đạo diễn phim “Gái nhảy” có lẽ anh không đồng tình với lựa chọn của đàn em nhưng anh cho biết mình tôn trọng quyết định của Tuấn.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 5.

Còn nếu phải rơi vào trường hợp đó, Lê Hoàng thẳng thắn thừa nhận: “Hoàn cảnh của anh thì anh sẽ chọn vợ bởi anh biết mẹ sẽ hoàn toàn vui vẻ với lựa chọn đấy”. Lê Hoàng tiết lộ mẹ anh là giảng viên Đại học và bà có rất nhiều niềm vui thú trong cuộc sống chứ không chạy theo con cháu.

Nam đạo diễn trải lòng: “Nếu một ngày nào đó mẹ yếu, cần phải lo lắng về ăn uống, thuốc thang thì sẽ có hai cách lựa chọn. Cách 1, nếu quan hệ giữa mẹ và vợ không xung khắc thì Hoàng sẽ đón mẹ về và chấp nhận một thời gian không khí gia đình nặng nề nhưng nghĩa vụ làm con phải làm thế. Cách 2, nói thật lòng, nếu có tiền thì Hoàng sẽ đưa mẹ vào viện dưỡng lão”.

Đạo diễn Lê Hoàng gây tranh cãi khi nhất quyết chọn vợ, sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão nếu có tiền - Ảnh 6.

Lê Hoàng cho biết đó chỉ là giả thuyết vì hiện tại mẹ của anh đã mất nên tình huống đó sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, sau khi nghe đàn anh giải thích về lý do tại sao mình sẵn sàng đưa mẹ vào viện dưỡng lão ở tuổi già thì 2 “quý ông” còn lại cũng bắt đầu “xuôi lòng” theo ý của đàn anh.

Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng mẹ chồng hiền đến mấy con dâu cũng “chết”

Liệu lý do mà Lê Hoàng đưa ra đó là gì? Nó có đủ thuyết phục để “đánh bại” quan điểm con cái phải phụng dưỡng bố mẹ lúc về già của văn hóa người Việt hay không? Đón xem tập 5 chương trình Có hẹn lúc 22 giờ lúc 22h thứ 7 ngày 4/9 trên kênh HTV9.