Home Blog Page 164

Chân dung cô giáo ‘xin hỗ trợ cái laptop’: 24/38 học sinh nghỉ học sáng nay, cô nói sẽ tìm lại danh dự cho chính mình

0

Liên quan vụ việc cô giáo ‘xin hỗ trợ cái laptop’ xảy ra tại Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, TP.HCM, sáng nay, 30.9, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 nghỉ học.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 1.

Trường tiểu học Chương Dương, Q.1 sáng 30.9

ẢNH: THÚY HẰNG

Sáng nay, 30.9, PV Báo Thanh Niên có mặt tại Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, nơi xảy ra vụ việc giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 “xin hỗ trợ cái laptop” theo đúng lịch hẹn trước đó của ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng nhà trường.

Ông Lê Công Minh xác nhận trong sáng nay, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 nghỉ học.

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, chị Ng., Trưởng ban đại diện phụ huynh lớp 4/3, cho biết chị là một trong số các phụ huynh cho con nghỉ học hôm nay do lo lắng, bất an. “Cho tới sáng nay, 30.9, chúng tôi vẫn chưa hề nhận được bất cứ thông báo nào từ phía nhà trường là đã tạm dừng bố trí đứng lớp với cô H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 và phân công giáo viên khác đứng lớp thay, tất cả thông tin chúng tôi chỉ đọc qua các tờ báo. Do đó chúng tôi cũng không biết là ai dạy các con em mình nên chúng tôi bất an, vậy nên chúng tôi đã xin phép cho con nghỉ học”, chị Ng. nói.

Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop: 'Tôi nghĩ xin là bình thường' ảnh 1

 

Hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương nói gì?

Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết liên quan vụ việc, nhà trường đã làm báo cáo, gửi lên lãnh đạo ủy ban, phòng giáo dục và các cơ quan chức năng.

“Nhà trường vẫn đang tiếp tục xử lý rốt ráo sự việc. Trước mắt, thực hiện chỉ đạo của ủy ban, phòng giáo dục, chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác chủ nhiệm và giảng dạy của cô H. và sẽ mời giáo viên có chuyên môn giảng dạy học sinh lớp 4/3, hiện nay chúng tôi mới chỉ có thể thông tin như vậy”, ông Minh nói.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 2.

Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương

ẢNH: VŨ ĐOAN

Lý giải lý do chưa thông tin cho các phụ huynh trước đó, để phụ huynh yên tâm đưa con đi học, ông Lê Công Minh nói: “Vì hôm nay vào ngày làm việc, thì mới công bố được quyết định cần thiết. Lát chúng tôi họp nội bộ xong thì sẽ thông tin tới phụ huynh liền, để chiều nay phụ huynh yên tâm cho con đi học liền”.

Ông Minh thông tin thêm hiện ở lớp 4/3 đang có một giáo viên giữ lớp đó, hiện nay giáo viên thỉnh giảng đã có mặt ở trường rồi, sau 9 giờ sáng thì cô giáo này sẽ đứng lớp 4/3. Về cô H., nhà trường đã yêu cầu cô làm báo cáo kiểm điểm.

Trả lời câu hỏi của PV “có thông tin cho rằng lãnh đạo nhà trường bao che cho cô giáo, ông nói gì?”. Ông Minh khẳng định: “Chúng tôi không bao che, chỉ đang xử lý, xin phụ huynh thời gian để xử lý”.

PV Thanh Niên nêu câu hỏi tiếp: Có thông tin cô H. dạy thêm ở ngoài, nhà trường biết không và nếu đúng thì xử lý như thế nào? Ông Minh nói: “Tôi mới biết. Tôi đang cho kiểm tra lại, nếu cô vi phạm thì sẽ xử lý theo quy định”.

Còn trả lời phản ánh của phụ huynh học sinh cho rằng cô H. bán mì tôm, xúc xích, nước ngọt ngay trong lớp cho học sinh vừa làm bài vừa ăn, ông Lê Công Minh nói “việc này đã có báo cáo rồi, lãnh đạo phòng, ủy ban đã thông tin”.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 3.

Ông Lê Công Minh trả lời báo chí sáng 30.9

ẢNH: VŨ ĐOAN

Quận 1 chỉ đạo xử lý nghiêm

Liên quan vụ việc giáo viên “xin hỗ trợ cái laptop”, ngay chiều 28.9, bà Mai Thị Hồng Hoa, Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM, cho biết quận đã có buổi làm việc với Trường tiểu học Chương Dương và cô giáo liên quan vụ ‘xin hỗ trợ cái laptop’ trong buổi sáng cùng ngày.

Cô giáo T.P.H đã bị tạm dừng đứng lớp, đồng thời tất cả các khoản tiền cô giáo đã nhận đóng góp từ phụ huynh để mua laptop đã được hoàn trả cho phụ huynh học sinh.

UBND Q.1 đã đề nghị Phòng GD-ĐT tiếp tục theo dõi vụ việc và nắm bắt kỹ hơn, khi nào có thông tin cụ thể sẽ thông tin. Cũng theo lãnh đạo UBND Q.1, đây chỉ là một sự việc cá biệt xảy ra trên địa bàn. Q.1 đã chỉ đạo xử lý nghiêm đồng thời chỉ đạo ban giám hiệu các trường rà soát toàn bộ, không để xảy ra trường hợp tương tự.

Trước đó, như Báo Thanh Niên đưa tin, theo phản ánh của các phụ huynh lớp 4/3 Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, TP.HCM, vào ngày họp phụ huynh hôm 14.9, cô H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 có xin lớp hỗ trợ cô một laptop (máy tính xách tay – phóng viên) trị giá 4 đến 5 triệu, 1 máy in tài liệu và mỗi tháng 300.000 đồng hỗ trợ cho cô bảo mẫu. Sau đó, phụ huynh có ý kiến là máy in đã mua hồi lớp 3 thì liên hệ cô chủ nhiệm lớp cũ xin lại cho lớp dùng.

Trưa cùng ngày cô có nhắn tin vào group (nhóm) zalo chung (group chỉ có trưởng/phó nhóm mới được quyền gửi tin nhắn – các phụ huynh còn lại chỉ được phép đọc) với các nội dung như “Dạ sau buổi học đầu năm học. PH đã đóng được 29 PH rồi ạ. Hiện tại cô giữ 14.500.000 đ (đồng-PV). Cô đưa cô BM 300k. Cô đóng quỹ KH 500k. Cô giữ 13.700.000 đ. Cô mua cái laptop, còn bao nhiêu cô báo PH. Và cô xin cái laptop này luôn nha PH”.

Hay cô có chụp 2 cái hình laptop và báo giá 1 cái 5 triệu rưỡi màu xám và 1 cái giá 11 triệu màu đen. Cô H. nói “cô lấy máy đen 11 triệu chạy dữ liệu nhanh – PH hỗ trợ cô 6 triệu nhé, cô bù vào 5 triệu. Cô cảm ơn PH”.

Ngày 16.9.2024, cô lại tiếp tục nhắn với nội dung: “Hôm thứ bảy cô có xin PH hỗ trợ cái máy laptop khoảng 5,6 triệu. Và cô đã mua cái máy 11 triệu thì cô bù vào 5 triệu. Và cái laptop này là của cô. PH có đồng ý không”. Sau đó cô tạo bình chọn đồng ý và không đồng ý cho phụ huynh bình chọn vào…

 

Khi thấy nhiều phụ huynh bấm “không đồng ý” hoặc không ý kiến, cô nhắn trong nhóm lớp: “Đến hiện tại có 26 người đồng ý – 03 PH không đồng ý – Còn 09 PH không ý kiến. Đã có PH không đồng ý thì cô sẽ không nhận nhé PH. Cô tự mua và tự sử dụng. Còn máy in cô cũng tự mua luôn nha PH. Cô không nhận gì của PH cả. Cô chân thành cảm ơn PH”.

 

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 4.

Vụ giáo viên ‘xin hỗ trợ cái laptop’ gây xôn xao dư luận

ẢNH: PHỤ HUYNH CUNG CẤP

Còn ngày 17.9.2024, vào lúc khoảng 10 giờ 11 phút, cô nhắn tin tiếp với nội dung: “Tối qua và sáng nay cô đã nhận nhiều tin nhắn và điện thoại của PH năn nỉ cô nhận phần hỗ trợ của lớp. Cô xin nói rõ quan điểm của cô là cô không nhận nha PH. Và cô cũng không phải soạn đề cương ôn tập cho các con. Cô thống nhất bài ôn và PH tự ôn ạ. Cô cảm ơn PH. Vậy nha PH”.

Tới 10 giờ 22 phút hôm sau, cô nhắn lại: “Tối qua cô có trao đổi với BCH chi hội lớp. Dù cô kg nhận sự hỗ trợ của PH nhg (nhưng – PV) cô vẫn yêu thương và dạy dỗ các con như bình thường. Còn tin nhắn cô cũng xin lỗi vì kg (không- PV) rõ ràng, cô kg soạn đề cương nhưng cô vẫn ôn cho các con trước kỳ thi và PH phải quan tâm theo dõi nhắc nhở các con của mình”.

Bên cạnh đó, phụ huynh lớp 4/3 còn đặt các vấn đề như các học sinh kể cô H. còn bán đồ ăn, đồ uống như mì gói, xúc xích, nước ngọt trong lớp học (vừa làm bài vừa ăn, uống), cô sử dụng điện thoại sai mục đích…

Nữ giáo viên xin tiền phụ huynh mua laptop khẳng định: ‘Xin như thế là bình thường’, chẳng qua tôi đổi ý không nhận nữa nên phụ huynh mới kiện

0

Nữ giáo viên xin tiền phụ huynh mua laptop khẳng định mình bị phụ huynh thưa kiện vì không nhận laptop. Nếu cô đồng ý nhận máy tính thì mọi việc đã không ồn ào.

Xin tiền mua máy tính vì nghĩ xã hội hóa giáo dục

Sáng 30/9, cô giáo Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM) – người bị phản ánh xin phụ huynh ủng hộ tiền mua máy tính – đã trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về các vấn đề liên quan.

Cô Hạnh nói mình bị mất máy tính ngay tại trường trong năm học 2022-2023. Thời điểm này, cũng có một số giáo viên khác bị mất tài sản ngay trong trường. Tới năm học này, lớp 4/3 được trang bị tivi nên cô muốn có máy tính mới để soạn bài và kết nối với tivi để giảng dạy.

Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop: 'Tôi nghĩ xin là bình thường' ảnh 1

Cô Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM). Ảnh: Nhàn Lê.

“Tôi không xin ý kiến hiệu trưởng từ đầu về việc này vì nghĩ xin mua laptop là việc bình thường, đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhiều người cũng làm như vậy. Tôi không cào bằng mà dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Nếu không có máy tính thì tivi để không sẽ rất lãng phí’, cô Hạnh nói.

Nữ giáo viên cho biết thêm hiệu trưởng khi biết được sự việc đã chỉ đạo cô không được nhận tiền hỗ trợ của phụ huynh. Đến ngày 16/9, cô Hạnh đã tạo một bình chọn trên nhóm lớp (đồng ý và không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính cho giáo viên).

Đã có chỉ đạo từ ban giám hiệu, vì sao cô không từ chối ngay mà phải tạo bình chọn?

Trả lời câu hỏi của phóng viên, cô Hạnh giải thích: “Tất cả phụ huynh đều đồng ý hỗ trợ tiền mua laptop trong cuộc họp phụ huynh trước đó nên tôi không có cớ để không nhận. Tôi tạo bình chọn là có cớ để từ chối vì đã có người phản ánh lên nhà trường thì sẽ có người không đồng ý”.

Nữ giáo viên cho rằng mình bị phụ huynh thưa kiện vì không nhận máy tính. “Nếu tôi đồng ý nhận thì mọi việc đã không ồn ào”, cô Hạnh giải bày.

Sau khi có 3 phụ huynh bày tỏ ý kiến không đồng ý, cô giáo đã hỏi: “Phụ huynh của bé nào?”. Giải thích vấn đề trên, cô Hạnh nói trong lớp có 38 phụ huynh nhưng nhóm lên đến 47 người nên cô giáo “không biết ai là ai”.

“Tôi muốn hỏi phụ huynh này là ai để biết thôi. Nhiều người nghĩ là tôi dỗi nhưng tôi không giận dỗi gì phụ huynh. Tôi vẫn yêu thương, giảng dạy các con bình thường”, cô Hạnh nói.

 

Về nội dung không soạn đề cương, cô giáo Hạnh cho rằng đây không phải là nhiệm vụ của giáo viên chứ cô không giận dỗi gì phụ huynh sau sự việc không ủng hộ tiền mua máy tính.

Bán đồ ăn trong lớp

Phụ huynh lớp 4/3 còn phản ánh cô Hạnh bán mì tôm, xúc xích, bánh tráng trộn cho học sinh. Những em không mua đồ ăn của cô sẽ bị ăn ở ngoài cửa lớp.

Cô Hạnh phủ nhận thông tin cho học sinh đứng bên ngoài và nói thêm: “Tôi ở xa trường nên đem đồ ăn lên lớp. Học sinh kêu đói nên tôi có bán cho các cháu. Những học sinh mua đồ ăn nơi khác vẫn được ngồi trong lớp ăn bình thường”.

Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop: 'Tôi nghĩ xin là bình thường' ảnh 2

 

Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM. Ảnh: Nhàn Lê.

Nữ giáo viên cũng cho biết có dạy thêm học sinh từ ngày 9/9 nhưng đã dừng từ tuần trước. “Tôi đã sai khi không hiểu thông tư về xã hội hóa và cũng mong sự việc sớm được giải quyết”, cô Hạnh chia sẻ.

Cô Hạnh đã có 30 năm làm việc trong ngành giáo dục và 18 năm dạy học tại Trường Tiểu học Chương Dương.
Sáng 30/9, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM) xác nhận buổi sáng cùng ngày, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 không đến lớp. “Trước mắt, chúng tôi tạm đình chỉ công tác chủ nhiệm, giảng dạy của cô H. và sẽ mời giáo viên có chuyên môn giảng dạy học sinh lớp 4/3. Nhà trường đang xử lý rốt ráo sự việc. Chúng tôi không bao che. Xin phụ huynh cho chúng tôi thời gian để giải quyết”, ông Minh nói.

Cãi nhau với vợ, chồng gọi điện cho nhà ngoại dọa trả con gái, nào ngờ 30 phút sau, nhìn chiếc taxi đậu trước cổng mà anh ‘đứng không vững’

0

“Chồng em thì không thế, mỗi lần cãi nhau với vợ là kiểu gì cũng gọi nhà ngoại ra chỉ trích bảo ông bà không biết dạy con…”, người vợ kể.

Cuộc sống hôn nhân khó tránh khỏi những lúc vợ chồng cãi vã. Tuy nhiên mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ, đôi bên cũng nên bình tĩnh ngồi lại cùng nhau để tìm cách tháo gỡ, tránh chỉ trích đối phương cũng như mang phụ huynh ra trách móc. Bởi vợ chồng là gia đình riêng, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không nên làm phiền tới cha mẹ hai bên.

Vì quá thất vọng với cách hành xử thiếu trưởng thành của chồng, mới đây một người vợ trẻ đã vào mạng xã hội chia sẻ câu chuyện hôn nhân của mình như sau: “Em là đứa đầu óc thực tế, trong cuộc sống hôn nhân, em xác định chuyện vợ chồng va chạm, xích mích là khó tránh. Có điều vợ chồng sai trái gì cứ chỉ rõ cho nhau sửa là được, đưa phụ huynh vào cuộc là em ghét. Nhưng chồng em thì không thế, mỗi lần vợ chồng to tiếng, anh không hài lòng gì với vợ là kiểu gì cũng gọi nhà ngoại ra chỉ trích bảo bố mẹ em không biết dạy con. Trong khi bản thân anh sống ích kỷ, ham nhậu nhẹt, không hề có chút trách nhiệm với gia đình.

Bài chia sẻ của người vợ
Hôm thứ 7 vừa rồi con em sốt cao, như mọi khi con ốm đau ra sao em sẽ tự xử lý. Nhưng hôm ấy chồng được nghỉ, em giục anh đưa con đi khám thì anh lại dửng dưng bảo: ‘Anh có hẹn, em tự cho con đi viện là được rồi’.

Nói xong anh ấy lên xe đi luôn, 7h tối mới về. Đến nhà không hỏi han xem tình hình của con ra sao mà thấy vợ chưa nấu cơm liền quát tháo bảo em vô tích sự, ở nhà có mấy việc cỏn con không làm xong. Em bực quá cũng to tiếng nói lại bảo bản thân có chồng như không, không nhờ vả được gì. Thế là anh ấy nổi khùng quay ra đập bàn đập ghế nói em hỗn láo. Cũng như mọi khi, mắng vợ chán xong anh gọi điện cho bố mẹ vợ nói em không biết đường ăn ở. Nếu cứ thế anh sẽ giao trả em cho ông bà dạy lại.

Dọa bố mẹ vợ xong, anh tiếp tục đay nghiến vợ. Bất ngờ chưa đầy 30 phút sau có chiếc taxi đậu ngay trước cổng nhà làm cả em với chồng đều tưởng nhà có khách. Chồng em thôi không nói vợ nữa, định đi ra xem ai thì bố đẻ em mở cửa xe đi thẳng vào nhà. Nhìn thấy em, ông chỉ tay lớn giọng giục: ‘Dọn đồ về với bố mẹ đi con. Lấy chồng mà không được nhờ chồng thì việc gì phải cố bám lấy’.

Chồng em đứng bên trợn mắt hỏi ông sao lại nói thế. Mặt bố em lạnh tanh đáp lại: ‘Tôi gả con tôi cho anh là mong nó có một mái ấm yên ổn chứ không phải để nay anh dọa đuổi, mai anh dọa tống con tôi ra đường. Hôm nay, không cần anh phải dọa giao trả, tự tôi tới đón con cháu tôi về. Thằng bé mới hơn 1 tuổi, luật quy định sẽ do mẹ chăm sóc nên tôi đón luôn’.

Chồng em nghệt mặt biết bố vợ không đùa nên cứ đứng như trời trồng. Em về phòng thu dọn đồ bế con ra xe theo bố. Chồng em lúc ấy mới cuống quýt giữ tay vợ lại bảo vợ chồng có gì từ gì nói chuyện, tự hai đứa giải quyết với nhau nhưng em gạt tay đáp: ‘Câu này tôi nói với anh rất nhiều lần nhưng chính anh muốn thế này mà’.

Ảnh minh họa
Hôm ấy em về ngoại ôm con ngủ ngon lành, sáng ra đã thấy chồng ngồi phòng khách nói chuyện xin lỗi bố mẹ em. Tuy nhiên bố em nói giờ là tùy em quyết định, ông không can thiệp nữa. Em ra tuyên bố, tạm thời ở ngoại 1 thời gian để đôi bên suy nghĩ lại có nên tiếp tục hay không. Lần này em phải cho anh ấy hiểu thế nào là khi vợ đã chán thì đừng mong giữ”.

Điều phụ nữ mong mỏi nhất khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân chính là chồng tôn trọng, hiểu cho suy nghĩ, lập trường của vợ. Cách hành xử của người chồng trên thật sự thiếu sự trưởng thành cũng như không biết nghĩ tới cảm nghĩ của bạn đời nên vợ anh mới quyết định dành thời gian “suy nghĩ lại” như vậy. Đây xem như 1 bài học để anh rút kinh nghiệm cho cuộc sống về sau, đừng bao giờ thử thách sự nhẫn nhịn, chịu đựng của phụ nữ. Bởi khi không còn có thể bao dung được nữa thì họ sẽ buông tay, lúc đó các anh có làm cách nào cũng chẳng thể giữ nổi tổ ấm của mình.

Hải Hương

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cai-nhau-voi-vo-chong-goi-dien-cho-nha-ngoai-doa-tra-con-gai-nao-ngo-30-phut-sau-nhin-chiec-taxi-dau-truoc-cong-ma-anh-dung-khong-vung-172210427062328604.htm

Cho em gái tiền khám thai mà bị chồng đuổi khỏi nhà, tôi để lại mảnh giấy khiến anh van xin rối rít

0

2 vợ chồng cùng làm công nhân, kinh tế không có, chú dì ấy phải đi vay mượn đủ kiểu mới có đủ chi phí. Thương em quá, tôi vào tủ lấy 10 triệu cho để đỡ một phần chi phí ăn uống, đi lại trong thời gian ở viện.

3 năm trước tôi sinh bé, do con đẻ non sức khỏe kém, ốm liên tục nên chồng tôi bảo.

“Anh tính rồi. Tốt nhất vợ xin nghỉ việc ở chăm con cho nó cứng cáp lên tí hãy đi làm. Giờ thuê giúp việc cũng phải cao bằng lương em mà mình có yên tâm đi làm được đâu”.

Nghe chồng, tôi quyết định ở nhà chăm con. Tiếc rằng càng về sau tôi mới càng nhận ra đó thật sự là quyết định quá sai lầm. Miệng anh giục vợ nghỉ việc, kinh tế để chồng lo thế nhưng tháng nào đưa tiền cho vợ anh cũng cằn nhằn nói tôi ăn bám:

“Em liệu đường mà ăn tiêu cho có chừng có mực. Anh thấy em tiêu hoang phí quá, tháng nào đưa 8 triệu cũng hết sạch chẳng để ra được đồng nào là sao”.

Đã vậy lức nào anh cũng đề phòng nghi ngờ tôi cho tiền nhà ngoại nên cuộc sống hôn nhân ngột ngạt, căng thẳng vô cùng.

Nghe chồng, tôi quyết định ở nhà chăm con. Tiếc rằng càng về sau tôi mới càng nhận ra đó thật sự là quyết định quá sai lầm. (Ảnh minh họa)

Cho tới hôm ấy, em gái tôi lên trên thành phố khám bệnh. Vợ chồng dì ấy cưới nhau hơn 5 năm chưa có con. Nguyên nhân do em gái tôi bị đa nang buồng trứng dù đã điều trị nhiều đợt nhưng tình trạng vẫn chưa thay đổi. 2 năm trở lại đây, dì ấy vào viện kích 3 lần, mỗi lần đi lại điều trị tốn kém không biết bao nhiêu tiền, chưa nói tới đau đớn thể xác, mệt mỏi tinh thần nhưng thai cứ được vài tuần lại lưu. Mỗi lần nói chuyện con con, em gái tôi lại tủi thân khóc nhìn tội lắm.

Lần này, chú dì ấy đưa nhau lên viện để kích trứng thêm lần nữa. Để tỷ lệ thành công cao hơn, bác sĩ tư vấn sau khi thực hiện thủ thuật xong, em gái tôi nên ở lại viện theo dõi một thời gian cho tới khi sức khỏe ổn định.

2 vợ chồng cùng làm công nhân, kinh tế không có, chú dì ấy phải đi vay mượn đủ kiểu mới có đủ chi phí. Thương em quá, tôi vào tủ lấy 10 triệu cho để đỡ một phần chi phí ăn uống, đi lại trong thời gian ở viện. Đúng lúc 2 chị em đang dùng dằng (em gái tôi không chịu cầm) thì chồng tôi đi làm về. Nhìn thấy vợ cầm tiền giúi vào ví em gái, mặt anh sầm ngay lại rồi đi thẳng về phòng đóng cửa, cũng chẳng thèm hỏi han chào vợ chồng chú dì một câu. Em gái tôi biết ý nháy mắt để tiền lại.

“Em không lấy tiền của chị đâu. Vợ chồng em lo đủ tài chính rồi”.

Vậy là vợ chồng dì ấy vội vàng xách túi, gọi xe vào viện. Nhìn em gái khi ấy tôi thấy vừa thương vừa tội, đầu óc càng đang vẩn vơ nghĩ ngợi thì chồng từ trong đi ra gằn giọng:

“Cô giỏi quá rồi. Hóa ra tôi vất vả kiếm tiền để cô dấm dúi cho tiền anh chị em nhà cô? Nay tôi tận mắt chứng kiến không lại bảo chồng đổ oan. Vậy ra trước giờ tôi nuôi ong tay áo à. Cô cuốn gói khỏi nhà tôi ngay”.

Cứ thế anh kéo xềnh xệch vợ ra khỏi cửa. Con trai tôi thấy bố mẹ to tiếng sợ quá khóc lạc cả giọng. Thương con, tôi gạt nước mắt đứng lên dỗ thằng bé nín rồi bắt taxi cho nó về ngoại. Đêm ấy tôi mới nhắn tin cho chồng.

“Sổ chi tiêu sinh hoạt hàng tháng của gia đình tôi để trong ngăn kéo bàn trong phòng ngủ. Anh xem lại danh sách chi tiêu gia đình mình trong suốt thời gian qua đi. Mỗi ngày chi tiêu ra sao tôi đều ghi rõ ràng. Anh xem con số nó vượt gấp bao nhiêu lần lương của anh. Tháng nào con cũng ốm, bố mẹ anh đi viện như cơm bữa, hiếu hỉ ma chay liên tục. 8 triệu anh đưa cho tôi có thấm tháp gì với ngần ấy việc phải chi trong tháng?”.

Chồng tôi im lặng không 1 lời nhắn lại, nhưng tôi biết anh đang dán mặt nhìn màn hình điện thoại nên tiếp tục nhắn:

“Anh đang tự hỏi số tiền dư ra kia tôi kiếm đâu hả. Anh mở to mắt mà nhìn con số trong sổ tiết kiệm của tôi đi, xem nó có bằng chục năm lương của anh cộng lại không. Đấy, hàng tháng tôi lấy lãi ở sổ đó chăm lo cho gia đình anh đó”.

Chồng tôi thấy vợ cho tiền em gái liền sầm mặt khó chịu. (Ảnh minh họa)

Có chết chồng tôi cũng không ngờ rằng trước khi lấy lão tôi đã được bố hồi môn cho 1 mảnh đất sau nhà. Lúc nghỉ đẻ thiếu tiền tôi giao bán được hơn tỷ lấy tiền đó hùn vốn mở nhà hàng với anh trai. May mắn công việc kinh doanh thuận lợi phát triển, mỗi tháng tôi đều thu về 1 được 1 khoản kha khá. Hiểu tính chồng gia trưởng, ích kỷ nên tôi không cho biết, gọi là giữ nước phòng thân. Giờ ngẫm lại quyết định của tôi thật đúng là sáng suốt.

Nhắn xong tin, tôi tắt phụp máy ôm con ngủ ngon giấc. Đúng như dự đoán, sáng hôm sau anh lọ mọ tới gõ cửa mẹ tôi từ sớm.

“Vợ ơi… Anh sai rồi, hai mẹ con theo anh về được không?”.

Nhìn thái độ của chồng, tôi chẳng nói chẳng rằng chỉ cười nhạt quay đi. Thực tình tôi cũng chưa đủ dứt khoát ly hôn với anh bởi vì thương con. Nhưng lần này tôi sẽ cho anh một bài học nhớ đời. Tôi sẽ cho anh thấy, đuổi tôi đi thì dễ nhưng mời tôi về được sẽ là khó vô cùng. Và lần này tôi sẽ cho em gái thêm tiền để đi kích trứng xem chồng tôi còn dám thái độ với vợ nữa không.
Theo Nắng/Đời sống gia đình
https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/goc-khuat/cho-em-gai-tien-kham-thai-ma-bi-chong-duoi-khoi-nha-toi-de-lai-manh-giay-khien-anh-van-xin-roi-rit-c74a35664.html

Em g.ái 27t đòi cưới bằng được bạn trai gầy gò yếu ớt, nước da nhợt nhạt xanh xao mặc gia đình p.hản đối: Ngay sau đêm tân h.ôn, em rũ rượi trở về nhà đòi bỏ chồng

0

Khi mẹ tôi biết được tiêu chuẩn chọn chồng của Duyên thì liền phê phán ngay. Mẹ bảo tôi xinh xắn, có công việc t.ốt và nhân cách t.ốt thì đương nhiên kiếm được người chồng tương xứng. Còn Duyên, mọi thứ đều thua kém chị g.ái thì kh.ông nên với cao sợ bị ngã đau. Mẹ muốn em ấy tìm người vừa sức bản thân mà cưới cho hạnh phúc bền lâu.

Sau nhiều năm tìm kiếm bất thành, ngẫm câu nói của mẹ quá đúng, thế là em tôi g.iảm bớt tiêu chuẩn chọn chồng. Cuối cùng em cũng đưa về ra mắt một anh chàng gầy gò hom hem, nhìn thiếu sức s.ống.

Duyên bảo 2 người tìm hiểu nhau gần một năm nay, tính t.ình Hiếu rất t.ốt và cưng chiều bạn g.ái. Gia đình người ta cũng khá g.iả nên em tôi rất ưng. Nhìn thấy thân hình của Hiếu kh.ông ổn chút nào, mẹ tôi cho rằng mắc căn bệnh nan y gì đó nên mới thế. Thanh niên bình thường kh.ông bao giờ có sắc m.ặt yếu ớt, nước da xanh thế được.

Em tôi bảo Hiếu mải mê l.àm việc trên máy tính, quên ăn quên ngủ nên thân hình mới thành như thế. Sau này lấy nhau rồi em ấy sẽ quản chuyện ăn uống s.inh hoạt của chồng và đảm bảo cân nặng của Hiếu sẽ tăng nhanh.

Để thuyết phục bố mẹ tôi chấp nhận cho cưới, Hiếu mời gia đình tôi đến thăm nhà. Khi thấy điều kiện kinh tế nhà trai tươm tất và bố mẹ em ấy hiếu khách nên gia đình tôi cũng xuôi và đồng ý cho 2 đứa lấy nhau.

Ảnh minh họa

Đ.ám c.ưới của các em được t.ổ ch.ức rất hoành tráng và ấm áp. Bố mẹ tôi mừng rỡ vì cuối cùng em g.ái tôi cũng đã có nơi chốn tử tế.

Thế nhưng ngay sau đêm tân h.ôn, sáng sớm tinh mơ, em tôi kéo vali về nhà, tóc tai bù xù lao vào ô.m mẹ và k.hóc lóc vật vã. Bố tôi đang định gọi điện để hỏi tội con rể thì mẹ tôi ngăn lại, dỗ dành Duyên xem chuyện gì đã xảy ra.

Sau khi k.hóc hết nước mắt thì em tôi cũng chịu nói sự thật. Em bảo trước khi đi ngủ thấy chồng cho nắm thuốc vào miệng, em ấy lo sợ hỏi han, cuối cùng em rể cũng chịu khai thật là bị bệnh tim mấy năm nay, hằng ngày phải dùng thuốc để trị bệnh.

Vì đã là vợ chồng, Hiếu mới chịu thú thật là bản thân kh.ông biết s.ống ch:ết ngày nào nữa. Chỉ muốn cưới em tôi về và mong muốn s.inh cho bố mẹ đứa con nối dõi nhanh nhất có thể. Nếu vợ đáp ứng được yêu cầu đó thì chồng sẽ cho 2 t.ỷ.

Em tôi tức giận nói chồng là k.ẻ l.ừa đ.ảo, em kh.ông muốn s.ống cảnh góa phụ nuôi con. Vì thế quyết tâm bỏ chồng ngay sau khi cưới.

Thế nhưng bố mẹ tôi kh.ông đồng ý, mẹ bảo con g.ái đã lấy chồng phải theo nhà chồng. Dù chồng có ốm đau bệnh tật cũng phải ở bên chăm sóc chia sẻ, kh.ông thể bỏ r.ơi như thế được, rồi bị mang tiếng xấu cả đời.

Duyên bảo nếu biết trước chồng bị bệnh thế chắc chắn sẽ kh.ông lấy. Hiếu đã l.ừa dối em tôi. Em tôi kh.ông nghe lời mẹ và kiên quyết ly h.ôn l.àm gia đình tôi kh.ông biết phải l.àm sao nữa?

Bà Nguyễn Phương Hằng nói sẽ không bao giờ tổ chức một cuộc livestream nào nữa, hé lộ lý do

0

Trong những ngày mở cửa miễn phí sắp tới, bà Hằng hứa sẽ cháy hết mình với mọi người.

Trong chương trình giao lưu với khán giả tối 29/9 tại Trường đua Đại Nam (Khu du lịch Đại Nam), bà Nguyễn Phương Hằng chia sẻ kể từ nay trở đi, bà sẽ không bao giờ tổ chức một cuộc livestream nào nữa.

Nữ CEO bộc bạch: “Sức người có hạn, tôi còn chồng, con, còn yêu bản thân tôi nữa, cho nên tôi xin khép lại. Tôi sẽ thực hiện livestream ở Đại Nam khi cần“.

Bà Hằng cũng hứa với khán giả rằng trong 3 chủ nhật tới (6/10, 13/10 và 20/10) bà sẽ cháy hết mình với mọi người.

Bà Phương Hằng ủng hộ đồng bào vùng lũ số tiền 10 tỷ đồng.

Cũng trong chương trình, bà Hằng đã thông báo sẽ ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 số tiền 10 tỷ đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bà kêu gọi du khách tới Đại Nam chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ và kiểm đếm trực tiếp số tiền ủng hộ trong các thùng quyên góp đặt tại Khu du lịch Đại Nam.

Kết quả, tổng số tiền mà du khách tại Đại Nam ủng hộ lên tới gần 800 triệu đồng. Bé Huỳnh Hằng Hữu, con trai của bà Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng, cũng ủng hộ số tiền 35,5 triệu đồng.

Lần đầu tiên xuất hiện sau khi được trả tự do, bà Hằng bày tỏ hạnh phúc và xúc động khi được mọi người yêu thương.

Nữ CEO thông báo sẽ không bao giờ tổ chức cuộc livestream nào nữa.

Khu du lịch Đại Nam đông nghịt người trong ngày đầu tiên mở cửa miễn phí.

Từ sáng 29/9, rất đông du khách đã đổ về Khu du lịch Đại Nam để thăm quan và chờ đợi để tham gia chương trình giao lưu với bà Hằng. Ngoài những chia sẻ, bà Hằng còn hát cho khán giả nghe, xen lẫn chương trình là các hoạt động đua xe, đua chó, đua ngựa,…

Theo thông báo trước đó của nữ CEO, Khu du lịch Đại Nam sẽ tiếp tục mở cửa miễn phí cho mọi người vào thăm quan, sử dụng dịch vụ trong các ngày 6/10, 13/10 và 20/10 tới đây.

Tối 29/9, vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng cùng con trai Huỳnh Hằng Hữu đã xuất hiện tại Khu du lịch Đại Nam để giao lưu cùng khách tham quan.

Rất đông du khách đã tập trung tại trường đua của khu du lịch Đại Nam để theo dõi bà Nguyễn Phương Hằng.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 1.

Tối 29/9, các ngả đường đổ về Khu du lịch Đại Nam đều ùn tắc kéo dài do lượng người đổ về đây khá đông

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 2.

Ngay sau khi có mặt trên sân khấu để trò chuyện với mọi người, bà Nguyễn Phương Hằng chia sẻ, “Tôi nghĩ trong cuộc đời sẽ có rất nhiều ngày hạnh phúc, nhưng có lẽ đối với tôi hôm nay là ngày hạnh phúc nhất. Tôi muốn nói lời cảm ơn mọi người vì những tình cảm chân thành đã dành cho tôi và Đại Nam.

Tôi nợ nhân dân một tình thương, tôi nợ anh Dũng một ân tình, tôi nguyện sống vì dân. Hôm nay chính tôi là tác giả của chương trình, tôi kêu gọi mọi người chung tay chung sức giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn sau những cơn bão lũ. Nguyễn Phương Hằng tôi đã được anh Huỳnh Uy Dũng khôi phục lại các chức vị tại các công ty mà tôi đã điều hành suốt nhiều năm nay. Và hôm nay tôi xin trân trọng báo tin, Nguyễn Phương Hằng tôi dùng 10 tỷ để ủng hộ chương trình này.

Đây là giá trị thật sự của tôi khi tôi trở về công ty. Lý tưởng sống của tôi là giúp đời, giúp người và trước đây tôi cũng có nghe anh Huỳnh Uy Dũng đã đóng góp 5 tỷ vào quỹ này và hôm nay tôi xin góp thêm 10 tỷ đồng để gửi đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, bà Phương Hằng chia sẻ.

Ngay sau đó, bà Hằng đã liên tục trình diễn hàng loạt các ca khúc do bà tự sáng tác trong thời gian ở trại giam An Phước.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Phương Hằng đã xuất hiện trong tối 29/9 để giao lưu với mọi người

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 4.

Bà Hằng liên tục nở nụ cười, vẫy tay chào du khách trên khán đài

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 5.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 6.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 7.

Cùng đi với bà Hằng còn chồng bà là ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) và con trai Huỳnh Hằng Hữu.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 8.

Bà Hằng cùng chồng con xuất hiện tại khu du lịch Đại Nam để giao lưu với du khách

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 9.

Vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) đã quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão Yagi

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 10.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 11.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 12.

Cậu con trai Huỳnh Hằng Hữu cũng ủng hộ 35,5 triệu đồng cho đồng bào bão lũ

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 13.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 14.

Trường đua Đại Nam rất đông du khách tới theo dõi

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 15.

Hôm nay là ngày đầu tiên trong số 4 ngày khu du lịch của bà Hằng thông báo mở cửa miễn phí các dịch vụ tham quan.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 16.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 17.

Nhiều người đã tranh thủ quay clip, livestream khi bà Phương Hằng cùng gia đình xuất hiện trên sân khấu

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại KDL Đại Nam, thông báo quyên góp 10 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ- Ảnh 18.

Theo thông báo của Khu du lịch Đại Nam trước đó, vào các ngày 29/9, 6/10, 13/10 và 20/10, Khu du lịch Đại Nam sẽ hoàn toàn miễn phí vé vào cổng, vé các dịch vụ vui chơi như khu biển, khu vườn thú, khu trò chơi, khu trường đua, xe điện phục vụ di chuyển cho tất cả người dân đến tham quan, vui chơi, thưởng lãm tại Khu du lịch Đại Nam…

Nguồn : https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ba-nguyen-phuong-hang-xuat-hien-giao-luu-voi-moi-nguoi-va-quyen-gop-10-ty-dong-ung-ho-nguoi-dan-vung-bao-lu-a468671.html

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ba-nguyen-phuong-hang-noi-se-khong-bao-gio-to-chuc-mot-cuoc-livestream-nao-nua-a468716.html

Nhà có giỗ, chị chồng gần bữa mới dẫn con sang, ch:ê bai cỗ nấu không ngon: Tôi cười giả lả rồi nói 1 câu khiến cả họ nhìn chị khiến chị nh:ụ:c nh:ã ôm con về luôn

0

Chị chồng bất ngờ đến đỏ cả mặt vì bị tôi đáp trả. Cũng phải thôi vì đây là lần đầu tiên tôi dám vùng lên đáp trả chị chồng mà, đã vậy còn là nơi đông người nữa.

Sau khi cưới, bố mẹ chồng cho vợ chồng tôi mảnh đất ngay cạnh nhà, bố mẹ đẻ cho thêm khoản tiền, cộng với tiền tích góp trước cưới mà chúng tôi xây được căn nhà để có chỗ chui ra chui vào. Tuy nhiên, sống gần nhà chồng cũng khá phức tạp, lắm cái bất tiện.

Gần nhà bố mẹ chồng thì chớ, gia đình chị chồng lại ở ngay sát vách và chung sân. Xung quanh cũng là nhà cô dì chú bác của chồng nên mọi hành động, lời nói tôi đều phải thật cẩn trọng, chỉ sợ bất cẩn hay lỡ lời một chút là mang tiếng cả làng cả xóm hay.Sống gần, sống chung sân đã phức tạp, tôi còn thường xuyên bị chị chồng soi mói.

Có lần tôi được cô bạn thân dẫn đi mua tặng chiếc váy nhân dịp sinh nhật, về đến nhà chưa kịp xé mác hay cất đi thì chị chồng qua chơi. Thấy giá chiếc váy gần 500 nghìn, chị chồng chẳng thèm nghe tôi giải thích liền đi nói với bố mẹ là tôi hoang phí.Hay khi tôi về nhà bố mẹ đẻ, chị lại bóng gió tôi về nhà ngoại nhiều, thậm chí nghi ngờ tôi lén giấu tiền về cho nhà ngoại. Tôi nấu ăn thì chị chê không đủ dinh dưỡng, không biết thương chồng đi làm vất vả.

Chị chồng thường xuyên móc mỉa, chê bai tôi. (Ảnh minh họa)Mỗi lần như thế, mẹ chồng đều động viên chị là kiểu người “khẩu xà tâm phật”, chị chỉ góp ý chứ không ghét bỏ gì em dâu. Song, hết lần này đến lần khác, tôi không thể thông cảm cho tính xấu đó của chị chồng. Nhiều lần chia sẻ với chồng, nhờ anh bênh vợ và nhắc nhở chị chồng nhưng ông xã tôi vốn ít nói nên chỉ an ủi và khuyên tôi nghe tai này ra tai kia cho qua chuyện.– Chị nói em cứ nghe tai này ra tai kia đi.
Chứ chị em sống sát vách, chung một cái sân, nói qua nói lại thì mất hòa khí, nhà cửa chẳng được yên, đến khi làm căng lại khó nhìn mặt nhau. Chị em dù sao cũng không bỏ được, còn phải sống với nhau  cả đời cơ mà.Những chuyện nhỏ nhặt trong nhà chị chồng móc mỉa tôi đều cho qua để êm nhà êm cửa. Thế nhưng, tôi càng nhường nhịn chị càng được nước làm tới.

Hôm qua là nhà tôi có giỗ. Bình thường vì bận rộn công việc nên mẹ chồng chẳng bắt tôi phải làm gì, nhưng năm nay trùng với ngày lễ nên gần như tôi lo tất, từ việc chuẩn bị thực đơn, đi chợ, nấu nướng.

Nhìn mâm cơm tôi khá hài lòng, thế nhưng chị chồng vẫn  ca cẩm, chê bai được. Ngồi giữa mâm cơm đông người, chị chồng lại bắt đầu bài  ca móc mỉa. Chị chê món này nhạt, món này mặn. Tôi cố kìm nén nhưng chị lại càng lấn lướt, chê bai từ những thứ nhỏ nhặt như thái  rau, rửa bát, dọn mâm,…– Em nấu ăn dở tệ nên ngày thường 2 cháu nhà chị chỉ sang ăn có mỗi bữa tối, vì ban ngày đi học ăn hai bữa ở trường rồi. Có mỗi 2 ngày cuối tuần là hai cháu sang ăn ngày 3 bữa thôi. Mà trẻ con thì thật thà lắm, sang nhà cậu mợ chơi cứ mách ở nhà mẹ lười chỉ biết ngủ, nhà không dọn cũng không nấu ăn nên mới phải sang đây ăn ké.Chị chồng bất ngờ đến đỏ  cả mặt vì bị tôi đáp trả. Cũng phải thôi vì đây là lần đầu tiên tôi dám vùng lên đáp trả chị chồng mà, đã vậy còn là nơi đông người nữa.

Các cô, các bác trong mâm lúc đó người thì trêu chị chồng đi lấy chồng, làm mẹ trẻ con rồi mà vẫn còn lười như ngày trẻ, người thì quay sang khen tôi khéo tay, chăm sóc cháu chu đáo nên đứa nào đứa nấy béo tròn, khỏe mạnh.

Chị chồng ngượng chín  cả mặt, tức tối ôm đứa con út về nhà luôn. Sau lần đó, chị chồng ít sang nhà tôi hẳn, mà có sang cũng biết ý hơn, chỉ nói chuyện xã giao chứ không móc mỉa, nói khay tôi như trước nữa. Biết thế này tôi đã vùng lên từ sớm rồi, nhưng thôi dù sao chị chồng cũng chẳng dám tỏ thái độ với tôi như trước nữa, âu cũng là may mắn rồi.

Cơn bão mới Krathon có thể mạnh lên thành siêu bão vào ngày mai 1-10, dự báo sức tanpha kinhkhung 👇👇

0

Theo dự báo thời tiết mới nhất của Cục Khí tượng Đài Loan (CWA), bão Krathon đang mạnh lên trước khi đổ bộ vào đảo Đài Loan (Trung Quốc).

CWA cho biết cơn bão Krathon di chuyển theo hướng Tây – Tây Bắc với tốc độ 9 km/giờ, với sức gió duy trì tối đa là 119 km/h và giật lên tới 155 km/h.

Dự kiến, cơn bão ​​sẽ đổ bộ thành phố cảng lớn Cao Hùng vào sáng sớm ngày 2.10, sau đó di chuyển qua mũi đất phía Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc) và quay trở lại Thái Bình Dương.

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) bão Krathon khi đổ bộ Philippines có tên là Julian. Tính đến 5h sáng 30.9, bão ở vị trí khoảng 19,9 độ vĩ bắc – 122,2 độ kinh đông, trên vùng biển Balintang, Calayan, Cagayan. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão tăng lên 155 km/h (cấp 14), giật tới 190 km/h (cấp 16), áp suất trung tâm 950 hPa.

Vị trí hiện tại của bão Krathon (Julian). Ảnh: PAGASAVị trí hiện tại của bão Krathon (Julian). Ảnh: PAGASA
Bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 10km và tiếp tục mạnh lên, sức gió mạnh cấp bão lan rộng tới 560 km từ tâm bão. Với đà hiện tại, cơ quan này dự báo bão Krathon có thể mạnh lên cấp siêu bão.

 

PAGASA dự báo, cơn bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc qua Kênh Balintang ngày hôm nay (30.9) và tiệm cận đảo Balintang và Batanes. Kịch bản bão đổ bộ thẳng vào các khu vực này vẫn có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, cơn bão sẽ ở gần Batanes và Quần đảo Babuyan nhất vào sáng đến chiều 30.9.

 

Bão sẽ bắt đầu vòng lại vào ngày mai (1.10) trong khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng chủ yếu về phía Đông Bắc vào ngày 2.10, hướng tới bờ biển phía tây nam của Đài Loan (Trung Quốc).

Bão Krathon có thể rời khỏi Khu vực trách nhiệm của Philippines (PAR) trong thời gian ngắn. Sau đó, bão sẽ băng qua địa hình gồ ghề của Đài Loan (Trung Quốc) và quay lại vùng biển phía Đông hòn đảo này. Tiếp đến, bão sẽ dần tăng tốc về phía Đông Bắc, hướng tới biển Hoa Đông (thuộc Thái Bình Dương) và ra khỏi khu vực PAR trong ngày 4.10.

Cơn bão sẽ tiếp tục mạnh lên và có thể đạt đến cấp độ siêu bão vào ngày 1.10 khi bắt đầu di chuyển vòng lại. Khi tương tác với địa hình gồ ghề của Đài Loan (Trung Quốc), cơn bão có xu hướng yếu đi, nhưng vẫn còn là một cơn bão cho đến khi thoát khỏi vùng PAR.

 

Đây là cơn bão nhiệt đới thứ 10 của Philippines trong mùa bão 2024 và cơn bão thứ 6 chỉ tính riêng trong tháng 9.

Hiện tại, ở nhiều khu vực chịu ảnh hưởng của bão đã có mưa lớn, ngập lụt… Người dân và du khách được khuyến cáo không ra khơi, tắm biển. Tàu thuyền cần được neo đậu ở bến cảng hoặc tìm nơi trú, tránh bão an toàn.

Cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: “Tôi không dỗi phụ huynh” do máy tính mới bị mất

0

Cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính cho biết may mắn vì có 3 phụ huynh không đồng ý nên cô có cớ từ chối sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh. Cô cũng không giận dỗi phụ huynh sau sự việc.

“May mắn có 3 phụ huynh không đồng ý”

Sáng 30/9, cô giáo Trương Phương Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM), người bị phản ánh xin phụ huynh ủng hộ tiền mua máy tính – đã có buổi trao đổi với phóng viên báo Dân trí xung quanh các vấn đề bị phản ánh gần đây.

Nữ giáo viên trần tình, bản thân bị mất máy tính ngay tại trường vào năm học 2022-2023 nên trong năm học trước đã không có máy tính sử dụng.

Năm học này, lớp có tivi nên cô giáo muốn có máy tính mới để soạn bài và kết nối với tivi để giảng dạy cho các em tốt hơn.

“Máy tính của tôi bị mất ngay trong trường nên tôi nghĩ đến xã hội hóa giáo dục, nhà nước và nhân dân cùng làm. Vì thế, tôi mới xin phụ huynh hỗ trợ tiền. Cô giảng dạy cho học sinh không có máy tính thì tivi cũng nằm không.

Nhưng sau đó, hiệu trưởng đã gọi tôi xuống làm việc và giải thích, chỉ đạo không được nhận tiền hỗ trợ của phụ huynh”, cô Phương Hạnh chia sẻ.

Cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Tôi không dỗi phụ huynh - 1Cô giáo Trương Phương Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM) – trao đổi với phóng viên sáng 30/9 (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Nữ giáo viên cho biết, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của hiệu trưởng vào ngày 16/9, khi ra về, cô Hạnh đã tạo một bình chọn đồng ý và không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính cho giáo viên.

Trả lời lý do vì sao đã có chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường và cũng nhận thức được là mình sai nhưng cô không từ chối ngay mà phải bình chọn, nữ giáo viên cho biết:

“Lúc đầu khi họp ban đại diện cha mẹ học sinh, tôi xin ủng hộ thì tất cả phụ huynh đồng ý, vì thế, tôi tạo bình chọn để có cớ từ chối vì tôi nghĩ đã có người phản ánh lên nhà trường thì sẽ có người không đồng ý”, cô Hạnh nói.

Nữ giáo viên nói thêm: “Tôi thấy may mắn vì có 3 phụ huynh không đồng ý nên tôi cũng vui vì có cớ không nhận hỗ trợ từ phụ huynh”.

Sau khi có 3 phụ huynh bày tỏ ý kiến không đồng ý, cô giáo đã hỏi “Phụ huynh của bé nào?”. Theo giải thích của nữ giáo viên, trong lớp có 38 phụ huynh nhưng nhóm zalo lên đến 47 người nên cô giáo không biết ai là ai.

“Tôi muốn hỏi phụ huynh này là ai để biết thôi, sợ là phụ huynh đã chuyển lớp hoặc không phải phụ huynh lớp mình nên hỏi vậy. Nhiều người nghĩ là tôi dỗi, tôi không giận dỗi gì phụ huynh. Phụ huynh cứ yên tâm là cô vẫn yêu thương, giảng dạy các con bình thường”, cô Hạnh nói.

Về nội dung không soạn đề cương, cô nói đây không phải nhiệm vụ của giáo viên chứ cô không giận dỗi gì phụ huynh vì việc ủng hộ tiền mua máy tính.

Nữ giáo viên cũng thừa nhận mình đã sai khi vận động phụ huynh hỗ trợ tiền mua máy tính và giữ quỹ cha mẹ học sinh. Nữ giáo viên cũng cho biết có dạy thêm học sinh từ 9/9 nhưng đã dừng từ tuần trước.

“Tôi đã sai khi không hiểu thông tư về xã hội hóa và cũng mong sự việc sớm được giải quyết”, cô giáo Trương Phương Hạnh chia sẻ.

Nhà trường khẳng định không bao che

Làm việc với báo chí sáng 30/9, ông Lê Công Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM) – cho biết sáng nay có 24/38 học sinh lớp 4/3 nghỉ học.

Cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Tôi không dỗi phụ huynh - 2Ông Lê Công Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương – làm việc với phóng viên sáng 30/9 (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Trong sáng nay, nhà trường tổ chức họp hội đồng sư phạm và công bố các quyết định liên quan. Trong đó, một giáo viên mới thỉnh giảng ký hợp đồng, có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ tiếp nhận giảng dạy lớp 4/3.

Hiệu trưởng cho biết đã gửi báo cáo tới các đơn vị, nhà trường vẫn đang tiếp tục xử lý phản ánh, chưa có kết luận chính thức nên chưa thể thông báo.

Về vấn đề giáo viên dạy thêm bên ngoài, ông Lê Công Minh cho biết nhà trường đang kiểm tra việc này.

“Chúng tôi không bao che, chỉ đang xử lý vụ việc, xin phụ huynh thời gian để xác minh, làm rõ”, Hiệu trưởng Lê Công Minh khẳng định.

Nghiên cứu của ĐH Harvard: Không dạy trẻ làm việc nhà, lớn lên con khó thành công

0

Dạy trẻ làm việc nhà tưởng chừng đó là một việc rất nhỏ nhặt, nhưng ảnh hưởng của nó đến tương lai của một đứa trẻ lại rất lớn.

Nếu hôm nay con bạn không làm việc nhà, đừng ngạc nhiên nếu sau này chúng gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp“. Đây là thông điệp của Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách: How To Raise An Adult (Tạm dịch: Làm sao để con trưởng thành), đồng thời là cựu sinh viên của Đại học Standford.

Trong một bài nói chuyện với chương trình TED Talks, Lythcott-Haims nhấn mạnh về sự thay đổi từ một đứa trẻ siêng năng đến một người thành công sau này đều bắt đầu từ làm việc nhà.

Khi một đứa trẻ được bố mẹ dạy làm việc nhà, tương lai chúng sẽ trở thành một người biết hợp tác với đồng nghiệp. Khi gặp khó khăn, chúng biết cách giải quyết vấn đề và có xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách độc lập.

Bố mẹ cần dạy trẻ làm việc nhà từ sớm. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng đã phát hiện ra những tính bước ngoặc về các yếu tố thúc đẩy hạnh phúc của con người. Một trong các yếu tố đó chính là những người làm việc nhà nhiều trong thời thơ ấu sẽ hạnh phúc hơn sau này.

Bằng cách bắt trẻ làm việc nhà như đổ rác, gấp quần áo, trẻ sẽ nhận ra rằng bản thân cần phải làm việc để trở thành một phần trong cuộc sống“, Lythcott-Haims nói.

Lythcott-Haims cũng chia sẻ rằng, mình từng nuôi dạy 2 đứa con như thể chúng là những cây bonsai mỏng manh. Khi muốn cắt tỉa, cô luôn đảm bảo rằng mình không làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của cái cây. Nhưng theo thời gian, cô nhận ra con cái không phải là cây cảnh, trẻ rất dễ bị tổn thương. Những đứa trẻ giống như bông hoa dại và cô sẽ nuôi nấng theo kiểu để chúng tự phát triển, tự sinh sôi nảy nở mà không cần có cô bên cạnh.

Bố mẹ nên rèn luyện trẻ làm việc nhà như thế nào?

Muốn con cái sau này có một tương lai tốt đẹp, biết tự lập, bố mẹ cần phải dạy trẻ làm việc nhà ngay từ nhỏ.

Khi dạy trẻ làm việc nhà, bố mẹ cần chú ý tùy theo từng độ tuổi. (Ảnh minh họa)

– Trước 3 tuổi, trẻ cần phát triển nhận thức về việc giúp đỡ

Trước năm 3 tuổi, trẻ cần được bố mẹ nuôi dưỡng ý thức giúp đỡ như tự uống sữa, uống xong đặt bình bú vào vị trí quy định, rác cần được vứt vào thùng rác, vào nhà phải cởi giày và đặt vào tủ… Những hành động nhỏ này cũng được coi là một phần của việc nhà. Hãy để trẻ hình thành thói quen này từ khi còn nhỏ, trong tương lai bố mẹ sẽ đỡ vất vả khi con cái rất biết cách tự tập.

– Từ 3 đến 7 tuổi, trẻ có thể làm một số công việc nhà đơn giản một mình

Vào giai đoạn này, trẻ cần được bố mẹ dạy cách tự mặc quần áo, mang giày, cất đồ đúng nơi quy định, hoặc cho trẻ lau bàn, úp bát đĩa, tưới cây… Những việc đơn giản này trẻ đều có thể tự mình làm được.

– Sau 7 tuổi, trẻ cần được chủ động làm việc nhà như một thói quen

Trẻ cần tự giác ý thức việc mình cần phải làm việc nhà như đó là trách nhiệm của một thành viên trong gia đình, chẳng hạn như ăn xong phải dọn dẹp bát đĩa, tự dọn dẹp phòng riêng, tự tắm rửa thay đồ…

Có một điều bố mẹ cần chú ý là khi trẻ chưa làm tốt cũng đừng vội chỉ trích mà thay vào đó là giải thích, hướng dẫn. Chỉ khi bố mẹ khen ngợi vừa đủ việc trẻ làm, nó sẽ thúc đẩy sự tự tin và động lực làm việc nhà của trẻ. Đừng để trẻ nghĩ rằng, bố mẹ can thiệp vào vì cho rằng con cái làm không tốt, mọi kết quả cần được tích lũy từng chút một. Bố mẹ cần phải có sự kiên nhẫn và tin tưởng vào con mình.

Việc nhà tuy không quan trọng bằng việc học nhưng nếu dạy trẻ làm việc nhà từ sớm, nó sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong học tập, công việc, cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, bố mẹ cần trau dồi ý thức làm việc nhà cho trẻ ngay từ bây giờ!

Nguồn: Businessinsider, Daydaynews