Home Blog Page 138

Người bán vé số khuyết tật ‘ôm’ 11 tờ ế, bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỉ đồng

0

Người bán vé số giữ lại 11 tờ vé số bán không hết và bất ngờ trúng số đặc biệt mỗi tờ 2 tỉ đồng với tổng số tiền là 22 tỉ đồng.

Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh 11 tờ vé số trúng giải đặc biệt trị giá 22 tỉ đồng khiến nhiều người trầm trồ. Ai nấy đều cho rằng chủ nhân những tờ vé số này quá may mắn khi trúng giải độc đắc, nhận được số tiền trúng số “khủng”.

Cư dân mạng để lại vô số bình luận chúc mừng cho người trúng số may mắn và gia đình. Nhiều người nhiệt tình “xin vía” hy vọng sẽ trúng số như người may mắn nói trên.

Hình ảnh 11 tờ vé số trúng giải độc đắc được chia sẻ trên mạng xã hội

Tài khoản Mai Phạm bình luận: “Chúc mừng chủ nhân và gia đình. Hy vọng số tiền sẽ giúp mọi người có cuộc sống đủ đầy, ấm no hơn nữa”. Bạn Tiến Nguyễn viết: “Trời thương cho người có được sự may mắn, trúng 1 tờ đã may rồi đây lại còn trúng hẳn 11 tờ”.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Sang, chủ đại lý vé số Lý Sang ở H.Hóc Môn, TP.HCM cho biết vừa có người trúng 11 tờ vé số giải đặc biệt. Cả 11 tờ vé số trúng giải thuộc đài Đà Lạt mở thưởng hôm 6.10 với dãy số là 934750. Tổng số tiền trúng thưởng là 22 tỉ đồng, mỗi tờ trúng thưởng sẽ trừ 10% tiền thuế theo quy định.

Người trúng số là một người đàn ông bán vé số dạo, bán không hết nên giữ lại 11 tờ đó. Người này bị khuyết tật ở chân, không có vợ con, thuê trọ và bán vé số quanh khu vực cầu Đức Hòa (Long An). Người này lấy vé số ở đại lý của ông Sang khoảng 1 năm nay. Vì lý do bảo mật thông tin nên ông Sang không thể tiết lộ danh tính của người đàn ông này.

Dãy số trúng giải đặc biệt 934750 mở ở đài Đà Lạt

Ông Sang đã chuyển tiền thưởng cho người trúng số và sau đó đổi thưởng ở đại lý cấp 1 sau. Sau khi xem kết quả, người đàn ông khuyết tật đã cho một người bạn đi bán cùng 1 tờ trúng số đặc biệt.

“Ngày thường người này đi bán quanh khu vực nơi tôi sống, hôm đó ế nên ôm lại 11 tờ. Tôi nghe người này kể mẹ mất rồi, hiện còn cha, cuộc sống khá vất vả. Người đàn ông thuê trọ ở Long An, sau khi nhận tiền đã cho mỗi người bán vé số dạo 5 triệu đồng”, ông Sang nói.

Cũng theo chủ đại lý vé số, đây không phải là lần đầu tiên đổi giải độc đắc cho các trường hợp trúng số. Trước đây ông đã từng chứng kiến nhiều người đổi đời vì trúng số, có người trúng 12 tờ giải đặc biệt.

Sự thật r-ùng m-ình về HỒNG TÁO đang được rao bán với giá 60k/1kg tràn lan trên thị trường

0

Dưa lưới vàng, táo đá, lựu, nho, mận… là những loại trái cây Trung Quốc đang vào chính vụ và được bày bán tràn ngập chợ Việt ở thời điểm hiện tại. Một số loại hoa quả nhập khẩu đã “hiện nguyên hình”, gắn mác Trung Quốc chứ không còn giả danh hoa quả Việt Nam như trước.

Theo thống kê từ Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi ra hơn 107 triệu USD để nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc (khoảng 2.350 tỷ đồng), tăng 132% so với cùng kỳ năm 2016 (80,7 triệu USD).

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, thế nên, mùa nào thức ấy, Trung Quốc có quả gì Việt Nam hầu như đều nhập khẩu quả ấy về. Đáng chú ý, khi vào chính vụ, nhiều loại quả có số lượng nhập về lên đến hàng vài chục cho đến hàng trăm tấn mỗi ngày.

Vậy, ở thời điểm này những loại quả nào của Trung Quốc được nhập khẩu và bày bán tại các chợ nhiều nhất? Dưới đây là danh sách những loại quả đang được bày bán tràn ngập thị trường hoa quả Việt Nam:

Nho Trung Quốc đổ về ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 15.000 tấn nho Trung Quốc các loại (nho xanh, nho đen, nho đỏ). Và tính đến đầu tháng 6 năm nay cũng đã nhập 2.000 tấn nho Trung Quốc dù chưa vào mùa cao điểm.

Lãnh đạo Cục này cũng cho biết, nho Trung Quốc được nhập về quanh năm, tuy nhiên, vào chính vụ thì lượng nho đổ về thị trường Việt nhiều hơn.

 

Nho Trung Quốc được nhập về quanh năm, tuy nhiên, vào chính vụ thì lượng nho đổ về thị trường Việt nhiều hơn.

 

Nho Trung Quốc được nhập về quanh năm, tuy nhiên, vào chính vụ thì lượng nho đổ về thị trường Việt nhiều hơn.

Thực tế, tại các chợ đầu mối, nho xanh, nho đỏ và đặc biệt là loại nho thâm đen đang được bày bán ngập chợ với bao giấy lót bên ngoài toàn chữ Trung Quốc. Loại nho này từ chợ đầu mối tới chợ dân sinh được bán dưới mác “nho Ninh Thuận” với giá 60.000 – 70.000 đồng/kg, riêng nho xanh không hạt giá rẻ hơn, dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Táo đá Trung Quốc

Tương tự, sau khi lừa người tiêu dùng Việt mua về ăn cả thập kỷ qua dưới mác “Táo đá Hà Giang”, vào thời điểm này táo đá Trung Quốc đã “hiện nguyên hình” dưới hộp đựng toàn chữ Trung Quốc, được công khai nguồn gốc xuất xứ và bày bán tràn ngập từ chợ truyền thống cho tới “chợ mạng”. Lý do, năm 2015, các cơ quan chức năng đồng loạt lên tiếng “bóc mẽ” táo đá không phải là táo Việt Nam, chúng là hàng Trung Quốc, bởi Việt Nam không trồng được táo đá.

Đây là loại táo có hình thức khá xấu, vỏ ngoài không bóng bẩy nhưng khi ăn lại có vị ngọt, táo giòn. Được các đầu mối cũng như tiểu thương ở chợ quảng cáo là loại táo sạch của Trung Quốc. Theo đó, táo đá đang bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ, giá bán dao động quanh mức 30.000 – 35.000 đồng/kg.

Lựu Trung Quốc: Không thật ngon nhưng vẫn bày bán la liệt

Tháng 8 là mùa thu hoạch lựu. Thế nhưng, trên thị trường Việt Nam, ngoài các loại lựu cao cấp có giá vài trăm ngàn đồng 1kg được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Ai Cập, Peru… thì ngoài chợ dân sinh hay các hàng rong trên phố đều bán lựu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguyên nhân, các loại hoa quả của Việt Nam rất phong phú nhưng đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có vùng trồng lựu thương phẩm.

Không khó nhận ra lựu Trung Quốc.

Không khó nhận ra lựu Trung Quốc.

Theo lãnh đạo Chi cục kiểm dịch tại Lào Cai, mùa lựu Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 12. Thời điểm lựu nhập khẩu về Việt Nam rộ nhất là từ tháng 7-10 với ngày cao điểm lên tới hàng 100 tấn lựu Trung Quốc.

Thế nên, vào thời điểm này, đi ra chợ hay trên những xe hoa quả bán rong, lựu Trung Quốc được bày bán la liệt với giá bán từ 40.000-45.000 đồng/kg lựu loại 1, loại 2 giá 30.000 đồng/kg.

Đã nhập trên 7.000 tấn mận

Mùa mận của Việt Nam đã hết, thời điểm hiện tại trên thị trường chủ yếu là mận Trung Quốc. Và theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, tính từ đầu mùa mận đến tháng 7 năm nay, Việt Nam đã nhập trên 7.000 tấn mận các loại qua hai cửa khẩu chính ở Lạng Sơn và Lào Cai.

Mận Trung Quốc đang được phủ kín các sạp chợ

Mận Trung Quốc đang được phủ kín các sạp chợ.

 

Thực tế, trên thị trường hiện các loại mận Trung Quốc đang được phủ kín các sạp chợ. Giá tùy thuộc vào từng loại, đơn cử như: mận cơm đường với giá 50.000 đồng/kg, mận đen khủng giá 40.000 đồng/kg, mận đen róc hạt giá 45.000 đồng/kg.

Theo đó, thời điểm này ra chợ mua mận với giá vài chục ngàn đồng 1kg thì chắc chắn là mận Trung Quốc. Bởi mận nhập khẩu cao cấp từ Mỹ, Úc, Chile, Nhật Bản… đang được bán với giá dao động từ 200.000-900.000 đồng/kg tùy loại.

Nhận diện dưa lưới vàng Trung Quốc

Giống như lựu, trên thị trường Việt hiện có 2 loại dưa lưới vàng đó là loại quả tròn và loại dài. Với loại tròn thì là dưa lưới được trồng tại Việt Nam. Nhưng với dưa lưới quả dài hình bầu dục thì đích thị là hàng Trung Quốc.

Vào tháng 8, 9 là thời điểm chính vụ dưa lưới bên Trung Quốc nên dưa được nhập ồ tạ về Việt Nam. Thậm chí, trong các tháng cao điểm, trung bình mỗi ngày có tới 70 – 90 tấn dưa lưới vàng được nhập qua cửa khẩu về bày bán khắp các chợ.

Dưa lưới vàng Trung Quốc có vỏ màu vàng với những vết như đường kẻ trắng đan xen vắt chéo nhau.

Dưa lưới vàng Trung Quốc có vỏ màu vàng với những vết như đường kẻ trắng đan xen vắt chéo nhau.

Loại dưa này có đặc điểm vỏ màu vàng với những vết như đường kẻ trắng đan xen vắt chéo nhau. Dưa nặng khoảng 3 – 4kg/quả. Vào mùa dưa ăn ngọt sắc. Hiện dưa này được bán tại chợ với mức giá 30.000 đồng/kg, thời điểm dội chợ giá giảm chỉ còn 25.000 đồng/kg.

 

Hồng táo

Hồng táo hay còn gọi là táo tàu mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam 2 năm gần đây nhưng số lượng nhập về Việt Nam rất lớn. Vào mùa này chúng cũng được bày bán la liệt khắp các ngõ chợ, thậm chí tràn ngập trên “chợ mạng”.

Đây là loại táo khá nhỏ, chỉ tương tương như quả nhót của Việt Nam. Bên ngoài vỏ có màu xanh vàng và có những đốm thâm nâu nhìn như táo thối. Song ăn lại rất giòn ngọt, được nhiều chị em ưa chuộng vì là loại quả mới lạ, lại được quảng cáo có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Táo được bày bán ở chợ và trên các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg chính là táo Trung Quốc.

Táo được bày bán ở chợ và trên các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg chính là táo Trung Quốc.

Táo được bày bán ở chợ và trên các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg chính là táo Trung Quốc. Còn táo tàu của Hàn Quốc đang được bán trong những cửa hàng hoa quả nhập khẩu với giá 850.000 – 900.000 đồng/kg.

Theo Cục Bảo vệ thực vật thì hiện Trung Quốc vẫn là một trong số nhóm nước có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm nên các loại rau củ, hoa quả khi nhập khẩu vào Việt Nam thường được lấy mẫu với tần suất cao hơn để kiểm tra. Tuy trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu, cơ quan kiểm tra cũng phát hiện ra một số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất định nhưng đa số vẫn chưa vượt ngưỡng quy định nên các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong nước vẫn được nhập vào bán tại thị trường với số lượng lớn.

Khán giả Việt đang cực kì xauho vì cô Hoa hậu này

0

Chuỗi hành động của Quế Anh tại Miss Grand International không được lòng khán giả quốc tế.

Hoa hậu Quế Anh lên đường thi Miss Grand International

 

Hoa hậu Quế Anh mặc xuyên thấu lộ nội y ở Miss Grand - 8

 

Mới đây, một tài khoản đã đăng tải video chuỗi hành động kém duyên của Hoa hậu Quế Anh tại Miss Grand International 2024. Tính đến thời điểm hiện tại, bài đăng này đã nhận được gần 500 nghìn lượt xem cũng như hàng trăm bình luận từ khán giả quốc tế.

Cụ thể, trích đoạn thu hút sự chú ý nhất chính là khoảnh khắc đại diện Việt Nam vô tư giật micro trên sân khấu. Phần đông khán giả quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đánh giá thấp hành động này. Họ cho rằng Quế Anh không xứng đáng đến ứng tuyển một cuộc thi như Hoa hậu Hòa bình. Bên cạnh đó, nhiều người còn bất bình cho đại diện Cambodia.

Khán giả quốc tế chê Hoa hậu Quế Anh Ảnh 1Đại diện Việt Nam – Võ Lê Quế Anh đang được khán giả quốc tế để mắt đến nhiều sau hành động vô tư giật mic trên sân khấu.

 

Cũng trong khoảnh khắc trên, fan sắc đẹp quốc tế còn chỉ ra điểm thiếu chuyên nghiệp của đại diện Việt Nam. Cụ thể lúc bấy giờ, ngoại trừ đương kim Miss Grand International thì cũng chỉ có Quế Anh là người đẹp không đeo sash.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên cô bị nhắc nhở vì để quên dải sash mang tên Việt Nam. Trong các bài đăng hoạt động của thí sinh, người đẹp Việt đã có kha khá lần lọt vào ống kính truyền thông quốc tế với hình ảnh quên sash này.

Một số bình luận của khán giả quốc tế:

– “Có lẽ cô ấy đã mua giải để được đến Miss Grand. Chúng tôi không công nhận một hoa hậu như vậy”.

– “Không biết hát mà cố giật mic của người khác. Cách cư xử thô lỗ này không xứng đáng là hoa hậu”.

– “Không có sự lịch sự. Tại sao cô ấy lại là Miss Grand”.

 

– “Bảo sao khán giả Việt Nam ghét đại diện của mình”.

– “Đây cũng là một phần lý do khiến nhiều người hâm mộ sắc đẹp Việt Nam không thích cô gái này”,…

Trước đó, khán giả quốc tế cũng không vừa lòng những hành động của Hoa hậu Quế Anh tại bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival. Các dẫn chứng được họ liên kết như sau: Thay vì tương tác mặt đối mặt khi trao đổi với ông Nawat, Quế Anh chọn cách nhìn camera trả lời. Trong lúc một thí sinh đang giới thiệu và trò chuyện, Quế Anh tập trung thưởng thức đĩa thức ăn của mình. Thậm chí, biểu cảm và hành động dùng sức để cắt nhỏ thức ăn của cô cũng bị nhận xét kém thanh lịch.

Vợ bỏ nhà đi, con rể chăm sóc mẹ vợ bệnh tật suốt 5 năm, khi bà mất, để lại tờ di chúc khiến mọi người đều xôn xao

0

Tôi vẫn hương khói cho mẹ vợ đều đặn, nuôi dạy con trai thật tốt.

Tôi và vợ gặp nhau ở một quán cà phê nơi vợ tôi làm thêm. Sau một thời gian hẹn hò, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới. Kết hôn được 1 năm, vợ tôi sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh. Tôi vốn muốn nhờ mẹ tôi sang giúp đỡ chăm cháu, nhưng vợ tôi khăng khăng muốn để mẹ vợ chăm. Tôi cũng đồng ý, bởi bố vợ tôi đã qua đời mấy năm trước, vợ tôi sợ mẹ ở nhà một mình cô đơn nên mới đón bà đến ở cùng cho vui nhà vui cửa, cũng tiện cho chúng tôi chăm sóc bà luôn.

Cuộc sống ban đầu khá suôn sẻ, nhưng dần dần, vợ tôi lúc nào cũng kêu ca thiếu tiền, chê tôi kiếm được ít. Vợ nói từ sau khi có con, chi tiêu của gia đình tăng chóng mặt, nuôi một đứa bé không hề đơn giản. Thực ra, lương tháng của tôi khoảng 30 triệu, tôi thấy cũng không thấp, nhưng tôi nghĩ vợ nói đúng nên lại càng ra sức làm việc, ngày nào cũng tăng ca đến khuya mới về nhà.

Một ngày nọ, tôi về nhà sớm thì nghe thấy tiếng mẹ vợ và vợ tôi cãi nhau rất to, mẹ vợ không ngừng mắng vợ cái gì đó. Thấy tôi bước vào, cả hai ngừng lại. Tôi hỏi họ có chuyện gì nhưng không ai chịu nói, nên tôi nghĩ có lẽ hai mẹ con có chuyện riêng gì đó không tiện nói cho tôi biết. Thế nhưng ngày hôm sau, vợ tôi biến mất. Tôi không gọi được cho vợ nên gọi cho mẹ vợ thì bà chỉ bảo vợ tôi vào thành phố ở với chị họ một thời gian, bảo tôi đừng đi tìm.

Nhưng suốt một tháng sau đó, vợ tôi không về nhà, tôi gọi điện nhắn tin cô ấy đều không trả lời. Tôi sốt ruột nói chuyện với mẹ vợ, bảo hai mẹ con có gì thì gặp nhau rồi giải quyết. Lúc này mẹ vợ mới ngập ngừng nói cho tôi biết, thực ra hôm đó hai mẹ con cãi nhau là vì bà phát hiện ra vợ tôi qua lại với gã đàn ông buôn gỗ ở xóm bên cạnh. Bà mắng vợ tôi và bắt hai người chấm dứt, nhưng không ngờ ngày hôm sau vợ tôi lại bỏ đi theo người đàn ông đó luôn. Nghe xong, tôi choáng váng, không ngờ chuyện vợ ngoại tình lại có thể xảy đến với tôi. Không liên lạc được với vợ, tôi càng đau lòng và bức bối không hiểu lý do gì khiến vợ đối xử với tôi như vậy, tôi có chỗ nào không đúng hay sao?

Một thời gian sau, nhìn tôi tiều tuỵ như cái xác không hồn, mẹ vợ tôi khuyên tôi ly hôn, rồi còn mắng con gái bà là đứa chả ra gì. Bố mẹ tôi cũng khuyên tôi sớm ly hôn, vực dậy tinh thần nuôi con cho tốt. Tôi đến tòa nộp đơn, toà án liên lạc với vợ tôi, nhưng cuối cùng ngày xử án vợ tôi vẫn vắng mặt, thế nên tôi được quyền nuôi con trai.

Sau khi về nhà, tôi kể lại cho mẹ vợ, bà thở dài rồi bảo: “Hai đứa đã ly hôn rồi, mẹ cũng không có mặt mũi nào để ở lại đây, mẹ sẽ về quê sống tiếp”. Vừa dứt câu, mẹ vợ đứng dậy thì bất ngờ lảo đảo ngã xuống. Tôi hoảng sợ hét lên gọi bà hết lần này đến lần khác nhưng bà vẫn không tỉnh lại, tôi vội vàng gọi xe đưa bà đến bệnh viện. Sau khi đến viện, bác sĩ nói mẹ vợ bị đột quỵ, phải nằm liệt giường. Tôi vội gọi điện thoại cho vợ, nhưng vẫn không có ai bắt máy. Mẹ vợ tôi chỉ có một đứa con gái, bố vợ thì đã mất, bà chẳng còn người thân nào cả. Nhìn mẹ vợ nằm trên giường bệnh, mặt mũi hốc hác, tôi không đành lòng bỏ bà lại một mình, bởi dù sao bà cũng là bà ngoại của con trai tôi, dù trên mặt pháp luật chúng tôi chẳng còn quan hệ gì với nhau.

Ảnh minh họa

Ngày mẹ vợ xuất viện, tôi đưa bà về nhà. Bố mẹ tôi cũng hiểu cho tôi, cả hai cũng dọn qua sống cùng để tiện giúp tôi chăm sóc mẹ vợ và con trai. Tôi cũng không còn lao vào làm việc như trước nữa, tôi phải về nhà sớm để đỡ đần cho ông bà. Bố tôi vốn đã nghỉ hưu, nhưng giờ ông cũng tìm việc làm thêm ở một siêu thị gần nhà để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hoàn cảnh của tôi như vậy nên rất khó để tìm người tái hôn, chẳng ai muốn cùng tôi chăm sóc một bà cụ bệnh tật cả. Vả lại, tôi cũng không có ý định tái hôn, mẹ tôi lo lắng tôi gặp phải người tồi tệ như vợ cũ nên không gây áp lực gì.

Chớp mắt, 5 năm trôi qua, bệnh tình của mẹ vợ chuyển biến nặng hơn, phải nhập viện lần nữa. Lần này thì không được may mắn, bác sĩ bảo chúng tôi phải chuẩn bị tâm lý, mẹ vợ tôi chỉ có thể trụ được 1 tuần thôi. Tôi vẫn không thể liên lạc được cho vợ cũ nên đành lấy điện thoại của mẹ vợ nhắn tin cho cô ấy.

Lúc mẹ vợ hấp hối, bà rút ra một tờ giấy di chúc đưa cho tôi, trên đó là nét chữ ngoằn ngoèo của bà cùng với chữ ký của một bác sĩ và hai y tá. Tiền tiết kiệm của mẹ vợ tôi đã để dành cho việc chữa bệnh trong hai năm đầu, ba năm qua đều là tôi chi trả chi phí thuốc men. Tuy không còn tiền tiết kiệm, nhưng mẹ vợ vẫn còn một ngôi nhà ở quê, bà lập di chúc để lại ngôi nhà đó cho tôi chứ không cho con gái ruột. Bà còn cẩn thận nhờ bác sĩ quay lại video làm chứng. Tôi cầm tờ di chúc mà trong lòng cảm xúc hỗn loạn.

Ngày làm đám tang, tôi lại dùng điện thoại của mẹ vợ nhắn tin cho vợ cũ, cuối cùng cô ấy cũng xuất hiện. Tôi lặng lẽ quan sát, nhìn vợ cũ trông hốc hác xanh xao, nhìn rất giống một người nghiện thuốc. Sau khi lo liệu tang lễ xong, biết được mẹ để lại toàn bộ căn nhà cho tôi, vợ cũ làm ầm lên đòi kiện. Chúng tôi ra tòa, tòa phân xử rằng căn nhà đó là tài sản chung của bố mẹ vợ tôi, hai người mỗi người một nửa, vậy nên mẹ vợ chỉ có quyền xử lý một nửa căn của mình, còn nửa của bố vợ theo pháp luật sẽ chia cho vợ cũ tôi. Tôi cũng chẳng tranh giành gì thêm, tất cả theo tòa phân xử, vì tôi chăm sóc mẹ vợ là thật lòng chứ không nhằm vào bất cứ tài sản gì của bà cả. Căn nhà đó sau khi bán đi, tôi và vợ cũ mỗi người một nửa khoản tiền bán nhà.

Vài tháng sau, tôi nghe tin vợ tôi bị bắt. Đúng như tôi nghĩ, vợ tôi bị bắt vì tội nghiện thuốc, chẳng trách cô ấy chẳng màng gì đến mẹ đẻ và con trai ruột của mình. Người đàn ông buôn gỗ kia cũng có liên quan đến hoạt động kinh doanh mờ ám và cũng bị công an hốt gọn. Đúng là gieo nhân nào gặt quả nấy, chỉ thương cho con trai tôi có một người mẹ như vậy.

Tôi vẫn hương khói cho mẹ vợ đều đặn, nuôi dạy con trai thật tốt. Qua sự việc với vợ cũ, tôi nhận ra mình nên dành thật nhiều thời gian cho gia đình người thân, kẻo đến khi xảy ra chuyện, lại hối hận rồi tự trách mình cả đời. Những ai còn bố mẹ ở bên, hãy hiếu thảo với bố mẹ mình nhé!

Theo Việt Hằng

Phụ nữ mới

Theo Phụ nữ mới

https://phunumoi.net.vn/vo-bo-nha-di-con-re-cham-soc-me-vo-benh-tat-suot-5-nam-khi-ba-mat-de-lai-to-di-chuc-khien-moi-nguoi-deu-xon-xao-d320146.html

Ham visa Úc, Ốc Thanh Vân bỏ hết cuộc sống sung túc ở Việt Nam để xuất ngoại: Giờ phải tiết kiệm từng đồng, ăn uống kham khổ chỉ mong chồng trợ cấp thêm để được ‘bữa cải thiện’

0

Sống tại Úc, Ốc Thanh Vân luôn cân đối chi tiêu hợp lý, chọn mua những vật dụng gia đình với giá cả hợp lý. Thậm chí, nữ nghệ sĩ còn tự lái xe đi giao hàng thay vì thuê dịch vụ.

Mới đây, Ốc Thanh Vân đã chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc cùng gia đình đi ăn uống, mua sắm. Nữ diễn viên cho biết khi sống tại Úc, mẹ con cô rất tiết kiệm. Chỉ khi doanh nhân Trí Rùa từ Việt Nam sang thăm thì cả gia đình mới đi mua sắm. Cô hài hước tiết lộ: “Mua trái cây bọc đường mà còn trả giá nữa, 10 đồng 3 cây”.

Bên dưới video, nhiều khán giả bày tỏ sự đồng tình, khen ngợi lối sống tiết kiệm của Ốc Thanh Vân. Một số bình luận nổi bật như: “Đồng tình với Ốc Thanh Vân, dù sống ở đâu thì vẫn nên tiết kiệm”, “Ba mẹ tiết kiệm cũng là cách để dạy cho con biết sống không lãng phí”, “Sống tiết kiệm chứ không tằn tiện, vẫn tận hưởng những điều mình muốn là ổn”,…

Ốc Thanh Vân sống tiết kiệm tại Úc, chỉ khi ông xã từ Việt Nam sang thăm thì cả nhà mới mua sắm.

Nữ nghệ sĩ lựa chọn mua đồ giảm giá, mặc cả khi mua thức ăn.

Trước đây, Ốc Thanh Vân thường chia sẻ những video kể về cuộc sống tại Úc. Nữ nghệ sĩ và các con thường tự nấu ăn tại nhà, lựa chọn mua những vật dụng gia đình với giá cả hợp lý. Đặc biệt, Ốc Thanh Vân không ngần ngại tham gia vào các công việc như trải thảm cỏ ở sân vườn hay lắp đặt nhà kho, và cô thường chờ đợi ông xã sang để cùng thực hiện, thay vì phải chi tiền thuê nhân công. Nữ nghệ sĩ cũng tiết lộ chi phí thuê nhân công ở Úc khá cao.

Ốc Thanh Vân tự nấu ăn tại nhà, làm cơm cho các con mang đi học.

Nữ diễn viên sống rất tiết kiệm, lựa chọn đồ dùng có giá cả hợp lý.

Ở Úc, Ốc Thanh Vân vẫn duy trì công việc bán hàng online. Khi còn sống tại Việt Nam, nữ nghệ sĩ có nhân viên hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện tại cô phải tự làm hết mọi việc. Có lần, Ốc Thanh Vân còn lái xe 50km để giao hàng.

Nữ nghệ sĩ bộc bạch: “Từ nhà tôi đến đây là 50km, chạy xe mất 45 phút, mỗi ngày tôi đều làm việc và tranh thủ đi gửi hàng cho khách như vậy. Cái gì mình thấy cực thì nó sẽ cực, thấy khó khăn thì nó sẽ khó khăn nhưng khi đã chấp nhận sự dịch chuyển này thì mình phải chấp nhận luôn sự thay đổi và tập thích nghi với nó”.

Ốc Thanh Vân tự lái xe đi giao hàng ở Úc.

Các con của Ốc Thanh Vân cũng rất hiểu chuyện, thường xuyên phụ mẹ làm việc nhà. Nữ nghệ sĩ cho biết ái nữ Cola còn dặn mẹ giữ lại những chai nhựa có dán nhãn 10c để mang đi đổi lấy tiền hoặc phiếu giảm giá.

Ốc Thanh Vân chia sẻ: “Trước đây tôi không biết nên cứ bỏ đi. Giờ thì Cola lúc nào cũng dặn mẹ để lại chai nhựa để đi đổi để người ta tái chế. Nếu gom nhiều thì sẽ được tiền nhiều hơn, cũng rất tiết kiệm, với lại cũng cho trẻ em có ý thức bảo vệ môi trường”.

Con gái Ốc Thanh Vân giúp mẹ tiết kiệm.

Các con của Ốc Thanh Vân rất hiểu chuyện, biết phụ giúp mẹ làm việc.

Ốc Thanh Vân tổ chức đám cưới với doanh nhân Trí Rùa vào năm 2008. Cặp đôi có 3 người con là Coca (sinh năm 2011), Cola (sinh năm 2013) và Cacao (sinh năm 2015). Đầu năm 2024, cô đưa các con sang Úc sinh sống. Trong khi đó, Trí Rùa ở lại Việt Nam để chăm lo cho công việc, thỉnh thoảng bay sang thăm vợ con.

Khoảng thời gian đầu ở Úc, Ốc Thanh Vân thừa nhận bản thân gặp nhiều khó khăn với cuộc sống mới. Tuy nhiên, cô luôn tự động viên mình và các con cố gắng thích nghi. Nữ nghệ sĩ quan điểm dù vất vả cũng không nên bỏ bê bản thân, vẫn làm đẹp và tận hưởng thú vui mới. Những khi có thời gian rảnh, Ốc Thanh Vân thường đưa cả nhà đi thăm quan các địa danh nổi tiếng tại Úc.

Ốc Thanh Vân chia sẻ: “Tôi thích một cuộc sống mở, chấp nhận sự thách thức nhưng phải thừa nhận, giai đoạn vừa rồi tôi rất mệt vì phải hoàn thiện công việc làm mẹ. Đặc biệt, rời khỏi một đất nước vốn rất thân thuộc cũng có những khó khăn nhất định vì tôi hay vấn vương bởi những điều cũ.

Nhưng khi nhìn lại, tôi xem đây là một trải nghiệm quý báu. Tôi hay động viên các con rằng, mẹ con mình cố gắng, nếu một ngày tôi cảm thấy nơi này không phù hợp nữa thì chúng tôi sẽ trở về lại nơi mình sinh ra”.

Ốc Thanh Vân đưa các con sang Úc sinh sống vào đầu năm 2024.

Mẹ con nữ nghệ sĩ cố gắng thích nghi với cuộc sống nơi xứ người.

Rộ tin Hoài Linh muốn mua chiếc nhẫn kim cương 1000 tỷ của bà Hằng: “Có giỏi chuyển 1000 tỷ vào MTTQ trước đi rồi tôi mua?”

0

Theo một chuyên gia về kim cương tên H.T.N, chiếc nhẫn đó là hàng thật và trị giá khoảng 40 – 60 triệu USD và được mua từ nhà cung cấp kim cương lớn của Ấn Độ.

Gần đây, bà Phương Hằng tổ chức buổi quyên góp từ thiện tại khu du lịch Đại Nam với tư cách CEO.

Trong ngày xuất hiện trở lại, bà Phương Hằng diện mẫu đầm cổ trễ để lộ bộ trang sức đắt tiền. Nữ CEO hé lộ trị giá của chiếc nhẫn kim cương đeo trên tay phải có trị giá đắt 1.058 tỷ đồng, trọng lượng 45 carat.

Ngay lập tức, trị giá của món trang sức này bị công chúng đem ra bàn tán, “mổ xẻ” trên mạng xã hội. Theo một chuyên gia về kim cương tên H.T.N, chiếc nhẫn đó là hàng thật và trị giá khoảng 40 – 60 triệu USD và được mua từ nhà cung cấp kim cương lớn của Ấn Độ. Những viên kim cương trị giá cao như vậy thường sẽ được đấu giá và hiếm có nhà bán lẻ kim cương nào có thể cung cấp.

Bà Phương Hằng mua trả góp viên kim cương 1000 tỷ Ảnh 1

Theo chia sẻ của bà Hằng trong quá khứ, bà không thanh toán thẳng toàn bộ số tiền 1000 tỷ mà chia ra từng tháng để chi trả.

“Tôi mua trả góp viên kim cương này. Tôi cũng phải bon chen với đời để trả góp. Mỗi tháng tôi cứ trả bao nhiêu đó, chừng nào hết thì tôi”, bà Phương Hằng nói.

Theo tìm hiểu, trị giá của một viên kim cương cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng hoặc màu sắc, độ trong và hiếm của nó. Do đó, việc nói một viên kim cương trở nên đắt giá tính vào carat là hoàn toàn chưa chính xác.

Điển hình như viên kim cương xanh Oppenheimer chỉ nặng 14,62 carat được đấu giá lên đến 57,5 ​​triệu USD (gần 1400 tỷ đồng). Oppenheimer trở nên đắt đỏ nhờ vào màu xanh nổi bật và độ tinh khiết đặc biệt. Đây là một trong những viên kim cương hiếm nhất do kích thước của nó, vì chỉ có 10% kim cương xanh vượt quá một carat.

Bà Phương Hằng mua trả góp viên kim cương 1000 tỷ Ảnh 2
Cận cảnh vẻ đẹp của viên kim cương xanh Oppenheimer (Ảnh: Sotheby’s)

Một viên đá khác cũng đáng nhắc đến là De Beers Blue chỉ nặng 15,10 carat được đấu giá vào năm 2022 tại Sotheby’s Hong Kong với con số 57,4 triệu USD (gần 1400 tỷ đồng). De Beers Blue là viên kim cương xanh được cắt bậc thang hoàn hảo nhất từ bên trong được Viện Đá quý Mỹ (GIA) thẩm định.

Cả hai viên kim cương Oppenheimer và De Beers Blue đều thuộc danh sách 10 viên kim cương đắt nhất thế giới.

Bà Phương Hằng mua trả góp viên kim cương 1000 tỷ Ảnh 3
Viên kim cương De Beers Blue đắt vì độ cắt hoàn hảo bên trong do Viện Đá quý Mỹ (GIA) thẩm định.  (Ảnh: Sotheby’s)

Người mua vàng nhẫn lỗ nặng

0

Sáng nay (6/10), giá vàng nhẫn tròn tiếp tục trụ vững ở mức 83,4 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, do chênh lệch giá mua vào – bán ra cao nên người nắm giữ vàng lỗ 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần nắm giữ.

Báo Tiền Phong ngày 06/10 đưa thông tin với tiêu đề: “Người mua vàng nhẫn lỗ nặng” cùng nội dung như sau:

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn tròn 82 – 83,4 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, đi ngang so với cuối phiên giao dịch ngày 5/10.

Giá vàng nhẫn tròn được Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết 82,68 – 83,58 triệu đồng/lượng.

Các doanh nghiệp khác như Doji, Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn tròn 82,85 – 83,6 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng vừa trải qua tuần giao dịch liên tiếp tăng giá. Dù giá vàng trụ vững ở mức đỉnh cao nhưng người nắm giữ vàng lỗ tới 1,5 triệu đồng/lượng trong 1 tuần qua do chênh lệch giá mua vào – bán ra ở mức cao. Ngày 6/10, chênh lệch giá vàng nhẫn mua vào – bán ra ở mức 1,1 – 1,3 triệu đồng/lượng (tuỳ từng thương hiệu).

Doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC 82 – 84 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vàng miếng SJC mức 2 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.653 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành, giá vàng thế giới khoảng 77,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế, phí.

Trên thị trường tiền tệ, ngày 6/10 rơi vào ngày nghỉ cuối tuần, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.113 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD quanh mức 24.590 – 24.950 đồng/USD.

Tiếp đến, báo Vietnamnet ngày 07/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Giá vàng hôm nay 7/10/2024 nối đà tăng, vàng nhẫn cao nhất từ trước đến nay”. Nội dung được báo đưa như sau:

Theo kết quả cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News, các chuyên gia bày tỏ sự thận trọng về triển vọng ngắn hạn của vàng. Tuy nhiên, những diễn biến mới tại khu vực Trung Đông đang hỗ trợ giá vàng.

David Morrison, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Trade Nation, cho biết thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất cho đến khi xuống dưới 3%. Điều này hỗ trợ giá vàng.

Lý do tốt nhất Fed cắt giảm lãi suất là lạm phát đang được kiểm soát. Còn lý do xấu là nền kinh tế đang suy thoái. Tuy nhiên, cả hai lý do đều khiến giá vàng đi lên theo lộ trình.

Nhu cầu mua vàng tăng. Ảnh: Kitco

Chuyên gia này cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 là thông tin kinh tế tác động tới giá vàng. Thị trường đang chờ đợi thông tin lạm phát có giảm hay không, điều này sẽ hỗ trợ cho chu kỳ nới lỏng của Fed. Thị trường cũng chờ biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất của Fed.

Theo Adrian Day, Chủ tịch Adrian Day Asset Management, giá vàng có thể tạm chững lại sau đợt tăng mạnh hai tháng qua. Thị trường Trung Quốc sau kỳ nghỉ lễ có thể tạo động lực cho giá.

Thị trường vàng đang tập trung tới diễn biến căng thẳng tại khu vực Trung Đông. Vàng được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị. Từ đầu năm 2024 đến này, giá vàng tăng hơn 28% do lo ngại căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Chốt tuần, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 2.653 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 12/2024 giao dịch ở mức 2.673 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 82 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 82 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ được SJC niêm yết ở mức 82-83,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), còn giá mua – bán vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của Doji là 82,85-83,6 triệu đồng/lượng.

Dự báo giá vàng

Theo Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao của công ty ActivTrades, thị trường vàng kỳ vọng Fed giảm lãi suất. Trong khi đó, bất ổn địa chính trị khiến nhu cầu trú ẩn an toàn tăng. Những nguyên nhân này khiến giá vàng tăng trong thời gian qua.

Brian Lan, chuyên gia tại GoldSilver Central, nhận định, căng thẳng ở Trung Đông và cuộc bầu cử Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong dài hạn. Giá vàng có thể sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 2.685 USD/ounce.

Nguồn : https://tienphong.vn/nguoi-mua-vang-nhan-lo-nang-post1679512.tpo

https://vietnamnet.vn/gia-vang-hom-nay-7-10-2024-vang-nhan-tren-dinh-cao-bam-sat-vang-mieng-2329321.html

Mẹ sinh em được 2 tuần thì bỏ đi chỉ để lại 1 phong bì 500k. Tôi khóc lóc van xin họ hàng cưu mang 2 đứa nhưng không ai đồng ý. 1 tuần sau 1 bà giàu có đi ô tô đến nói tôi bồng em đi theo bà ấy sẽ nuôi. Nhưng đến lúc bước vào căn nhà sang trọng, tôi mới bàng hoàng nhận ra…

0

10 năm sau, khi đến ngân hàng trả nợ, người phụ nữ này bất ngờ với sự thật đang diễn ra.

Nhận nuôi đứa trẻ mồ côi 

Lữ Thiên Mai (Chiết Giang, Trung Quốc) là người phụ nữ kém may mắn. Cô bị chồng lừa dối trong hôn nhân và mất hết tài sản, lại phải chịu một khoản nợ không hề nhỏ. Chỗ dựa tinh thần duy nhất của cô ở thời điểm đó chỉ là cô con gái, Chu Tịch

Trong một lần đi chợ mua rau, gặp một cơn mưa to lại không mang áo mưa, cô quyết định trú tạm trong một gara ô tô đang mở cửa gần đó. Khi vào sâu bên trong gara, cô phát có người. Một cậu bé đang làm bài tập trên chiếc bàn có phần ọp ẹp. Nhìn quanh không thấy có người lớn trong nhà, người phụ nữ này hỏi cậu bé: “Con là người duy nhất ở nhà sao? Bố mẹ con đâu?”

Từ đây, cậu bé bắt đầu chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình. Cậu tên là Lưu Nguyên Nhất, 16 tuổi. Bố mẹ Lưu kinh doanh nên điều kiện gia đình rất tốt. Là con một, cậu bé càng được bố mẹ yêu chiều. Tuy nhiên, hạnh phúc đó chấm dứt cho đến khi một tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của bố mẹ cậu.

Sau khi không còn gia đình, Lưu Nguyên Nhất được một người chú nhận nuôi. Nhưng sau đó, công việc kinh doanh của người đàn ông này thất bại. Không đủ tài chính, người họ hàng cũng từ chối trách nhiệm chăm nuôi.

Vay nợ để nuôi đứa trẻ mồ côi không quen biết, hơn 10 năm sau, người phụ nữ đến ngân hàng trả tiền mà ngỡ ngàng trước câu nói của nhân viên- Ảnh 1.

Không có ai để bám víu, cậu bé quay trở về gara ô tô của gia đình trước đây. Dù khi ra đi bố mẹ có để lại cho Lưu một chút tiền tiết kiệm. Song học phí cao, cộng thêm việc phải tự chi trả các phí dịch vụ, nên cậu ăn tiêu rất dè sẻn.

Là một người mẹ, Lữ Thiên Mai cảm thấy thương xót cậu bé. Ở ngoài kia, những đứa trẻ bằng tuổi Lưu vẫn được sống trong tình yêu thương của gia đình. Trong khi đó, cậu bé này lại bị gia đình bỏ rơi, phải tự lo cho cuộc sống của mình.

Chẳng suy nghĩ nhiều, cô Lữ liền mời cậu bé này sang nhà ăn cơm: “Nhà cô cách đây không xa, hôm nay, con có thể sang đấy ăn tối không?”

Trước tình cảm của người phụ nữ lạ mặt, cậu bé kiên quyết từ chối. “Không cần đâu cô. Con có mì và tự nấu được. Lát con sẽ ăn”.

Không thể mời được cậu bé sang nhà song cô Lữ nhất quyết không để cậu phải ăn mỳ. Tối hôm đó, người phụ nữ tốt bụng này đã nấu dư thức ăn, đóng vào hộp và mang sang cho Lưu.

Cậu bé cho biết đã rất lâu rồi mới được ăn món ngon như vậy. Kể từ khi cha mẹ qua đời, để tiết kiệm tiền, mỗi ngày Lưu chỉ ăn mì trắng và thêm một chút muối. Cứ như vậy, thỉnh thoảng, cô Lữ lại tặng cơm cho cậu. Từ đây, hai cô cháu trở nên thân thiết hơn.

Nhận thấy thời tiết ngày càng chuyển lạnh, trong khi Lưu Nguyên Nhất không có lò sưởi hay chăn ấm, người phụ nữ này tiếp tục mời cậu bé sang nhà ở cùng. Tuy nhiên, cậu vẫn một mực từ chối.

Thấy Lưu vẫn còn chút ngại ngần, cô Lữ đã nghĩ ra cách mời cậu bé này chuyển sang nhà ở, để kèm con gái học. Đứng trước yêu cầu giúp đỡ, chàng trai này khó lòng từ chối. Bởi cậu không thể phụ công người đang hỗ trợ mình

Được cô Lữ chăm sóc, cậu bé cảm nhận được sự ấm áp của tình cảm gia đình. Để gánh vác một phần, Lưu cũng chăm chỉ phụ giúp việc nhà. Thậm chí, cậu còn đi nhặt ve chai, bán lấy tiền phụ giúp cô Lưu. Cậu cũng coi Chu Tịch như em gái của mình nên luôn có trách nhiệm trong việc kèm em học.

Vay nợ để nuôi đứa trẻ mồ côi không quen biết, hơn 10 năm sau, người phụ nữ đến ngân hàng trả tiền mà ngỡ ngàng trước câu nói của nhân viên- Ảnh 2.

Lòng tốt trao đi để đối lấy lòng tốt

Theo thời gian, Lưu Nguyên Nhất dần lớn khôn và bước vào kì thi đại học. Năm đó, cậu đạt điểm số xuất sắc và trúng tuyển vào ngành Tài chính của ĐH Chiết Giang. Đối mặt với khoản học phí lớn để chuẩn bị nhập học, cậu bé tỏ ra lo lắng. Bởi cậu hoàn toàn hiểu cuộc sống của cô Lưu chẳng dư dả để có thể nhanh chóng có đủ số tiền đó.

Song người phụ nữ này luôn tỏ ra lạc quan. Để có đủ tiền cho Lưu nhập học trên thành phố, cô đã ra ngân hàng vay tiền, dẫu bản thân vẫn còn nợ nần chồng chất.

Không phụ công của người chăm lo cho mình, trong suốt 4 năm học đại học, học kỳ nào Lưu Nguyên Nhất cũng đạt thành tích học tập xuất sắc và nhận được học bổng.

Cho đến năm 2007, sau khi tốt nghiệp, cậu tiếp tục nhận được lời mời du học từ ĐH Cambridge, Anh với học bổng lên đến 70%. Biết mình không đủ tài chính để lo số tiền còn lại, Lưu đã từ chối cơ hội. Tuy nhiên, khi biết chuyện, cô Lữ đã động viên cậu tiếp tục con đường học vấn. Cô sẽ vay tiền ngân hàng để đóng 30% số học phí còn lại.

Lại có được cơ hội học tập, Lưu Nguyên Nhất tiếp tục chặng đường 2 năm du học tại Anh. Trong những năm vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cậu đã bắt đầu kinh doanh cùng người bạn cùng lớp và thành lập công ty.

Có thêm chút tiền, Lưu gửi về để hỗ trợ cô Lữ cải thiện cuộc sống. Ban đầu cô từ chối nhận khoản tiền này bởi hiểu rằng ở nước ngoài còn đắt đỏ và khó khăn hơn nhiều. Song hiểu được tấm lòng hiếu thảo của cậu bé mình đã chăm lo bao nhiêu năm nên người phụ nữ đành nhận. Tuy nhiên, cô không tiêu mà dự định sẽ gom góp lại để dùng chính số tiền này để trả nợ ngân hàng.

Sau một thời gian, số tiền cũng lớn dần, cô Lữ quyết định đến gặp nhân viên ngân hàng để thanh toán khoản nợ năm xưa. Điều không ngờ là giao dịch cho biết số tiền đó đã được trả hết bởi chính Lưu Nguyên Nhất. Hiện cô còn đang được đứng tên thừa hưởng một cuốn sổ tiết kiệm do chàng trai này lập nên.

Vay nợ để nuôi đứa trẻ mồ côi không quen biết, hơn 10 năm sau, người phụ nữ đến ngân hàng trả tiền mà ngỡ ngàng trước câu nói của nhân viên- Ảnh 3.

Ở thời điểm nhận cưu mang cậu bé này, cô chẳng suy nghĩ gì về việc sẽ nhận được ơn huệ gì. Song giờ đây, khi thấy được những gì diễn ra, cô cảm thấy vô cùng ấm lòng.

Nguồn: https://cafef.vn/vay-no-de-nuoi-dua-tre-mo-coi-khong-quen-biet-hon-10-nam-sau-nguoi-phu-nu-den-ngan-hang-tra-tien-ma-ngo-ngang-truoc-cau-noi-cua-nhan-vien-188240911153327785.chn

Cô giáo Ngọc – cô Hiệu trưởng MN ở Hà Giang N/Ó/NG nhất lúc này

0

Cơ quan chức năng xác định, bà Ngọc chi sai mục đích số tiền đã rút, gây thiệt hại tổng số tiền ngân sách là 189,6 triệu đồng.

Ngày 06/10, VKSND tỉnh Hà Giang cho biết đơn vị vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với Đồng Thị Ngọc (SN 1977, trú tại thôn Cốc Chóng, xã Bạch Đích, huyện Yên Minh), nguyên là Hiệu trưởng Trường mầm non xã Bạch Đích, huyện Yên Minh.

Bà Ngọc bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Minh khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự vào ngày 30/9.

 

Quá trình điều tra ban đầu xác định, từ tháng 11, 12 năm học 2020-2021; năm học 2021-2022; năm học 2022-2023, Đồng Thị Ngọc giữ chức vụ là Hiệu trưởng Trường mầm non xã Bạch Đích đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để lập khống chứng từ rút tiền kinh phí chi cho nhân viên phục vụ nấu ăn theo quy định của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Nguyên hiệu trưởng trường mầm non "rút ruột" gần 200 triệu đồng tiền hỗ trợ của học sinh- Ảnh 1.

 

Cơ quan CSĐT tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, Khởi tố bị can với bà Đồng Thị Ngọc (áo vàng) – Ảnh: VKSND tỉnh Hà Giang

Sau đó, bà Đồng Thị Ngọc đã chi sai mục đích số tiền đã rút được, gây thiệt hại tổng số tiền gần 190 triệu đồng. Đài PTTH Hà Giang cho biết, đầu năm học mới 2023-2024, học sinh tại trường được hỗ trợ 160.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nhà trường yêu cầu phụ huynh nộp 10.000 đồng/ngày và 2,5kg gạo/tháng mà không sử dụng số tiền được Chính phủ hỗ trợ để chi cho các em ăn buổi trưa. Trường còn tự ý chi các khoản chi khác không qua họp phụ huynh, không minh bạch trong thu chi và nhiều khoản chi mua đồ dùng phục vụ công tác bán trú cũng tự ý thu của các phụ huynh.

Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.

Trước đó, báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu hồi tháng 7 cho biết, trong các vụ án được phát hiện, khởi tố 6 tháng đầu năm có vụ án ăn bớt tiền hỗ trợ bữa ăn của học sinh xảy ra tại Trường mầm non xã Dào San (huyện Phong Thổ). Cơ quan điều tra đã khởi tố 3 bị can để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

Cụ thể, báo Tuổi Trẻ cho hay, trong năm học 2021, bà Trần Thị Phương Thanh (40 tuổi, hiệu trưởng Trường mầm non xã Dào San) đã chỉ đạo Trần Thị Vân (39 tuổi, kế toán nhà trường) cắt giảm khẩu phần ăn của học sinh so với khẩu phần ăn theo định mức và sử dụng số tiền dư thừa vào mục đích cá nhân.

Sau khi rút 685 triệu đồng từ ngân sách về, Thanh đã chỉ đạo Đèo Thị Lợi (32 tuổi, giáo viên kiêm thủ quỹ nhà trường) thanh toán tiền mua thực phẩm, bánh kẹo cho nhà trường số tiền trên 326 triệu đồng.

Số tiền còn lại gần 359 triệu đồng, Thanh đã sử dụng chi cho một số hoạt động chung của nhà trường và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Bố chồng tôi 88 tuổi góa vợ được 1 năm thì đòi đi bước nữa với cô hàng xóm đáng tuổi cháu. Ngày tổ chức hôn lễ, bố vội vàng dắt vợ lên phòng tân hôn. Đột nhiên cả nhà nghe tiếng hét thất thanh mở cửa thì thấy…

0

Bố chồng tôi 88 tuổi góa vợ được 1 năm thì đòi đi bước nữa với cô hàng xóm đáng tuổi cháu. Ngày tổ chức hôn lễ, bố vội vàng dắt vợ lên phòng tân hôn. Đột nhiên cả nhà nghe tiếng hét thất thanh mở cửa thì thấy…

Các anh chị em trong nhà ngăn cản thì bố chồng tôi đòi đuổi hết mọi người. Giờ thì bà ta đòi danh phận nên ông muốn vợ chồng tôi làm buổi lễ để đón bà ta về.

Năm nay tôi 37 tuổi, hiện tôi là giáo viên mầm non. Tôi đã lập gia đình hơn mười năm, và có một cháu trai đang học lớp bảy. Chồng tôi là nhân viên kĩ thuật của một công ty vật liệu xây dựng. Anh là con trai cả trong một gia đình có 6 anh chị em, ba trai ba gái. Những ngày đầu khi chúng tôi mới kết hôn, bố mẹ chồng cũng đã nói rất rõ ràng là ngôi nhà cổ hiện cả gia đình đang ở (quê tôi gọi là nhà từ đường) là của cậu con trai út.

Anh em trong nhà không ai có ý kiến gì. Sau một năm ở cùng bố mẹ anh, vợ chồng chúng tôi ra riêng. Anh em trong nhà cũng lần lượt lập gia đình và ổn định cuộc sống.

Ba năm trước, đúng vào ngày quốc tế lao động, cậu em chồng tôi mất vì tai nạn giao thông. Khi đó cậu ấy vừa mới tốt nghiệp và đi làm được hơn hai tháng. Mẹ chồng tôi vì quá thương con nên bà suy sụp rất nhanh, bệnh nặng rồi qua đời một năm sau đó. Ngôi nhà từ đường giờ chỉ còn lại bố chồng tuổi đã ngoài 75. Ông sống thui thủi một mình không ai chăm sóc, ai cũng bận rộn với công việc và gia đình riêng. Anh em nhiều lần họp gia đình, nhưng không ai chịu về sống với bố. Ông cũng nhất quyết không đến ở với ai.

Bàn tới bàn lui, tranh cãi giận dỗi cuối cùng mọi người thống nhất chồng tôi là con trai cả phải có trách nhiệm nhiều nhất. Chồng tôi vì thương bố nên anh không có nhiều ý kiến. Tôi với anh cũng mâu thuẫn vì thật lòng tôi không muốn chuyển nhà, tôi cảm thấy thật nặng nề với trách nhiệm mới.

bố chồngTôi về sống trong nhà của bố chồng, chỉ nói đến việc giỗ chạp cũng làm tôi chóng cả mặt. (Ảnh minh họa)

Anh cứ năn nỉ tôi mãi, anh nói anh không thể nào chịu đựng được khi mỗi lần về thăm nhà là thấy bố sống lặng lẽ, bệnh đau không ai bên cạnh. Anh cứ than thở ngày đêm, thương chồng nên tôi về nhà từ đường cùng anh. Căn nhà riêng của hai vợ chồng đành cho đứa em họ ở tạm. Cuộc sống mới thêm khó khăn khi chúng tôi chuyển trường cho con, cả tôi và anh đều đi làm xa hơn. Chúng tôi còn phải tự bỏ tiền tu sửa lại nhà mới vì không ai quan tâm nên hỏng nhiều chỗ.

Tôi về sống trong nhà của bố chồng, chỉ nói đến việc giỗ chạp cũng làm tôi chóng cả mặt. Họ hàng đông nên giỗ nào cũng làm rất to. Mọi người về chỉ mang theo gói bánh hay ít trái cây cho có lòng, còn tất cả mọi chi phí vợ chồng tôi đành bấm bụng chịu. Nhiều lúc vợ chồng tôi nói với bố làm đơn sơ thôi, nhưng ông không đồng ý, ông nói làm vậy ông cảm giác xấu hổ với họ hàng. Đã vậy sau mỗi lần giỗ, tôi còn phải dọn dẹp đến ngày hôm sau mới có thể đưa mọi thứ về đúng vị trí. Việc nhà việc trường căng thẳng, làm tôi mệt muốn đứt hơi.

Khoảng tám tháng trước, trong một lần giao lưu thơ văn người cao tuổi, ông gặp cô M, tuổi cũng ngoài 65. Cô M tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn còn rất ăn diện, mặt lúc nào cũng trang điểm, tóc tai nhuộm màu. Qua vài lần ông dắt về nhà chơi, vợ chồng tôi thấy cô không được đứng đắn. Nhưng bố chồng tôi chết mê chết mệt, ông bắt đầu thay đổi.

Ông vắng nhà thường xuyên, cứ mỗi chiều khoảng 4 giờ là ông đi cho đến 5 giờ sáng hôm sau mới về. Dù trời lạnh đến cắt da, hay mưa rất to ông vẫn không ở nhà. Tôi lo lắng cho sức khỏe của ông cũng như sợ ông già cả mắt mũi nhìn không rõ, bị chuyện này chuyện nọ. Vợ chồng tôi khuyên ông hết lời, nhưng ông không hề lay chuyển.

Trong buổi họp gia đình hồi tháng trước, ông đứng lên tuyên bố: “Tao cũng có quyền tự do của mình, tao cô đơn cần người chia sẻ, mấy đứa mày có quyền gì mà cấm đoán tao”. Chúng tôi nào có cấm đoán gì ông. Chỉ vì chúng tôi biết được ông đang bị cô M lừa gạt. Khi bao nhiêu tiền tiêu vặt mà anh em trong nhà dành cho ông đều không còn, lương hưu của ông cũng không đưa cho chúng tôi. Chúng tôi còn giận điên người khi phát hiện ra sổ tiết kiệm ông cũng đã đưa cho cô M. Vì vậy chúng tôi ra sức phản đối.

bố chồng

Tôi cảm thấy bức xúc vô cùng, tôi không thể hình dung được ông cụ tuổi gần 80 mà vẫn đòi cưới vợ. (Ảnh minh họa)

Tưởng đâu con cái nói như vậy ông sẽ nghĩ lại, nào ngờ cuối tuần vừa rồi ông nói chuyện với vợ chồng tôi. Ông nói cô M yêu cầu ông cho cô ấy một danh phận. Ông muốn chúng tôi làm một buổi lễ để đón cô M và rước cô về nhà cho ông. Ông còn nói thêm ông sẽ cùng cô M đi đăng kí kết hôn cho đúng pháp luật.

Chồng tôi vô cùng tức giận, anh kiên quyết không đồng ý. Anh nói sẽ kêu anh em cùng ngăn cản. Bố chồng tôi quyết liệt: “Nếu tụi mày không đồng ý thì đi ra khỏi nhà, tao sẽ sửa lại di chúc”. Tôi không ngờ bố chồng mình như vậy, nghe ông nói mà cứ ngỡ bố là thanh niên tuổi đôi mươi bị tình yêu làm mờ lí trí.

Tôi cảm thấy bức xúc vô cùng, tôi không thể hình dung được ông cụ tuổi gần 80 mà vẫn đòi cưới vợ. Ông không thấy được vì thương ông mà vợ chồng tôi đã vất vả thế nào sao? Ông không nhận thấy người đàn bà mà ông quen chỉ đang lợi dụng ông hay sao? Ông không nghĩ cho sĩ diện của con cháu hay sao mà lại làm như vậy?

Nếu vợ chồng tôi đồng ý, chúng tôi phải chăm sóc cho cả hai người già. Rồi bà ta ngọt nhạt lời ra tiếng vào, ông có xiêu lòng mà giao hết nhà cửa cho bà hay không? Vợ chồng tôi rất đau đầu với biết bao nghĩ suy và lo lắng. Có nên cương quyết ngăn cản bố chồng hay để mặc cho ông thích làm gì thì làm?