Home Blog Page 769

Ngày đầu năm, các mẹ hãy âm thầm vùi 1 thứ này dưới đáy thùng gạo: Cả năm giàu có sung túc

0

Hãy làm ngay đi, bỏ thứ này dưới hũ gạo nhà bạn thì tài lộc sẽ đến.

Tết đầu năm, hãy bỏ một vật này vào hũ gạo ở nhà để mang lại may mắn cho cả năm nhé!

Các nhà phong thủy vẫn thường khẳng định khi chúng ta đặt một phong bao lì xì màu đỏ có đựng tiền bên dưới đáy thùng. Sau đó đổ gạo vào đầy hũ sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong con đường tài lộc, kiếm được nhiều nhưng tiêu xài ít. Phương pháp này sẽ giúp bạn có thể áp dụng quanh năm chứ không riêng gì ngày tết.

Mặt khác theo kinh nghiệm dân gian thì ngoài việc đặt bao lì xì dưới đáy của hũ gạo thì bạn cũng có thể trùm một miếng vải đỏ lên nắp hũ gạo, để hút tào lộc khí tốt vào nhà.

gao

Vào dịp cuối năm, phụ nữ hãy đổ đầy hũ gạo để sang năm mới tiền bạc đầy nhà, không lo thiếu thốn. Bên cạnh đó thì phụ nữ cũng biết hũ gạo tốt nhất nên làm bằng sành, sứ, vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ góp phần giúp con đường công danh sự nghiệp của cả nhà ngày càng thăng tiến. Nếu là người làm ăn buôn bán thì sẽ ngày càng phát đạt.

1 số lưu ý khi đặt hũ gạo

Vị trí đặt hũ gạo

– Không nên đặt hũ gạo đối diện cửa. Tốt nhất là nên đặt ở nơi kín đáo, như góc khuất ở bếp chẳng hạn.

Hũ gạo phải luôn đậy kín và kê cao, để nơi kín đáo để tránh những chỗ bụi bẩn, ẩm mốc, chuột gián thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình.Không chỉ vậy, việc đậy kín hũ gạo sẽ tránh được ẩm mốc, kiến, gián,… bò vào ăn gạo, không tốt cho sức khỏe.

hu-gao

Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo: Phụ nữ cũng nên nhớ điều tối kỵ của phong thủy là đổ sạch hũ gạo. Bên cạnh đó, không nên để nồi cơm đổ hoặc lật úp vì sẽ mang lại điều xấu, nên đặt hũ gạo và nồi cơm trên bề mặt phẳng, ngay ngắn.

3 cấm kỵ khi lì xì đầu năm để cả năm đều may mắn, làm gì cũng thắng lợi: Điều thứ 3 nhiều người mắc phải

0

Lì xì hay còn gọi là mừng tuổi chính là một phong tục truyền thống trong dịp năm mới ở các quốc gia châu Á.

Nên tặng bao lì xì đỏ cho ai?

Trong văn hoá của người Việt và các nước Á Đông khác như Trung Quốc… thì việc kính trọng người lớn tuổi chính là những giá trị mà con cháu cần coi trọng và giữ gìn theo năm tháng. Vào đầu năm, khi Tết đến xuân về, con cháu trong nhà thường thể hiện sự tôn kính, quý trọng ông bà, cha mẹ bằng những bao lì xì đỏ với mong muốn mọi người lúc nào cũng khỏe mạnh, có đủ sức khoẻ để vun vầy bên nhau.

Ngoài ra, bao lì xì đỏ cũng là món quà mà người lớn trong nhà dành tặng cho thế hệ sau với ý nghĩa may mắn, phúc lành. Ngoài ra, đối với những người nhỏ tuổi hơn, bạn cũng có thể tặng một vài món quà như sách, đồ chơi… thay cho bao lì xì để bày tỏ sự quan tâm, dành lời chúc phúc và trao gửi yêu thương.
Empty

Nên tặng những bao lì xì có kích cỡ, giá trị bằng nhau

Đối với các gia đình Việt, đặc biệt là những nhà đông người, khi phát bao lì xì cho con cháu, người lớn nên tránh sử dụng các bao lì xì có kích thước, giá trị khác biệt vì sẽ khiến đứa trẻ có cảm giác bị “phân biệt đối xử”.

Trước tiên, chúng ta nên hiểu rõ rằng bao lì xì không chỉ là món quà vật chất mà còn là lời cầu chúc một năm mới an yên, làm gì cũng thuận buồm xuôi gió của người lớn dành cho con cháu. Vì thế, dù giá trị của chúng như thế nào thì ông bà, cha mẹ cũng nên thể hiện rằng con cháu trong nhà đều cần tình yêu thương của mình dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng.

Do đó, việc tặng mọi người các bao lì xì ngang nhau về kích cỡ, giá trị sẽ khiến trẻ con không so sánh, ghen tị lẫn nhau và đều cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến mà ông bà, cha mẹ dành cho mình.
Empty
Không được gấp tiền trong bao lì xì và không dán kín

Một trong những “nguyên tắc” quan trọng khi gói bao lì xì chính là phải đặt tiền phẳng phiu, không được gấp mép hay để nhàu nhĩ. Sở dĩ như vậy là vì quan niệm của người xưa, việc gấp tiền trong phong bao lì xì đỏ đồng nghĩa với vận may trong năm mới có phần giảm sút, không suôn sẻ như mong đợi.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc niêm phong bao lì xì đỏ. Thay vì dán kín chúng, bạn chỉ nên gấp mép phong bì đỏ để ấn chúng xuống vì nếu dán kín cũng có nghĩa túi tiền của mình bị “niêm phong”, năm mới tiền bạc không thể vào túi và khiến chủ nhân hao tốn tiền bạc.
Empty
Nên sử dụng tiền mới và tránh những đồng tiền cũ, hư hỏng

Đầu tiên, những tờ tiền mới sẽ mang đến cảm giác khởi đầu mới và tạo thêm không khí vui tươi của ngày Tết. So với tiền cũ, những đồng tiền mới chính là tượng trưng cho một năm mới thuận lợi, khởi đầu mới tràn trề năng lượng tích cực và niềm vui. Đặc biệt, việc sử dụng tiền mới lì xì cũng là cách ông bà, cha mẹ hay những người lớn tuổi thể hiện sự tôn trọng thế hệ trẻ, tượng trưng cho sự quan tâm, lời chúc phúc dành cho con cháu.

Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

3 ngày Tết, quan sát bát hương thấy dấu hiệu này chứng tỏ năm mới có lộc, giàu sang phát tài

0

Bát hương được xem là vị trí linh thiêng nhất trong nhà, đặc biệt dịp đầu năm mới mà bát hương có dấu hiệu này thì gia đình phúc lộc dồi dào.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, thờ cúng tổ tiên là đạo lý tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Bát hương trong phong thủy được xem là nơi tụ khí. Do đó theo phong thủy, những dấu hiệu trên bát hương rất quan trọng, nhìn vào bát hương có thể thấy tài lộc của gia đình. Đặc biệt trong những ngày tết bát hương có những dấu hiệu sau chứng tỏ gia đình có lộc:

dau-hieu-bat-huong

Bát hương xuất hiện hương cuốn tàn không rụng

Theo quan niệm của người xưa khi bát hương xuất hiện những cây hương không rụng tàn mà cuốn thành vòng thì chứng tỏ linh nghiệm, may mắn. Tuy nhiên nếu tất cả các cây hương đều cuốn tàn thì điều đó chứng tỏ bạn đã mua hương cuốn tàn hóa chất, nên sẽ không linh nghiệm. Mà hóa chất còn có thể làm phạm phong thủy nhiễu loạn trường khí trong gia đình.

Nếu bát hương đốt nhiều hương tự nhiên không cuốn mà bỗng dưng xuất hiện một cây cuốn tàn thì chứng tỏ rất linh nghiệm. Đó là dấu hiệu dự báo gia tiên phù hộ, phần âm tốt lành độ trì gia hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, hạnh phúc sum vầy cuộc sống đủ đầy sung túc.

dau-hieu-bat-huong-co-loc-dau-nam

Do đó hãy quan sát bát hương dịp đầu năm mới xem có cây hương tự nhiên cuốn tàn nào không nhé. Tuy nhiên cần tránh mua hương hóa chất được quảng cáo là đốt đều cuốn tàn, bởi đó là phạm đại kỵ làm ô uế và giả dối tịa nơi thờ cúng.

Bát hương có bướm tới đậu

Trong niềm tin dân gian bướm là linh hồn của người đã khuất. Do đó khi bướm lượn vào nhà là có điềm báo. Nếu bướm bay lượn vòng rồi đậu vào bát hương thì đó là linh hồn người thân đã khuất hóa thành bướm về thăm con cháu. Đầu năm là dịp con cháu mời tổ tiên ông bà về sum họp đón Tết nên nếu bướm đậu bát hương dịp này chứng tỏ lời khấn nguyện của gia chủ đã linh nghiệm và được chứng giám.

Nếu đó là những loại bướm thông thường không phải bướm ma, bướm hình thù dữ dằn kỳ dị thì đó là điểm may mắn. Do đó bạn cần tránh đập, đuổi khi thấy bướm đậu ở ban thờ, bát hương. Lúc đó hãy thắp hương để khấn ông bà tổ tiên phù hộ, cám ơn ông bà tổ tiên.

buom-dau-bat-huong

Bát hương sạch sẽ

Bát hương để sạch sẽ, không sứt mẻ thì chứng tỏ là gia chủ chu đáo trong thờ cúng. Khi quan sát ban thờ của một gia đình, thấy bát hương và quanh bát hương sạch se chứng tỏ đó là gia đình có tâm thờ cúng và chứng tỏ sẽ có lộc.

Ban thờ là nơi linh nghiệm nên nếu khu vực thờ không sạch sẽ chứng tỏ việc thờ cúng không linh nghiệm vì không chu toàn. Ban thờ bẩn thỉu lộn xộn sẽ làm xáo trộn trường khí gây nhiễu loạn phòng thờ, gia tiên trách phạt.

Bên cạnh những dấu hiệu may mắn trên bạn cũng nên để ý nếu bát hương có dấu hiêu sau cần cẩn trọng, thay lại hoặc mời chuyên gia hóa giải: bát hương bốc cháy, bát hương bị xê dịch, bát hương bị vỡ,sứt mẻ, bát hương

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán nên làm gì để may mắn cả năm?

0

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày đầu năm mới dịp Tết Nguyên đán có một số việc mọi người nên làm để cả năm hanh thông, thuận lợi, tài lộc tràn đầy.

 

Những việc nên làm trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để may mắn, tài lộc đến nhà:

1. Mặc trang phục sáng màu

Mùng 1 Tết nên mặc trang phục sáng màu để cả năm luôn tươi sáng, sẵn sàng đón chờ những điều tốt đẹp. Bạn có thể chọn các màu như đỏ, xanh, vàng… vừa đẹp lại hợp phong thủy.

2. Vui vẻ cười tươi, tinh thần thoải mái ngày đầu năm

Sau một năm nhiều vất vả, lo toan, mọi người ai cũng muốn nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ đầy sức sống để có thêm động lực tiếp tục phấn đấu trong năm mới.

Vậy nên đừng quên vui vẻ tươi cười vào những ngày đầu năm để có một năm mới hạnh phúc, thuận lợi nhé.

sang mung 1 tet

Ảnh minh họa

3. Lì xì Tết

Lì xì đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong dịp Tết truyền thống. Những bao lì xì đỏ thắm gửi gắm lời chúc mạnh ⱪhỏe, bình an, là niềm hy vọng của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu và ngược lại.

4. Chúc Tết đầu năm

Trong ngày mùng 1 Tết, lời chúc thân tình từ anh chị em, họ hàng, bạn bè ⱪhông chỉ ⱪhiến năm mới may mắn, vui vẻ mà còn giúp thắt chặt hơn tình cảm gia đình, bạn bè.

5. Đi lễ chùa đầu năm

Nhiều người quan niệm rằng, đi lễ chùa ngày mùng 1 Tết ⱪhông chỉ giúp mọi người tìm về những phút lắng đọng với những lời cầu chúc cho gia đạo bình an, đi chùa đầu năm còn là dịp để du Xuân, ngắm cảnh, thả lỏng sau một năm dài mệt nhọc.

Khi đi lễ chùa, đừng quên để lại điều ước qua các mảnh giấy nhỏ được dán ở các cây lấy lộc. Tương truyền, những lời nguyện cầu chân thành đầu năm sẽ được thần linh ban phước và thực hiện.

5. Mua muối

Người xưa quan niệm muối là một công cụ có thể tiêu trừ những điều xấu. “Đầu năm mua muối” cũng chính là lời dặn của ông bà từ thời xa xưa.

Vì vậy, rất nhiều người thường có thói quen mua một ít muối để xua đuổi điềm xấu, tà ma và đón những điều tốt đẹp đến với gia đình.

6. Đặt hoa nở trong nhà

Hoa nở chính là một điềm lành, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam cũng có sắc vàng rực rỡ của hoa mai.

Những cánh hoa nở rộ tươi đẹp sẽ mang đến ⱪhông ⱪhí Xuân sắc tràn đầy cho căn nhà của bạn.

Tet

7. Nên ⱪiêng lửa

Lửa tượng trưng cho sự ấm áp, đầm ấm nên người Việt thường ⱪiêng cho lửa vào mùng 1 Tết, cũng chính là tránh cho đi may mắn của mình. Đừng xin lửa nhà người ⱪhác để tránh hiểu lầm ⱪhông vui ngày Tết nhé.

8. Tránh những người nặng vía xông đất nhà mình

Người Việt có quan niệm người đầu tiên xông đất nhà mình chính là sứ giả của thần may mắn, người này sẽ có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh cả gia đình gia chủ trong suốt mọt năm sắp tới.

Vì vậy họ thường lựa chọn rất ⱪỹ lưỡng, tránh những người nặng vía, ⱪhông hợp tuổi, hợp mạng đến xông đất đầu năm.

9. Không quét nhà

Quét nhà là một trong những điều đại ⱪỵ đầu năm. Quét nhà, dọn rác bỏ đi cũng chính là mang những may mắn, tài lộc đi mất.

Người ta chỉ thường gom gọn vào một góc để nhà cửa sạch sẽ đón Tết mà thôi. Để có một năm mới may mắn, đừng ngại “lười” vài ngày bạn nhé.10. Không được cắt tóc, ⱪhông làm rơi đồ vật ngày đầu năm

Theo người xưa, cắt bỏ một thứ gì đó ⱪhỏi cơ thể vào ngày mùng 1 Tết chính là cắt đi sự may mắn. Không chỉ tóc, người ta còn hạn chế cắt móng tay vào ngày mùng 1 nữa.

Tương tự như vậy, nhiều người quan niệm đổ vỡ tượng trưng cho sự ly tán, chia lìa. “Có thờ có thiêng, có ⱪiêng có lành”, tốt nhất là hãy tránh những điều ⱪhông may mắn.

11. Nói điều vui vẻ

Mùng 1 Tết Giáp Thìn đừng quên nói điều vui vẻ để cả năm niềm vui luôn tràn đầy. Mọi người cũng thích nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ thay vì những gương mặt ủ ê vào ngày đầu năm mới đúng ⱪhông nào.

12. Không vay mượn đầu năm

Không ai muốn cho đi may mắn của mình, vì vậy đầu năm người ta thường hạn chế cho vay, cũng chính là hạn chế phân phát tài lộc của mình đi.

Đối với những người đi vay, đầu năm biểu hiện túng thiếu sẽ là cơ hội để sự ⱪhông may tấn công, mang tài vận cả năm của bạn đi mất.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham ⱪhảo, chiêm nghiệm

Đừng tưởng trời lạnh không thiu: Muốn bánh chưng mềm dẻo, để nửa tháng vẫn ngon chỉ có 1 cách

0

Xếp bánh trên bàn, dùng một lớp giấy báo bọc bên ngoài từng chiếc bánh giúp bánh để được lâu và không bị mốc.

Bánh chưng, bánh tét rất dễ bị ôi thiu, lên mốc nếu không bảo quản đúng cách. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản loại thực phẩm này khỏi mốc, hỏng.

Empty

Cách bảo quản bánh chưng

Bảo quản ở điều kiện bên ngoài

Bước 1: Bánh chưng sau khi được nấu chín, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội rửa lại bánh nhằm rửa sạch các chất nhựa trong lá.

Bước 2: Treo bánh tại nơi thoáng mát giúp bánh khô ráo hoàn toàn.

Bước 3: Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn.

Với cách bảo quản này có thể bảo quản được bánh chưng khoảng 7 đến 10 ngày, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào khâu gói bánh có buột chặt không, điều kiện môi trường ở từng nơi mà thời gian có thể chênh lệch.

Bảo quản trong tủ lạnh

Để bánh được bảo quản lâu bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói vào ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ.

Bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được khoảng 15 đến 20 ngày.

Empty

Bảo quản bằng túi hút chân không

Sau khi hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản từ 5 -10 ngày ở điều kiện bình thường (nhiệt độ phòng), tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương. Ngoài ra, khi bảo quản trong ngăn đá, bánh chưng có thể dùng được trong vòng 15-20 ngày.

Cách bảo quản bánh tét

Khác với bánh chưng, bánh tét mới vớt ra còn nóng bạn nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Không cất bánh vào tủ hay để bánh trong túi kín, bánh bị hầm hơi sẽ rất mau hư.

Với bánh tét bạn có thể treo nơi thoáng mát và bảo quản 2 – 3 ngày, để bảo quản lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh, khi dùng thì đem hấp lại hoặc chiên ăn rất ngon.

Ngoài ra nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn có thể đặt bánh lên ngăn đá, tuy nhiên bạn cần rã đông bánh ở nhiệt độ thường và luộc lại bánh khi dùng. Nếu bảo quản ở ngăn đá bạn có thể để bánh được khoảng 15 ngày.

Empty

Bảo quản bằng túi hút chân không

Cách tốt nhất để bảo quản bánh tét là hút chân không cho bánh, vì công nghệ hút toàn bộ không khí ra giúp bánh được bảo quản lâu nhất có thể, tránh tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bánh chưng ép chân không thì có thể để được khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

9 điều kiêng kị vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo cả năm

0

Trong quan niệm dân gian ở một số nền văn hóa, mùng 1 Tết được coi là ngày đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

Người ta tin rằng những gì làm trong ngày này sẽ ảnh hưởng lớn đến cả năm tới. Do đó, có một số điều kiêng kỵ thường được tuân thủ vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo và mang lại may mắn như sau.

1. Đóng cửa nhà ngày mùng 1 Tết 

Trong quan niệm phong thủy, mở cửa ra ngoài vào ngày mùng 1 Tết được coi là mở đường cho sự thịnh vượng, tài lộc và thành công trong năm mới. Việc này được xem là một cách chào đón các vận khí tích cực và cơ hội mới đến với gia đình.

Ngược lại, đóng cửa nhà vào ngày này được coi là hạn chế sự tuần tự của vận khí và sinh khí, có thể khiến cho gia đình gặp khó khăn trong việc thu hút may mắn và thành công trong năm mới.

Không nên đóng cửa nhà vào mùng 1 Tết

Tuy nhiên, mặc dù là một quan niệm truyền thống, việc mở hoặc đóng cửa nhà vào ngày mùng 1 Tết thực sự phụ thuộc vào quan điểm và niềm tin cá nhân của mỗi gia đình.

2. Tránh sử dụng dao, kéo 

Trong quan niệm phong thủy, việc sử dụng dao kéo trong ngày đầu tiên của năm nên được hạn chế để tránh mang lại sự sát thương và xui xẻo cho gia đình. Dao và kéo được coi là những công cụ có tính chất sắc bén và có thể mang lại nguy cơ cho sự an toàn của con người.

Nếu có việc cần thực hiện như băm hoặc chặt đồ ăn, thì tốt nhất là nên thực hiện vào đêm 30, trước khi chuyển sang ngày mùng 1 của năm mới. Vào sáng mùng 1, thay vì sử dụng dao kéo, bạn có thể tập trung vào việc dọn đồ ăn và tận hưởng khoảnh khắc bên người thân, tạo nên không khí ấm áp và hạnh phúc cho ngày đầu tiên của năm mới.

Tránh sử dụng dao kéo hết mức có thể

3. Hết gạo, muối

Việc đảm bảo có đủ gạo và muối trong nhà ngày mùng 1 được coi là rất quan trọng. Mục đích của việc này không chỉ là để đảm bảo rằng gia đình có đủ thực phẩm cho cả năm mà còn mang ý nghĩa tượng trưng về sự ấm no và đầy đủ.

Cụm từ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” thường được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có đủ muối và gạo trong ngày đầu tiên của năm mới. Muối và gạo không chỉ là những nguyên liệu cần thiết trong chế biến thức ăn hàng ngày mà còn đại diện cho sự sung túc và ấm no trong cuộc sống gia đình.

Không nên để nhà thiếu gạo muối vào mùng 1 Tết

4. Quét nhà 

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong 3 ngày đầu năm có thể ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia đình. Người ta tin rằng việc quét rác trong những ngày này sẽ khiến tiền bạc của gia đình bị mất đi hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải quét nhà để giữ cho không gian sạch sẽ và thoáng đãng, có thể thực hiện nhưng cần chú ý một số điểm sau:

– Quét rác nhưng không nên đổ ra ngoài đường vào 3 ngày đầu năm.

– Tốt nhất là bạn có thể tạm thời chứa rác trong nhà, tại một góc nào đó, để sau 3 ngày đầu năm mới đổ rác đi.

Có thể quét nhà nhưng không nên đổ ra ngoài trong 3 ngày đầu năm

5. Vay tiền 

Vay mượn tiền bạc được coi là một trong những điều kiêng kị trong tâm lý dân gian. Theo quan niệm này, người cho vay có thể gánh chịu mất mát về tài lộc suốt cả năm, trong khi người đi vay sẽ phải sống trong tình trạng túng thiếu, vay mượn suốt năm dài.

Tránh vay tiền đầu năm

6. Nói những điều xui rủi

Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta tin rằng việc nói những điều tốt lành, tích cực sẽ tạo điều kiện cho một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Trái lại, nếu nói những điều xui xẻo, tiêu cực, có thể gây ra tâm trạng không tốt và mang lại những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống trong suốt năm tới. Do đó, nên tránh nói những điều không may, tập trung vào những suy nghĩ tích cực để mang lại may mắn và thành công trong năm mới.

Tránh nói lời xui rủi

7. Cho lửa 

Trong quan niệm dân gian, ngọn lửa được xem là biểu tượng của sự ấm áp, may mắn và sự phồn thịnh. Màu đỏ của lửa thường được liên kết với sự may mắn và tài lộc trong văn hóa nhiều quốc gia. Vào mùng 1, nếu cho người khác lửa đồng nghĩa với việc cho đi sự may mắn của bản thân thì cả năm sẽ xui xẻo, làm việc gì cũng không thuận lợi.

Không nên cho lửa đầu năm

8. Đồ dùng gia đình rơi vỡ 

Quan niệm này phản ánh niềm tin và truyền thống trong văn hóa dân gian, trong đó mỗi hiện tượng tự nhiên hay sự cố như vỡ đồ đạc được coi là điềm báo cho sự chia lìa hoặc đổ vỡ trong gia đình.

Thực tế, việc đồ dùng trong nhà bị rơi vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sơ suất trong quá trình sử dụng, tuổi già, chất lượng sản phẩm, hoặc điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ. Tuy nhiên, việc chăm sóc và sắp xếp đồ dùng trong nhà một cách cẩn thận vẫn là một thói quen tốt để đảm bảo an toàn.

Tránh làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày Tết

9. Người có tang đi xông đất 

Tục lệ dân gian về việc người đầu tiên bước vào nhà vào ngày mùng 1 của năm mới là một trong những truyền thống vẫn được duy trì đến ngày nay. Quan điểm này phản ánh niềm tin vào sức ảnh hưởng của người đầu tiên bước chân vào nhà đối với sự may mắn của cả năm.

Do đó, theo quan niệm dân gian, để tránh thu hút điều không may và xui xẻo cho gia đình, người có tang không nên là người đầu tiên bước vào nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết.

Người có tang không nên đi xông đất hoặc chúc Tết

Lưu ý những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để giữ gìn may mắn và thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.

Nên bỏ phong tục lì xì cho trẻ con ngày Tết?

0

Lì xì là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay khi cuộc sống khấm khá hơn thì những bao lì xì lại trở nên “nặng nề” với không ít người.

Không rõ từ bao giờ, nhưng qua bao nhiêu thế hệ, người Việt vẫn truyền nhau tục mừng tuổi (lì xì) đầu năm mới. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người lại cùng quây quần bên nhau, người lớn lì xì cho trẻ nhỏ mong cho hay ăn, chóng lớn, học giỏi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ thể hiện lòng thành kính biết ơn, cầu chúc cho các đấng sinh thành sức khỏe và nhiều bình an.

Lì xì là mang đến điều may mắn, tốt đẹp cho người nhận nhân dịp đầu xuân năm mới. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không nằm ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít) của phong bao lì xì mà nằm ở giá trị tinh thần năm mới nhận được lời cầu chúc may mắn sẽ hên và hanh thông cả năm. Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở bên trong. Việc để tiền lì xì trong phong bao thể hiện sự kín đáo, khiến người nhận không so bì nhiều ít dẫn đến xích mích hay chuyện không vui.

Nhưng theo thời gian, khi mà điều kiện kinh tế của từng gia đình được cải thiện, cuộc sống khấm khá no đủ hơn, thì cũng là lúc mà câu chuyện lì xì ngày Tết trở thành gánh nặng cho nhiều người. Thậm chí trở nên biến tướng, gây mất thiện cảm trong những ngày đầu năm mới.

Không ít gia đình cảm thấy lì xì là gánh nặng. (Ảnh minh họa)

Dù Tết không có thêm thu nhập nhưng ai cũng phải trích ra một khoản tiền, nhờ người đổi tiền mới để mừng tuổi cho con cháu. Cận kề ngày Tết, mọi người “nhốn nháo” tìm đến dịch vụ đổi tiền mới dù phí cao ngất, lên tới 20%. Rồi đến chuyện trước khi đi chúc Tết phải nhìn xem trong ví có bao nhiêu tiền, lì xì ít thì thấy ái ngại nhưng lì xì nhiều lại “lo” không xuể.

Có lẽ ngày nay cũng không còn mấy ai đủ can đảm lì xì cho các em nhỏ 10-20 nghìn đồng nữa. Lại có những thực tế rằng, nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi người lớn, chẳng hề để ý đến ý nghĩa hay những câu chúc khi được lì xì, mà chỉ chăm chú mở xem “ruột” được bao nhiêu tiền. Hành động bóc lì xì trước mặt khách rồi bĩu môi chê của không ít đứa trẻ ấy đã trở thành ấn tượng xấu ngày Tết. Cứ thế, Tết mất vui vì những phong bao lì xì.

Phải chăng, tự bản thân chúng ta đang làm phong tục lì xì trở nên xấu xí?. (Ảnh minh họa)

Không phải tự nhiên mà nhiều người kêu gọi nên bỏ phong tục lì xì ngày Tết. Bởi họ cho rằng, bỏ lì xì là bỏ đi nỗi phiền toái, bỏ đi những gánh nặng trong những ngày đầu năm mới. Khách quan nhìn nhận, lì xì ngày Tết vẫn luôn mang ý nghĩa đẹp và nhân văn. Phải chăng, tự bản thân chúng ta đang làm phong tục ấy trở nên xấu xí?.

Để lì xì không làm mất vui ngày Tết, người lớn cần giáo dục con em mình về ý nghĩa của việc lì xì để trẻ nhỏ biết tôn trọng người đang chúc cho mình nhiều điều may mắn như việc không được bóc lì xì ngay hoặc là bóc trước mặt người đưa lì xì. Người lớn cũng như trẻ nhỏ, ngày Tết chớ nên nói chuyện lì xì ít hay nhiều, càng không nên nói chuyện về tiền trong dịp năm mới. Đừng để trẻ thơ bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền.

Khi nhận được lì xì, cần dạy cho trẻ sự biết ơn, quý trọng vì đó là món quà tinh thần to lớn. Người lớn đừng so đo, tính toán thậm chí thể hiện sự sòng phẳng trong câu chuyện lì xì đầu năm. Đừng quan tâm tới giá trị vật chất, hãy hướng đến giá trị tinh thần, để phong tục lì xì luôn mang ý nghĩa tốt đẹp vốn có. *Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Các cụ truyền lại: Sau giao thừa, mua 3 thứ này càng sớm thì năm mới càng nhiều may mắn, giàu có, cầu gì được nấy

0

Kinh nghiệm của người xưa cho thấy mua những thứ này đầu năm mới có thể mang lại sự may mắn phát tài giàu có cho cả năm.

Theo quan niệm của người xưa, đầu năm mới có những hành động là điềm báo cho cả năm. Do đó đầu năm mới, người xưa thường chọn hướng xuất hành, việc đầu tiên thực hiện trong năm để mong năm đó thuận lợi may mắn phát tài.

Do đó sau thời khắc giao thừa thì các cụ thường dặn con cháu mua sắm những thứ này để mang lại may mắn tài lộc cho cả năm:

sau-giao-thua-mua-muoi

Mua muối

Người Việt có tục đầu năm mua muối. Muối biểu trưng cho sự mặn mà đằm thắm nên cả năm sẽ gặp thuận lợi, cuộc sống có nhiều may mắn thuận lợi, gia đình hạnh phúc, tình cảm mặn mà tốt đẹp. Muối cũng là vật phong thủy có công dụng xua đuổi vận xui, trừ tà ma. Do đó mua muối đầu năm giúp cho gia đình thêm tài lộc, tránh được ma quỷ quấy nhiễu.

Mua muối là để cầu mong gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi, cuộc sống mặn mà may mắn, làm ăn phát tài gặp được quý nhân hỗ trợ. Do đó mua muối đã trở thành một thói quen đầu năm của nhiều người. Sau tiếng chuông đồng hồ chuyển ngày mới thì nhiều người đã đi bán muối, tiếng rao bán muối đã len lỏi ở góc phố. Hoặc bạn cũng có thể mua ở những cổng cơ sở tôn giáo, hoặc đợi phiên chợ sớm nhất ở địa phương để đi mua muối.

mua-lua

Mua lửa

Lửa là biểu trưng cho sự phát triển và sự sống. Lửa xua đuổi ma quỷ. Thắp lửa là thắp lên tài lộc giàu sang hạnh phúc. Mua lửa đầu năm rất quan trọng. Trong văn hóa dân gian lửa phỉa duy trì qua năm và không được tắt để mang lại may mắn cho gia đình. Lửa giữ ấm hạnh phúc, lửa mang lại niềm vui, lửa khởi tạo sự sống. Thiếu lửa là vô cùng nguy hiểm vì sẽ làm nghèo và sa sút đi. Do đó đầu năm mua lửa rất quan trọng trong niềm tin dân gian.

Bạn có thể mua bao diêm, mua bật lửa… Nhưng nên lưu ý mua những thứ này thì tránh để rơi mất, tránh cho mượn, tránh cho đi.

mua-mia

Mua mía đường

Những thứ ngọt ngào như cây mía, cân đường hoa quả ngọt… biểu trưng cho năm mới ngọt ngào thành công. Ai cũng mong cuộc sống ngọt ngào, gia đình may mắn, hạnh phúc thành công. Thế nên mua mía đầu năm đã trở thành tập tục quen thuộc của nhiều người. Mía được bán ở cổng đình chùa trong thời khắc giao thừa. Thế nên nhiều người sẽ tiến hành mua cây mía đầu năm để mang lại sự ngọt ngào may mắn.

Nhiều nơi không có tục mua mía thì sẽ mua đường, mua hoa quả ngọt, đỏ như bí đỏ, cà chua, cà rốt… để mong một năm thuận lợi, vận đỏ son trong làm ăn, phát tài phát lộc, may mắn dồi dào, hạnh phúc.

Với những việc làm trên không tốn kém lại rất đơn giản nhưng bạn cũng cần chú ý tránh phạm kỵ tránh cho, mượn những thứ vừa mua trên vì như thế sẽ làm mất đi tài lộc của mình.

Đêm giao thừa bất ngờ có chú chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc lo đến mất ăn mất ngủ: ‘Là tốt hay xấu?’

0

Theo người này chia sẻ, vào đêm giao thừa, một vị khách đặc biệt đã ghé thăm ngôi nhà và khiến cả gia đình rất bối rối.

Giao thừa cũng được xem là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên vào khoảnh khắc này, nhiều gia đình đã gặp phải những tình huống vô cùng “khó đỡ”. Câu chuyện sau đây được một cô gái có tài khoản là Đào Nguyễn chia sẻ trên mạng xã hội, vào năm 2019 là một ví dụ.

Dòng trạng thái của Đào Nguyễn viết: “Đúng giao thừa có một em chó chạy vào nhà. Chui vào gầm xe nằm. Mọi người thông thái cho em hỏi là điểm tốt hay xấu ạ?”. Bên dưới bài viết đính kèm hình ảnh chụp chú chó đang nằm cuộn mình trong sân để xe của ngôi nhà.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Hình ảnh chú chó lạ ghé thăm nhà vào đêm giao thừa khiến gia chủ bối rối (Ảnh Đào Nguyễn)

Bài viết của cô gái nhanh chóng thu về lượt quan tâm lớn của nhiều người dùng khác với gần 700 lượt bình luật. Đa phần mọi người đều cho rằng, vào đêm giao thừa nói riêng hay vào những ngày đầu năm mới nói chung, việc có những vị khách lạ, đặc biệt như chú chó, chú mèo ghé thăm nhà là điềm tốt.

Những nhận xét này dựa trên quan niệm dân gian của người xưa. Cụ thể, người xưa từng có câu: “Chó đến thì sang” hay “Chó đến làm giàu, mèo đến xây nhà lớn”. Những câu nói này không biết đã xuất hiện từ bao giờ, song nó vẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác và trở thành quan niệm thân quen trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tuy nhiên dựa trên đời sống thực tế ngày nay, việc không chỉ chó, mèo mà bất kỳ con vật nào ghé thăm gia đình một cách bất ngờ, thì gia chủ cũng nên bình tĩnh mà không nên đánh đập hay xua đuổi chúng. Bởi rất có thể chúng là thú nuôi của một gia đình khác, đang đi lạc. Gia chủ có thể mở rộng cửa để con vật tự rời đi. Chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long giải thích: “Bên cạnh chó, các loài khác như mèo, chim hay cá, rắn. Không nên bắt nhốt các loài này, gia chủ có thể cho chúng ăn và đợi cho đến khi chúng tự rời đi. Với cá hãy đem thả về ao, hồ nước gần nhà, còn rắn thì bình tĩnh, xử lý an toàn để chúng cũng rời đi”.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Khi có động vật lạ vào nhà trong đêm giao thừa hay dịp năm mới, không đánh đập hay nhốt mà hãy để chúng tự rời đi (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho biết, đặc biệt vào đêm giao thừa, khi các gia đình cùng nhau tổ chức các hoạt động để chào năm mới bật nhạc lớn, bắn pháo hoa, việc này sẽ vô tình khiến những chú thú cưng như chó sợ hãi. Lúc này, chúng sẽ chạy đi tìm nơi để trốn, ẩn nấp. “Chắc quê bạn đốt nhiều pháo quá. Khi chưa cấm pháo, cứ giao thừa là chó quê mình chạy hết ra đồng để trốn đấy”, người dùng với tài khoản Hà Thảo bình luận.

Những điều nên tránh vào dịp năm mới

Những quan niệm, tâm niệm được dân gian truyền miệng từ xa xưa cho đến nay vốn dĩ mang tính chất tương đối. Song lại cũng có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là vào những dịp quan trọng như dịp Tết, đầu xuân năm mới. Dưới đây là một số lời khuyên khác từ chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long, về những điều các gia đình tốt nhất nên tránh, hạn chế vào đêm giao thừa nói riêng cũng như dịp đầu năm mới nói chung.

Tránh tranh cãi bất hòa

 

Dù với người bên ngoài hay giữa các thành viên trong gia đình với nhau, mọi người cũng nên tránh việc tranh cãi, bất hòa to tiếng. Điều này sẽ vô tình khiến không khí trong nhà dịp đầu xuân năm mới không được vui vẻ. Thay vào đó hãy luôn hài hòa, vui cười và nói với nhau những lời chúc bình an, may mắn.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Dịp đầu năm, mọi người nên giữ không khí vui vẻ, không nên bất hòa, tranh cãi (Ảnh minh họa)

 

 

Tránh quét nhà đêm 30 và ngày mồng 1

 

Theo quan niệm phong thủy, việc quét nhà được coi như quét đi tài lộc trong nhà. Vì vậy tốt nhất các gia đình nên tránh. Ngoài ra, dịp Tết là thời gian mọi người được thảnh thơi, nghỉ ngơi sau 1 năm, hãy dành thời gian để đi chúc Tết, vui chơi, du xuân thay vì dọn dẹp nhà cửa.

Tránh cắt tóc

 

Điều thứ 3 được chuyên gia phong thủy khuyên nên tránh vào những ngày Tết đó là tránh cắt tóc. Nó không chỉ được áp dụng vào dịp đầu năm mới mà mỗi ngày đầu tháng Âm lịch, mọi người cũng rất kiêng đi cắt tóc.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Quét nhà, cắt tóc cũng là điều nên tránh trong những ngày đầu năm mới (Ảnh minh họa)

Tránh đòi nợ

 

Điều cuối cùng là một điều rất kiêng kỵ, đó là đòi nợ vào năm mới. Đòi nợ ngày đầu năm mới không chỉ khiến đối phương trở nên bối rối, phiền phức mà còn khiến chính chủ trở thành ngườ có phần bất lịch sự trong văn hóa ứng xử thường ngày. Vì vậy vào dịp đầu năm khi gặp nhau, hãy chỉ nên nói những chuyện an lành tốt đẹp, chúc nhau những câu chúc thật đẹp cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Các cụ dặn chẳng sai: Đầu năm mới nhớ ăn cá chép cầu may nhưng phải chừa lại đuôi, vì sao?

0

Trong quan niệm của người xưa việc ăn cá chép đầu năm mang lại may mắn thế nhưng phải tránh ăn đuôi.

Tết nguyên đán là dịp quan trọng trong năm. Theo quan niệm văn hóa tâm linh thì năm tài vận được tính theo năm Âm lịch. Do đó người xưa thường thực hiện các nghi thức tâm linh tính theo thời điểm năm âm lịch.

Để cầu may mắn đầu năm người xưa có những kiêng kỵ và những nghi thức đặc biệt, cả chuyện ăn uống. Đầu năm người Việt dặn con cháu kiêng không ăn những món mang lại xui rủi nặng mùi như thịt chó, thịt vịt, cá mè, mắm tôm, mực, tôm… Bên cạnh đó thì ông bà cũng khuyên nên ăn những món mang lại may mắn gồm các món truyền thống trong dịp Tết như mứt, bánh chưng, giò, chả, cây mía, kẹo ngọt…

Trong các món ăn mang lại may mắn thì các cụ đặc biệt chú trọng cách ăn cá chép.

ca-chep-may-man-dau-nam

Cá chép mang lại may mắn cả năm?

Trong văn hóa Việt, cá chép là hình tượng đặc biệt có ý nghĩa. Cá chép biểu trưng cho sự thành công, bởi câu chuyện cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Thế nên ăn cá chép được cho là biểu trưng sẽ giúp vượt qua khó khăn đạt tới thành công, mang lại may mắn tài lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự hanh thông như ý.

Hình ảnh cá chép vượt qua vũ môn hóa thành rồng đã biểu trưng cho sự phát triển vượt bậc thành công may mắn, giàu có phú quý, phát tài.

Cũng chính vì thế ông bà dặn con cháu nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến. Thế nên nhiều gia đình mua cá chép để ăn Tết mong một năm mua thuận gió hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc, thành công, gặt hái nhiều tài lộc, may mắn…

ca-chep

Tại sao không được ăn đuôi cá chép?

Mặc dù người xưa dăn con cháu nên ăn cá chép để thu hút vận may nhưng lại chừa đuôi không được ăn đuôi. Đây là nghi thức tâm linh thể hiện niềm tin rằng khi để lại đuôi cá tức là mong muốn có sự dư thừa, không hết tận cùng. Ăn đuôi tức là ăn đến tận cùng, do đó cần để lại đuôi để mong có sự dư thừa trong năm để năm mới có tích lũy giàu có.