Home Blog Page 673

Dân gian có câu “Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời”, vì sao?

0

 Trong quan niệm phong thủy nơi để gạo rất quan trọng vì đó là lương thực quan trọng phổ biến với mỗi gia đình.

Trong góc nhìn phong thủy nhà bếp là nơi thể hiện sự giàu có của gia chủ, đó là kho lương. Mà trong bếp thì gạo là nguyên liệu phổ biến và điển hình nhất. Thùng gạo thể hiện sự giàu có, là kho khố của gia đình.

Trong đời sống xa xưa của cư dân Á Đông thì gạo là thức ăn quan trọng nhất. Bây giờ gạo cũng vẫn là lương thực quan trọng, thậm chí ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Bởi vậy gạo trong phong thủy được xem là rất quan trọng trong bếp của người Việt.

 “Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời” nghĩa là gì?

Thời xa xưa khi công nghiệp chưa phát triển thì ông bà ta thường đựng gạo trong chum hũ bằng gốm sứ hoặc bằng gỗ. Thùng gạo trong mỗi gia đình theo phong thủy thuộc hành Thổ. Do đó gạo để trong thùng hũ, chum bằng sứ hoặc gốm là hợp phong thủy, tức thổ.

Gạo đựng trong thùng gốm giúp bảo quản gạo tốt hơn lại hợp về phong thủy ngũ hành

Gạo đựng trong thùng gốm giúp bảo quản gạo tốt hơn lại hợp về phong thủy ngũ hành

Theo quan niệm phong thủy hũ đựng gạo là gốm sành sứ tức là thổ sẽ giúp tăng tài lộc, thể hiện cuộc sống hưng thịnh, tốt lành không bị xung khắc. Cả gạo và gốm sành sứ đều là thổ tạo cho thổ khí thêm tốt lành, nên bếp càng ổn định lâu dài, tài khố càng vững chắc, bền bỉ. Do đó gia chủ ngày càng ăn nên làm ra. Ông bà ta không đựng gạo trong thùng gỗ là vì gỗ thuộc mộc mà mộc khắc thổ. Hơn nữa thùng gỗ dễ bị hút thêm ẩm vào làm gạo dễ ẩm mốc hơn, và thùng gỗ dễ bị mối mọt tấn công.

Ngày nay thì con người đã làm ra nhiều vật dụng bằng nhựa tiện dụng vì chúng nhẹ, bền, không lo vỡ như gốm sứ. Thế nhưng nếu đựng gạo trong thùng nhựa thì không hợp về phong thủy. Hơn nữa nhựa có thể nảy sinh các hạt vi nhựa không tốt cho người dùng. Thùng nhựa cũng dễ gây ẩm mốc gạo hơn thùng gốm.

Bởi thế xét ở mọi phương diện thì thùng chứa gạo nên đựng trong thùng bằng sành, gốm, sứ là tốt nhất vừa đảm bảo phong thủy lại an toàn mặt sức khỏe và bảo quản thực phẩm.

Việc nói giàu 3 họ khó 3 đời là một cách nói cường điệu ý nhận mạnh việc nên và không nên làm.

Ngoài ra để đảm bảo phong thủy thì thùng gạo trong gia đình cần chú ý:

Thùng gạo tránh để trống rỗng

Thùng gạo tránh để trống rỗng

Thùng gạo để sát mặt đất tránh đặt trên cao

Trước tiên thùng gạo thường nặng nên để trên cao sẽ bất tiện khi bảo quản. Hơn nữa thùng gạo nặng đặt trên cao có nguy cơ đổ vỡ gây tai nạn.

Thùng gạo về phong thủy lại thuộc thổ nên tốt nhất là phải tiếp đất. Hơn nữa thùng gạo đặt tiếp đất tạo sự vững chắc, thể hiện sự vững chắc cho gia chủ, bảo đảm sự giàu có thịnh vượng dài lâu.

Vị trí đặt thùng gạo sinh tài lộc

Trong phong thủy thì hướng Tây Nam, Đông Bắc là hướng của hành Thổ. Do đó vị trí tốt để đặt thùng gạo cũng không nên đặt ở hướng Đông và Đông Nam mà nên đặt ở Hương Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp.  Tuyệt đối tránh hướng Đông và Đông Nam vì dây là hướng của Mộc mà mộc khắc thổ.

Gạo cũng không nên đặt ngay lối đi vì không tốt về phong thủy. Thùng gạo nên đặt nơi kín đáo nhưng không bị che chắn khó lấy ra. Hơn nữa vị trí để thùng gạo phải khô ráo sạch sẽ tránh ruồi bọ chuột kiến quấy phá, tránh ẩm ướt hôi hám. Làm vậy thì tài mới tụ gia đình mới giàu có. Điều đó cũng giúp đảm bảo sức khỏe cho gia chủ, bởi nếu bị ẩm mốc gạo sẽ sinh ra chất độc, nếu để chuột kiến rán quấy phá có thể gây ra dịch bệnh.

Màu sắc thùng đựng gạo không nên sặc sỡ

Thùng đựng gạo nên chọn màu nâu, sành sứ vàng đại diện cho Thổ, tránh chọn màu đỏ, xanh lá cây…

Thùng gạo đựng để trống rỗng

Trong phong thủy, kho khố mà trống rỗng thể hiện sự nghèo túng của gia chủ. Do đó dù là người ít nấu ăn thì cũng cần thường xuyên kiểm tra thùng gạo để trong thùng không bao giờ thiếu gạo. Thùng gạo trống thể hiện sự sa sút, kém may mắn, không thu hút tài lộc về cho gia đình. Do đó bạn cần tuyệt đối tránh tình trạng này nhé. Hũ gạo chính là kho lương, là tài khố nên để trống tức là nghèo nàn sa sút đi.

Luôn dọn sạch vị trí thùng gạo và thùng gạo tránh bị bẩn

Trong phong thủy rất kỵ những nơi lộn xộn mà cất giữ tài sản vì sẽ gây hao tài tốn của, tiền không thích ở những nơi như thế. Vì thế bạn cần chú ý dọn bếp sạch sẽ.

Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi nên quan niệm thùng gạo là kho khố đã không còn phổ biến nữa. Câu nói dân gian trên có nhiều ý nghĩa tượng trưng hơn nên bạn không cần quá lo lắng việc đựng gạo trong thùng nhựa. Nhưng dù sao bạn vẫn lưu ý khi dùng đồ nhựa, nên tránh các loại thùng nhựa tái chế như thùng sơn để đựng gạo, tránh các loại đồ nhựa không đảm bảo chất lượng vì có thể gây hại sức khỏe.

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Tổ tiên dặn “Ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”, tại sao vậy?

0

Kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta vô cùng phong phú. Một trong số đó là việc kiêng kỵ: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”.

Kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta vô cùng phong phú. Một trong số đó là việc kiêng kỵ: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”. Lý do tại sao?

Tại sao tổ tiên dặn: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa”?

Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Một tư thế cấm kỵ cũng tương tự đó chính là không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ khi ngủ.

khi-ngu-cho--quay-dau-ra-cua-1

Đây là kinh nghiệm dân gian rất phù hợp với thực tế cuộc sống. Theo khoa học thì việc quay đầu hoặc chân ra cửa hoặc cửa sổ sẽ hứng gió lạnh về đêm rất nguy hiểm. Hơn nữa nơi cửa và cửa sổ là nơi lưu thông khí nên có thể có gió lạnh, tà khí, điều đó dễ khiến chúng ta bị cảm, bị ốm nên có thể đột tử. Hơn nữa nếu nằm gần cửa sổ thì có thể chịu tác động khó chịu của ánh sáng, tiếng ồn bên ngoài len vào, hoặc có thể dễ bị côn trùng quấy phá hơn. Khi đó giấc ngủ của chúng ta sẽ bị chập chờn. Hơn nữa phía đầu giường phải có thành cao không thì phải kê sát tường để tránh việc hổng lạnh phía đỉnh đầu. Trong dân gian xưa, khi người đã khuất giường sẽ được kéo ra để hổng phần trên đầu giường đặt bát cơm cúng, và khi khâm liệm thì người đã mất sẽ được xoay giường quay đầu hướng về phía cửa. Thế nên chúng ta khi nằm hướng chân ra cửa quay đầu ra cửa đều là không hợp phong thủy, không mang sinh khí.

Khi nằm trên giường thì các cụ cũng kiêng không nằm ngang giường. Đó là vì giường thường được thiết kế rộng 1m6 -1m8 còn dài 2m. Vì thế nếu xoay ngang thì có thể không vừa nên chân sẽ bị đặt ra khỏi giường gây mỏi hoặc phải nằm co không thoải mái, không tốt cho sức khỏe.

Trong nằm ngủ cũng không được nằm xoay ngược hướng đầu về chân chân lên đầu. Bởi theo thông thường thì khi kê giường thường đầu giường sẽ cao hơn để thuận sinh lý, nên nằm ngược lại sẽ làm đầu thấp hơn chân có thể gây khó chịu, sưng phù mặt sau khi thức dậy. Hơn nữa thế nằm ngược đó là không hợp âm dương ngũ hành và mang tính chất đảo lộn gây không tốt về phong thủy, mang tính chất lộn xộn, đảo ngược vận may.

Khi ngủ, nghe tiếng người gọi không được thưa

khi-ngu-cho--quay-dau-ra-cua-2

Người xưa cho rằng ma quỷ thường hoạt động về đêm và đi bắt hồn người. Thế nên khi ma quỷ gọi mà chúng ta thưa rất dễ bị mất hồn. Tiếng gọi trong đêm có thể là tiếng gọi của năng lựng âm của quỷ thần. Do đó nếu chúng ta ngủ mà nghe tiếng gọi thì có thể đó không phải tiếng gọi của những người còn sống mà của ma quỷ về bắt hồn người. Nếu thưa có thể bị bắt đi khiến đột ngột tử vong hoặc sẽ bị rơi vào trạng thái mê không tỉnh.

Hơn nữa, người xưa lý giải, khi quỷ thần gọi nhưng bạn không thưa thì cũng khó bắt hồn bạn đi. Thế nên khi ngủ mà nghe tiếng ai gọi thì đừng vội thưa. Đầu tiên, hãy ngồi dậy tỉnh ngủ hẳn và xác định rõ xem có phải người sống gọi không, ai đang gọi thì mới được thưa. Xác định được người gọi mình thì thưa để xem họ cần mình giải quyết việc gì trong trạng thái tỉnh táo chứ không phải nửa tỉnh nửa mê.

Ngoài ra, người xưa cũng dặn chớ trêu dại nhau bằng việc vẽ lên mặt một người nào đó khi họ đang ngủ. Bởi lúc đó hồn vía tách khỏi thể xác nên khi quay lại nhìn thấy gương mặt đã bị vẽ lạ không nhận ra có thể hồn không nhập lại được nên dẫn tới xui xẻo tử vong. Mặc dù những điều này không có cơ sở khoa học nhưng có kiêng có lành, những điều không hay tốt nhất nên tránh, đừng tự rước hoạ vào thân.

Dân gian có câu: ‘Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ’, chôn ở đây có nghĩa là gì?

0

Đây là một trong những câu nói rất nổi tiếng từ xưa, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó là gì nhé!

Từ ngày xưa, các cụ ta không có nhiều sách vở, chữ nghĩa cũng không biết nhiều. Cũng chính vì thế, những kiến thức mà người xưa có được hoàn toàn là kinh nghiệm từ cuộc sống hiện thực. Người xưa nói một câu nổi tiếng thế này: “Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ”, vậy câu này có ý nghĩa là gì?

Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ

Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ

Lòng hiếu thảo đứng đầu trong tất cả những việc tốt của một con người, văn hóa hiếu thảo đòi hỏi chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ và kính trọng cha mẹ trong suốt cuộc đời, đặc biệt con cháu phải thương tiếc cha mẹ sau khi họ qua đời.

Đối với nhiều người con hiếu thảo, sau khi cha mẹ qua đời sẽ làm mọi cách trong khả năng của mình để cha mẹ ra đi trong sự nhẹ nhàng, thanh thản nhất. Sau khi nói một chút về lòng hiếu thảo, chúng ta sẽ dễ hiểu hơn câu tục ngữ này.

Để hiểu câu tục ngữ này, trước tiên bạn phải hiểu “bảy” và “tám” nghĩa là gì?

Ở đây, “bảy” và “tám” đều có giá trị thời gian, vì âm lịch thường được sử dụng ở nông thôn nên ở đây có thể hiểu là những ngày có bảy, chẳng hạn như “ngày bảy, ngày mười bảy, ngày hai mươi bảy”.

Bạn hiểu ý nghĩa câu nói này không?

Bạn hiểu ý nghĩa câu nói này không?

Trong những ngày này, nếu cha ngươi qua đời, con cháu không thể chôn cất cha ngươi. Tương tự như vậy, nếu mẹ bạn qua đời vào ngày “thứ tám, thứ mười tám và thứ hai mươi tám” thì bạn không thể chôn cất mẹ bạn.

Theo những người lớn tuổi, nếu chôn cất cha mẹ trong những ngày này thì gia đình sẽ không được suôn sẻ nên nhiều người sẽ tránh. Tất nhiên, một số người có thể cho rằng câu nói này bây giờ là mê tín, ngày nay, người ta không còn quá quan trọng những điều này, khi trong nhà có người mất đi, con cái sẽ lo lắng công việc chu toàn và nhanh chóng nhất.

Quan niệm của người xưa rất nặng nề, họ cho rằng nếu làm trái đi những phong tục cũ có thể khiến gia đình đảo lộn, vận đen rơi xuống, như thế bạn đã là bất hiếu.

Tất nhiên, câu này cũng có ý nghĩa từ một góc độ khác, lý do tránh những ngày này là để người đã khuất và người thân ở lại thêm một thời gian, qua đó bày tỏ sự không muốn rời xa người đã khuất.

Hấp tôm chỉ bỏ nước và sả thôi chưa đủ: Làm thêm bước này tôm đỏ au, ngọt thịt không chút tanh

0

Với công thức hấp tôm dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon đậm vị ai cũng phải thích thú khi thưởng thức.

Nguyên liệu làm tôm hấp sả

500g tôm to nên chọn con to vừa đều nhau

5-7 củ sả tươi được rửa sạch

2 quả ớt sừng

1 củ gừng

1 quả chanh tươi

Gia vị: hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu, bột ngọt.

Cách hấp tôm tươi ngon đỏ au

Cách hấp tôm tươi ngon đỏ au

Cách làm tôm hấp sả

Bước 1: Ướp tôm Trên thực tế, bạn có thể không ướp tôm cũng được. Nếu ướp thì cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bỏ một chút muối vào sau đó xóc đều lên để tôm ngấm gia vị. Cho sả đã thái lát vào ướp cùng trong khoảng 5-10 phút.

Bước 2: Trước tiên, bạn dải vào đáy nồi 1 lớp sả ở dưới. Sau đó đặt tôm lên trên. Cho thêm lên trên và xung quanh sả và lá chanh, gừng và ớt lên trên về mặt.

Bước 3: Hấp với lửa lớn trong vòng 15 phút rồi tắt. Nhận biết tôm chín bằng cách nhìn vào màu sắc của tôm. Màu tôm chín đỏ hồng hào. Thân tôm hơi cong nhẹ. Tôm mà quá cong là sẽ chín quá. Khi đó thịt tôm sẽ hơi bở. Bạn nên hấp ở mức độ vừa phải, khi đó thịt tôm mới giữ được độ chắc nguyên bản.

Bước 4: Bạn hãy gắp tôm ra đĩa. Trình bày một chút sao cho món ăn thêm ngon mắt và thưởng thức thôi. Vậy là món ăn đã hoàn thành rồi. Khi ăn, bạn có thể kết hợp với các loại nước chấm khác nhau để tăng thêm mùi vị. Thông thường, mọi người sẽ chọn chấm tôm với muối tiêu chanh, muối ớt chanh hoặc đơn giản là tương ớt. Sau khi hấp tôm chín bạn có thể thưởng thức khi tôm nóng như vậy sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Bí quyết hấp tôm tươi đỏ au thơm ngon

Bí quyết hấp tôm tươi đỏ au thơm ngon

Cách chọn tôm ngon

Để có một món tôm hấp thơm ngon đạm vị chắc thịt không tanh thì trước tiên bạn cần phải lựa chọn được những con tôm tươi ngon chắc thịt.

Nhìn vào bên ngoài thấy tôm vẫn còn sống tươi nguyên là tốt nhất. Đồng thời khi chọn tôm kiểm tra phần chân và các khớp tôm vẫn con chắc không bị rụng rời. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra phần bên ngoài không bị nhợt nhạt mà trông hình con tôm có màu nâu tươi rói chính là tôm ngon hấp dẫn đáng để lựa chọn.

Khi bạ kiểm tra phần đầu tôm thấy chúng vẫn tươi và không xuất hiện mùi ươn tanh khó chịu của hải sản bị chết lâu ngày.

Xào thịt gà thêm 1 nắm lá này vào: Miếng nào cũng thơm nức mũi, thịt ngấm đều đậm vị

0

Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm mùi lá gừng và sả cùng vị ngọt tự nhiên của thịt khiến món ăn trở nên vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

1. Gà rang lá gừng

Nguyên liệu:

Thịt gà ta: nửa con (700gr)

Lá gừng, sả, ớt, hạt tiêu, gừng củ

Gia vị: bột canh, mì chính, nước mắm hoặc nước tương.

Gà rang lá gừng

Gà rang lá gừng

Cách thực hiện:

Thịt gà làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá gừng rửa sạch, cắt khúc. Gừng củ, sả, ớt thái nhỏ.

Ướp thịt gà cùng với gừng, sả, ớt băm nhỏ. Thêm vào một chút gia vị, bột canh, mì chính, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều để trong vòng 30 phút cho thịt gà ngấm gia vị (vì gia vị chính của món này là lá gừng nên các bạn không cho quá nhiều gừng củ và sả).

Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng rồi trút thịt gà vào đảo đều. Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ để thịt gà chín . Thi thoảng nên mở vung đảo đều. Đun tới khi gà chín thì cho lá gừng vào đảo vài cái rồi tắt bếp.

Bày món gà rang lá gừng ra đĩa và cùng gia đình thưởng thức nhé.

2. Cách nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
  • 1 nhánh gừng
  • 1 bó lá gừng non
  • 3 – 4 củ hành khô
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)
Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

 Sơ chế

  • Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.

Tẩm ướp

  • Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.

Chế biến

  • Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
  • Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.
Canh gà rang lá gừng

Canh gà rang lá gừng

Chú ý:

  • Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
  • Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
  • Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
  • Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.

Chúc các bạn thành công!

Xào thịt gà thêm 1 nắm lá này vào: Miếng nào cũng thơm nức mũi, thịt ngấm đều đậm vị

0

Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm mùi lá gừng và sả cùng vị ngọt tự nhiên của thịt khiến món ăn trở nên vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

1. Gà rang lá gừng

Nguyên liệu:

Thịt gà ta: nửa con (700gr)

Lá gừng, sả, ớt, hạt tiêu, gừng củ

Gia vị: bột canh, mì chính, nước mắm hoặc nước tương.

Gà rang lá gừng

Gà rang lá gừng

Cách thực hiện:

Thịt gà làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá gừng rửa sạch, cắt khúc. Gừng củ, sả, ớt thái nhỏ.

Ướp thịt gà cùng với gừng, sả, ớt băm nhỏ. Thêm vào một chút gia vị, bột canh, mì chính, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều để trong vòng 30 phút cho thịt gà ngấm gia vị (vì gia vị chính của món này là lá gừng nên các bạn không cho quá nhiều gừng củ và sả).

Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng rồi trút thịt gà vào đảo đều. Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ để thịt gà chín . Thi thoảng nên mở vung đảo đều. Đun tới khi gà chín thì cho lá gừng vào đảo vài cái rồi tắt bếp.

Bày món gà rang lá gừng ra đĩa và cùng gia đình thưởng thức nhé.

2. Cách nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
  • 1 nhánh gừng
  • 1 bó lá gừng non
  • 3 – 4 củ hành khô
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)
Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

 Sơ chế

  • Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.

Tẩm ướp

  • Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.

Chế biến

  • Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
  • Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.
Canh gà rang lá gừng

Canh gà rang lá gừng

Chú ý:

  • Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
  • Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
  • Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
  • Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.

Chúc các bạn thành công!

Lý do đạo diễn Lê Hoàng cho rằng phụ nữ khi hôn nhân rạn nứt, không nên ly thân mà hãy ly dị

0

Trong chương trình Chuyện cuối tuần với chủ đề Ly hôn, được và mất , đạo diễn Lê Hoàng thẳng thắn cho rằng đàn ông có một tỉ cách ngoại tình. Anh khuyên phụ nữ khi hôn nhân rạn nứt, không nên ly thân mà hãy ly dị.

Trong chương trình, đạo diễn Lê Hoàng và thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A đã đưa ra những quan điểm thẳng thắn về ly hôn. Nam đạo diễn cho rằng ngày nay các cặp vợ chồng thường chọn giải pháp ly thân trước. Tuy nhiên, điều đó là không nên. Anh giải thích: “Thứ nhất, ly thân rất hại, người phụ nữ phải chịu áp lực căng thẳng, thà ly dị một lần đau đớn. Thứ hai, ly thân có lợi cho đàn ông. Người đàn ông nếu như ly thân họ coi như không còn vợ, họ có quyền đi với người khác, xem như cuộc đời được giải thoát nhưng bản thân người phụ nữ lại không dám dứt khoát”.Lê Hoàng cho biết phụ nữ Việt Nam thường chấp nhận ly thân bởi trong thâm tâm họ vẫn mong người đàn ông trở về chứ không nghĩ đến cảnh họ sẽ ra đi, tìm cơ hội mới cho cuộc đời.

Giải thích điều này, thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng vì phụ nữ nặng tình, mang đầy xúc cảm trong cách giải quyết vấn đề. Đó là lý do họ không quyết liệt để chọn giải pháp được luật phát chấp nhận là ly dị. Chị chia sẻ: “Chọn sự trì hoãn và chờ đợi bởi phụ nữ muôn đời vẫn dại. Họ chờ đợi người cha của những đứa con quay trở về. Họ chờ đợi sự hàn gắn, chờ đợi anh ấy quay đầu mà lãng tử thì biết bao giờ mới quay đầu. Phụ nữ cảm thấy hạnh phúc khi làm cho cha mẹ, những người thân xung quanh hạnh phúc”.


Đạo diễn Lê Hoàng khuyên phụ nữ hãy nghĩ đến hạnh phúc của bản thân thay vì những lời dị nghị xung quanh Ảnh: BTC

Nói về bản thân mình, Lê Hoàng cho biết anh không phải người nhiều vợ hay bồ bịch lăng nhăng. Nếu chấm đàn ông thang điểm 10 thì anh cũng được 6. Anh thú nhận: “Tôi cũng là đàn ông và tội lỗi đầy mình. Tôi không phải tấm gương đạo đức sáng trong nghề. Tôi biết rằng mình cũng phạm lỗi, “ăn vụng” xong quên ngay. Phụ nữ phải hiểu đàn ông trước rồi hãy hiểu chồng. Đàn ông có tính “ăn vụng” rất mạnh. Tôi không bao biện hay bào chữa vì đó là bản năng. Bản năng có chừng mực, nếu không phải làm một điều gì quá khủng khiếp thì phụ nữ không nên làm um xùm lên như câu tục ngữ “Gái ngoan phá nát gia đình”. Khi đàn ông gây ra lỗi, phụ nữ thường dằn vặt, gợi nhớ tội lỗi của đàn ông. Điều đó khiến họ bị “quê” và không còn lưu giữ hình ảnh của vợ trước đây. Phụ nữ nếu chọn tha thứ phải im ngay, tha thứ hết mọi lỗi lầm. Còn nếu không tha thứ được hãy ly dị đến nơi đến chốn”.
Anh bổ sung thêm phụ nữ khi chuẩn bị hành lý cho chồng đi nước ngoài, phải bỏ vào đó bao cao su và một khi đã chuẩn bị, hãy xem việc đó như không, đừng gặn hỏi họ đi đâu, làm gì. Phụ nữ phải phân biệt đâu là tội lỗi nặng, đâu là tội lỗi nhẹ do anh ấy là đàn ông. Nam đạo diễn cũng mạnh dạn cho rằng: “Đừng nhìn sự xuất hiện của đàn ông trong gia đình mà xem đó là sự đảm bảo bởi đàn ông có một tỉ cách ngoại tình, đầy tinh vi”.

Đáp lại, thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng lòng bao dung “không phải là một tài nguyên vô tận” và ly thân xong quay trở lại, việc đó sẽ gây bẽ bàng. Chốt lại câu chuyện, cả hai đồng tình đưa ra lời khuyên rằng các cặp vợ chồng đừng chọn giải pháp ly thân bởi người đàn ông sẽ như “hổ thêm cánh”.

Lý Nhã Kỳ: “Nhìn tôi vậy người ta cứ tưởng tôi có tài sản nhưng thật ra tôi chả có gì cả. Tôi không có gì trong tay luôn, …”

0

Nhắc đến cái tên Lý Nhã Kỳ, khán giả sẽ nghĩ ngay đến một trong những người đẹp sở hữu trong tay khối tài sản giàu có bậc nhất showbiz. Cô liên tục khiến mọi người “choáng váng” với những khối bất động sản hoành tráng ở khắp mọi nơi hay bộ sưu tập kim cương, đá quý, hàng hiệu… và rất nhiều tài sản có giá trị khác.Thế nhưng mới đây trong chương trình “Chọn ai đây”, Lý Nhã Kỳ đã bất ngờ tiết lộ thông tin thực chất cô là một người “vô sản”. Bởi tất cả những tài sản của cô đều do một người phụ nữ khác đứng tên. Đó không phải ai khác mà chính là mẹ ruột của Lý Nhã Kỳ.

“Nhìn tôi vậy, ai nhào vô tưởng tôi có tài sản nhưng thật ra tôi đâu có gì đâu. Tôi không có gì trong tay luôn, mẹ tôi đứng tên hết rồi”, Lý Nhã Kỳ cho biết.
Chân dung người phụ nữ quyền lực, đứng tên toàn bộ tài sản của Lý Nhã Kỳ - Ảnh 1.

Chân dung người phụ nữ quyền lực, đứng tên toàn bộ tài sản của Lý Nhã Kỳ - Ảnh 2.

Một tay chèo lái nuôi con chăm chồng

Được biết, mẹ của người đẹp họ Lý tên Hoà, là một phụ nữ quê gốc Thái Bình. Năm nay bà đã chuẩn bị bước qua tuổi 70.

Theo lời bà Hòa, Lý Nhã Kỳ sinh ra khi gia đình rất khó khăn, ngày cô chào đời chỉ nặng 2,6kg, bé xíu. Bố Lý Nhã Kỳ là thương binh, sức khỏe yếu nên mẹ trở thành trụ cột gia đình, một tay chèo lái vừa nuôi con vừa chăm chồng. Trước Lý Nhã Kỳ còn có 2 chị gái, cả ba chị em luôn cố gắng giúp đỡ mẹ từ nhỏ.

Trong bài phỏng vấn trên Vietnamnet được thực hiện vào năm ngoái, bà từng tâm sự về gia cảnh nhiều khó khăn thời còn trẻ của mình: “Tôi sống ở Vũng Tàu từ nhỏ. Tháng 2/1976, tôi tổ chức đám cưới cũng ngay ở Vũng Tàu. Tôi nhớ rất rõ vì tôi lấy chồng không lâu sau giải phóng ngày 30/4/1975.

Năm 1982, tôi sinh Kỳ. Thời ấy Việt Nam chưa xóa bỏ bao cấp nên mọi thứ còn khó khăn. Tôi cũng như mọi người thôi, phải lao động, mưu sinh cho mình và gia đình.

Chồng tôi bệnh tật nhiều, các con còn nhỏ, dĩ nhiên vất vả sẽ nhiều hơn những người phụ nữ khác. Tôi vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chủ gia đình. Hồi xưa tôi buôn bán nhỏ, làm thêm các việc lặt vặt, sau này các em lớn phụ giúp ngược lại tôi.

Suốt năm tháng ấy, tôi chỉ nhìn gia đình mình mà sống, ai bên ngoài thế nào tôi không để ý. Tôi không bao giờ thấy tủi thân, tủi phận, trái lại lúc nào cũng thấy đầm ấm, hạnh phúc khi con cái ngoan ngoãn. Chính vì không buồn cho thân phận mình, tôi mới vững tay chèo lo cho cả một gia đình“.

Chia sẻ về gia cảnh nghèo khó của gia đình, Lý Nhã Kỳ cũng từng tâm sự: “Mẹ tôi ngày xưa vất vả lắm. Bao nhiêu miếng ngon đều nhịn dành cho chồng và các con. Còn hai chị tôi thấy gia đình nghèo khó cũng không dám đi lấy chồng, ở nhà đỡ đần cho mẹ, chăm sóc cho cha. Mãi đến khi ba mất, hai chị mới nghĩ đến hạnh phúc cá nhân”.
Chân dung người phụ nữ quyền lực, đứng tên toàn bộ tài sản của Lý Nhã Kỳ - Ảnh 3.

Sống giản dị, khiêm nhường

Hiện tại, cả ba cô con gái của bà Hoà đều đã khôn lớn, trưởng thành, giỏi giang, xinh đẹp. Từng có thời gian bà sống với cô con gái thứ 2 có chồng là PGS.BS từng làm trưởng khoa ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh). Còn một người chị khác của Lý Nhã Kỳ định cư bên Đức.

Còn từ năm ngoái, bà chuyển về sống trong căn biệt phủ rộng hơn 10.000m2 do Lý Nhã Kỳ xây tặng. Theo lời bà Hoà, mảnh đất đó cũng là nơi đã gắn bó với bà gần một đời người.

“Tôi gắn bó với Vũng Tàu gần một đời người. Sau này ba mẹ tôi mất, ba của Kỳ cũng không còn. Người ta nói xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (Lấy chồng theo chồng, chồng mất theo con – PV), chồng mất rồi tôi đi theo các con vậy.

Thật ra, tôi ưa đi lại lắm, nếu không có dịch bệnh tôi đi đi lại lại hoài thôi. Tôi thường về Vũng Tàu đốt nén nhang cho ba mẹ, thăm các em, thăm mộ ba Kỳ rồi quay lại Sài Gòn“, mẹ ruột Lý Nhã Kỳ từng tâm sự trên Vietnamnet.

Không chỉ để mẹ đứng tên toàn bộ tài sản, xây biệt phủ để hoàn thành tâm nguyện của mẹ, Lý Nhã Kỳ còn thường xuyên gác công việc để có thời gian ở bên cạnh, đưa mẹ đi du lịch, dành tặng bà những món quà đắt tiền.
Chân dung người phụ nữ quyền lực, đứng tên toàn bộ tài sản của Lý Nhã Kỳ - Ảnh 5.

Dù có con gái là người nổi tiếng, có cuộc sống xa hoa bậc nhất showbiz nhưng bà Hoà lại có lối sống rất giản dị, khiêm nhường.

Bà kể: “Hồi xưa, không ai biết tôi là mẹ Kỳ đâu. Tính tôi khiêm nhường, hòa đồng, không bao giờ nói mình là mẹ của Kỳ. Trong những sự kiện quan trọng của các con, tôi mới xuất hiện chứ ngại lắm! Thỉnh thoảng, Kỳ có đăng hình tôi lên mạng. Thế là hai mẹ con được lên báo, mọi người mới biết tôi là mẹ của Kỳ. Chuyện đó cũng không ảnh hưởng gì nhiều, mọi người chỉ quý tôi hơn trước thôi”.

Nhiều năm trước bà từng trải qua một biến cố sức khoẻ “thập tử nhất sinh” nhưng may mắn vượt qua.

Hiện tại, bà đang có một cuộc sống yên tĩnh, giản đơn và có chút lo lắng khi cô con gái mải mê công việc mà chưa yên bề gia thất.

“Tôi tôn trọng mọi quyết định của con và mong con sẽ tìm được tình yêu chân thành từ một người đàn ông, và mong tình yêu họ đủ lớn để đến với con gái tôi mà đừng tự ti là không xứng đáng. Vì gia đình tôi đang mong chờ một chàng rể út. Tôi tin Kỳ sẽ tìm được tình yêu thật sự của cuộc đời mình”, bà Hoà nói trên Ngoisao.net.

Lan Phương khóc nghẹn vì 1 câu nói của chồng Tây khi cho con ti sữa

0

Lan Phương đã “vượt cạn” lần 2 thành công, ông xã luôn túc trực ở bên.

Mới đây, Lan Phương bật khóc khi chứng kiến hành động đầy yêu thương này của ông xã, cô kể: “Hôm nay anh David đăng post chia sẻ về em bé Mia trên Facebook của anh ấy. Trong đó có câu nói về Phương: “Phuong has shown amazing strength throughout this journey and I’m so very proud of her” (Tạm dịch: Phương đã thể hiện sức mạnh tuyệt vời trong suốt hành trình này và tôi rất tự hào về cô ấy).

Đọc xong mình trào nước mắt. Cảm giác được thừa nhận những vất vả, những nỗ lực và cố gắng không ngừng mỗi ngày cũng xoa dịu rất nhiều những vất vả và cả những lúc tủi thân mình đã trải qua. Cảm ơn anh vì đã luôn yêu và chăm sóc em, cảm ơn anh vì đã mang đến cho em 2 tình yêu lớn khác là Lina và Mia. Và như anh nói : “The family is complete”- Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng mỗi ngày để luôn như thế này anh nhé”.

Ông xã Lan Phương túc trực bên vợ 24/24

Ông xã Lan Phương túc trực bên vợ 24/24

Lan Phương thành danh với hàng loạt bộ phim như: Cả một đời ân oán, Thương ngày nắng về, Gia đình mình vui bất thình lình, Tết ở làng địa ngục… Không chỉ có sự nghiệp nghệ thuật thành công, Lan Phương còn được không ít khán giả ngưỡng mộ khi có cuộc sống hạnh phúc bên chồng ngoại quốc David Duffy. Nữ diễn viên này được ông xã cầu hôn vào tháng 12/2017. Sau đó không lâu, cô đã mang thai và hạ sinh một bé gái có tên gọi Lina. Hiện em bé đã 5 tuổi và thường xuyên được bố mẹ cho ra ngoài khám phá thế giới.

Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân với ông xã, Lan Phương tiết lộ: “Tôi và ông xã ít khắc khẩu lắm, có nhưng không quá nhiều, nếu có giận nhau thì cả 2 người sẽ từ từ làm lành. Thỉnh thoảng, khi tôi quá mệt, bị nhạy cảm nên quay ra trách móc và đòi hỏi chồng. Anh ấy hiểu vì sao tôi như thế nên đã động viên, chia sẻ và lắng nghe. Mỗi lần tôi căng thẳng, anh nói cứ nghỉ đi, mọi thứ để anh làm. Từ khi sống chung, vợ chồng tôi may mắn chưa có mâu thuẫn. Nếu có, chỉ là khi tôi quá mệt, cơ thể căng thẳng. Và, người to tiếng bao giờ cũng là tôi. Chúng tôi chấp nhận cuộc sống hiện tại ít có thời gian bên nhau. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dành ngày nghỉ, ở bên nhau, đi du lịch. Với tôi, như thế là đủ rồi”.
Lan Phương hạnh phúc bên chồng Tây.

Lan Phương hạnh phúc bên chồng Tây.

Khi được hỏi sự khác biệt khi làm vợ một  “anh Tây” cao lênh khênh, Lan Phương nói: “Làm vợ một anh Tây thấp hay cao, kể cả làm vợ một anh chồng châu Á thì tôi nghĩ cũng không có gì khác biệt. Cao hay thấp cũng chỉ là chiều cao thôi, còn lại vẫn phải xuất phát từ tình cảm chân thành, cảm thông, lắng nghe và chia sẻ với nhau”.

Tiết l:ộ “s;ố;c” về vợ 4 kém 32 tuổi của Thương Tín

0

Kim Chi từng là người yêu của bạn thân diễn viên Thương Tín.

Hôm 25.2, diễn viên Thương Tín được một người cùng dãy trọ đưa vào bệnh viện vì đột quỵ, trong tình trạng khó thở, lơ mơ, yếu nửa người bên trái. Ông được chẩn đoán nhồi máu não, viêm phổi, sốt cao… Sau khi được các nhân viên y tế tận tình cứu chữa, sức khỏe của nam diễn viên sinh năm 1956 dần ổn định.

Thương Tín bên vợ 4 và con gái

Kim Chi (33 tuổi, Ninh Thuận), vợ thứ 4 của diễn viên Thương Tín cũng nhanh chóng vào TP.HCM chăm sóc cho chồng.

Thương Tín bình phục sau cơn đột quỵ

Thương Tín bình phục sau cơn đột quỵ

Trước hoàn cảnh bệnh tật nhưng cuộc sống kinh tế khó khăn, nhiều đồng nghiệp đã lên tiếng kêu gọi ủng hộ nam “tài tử màn bạc”. NSND Kim Cương, NSƯT Trịnh Kim Chi, Lý Hùng … ngoài đóng góp riêng, còn vận động kêu gọi được 400 triệu đồng. Thương Tín còn được 1 khán giả tặng xe hơi để ông thuận tiện trong việc di chuyển.

Nghệ sĩ Thương Tín từng thừa nhận độ đào hoa khi có đến 4 đời vợ cùng hàng loạt mối tình thăng trầm với các người đẹp ở cả trong và ngoài showbiz. Mỗi người phụ nữ đến rồi đi đều để lại cho nam diễn viên nhiều kỷ niệm khó quên.

Người vợ hiện tại kém Thương Tín 32 tuổi, cùng quê Phan Rang. Cả hai đến với nhau không xuất phát từ tình yêu mà là mối nhân duyên của số phận.

Thương Tín bên vợ 4 và con gái

Thương Tín bên vợ 4 và con gái

Theo đó, Kim Chi là bạn gái của một người bạn thân thiết với Thương Tín. Khi bạn thân qua đời, thương xót cho số phận của Kim Chi, Thương Tín thường xuyên hỏi han, động viên để cô vơi đi nỗi buồn mất người thân. Về sau, cả hai gặp “sự cố” có thai ngoài ý muốn. Ngôi sao phim “Ván bài lật ngửa” rất phân vân giữa chuyện giữ hay bỏ. Cuối cùng, cô công chúa chào đời và được ông đón nhận, hết lòng thương yêu.

“Người vợ này là số phận của tôi. Tất cả đều là duyên nợ. Khi mình có đầy đủ kinh tế, muốn một đứa con cũng không có. Khi mình nghĩ không thể có con thì lại có. Con gái bây giờ là niềm hạnh phúc nhất của tôi”, Thương Tín tâm sự.

Hình ảnh Thương Tín thời trẻ

Hình ảnh Thương Tín thời trẻ

Hiện con chung của Thương Tín và Kim Chi học cấp tiểu học. Ngoài ra, nam diễn viên còn có một cậu con trai đầu lòng là nam ca sĩ phòng trà Bùi Thanh Tùng, sinh năm 1978.

Bùi Thanh Tùng là kết quả tình yêu thời trẻ của Thương Tín và người vợ đầu Thủy Tiên. Nhưng cả hai chỉ gắn bó với nhau đến khi con được 5 tuổi rồi chia tay vì những mâu thuẫn trong cuộc sống.

Con trai đầu của diễn viên Thương Tín

Con trai đầu của diễn viên Thương Tín

Thương Tín từng tiết lộ, thời chưa nổi tiếng, ông yêu một người phụ nữ xinh đẹp, giàu có tên Xuân. Cả hai gắn bó sâu đậm đến mức thoải mái sống chung với nhau. Nhưng sau 7 tháng, cô bỗng dưng “mất tích” ngay trong lúc đang mang giọt máu của ông. Thời điểm Xuân trở lại, Thương Tín mới biết mình đã có một cô con gái. Nhưng người tình một thời của ông lại quyết định sang Mỹ lấy chồng kỹ sư và mang cả con theo. Đến hiện tại, ông vẫn không nhận được thông tin về con gái cùng người yêu cũ. Đây chính là sự bồng bột của tuổi trẻ mà mỗi khi nhớ lại, “tài tử màn bạc” đều xót xa.

Ở tuổi 65, con gái của Thương Tín mới học tiểu học

Ở tuổi 65, con gái của Thương Tín mới học tiểu học

Thương Tín sinh năm 1956, là diễn viên nổi tiếng của Việt Nam ở thập niên 80-90. Thời điểm đó, ông từng được khán giả gọi với cái tên “tài tử màn bạc” .

Những vai diễn như thiếu tá Vọng trong phim “Ván bài lật ngửa”, tướng cướp Bạch Hải Đường trong “Săn bắt cướp”, Sáu Tâm trong “Biệt đội Sài Gòn”… từng gây thương nhớ cho biết bao khán giả Việt