Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, gà trống trở thành cúng phẩm phổ biến và quen thuộc nên mọi người cho rằng không nên thắp hương gà mái nhưng sự thực là có những dịp cần chọn gà mái.
Trong các loại cúng phẩm thắp hương, đặc biệt thần linh và gia tiên thì gà trống trở thành một loại cúng phẩm phổ biến.
Ý nghĩa của gà trống
Gà trống là biểu trưng cho người đàn ông nhân lễ nghĩa trí tín. Mào gà trống biểu trưng cho cánh chuồn đội đầu quan thể hiện chữ Văn. Gà trống có cựa mạnh mẽ thể hiện cho chữ Võ. Gà trống có thể chọi nhau thể hiện cho chữ Dũng. Gà trống khi ăn thường gọi đàn của mình biểu trưng cho chữ Nhân. Gà trống luôn gáy đúng giờ biểu hiện cho chữ Tín.
Người Việt thường thắp hương gà trống để thể hiện sự kết nối giữa người và thần linh thông qua tiếng gáy của gà trống.
Trong quan niệm dân gian gà trống đánh thức mặt trời, mang ánh sáng năng lượng mới vào nhà. Hơn nữa hằn sâu trong tư tưởng xưa thì trọng nam khinh nữ nên gà mái thường được cho là không sạch sẽ và khi cúng gà mái phải chọn mái đã đẻ, có trứng, nếu gà mái nhỏ thì thịt tanh, còn gà mái đã có trứng thì lại không đảm bảo linh thiêng.
Xét về thẩm mỹ thì gà trống có mào to đẹp nên đặt lên mâm cúng thế hiện sự uy dũng oai phong và đẹp hơn. Gà trống mang sức mạnh và biểu trưng cho sự oai hùng hơn. Do đó những dịp cúng ông Công ông táo cúng năm mới, giao thừa, cưới hỏi thì nhất định phải chọn gà trống để thể hiện tiếng gáy chào ngày mới.
Ý nghĩa của gà mái trong lễ cúng
Gà mái là theo đặc tính giống loài là sinh sôi nảy nở, mang buồng trứng trong bụng, biểu trưng cho sự sinh sôi gia tăng số lượng. Thịt gà mái lại mềm ngọt hơn thịt gà trống. Gà trống ăn thịt thường dai cứng vì chúng vận động nhiều hơn. Còn gà mái đặc trưng của giống loài nên khi ở giai đoạn đẻ 1, 2 lứa thịt gà mái mềm ngọt ngon nhất và dễ ăn nhất đặc biệt với những người già răng yếu.
Ngày nay nhiều người đã không quá khắt khe trong việc cúng gà trống hay gà mái trong các bữa cúng cơm thông thường (làm mâm cơm mời gia tiên), hoặc vào những dịp ngày rằm mùng một bình thường. Những ngày này tục cúng không phải mang ý nghĩa gọi mặt trời,mà thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu mời gia tiên dùng bữa, thết đãi những món ngon mà gia chủ có để dâng tổ tiên thì thịt gà mái thắp hương cũng không đại kỵ. Và những lúc này thịt gà có thể chặt thành miếng đặt vào mâm cơm có cơm, canh, bánh, trái hoa quả.
Còn những dịp cúng cần đặc biệt chuẩn bị gà mái là cúng để cầu nguyện con cái, hóa giải hiếm muộn, cúng cầu xin làm ăn phát tài thì nên dùng gà mái thay vì gà trống. Bởi gà mái biểu trưng cho sự sinh sản và phát triển, gà cúng lúc này cần chọn là gà đang có buồng trứng để cầu xin thánh thần phù hộ cho gia chủ thuận đường con cái, làm ăn gặp nhiều may mắn, tiền bạc sinh sôi.
Những dịp cúng rằm thông thường như rằm tháng 2, 3, 4, hay dịp cúng vong cô hồn thì không nhất thiết phải chọn gà trống. Gà trống chỉ đặc biệt cần trong lễ cúng ông Công, ông Táo, giao thừa, năm mới. Còn những dịp cúng thông thường khác được chọn gà mái, thậm chí gà mái trở thành linh vật biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, phát tài, đông đúc con cháu, sung túc tài lộc. Thế nên nhiều gia đình khi cúng khai trương cũng cúng gà mái cùng với lợn sữa để mong súc túc phát tài. Ngoại trừ những dịp đặc biệt cần tiếng gáy của gà trống, còn lại nhiều dịp cúng thông thường như tuần rằm bình thường thì nhiều người cũng không kiêng chọn gà mái hay trống nữa. Và đặc biệt nên chọn gà mái khi cúng cầu con, hóa giải hiếm muộn, cúng thánh mẫu.
Nhưng dù chọn gà trống hay gà mái cúng đều phải lưu ý tránh chọn gà già mà chọn trống choai hoặc mái tơ, chọn những con gà ngon, không ốm bệnh, mào đỏ, mỏ không bị nhỏ nước.