Nếu các bạn để ý, trên một vài mẫu xe tay ga của Honda đều có một cần gạc màu đen nhỏ, nằm ngay cạnh tay phanh bên trái. Thực ra, đây chính là cần gạt khoá thắng sau, một tính năng đặc biệt hữu ích khi để xe trên dốc.
Cụ thể, chức năng của cần gạt này đó là khóa bánh xe sau để xe không bị trôi khi đỗ xe trên dốc, chân chống nghiêng không đủ sức giữ xe, khi đó khoá bánh sau sẽ phát tác dụng triệt để, tương tự như phanh đỗ trên ô tô.
Mặc dù, khoá phanh này không có tác dụng chống được trộm, nhưng nếu kẻ gian không biết thực hiện động tác mở khóa thì sẽtốn một ít thời gian để lấy xe.
Trong thực tế thì tính năng này đã được trang bị từ khá lâᴜ trên một vài mẫu xe khác nữa, tuy nhiên gần đây mới bắt đầu trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một tính năng nhỏ nhưng lại khá hữu dụng.
Cách khoá thắng sau bằng cần gạt:
Để khoá thắng sau bằng cần gạt, đầu tiên bạn phải bóp hết tay phanh bên trái (phanh sau), sau đó gạt nhẹ lẫy lên cho đến khi nghe tiếng. Sau đó, nhả tay thắng ra, lúc này thì xe sẽ вị khoá bánh sau và không bị trôi khi dừng ở bề mặt nghiêng. Đối với việc mở khoá thắng thì bạn chỉ cần bóp mạnh thắng lần nữa và thả ra là được.
Tuy nhiên, khoá phanh sẽ không hoạt động nếu căn chỉnh phanh sau quá chặt. Do đó, quãng bóp phah cần được đặt theo đúng tiêu chuẩn
Những thói quen khi đi xe tay ga phải bỏ ngay nếu không muốn gặp nguy hiểm
1. Dùng phanh trước trong mọi trường hợp:
Khi đối diện với những tình huống bất ngờ, nhiều người giật mình và dồn hết sức mình để bóp phía trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Chính hành động trong vô thức này sẽ làm xe mất kiểm soát và quay vòng, khiến người điều khiển xe dễ dàng ngã xuống đường, gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi lưu thông trên đường, bạn phải tập cho mình thói quen bóp cả phanh trước và sau, khi có ѕự cố hoặc mua xe đời mới, chỉ cần bóp phanh trái và có thể dùng đồng thời cả hai bên.
2. Dừng xe không tắt máy:
Một thói quen vô cùng không tốt chính là không tắt máy khi xe dừng. Khi bạn dừng lại để làm một việc gì đó trên đường hầu như là sẽ không tắt máy để nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên nếu có ai đó hay chính bạn vô tình chạm vào tay ga sẽ khiến xe lao nhanh và bạn không thể kiểm soát.
3. Vừa ga vừa phanh:
Khi lưu thông trên những đoạn đường lên xuống bất thường hay khi dừng đèn đỏ, nhiều người có thói quen vừa ga xe và phanh. Việc này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên, khiến guốc côn của xe bị cháy, chuông côn của xe bị giật, không bốc, tốn rất nhiềᴜ xăng, giảm tuổi thọ của phương tiện.
Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp nhiều bà mẹ chở con nhỏ ngồi phía trước mà không chú ý điều này nên đứa trẻ nghịch ngợm vít ga ɡâγ ra những tai nạn không đáng có
4. Đi xe khi lốp bị non hơi:
Тìпн trạng của lốp xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ tiêu tốn nhiên liệu của động cơ. Đi xe khi lốp bị non sẽ gia tăng độ ma sát với đường trong qᴜá trình di chuyển, khiến động cơ ρнảι hoạt động với công suất lớn hơn và việc tốn xăng dĩ nhiên sẽ xảy ra. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi thực nghiệm đã chứng minh rằng: nếu lốp xe giảm 20% độ căng sẽ khiến nhiên liệu tiêu tốn hơn 10%. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà bơm lốp quá căng bởi khi di chuyển xe sẽ xóc hơn và vào những ngày nắng nóng, xe sẽ dễ bị nổ lốp.
5. Vừa nổ máy đã chuyển bánh:
Thói quen đề nổ và vận hành xe máy tay ga ngay rất nhiều người mắc phải. Vì không biết hoặc vội vàng quá mà nhiều người vừa nổ máy đã chạy đi ngay, không biết rằng hệ thống đèn báo FI của xe vẫn chưa kịp tắt. Đèn báo FI mang biểu tượng động cơ trên bảng đồng hồ trung tâm sẽ sáng trong vòng 2 đến 3 giây để xe có thời gian khởi động, kiểm tra nhiên liệᴜ, cảm biến trước khi đi. Thói quen này có sức “tàn phá” lớn hơn nhiều.
Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầᴜ, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí “rào rào” phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phả tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại. Ở lần khởi động đầu tiên trong ngày, bạn nên đợi đèn FI tắt, để máy nổ trong vòng 30 giây, máy móc sẽ hoạt động trơn tru hơn. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng xe khó nổ vào mùa đông và chết máy khi đi vào đường bị ngập úng.
6. Thay bừa các loại dầu máy:
Nhiềᴜ người có tâm lý tiết kiệm, thay loại dầu rẻ cho đỡ tốn tiền hoặc ghé vào cửa hàng nào thì thay dầu của cửa hàng đó luôn mà không kiểm tra xem loại dầu nào phù hợp với loại xe của mình. Trên thực tế, có rất nhiều loại dầu xe với nhiều công dụng khác nhau dành cho những loại xe khác nhau. Việc thay dầu ngẫu nhiên sẽ khiến động cơ dễ gặp trục trặc, giảm độ bền.
Vì vậy, bạn nên đọc kỹ cuốn hướng dẫn sử dụng khi mua xe để biết được loại dầu nào thích hợp với xe của mình. Nếu không hãy nhờ đến sự giúp đỡ củacác nhân viên tại các cửa hàng sửa chữa xe lớn để đưa ra lời khuyên. Bên cạnh đó, việc lười thay dầu xe khi đã hết hạn cũng là một thói quen xấu. Trung bìng đi mỗi 5000km thay dầu máy; 10.000km thay lọc dầu và đảo lốp xe; mỗi 20.000km thay lọc gió điều hòa, lọc gió máy; mỗi 40.000km thay lọc xăng; 100.000km thay bu gi…