Bốc được biển số xe Hà Nội ngũ quý 9 (999.99), có người gọi hỏi mua với giá 1 tỉ nhưng anh Q. chưa bán. Thời gian tới anh sẽ đi làm bằng chiếc xe máy mới mua này và biển số xe ngũ quý 9 làm kỷ niệm. Đáng chú ý là biển số này anh bốc tại trụ sở công an xã.
Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về một nam thanh niên bấm được biển số xe 29S6 – 999.99. Chiếc xe có biển ngũ quý 9 được anh bấm tại trụ sở Công an xã Phú Minh.
Chia sẻ với PV, anh N.V.Q (27 tuổi, ở H.Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, anh bấm được biển 29S6 – 999.99. Chiếc xe máy anh mua là Honda Super Cup C125, tính cả tiền xe, tiền đăng ký, thuế trước bạ,… mất gần 100 triệu đồng.
Anh Q. nhận biển số ngũ quý 9
“Tôi mới mua xe đem đi đăng ký luôn, bấm biển bình thường. Lúc bấm được biển ngũ quý 9 cảm xúc khó tả lắm, rất thích thú vì không ngờ bốc được biển đẹp như vậy. Trước tôi cũng có xe số giờ mua thêm xe này tính để đi làm”, anh Q. nói.
Cũng theo anh Q. sau khi bấm được biển ngũ quý 9, rất nhiều người gọi điện đến hỏi mua. Thời gian tới anh sẽ để xe ở nhà làm kỷ niệm, chưa bán ở thời điểm hiện tại.
“Hôm qua mọi người gọi đến nhiều lắm đến mức tôi phải tắt máy. Họ gọi hỏi mua, trả giá. Đến thời điểm hiện tại, có người trả cao nhất là 1 tỉ cả xe. Hiện tại tôi để xe ở nhà vì thấy hay quá, bốc được biển đẹp nên giữ lại làm kỷ niệm. Thật sự rất bất ngờ vì lúc đó tôi đăng ký biển bình thường, mọi người bảo giữ lâu sẽ ra biển đẹp, tôi bấm và giữ một lúc khoảng mấy giây ra biển số đẹp vậy tôi đơ người luôn. Đến giờ tôi vẫn rất bối rối, có những người hỏi mua, tôi nói chưa muốn bán thời điểm bây giờ họ có nói khó nghe nên tôi không hài lòng về việc này”, anh chia sẻ.
Lãnh đạo Công an H.Sóc Sơn xác nhận anh Q. là người may mắn bấm trúng biển số 29S6 – 999.99 tại trụ sở Công an xã Phú Minh. Công an xã Phú Minh đã bàn giao biển số cho anh Q.
Nếu các bạn để ý, trên một vài mẫu xe tay ga của Honda đều có một cần gạt màu đen nhỏ, nằm ngay cạnh que thắng bên trái. Thực ra, đây chính là cần gạt khoá thắng sau, một tính năng đặc biệt hữu ích khi để xe trên dốc.
Cụ thể, chức năng của cần gạt này đó là khoá bánh xe sau để xe không bị trôi khi đỗ xe trên dốc, chân chống nghiêng không đủ sức giữ xe, khi đó khoá bánh sau sẽ phát huy tác dụng triệt để, tương tự như phanh đỗ trên ô tô.
Mặc dù, khoá phanh này không có tác dụng chống được trộm, nhưng nếu kẻ gian không biết thực hiện động tác mở khoá thì sẽ phải mất một ít thời gian để trộm xe.
Trong thực tế thì tính năng này đã được trang bị từ khá lâu trên một vài mẫu xe khác nữa, tuy nhiên gần đây mới bắt đầu trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một tính năng nhỏ nhưng lại khá hữu dụng.
Cách khoá thắng sau bằng cần gạt:
Để khoá thắng sau bằng cần gạt, đầu tiên bạn phải bóp hết tay phanh bên trái (phanh sau), sau đó gạt nhẹ lẫy lên cho đến khi nghe tiếng. Sau đó, nhả tay thắng ra, lúc này thì xe sẽ bị khoá bánh sau và không bị trôi khi dừng ở bề mặt nghiêng. Đối với việc mở khoá thắng thì bạn chỉ cần bóp mạnh thắng lần nữa và thả ra là được.
Tuy nhiên, khoá phanh sẽ không hoạt động nếu căn chỉnh phanh sau quá chặt. Do đó, quãng bóp phanh cần được đặt theo đúng tiêu chuẩn.
Nhiều người có thói quen cọ nồi bằng bùi nhùi thép nhưng nó có thể khiến nồi bị xước, trở nên xấu hơn. Vì vậy bạn hãy dùng những nguyên liệu tự nhiên này để làm sạch đáy nồi bị cháy.
Dùng nước ngọt
Một cách đơn giản để làm sạch nồi bị cháy đó là dùng nước ngọt kết hợp với bột mì. Nước ngọt có chứa axit carbonic sẽ giúp loại bỏ vết bẩn một cách hiệu quả.
Bạn chỉ cần đổ nước ngọt vào nồi rồi cho thêm bột mì và lượng nước vừa đủ sao cho mực nước cao hơn đầu ngón tay một chút. Tiếp đến đặt nồi lên bếp và đun sôi với lửa to, chờ một lúc bạn sẽ thấy lượng cặn bám đen sẽ bị giảm bớt một cách đáng kể.
Cuối cùng bạn chỉ việc đổ bỏ nước trong nồi ra và sử dụng bọt biển hoặc miếng cọ chà để làm sạch các vết cặn đen còn lại một cách dễ dàng.
Dùng vỏ cam
Một cách khác để làm sạch nồi bị cháy là dùng vỏ cam. Trước tiên bạn cho hai miếng vỏ cam vào nồi, đổ nước vừa đủ để ngâm và để yên trong một thời gian.
Tiếp đến bạn mở lửa to để đun sôi nước trong nồi. Nước sôi vài phút thì bạn giảm lửa xuống và tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút nữa. Sau khi tắt bếp, hãy để nồi hạ nhiệt một cách tự nhiên. Đợi khi nước nguội thì đổ bỏ và sử dụng bọt biển hoặc miếng cọ chà để làm sạch các vết bẩn cứng đầu ở đáy nồi.
Một lưu ý quan trọng khi dùng vỏ cam là đun sôi vỏ cam với lửa vừa để tránh vỏ cam bị cháy sẽ càng gây khó khăn hơn cho quá trình làm sạch.
Dùng baking soda
Bạn cũng có thể sử dụng baking soda hoặc bột mì kết hợp với giấm trắng để tẩy rửa. Cả hai đều có khả năng hấp thụ và làm sạch hiệu quả. Trước tiên hãy rắc một lượng đủ dùng của baking soda hoặc bột mì lên khu vực cháy đen sau đó đổ đều giấm trắng lên trên.
Bạn nấu sôi hỗn hợp trên và để ngâm một thời gian. 10 phút sau, khả năng hấp thụ của bột và axit acetic trong giấm sẽ làm mềm vết bẩn, giúp loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
Nếu muốn làm sạch hơn thì bạn thêm hai giọt nước rửa chén vào nồi sau đó chà rửa với miếng cọ. Axit acetic từ giấm giúp mềm cặn bẩn còn nước rửa chén giúp tẩy rửa hiệu quả. Chỉ vài lần lau chùi là vết cháy đen dưới đáy nồi sẽ biến mất. Bạn rửa sạch nồi với nước nhiều lần để kết thúc quá trình làm sạch.
Theo các chuyên gia thì việc để nước trong nồi cạn có thể dẫn đến hậu quả khác nhau tuỳ thuộc vào chất liệu của nồi. Chẳng hạn chảo sắt có thể nóng đỏ và biến dạng trong khi nồi nhôm có thể chảy và nồi hầm có thể nứt vỡ.
Thậm chí, nồi cạn nước có thể gây ra cháy và các nguy hiểm khác. Vậy nên khi nấu bạn nhớ kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Bên cạnh đó, để tránh việc cặn thức ăn bám lại sau khi đổ ra, bạn nên ngâm nồi trong nước, sau đó thêm baking soda và giấm trắng. Sự kết hợp này sẽ giúp làm mềm cặn bẩn, làm cho việc vệ sinh sau đó trở nên dễ dàng hơn.
Từng trắng tay vì vỡ nợ, vợ chồng động viên nhau rồi cố gắng lật ngược tình thế để có cuộc sống đủ đầy như hiện nay.
Đó là câu chuyện thú vị của cô Kim Hương (60 tuổi) và chú Văn Minh (63 tuổi) mà mình xem được từ chương trình Tình Trăm Năm. Đôi vợ chồng đã có 40 năm yêu nhau, 35 năm là vợ chồng. Cô chú quen biết nhau từ hồi sinh viên ở Đại học Tây Nguyên. Mùa hè năm 1984, chú Minh lần đầu đến nhà cô Hương để ra mắt gia đình và thưa chuyện với phụ huynh.
“Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể quên nổi ánh mắt cô ấy nhìn mình say đắm, lúc tôi xin ba vợ cho hai đứa qua lại. 3 năm sau khi hẹn hò, tôi mới dám hôn lén lên má Hương một cái. Hồi đó Hương học năm cuối, đang làm đồ án tốt nghiệp, ở nhà để xử lý dữ liệu. Tôi thì đi làm rồi, xin nghỉ phép đến hỗ trợ người yêu.
Ngồi cạnh nhau, hương vị của tình yêu phảng phất, đến giờ 63 tuổi đời vẫn cảm nhận được mùi hương tình yêu ấy, choàng tay qua ôm và hôn trộm lên má. Lý tưởng trong phim ảnh người ta vẽ ra những nụ hôn môi đắm đuối ở đâu tôi không biết, nhưng với tôi, nụ hôn đặt vội lên má người yêu đó mới thơm tho, ngây ngất làm sao!”, người đàn ông 63 tuổi kể lại.
(Ảnh: chương trình Tình Trăm Năm)
Năm 1988, cô chú tổ chức đám cưới và cùng nhau xây dựng tổ ấm. Năm 1989, khi cô Hương đang mang thai con đầu lòng, biến cố đã ập đến gia đình nhỏ này. Khi đó, hai vợ chồng tích cóp được 5-6 chỉ vàng và chút ít tiền, dự định mua xe máy cho chú đi làm. Nào ngờ, vì trót tin người, đôi vợ chồng bị vỡ nợ, phải gom vàng, mượn bạn bè để trả.
Thời điểm đó, hai vợ chồng rơi vào cảnh khốn đốn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là họ không một lần cãi nhau vì họ có nguyên tắc “sống vì nhau”. Hai vợ chồng âm thầm vượt qua giai đoạn khó khăn bằng cố gắng làm việc, tìm cách xoay xở chính đáng ngoài đồng lương tháng.
Nhờ ông ngoại cho cái máy may, cô Hương nhận may quần áo bán thêm ngoài giờ làm. Còn chú Minh tranh thủ ra chợ bán rau, nuôi heo. Nhớ lại thời gian khổ, chú Minh kể hai vợ chồng từng khấp khởi hy vọng khi heo nái gần đẻ nhưng nào ngờ heo bị bệnh.
“Trời ơi lúc đó nó đau, bả đứng bả khóc quá chừng. Rồi lại quay trở lại trắng tay, nhưng hai vợ chồng vẫn kiên trì nuôi tiếp. May có ông ngoại làm kinh tế giỏi, có máy xát gạo thuê trong nhà, cung cấp gạo cho nữa”, chú Minh kể.
Năm 1994, cô Hương đi học nghiên cứu sinh ở Hà Nội. Lúc này, chú Minh ký được hợp đồng làm ăn với người bạn, ươm trồng 50.000 cây cà phê và 20.000 cây bời lời. Chú thế chấp căn nhà được 20 triệu để bắt đầu kinh doanh. Gửi 10 triệu vào ngân hàng, chú đem 10 triệu còn lại đi đầu tư.
(Ảnh: chương trình Tình Trăm Năm)
Vợ chồng chú Minh vốn là kỹ sư lâm nghiệp nên có kiến thức, kỹ năng chăm sóc vườn ươm. Thời điểm đó, hai vợ chồng đi làm về là lật đật xuống vườn để chăm cây đến tận nửa đêm.
Trời không phụ lòng người cố gắng. Năm 1995, vợ chồng cô chú có được khoản tiền gần 400 triệu đồng – con số khá lớn vào thời ấy. Nhờ vậy, họ mua được chiếc xe máy rồi lo cho các em được học hành, có công việc ổn định.
Sau gần 30 năm sống ở Pleiku, năm 2018, vợ chồng chú Minh chuyển ra Nha Trang ở vì cô Hương thích biển. Tuổi trẻ đầy khó khăn, thử thách nhưng họ đã vượt qua, gặt hái thành công nên giờ có thể sống thoải mái, tận hưởng tháng ngày nghỉ hưu bên nhau.
Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn. Đôi vợ chồng từng nắm tay đi qua những ngày tháng đầy gian khó và nhờ đó họ càng thêm trân trọng, yêu thương nhau. Một điều khiến mình rất ngưỡng mộ cô chú này đó là nguyên tắc “sống vì nhau”, cùng cố gắng để thoát khó khăn thay vì gây gổ, đổ lỗi cho nhau.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nói cử tri phản ánh “người dân sửa chữa nhà trong ngõ sâu thì thanh tra vẫn nắm được, nhưng có những công trình lớn, thậm chí cao ốc ngay mặt đường vi phạm trật tự xây dựng thì không bị phát hiện.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đặt vấn đề tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, liệu có tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong vấn đề này hay không?
Từ tình trạng vừa qua, ngoài trách nhiệm của địa phương, với trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng cho biết những giải pháp mà Bộ đã và sẽ triển khai hoặc tham mưu với cấp có thẩm quyền để đảm bảo mọi vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị giải đáp, việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng hiện có quy định tương đối đầy đủ và đảm bảo việc xử lý, có chế tài rõ.
Về trách nhiệm quản lý, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường quản lý theo đúng pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm điều chỉnh, rà soát, bổ sung và hướng dẫn địa phương thực hiện nghiêm.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu rà soát sửa đổi bổ sung quy định pháp luật đảm bảo chặt chẽ hơn, khả thi hơn và quản lý tốt hơn đối với hoạt động đầu tư xây dựng, nhằm hạn chế vi phạm trong trật tự xây dựng.
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc xây dựng không phép, trái phép, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, một vài vụ việc được xử lý khá nhanh, song một số vụ lại xử lý khá chậm gây bức xúc trong dư luận.
Bên cạnh đó, việc nâng cốt đường cao hơn nền nhà dân diễn ra ở nhiều nơi, nhất là trong các đô thị, ảnh hưởng đến sinh hoạt, kinh doanh, gây tốn kém trong việc sửa chữa và làm mất mỹ quan đô thị khi xuất hiện những dãy nhà thấp hơn mặt đường, có khi cả mét.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến của mình về hai vấn đề này và giải pháp khắc phục như thế nào?
Trả lời đại biểu Trình Lam Sinh, Bộ trưởng Nghị cho rằng việc phát hiện từ sớm từ xa là cần thiết. Vì vậy Bộ đã tham mưu Chính phủ hoàn thiện văn bản, theo hướng tăng nặng xử phạt vi phạm.
Hiện nay số công trình sai phép, không phép giảm theo từng năm, là năm 2020 chiếm 23,8% thì năm 2021 là 13,4% và 6 tháng đầu năm 2022 là 7,1%.
Tuy vậy, vẫn có tình trạng vi phạm và xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời. Tới đây Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện quy hoạch để làm cơ sở quản lý trật tự xây dựng, tăng cường trách nhiệm địa phương, thanh kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật…
Theo anh Tuấn, hệ thống pin mặt trời tiết kiệm khá nhiều chi phí sạc xe điện VinFast, dễ hoàn vốn đầu tư ban đầu, phù hợp với những nơi có nhiều nắng, ít tòa nhà.
Anh Trần Văn Tuấn (TP. HCM) là một “fan ruột” của xe điện khi sở hữu cả xe máy điện và ô tô điện VinFast, đồng thời tự thiết kế cả một hệ thống điện mặt trời tại nhà để sạc cho những chiếc xe này. Đây là giải pháp để tận dụng nguồn năng lượng từ tự nhiên và trên lý thuyết cũng giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện gia đình.
Hiện tại, phương tiện chính mà anh Tuấn sử dụng là chiếc VinFast VF 8. Trước đó, anh Tuấn từng sở hữu một chiếc VF e34. Cả 2 chiếc đều được anh sạc bằng pin mặt trời.
Hệ thống pin mặt trời được anh Tuấn lắp đặt trên mái nhà với tổng cộng 10 tấm pin 450 W. Lượng điện mỗi ngày mà hệ thống pin này thu được từ năng lượng mặt trời là khoảng 18 kW đến 24 kW, đáp ứng được cả nhu cầu sạc pin xe điện và sử dụng một số thiết bị điện gia đình.
Lắp điện mặt trời ở đâu phù hợp nhất?
Điện mặt trời sẽ phù hợp nhất với những khu vực có nhiều nắng, không có cây lớn và nhà cao tầng xung quanh.
Anh Tuấn sinh sống ở khu Nhà Bè (TP. HCM). Tại đây có nhiều nắng và không có nhà cao tầng che chắn nên những tấm pin mặt trời của anh được hứng nắng cả ngày.
Những tấm pin mặt trời khi được đặt lên mái và mái hiên nhà
Chi phí lắp đặt điện mặt trời thế nào?
Theo anh Tuấn, có 2 loại thiết bị điện mặt trời, một loại có lưu trữ và một loại không lưu trữ.
Ưu điểm của loại không lưu trữ là chi phí lắp đặt rẻ hơn, thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh, chỉ trong khoảng 2-3 năm là hoà vốn. Độ bền của pin mặt trời lên đến 20-30 năm. Tuy nhiên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi phải sạc xe điện vào ban ngày.
Loại có lưu trữ có chi phí cao hơn. Bộ lưu trữ điện có giá bằng khoảng 3/4 chi phí cho pin mặt trời. Thời gian hoàn vốn loại này lâu hơn, lên tới khoảng 5 năm. Tuổi thọ của bộ lưu trữ chỉ khoảng 10 năm, ngắn hơn so với pin mặt trời là 20-30 năm. Ưu điểm của loại này là có thể sạc xe vào ban đêm và tận dụng được triệt để điện sinh ra từ tấm pin mặt trời.
Anh Tuấn đang lắp hệ thống điện mặt trời không lưu trữ. Khi còn sử dụng chiếc VF e34, anh lắp dàn pin 4,4 kWp, chi phí lắp đặt khoảng 25 triệu đồng. Sau này đổi sang chiếc VF 8, anh nâng lên dàn pin 8 kWp, thêm 18 triệu đồng nữa.
Chiếc VF e34 của anh Tuấn được dùng điện năng lượng mặt trời
Dùng điện mặt trời để sạc xe điện có hiệu quả?
Mỗi ngày anh Tuấn di chuyển khoảng 30-40 km. Quãng đường đi được hàng tháng rơi vào khoảng 1.200 km.
Anh Tuấn cho biết khi còn sử dụng chiếc VF e34, tổng điện tiêu dùng hàng tháng là 700 đến 800 kW, tương đương 1,9 triệu đến 2,3 triệu đồng. Sau khi lắp điện mặt trời thì điện lấy từ điện lưới EVN chỉ còn 360 kW, tương đương khoảng 880.000 đồng tiền điện. Số tiền điện tiết kiệm được là khoảng 1,3 triệu đồng/tháng.
Đổi sang chiếc VF 8, lượng điện dùng hàng tháng khoảng 1.000 kW, tương đương khoảng 3 triệu đồng tiền điện. Khi lắp điện mặt trời, số điện lấy từ điện lưới EVN là 480 kW, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng. Như vậy, anh Tuấn tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
Sạc xe điện bằng điện mặt trời cần lưu ý gì?
Như đã đề cập ở trên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi xe phải có mặt ít nhất 4 tiếng ở nhà vào ban ngày để sạc, nên sẽ không phù hợp với ai sử dụng xe đi làm theo giờ hành chính thông thường. Giải pháp là dùng điện mặt trời có lưu trữ với chi phí đầu tư cao hơn.
Với trường hợp của anh Tuấn thì việc dùng điện mặt trời để sạc xe điện là hiệu quả với chi phí sử dụng giảm rõ rệt, chỉ cần bộ bám tải và không cần đến bộ lưu trữ.
Việc sơ chế ốc sao cho sạch sẽ, nhanh gọn và vẫn được giữ được hương vị khi chế biến là điều mà các bà nội trợ đặc biệt quan tâm. Vậy ngâm ốc với gì cho sạch nhanh?
Ngâm ốc vào thau, nồi hoặc thìa kim loại
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì ốc khi gặp kim loại sẽ nhanh chóng nhả hết bùn đất bám sâu bên trong. Cách đơn giản nhất là ngâm vào thau kim loại hoặc để dao sắt, thìa sắt vào cùng trong 2 – 3 giờ. Do kim loại có tính khử, nên khi gặp nước thì khử H2O thành hydro, làm giảm bớt lượng oxy trong nước. Điều này khiến ốc há miệng thở, đồng thời nhả bùn nhớt ra ngoài. Sau đó, cọ rửa nhiều lần cho sạch rồi đem chế biến món ăn.
Ngâm ốc bằng nước vo gạo hoặc bột mì
Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để làm sạch ốc. Ốc sau khi mua về rửa sạch, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2-3 giờ. Lúc này, ốc đánh hơi được thức ăn, há miệng, quơ râu nên chất bùn nhớt cũng theo ra ngoài, vón lại thành từng mảng dưới đáy chậu.
Ngoài ra, nước vo gạo giúp cho ốc thơm béo hơn. Nếu không có nước vo gạo thì cho chút bột mì pha vào nước ngâm ốc cũng giúp làm sạch ốc.
Ốc gác bếp, ngâm trứng, sữa
Trong ẩm thực miền Bắc ngày xưa, đặc biệt là Hà Nội khá cầu kỳ trong việc sơ chế ốc.
Ốc nhồi mua về được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giỏ treo lên giàn bếp, càng nhiều khói càng tốt. Khói và hơi nóng hong khô ốc để tránh ruồi bâu vào, vừa làm cho ốc thơm hơn. Thời gian này có khi cả hàng tuần, ốc chỉ ngủ chứ không chết. Cứ vài ba hôm lại đem xuống ngâm nước vo gạo đặc rồi tiếp tục gác bếp hong khói. Cứ như thế, con ốc trở nên sạch sẽ, hết mùi bùn đất. Cuối cùng, hạ ốc xuống úp miệng vào mâm đồng sâu lòng, đập trứng gà cho hút.
Người dân miền Tây cũng có món ốc lác gác bếp tương tự, chỉ ưu ái có trong các dịp quan trọng. Ốc cũng đem gác bếp ròng rã cả tháng, rồi đem xuống cho ăn sữa tươi, trứng gà. Loại ốc này đem chế biến nhiều món ăn ngon, bình dân và khoái khẩu nhất là món ốc hấp sả chấm cơm mẻ – đặc trưng sông nước nơi đây.
Khi sử dụng tủ lạnh, hiếm người dùng nào để ý đến hai nút điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở ngăn đá và ngăn lạnh, vì thế việc hiểu ý nghĩa của chúng cũng là điều xa vời. Nhưng không nút nào là dư thừa trên tủ lạnh, việc tìm hiểu công dụng là vô cùng cần thiết.
1.Các nút điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh
Nút này thường có dạng núm vặn, nằm trong ngăn mát với chức năng là điều chỉnh độ lạnh của cả ngăn đông và ngăn mát. Khi bạn chỉnh số càng to, tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất lớn hơn và làm lạnh nhanh hơn trên cả 2 ngăn. Khi bạn vặn về số nhỏ thì độ lạnh của tủ sẽ giảm xuống.
Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh nằm trong ngăn mát
Nút phân phối gió
Nút này thường có dạng thanh trượt, nằm trong ngăn đá và cũng có chức năng chia luồng gió xuống mỗi ngăn bên trong tủ. Khi bạn kéo thanh trượt sang phải về phía MAX thì sẽ tăng lượng khí lạnh thổi vào ngăn đá. Ngược lại, khi bạn kéo thanh trượt sang trái về phía MIN thì lượng khí lạnh sẽ thổi xuống ngăn mát nhiều hơn.
Nút phân phối gió nằm trong ngăn đá
2.Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh dựa trên số lượng thực phẩm
Tùy vào tủ lạnh nhà bạn đang chứa nhiều hay ít thực phẩm mà sẽ có cách chỉnh công suất dàn lạnh cho phù hợp. Nếu tủ lạnh đang trữ nhiều thực phẩm, bạn vặn nút điều chỉnh công suất dàn lạnh (Temp. Control) lên mức cao khoảng số 6 hoặc 7. Nếu tủ đang trữ ít thực phẩm, bạn có thể điều chỉnh nút vặn ở mức trung bình khoảng số 4
Tùy vào lượng thực phẩm mà điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
Nhiệt độ phù hợp cho ngăn đông tủ lạnh
Ngăn đông tủ lạnh là nơi dùng để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống cùng các loại đồ khô. Vì vậy cần được điều chỉnh nhiệt độ đúng cách để bảo quản các loại thực phẩm này. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm tươi sống ở ngăn đông được nhiều chuyên gia khuyến khích là khoảng -18 độ C. Ở nhiệt độ này vi khuẩn và các loại nấm mốc trong đồ ăn không phát triển được. Nếu tủ lạnh không có quá nhiều đồ, bạn có thể tăng nhiệt độ ngăn đông lên -16 độ C để tiết kiệm điện năng hơn.
Ngăn đông bảo quản thực phẩm tươi sống
Nhiệt độ phù hợp cho ngăn mát tủ lạnh
Thực phẩm tại ngăn mát thường được sử dụng ngay hoặc chậm nhất là trong một tuần. Vì thế nhiệt độ để bảo quản ngăn mát khoảng từ 2 đến 4 độ C. Bình thường, bạn co thể điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát ở mức trung bình là số 4. Nếu như khối lượng đồ ăn trong ngăn mát nhiều, bạn có thể hạ nhiệt độ hoặc tăng cường quạt gió về ngăn mát để giữ được độ tươi cho thực phẩm.
Nhiệt độ lý tưởng ngăn mát khoảng từ 2-4 độ C
Nhiệt độ phù hợp cho ngăn rau củ quả
Ngăn rau củ là ngăn dưới cùng của tủ lạnh giúp giữ ẩm tốt để rau luôn tươi, trái cây giữ lâu hơn và cùng một mức điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh như ngăn mát. Để giữ độ tươi cho các loại rau củ, bạn cũng nên duy trì nhiệt độ ở mức 2-4 độ C. Trường hợp phải hạ nhiệt độ trung bình của ngăn mát để bảo quản đồ ăn hiệu quả hơn, để tránh dẫn đến việc ngăn rau củ bị đông đá, bạn có thể chỉnh quạt gió mạnh hơn ở ngăn mát để không khí luôn lưu thông, từ đó giảm tình trạng rau củ quả bị đóng băng.
Làm thế nào để được cấp sổ đỏ khi xây nhà trên đất nông nghiệp năm 2024, hãy cùng tìm hiểu.
Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất đai được phân loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Xây nhà trên đất nông nghiệp, làm sao để được cấp sổ đỏ?
Để được cấp sổ đỏ cho đất sử dụng, người dùng đất phải tuân thủ quy trình đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Quá trình này đòi hỏi sự thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất cần nộp đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đơn xin và kiểm tra tính hợp pháp của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Quá trình này bao gồm đánh giá về tác động của việc chuyển đổi lên môi trường, quy hoạch đô thị và quyền lợi của các bên liên quan. Nếu đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện, người sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu và mục đích sử dụng đất đã được chuyển đổi.
Các bước chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất cần thực hiện theo các bước:
Đầu tiên hãy chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau đó, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Tiếp theo cần nộp tiền sử dụng đất theo thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế. Số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định trên đồng thời áp dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở.
Cuối cùng, người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Những sai lầm khi luộc thịt dưới đây khiến cho món ăn của bạn trở nên khô cứng khó ăn hơn rất nhiều.
Thói quen luộc thịt chín kỹ
Thói quen của rất nhiều bà nội trợ là luộc thịt quá kỹ, bởi rất nhiều người sợ thịt không đủ chín nên luộc quá lâu để chắc chắn nó không còn sống khi ăn sẽ đau bụng. Tuy nhiên, chính việc luộc thịt quá lâu khiến phần thịt nạc bị khô, lâu hơn nữa thì toàn miếng thịt bị nhũn, bở và mất đi vị ngọt, ăn nhanh ngán. Đồng thời, khi bạn luộc thịt chín kỹ khi ăn thịt mất độ béo ngậy dinh dưỡng giảm đi khi ăn kém hấp dẫn.
Sai lầm luộc thịt quá lâu cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, các axit amin, creatinin, đường và hợp chất vô hại trong thịt sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành một số hợp chất có hại. Chính vì vậy, bạn hãy luộc thịt, bạn chỉ nên luộc vừa chín tới, miếng thịt sẽ giữ được vị ngọt, thơm và độ giòn dễ ăn.
Tiếp thêm nước lạnh khi đang luộc thịt
Một trong những sai lầm khi luộc thịt khiến món thịt luộc bị bã, mất hết dinh dưỡng kém ngon. Việc thêm nước lạnh vào nồi nước đang sôi là sai lầm khi luộc thịt mà rất nhiều người mắc phải khi thấy nồi gần cạn. Đồng thời, khi bạn thêm nước lạnh vào nồi nước khiến cho nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến protein và chất béo lập tức kết tủa, các rãnh, khe hở của thịt sẽ co lại và rất khó mềm, phần nạc sẽ bị cứng hơn, mùi vị tươi ngon của thịt cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, bạn nên tránh tiếp nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt mà nên tiếp nước sôi sẽ tốt hơn.
Luộc thịt lửa quá lớn
Một trong những sai lầm khi luộc thịt là luộc thịt lửa lớn. Thói quen này là do sốt ruột hoặc vì sợ không kiểm soát được độ chín của miếng thịt, nên nhiều người thường chọn lửa lớn để cho thịt chóng sôi và chín nhanh hơn. Nhưng điều này là sai lầm lớn khiến cho thịt trở nên cứng và khô bã mỗi khi ăn.
Thái thịt ngay sau khi vừa luộc xong
Muốn đảm bảo độ nóng, nhiều người thái thịt ngay khi vừa luộc. Đây là một sai lầm vì lúc này, bạn sẽ khó thái được miếng thịt đẹp, “sắc nét” do nó còn mềm, bở. Tốt nhất là bạn cho miếng thịt vào tô nước nguội khoảng một phút rồi mới mang ra thái, thịt vẫn ấm nóng, vừa ngon vừa đẹp mắt.