Home Blog Page 804

Đại đức Thích Trúc Thái Minh ʙị ᴄảɴʜ ᴄáᴏ

0

Giáᴏ hội Phật giáᴏ Việt Nam ᴄảɴʜ ᴄáᴏ đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, dᴏ trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật” làm ảnh hưởng ɴɢʜɪêᴍ ᴛʀᴏ̣ɴɢ niềm tin Phật giáᴏ.

Hội đồng trị sự Giáᴏ hội Phật giáᴏ Việt Nam vừa thông báᴏ đến Đức Pháp chủ kết qᴜả ᴋỷ lᴜậᴛ đại đức Thích Trúc Thái Minh vì các ѕᴀɪ ᴘʜạᴍ xảy ra tại chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, tỉnh Qᴜảng Ninh.

Ngᴏài ʙị ᴄảɴʜ ᴄáᴏ, ông Minh phải sám hối trước Thường trực Hội đồng trị sự. Các hình thức ᴋỷ lᴜậᴛ này được thông báᴏ tới tất cả ban trị sự Giáᴏ hội Phật giáᴏ địa phương trên tᴏàn qᴜốc. “Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếᴜ tiếp tục để xảy ra những ѕᴀɪ ᴘʜạᴍ tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáᴏ, ảnh hưởng đến ᴜy tín của Giáᴏ hội thì sẽ ʙị tẩn xᴜất, tước qᴜyền trụ trì”, thông báᴏ nêᴜ.

Chùa Ba Vàng ʙị cấm tổ chức sự ᴋɪệɴ giaᴏ lưᴜ qᴜốc tế một năm. Ban trị sự Giáᴏ hội Phật giáᴏ Việt Nam phải tăng cường giám ѕáт hᴏạt động tôn giáᴏ, trᴜyền thông của chùa Ba Vàng và sư Thích Trúc Thái Minh.

Theᴏ Hội đồng trị sự Giáᴏ hội Phật giáᴏ Việt Nam, Chùa Ba Vàng tổ chức chiêm bái và trᴜyền thông “xá lợi tóc Đức Phật” ʙị dư lᴜận xã hội phê ᴘʜáռ, tạᴏ ra nhiềᴜ thông tin trái chiềᴜ. Sự việc này “ảnh hưởng ɴɢʜɪêᴍ ᴛʀᴏ̣ɴɢ tới niềm tin của Phật giáᴏ và ᴜy tín của Giáᴏ hội”.

Xá lợi Phật là niềm tin Phật giáᴏ, có thật từ lịch sử kinh điển Phật giáᴏ, khảᴏ cổ học, là bảᴏ vật của một số nước châᴜ Á. Tôn thờ xá lợi Phật được thực hành trᴏng đời sống tôn giáᴏ của cộng đồng Phật tử thế giới. Tᴜy nhiên, sư Thái Minh tổ chức chiêm bái “xá lợi tóc Đức Phật” không báᴏ ᴄáᴏ Giáᴏ hội và địa phương, không tổ chức chᴜ đ.áᴏ, trᴜyền thông không kiểm chứng.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh xᴜất cảnh ra nước ngᴏài hᴏạt động, giaᴏ lưᴜ tôn giáᴏ và mời chư tăng nước ngᴏài dự lễ tại chùa Ba Vàng không báᴏ ᴄáᴏ Giáᴏ hội “là ᴠɪ ᴘʜạᴍ Qᴜy chế hᴏạt động Ban tăng sự Trᴜng ương”.

 


Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh: Viết Tᴜân

Tháռg 12/2023, chùa Ba Vàng trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật”, được chᴏ là dᴏ hòa thượng U Wepᴜlla – trụ trì tᴜ viện Parami cùng các caᴏ tăng Myanmar rước sang Việt Nam. Chùa Ba Vàng thông tin rằng đây là một trᴏng tám sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầᴜ mình, ᴛʀᴀᴏ chᴏ hai ᴛʜᴜ̛ᴏ̛ɴɢ bᴜôn người Myanmar hơn 2.600 năm trước.

Năm 2019, đại đức Thích Trúc Thái Minh từng ʙị Giáᴏ hội bãi nhiệm tất cả chức vụ và yêᴜ cầᴜ sám hối đại tăng 49 ngày dᴏ chùa Ba Vàng tổ chức “thỉnh vᴏng”, thᴜyết giảng “vᴏng báᴏ ᴏáռ”, cúng “ᴏan gia trái chủ”. Hᴏạt động này ᴠɪ ᴘʜạᴍ Hiến chương Giáᴏ hội, “làm tổn ᴛʜᴜ̛ᴏ̛ɴɢ đến thanh danh Giáᴏ hội, Tăng đᴏàn”.

Tᴜy nhiên, ông Minh vẫn trụ trì chùa Ba Vàng từ đó đến nay. Ông được khôi phục chức vụ Phó trưởng ban Thông tin trᴜyền thông Trᴜng ương Giáᴏ hội Phật giáᴏ Việt Nam hồi tháռg 3, saᴜ gần 4 năm ʙị bãi nhiệm.

Theᴏ qᴜy chế hᴏạt động Ban tăng sự Trᴜng ương, tăng ni làm tổn ᴛʜᴜ̛ᴏ̛ɴɢ thanh danh, ᴠɪ ᴘʜạᴍ hiến chương Giáᴏ hội, sẽ ʙị ᴋỷ lᴜậᴛ. Ba hình thức ᴋỷ lᴜậᴛ tăng ni ᴠɪ ᴘʜạᴍ là ᴘʜê ʙìɴʜ, kiểm điểm; ᴄảɴʜ ᴄáᴏ; tẩn xᴜất, khai trừ khỏi Giáᴏ hội.

Ông Đoàn Ngọc Hải gây s;ốc với hình ảnh chống nạng, không thể tự mình di chuyển: Hóa ra đã mắc c;ăn b;ệnh đàn ông trung niên ai cũng sợ

0

Dù rất chăm chỉ rèn luyện chạy bộ nhưng ông Đoàn Ngọc Hải vẫn mắc căn bệnh mà hầu hết đàn ông trung niên đều sợ hãi.

Trên trang cá nhân của mình, ông Đoàn Ngọc Hải mới đây vừa chia sẻ hình ảnh phải chống nạng để di chuyển khiến khán giả lo lắng. Theo đó, ông Hải tiết lộ trong chuyến đi Hà Nội vừa qua, ông đã phải nhờ nhân viên khách sạn hỗ trợ 1 đôi nạng để chống đi vì gặp vấn đề về sức khỏe. Khi được khán giả thăm hỏi, ông Đoàn Ngọc Hải cho hay bản thân đang mắc bệnh gout cấp tính. Ông tiết lộ chính thói quen ăn hải sản và nội tạng động vật thường xuyên đã hạ gục ông bằng căn bệnh mà hầu hết đàn ông trung niên đều gặp phải.

Ông Đoàn Ngọc Hải nhờ sự hỗ trợ của nhân viên tại sân bay vì di chuyển khó khăn. Ảnh: FBNV
Ông phải chống nạng di chuyển vì căn bệnh gout cấp tính hành hạ. Ảnh: FBNV
Một số khán giả thắc mắc vì sao ông Hải rất chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao và đặc biệt là chạy bộ đường dài nhưng vẫn để dính bệnh. Ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ mặc dù siêng năng rèn luyện thể chất nhưng vì tuổi đã cao, khả năng chuyển hóa của các cơ quan kém dần nên chỉ ăn quá đà 1 chút cũng có thể bị gout. Rất nhiều khán giả đã gửi lời động viên đến ông Hải, mong ông kiêng cữ, giữ gìn sức khỏe để tiếp tục với hành trình thiện nguyện giàu ý nghĩa đang làm.

Ông Hải là người có lối sống lành mạnh nhưng vẫn mắc bệnh gout, căn bệnh quen thuộc với đàn ông tuổi trung niên. Ảnh: FBNV
Bệnh gout là một dạng viêm khớp, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau nhức. Gout còn được gọi là “bệnh nhà giàu”, lứa tuổi thường mắc bệnh là đàn ông sau tuổi 40 và phụ nữ mãn kinh.

Ông Hải cho hay tuổi tác khiến cơ thể chuyển hóa chất kém, nếu ăn quá đà chất có hại sẽ khiến ông đau đớn vì gout. Ảnh: FBNV
Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh gout, người mắc bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Các thực phẩm và đồ uống thường gây ra cơn đau gout bao gồm: nội tạng, thịt thú săn, một số loại hải sản, nước hoa quả, nước ngọt có đường và rượu bia. Mặt khác, các loại trái cây, rau, ngũ cốc, trà xanh, thảo mộc,..sẽ giúp người bệnh gout tránh các cơn đau đột ngột.

CỤ BÀ BỊ BẮT SAU 18 NĂM TRỐN TR.U.Y N.Ã, ẨN MÌNH TẠI BÌNH PHƯỚC

0

Bà Hoàng Thị Thu vay gần 3 tỷ đồng tiền của ngân hàng, cùng nhiều cá nhân khác tại tỉnh Tuyên Quang, sau đó không trả, bỏ trốn khỏi địa phương. Sau đó công an đã ra quyết định truy nã đối với bà Thu.

Ngày 21/1, Công an huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã hoàn tất hồ sơ, bàn giao đối tượng truy nã Hoàng Thị Thu (78 tuổi) cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang xử lý sau 18 năm lẩn trốn tại Bình Phước.


Bà Hoàng Thị Thu làm việc với Công an huyện Lộc Ninh (ảnh: CA)

Theo điều tra, năm 2006, bà Hoàng Thị Thu vay gần 3 tỷ đồng tiền của ngân hàng, cùng nhiều cá nhân khác tại tỉnh Tuyên Quang, sau đó không trả, bỏ trốn khỏi địa phương.

Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh truy nã đặc biệt đối với Hoàng Thị Thu.

Sau khi bỏ trốn khỏi địa phương, bà Thu cùng gia đình vào sinh sống tại xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Để trốn tránh sự truy nã của cơ quan chức năng, bà Thu không đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

Qua công tác trinh sát, Đội Cảnh sát Hình sự, Công an huyện Lộc Ninh phát hiện bà Thu có nhiều biểu hiện nghi vấn như sống khép kín, không có giấy tờ tùy thân nên nghi ngờ đang che giấu thân phận.

Sau đó, từ hình ảnh nhận dạng, quyết định truy nã của Công an tỉnh Tuyên Quang, Công an huyện Lộc Ninh đã mời bà Thu lên làm việc.

Trước những bằng chứng không thể chối cãi, bà Thu thừa nhận đã trốn truy nã 18 năm.

Sau đó, Công an huyện Lộc Ninh đã phối hợp Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Tuyên Quang bắt giữ đối tượng.

Anh em lại đang nhá:o nh:ào xin link 7 phút 28 giây của Phương Mỹ Chi, lần này không cần soi chi tiết nữa vì đã quá rõ mặt

0

Theo Phương Mỹ Chi, bước đầu các chuyên gia an ninh mạng nhận định cô không phải là nhân vật xuất hiện trong clip gây xôn xao dân mạng trong những ngày vừa qua.

Cách đây vài ngày, dân mạng lan truyền thông tin Phương Mỹ Chi là nhân vật trong clip nhạy cảm 18+. Ngay sau đó, nữ ca sĩ 20 tuổi đã lên tiếng: “Chi xin khẳng định tất cả những thông tin trên đều hoàn toàn bịa đặt nhằm bôi nhọ danh dự. Chi không ngừng nhắc nhở bản thân phải ý thức trách nhiệm đến cho khán giả”.

Cũng theo Phương Mỹ Chi: “Mình còn bị nghi hoặc nghĩa là bản thân vẫn cần phải cố gắng chăm chỉ hoạt động nghệ thuật để có được sự tin tưởng nhiều hơn nữa”. Mặc dù vậy, những đồn đoán vẫn liên tục bủa vây nữ ca sĩ trẻ tuổi này.

Ngày 13.12, Phương Mỹ Chi một lần nữa lên tiếng cho biết những tin đồn, thông tin sai lệch và vô căn cứ đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh của mình và tâm lý của khán giả yêu thương Phương Mỹ Chi.

Tin đồn lộ clip nhạy cảm, Phương Mỹ Chi nói gì?

Theo Phương Mỹ Chi, thật đáng buồn vì đã làm khán giả yêu thương mình lo lắng. Nên muốn gửi lời xin lỗi đến những ai đã lo lắng thời gian qua.

Kể lại những ngày vừa qua, Phương Mỹ Chi nói: “Biết rõ bản thân đang bị vu khống, Phương Mỹ Chi đã cùng người quản lý và tập thể Công ty VMAS/PMC-Ent khẩn trương tìm kiếm tất cả phương án để giải quyết sớm nhất có thể. Trong đó có việc nhờ đến các chuyên gia công nghệ”.

Phương Mỹ Chi cho biết: “Từ góc nhìn của chuyên gia công nghệ, nhận định rằng đây là clip được can thiệp bằng công nghệ Deepfake. Và không chỉ riêng Chi mà rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới đã rơi vào trường hợp tương tự. Phổ biến hơn là cuộc gọi video lừa đảo hiện nay cũng sử dụng công nghệ này. Tuy nhiên, ý kiến của chuyên gia chỉ mang ý nghĩa tham khảo, do đó Chi chưa thể thông báo đến khán giả sớm hơn được”.

Có phải Phương Mỹ Chi là nhân vật trong clip nhạy cảm xôn xao dân mạng? - Ảnh 1.

Phương Mỹ Chi nổi tiếng từ cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2013

NVCC

Cũng theo nữ ca sĩ 20 tuổi, bản thân đã cùng với ê kíp nỗ lực tìm kiếm và tập hợp chứng cứ để gửi đơn trình báo đến cơ quan chức năng của Bộ Công an và đã được tiếp nhận.

“Bước đầu, các chuyên gia an ninh mạng nhận định Phương Mỹ Chi không phải là nhân vật xuất hiện trong clip. Và clip có dấu hiệu can thiệp bằng công nghệ”, Phương Mỹ Chi nói.

“Thời gian điều tra có thể kéo dài, cho đến khi có kết quả chính thức. Đối với cô gái 20 tuổi khi bị tổn hại danh dự, nhân phẩm, Chi đã xem đây là một hành trình dài, không chỉ lấy lại danh dự cho bản thân, cho sự cống hiến nghệ thuật gần 10 năm qua. Mà còn là hành trình theo đuổi đến cùng để sát cánh cùng nạn nhân bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, bạo lực trên mạng xã hội sau này có thêm sự mạnh mẽ để bảo vệ bản thân”, Phương Mỹ Chi chia sẻ.

Phương Mỹ Chi cũng nhắn gửi đến những người cố tình tạo ra clip nhạy cảm, khiến uy tín, danh dự bản thân bị ảnh hưởng: “Gửi đến những “kẻ nấp sau màn hình”, các bạn sẽ mãi mãi không hiểu được nỗi uất hận của những nạn nhân bị chà đạp danh dự. Nhưng các bạn sẽ hiểu được hậu quả của hành động mà mình đang làm là như thế nào. Chưa bao giờ Chi cảm thấy mình cần có trách nhiệm đối với bản thân nói riêng, và đối với những nạn nhân của nạn vu khống, bạo hành trên mạng xã hội nói chung đến vậy”.

Có phải Phương Mỹ Chi là nhân vật trong clip nhạy cảm xôn xao dân mạng? - Ảnh 2.

Phương Mỹ Chi cho biết những thông tin sai lệch và vô căn cứ đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh của mình và tâm lý của khán giả yêu thương cô

Liên quan clip nhạy cảm mà Phương Mỹ Chi bị đồn thổi là nhân vật chính, nhiều cô gái có gương mặt hao hao nữ ca sĩ 20 tuổi cũng bị vạ lây. Sau đó, nhiều người đã phải lên tiếng đính chính, bác bỏ ý kiến cho rằng họ là người trong clip.

CÔ GIÁO 18 NĂM TRÊN NHỮNG CHUYẾN ĐÒ VƯỢT SÔNG ĐÀ ĐƯA HỌC SINH TỚI LỚP

0

Đoàn chúng tôi đến với huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vào một ngày thời tiết lạnh tê tái 8 độ C. Cái lạnh ở đây thật “lạ lùng”, trên những nhành lá ngọn cây là một lớp băng phủ trắng xóa. Nó là kiểu lạnh kết hợp với sương muối mà những người không phải là người dân miền núi, không phải là người từng chịu kiểu thời tiết lạnh lùng này thì sẽ không tài nào hiểu nổi cái sự buốt giá thấu da thịt của nó.

Con đường đến với Đà Bắc ngoằn ngoèo hơn những gì chúng tôi tưởng. Thử kiếm tìm một hình ảnh để nói về những con đèo hun hút nơi đây, tôi thấy chúng thật giống với một chiếc khăn bít trôốc của người con gái Mường được ném lên không trung để cho mây gió vần vũ uốn lượn muôn nẻo. Có những khúc đổ đèo ngang góc 90 độ, đòi hỏi người lái xe phải quay thật nhanh vô lăng để lách xe, ôm đèo thật chắc. Rồi vun vút qua những con đèo là hằng hà sa số đoạn dốc cao như Vạn Lý Trường Thành, lên đến đỉnh rồi đột ngột đổ xuống các con đường ngập ngụa bùn đất do sạt lở gây ra. Những chướng ngại thách thức sự tỉnh táo của bác tài bởi nếu chỉnh số, kéo cần gạt không khéo là xe bị ngạt, lịm ga, “ba ti lê” như chơi. Một bên là núi đá dựng thành vách, một bên là mây mù xô vào nhau quánh đặc, chỉ cần một chút sơ sẩy là đoàn tôi gặp nguy hiểm.

Vượt qua những con đèo, chúng tôi đến được với trường Mầm non Yên Hòa nơi cô Quách Thị Bích Nụ (sinh năm 1987, dân tộc Mường) công tác. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc gặp gỡ lại diễn ra, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi vượt gần 200km tính từ Hà Nội để đến được đây gặp cô Nụ. Đơn giản vì chúng tôi muốn hiểu rằng, đằng sau vóc dáng nhỏ bé của cô Nụ lại có một tinh thần kiên cường đến như vậy khi 18 năm trời ròng rã lái thuyền đưa học sinh vượt sông Đà đến trường.

Đó là lý do chúng tôi đến đây.

Cô giáo Quách Thị Bích Nụ: 18 năm trên những chuyến đò vượt sông Đà đưa học sinh tới lớp – Ảnh 3.
Chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những mẩu hồi ức của cô Nụ về quãng thời gian bắt đầu theo nghề đò giang sông nước, từ ngày về điểm trường xóm Nhạp của trường Mầm non Đồng Ruộng công tác với mức lương 50 nghìn đồng một tháng.

Xóm Nhạp khi ấy và ngay cả bây giờ là một vùng quê với đa phần là đồng bào dân tộc Mường sinh sống rải rác bên các chân núi, triền đồi. Nơi đây gần như nằm lọt thỏm giữa lòng sông Đà, muốn ra thị trấn, muốn đến gần hơn với trường học thì con đường tối ưu nhất là đi thuyền qua sông cách một quãng dài 30 phút lênh đênh sóng nước. Từ ngày về trường mầm non Đồng Ruộng công tác, đến khi trở thành hiệu phó của ngôi trường này, rồi được luân chuyển và đảm nhận chức vụ hiệu trưởng của trường Mầm non Yên Hòa, suốt 18 năm qua cô vẫn cần mẫn lái đò trở không biết bao nhiêu thế hệ học sinh đến các điểm trường để học tập.

“Ngay từ khi về điểm trường xóm Nhạp công tác, tôi đã nhận thấy nhiều học sinh ở đây gặp không ít khó khăn trong quá trình đi lại. Đa phần các em phải có bố mẹ chèo thuyền chở đến trường, nhưng để mua được một chiếc thuyền không phải đơn giản. Có những phụ huynh thì bận lên nương làm rẫy, không thể chăm lo đầy đủ cho con cái được. Nếu cứ để như vậy, việc học của các em sẽ bị gián đoạn. Vì thế, tôi đã giúp gia đình các em làm người ngày ngày chuyên chờ, đưa các em đến trường. Việc đưa đón học sinh đi học là hoàn toàn tự nguyện, tôi không yêu cầu phụ huynh đóng góp bất cứ thứ gì”, cô Nụ chia sẻ về lý do bắt đầu theo nghề lái đò của mình.


Đan xen với những hồi ức của cô Nụ, trong đầu tôi lúc này nảy sinh một suy nghĩ tại sao họ không di dân đến những vùng đất thuận tiện hơn để làm ăn sinh sống. Nhưng sau một hai lần hiếm hoi được tiếp xúc với người dân xóm Nhạp, tôi hiểu rằng không dễ gì mà người ta từ bỏ tấc đất cắm dùi, đặc biệt là khi mảnh đất đó còn gắn chặt với dòng sông Đà mà đi nơi khác. Từ khi còn tấm bé, họ đã được nghe kể về cái thời hỗn mang khi chưa có “ngôi sao đo đỏ ngọn cỏ xanh xanh”, nhờ mụ Dạ Dần “đẻ đất”, “đẻ nước”, “đẻ mường” mà mới có sông Quanh mó Vận, sông Sàng mó Lí, có đường đi lối lại, đồi cái đồi con… Rồi một ngày nọ “người nhà trời” là ông Đùng bà Đà xuất hiện giúp dân Mường Bi đào đất nên mới xuất hiện sông Đà như ngày nay. Sông Đà đối với mỗi người con xứ Mường là máu thịt, là huyết quản từ ngàn đời vọng lại. Nên chẳng lý do gì mà họ chịu rời đi cả, chẳng có lý do gì…

Gắn bó như máu mủ ruột già là vậy, nhưng con sông Đà cũng chính là thử thách mà các em học sinh tại xóm Nhạp phải vượt qua nếu muốn đến gần hơn với con chữ. Chỉ khi vượt qua được quãng sông này, chỉ khi dám vươn lên khó khăn thì tương lai của các em mới bớt gian nan hơn. Giữa trăm ngàn cái khó, cô Nụ đã tình nguyện lái đò để giúp đỡ các em học sinh tại xóm Nhạp đến trường. Cô Nụ đối với những đứa trẻ nơi đây không khác gì ông Đùng bà Đà nhưng bằng xương bằng thịt, không phải ông Đùng bà Đà trong những câu chuyện thần thoại cổ của người Mường mà chúng thường được nghe.

“Các em học sinh ở đây chăm học, chịu khó lắm. Dù ngày mưa hay nắng, lạnh giá hay nắng ráo đều như tăm tắp là 5 giờ 30 đã ra bến thuyền chờ tôi để đi đò đi học rồi. Tôi thì ngày nào cũng như ngày nào, cứ 4 giờ là choàng tỉnh dậy. Không hiểu tại sao”, cô Nụ kể lại sau một hồi mân mê những câu chuyện về một thời quá khứ “oanh liệt” của cô.


Phải chăng chính những ngọn núi thung khe, những dòng sông thác nước nơi đây đã hun đúc nên ý chí kiên cường trong những đứa trẻ vùng cao, để chúng biết rằng người đồng mình sống như sông như suối, lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc. Người đồng mình phải biết “tự đục đá để kê cao quê hương”, để thấm nhuần những lời dặn ngàn năm từ trong huyết quản “con ơi tuy thô sơ da thịt” nhưng “không bao giờ được nhỏ bé, nghe con”.

Thấy được sự quyết tâm của các em, cô Nụ càng có thêm sức mạnh để làm công việc thầm lặng này. Ban đầu “vốn liếng” của cô trò chỉ là một chiếc thuyền đan bằng tre nứa, trộn xi măng trát lên và lắp vào hai mái chèo. Đến năm 2011, cô Nụ đã bàn bạc với gia đình bán cặp bò hồi môn để đóng một chiếc thuyền sắt gắn động cơ. Con bò vốn khi ấy bán được 11 triệu đồng nhưng cô phải bỏ thêm 1 triệu đồng nữa mới tiền đủ để đóng thuyền. Chính chiếc thuyền sắt đấy, chính chiếc thuyền được đánh đổi bằng cả con bò làm của hồi môn khi cưới đấy đã giúp giấc mơ con chữ của nhiều em nhỏ ở vùng lòng hồ sông Đà bớt chòng chành hơn.


“Đến việc phải thay bao nhiêu chiếc thuyền xi măng bị hư hỏng tôi còn không nhớ, chứ nói gì đến việc chở biết bao nhiêu thế hệ học sinh qua sông”, cô Nụ cười.

Những ký ức rồi sẽ phai nhạt dần theo năm tháng, nhưng những vết sẹo nằm trên da thịt được khắc thành hình thành hài trong suốt quá trình 18 năm làm nghề lái đò sẽ chẳng thể nào mất đi. Đối với cô Nụ, chúng chẳng là gì quá to tát nhưng đối với chúng tôi, những vết sẹo đó chính là “huân chương lao động siêu hạng” cho những người chèo thuyền ngày ngày xuôi ngược sông nước. “Vết sẹo” ngoài da thịt dù có chảy máu, nhưng cũng không thể nào đau đớn được bằng những “vết sẹo” lòng được ẩn giấu bên trong mà chỉ có chủ nhân của nó mới có thể thấu cảm được.


“Mình không lái đò thì hành trình đi học của trò sẽ ra sao?”, cô Nụ đưa ra một câu hỏi tu từ, một câu hỏi minh chứng cho những “vết sẹo lòng” trong cô khiến không gian xung quanh yên ắng đến lạ. Tôi nghĩ lúc này đây ai trong chúng tôi cũng mường tượng về cái viễn cảnh ấy, viễn cảnh một ngày các em học sinh tại xóm Nhạp không có cô Nụ đưa đò. Chắc con đường đến trường của các em sẽ trắc trở hơn, chắc các em sẽ vất vả hơn vào những ngày thời tiết lạnh giá? Hay là giấc mơ con chữ của các em sẽ phải chấm dứt để hàng ngày cùng eng – mạng (tiếng của dân tộc Mường nghĩa là bố – mẹ) lên nương làm rẫy, đến mùa ngô thì trồng ngô, đến mùa sắn thì đào sắn? Chúng tôi – ngay cả cô Nụ cũng không biết nữa.

Rồi nhân đây, chúng tôi biết được rằng hiếm lắm cô Nụ mới đi giày cao gót đi làm. Khi hỏi vì sao thì cô chỉ cười một giọng đầy hào sảng và nói: “Lái đò thì cần gì đẹp đâu mà đi giày cao gót. Rồi chẳng may… chỉ là chẳng may thôi tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình lái đò, đi giày cao gót vướng víu lắm”.

Từ chữ “chẳng may” đấy, chúng tôi phát hiện ra một “vết sẹo lòng” nữa đang ẩn sâu bên trong cô Nụ. Kể từ thời điểm các bạn học sinh bước lên đò, cô Nụ phải gánh vác thêm cả phần trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các em học sinh. Rồi chẳng may… chẳng may thì sao? Lo lắng là một chuyện nhưng cô Nụ chưa bao giờ có ý định từ bỏ công việc thầm lặng này bởi cô không muốn hành trình đi học của các bạn học sinh ở xóm Nhạp gian nan.

Làm nghề lái đò 18 năm, cô có trong mình vô số những kỷ niệm. Ngồi với chúng tôi, cô mân mê, nắn nót chúng từng chút một. Lướt nhìn qua, ánh mắt cô lúc đấy sáng bừng lên lấp lánh, từng kỷ niệm qua đi như người thuyền trưởng kể về chiến tích vừa băng qua vạn dặm hải hồ.

Những khi mưa gió, sương mù, giá rét… việc đi lại vất vả hơn, cô trò phải lò dò đi từng chút một. Rồi những khi mưa bão ập đến, những cành cây trôi dạt từ đầu nguồn về thượng nguồn, mắc vào cánh quạt làm thuyền chết máy giữa lòng sông, lúc này cô Nụ lại phải nhảy xuống, tháo những vật cản ra khỏi bánh lái để tiếp tục hành trình đưa trò đến bến chữ…

Những kỷ niệm lan dần ra theo những lớp lang sóng vỗ…


Không chỉ dừng lại ở những hình ảnh trong hồi ức của cô Nụ, đoàn chúng tôi còn được tận mắt chứng kiến một màn chèo đò đưa học sinh qua sông của cô vào một buổi chiều nắng dần phai trên sông Đà. Sau khi giảng dạy xong tại trường Mầm non Yên Hòa, cô Nụ lại đi xe máy cách một quãng đường đèo vắt ngang núi dài 30 phút lái xe để xuống bến đò. Các em học sinh xóm Nhạp cũng có mặt đầy đủ từ trước, mặc sẵn áo phao để chờ cô Nụ đến.

Giữa một hàng dài con thuyền hiện đại nằm trên bờ chờ khách qua sông, chiếc thuyền của cô Nụ nằm lọt thỏm trong số đó. Nó là một chiếc thuyền dài khoảng 3 sải tay người lớn không có mái che. Để dễ hình dung nhất, tôi thấy nó thật giống với một chiếc thuyền độc mộc nhưng thay vì đục bằng gỗ thì nó lại được làm bằng sắt với lớp bên ngoài xỉn màu do thời gian ghi dấu.

Khi thuyền bắt đầu khởi hành, chúng tôi mới cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên. Gió luồn qua khe núi hun hút khiến tất cả thành viên trong đoàn chúng tôi không tài nào mở mắt ra được. Rồi gió xô làm những gợn sóng bắt đầu cuộn trào, con thuyền vì thế cũng lênh đênh, chao đảo theo lớp lang sóng vỗ. Lúc này nếu lái không khéo là lật thuyền như chơi.

Trước những thách thức của con sóng ngọn gió nơi đây, cô Nụ vẫn bình tĩnh đến lạ vì cô đã thuộc quãng sông này như thuộc cả lòng bàn tay. 18 năm qua, cô Nụ đã đúc rút cho mình cả một một bộ “chiến thuật” lái sóng, lái gió Đà giang. Với cô Nụ, một người lái đò giỏi phải là một người biết cắt sóng, rẽ sóng để cho những gợn nước không xô mạnh vào mạn thuyền, làm người ngồi trên thuyền chòng chành, chênh vênh. Rồi những hôm sóng cao gió cả, phải tìm ra được “điểm yếu” của sóng để rồi đâm thẳng, đâm trực diện nhằm tránh nước văng tung tóe, ướt người ngồi trên.


Kinh nghiệm đò giang của cô còn được cân đo đong đếm trong những ngày gió to làm nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn những gợn nước bạc đầu trắng xóa. Lúc này phải biết “chiều chuộng” con sông Đà, không thì nó sẽ “làm mình làm mẩy” lên cho xem. Cứ thuộc làu làu bộ chiến thuật này, thì dù có “sóng cả” cũng không thể “làm ngã tay chèo”. Lái đò không phải là công việc đơn giản, nó cần có chiến thuật mà chỉ những người lành nghề nhất mới có đủ chiêm nghiệm trong hành trình chinh phục dòng “Đà giang độc bắc lưu”.

Bộ “chiến thuật” lái sóng lái gió Đà giang đấy, cô Nụ không giữ cho riêng mình mà “truyền nghề” lại cho thế hệ sau. Những buổi học của cô không có phấn trắng bảng đen, chỉ có thuyền làm ghế và kiến thức được kết tinh từ 18 năm trời làm nghề đò giang sông nước. Sau những buổi lý thuyết, các bạn học sinh sẽ được thực hành trực tiếp việc lái đò dưới sự giám sát của cô Nụ. Để học trò quen tay hơn, các bạn sẽ thay phiên nhau cầm lái một ngày trong tuần. Ai mà lái sai kỹ thuật sẽ được cô Nụ trực tiếp chỉnh sửa. Đến khi nào lành nghề, thuộc bộ “chiến thuật” lái sóng lái gió Đà giang làu làu từng dấu chấm, dấu phẩy mới thôi. Nhờ đó mà đến hiện tại, các bạn học sinh của cô ai cũng lái đò rất giỏi, vỗ ngực chia sẻ mình là học trò của cô Nụ cơ mà.

Tôi tin, không đơn thuần cô Nụ tạo ra những đứa trẻ xóm Nhạp vững tay chèo trên sông Đà chỉ vì chúng là người của sông nước. Mà từ sâu trong tâm khảm, cô còn muốn lớp lớp thế hệ học sinh từng được cô che chở, sau này lớn lên phải biết nối tiếp những công việc thầm lặng này, phải biết yêu thương người đồng mình, những người cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn, những người biết “tự đục đá để kê cao quê hương” và “lấy quê hương để làm phong tục”. Có thể con đò sau này của các em sẽ hiện đại, có thể con đò mà các em sở hữu không phải là màn đánh cược bằng cả con bò làm của hồi môn, nhưng hãy nối tiếp những công việc này. Những công việc tuy nhỏ bé nhưng giúp triệu triệu giấc mơ được viết tiếp, tuy nhỏ bé nhưng có ích cho đời. Chỉ vậy thôi!

Với 3 chữ “là”: Là một người mẹ, là một người thầy và là một người chuyên chở những giấc mơ. Tôi thích nhất là một người mẹ, đơn giản vậy thôi.

Cô Nụ với tôi vừa là một người thầy, người mẹ và còn là một người chuyên chở những giấc mơ cho các bạn học sinh. Với ba chữ “là” đấy, cô Nụ muốn mình trong hình ảnh một người mẹ nhất. “Những người con” của cô Nụ, những người con dù không phải do cô đứt ruột đẻ ra, nhưng đã gắn bó với cô, ngày ngày được cô đưa thuyền qua sông Đà thì đã là “con của mình” rồi. Ngay cả những đứa trẻ ở nơi nơi cô sinh sống, chẳng ai bảo ai nhưng chúng cứ kháo nhau gọi cô là “mẹ Nụ”.

Không chỉ lái đò đưa học sinh đến trường, cô Nụ cũng là người hướng dẫn các bạn học sinh nơi đây đăng ký các chế độ hỗ trợ của nhà nước. Nhờ đó mà cuộc sống của các bạn bớt vất vả, con đường đến trường cũng vì thế mà bớt chòng chành hơn.

Rồi có trường hợp một học sinh vì bố mẹ không hạnh phúc nên đành phải ở với bác. Vào năm lớp 9, em đã có ý định nghỉ học để đi làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thấy được hoàn cảnh như vậy, cô Nụ liền động viên, tìm kiếm những nguồn hỗ trợ của nhà nước để em không bỏ dở việc học giữa chừng.

Với những lời động viên thân tình như một người mẹ, em học sinh này đã đi học trở lại. Ngày ngày dậy sớm để cùng “mẹ Nụ” đi đò qua sông, buổi trưa về lại ghé qua phòng của của “mẹ Nụ” ăn uống ngủ nghỉ… cứ như vậy ngày nối tiếp ngày, tháng nối tiếp tháng…

Có ai đó từng nói, nghề dạy học như nghề chèo đò đưa khách sang sông và mỗi thầy cô đều là những người lái đò cần mẫn, chuyên chở biết bao giấc mơ đến với bến bờ tri thức. Với tôi, họ đều là những người “nghệ sĩ” – đương nhiên không phải nghệ sĩ như trong hình dung của nhiều người, mà là người dồn hết tâm sức vào những thứ mình làm, và hơn hết là yêu những thứ mình làm.

Trước khi rời Đà Bắc, tôi có hỏi cô Nụ bao giờ sẽ dừng lại công việc đưa đò này. Tôi không thể hình dung được. Và cô cũng thế.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG KỂ CHUYỆN LÀM NGHỀ VẬN CHUYỂN “NHỮNG SINH MẠNG KẾT THÚC”: SỢ NHẤT KHI PHẢI CHỞ CƠ THỂ NGƯỜI NÀY

0

Kết duyên với “xác chết”
Vương Lượng sinh ra ở Cát Lâm (Trung Quốc). 9 tuổi, bố mẹ ly hôn, anh sống với bố và được ông bà nội chăm sóc.

Được chiều chuộng nên thuở nhỏ, Vương Lượng rất nghịch ngợm. Tuy nhiên, tính cách này đã thay đổi khi anh lên tuổi 12. Ông nội đột ngột qua đời, Vương Lượng tận mắt chứng kiến cảnh ông bị đẩy vào lò lửa, biến thành tro bụi. Ba năm sau, bố cũng qua đời vì bệnh tật do làm việc quá sức.


Vương Lượng

Người thân lần lượt ra đi khiến Vương Lượng đau đớn nhưng anh không khóc, đây là lần đầu tiên anh cảm thấy sợ chết đến vậy.

Do thành tích học tập không đạt yêu cầu nên Vương Lượng đã nhập ngũ. Cũng nhờ môi trường rèn luyện khắt khe này mà anh đã trở thành người đàn ông mạnh mẽ.

Sau khi xuất ngũ, Vương Lượng muốn tìm việc làm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Nhưng mặc dù sức vóc cao lớn, nhưng không có chuyên môn, chặng đường đi làm gian nan vô cùng.

Năm 2017, Vương Lượng vô tình nhìn thấy thông tin tuyển dụng và quyết định ứng tuyển làm tài xế xe tang cho nhà tang lễ.

Mặc dù cũng có phần sợ hãi với nghề này, nhưng cuối cùng Vương Lượng đã đánh liều một phen và được nhận vào làm.

Người chở những số phận kết thúc
Ngày hôm đó, Vương Lượng đang làm ca đêm ở nhà tang lễ, anh được gọi đến hiện trường vụ tai nạn, tổng cộng có 4 người chết.

Vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc, một tài xế lái xe cả ngày, ban đêm buồn ngủ thì bất ngờ tông vào một chiếc xe khác, thế là tai nạn thương tâm xảy ra.


Một vụ tai nạn giao thông mà Vương Lượng chịu trách nhiệm xử lý

Cảnh tượng cơ thể nạn nhân không còn nguyên vẹn đã khiến Vương Lượng nôn mửa tại chỗ. Song anh phải nén lại cảm giác hoảng sợ để hoàn thành trách nhiệm.

Những ngày sau đó, Vương Lượng sợ nhất chính là chuông điện thoại di động, mỗi lần đổ chuông đồng nghĩa với việc một hoặc nhiều mạng sống đã ra đi. Có ngày, anh đã nhận 23 cuộc gọi.

Công việc như vậy thực sự có ảnh hưởng lớn đến Vương Lượng, anh thường xuyên bị chỉ trích, xe tang do anh lái bị mọi người xa lánh, thậm chí xe hỏng giữa đường cũng không chỗ nào nhận sửa. Việc rửa xe cũng gặp phải “sự kỳ thị” tương tự.

Trên xe thường xuyên có vết máu, Vương Lượng chỉ có thể đến tiệm rửa xe tự phục vụ và làm sạch từng chút một bằng vòi nước áp lực cao. Đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nhiệt độ cao, Vương Lượng hầu như ngày nào cũng phải rửa xe.

Trong lòng anh, dù người có ra đi thì chặng đường cuối cùng cũng phải chỉn chu, đàng hoàng.


Do tính chất đặc biệt của nghề này, Vương Lượng cũng trở thành một người không thích cười, luôn có bộ mặt lạnh lùng, ngay cả khi chụp ảnh cùng vợ con, nhiếp ảnh gia cũng luôn phàn nàn về sự vô cảm trên khuôn mặt của anh.

Những năm sau đó, Vương Lượng hầu như ngày nào cũng phải lái xe, đặc biệt là vào mùa hè, thời điểm làm việc cao điểm của anh, trong hai năm, anh đã tiễn gần 2.000 người, nhưng điều khiến anh sợ hãi và ít muốn gặp nhất là: Trẻ em.

Có lần anh nhận ca chở thi thể một cậu bé 13 tuổi, cậu bị trượt chân khi đang chơi ở trường và qua đời chỉ sau hai ngày.

Làm sao bậc cha mẹ nào có thể chấp nhận đứa con trai ngoan của mình đã ra đi như thế này? Vào ngày tiễn con trai đi xa, cha mẹ cậu đã đặt một số đồ vật mà cậu yêu thích, bao gồm bóng rổ, bóng đá và thậm chí cả yo-yo.

Sau khi lấy hết can đảm, bố mẹ nặng nề đóng cửa xe, quay người lại và khóc lớn. Cảnh tượng này khiến Vương Lượng vô cùng cảm động, cho nên điều anh sợ nhất chính là đưa thi thể của những đứa trẻ.


Chính vì đã chứng kiến quá nhiều cuộc chia ly sinh tử trong những năm qua nên Vương Lượng đặc biệt quý trọng gia đình và con cái, anh thề sẽ sống tốt mỗi ngày và trân trọng hiện tại.

Năm 2018, Vương Lượng bất ngờ nảy ra ý tưởng và đăng ký tài khoản trên một nền tảng video ngắn để chia sẻ trải nghiệm nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, người xem chỉ hiếu kỳ một thời gian, rồi kênh của anh ảm đạm đến đáng thương vì nội dung về chủ đề quá mức “đen tối”.

Giờ đây, Vương Lượng đã nghỉ công việc này vì anh nhận ra nó đã khiến cuộc đời anh trở nên u ám, ngay cả khi vợ sinh đứa con thứ hai, bố vợ cho rằng anh kém may mắn và không chịu cho anh vào phòng sinh.

Vì vậy, Vương Lượng đã từ bỏ công việc đặc biệt này và bắt đầu giúp gia đình chăm sóc vườn cây ăn quả, trở lại cuộc sống bình thường.

CÔ GIÁO MẦM NON BỊ HÀNG XÓM TẠT XĂNG ĐỐT CHÁY NHƯ NGỌN ĐUỐC

0

Sau cuộc cãi vã, một cô giáo mầm non ở Di Linh (Lâm Đồng) bị người hàng xóm dội xăng lên người và châm lửa đốt.

Ngày 19/1, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) thông tin, vừa tiến hành bắt giữ Dương Thị Kim Cương (36 tuổi, trú thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) để điều tra hành vi giết người.

Đối tượng Cương chính là người đã dội xăng và đốt cô giáo N.T.K.D. (32 tuổi, trú thị trấn Di Linh). Cô giáo D. hiện đang dạy tại một trường mầm non trên địa bàn, đồng thời cũng là hàng xóm của Cương.

Thông tin ban đầu, chiều tối 17/1, giữa cô giáo D. và Cương có mẫu thuẫn nên cãi vã lẫn nhau. Ngay sau đó, Cương lấy can xăng dội vào người cô giáo D.

Mùi xăng bốc lên nồng nặc nên cô giáo D. chạy vào nhà dội nước rồi chạy ra cãi nhau tiếp với Cương, lúc này Cương dùng bật lửa đốt khiến cô giáo D. bốc cháy ngùn ngụt như ngọn đuốc.


Cô giáo D. bị Cương đốt cháy như ngọn đuốc (ảnh từ Camera an ninh ghi lại).

Dù được người thân, hàng xóm chạy đến dập lửa nhưng cô giáo D. đã bị bỏng nặng nên nhanh chóng được chuyển về một bệnh viện lớn ở TPHCM để cấp cứu, điều trị.

Nhận được tin báo, Công an huyện Di Linh đã nhanh chóng vào cuộc điều tra và bắt giữ Dương Thị Kim Cương.

Hiện, nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

MIỀN BẮC CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA MỘT ĐỢT KHÔNG KHÍ LẠNH MẠNH

0

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến ngày 22/1, không khí lạnh được tăng cường mạnh thêm và ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì cấp 2-3, từ ngày 22/1 mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Miền Bắc chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh – Ảnh: NAM TRẦN
Trong ngày và đêm 21/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Từ ngày 22/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại. Từ chiều tối và đêm 22/1, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế trời chuyển rét. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7-10 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-12 độ C; Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế từ 13-16 độ C.

Trên biển, vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Hoàng Sa), ngày và đêm 21/1 có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 1,5-3m, biển động; riêng vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-4m, biển động. Từ ngày 22/1, vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh lên cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 3-5m, riêng vịnh Bắc Bộ 2-3,5m, biển động mạnh.

Từ ngày 21/1, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây của Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3m, biển động. Từ chiều tối và đêm 22/1, vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và vùng biển phía Đông của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-4m, biển động. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-5m, biển động mạnh.

Dự báo thời tiết các khu vực ngày và đêm 21/1: Phía Tây Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trời rét, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C; có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất 16-19 độ C; riêng khu Tây Bắc 23-26 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 10-13 độ C, vùng núi 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C. Nhiệt độ cao nhất 15-18 độ C, vùng núi 13-15 độ C.

Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế: Phía Bắc nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; phía Nam có mây, có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Phía Bắc chuyển rét, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất: phía Bắc 13-16 độ C; phía Nam 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 19-22 độ C; phía Nam 24-27 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.

Tây Nguyên ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.

Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C./.

Tự làm khổ mình vì suy nghĩ ‘năm nào cũng phải về quê ăn Tết’

0

Tôi bốn năm mới về quê ăn Tết một lần, dùng tiền đi lại biếu cha mẹ còn hơn cứ phải rồng rắn đường xa để về bằng được.

Nhiều người cứ nói lý thuyết rằng “về quê tình cảm là chính”, nhưng thử hỏi không có tiền thì về bằng cách nào? Có tiền thì về Tết còn cho người này biếu người nọ được ít nhiều; còn không có tiền thì tôi nghĩ nên về vào dịp khác trong năm sẽ giảm chi phí đi tương đối. Hoặc không có nữa thì khỏi về luôn, cứ dùng chính tiền chi phí đi lại kia mà biếu cha mẹ là được rồi. Thời nay công nghệ tốt, thiếu gì cách gặp nhau trên mạng, cứ gì cứ phải rống rắn đường xa để về cho bằng được rồi nhìn mặt nhau vài bữa lại đi.

Về quê là mục đích được gần con cái, cha mẹ, sau đó mới đến anh chị em ruột thịt, rồi tiếp nữa mới tới gặp mặt, thăm chúc họ hàng, làng xóm. Chúng ta hãy chú ý tới những người đầu tiên trước. Nếu cứ lo việc bên ngoài mà không quay vào trong thì sẽ rất mỏi mệt vì sự sĩ diện hão, làm màu…

Tôi bốn năm mới về Việt Nam ăn Tết một lần. Mỗi lần như vậy, tôi dành hết quỹ thời gian ít ỏi của mình cho con cháu, sau đó đến cha mẹ ruột của mình. Còn họ hàng, làng xóm, bạn bè không tới lượt vì thời gian của tôi có hạn. Nhưng tôi và con cái vẫn khá hài lòng vì mọi việc đều sắp xếp êm ấm, hợp lý, chu đáo. Tôi quan niệm trong ấm thì ngoài mới êm, không nên chú trọng hình thức, lễ nghĩa bên ngoài mà bỏ bê chuyện trong nhà nhé.

Với tôi, nếu quê của bố tôi một nơi, quê mẹ một nơi, nhưng khi bố mẹ kết hôn và sinh ra tôi ở một nơi rất xa, sau đó an cư lạc nghiệp tại đó, bản thân chúng tôi cũng sinh sống và lớn lên tại đó, thì tôi gọi nơi đó là quê. Bất cứ ai hỏi “quê ở đâu?” tôi cũng ngay lập tức trả lời như vậy theo bản năng mà khỏi cần suy nghĩ.

Quê đơn giản là nơi cha mẹ tôi, gia đình tôi sống, chết tại đó. Còn quê của bố là quê của bố, của mẹ là của mẹ, không phải quê của tôi. Mối quan hệ họ hàng cũng vậy, tùy sự đối đãi tốt – xấu mà thân cận nhau. Có khi người họ xa còn hơn cả anh chị em ruột do cách đối đãi với nhau. Nhìn chung vẫn phải có một biểu mẫu cơ bản cho mối quan hệ gia đình, để dựa vào đó mà cân bằng, từ trong rồi mới ra ngoài được.

Chứ tôi không thể coi họ hàng, thông gia hơn con đẻ, hơn cha mẹ ruột của mình được.Với tôi, con là nhất, cháu là nhì, bố mẹ ruột là ba, con rể con dâu và anh em ruột là thứ tư, con của em ruột là thứ năm, sau đó mới tới lượt họ hàng nội ngoại hai bên và em dâu rể. Tôi chưa quan tâm được những hàng đầu tiên, thì hàng cuối còn phải chờ đã. Trừ khi ngay cả hàng đầu đến hàng cuối cũng không quan tâm được thì phải xem lại xem có phải mình chỉ biết mỗi mình hay không? Còn nếu tôi vẫn lo toan, chăm sóc đầy đủ cho con, cháu, cha mẹ, anh em ruột, còn họ hàng tôi chưa thể quan tâm được thì cũng chẳng có gì phải nghĩ ngợi.

5 NĂM NHÌN CON TRAI BỊ DÀY VÒ BỞI SUY THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI, NGƯỜI MẸ QUYẾT HIẾN THẬN CỨU CON

0

Đây là ca ghép thận cùng huyết thống thứ 5 vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng thực hiện thành công.


Người bệnh là N.P.N. (30 tuổi, trú tại Niệm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng) được chẩn đoán là suy thận mạn giai đoạn cuối cách đây 5 năm, lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần bằng AVF tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Chứng kiến con trai hàng ngày bị dày vò bởi căn bệnh suy thận, bà L.T.T. (55 tuổi – mẹ người bệnh) đã quyết định hiến thận, mong người con được sống một cuộc đời khỏe mạnh hơn.

Cả hai mẹ con đều được làm tất cả các xét nghiệm sàng lọc cần thiết trước khi phẫu thuật cũng như chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật và Bộ Y tế.

Các ekip của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của TS.BS Nguyễn Thế May, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp; PGS.TS Nguyễn Công Bình, nguyên Phó Giám đốc, Cố vấn chuyên môn, Trưởng kíp ghép thận cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành ghép thận cho người bệnh.

Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nội soi để lấy thận từ người hiến, sau đó tiến hành rửa thận, ghép thận cho người nhận bằng các kỹ thuật chuyên sâu. Ca ghép thận được thực hiện thành công sau 4 giờ phẫu thuật. Quả thận được ghép bắt đầu hồng hào, được tưới máu tốt và bắt đầu bài tiết nước tiểu.

Sau phẫu thuật, cặp ghép thận được hồi sức tích cực và chăm sóc đặc biệt bởi đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện.