Những ngày cuối cùng của năm Quý Mão sẽ kết thúc một cách khá tốt đẹp đối với người tuổi Tị.
Tuổi Tị
Những ngày cuối cùng của năm 2023 sẽ kết thúc một cách khá tốt đẹp đối với người tuổi Tị.
Người tuổi Tị vốn sống tình cảm, nhạy bén, luôn tràn ngập tình cảm gia đình, đối với họ gia đình là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp.
Tháng Chạp sẽ là thời gian làm ăn của Tị và bạn sẽ có tài lộc cũng như sự nghiệp cất cánh, sự êm ấm của gia đình sẽ là động lực dẫn đến thành công của họ.
Cuối năm nay, đương số sẽ phát hiện ra rằng sự nghiệp và gia đình không đối lập nhau mà có thể hòa hợp một cách hoàn hảo. Thông qua sự hỗ trợ của gia đình, họ sẽ tự tin hơn để phát triển ở nơi làm việc. Đồng thời, những người tuổi này phải học cách tìm sự cân bằng giữa công việc và gia đình, không để tình cảm cá nhân gây ảnh hưởng tới chuyện làm ăn quá sâu nhé.
Tuổi Dậu
Theo tử vi tuổi Dậu tháng 12 âm lịch, sự siêng năng, tận tâm trong công việc của Dậu sẽ được cấp trên ghi nhận và được kỳ vọng sẽ được thăng chức, tăng lương.
Người tuổi Dậu vốn là người chủ động, thích đương đầu với khó khăn, tính cạnh tranh sẽ được nâng cao đáng kể, nếu cẩn thận trong công việc chắc chắn sẽ nhận được thu hoạch bất ngờ, điều này sẽ giúp tập thể đoàn kết hơn, công việc sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, những người tuổi này cũng có thể gặp vận may trong các lĩnh vực đầu tư như bất động sản, chứng khoán, khiến tay bạn dễ bị chuột rút khi đếm tiền.
Tuổi Mão
Sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo của Mão trong lĩnh vực kinh doanh sẽ được phát huy tối đa, mang lại cho họ những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Đồng thời, người tuổi Mão cũng có thể có cơ hội có được những cơ hội thăng tiến quan trọng trong chính trị hoặc nơi làm việc, nâng cao hơn nữa quyền lực của mình.
Sự giàu có và địa vị của đương số sẽ đạt đến một tầm cao mới, khiến họ tự tin và bình tĩnh hơn trong cuộc sống.
Cái nhìn sâu sắc của con giáp này sẽ giúp họ nắm bắt những cơ hội kinh doanh chưa từng có và vươn lên đỉnh cao sự nghiệp vào đầu tháng 12 âm lịch này.
Dịp cuối năm, lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang là việc cực kỳ quan trọng và nhà nào cũng thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đúng.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, về bản chất, một năm có 12 tháng thì gia chủ sẽ lau dọn bàn thờ 12 lần trong năm. Việc này thường được thực hiện vào 3 ngày cuối của một tháng. Riêng tháng 12 âm lịch, từ ngày 23 âm lịch trở đi, gia chủ có thể tiến hành lau dọn tổng thể cả bàn thờ và phòng thờ.
Một số lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm
– Khi dọn dẹp bàn thờ, phòng thờ, gia chủ nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để tạo sự thông thoáng.
– Nên chuẩn bị một chiếc mâm/bàn có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên để đặt các vật dụng trên bàn thờ lên đó trong lúc dọn dẹp. Ngoài ra, với những gia đình có cả bàn thờ gia tiên và các bàn thờ thần linh khác thì cần chuẩn bị sẵn hai chỗ để hạ đồ thờ, không nên để lẫn.
– Hòa dung dịch tẩy rửa với nước ấm đề lau rửa các vết bẩn trên bàn thờ. Có thể hòa nước ấm với chút muối, một chút giấm hoặc chanh để lau bàn thờ. Tránh dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để làm sạch các vật dụng thờ cúng bằng đồng vì có thể làm hỏng bề mặt món đồ. Khi lau, cần dùng khăn sạch và lau nhẹ nhàng.
– Về thứ tự lau dọn, nếu có bài vị thì cần lau bài vị trước rồi đến bát hương sau đó mới tới các đồ thờ khác. Nếu thờ Phật thì cần lau dọn tượng Phật trước rồi mới tới bài vị gia tiên.
– Khi lau dọn bàn thờ cuối năm, người ta thường rút tỉa chân hương. Sau cả một năm với nững ngày lễ, ngày giỗ, bát hương bị đầy thì cần bỏ bớt chân hương cũ. Ngoài ra, gia chủ có thể lấy thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương để bỏ đi. Lưu ý, cần giữ lại một ít tro cũ và vài chân nhang (số lẻ) trong bát hương. Theo quan niệm của người xưa, bỏ hết tro và chân nhang sẽ gây hao tài tán lộc của gia chủ. Khi rút tỉa chân nhang cuối năm, gia chủ nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang nếu trạch chủ chính là nam nhân; giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang nếu trạch chủ chính là nữ nhân.
Lưu ý, trong nhà, bát hương luôn an vị, không được xê dịch dù chỉ một chút. Vì vậy, khi bao sái, mọi người nên lấy một tay giữ yên bát hương, một tay cầm khăn sạch lau quanh bát hương, lau từ vòng lưỡng long chầu nguyệt lau ra.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên hạn chế di chuyển ảnh hoặc tượng trên bàn thờ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Gạo là lương thực cơ bản trong văn hóa ẩm thực người Việt do đó thùng gạo không được chú trọng sẽ khiến gia chủ có thể ốm đau.
Tại sao gạo quan trọng?
Trong đời sống của người Việt, gạo là lương thực và hầu hết các bữa ăn gia đình vẫn dùng cơm. Thậm chí nhiều người sống theo nếp xưa thì còn ăn nhiều cơm (trừ nhiều người bây giờ sợ cơm vì kiêng béo, tiểu đường…). Đối với những người làm việc nặng nhọc bữa ăn vẫn là “ăn bao nhiêu bát cơm”, “bay nồi cơm”… Thế nên gạo rất quan trọng trong bữa ăn của người Việt. Mà bệnh từ miệng vào nên thùng gạo không bảo quản cẩn thận, gạo không được giữ gìn thì có ngày bệnh tật vào. Gạo bị chuột vầy, gạo bị mốc, gạo bị hỏng mà ăn thì rước họa ung thư có ngày.
Do đó ở phương diện sức khỏe thùng gạo rất quan trọng với gia đình.
Ở phương diện phong thủy gạo cũng rất quan trọng. Bởi theo phong thủy gạo thể hiện là kho lương tài khố của gia đình, nên thùng gạo cũng là nơi hút tài lộc cho gia chủ, mang lại may mắn giàu có no đủ cho gia đình. Thế nên dù theo góc độ phong thủy tâm linh hay đời sống sức khỏe thì thùng gạo đều quan trọng.
Những vị trí và cách giữ gạo gây họa
Thùng gạo đặt gần khu vòi nước, chỗ ẩm mốc: Gạo để bị ẩm mốc, bị chuột gián mối mọt quấy phá sẽ khiến chúng mất đi vị ngon, hơn nữa có thể gây độc hại nguy hiểm. Nấm mốc có thể gia tăng nguy cơ ung thư gan. Bởi thế cần tuyệt đối giữ gạo trong thùng kín, tránh xa nguồn nước, tránh để thùng gạo bị ẩm ướt, nấm mốc.
Thùng gạo bị hở, thiếu nắp, thùng gạo phơi ra ngoài: thùng gạo rất cần kín đáo để đảo tránh không cho gián mối mọt, chuột xâm nhập vì những côn trùng này vừa làm hôi gạo vừa có thể nhả chất độc vào gạo gây nguy hiểm. Theo phong thủy, gạo để hớ hênh tức là tài sản hớ hênh sẽ bị hao tổn. Tiền tài là phải kín đáo nên nếu để thùng gạo lộ thiên cũng không tốt cho phong thủy, khi để gạo lộ thiên chúng cũng nhanh hỏng hơn là để ở nơi khô thoáng kín đáo.
Chất liệu đựng gạo cũng quan trọng: Túi nilon hay thùng nhựa có thể gây nhiễm vi hạt nhựa vào gạo nên khi ăn bạn tăng nguy cơ bị béo phì và một số bệnh chuyển hóa. Gạo đựng trong những thùng tái chế như thùng sơn cũ, thùng sắt han gỉ cũng khiến gạo mất phẩm chất và điễm độc. Về phong thủy chất liệu gốm sứ sành hợp cho Thổ nhất.
Vị trí Nam, Đông Nam: Theo phong thủy thùng gạo thuộc Thổ. Thế nên nếu đặt thùng gạo trên cao sẽ không hợp phong thủy không tạo tương sinh, gây chênh vênh khiến cho tài sản tiêu tán, gia đình mất lộc. Thực tế thùng gạo thường nặng, để trên cao khó lấy, có thể gây đổ, bất lợi cho sinh hoạt. Thùng gạo thuộc Thổ nên nếu đặt ở vị trí Nam hay Đông Nam sẽ xung khắc không tốt cho tiền tài của gia chủ.
Cách đặt thùng gạo trong bếp vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa đáp ứng phong thủy
Người xưa rất chú trọng đựng gạo trong thùng gỗ hoặc thùng gốm và chôn vào đất, rồi đậy nắp. Điều đó vừa giúp giữ bảo quản gạo chắc chắn lại đảm bảo phong thủy. Bây giờ thiết kế hiện đại nên bạn cần đặt thùng gạo tiếp giáp mặt sàn hoặc mặt tủ, không nên đặt chênh vênh trên cao vì nặng khó lấy xuống.
Thùng gạo nên dùng chất liệu gốm sành sứ vì chúng an toàn cho sức khỏe và đậy nắp cẩn thận. Màu của thùng gạo nên màu vàng hoặc màu đất, dáng thùng gạo nên là dáng tròn, thùng cao thể hiện sự vững vàng và tròn đầy về phong thủy.
Vị trí thùng gạo nên đặt tiếp giáp đất và ở vị trí Tây Nam, Đông Bắc và tránh tơ hơ hớ hênh ai cũng nhìn thấy.
Thùng gạo nên tránh để gần nguồn nước để tránh ẩm mốc.
Thùng gạo trong bếp không nên để trống cạn kiệt, không để bị bẩn. Khi gần hết gạo bạn nên đổ gạo cũ ra rồi lau sạch thùng và cho gạo mới vào, gạo cũ có thể để lên trên ăn trước. Tránh việc đổ gạo mới đè lên gạo cũ sẽ khiến gạo bên dưới lưu cữu lâu sẽ bị hỏng. Nếu nhà có thùng gạo lớn ăn lâu hết, có thể để thêm túi hạt tiêu lên trên sẽ giúp chống kiến gián mối mọt tốt hơn.
Tránh sục tay ẩm ướt vào thùng gạo sẽ khiến gạo nhanh mốc vừa hại sức khỏe vừa giảm chất lượng giảm ngon của cơm lại tổn hại phong thủy.
Khi thùng gạo bị thủng vỡ nên thay để đảm bảo giữ gạo tốt hơn và cũng là tránh phạm về phong thủy.
Phẩm cách của một con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau xoay xung quanh họ, trong đó bao gồm cả hành vi, lời nói của bố mẹ đối với con cái.
Lời nói của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của con
Người lớn thường chẳng bao giờ nhớ những lời người lớn nói ra nhưng trẻ em sẽ có những ấn tượng khó quên với những lời nói đó, thậm chí “ghim” vào lòng suốt cả cuộc đời. Những lời nói tưởng chừng như đơn giản, được thốt ra khi người lớn cảm thấy khó chịu, tức giận nhưng nói trước mặt trẻ, sẽ khiến chúng dần cảm thấy bức bối và có ác cảm.
Những lời nói như vậy dễ khiến trẻ bị tổn thương, chỉ có điều vết thương trong lòng của trẻ em khó lành, giống như vết sẹo in hằn vào tim. Nhưng trẻ em chưa biết cách chủ động để chia sẻ với bố mẹ những điều mình không thích, những điều khiến mình bị tổn thương, để bố mẹ chú trọng lời nói với con hơn. Vì thế, những vết sẹo ấy cứ đi theo các em suốt cuộc đời.
Một lời nói ra từ bố mẹ chính là một lần điều chỉnh những suy nghĩ của con trẻ; từ đó mà cũng hình thành nên tính cách của trẻ đúng như câu tục ngữ: “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Phẩm cách của một con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau xoay xung quanh họ, trong đó bao gồm cả hành vi, lời nói của bố mẹ đối với con cái.
Cách diễn đạt của bố mẹ quyết định thế giới quan của con
Những đứa trẻ chưa hiểu chuyện, đôi khi bố mẹ nói thế nào, con nghe như vậy. Thái độ và lời nói của người lớn mang theo sự đả kích, áp chế, dần dần cảm giác bi quan, hoài nghi “ngấm” trong tư duy trẻ, khiến chúng khó có thể thành công trong cuộc đời.
Lời nói từ bố mẹ chất chứa sự thù hận, con cái nghe được, dễ khiến chúng tin rằng cuộc sống xung quanh chẳng tốt đẹp gì, toàn những kẻ lọc lừa, không đáng tin. Lời nói từ bố mẹ vốn dĩ đầy sự bao dung, con cái trực tiếp cảm nhận được, lớn lên biết yêu thương, đối xử hoà thuận với mọi người xung quanh.
Con trẻ nhận được sự khích lệ, động viên của bố mẹ, khi trưởng thành sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc, biết tới biết lùi, biết trao gửi niềm tin và điều chỉnh lời nói. Nếu con trẻ thường xuyên nhận những lời mỉa mai, trách cứ thì cuộc sống của sẽ dần chỉ cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi và tự ti.
Những từ thốt ra từ bố mẹ phản ánh sự tu dưỡng cả đời
Nhà giáo dục Liên Xô Suhomlinsky từng nói: “Mỗi khoảnh khắc, khi bạn nhìn thấy con bạn, bạn cũng là đang nhìn thấy chính mình. Khi bạn giáo dục con cái, bạn cũng đang giáo dục chính mình và kiểm tra nhân cách của chính mình”.
Có thể bố mẹ không để ý nhưng giáo dục con cái cũng chính là tấm gương phản chiếu tính cách thật của bố mẹ. Nên nhớ, lời ăn tiếng nói của bố mẹ thốt ra như thế nào thì mai sau con trẻ sẽ thể hiện trí huệ và cốt cách làm người như thế đó.
Tất nhiên, bố mẹ cũng chỉ là những người lần đầu làm bố mẹ, không phải từ khi sinh ra đã làm bố mẹ. Vì thế, cả bố mẹ và cả con cái đều cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm để trở thành những phiên bản tốt hơn. Cả hai nên dành nhiều thời gian để chia sẻ, tìm hiểu tính cách lẫn nhau, như vậy, bố mẹ và con cái mới thấu hiểu được nhau.
Theo quan điểm phong thủy, căn bếp là nơi tụ tài đón lộc. Bếp phạm phải những đại kỵ này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của cả nhà.
Bếp đối diện với phòng ngủ
Bếp không nên thiết kế gần với phòng ngủ hoặc đối diện phòng ngủ. Phòng bếp thường có dầu mỡ, mùi thức ăn và khí nóng. Những thứ này có thể xâm nhập vào phòng ngủ, gây ảnh hưởng đến căn phòng và người trong phòng, khiến mọi người cảm thấy khó chịu, dễ nóng giận.
Ngoài ra, nhà bếp cũng không nên để đối diện nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí, để đối diện với nhà bếp vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Căn bếp cần được tăng cường thông gió để không khí lưu thông, không bị ám mùi thức ăn khó chịu.
Bếp nấu và bồn rửa không nên đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau
Bồn rửa thuộc Thủy, bếp thuộc Hỏa. Theo quan niệm ngũ hành, Thủy và Hỏa tương khắc. Vì vậy, trong việc bố trí nội thất cho căn bếp, gia chủ nên tránh để bếp nấu đối diện với bồn rử
Ngoài ra, cũng không nên đặt bếp nấu ngay sát bồn rửa. Trên thực tế, chậu rửa đặt ngay cạnh bếp nấu có thể làm ảnh hưởng đến việc nấu nướng, khiến bếp nấu nhanh hỏng.
Bếp không đặt đối diện với cửa chính
Theo quan niệm phong thủy, mở cửa nhìn thấy bếp thì tiền tài hao nhiều. Do đó, gia chủ nên tránh thiết kế cửa chính đối diện với bếp. Nếu vừa mở cửa chính đã nhìn thấy cửa nhà bếp hoặc thấy bếp nấu thì dễ gây hao tổn sức khỏe của gia chủ, trong nhà khó tụ tài, vận khí không vượng.
Sàn nhà bếp cao hơn phòng khách, phòng ngủ
Về nguyên tắc bài trí không gian, các phần của căn nhà phải có sự phân biệt chủ và thứ. Trong đó, nhà bếp không được cao hơn phòng khách, phòng ngủ. Điều này có nghĩa là nền nhà bếp phải thấp hơn hoặc bằng nền phòng khách, phòng ngủ.
Nếu để nền nhà bếp cao hơn nền phòng khách thì dễ dẫn tới tình trạng thoái tài lộc.
Bếp kỵ hướng Nam, trung tâm ngôi nhà
Nhà bếp đại diện cho tình hình tài sản, thực lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, vị trí của căn bếp rất quan trọng.
Theo quan niệm phong thủy, không nên bố trí nhà bếp ở hướng Nam bởi đây là hướng thuộc Hỏa, bếp cũng thuộc Hỏa. Hỏa thêm Hỏa sẽ gây ra bất lợi cho ngôi nhà.
Ngoài ra, bếp cũng không nên được đặt ở trung tâm của căn nhà. Trung tâm căn nhà kỵ bẩn, không được đặt bếp ở đây.
Vị trí thích hợp để bố trí nhà bếp là hướng Đông hoặc Đông Nam. Ngữ hành hai hướng này thuộc Mộc, không kỵ Hỏa và Thủy, thích hợp để đặt bếp nấu và bàn ăn.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Những loại quả này không chỉ có màu sắc, hình dáng bắt mắt mà còn mang ý nghĩa tốt trong phong thủy, rất thích hợp để dâng cúng trong những ngày lễ Tết quan trọng.
2 loại trái cây nên đặt lên bàn thờ để cầu tài lộc
Thanh long
Quả thanh long có màu sắc và vẻ ngoài bắt mắt, được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí trên bàn thờ gia tiên. Màu đỏ hồng đẹp mắt của thanh long được bày biện khéo léo sẽ tạo nên sự hài hòa, bắt mắt về màu sắc cho khu vực thờ cúng. Hơn nữa, loại quả này thể hiện mong muốn phát tài, phát lộc của gia chủ.
Thanh long có hình thù độc đáo, đực ví như rồng mây hội tụ nên mang đến ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. Đó cũng là lý do loại quả này hay được lựa chọn để dâng cúng trong các ngày lễ, Tết quan trọng.
Nên lựa những quả thanh long càng tròng càng tốt, vừa ngon lại dễ bày ra đĩa, trông bắt mắt. Phần tai của quả thanh long phải tươi, không được khô héo, quăn queo.
Quả táo
Táo tượng trưng cho sự yên bình, hòa hợp. Loại quả này cũng được xếp vào nhóm quả tốt trong phong thủy vì màu đỏ của nó thường mang đến ý nghĩa tốt lành.
Táo còn là biểu tượng cho sức khỏe, sự hòa hợp trong ra đình.
Ngoài táo đỏ, táo xanh và táo vàng cũng được sử dụng rộng rãi, tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ.
Khi thờ cúng, mùi hương nhẹ nhàng của táo cũng đem đến cho không gian thờ cúng sự dễ chịu, thoải mái.
2 loại trái cây tuyệt đối không được bày lên bàn thờ
Những loại quả có vỏ bên ngoài sắc nhọn
Nhiều người cho rằng có thể lựa chọn những loại trái cây mà gia đình yêu thích để dâng lên cúng tổ tiên. Đây là quan niệm không sai nhưng chưa thực sự phù hợp, đặc biệt là khi dâng cúng những loại quả như mít, sầu riêng.
Những loại quả này thường có gai sắc nhọn, không phù hợp để đặt lên bàn thờ nhất là vào những ngày lễ, Tết. Người xưa quan niệm, đặt những loại quả có gai sắc nhọn lên bàn thờ sẽ khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy bất an, gây ra sự bất hòa, gia đạo lục đục.
Những loại quả có hiện tượng chín nẫu
Một trong những điều mà bạn cần lưu ý khi chọn hoa quả để thắp hương là không nên chọn những loại quả đã quá chín. Thông thường, những loại quả này sẽ nhanh bị hỏng, dễ thu hút côn trùng, gây ảnh hưởng đến không gian thờ cúng. Khi đó, gian thờ cúng sẽ trở nên ô uế, mất đi sự trang nghiêm vốn có.
Vào những ngày lễ Tết, gia chủ nên chọn những loại trái cây tươi, chín vừa tới để đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế tình trạng quả bị chín nẫu, hỏng trong quá trình thắp hương.
Người xưa cho rằng biết thương người, giúp đỡ người khác là tốt. Nhưng không phải ai cũng xứng đáng với lòng thương, sự quan tâm của bạn.
Đừng đối xử tốt với những kẻ không biết điều, đừng rộng lượng với người vô ơn
Trong cuộc sống, lòng tham của con người là điều đáng sợ nhất, đặc biệt là đối với những người sống vô ơn và thiếu lòng biết ơn. Khi bạn cho đi một lần, họ thường chỉ biết nhận mà không trả ơn, thậm chí có thể oán giận nếu bạn không tiếp tục giúp đỡ.
Vì vậy, tốt nhất là tránh kết giao thân thiết với những người như vậy. Người vô ơn sẽ quên hết mọi điều bạn đã làm cho họ, dù bạn đã làm nhiều công việc cho họ.
Khi bạn giàu có, họ sẵn sàng lợi dụng bạn. Nhưng khi bạn gặp khó khăn, họ sẽ ngay lập tức rời bỏ và giả vờ không quen biết.
Cuộc sống không công bằng, có rất nhiều người sống vô ơn. Có những người chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Những người mang lòng bao dung cuối cùng chỉ nhận về những cay đắng cho mình.
Lòng bao dung cần đặt đúng chỗ
Người xưa đã khuyên rằng: “Tâm hại người không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có”. Đừng nghĩ rằng bằng cách sống hiền lành và tốt bụng, người khác sẽ đối xử tốt với bạn.
Có những khi, người đối xử tốt với bạn không nhất thiết là người tốt. Những người đối xử lịch sự với bạn không nhất thiết là người yêu bạn thật sự. Bất kể người khác nói gì, bạn cũng không nên dễ dàng tin tưởng.
Đôi khi, hãy sống một chút ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân mình một chút. Điều này sẽ mang lại sự bình yên hơn so với việc luôn tốt bụng và thông cảm với người khác, vì họ có thể tìm cách lợi dụng bạn. Thậm chí có thể họ còn cố gắng gây hại cho bạn.
Dù là bất kỳ mối quan hệ nào trong cuộc sống, nó có thể nuôi dưỡng bạn, nhưng cũng có thể khiến bạn bị tổn thương. Lòng tốt chỉ đáng giá khi được dành cho đúng người, đúng thời điểm. Giúp đỡ người khác là một điều tốt, nhưng đừng để bản thân bạn trở thành con mồi của sự lợi dụng.
Trước khi giúp đỡ ai đó, hãy xem xét liệu họ có lòng tốt không, liệu họ xứng đáng để bạn hỗ trợ nhiệt tình hay không. Những người có lòng tử tế sẽ không rời bỏ bạn khi bạn quan tâm đến họ. Trong quan hệ con người, nếu bạn tôn trọng tôi, tôi sẽ tôn trọng bạn; nếu bạn coi thường tôi, tôi cũng không cần quan tâm bạn. Cuộc sống chỉ đơn giản như vậy.
Có bao giờ bạn gắt gỏng, cáu kỉnh với cha mẹ nhưng lại đon đả, nhẹ nhàng với người ngoài?
Chúng ta sống trong một xã hội với nhiều mối quan hệ khác nhau. Nhiều người có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, cùng ta lớn lên, chẳng hạn như người thân trong gia đình, bạn bè. Cũng có một số người có mối quan hệ tương đối bình thường, chỉ là bạn xã giao, đồng nghiệp.
Chúng ta thường có xu hướng đối xử thân thiện, nhẹ nhàng với người ngoài nhưng lại gắt gỏng, cáu kỉnh với người thân. Vậy nguyên nhân do đâu lại có cách hành xử như vậy?
Cơ chế bảo vệ tâm lý đặc biệt
Điều này là do trong mắt một số người, vòng tròn xã hội bên ngoài quan trọng hơn đối với họ. Xét cho cùng, quan hệ huyết thống là điều không thể thay đổi được. Dù chúng ta có phạm sai lầm thì gia đình vẫn ở bên ta, hỗ trợ và cùng ta bước qua.
Điều này dẫn đến việc một số người không quan tâm đến tình thân gia đình, thờ ơ với những người thân yêu. Họ nghĩ rằng dù bất kể họ khiến người khác tổn thương như thế nào, người thân cũng không bao giờ rời bỏ họ. Ngược lại, các mối quan hệ xã hội tương đối mong manh, một khi để lại ấn tượng xấu, đối phương có thể rời bỏ họ.
Do đó, những người như vậy thường dành phần lớn thời gian và năng lượng để quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân và hình ảnh của chính họ.
Cũng có quan điểm cho rằng, chúng ta luôn quen với những gì mình có một cách dễ dàng. Và sự giúp đỡ, tận tình giữa các thành viên trong gia đình cũng vậy. Trước khi chúng ta chính thức có tổ ấm riêng, chúng ta dành phần lớn thời gian bên gia đình. Chúng ta đã quá quen với lời nói và việc làm của nhau nên bớt trân trọng điều nhỏ nhặt đó.
Khi tự bảo vệ mình, chúng ta sẽ thấy một số vấn đề không thể giải quyết bằng sự lãng quên hoặc các phương tiện khác. Chúng ta thường chọn các phương pháp phòng thủ tâm lý thay thế, nói một cách đơn giản, đó là trút giận ra ngoài.
Chẳng hạn khi có bất bình với đồng nghiệp, với sếp ở công ty, không ít người đành nuốt giận vào bên trong, không dám phản kháng. Sự chênh lệch về địa vị, nguồn thu nhập cùng nhiều vấn đề khác khiến chúng ta phải cân nhắc, dè dặt. Nhưng với người nhà thì không như vậy, chúng ta sẵn sàng chuyển cảm xúc tiêu cực sang những người thân yêu, mất bình tĩnh trước họ.
Dù có đi đâu chăng nữa thì hãy nhớ rằng vẫn luôn có một nơi để về. Khi không nhìn nhận câu nói đó một cách biết ơn mà cho rằng đó là điều tất yếu, chúng ta sẽ trở nên coi nhẹ các mối quan hệ thân thiết. Đến một ngày nào đó, ta nhận ra, điều tồi tệ nhất là khi những người thân yêu không còn bên cạnh.
Chúng ta nên ý thức rằng, bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần được duy trì và mối quan hệ gia đình cũng không ngoại lệ. Không chú ý đến việc duy trì tình cảm với người thân sẽ mang lại nhiều rắc rối và tổn thương cho cuộc sống.
4 điều không nên phạm phải với người thân yêu
1. Nghèo khó không oán thán cha mẹ
Cha mẹ ban cho sinh mạng, cất công nuôi dưỡng, dạy bảo ta nên người. Bản thân có được ngày hôm nay là do cha mẹ đã cố gắng, hy sinh đời mình để lo cho ta tất cả những gì có thể. Vì thế, đừng bao giờ chỉ vì bất đồng ý kiến hoặc khó khăn tiền bạc mà oán trách mẹ cha, chê bai nghèo khó.
Chúng ta phải biết ơn và hiếu thuận với cha mẹ. Đây là đạo lý, cũng là nhân phẩm của một con người. Bạn hiếu thuận với cha mẹ thì con cái bạn mới noi gương và hiếu thuận với bạn.
2. Không tị nạnh với anh em
Đừng bao giờ so sánh tị nạnh với anh chị em trong nhà, vì mỗi người một hoàn cảnh, cách thể hiện tấm lòng khác nhau, không thể dùng cách làm của mình làm khuôn mẫu để đánh giá người khác.
Hiếu kính với cha mẹ mà tính toán so bì với anh em trong nhà, dù có được phần hơn cũng phát sinh mâu thuẫn. Như vậy, người buồn lòng nhất chính là cha mẹ. Hiếu thảo để ra uy như vậy gọi là ngụy hiếu, người làm con có lương tâm đừng bao giờ phạm phải.
3. Khổ cực không than trách vợ/chồng
Vợ chồng là người nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời, cùng sinh sống và nuôi dạy con cái. Đã là vợ chồng thì cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.
Có một số người, gặp cảnh nghèo khó hay con cái mắc lỗi, liền đổ hết cho bạn đời, cho rằng họ khiến mình vướng bận, xui xẻo. Nhưng họ không nhìn lại bản thân mình.
Người thật sự có bản lĩnh, dù đàn ông hay phụ nữ đều không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm sang người khác. Khi gặp chuyện, trước tiên xét nguyên nhân từ bản thân mình, rồi tìm cách giải quyết. Những lời quở trách chỉ khiến mâu thuẫn tăng lên, ảnh hưởng hòa khí gia đình, tổn thương tình cảm vợ chồng. Chỉ khi đồng vợ đồng chồng, cả nhà đoàn kết mới có thể giải quyết được mọi chuyện.
4. Tức giận không trút vào con cháu
Có một số người, khi bị chèn ép trong công việc, cuộc sống gặp áp lực, tâm trạng không tốt, không biết cách tháo gỡ, không có nơi tâm sự, bèn trút lên đầu con cháu.
Đối với họ, con cái là do mình sinh ra, mắng mỏ con một chút cũng không sao. Thật ra đối với trẻ em mà nói, không khí gia đình sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cả một đời. Một đứa trẻ hạnh phúc, có thể dùng tuổi thơ vui vẻ sống tốt phần đời còn lại; một đứa trẻ bất hạnh, có khi phải dùng cả phần đời còn lại để trị liệu cho vết thương của tuổi thơ.
Người làm cha mẹ cần kiểm soát tốt cảm xúc, rồi dùng tình thương để lắng nghe, phân tích và định hướng cho con, giúp con trưởng thành. Làm cha mẹ, người thân mà chỉ biết trách mắng con cháu sẽ khiến trẻ càng ngày càng xa lánh, không dám gần gũi.
Nếu bạn tin vào nhân quả, bạn cần học cách ngừng nói và cố không nói 6 điều này.
Loại thứ nhất: lời phán xét đúng và sai của con người
Một người nếu thường xuyên thích phán xét chuyện đúng, sai của người khác. Thường xuyên nói nhược điểm của người khác sau lưng họ thì chính điều này đang làm giảm đi phước của chính mình. Dùng phước lành của mình để tiêu nghiệp cho người khác là điều cực kỳ ngu ngốc, không chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm tổn thương chính mình
Loại thứ hai: lời nói gây tổn thương người khác
Một lời nói ấm áp vào mùa đông, nhưng một lời nói xấu thì sẽ gây tổn thương vào tháng 6 mùa hè. Đời người hãy cố gắng đừng nói những lời làm người khác đau khổ, tổn thương.
Đờng thời thì bạn cũng sẽ đánh mất hết phúc của bản thân, cho dù bạn có đúng thì cũng đừng làm điều ngu ngốc, đừng lấy lỗi của người khác để trừng phạt mình.
Loại thứ ba: lời nói bất kính với cha mẹ
Cha mẹ chính là người giúp đỡ chúng ta rất nhiều, họ cũng chính là người mà chúng ta cần phải biết ơn, nhất là khi nói chuyện với cha mẹ thì chúng ta cần phải chú ý. Đừng ăn nói bất kính hay làm tổn thương đến cha mẹ.
Loại lời thứ tư: lời phàn nàn
Lời phàn nàn là điều mà chúng ta thường hay nói, đôi khi gặp chuyện không như ý muốn, chúng ta thường đổ lỗi cho người khác hoặc thậm chí cho số phận của mình, thực ra những lời nói như vậy chỉ khiến bản thân thêm tiêu cực mà thôi.
Loại thứ năm: lời nói giận dữ
Khi tức giận thì chúng ta nên cố gắng im lặng, bởi nếu nói ra lúc này sẽ gây họa. Bạn chẳng còn kiềm chế được mình nên sẽ ăn nói thiếu suy nghĩ. Càng ăn nói thiếu suy nghĩ càng khiến người khác phật lòng, tai họa, xui xẻo theo đó mà kéo đến nườm nượp. Người khôn nói ít, hiểu nhiều. Kẻ dại thì thi nhau ăn nói thiếu suy nghĩ.
Loại thứ sáu: nói dối
Nói dối có hai loại, có ý tốt và có ác ý, nếu có ý tốt thì không sao, nếu có ác ý thì đừng nên nói ra.
Làm người nên nói ra những lời trung thực và đáng tin cậy. Người nói dối thì khí tốt sẽ chẳng ở bên canh. Đừng tự hủy họa đi phước lành của chính mình
Theo quy định, có 5 trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan chức năng.
Tại sao phải chuyển mục đích sử dụng đất?
Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật đất đai năm 2013 không đưa ra một khái niệm cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ đề cập đến các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và một số trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì người sở hữu đất mới được chuyển mục đích sử dụng đất.
05 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép năm 2023
05 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép năm 2023 (nhưng phải đăng ký biến động đất đai) được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) bao gồm:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:
+ Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:
++ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
++ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan trên thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế; cảng hàng không, sân bay.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.