Những loài hoa dưới đây khi đặt lên bàn thờ để cúng rằm hay mùng 1 ngày lễ Tết sẽ vô cùng xui xẻo nên tránh.
Hoa sen
Hoa sen là loại hoa mộc mạc, bình dị có mùi hương thanh khiết, sang trọng. Loài hoa này được đánh giá là có cốt cách thanh cao, thuần khiết và trong sáng. Hoa sen được nhiều người bình chọn xứng đáng là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen cũng gắn với nhiều câu chuyện, điển tích của nhà Phật.
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền cũng là loài hoa được nhiều người có kinh nghiệm lựa chọn dâng cúng trên bàn thờ. Cũng giống như tên gọi, loại hoa này trong phong thủy có ý nghĩa mang lại tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, hoa đồng tiền cũng ngụ ý về sức khỏe và trường thọ. Chính vì vậy, trong những ngày rằm, hay mùng 1 nếu bạn định tìm kiếm một loài hoa để đặt lên bàn thờ thì đừng chỉ nghĩ tới hoa cúc, hoa hồng mà bạn hoàn toàn có thể lự chọn loài hoa đồng tiền này nhé!
Cây kim tiền
Cây kim tiền là loài cây phong thủy quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Cây kim tiền đúng như tên gọi của mình là bểu tượng của tài lộc tiền tài mang tới nhiều may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, khi thờ cúng bạn đừng chỉ nghĩ có hoa cúc, hay hoa hồng mà bạn hoàn toàn có thể đặt cây kim tiền. Đặc biệt, những cây kim tiền đã nở hoa thì tiền tài càng trở nên trù phú mang tới nguồn năng lượng tích cực cho gia đình nhà bạn. Nhờ đó, tài lộc, công danh của chủ nhà sẽ lên cao như diều gặp gió.
Cây phát lộc
Cây phát lộc là loài cây có thể trồng thủy sinh, cây phát lộc tượng trưng cho tiền tài, công danh mang tới nguồn năng lượng tích cực cho gia đình bạn. Chính vì vậy, cúng rằm hay mùng 1, ngày lê Tết bạn hoàn toàn có thể sử dụng cây phát lộc để đặt lên bàn thờ sẽ mang tới nhiều may mắn cho gia đình mình. Đồng thời, cây phát lộc cũng là loại cây có thể làm trong sạch không khí sống, cung cấp nguồn oxy cho con người rất là tốt. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua loài cây này nếu như bạn đang muốn tìm một loài cây may mắn đặt lên bàn thờ của gia đình mình nhé!
Cây kim ngân
Cây kim ngân cũng giống như loài cây kim tiền, là cây phong thủy quen thuộc được nhiều gia đình và các doanh nghiệp chọn trồng trong văn phòng hoặc trong nhà, bàn uống nước bàn làm việc nhằm tăng giá trị phong thủy cho ngồi nhà, hoặc doanh nghiệp.
Cây kim tiền tương trựng cho tiền vàng tài lộc nên khi đặt ở trong nhà sẽ giúp chiêu lộc vào nhà khiến cho cuộc sống của gia đình, hoặc doanh nghiệp đó giàu có thuận lợi hơn. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể đặt một cây kim ngân nhỏ lên bàn thờ để tăng lộc khí khiến cho gia đình bạn thêm phầm giàu có.
Đinh lăng là loại cây phổ biến, ngoài tác dụng là rau ăn gỏi, rễ cây đinh lăng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền tốt cho cơ xương khớp.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cây đinh lăng được ví như là “nhân sâm của người nghèo”, bởi nó không chỉ được sử dụng làm rau mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
Đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa, là một loại cây thân nhỏ, nhẵn, không có gai, thường cao 0,8-1,5 m, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Trong dân gian, lá đinh lăng thường được sử dụng trong các món gỏi cá, gói nem…
Về thành phần hóa học trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B và các axit amin. Về tác dụng dược lý, các nghiên cứu cho thấy đinh lăng giúp tăng sức dẻo dai của cơ thể. Trong dân gian, lá đinh lăng ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi còn dùng chữa ho, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng.
Một số bài thuốc từ cây đinh lăng
Chữa mệt mỏi: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,5 g, thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40 g, thêm 500 ml nước sắc còn 250 ml. Uống lúc còn ấm nóng. Uống 2-3 ngày, vú hết nhức, thông tia sữa.
Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20-30 g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8 g, sa nhân 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12 g; nhân trần 20 g; ý dĩ 16 g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12 g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá đinh lăng khô 10 g sắc chung với 200 ml nước, uống trong ngày.
Hen suyễn: Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá, tất cả đều 8 g; xương bồ 6 g, gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm nóng.
Tuy nhiên, bác sĩ Vũ lưu ý nếu dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy
Việc bỏ một tờ giấy ướt vào trong máy giặt sẽ mang đến lợi ích bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lợi ích của việc giặt quần áo với 1 tờ khăn ướt
Khăn ướt ngoài tác dụng để lau tay, lau đồ dùng thì còn có thể giúp bạn loại bỏ xơ vải bám trên quần áo. Nó sẽ giúp hút các mảnh vải vụn, vải xơ, tóc, lông chó mèo… bám trên quần áo.
Khi giặt quần áo, bạn hãy bỏ thêm 1-2 tờ khăn ướt vào trong máy giặt. Tối đa chỉ dùng 3 tờ khăn ướt là đủ làm sạch quần áo. Trong quá trình giặt, những tờ khăn ướt này sẽ hút hết xơ vải, lông, tóc bám trên quần áo.
Để duy trì hiệu quả, mỗi lần giặt, bạn nên thay khăn ướt mới.
Để biết chắc chắn loại khăn ướt mình đang có có thể sử dụng tốt trong máy giặt hay không, bạn có thể dùng tay thử xé chúng. Nếu chúng đủ dai, khó xé rách thì có thể chịu được các vòng quay của lồng giặt.
Không sử dụng khăn giấy để thay thế vì giấy gặp nước sẽ bị mủn ra và làm quần áo bẩn thêm.
Ngoài ra, nên sử dụng loại khăn giấy không mùi để đảm bảo mùi của khăn giấy không làm ảnh hưởng đến quần áo. Nếu muốn quần áo có mùi thơm dễ chịu, bạn nên lựa chọn loại nước giặt có mùi thơm và nước xả vải.
Một số lưu ý khác khi giặt quần áo bằng máy
Máy giặt có rất nhiều chế độ khác nhau, bạn cần chọn chế độ phù hợp với từng loại quần áo.
Trước khi giặt, hãy phân loại quần áo, nên chia quần áo màu và quần áo trắng riêng, quần áo mỏng và quần áo dày riêng. Mỗi loại quần áo sẽ có một chế độ giặt phù hợp để đảm bảo hiệu quả làm sạch và giữ cho quần áo được bền đẹp hơn. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xem tất cả các nút điều khiển trên máy giặt trước khi dùng.
Ngoài ra, trước khi giặt, hãy kiểm tra toàn bộ các túi quần, túi áo để đảm bảo không bỏ quên bất cứ món đồ nào trong túi. Các vật sắc nhọn như chìa khóa có thể làm hỏng quần áo cũng như dễ bị mắc kẹt trong lồng giặt.
Mỗi dòng máy giặt sẽ phù hợp với một loại xà phòng, nước giặt riêng. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm tẩy rửa trước khi quyết định lựa chọn sử dụng. Chẳng hạn như nước giặt cho máy cửa trên hoặc xà phòng giặt tay thường có nhiều bọt hơn, không phù hợp với máy giặt cửa ngang. Bạn nên chọn sản phẩm dành riêng cho máy giặt cửa ngang để đảm bảo không gặp tình trạng trào bọt xà phòng ra ngoài trong lúc máy vận hành.
Trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý vệ sinh máy giặt định kỳ để loại bỏ các cặn bẩn trong máy, diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
Giá đỗ là một loại rau mầm được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Vậy nhưng ít người biết đến công dụng chữa yếu sinh lý bằng giá đỗ. Hãy cùng tìm hiểu ngay các món ăn, bài thuốc từ loại thực phẩm này trong bài viết dưới đây.
1. TÁC DỤNG CỦA GIÁ ĐỖ VỚI SINH LÝ NAM GIỚI
Không giống như các loại rau mầm khác thường có vị hơi đắng, giá đỗ có vị ngọt rất dễ ăn. Theo Y học cổ truyền, giá đỗ có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa… Bên cạnh đó, chúng còn rất tốt đối với những người dương hư, tinh khí yếu.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra rằng, thành phần của giá đỗ rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin, khoáng chất, carotene, axit béo… Vì vậy, giá đỗ có tác dụng hỗ trợ tăng cường sinh lý, cụ thể là:
Giúp tăng ham muốn: Giá đỗ rất giàu vitamin B12 và chất Kẽm, giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh testosterone – hormone liên quan trực tiếp đến ham muốn tình dục ở nam giới
Cải thiện tình trạng xuất tinh sớm: Những món ăn được chế biến từ giá đỗ giúp hỗ trợ bổ thận tráng dương. Việc kết hợp sử dụng giá đỗ với các phương pháp điều trị khác giúp nam giới kiểm soát tốt quá trình xuất tinh.
Hỗ trợ tăng số lượng, chất lượng tinh trùng: Vitamin B12 là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng. Nam giới thường xuyên ăn giá đỗ giúp bổ sung Vitamin B12, mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe sinh sản.
2. CÁCH CHỮA YẾU SINH LÝ BẰNG GIÁ ĐỖ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ NHẤT
Giá đỗ tốt cho sinh lý nam giới là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cách sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết. Xem hướng dẫn cụ thể ngay sau đây:
2.1 Giá đỗ xào thịt bò
Thịt bò chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là chất Kẽm. Đây là nguyên tố vi lượng tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất hormone sinh dục. Đồng thời giúp bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây hại. Vì thế, kết hợp thịt bò với giá đỗ mang lại hiệu quả tích cực đối với nam giới muốn tăng cường sinh lý.
Cho dầu ăn và hành phi thơm rồi cho thịt bò vào xào
Bò gần chín cho giá đỗ và nêm thêm gia vị vừa ăn
Cho ra đĩa, ăn cùng cơm
2.2 Giá đỗ xào lá hẹ
Hẹ cũng là một loại rau phổ biến có tác dụng chữa yếu sinh lý. Hẹ tính ấm, tác dụng bổ thận, bổ khí huyết, giúp điều hòa chức năng ngũ tạng. Món ăn kết hợp giá đỗ với hẹ tưởng chừng khó ăn nhưng lại khá ngon miệng và thanh mát. Nam giới sinh lực suy giảm, rối loạn cương dương, ít ham muốn nên sử dụng.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
Giá đỗ: 300g
Lá hẹ: 1 nắm
Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, hành củ
– Hướng dẫn thực hiện:
Giá đỗ, hẹ rửa sạch, để riêng
Phi thơm hành, cho giá đỗ vào xào trước, hẹ cho vào sau
Nêm gia vị
Có thể xào kết hợp với thịt bò, thịt lợn nạc. Dùng thay món rau trong bữa ăn.
2.3 Chữa yếu sinh lý bằng giá đỗ xào bầu dục
Theo Đông y, bầu dục lợn (cật lợn) có tính bình, vị hơi mặn, tác dụng bổ thận, ích tinh. Món giá đỗ xào bầu dục thích hợp dùng cho nam giới suy giảm sinh lý do thận hư, di tinh, mộng tinh… Chuẩn bị và thực hiện món ăn như sau:
– Chuẩn bị:
Bầu dục lợn: 1 quả
Giá đỗ: 200g
Hành khô, hạt nêm, dầu ăn…
– Thực hiện:
Bầu dục lợn rửa sạch, bỏ phần màng trắng bên trong và thái mỏng
Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước
Phi thơm hành, cho bầu dục vào xào, nêm gia vị
Thêm giá đỗ, đảo đều trên bếp khoảng 2 phút rồi trút ra đĩa
Món ăn tăng cường sinh lý từ giá đỗ với bầu dục nên được ăn nóng để tăng hương vị và mang lại hiệu quả tốt hơn.
2.4 Giá đỗ, trứng gà
Trứng gà tươi là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất dễ hấp thu. Ăn trứng mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh lý. Trứng kết hợp giá đỗ có thể giúp kích thích ham muốn, tăng cường khả năng tình dục hiệu quả.
– Chuẩn bị:
Trứng gà ta: 2 quả
Giá đỗ: 200g
– Cách làm như sau:
Giá đỗ rửa sạch, chần qua nước sôi rồi cho ra đĩa
Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt làm 4
Đặt trứng lên đĩa giá, có thể thêm chút sốt mè rang để ăn kèm
2.5 Tăng sinh lý với canh giá đỗ, đậu phụ
Canh giá đỗ, đậu phụ là món ăn thanh mát, rất thích hợp trong các bữa cơm mùa hè. Có thông tin cho rằng, ăn nhiều đậu phụ ảnh hưởng đến sinh lý nam. Nhưng thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này. Vì thế, nam giới có thể an tâm sử dụng món canh này.
– Chuẩn bị:
Giá đỗ: 100g
Đậu phụ: 2 bìa
Hành hoa, gia vị
– Thực hiện món ăn:
Giá đỗ rửa sạch, đậu phụ xắt thành miếng vừa ăn, hành hoa thái nhỏ
Đun sôi 500ml nước lọc, nêm gia vị vừa ăn rồi thả đậu, giá đỗ đun khoảng 2 phút
Cho hành hoa rối tắt bếp
2.6 Sò huyết nướng ăn cùng giá đỗ
Một trong những loại hải sản tốt cho sinh lý mà không quá đắt đỏ là sò huyết. Công dụng hàng đầu của hải sản này bổ máu, giúp tăng cường lưu thông khí huyết. Đặc biệt, sò huyết còn rất tốt cho chuyện chăn gối của đàn ông.
– Chuẩn bị:
Sò huyết: 500g
Mỡ lợn, hành hoa
– Cách thực hiện:
Sò huyết tách vỏ
Đun sôi mỡ (không có thì thay bằng dầu ăn), sau đó xối vào hành lá đã thái nhỏ.
Rưới mỡ hành lên phần sò rồi đặt lên bếp than hoa nướng
Lưu ý, không nên nướng sò quá lâu vì sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng. Sò nướng xong ăn cùng giá đỗ.
2.7 Hàu nướng mỡ hành ăn kèm giá đỗ
Tương tự như sò huyết, món hàu nướng mỡ hành cũng rất thơm ngon và đặc biệt tốt cho chuyện phòng the của nam giới. Hàu chứa hàm lượng Kẽm cao, giúp hỗ trợ thúc đẩy cơ thể sản sinh testosterone. Ngoài ra, hàu còn chứa nhiều protein và khoáng chất, tốt cho sức khỏe và sinh lý nam.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
Hàu: 5 con
Hành lá
Dầu ăn: 3 muỗng
– Hướng dẫn thực hiện:
Hàu chà sạch phần vỏ bên ngoài, tách vỏ
Đun sôi dầu ăn rồi trút vào hành lá đã thái cho hành chín thơm
Rưới mỡ hành vào phần thịt hàu rồi nướng
Hàu chín, ăn kèm với giá đỗ
2.8 Canh giá đỗ kỷ tử
Kỷ tử được sử dụng phổ biến trong Đông y. Dược liệu này có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ tế bào… Đặc biệt, dùng kỷ tử còn rất tốt cho khả năng sinh sản ở nam giới.
– Chuẩn bị:
Kỷ tử khô: 12g
Giá đỗ: 200g
Thịt bò: 50g
Gừng, hành lá, gia vị…
– Thực hiện như sau:
Nguyên liệu rửa sạch, thịt bò thái mỏng, ướp gia vị
Phi thơm hành, gừng rồi cho thịt vào xào
Thêm nước, nấu đến khi thịt chín mềm rồi cho kỷ tử, giá đỗ vào.
2.9 Giá đỗ sống
Ăn giá đỗ sống là cách tăng sinh lý đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Việc ăn giá đỗ chưa qua chế biến giúp bảo toàn tối đa lượng dinh dưỡng có trong giá. Nam giới có thể dùng chung với các món luộc, nướng như một loại rau sống. Trước khi dùng, cần rửa kỹ và ngâm qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn.
3. SỬ DỤNG GIÁ ĐỖ TĂNG CƯỜNG SINH LÝ CẦN CHÚ Ý GÌ?
Giá đỗ có tốt cho sinh lý không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng điều trị. Trong quá trình sử dụng giá đỗ chữa yếu sinh lý, nam giới cần lưu ý một số điểm như:
Những người cơ địa lạnh, biểu hiện: sắc mặt trắng, nhợt nhạt, ít khát nước, lưỡi rêu trắng… nên dùng ít giá đỗ.
Chỉ nên dùng tối đa 300g giá đỗ mỗi ngày, không nên lạm dụng.
Nên dùng giá từ hạt đậu xanh bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất hơn.
Không chọn giá đỗ quá mập mạp vì chúng có thể được xịt thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có thời gian, có thể tự ủ giá để sử dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp chữa yếu sinh lý bằng giá đỗ. Cách thức đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Nếu sử dụng mà không thấy hiệu quả, bạn nên thăm khám y khoa kịp thời để có hướng điều trị tốt nhất.
Trong nhà ai cũng nghĩ rằng điều hòa là thứ tốn điện nhất nhưng thực tế những thiết bị này cũng ngốn tiền điện của nhà bạn không kém.
Bếp điện từ, bếp điện
Trong thời kỳ hiện đại như ngày này thì bếp từ, hay bếp điện là thiết bị vô cùng quen thuộc không thể nào thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng đây cũng là thiết bị vô cùng tốn tiền điện mặc dù nso sẽ an toàn hơn so với việc chúng ta sẻ dụng bếp gas, dễ gây cháy nổ.
Chính vì vậy, sau khi sử dụng bếp từ bếp điện xong bạn nên rút phích cắm ra để đảm bảo an toàn và đồng thời tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn. Theo các chuyên gia cho biết nếu bạn liên tục cắp bếp từ trong suốt ngày đêm mặc dù không sử dụng thì nó cũng tiêu hao của bạn với bếp đơn tiêu tốn 85-95 số điện còn bếp đôi là 170-190 số mỗi tháng. Mức cụ thể còn tùy thuộc công suất sử dụng và loại bếp. Bởi vậy, chẳng mất mát gì việc sau khi sử dụng xong bạn nên rút nguồn phích cắm để tiết kiệm điện.
Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh là thiết bị thường được dùng trong những ngày trời lạnh nhất là trong những ngày mùa đông giá rét thì bình nóng lạnh là thứ không thể nào thiếu. Hiện nay các gia đình thuộc miền Bắc nước ta đa số gia đình sử dụng loại bình 30 lít, đủ cho từ 2-4 người sử dụng hàng ngày, bởi vậy chúng tiêu hao một nguồn điện khá lớn còn hơn cả việc sử dụng điều hòa.
Với những nhà có thói quen chỉ bật trước khi sử dụng, thời gian trung bình một tiếng mỗi ngày, mức tiêu thụ vào khoảng 70-80 số điện. Với các gia đình bật liên tục và sử dụng nhiều, mức tiêu thụ có thể lên tới 230-340 số điện hàng tháng. Chính vì vậy, sau khi sử dụng bình nóng lạnh bạn nên tắt attomat và nếu còn nguồn điện cắm thì bạn nên rút phích cắm ra vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm điện năng cho gia đình.
8 thiết bị tốn điện hơn điều hòa dùng xong nên rút phích cắm
Cây nước nóng/lạnh
Rất nhiều gia đình hiện đại đã sử dụng cây nước nóng lạnh thay thế cho bình siêu tốc. Bởi vì cây nước nóng lạnh rất thuận tiện cho người sử dụng mùa đông thì có nước nóng, mùa hè có nước lạnh. Đặc biệt, với những người mà hay uống trà, cà phê, ăm mì tôm… thì cây nước nóng lạnh quả là điều cực kỳ tuyệt vời bởi sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, để duy trì mức nhiệt độ cho nước nóng và nước lạnh như bạn mong muốn thì công suất của bình khoảng 700-1.200 W tùy nhà sản xuất và dung tích. Nếu cắm liên tục và dùng khoảng 6-8 lít nước nóng mỗi ngày, bình có thể đạt 40-100 số điện mỗi tháng. Chính vì vậy, bạn nên rút phích căm của cây nước này khi đi ngủ vào buổi đêm, nhưng vậy vừa tiết kiệm điện vừa phòng chống cháy nổ hiệu quả.
Máy sấy quần áo
Trong những ngày mùa đông nhất là vào mùa xuân ở miền Bắc nước ta chính là mùa mưa phù nồm ẩm. Lúc này hầu hết trong các gia đình đều phải sử dụng máy sấy để sấy quần áo sau khi giặt cho thơm tho sạch sẽ. Tuy nhiên, máy sấy cũng chính là một thiết bị tốn điện. Với các dòng phổ biến nhất là thông hơi hoặc ngưng tụ loại 8 kg, thời gian sử dụng từ 1-2 tiếng tùy chế độ, tiêu thụ điện năng 75-140 số điện mỗi tháng nếu dùng hàng ngày. Với dòng máy sấy cao cấp hơn là bơm nhiệt, điện năng tiêu thụ sẽ thấp hơn khá nhiều.
Máy tính để bàn
Máy tính như laptop hay máy tính để bàn là thiết bị công nghệ phổ biến tại nhiều gia đình với công suất phổ thông khoảng 35-450 W. Một số loại cấu hình cao công suất có thể lên tới 1.000 W. Mức tiêu thụ điện năng trung bình theo EVN cho máy tính để bàn mỗi tháng là khoảng hơn 70 số điện. Chính vì vậy, sau khi sử dụng xong bạn nên rút phích cắm ra để tiết kiệm điện năng cho gia đình của mình.
Thiết bị tốn điện nên rút phích cắm ra sau khi dùng
Tivi
Tivi là thiết bị quen thuộc với các gia đình. Trung bình trong mỗi gia đình có ít nhất 1 cái tivi ở phòng khách. Ngoài ra, chưa kể nhiều gia đình mỗi một phòng ngủ đều thiết kế một tivi riêng để tiện cho việc sử dụng và có thể tranh thủ vừa nằm trên giường vừa xem tivi. Tuy nhiên, đây cũng là thiết bị tiêu tốn nhiều tiền điện trong nhà bởi nó thường hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày. Chính vì vậy, nếu như không sử dụng tivi nữa thì bạn nên rút nguồn phích căm của chúng ra vừa tiết kiệm điện vừa an toàn.
“Là một khách ở ngoài Bắc vào Nam công tác, khi ăn ở một số nhà hàng ở Sài Gòn, tôi thấy thái độ phục vụ của nhân viên rất lịch sự, thân thiện và tôn trọng khách hàng hơn rất nhiều so với nhân viên ở ngoài Bắc…”, độc giả Phạm Hữu Đức chia sẻ.
Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết liên quan đến đoạn clip nhân viên nhà hàng Sen Việt – Long Biên ‘hành hung’ khách hàng, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.
Một trong những ý kiến đó là của độc giả Phạm Hữu Đức ( Hà Nội). Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bài viết này. Mời bạn đọc theo dõi: Câu chuyện xung quanh thái độ phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng của một số nhân viên ở không ít các nhà hàng không còn là chuyện mới mẻ nữa mà trên thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng đã từng phản ánh rất nhiều lần.
Và mới đây, khi câu chuyện về đoạn video ghi lại cách cư xử thiếu văn hóa của các nhân viên nhà hàng Sen Việt – Long Biên, Hà Nội với khách hàng đã tiếp tục làm cho dư luận nói chung và cá nhân tôi nói riêng cảm thấy rất bức xúc, phẫn nộ.
Ảnh minh họa (nguồn: báo Đất Việt)
Thực sự, là một khách hàng tôi cũng rất đồng ý với ý kiến của một độc giả cho rằng, chuyện các “thượng đế” bị các nhân viên phục vụ quát nạt, thậm chí là hành hung là thường thấy ở Hà Nội. Tôi chưa có nhiều dịp sang các nước xung quanh chúng ta, nhưng trong khá nhiều lần đi công tác vào miền Nam, khi vào ăn ở các nhà hàng tại Sài Gòn, tôi nhận thấy rằng, thái độ phục vụ của các nhân viên ở đây rất dễ chịu, lịch sự, thân thiện, tôn trọng khách hàng, khác xa so với ở ngoài Bắc.
Và như một anh bạn tôi đã nói thì, mình mất tiền, có khi đắt hơn tí hoặc mất tiền bo cho nhân viên nhưng cũng đáng. Những nhà hàng ở Sài Gòn mà tôi đã từng đặt chân đến dù đông hay bình thường thì những nhân viên ở đây đều cho tôi thấy một cảm giác được chào đón nồng nhiệt. Bên ngoài các nhà hàng, quán, bao giờ cũng có ít nhất một nhân viên tiếp đón trong nụ cười thật tươi và những lời chào rất thân thiện. Khi vừa bước vào bên trong, sẽ có một nhân viên ra đón và hỏi xem chúng tôi đi bao nhiêu người.
Nếu trong lúc quán quá đông, không còn chỗ thì dù đang phải phục vụ mệt mỏi nhưng các nhân viên vẫn nở nụ cười cùng những lời đề nghị rất lịch thiệp, nhẹ nhàng với khách như: “anh chị có thể thông cảm và vui lòng chờ chúng em sắp xếp bàn trong khoảng 20 phút được không ạ” hoặc “anh chị thông cảm, hôm nay cuối tuần, nhà hàng chúng em đông khách quá, nếu anh chị không thể chờ thêm vài chục phút thì có thể cảm phiền sang nhà hàng khác và quay lại với chúng em vào lần sau”… Và dù khách chờ hay ra về thì họ vẫn rất lịch sự, dành những nụ cười và lời cảm ơn chân thành tới khách hàng.
Trong lúc ăn uống, thái độ phục vụ của các nhân viên cũng rất lịch sự, lúc nào họ cũng mỉm cười và nhận những thiếu sót, ngỏ lời xin lỗi khách nếu đồ ăn hết hoặc chưa mang ra kịp. Ở một số nhà hàng khi tôi tới dùng bữa, còn luôn có nhân viên đứng ngay gần để bàn ăn để quan sát xem khách có thiếu gì, cần gì không… và nhanh chóng mang tới. Một điều mà làm tôi rất chú ý, đó là họ không bao giờ nhìn bề ngoài của khách hàng.
Dù bên ngoài khách hàng có thể mặc những bộ đồ cũ kĩ hay như ngoài Bắc chúng ta hay dùng là “nhà quê”, thì các nhân viên vẫn rất tôn trọng, lịch sự trong phục vụ. Đặc biệt, với những bàn ăn có khách đã có tuổi thì, tôi lại càng thấy thái độ rất ân cần giúp đỡ của các nhân viên… Hơn thế, khi dùng xong, lúc thanh toán, nếu khách có thắc mắc, nhân viên vẫn rất nhẹ nhàng trao đổi, giải thích, chứ không hề to tiếng hoặc có những thái độ thiếu tôn trọng… Các nhân viên cũng sẵn sàng dành thời gian hướng dẫn, chỉ đường đi và gọi taxi, các phương tiện khác cho khách khi được yêu cầu hoặc khi thấy khách chưa thể gọi được…
Hình ảnh về thái độ phục vụ bị “tố” là thiếu tôn trọng, hành hung khách hàng của nhân viên nhà hàng Sen Việt (Ảnh cắt từ clip)
Không chỉ ở các nhà hàng lớn mà ở ngay cả các quán ăn cơm bình dân bên ngoài tôi cũng nhận thấy sự phục vụ hết sức chu đáo. Nếu như ở miền Bắc, vào ăn cơm, gọi đĩa cơm thì tất cả thức ăn, cơm sẽ cho vào một đĩa chung, thì ở Sài Gòn, mọi thứ sẽ được để riêng và nhân viên sẽ đưa đến bàn ăn cho khách, cùng với đó là một bát canh nhỏ. Sau khi dùng bữa xong, khách còn được phục vụ thoải mái những ly trà đá.
Ở những quán cà phê, giải khát, kể cả ở vỉa hè…, tôi cũng nhận thấy thái độ phục vụ rất hòa nhã, nhiệt tình của nhân viên. Nếu như ở Hà Nội nhiều người quá quen, bức xúc với cảnh “bún mắng, cháo chửi” thì ở Sài Gòn tôi lại chưa từng gặp cảnh đó và những người bạn tôi sống lâu lắm cũng khẳng định, không hề có cảnh đó. Khi được hỏi, chính một chủ hàng đã nói với tôi rằng, dù tôi bán nhỏ, vốn ít nhưng tôi vẫn quan niệm là chính khách hàng đã trả tiền cho tôi và tôi phải phục vụ họ tốt nhất, chứ đâu thể mắng, chửi khi họ không làm gì sai.
Điều đó là nguyên tắc cơ bản. Như đã nói ở trên, là một khách miền Bắc, sau những lần vào Nam công tác, khi ăn ở các nhà hàng tại Sài Gòn, thực sự tôi thấy thái độ phục vụ của nhân viên ở đây rất lịch sự, thân thiện. Nếu phải đưa ra con số cụ thể thì tôi dám chắc thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng Sài Gòn tốt gấp 100 lần nhân viên miền Bắc..
Khâu khâu làm sạch lông vịt khiến không ít người ngán ngẩm. Tuy nhiên với tuyệt chiêu này nhổ lông vịt siêu nhanh chỉ trong vài phút.
Các món ăn từ thịt vịt rất bổ dưỡng và được nhiều người vô cùng yêu thích. Tuy nhiên khâu khâu làm sạch lông vịt khiến không ít người ngán ngẩm.Thế nhưng công việc khó khăn này cũng có thể giải quyết nhanh gọn với một tuyệt chiêu vô cùng đơn giản. Những chiếc lông măng cứng đầu cũng sạch bóng trong vài phút.
Mẹo làm lông vịt từ lá đu đủ
Lá đu đủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình làm thịt vịt. Để làm thịt vịt một cách dễ dàng và nhanh chóng, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản sau:
– Lá đu đủ vò nhỏ, sau đấy cho vào nồi nước, đun sôi.
– Vịt sau khi cắt tiết nhúng qua nước lạnh cho ướt đều lông, da.
– Vớt vịt ra, rưới chút rượu trắng hoặc giấm gạo nên mình vịt, để như thế trong 10 phút.
– Sau khi nước sôi, dùng nước luộc lá đu đủ này để nhúng vịt vào. Chúng ta thường có thói quen nhúng vịt vào nước thật sôi, tức là nước sôi 100 độ C. Tuy nhiên, việc dùng nước quá nóng sẽ làm cho lỗ chân lông của vịt co lại. Trong bước này, bạn chỉ cần nhúng vịt vào nước nóng chừng 40-50 là được, sau đó để một vài phút và nhổ thử vài cái lông. Nếu thấy nhổ dễ, bạn vớt ra và tiến hành làm lông vịt.
Đặc biệt lưu ý, khi nhổ lông vịt, bạn cần miết tay sát da, xuôi theo chiều lông mọc để phần lông tơ được làm sạch, nhanh hơn. Sau khi đã nhổ sạch lông vịt bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt, để khi chế biến món ăn từ vịt sẽ thơm hơn.
Ngoài sử dụng lá đu đủ, người ta cũng hay dùng lá khế chua hoặc rượu cho vào nước cũng có tác dụng tương tự. Với những cách nhổ lông vịt đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông tơ của vịt, ngay cả nàng dâu vụng đến mấy cũng sẽ thành công.
Khử mùi hôi vịt
Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Chính vì vậy, sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, ắt phau câu. Trong trường hợp muốn giữ lại bộ phận này thì hãy cắt bỏ cục hôi màu vàng phía trên phao câu.
Thịt vịt được đánh giá là chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt bổ ích cho những người có thể chất suy nhược, những người hay chán ăn, bị sốt, bị sưng phù nề, hay những người có thể chát yếu, suy nhược cơ thể sau khi ốm dậy, những người hay bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít không đều, lòng bàn tay bàn chân bị nóng,….
Tuy nhiên nếu bạn không biết kết hợp và kết hợp thịt vịt chung với một số loại thực phẩm như thịt thỏ, mộc nhĩ, hạt óc chó, tỏi, hồ đào, kiều mạch thì sẽ ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng.
+ Nếu kết hợp thịt vịt với trứng gà thì sẽ ảnh hưởng đến nguyên khí của người ăn. Nếu kết hợp thịt vịt với thịt rùa thì sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng phù nề và bị tiêu chảy.
+ Thịt vịt kỵ với trái mận: Trái mận có tính nóng, ngược lại thì thịt vịt lại có tính lạnh và vì thế khi mà ăn chung hai loại này lại với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến bạn chúng sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu, nóng ruột và có hại cho sức khỏe.
+ Thịt vịt kỵ với thịt baba: Thịt ba ba là một loại thực phẩm có chứa nhiều hoạt chất sinh học, bên trong thịt vịt có chứa nhiều chất đạm, và nếu bạn ăn cả hai loại thịt này thì sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng trong chúng, chất đạm sẽ bị biến đổi, ngoài ra thì còn gây lên tiêu chảy.
Không nên ăn những bộ phận nào của thịt vịt?
Thông thường thì người dân Việt thường hay sử dụng và kết hợp tất cả những bộ phận của vịt lại với nhau. Tuy nhiên nếu bạn dùng một số bộ phận sau để ăn thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
+ Da vịt và da cổ vịt
Bên trong da cổ vịt có chứa lượng cholesterol khá nhiều, ngoài ra thì ở phần dưới da của phần cổ vịt có chứa nhiều tật, các tuyến dịch bạch huyết và chúng chứa nhiều virus gây nên nhiều bệnh. Vì thế mà khi ăn thịt vịt bạn nên bỏ da vịt trước khi ăn và cũng nên hạn chế ăn da vịt và da cổ vịt.
+ Phao câu vịt
Đây là nơi chứa rất nhiều độc tố, cũng là nơi chứa nhiều Vì thế phao câu là nơi chứa rất nhiều chất bẩn, nếu bạn ăn phao câu thì vi khuẩn cùng với những độc tố sẽ gây hại đến cơ thể của người ăn.
+ Tim vịt
Mặc dù tim vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như vitamin, mặc dù là vậy nhưng bạn thường xuyên ăn tim vịt cùng với số lượng lớn sẽ khiến lượng mỡ trong máu bị tăng cao. Cùng với đó thì nếu tim vịt mà bạn chế biến không hợp vệ sinh, đồng thời nhiễm rất nhiều các loại giun sán cùng với các loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến cơ thể.
+ Gan vịt
Gan vịt là một trong những nguyên liệu được dùng để làm món pate thơm ngon hấp dẫn nhưng gan vịt lại chứa nhiều chất độc, cholesterol, kim loại nặng vì thế bạn không nên ăn quá nhiều, bởi chúng sẽ gây nên bệnh béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Những ai không nên ăn thịt vịt?
+ Những người có hệ tiêu hóa kém
Bên trong thịt vịt có chứa nhiều chất béo vì thế mà khi ăn thịt vịt sẽ khiến cho bụng bị khó tiêu, đầy hơi, vì thế mà những người mà hệ tiêu hóa kém nên cân nhắc trước khi ăn.
+ Những người bị bệnh gout
Bên lượng protein và purin có trong thịt vịt khá cao và đây là hai chất không hề tốt đối với sức khỏe. Vì thế mà những đối tượng bị gout không nên ăn thịt vịt vì khi ăn sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
+ Người đang bị cảm
Những người mới bị cảm xong thường thì thể chất sẽ rất yếu, đặc biệt là những ai bị cảm lạnh thì không nên ăn thịt vịt, bởi thịt vịt có tính lạnh khi ăn vào lại khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi.
+ Những người đang bị ho, hoặc bệnh phổi
Thịt vịt có mùi tanh, hơn nữa những người bị ho thì cần phải kiêng mùi tanh nên khi ăn thịt vịt thì mùi tanh của vịt sẽ khiến người bệnh thêm khó thở dẫn đến việc ho lâu hơn, nhiều hơn và lâu khỏi bệnh. Vì thế mà người bị ho không nên ăn thịt vịt.
+ Những người có thể chất yếu kém
Vịt có tính hàn lạnh nên người yếu khi ăn thịt vịt sẽ thường đau bụng, lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy.
Để làm sạch ga trải giường, giúp loại bỏ hết các cặn bẩn cũng như vi khuẩn, bạn hãy làm theo cách dưới đây.
Chiếc giường chính là nơi chúng ta nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc dài mệt mỏi. Giường là nơi có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chứa đựng những mối nguy hại tiềm tàng nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Ga trải giường thường được làm bằng chất liệu có khả năng thấm hút cao. Nó sẽ tích tụ nhiều mô hôi, dầu trên cơ thể, bụi bẩn… Thậm chí có cả nước bọt, đồ ăn, chất thải… Tất cả những điều này sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
Không chỉ có vi khuẩn, các sinh vật như rệp giường, mạt bụi, nấm mốc… cũng có thể xuất hiện trên giường nếu như chăn ga gối không được làm sạch thường xuyên.
Việc giặt ga bằng tay thường gây ra không ít khó khăn với chị em. Ga giường to, ngấm nước thường sẽ rất nặng, phơi lâu khô. Việc giặt bằng máy giặt sẽ giúp việc làm sạch ga giường trở nên dễ dàng hơn.
Dù chọn phương pháp nào, bạn cũng nên áp dụng cách này để giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn, bụi bẩn trên ga trải giường
Sử dụng muối và giấm
Hãy pha muối và giấm vào một chậu nước và bỏ ga giường vào ngâm trong đó khoảng 5 phút. Dung dịch này có nồng độ pH thấp sẽ giúp tiêu diệt bọ, rệp. Sau đó, bạn có thể cho ga trải giường vào máy giặt để giặt như bình thường.
Phương pháp này không chỉ áp dụng với ga trải giường mà còn có thể sử dụng được với khăn tắm. Trong phòng tắm không khí luôn ẩm ướt, treo khăn tắm ở đây thì vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh, sinh ra mùi hôi khó chịu. Bạn có thể ngâm khăn tắm vào nước có pha muối và giấm để loại bỏ vi khuẩn và các chất bẩn. Sau đó, đem khăn đi giặt sạch là có thể yên tâm sử dụng.
Bạn cũng có thể trộn 1 cốc giấm với 1 cốc bột giặt/nước giặt và hòa vào chậu nước. Ngâm ga gối trong nước này vài phút để làm mềm các vết bẩn và khử mùi hôi khó chịu. Sau đó, vò ga gối cho các chất bẩn trôi ra và xả lại với nước cho sạch.
Dùng cồn để làm sạch ga trải giường
Cồn có thể giúp bạn xử lý các vết mốc, vết bẩn cứng đầu bám trên ga trải giường
Bạn chỉ cần dùng bàn chải chà nhẹ lên các vết mốc rồi đổ cồn vào. Tiếp tục chà nhẹ cho đến khi vết mốc mờ dần rồi biến mất. Sau đó, đem ga trải giường đi giặt như bình thường.
Dùng chanh để làm sạch ga trải giường
Chanh có chứa axit, có tác dung làm mềm vết bẩn, giúp việc loại bỏ chúng diễn ra dễ dàng hơn. Bạn có thể thấm nước cốt chanh lên các vết mốc đen li ti trên ga trải giường gối rồi đem đi phơi dưới ánh nắng vài giờ. Sau đó, đem đồ đi giặt như bình thường. Các vết mốc sẽ biến mất nhanh chóng.
Dùng baking soda
Bạn có thể dùng baking soda để làm sạch chăn ga gối trong nhà. Hãy hòa baking soda vào chậu nước ấm rồi bỏ những món đồ cần làm sạch vào chậu ngâm trong khoảng 5-10 phút. Đem ga trải giường đi giặt như bình thường và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Những cách làm sạch trên đây hoàn toàn có thể áp dụng với vỏ chăn, vỏ gối, khăn tắm.
Lưu ý, trước khi giặt, bạn cần phải phân loại chăn ga gối theo màu sắc và chất liệu. Không nên giặt chung chăn ga có màu với chăn ga màu trắng để tránh đồ trắng bị dính màu loang lổ.
Các loại chăn ga có chất liệu khác nhau cũng không nên giặt chung với nhau. Chú ý có một số loại chăn ga sẽ không được giặt bằng máy.
Những năm 90 của thế kỷ trước, bất cứ gia đình nào cũng đều quen thuộc với những sản phẩm này…
Xà bông Cô Ba
Xà bông cô Ba có từ năm 1932, thương gia nổi tiếng Nam Kỳ mở nhà máy, lấy tên Xà bông Việt Nam. Ông đã dùng hình ảnh “Cô Ba”, một người con gái đậm chất Nam bộ làm đại sứ cho sản phẩm.
Lúc mới ra thị trường, sản phẩm này đã làm mưa làm gió, được cả nước tin dùng. Thậm chỉ còn dùng rộng rãi ở Lào, Campuchia, xuất khẩu sang Hong Kong và một số nước. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi liên doanh với tập đoàn P&G, Xà bông Cô Ba phải ngừng hoạt động.
Mới đây, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phương Đông quyết định làm sống lại thương hiệu này. Sản phẩm có mặt trong một số siêu thị ở TP HCM, lượng bán ra chưa nhiều.
Bột gạo lứt Bích Chi
Đây là loại bột ăn dặm cho trẻ cực kỳ nổi tiếng ở Việt Nam những năm 60-90 của thế kỷ trước. Đỉnh cao nhất là những năm 1970-1975 khi thương hiệu này được quảng bá và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TP HCM, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ…
Thậm chí cho đến nay, bột gạo Bích Chi vẫn còn được nhiều người ưa chuộng, nhưng không thể cạnh tranh với các ông lớn như Nestlé, Vinamilk,…
Bia Trúc Bạch
Năm 1957 nhà máy bia Việt Nam đi vào hoạt động với tên gọi Nhà máy bia Hà Nội. Ngày 15/8/1958, mẻ bia đầu tiên ra đời, được đặt tên là Trúc Bạch.
Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, bia Trúc Bạch là mặt hàng xa xỉ đắt đỏ, vượt quá khả năng tiêu dùng của người dân, nên việc sản xuất phải dừng lại. Năm 2010, Habeco cho tái xuất bia Trúc Bạch.
Tuy nhiên, do phải cạnh tranh với quá nhiều ông lớn trong ngành bia mà Trúc Bạch hiện nay còn đang khá chật vật tìm lại chỗ đứng.
Lan Hảo
Mỹ phẩm Lan Hảo từng làm mưa làm gió trong ngành mỹ phẩm. Sản phẩm này nổi tiếng cả Đông Nam Á.
Hiện nay, do có quá nhiều các thương hiệu lớn khác vượt mặt nên sản phẩm này buộc phải sống nhờ thị trường xuất khẩu, chủ yếu là Campuchia.
Kem đánh răng Dạ Lan
Kem đánh răng Dạ Lan là sản phẩm quen thuộc của mọi nhà vào khoảng những năm 1993-1994. Nhưng sau đó, ông chủ Trịnh Thành Nhơn lại bán Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD.
Năm 2009, Dạ Lan được chính ông Nhơn đưa trở lại thị trường Việt, và thuộc sở hữu của Công ty Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC).
Kem đánh răng Hynos
Kem đánh răng Hynos là một sản phẩm quen thuộc với người dân sinh ra và lớn lên vào thế kỷ 20.
Năm 2007, Công ty cổ phần P/S bắt đầu khôi phục lại Hynos, sản phẩm bán ở các vùng nông thôn nhưng đạt doanh thu thấp. Hiện công ty đã đưa Hynos về thành thị, bán tại siêu thị. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn chưa thể nổi trội như thời hoàng kim trước kia.
Cao Sao Vàng
Khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, bất cứ gia đình nào cũng có một hộp cao sao vàng. Sản phẩm này được cộng đồng khách hàng thương mại điện tử quốc tế đánh giá cao. Trên trang điện tử eBay, một hộp Cao Sao Vàng được bán với giá 50.000-70.000 đồng, đắt gấp 30 lần so với giá gốc ở Việt Nam.
Hiện tại, sản phẩm này vẫn được ưa chuộng. Tại các website mua bán như eBay hay Amazon. Trong giỏ hàng của người bán luôn cập nhật tình trạng hàng hóa ở mức low stock (còn rất ít) hoặc out of stock (đã hết).
Mì giấy Miliket
Loại mì này từng được mệnh danh là vua mì tôm, với độ phủ sóng rộng rãi. Miliket của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – MILIKET, tiền thân là xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Colusa và xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket, gần như chiếm thị phần tuyệt đối.
Đây là mì ăn liền quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt. Đến nay, Miliket vẫn được một bộ phận người tiêu dùng Việt ưa thích.
Diêm Thống Nhất
Diêm Thống Nhất từng phổ biến khắp cả nước khi những chiếc bật lửa chưa phổ biến. Bao diêm có logo truyền thống với hình chú chim bồ câu trắng, phía dưới dòng chữ “Diêm Thống Nhất” cỡ lớn chạy ngang trở nên cực kỳ thân thuộc với gia đình Việt. Tới nay, sản phẩm này vẫn rất thông dụng trên cả nước.
Mình để ý cứ mỗi lần luộc thịt, hầm xương là y như rằng lại có lớp bọt nổi lên. Mình mà nấu là kiểu gì cũng hì hục nấu vì nghĩ lớp bọt này là chất bẩn, do lợn được nuôi bằng cám tăng trọng nên có hóa chất. Do đó, mình phải vớt ra cho bằng hết, vớt đến khi nào không còn nữa thì thôi. Hoặc cũng có khi là mình luộc sơ qua xong đổ hết nước đấy đi rồi mới cho vào luộc hoặc hầm xương tiếp.
Còn chồng mình thì khác. Chồng mình hay bảo, vợ chả biết gì, cái bọt này nó sủi kệ nó, không phải bẩn cũng không phải độc đâu mà sợ, việc gì phải vớt cho mệt thân. Đấy, có mỗi thế mà vợ chồng nhà em ‘khẩu chiến’ với nhau, rõ khổ.
Nay em cất công đọc báo tìm hiểu để cho lão chồng biết tay thì thấy báo chí có đưa tin về vấn đề này. Và rồi em phát hiện ra rằng: Không phải có mỗi mình em như thế đâu nhá.
Như chị Ngọc Anh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ trên tờ VTC News đây. Suốt nhiều năm nay, chị vẫn duy trì thói quen vớt bọt sủi lên khi luộc thịt hầm xương. Bởi chị nghĩ đây là tạp chất bẩn, tích tụ trong thịt nên cần phải được loại bỏ để miếng thịt thơm ngon và an toàn.
Cũng như chị Ngọc Anh, chị Hồng Thư (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng cho biết: bất kể loại thịt nào khi đun sôi trong nước chị cũng thấy nổi lên lớp váng. Nhìn nó rất khó chịu nên chị thường vớt bỏ đến khi nồi nước sạch sẽ, không nổi bọt nữa thì mới thôi.
Nhiều người có thói quen vớt bọt này đi. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
Vậy có phải lớp bọt này là chất bẩn, do lợn nhiễm hóa chất?
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội), đám sủi bọt lên khi luộc thịt hay hầm xương không hề có độc tố. Hơn nữa, nó cũng không phải do lợn nuôi có hóa chất.
Thực tế, đó là lượng protein hòa tan trong nước. Sau đó, nó đông tụ và nổi lên khi luộc thịt, xương bắt đầu sôi lăn tăn và rất dễ trào ra ngoài. Đám sủi bọt này có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. ‘Trong quá trình mổ lợn, vận chuyển rồi bảo quản, thịt và xương dính đất cát chứ không thể khẳng định là thịt hay xương có nhiễm chất hóa học’, ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cho rằng: Để loại bỏ chất bẩn trong thịt và để thịt thơm ngon khi chín thì các bà nội trợ cần chú ý từ khâu chọn tới sơ chế. Đầu tiên là phải chọn được thịt tươi, sau nữa là khi mua về cần rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Khi đã rửa thịt, xương sạch sẽ thì chỉ cần mang đi luộc luôn.
Lúc này, các mẹ luộc lên thịt sẽ có lại. Song, nhờ sơ chế sạch sẽ nên không còn ngậm các chất bẩn. Khi nấu, các mẹ cũng nên nấu vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì có thẻ vớt bỏ để giảm thieeur ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Còn TS. BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) nói rằng: Lớp bọt khi ninh xương hay luộc thịt có chứa chất dinh dưỡng là protein. Dưới tác động của nhiệt độ khi đun nấu, protein này hòa tan trong nước rồi đông tụ lại và nổi lên trên. Nếu đã sơ chế sạch sẽ, cẩn thận trước khi nấu thì không cần hớt lớp bọt này đi.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: Zing
Vậy rốt cục là nên hớt hay để lại lớp bọt này?
PGS. Thịnh cho rằng: Có hai vấn đề được đặt ra và người dân xử lý theo hướng nào cũng được. Cụ thể:
+ Bạn có thể hớt bỏ bọt trong trường hợp xương không được sơ chế kỹ trước khi nấu. Bởi, nếu không được sơ chế cẩn thận, thịt và xương sẽ bị dính tạp chất trong quá trình mổ, vận chuyển. Vì thế, lúc bạn nấu lên, tạp chất này sẽ quyện vào bọt protein và nổi lên. Khi ấy, bạn nên vớt bỏ để đảm bảo vệ sinh.
Những người có thói quen nhờ thái thịt, chặt xương luôn tại quầy thì càng phải vớt đi. Bởi, việc nhờ sơ chế tại quầy khiến các tạp chất bám dính nhiều ở ngoài bề mặt. Vì thế, tốt nhất là bạn nên mua nguyên cả miếng về rồi tự thái, tự chặt.
+ Đối với trường hợp xương được sơ chế sạch sẽ rồi thì khi nấu cũng sẽ nổi bọt lên. Song, bạn không cần hớt đi vì bọt này hoàn toàn có thể sử dụng được. Ngoài dùng nước sạch hay nước muối loãng, bạn còn có thể sử dụng chút rượu loãng pha với nước để rửa.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chần xương khi nấu. Bởi nó cũng khiến nhiều chất dinh dưỡng bị hao hụt chứ không riêng gì protein. Do đó, bạn chỉ cần rửa sạch là được.