Home Blog Page 86

Gia đình hy hữu tại Huế: Anh em ruột chung một vợ, chưa bao giờ xảy ra cãi vã

0

“Giờ ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi mới biết rằng nếu không có tình cảm anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì đại gia đình này tan nát từ lâu”, anh em ruột chung một vợ cho hay.

Ở xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên – Huế) có một gia đình rất hi hữu: anh em ruột chung một người vợ nhưng sống chan hòa, hạnh phúc. Đó là ông Hồ Văn Tuol (SN 1943) và em trai Hồ Văn Tua (SN 1947).

Hiện gia đình ông Tuol trên rừng, cùng chăn nuôi bò gà. Một người con dâu của ông Tuol cho biết trên kênh YouTube Cuộc sống miền Trung, bố mẹ chồng chị sinh được 10 người con: 5 trai – 5 gái, có hơn 2 chục cháu nội ngoại.

Tôi về làm dâu đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy bố mẹ to tiếng hoặc cãi vã. Bố mẹ sống hạnh phúc, luôn bảo phải làm gương cho con cháu noi theo. Chúng tôi gọi bố Tuol là bố lớn và bố Tua là bố nhỏ bởi tất cả đều là máu mủ ruột thịt của hai bố”, người con dâu cho biết.

Căn nhà của ông Tuol

Thuở con gái, bà Căn Y – vợ của ông Tuol và ông Tua xinh đẹp nhất vùng, được trai ở các bản bên thầm thương trộm nhớ nhưng chẳng yêu ai. Khi cuộc chiến chống Mỹ lên đỉnh điểm, bà tham gia lực lượng du kích địa phương, vận chuyển lương thực tiếp tế cho bộ đội.

Tháng ngày băng rừng vượt suối làm nhiệm vụ, bà Căn Y đã gặp, yêu thương và nên duyên với bộ đội tên Tuol. Nhưng cả hai chưa kịp cảm nhận hết niềm hạnh phúc của vợ chồng son thì ông phải ra chiến trường. Bà ở nhà mòn mỏi đợi chờ ngày chồng quay về.

Thời điểm đó, ông Tua là giáo viên công tác tại địa phương, ở cùng nhà với chị dâu Căn Y. Ông luôn cảm mến nhan sắc cũng như tính cách dịu dàng của chị dâu. Vì thế ông dù đẹp trai, tài năng, được bao cô gái Pa Cô để ý mà quyết phớt lờ.

Tôi nghe bố mẹ kể rằng, thuở đó bố lớn đi bộ đội vài năm bặt vô âm tín, không một tin tức gì cả. Mẹ có gửi thư nhưng không thấy sự phản hồi. Do vậy ai trong nhà cũng nghĩ bố lớn đã hi sinh ở chiến trường”, người con dâu của ông Tuol nói.

Ông Tua cho hay, sau khi nghĩ anh trai đã qua đời nên ông cùng chị dâu đã nảy sinh tình cảm. Vài năm sau, ông Tuol từ chiến trường trở về biết chuyện không hề giận dữ hay ghen tuông. Ngược lại ông đã vun đắp cho tình yêu của em trai

Anh đã dẫn tôi đến nhà vợ xin gia đình cho tôi ăn nắm xôi để chính thức trở thành vợ của Căn Y. Ngờ đâu bố mẹ vợ đồng ý cho tôi ăn nắm xôi, công nhận tôi là con rể thứ 2 của họ”, ông Tua nhớ lại.

Ông Tuol (áo vàng) và anh Tua (áo xanh) bên cạnh bà Căn Y

Theo lời ông Tuol, chuyện tình “tay ba” này thực tế không hề đơn giản như bây giờ kể lại. Bởi chuyện của họ đã làm xôn xao cả vùng, chẳng ai đồng ý vì đây là việc làm vi phạm luân thường đạo lý.

Khi Căn Y sinh con đầu lòng, già làng đã họp bản để bàn về chuyện của chúng tôi. Nhiều người cho rằng từ lâu người Pa Cô vẫn chấp nhận một người đàn ông lấy hai vợ hoặc một người đàn bà lấy hai chồng nhưng không có chuyện lấy hai anh em ruột khi cả hai đang còn sống”, ông Tuol nói.

Khi đó, một số người lên tiếng bênh vực anh em ông Tuol. Họ nói rằng ông Tua đã trót yêu bà Căn Y, không thể ngăn cách nhưng phải chịu hình phạt thích đáng. Và hình phạt đưa ra là ông Tua nộp một con lợn, một con dê để cúng Giàng và thần linh để thần linh không bắt tội, để dân làng được ăn những con vật ấy.

Không lâu sau đất nước thống nhất, ông Tuol trở về quê bươn chải mưu sinh với nương rẫy. Ông Tua tiếp tục sự nghiệp làm thầy giáo. Còn bà Căn Y tiếp tục sinh ra 9 người con, lớn lên bình thường và khoẻ mạnh.

Trở thành vợ chung của hai ông ấy, chưa bao giờ tôi thấy giữa hai người xảy ra xích mích hay cãi vã. Họ lúc nào cũng cư xử đúng mực, em nghe lời anh, anh thương yêu em”, bà Căn Y chia sẻ.

Chính điều đó đã khiến người dân trong bản cảm thấy ngỡ ngàng. Họ không thể tin rằng hai người đàn ông chung một vợ có thể “bảo ban” nhau hoà thuận đến thế.

Giờ ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi mới biết rằng nếu không có tình cảm anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì đại gia đình này tan nát từ lâu. Hơn nữa vợ tôi cũng tinh tế, luôn yêu thương chúng tôi công bằng, không thiên vị ai cả. Vì thế chúng tôi mới sống hạnh phúc đến tận bây giờ”, ông Tuol nói.

Lãnh đạo xã Hồng Kim cho biết trên Lao Động, chuyện hai anh em ông Tuol lấy chung một vợ ở địa phương ai cũng biết, là trường hợp đầu tiên và duy nhất của huyện A Lưới. Hơn cả đây là câu chuyện mang tính lịch sử, mọi người nên kể để biết và rút ra bài học chứ không nên phán xét đúng sai.

Nguồn : https://www.saostar.vn/2405290046006598

Ngày anh chồng mất, chị dâu không khóc tiếng nào, đêm ấy nghe tiếng chị rên rỉ trong căn phòng khoá trái, tôi mới biết lý do động trời

0

Biến cố xảy ra khi anh chồng bất ngờ qua đời, gia đình tôi điêu đứng trước mất mát quá lớn. Đặc biệt là mẹ chồng tôi, bà suy sụp đổ bệnh.

Tôi lấy chồng đã 3 năm, vợ chồng tôi ở cùng gia đình chồng. Vì chưa có điều kiện nên vợ chồng anh trai chồng cũng ở cùng chúng tôi. Biết là ở đông sẽ dễ có mâu thuẫn nhưng tôi cũng đành chấp nhận.

Cũng may, mọi người trong nhà cũng dễ chiều, bố mẹ chồng không khó tính, anh chồng chị dâu khá thoải mái. Nhưng tôi vẫn luôn giữ chừng mực trong từng hành động, lời nói đề phòng xích mích xảy ra. Tôi và chị dâu không hơn kém nhau nhiều tuổi nhưng tôi vẫn giữ khoảng cách nhất định với chị ấy.

Biến cố xảy ra khi anh chồng bất ngờ qua đời, gia đình tôi điêu đứng trước mất mát quá lớn. Đặc biệt là mẹ chồng tôi, bà suy sụp đổ bệnh. Trái lại, chị dâu lại khá vững vàng, chị im lặng lo hậu sự cho chồng, còn thức đêm trông mẹ chồng nhập viện. Vậy mà vì thấy chị không rơi giọt nước mắt nào nên mẹ chồng nghĩ rằng chị vui mừng khi chồng mất.

Ảnh minh hoạ: Internet

Nhiều lần, tôi nghe mẹ chồng nói những lời không hay về chị dâu nhưng tôi cũng không thể bênh vực chị. Anh chồng cũng đi rồi, chị dâu sống cũng chẳng dễ dàng, người gầy ruộc đi thế kia mà. Lại nói chị dâu chưa sinh con, tôi lại thấy may vì nếu có con thì đứa trẻ sẽ chịu cảnh mất cha từ sớm.

Đến một lần, tôi bất ngờ tỉnh dậy giữa đêm, đi xuống bếp tìm nước uống. Khi đi ngang qua phòng chị dâu có chồng mới mất, tôi nghe tiếng rên rỉ ngày một lớn. Âm thanh khá nhạy cảm làm tôi có những suy nghĩ lung tung.

Tôi cố nghĩ chị dâu có chồng qua đời, chắc đây là tiếng chị khóc than vì nhớ chồng đúng không?

Tiếng rên rỉ ngày một lớn, tôi đành mở cửa ra nhìn xem tình hình bên trong. Tôi chết đứng khi thấy chị dâu đang vùng vẫy trên nệm, cả người toát đầy mồ hôi. Tôi vội vàng chạy tới lay chị dậy. Chị vừa mở mắt ra thì bắt đầu khóc nức nở:

“Em ơi chị mơ thấy chồng chị về, anh ấy ôm hôn chị, còn nói nhớ chị. Em ơi chị nhớ chồng lắm”.

Từ ngày chồng mới mất, đây là lần đầu tiên chị dâu khóc trước mặt người khác. Chắc chị đã buộc mình kiên cường quá lâu. Làm gì có người phụ nữ nào cứng rắn đến mức chẳng đau lòng khi chồng mất đâu. Chẳng qua là ráng gắng gượng để người thân không lo cho mình. Tôi ôm ghì lấy chị, cùng là phụ nữ nên tôi thương chị quá!

Nguồn : https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ngay-anh-chong-mat-chi-dau-khong-khoc-tieng-nao-em-ay-nghe-tieng-chi-ren-ri-trong-can-phong-khoa-trai-toi-moi-biet-ly-do-ong-troi-704919.html

Bộ GDĐT kết luận bằng cấp ba của ông Thích Chân Quang là không hợp pháp

0

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả xác minh văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).

Ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.

Kết quả xác định ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa nhận việc này.

Bộ GDĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật, đồng thời rà soát quy trình tổ chức đào tạo nhằm tránh xảy ra các trường hợp tương tự.

Trước đó, theo thông tin từ Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001, ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường ĐH Hà Nội), ngành Tiếng Anh.

Năm 2017, ông trúng tuyển Văn bằng 2, Khóa 1 trình độ đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường ĐH Luật Hà Nội (mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, Thành phố Hồ Chí Minh).

Tháng 1.2019, ông được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật Văn bằng thứ 2 – vừa làm vừa học theo Quyết định số 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15.1.2019 của Trường ĐH Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.

Tháng 11.2019, ông trúng tuyển Nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019-2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26.11.2019 của Trường ĐH Luật Hà Nội.

Ngày 26.12.2019, ông Vương Tấn Việt được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường ĐH Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.

Ngày 9.12.2021, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường ĐH Luật Hà Nội.

Ngày 17.3.2022, ông được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành luật Hiến pháp – Hành chính theo Quyết định số 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường ĐH Luật Hà Nội.

Theo Trường ĐH Luật Hà Nội, tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận Nghiên cứu sinh (tháng 12.2019) đến khi có Quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3.2022) là 2 năm.

Tuy nhiên, với việc sử dụng bằng cấp ba giả, toàn bộ các văn bằng các cơ sở giáo dục đại học đã cấp cho ông Vương Tấn Việt sau đó sẽ không được công nhận và bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

Nguồn : https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-ket-luan-bang-cap-ba-cua-ong-thich-chan-quang-la-khong-hop-phap-1410864.ldo

Loại quả ‘thần dược’ đang bán tràn lan ở chợ Việt với giá chỉ 70.000 đồng/kg: Người mua cẩn trọng kẻo ‘tiền mất t/ậ/t mang’

0

Hồng táo có giá khá rẻ nên khiến nhiều người lo lắng khi có ý định mua về dùng.

Quả “thần dược” có giá rẻ, người ăn được hưởng lợi lớn

Thời gian gần đây, hồng táo được bày bán nhiều ở các chợ Việt, siêu thị cũng như được rao bán với giá khá rẻ qua online.

Chị T. (một tiểu thương ở chợ Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, giá hồng táo tươi mà chị lấy sỉ hiện nay chỉ ở mức 30.000 – 70.000 đồng/kg. Với chị, đây là mức giá nhập hồng táo rẻ chưa từng có từ trước đến nay.

Thông thường, chị nhập với giá cao hơn nên loại quả đắt đỏ này thường có giá để bán đến cả trăm nghìn trở lên cho mỗi kg là chuyện bình thường. Bây giờ thì đã có nguồn hàng rẻ hơn, bán hàng cũng thuận lợi hơn.


Hồng táo được bán với giá siêu mềm từ trước đến nay vì giá nhập chỉ 30.000 – 70.000 đồng/kg.

Chị Nga (Hà Đông, Hà Nội) thích thú kể, gia đình chị thích ăn hồng táo tươi. Thời gian gần đây, hồng táo được bán nhiều, chị mua được giá rẻ, cả nhà ai cũng muốn tranh thủ ăn. “Rẻ mà ngọt đậm nên chị mua cả thùng cho cả nhà ăn, giá càng rẻ hơn hẳn”, chị Nga kể.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quả hồng táo có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, được mệnh danh là “viên thuốc vitamin tự nhiên” hay “vua chống lão hóa tự nhiên”. Hồng táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tác dụng dưỡng âm, bổ dương, dưỡng huyết, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, và chống oxy hóa.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hồng táo giá rẻ có thể do năm nay trồng lượng lớn, được mùa, vận chuyển từ Trung Quốc nên khoảng cách gần, chi phí vận chuyển thấp.

Chuyên gia khuyên, người dân không nên quá lo lắng, giá rẻ không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chất lượng thấp. Tâm lý thấy của rẻ là của ôi có thể khiến người bán tự đẩy giá lên, khiến người mua phải mua với giá đắt mà không hay biết.

Lưu ý ăn hồng táo tránh hại sức khỏe
1. Chú ý khâu lựa chọn hồng táo

Hồng táo hiện nay được bán rất nhiều nhưng cần chú ý lựa chọn để có nguồn thực phẩm ngon tươi, bổ dưỡng nhất.


Hồng táo giá rẻ có thể do năm nay trồng lượng lớn được mùa, vận chuyển từ Trung Quốc nên khoảng cách gần, chi phí vận chuyển thấp.

Chuyên gia khuyên người dân mua hồng táo cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, chọn quả tươi, không dập nát để mua dùng, tránh nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Ngâm rửa kỹ trước khi ăn

Hồng táo là loại quả nhập khẩu. Trong quá trình vận chuyển không tránh được chuyện sử dụng chất bảo quản để quả tươi ngon cũng như bụi bẩn bám ngoài. Tốt nhất khi ăn nên ngâm rửa kỹ. Sau đó để ráo nước rồi mới nên thưởng thức.

Tuyệt đối không nên ăn luôn hoặc rửa qua loa với nước để tránh những nguy cơ không mong muốn.

2. Cẩn thận gặp họa với hạt quả hồng táo

Theo trang Sohu đưa tin, nhiều người dân ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu do bất cẩn nuốt hạt hồng táo. Do đó khuyên bạn nên ăn cẩn thận, chú ý loại bỏ hạt, nên ăn chậm nhai kỹ, phòng tránh tai nạn đáng tiếc.


Tuyệt đối không nên ăn hồng táo luôn hoặc rửa qua loa với nước để tránh những nguy cơ không mong muốn.

3. Ăn vừa phải, không ăn quá nhiều

Hồng táo chứa hàm lượng đường và chất xơ cao. Do đó mỗi lần ăn chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Nhiều chị em thấy quả giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sinh collagen cho da căng bóng, ham ăn nhiều có thể phản tác dụng.

Dù là hồng táo tươi hay khô, mỗi lần bạn chỉ nên ăn 3-5 quả, tránh để tình trạng bụng da ấm ách, nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

“Một số chị em hiện nay ăn hồng táo nhiều vì nghĩ tốt sức khỏe, giúp da căng bóng, dưỡng nhan. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mọi thứ cần cân bằng. Nhiều người thậm chí còn ăn hồng táo thay cơm vì đang bán rẻ, có thể có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng”, BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cảnh báo thêm.


Một số chị em hiện nay ăn hồng táo nhiều vì nghĩ tốt sức khỏe, giúp da căng bóng, dưỡng nhan là sai lầm.

4. Không thần thánh hóa công dụng của hồng táo

Nhiều người hiện nay đang thần thánh hóa công dụng của quả hồng táo như ăn hồng táo có công dụng chữa bệnh, ngăn ngừa ung thư… BS dinh dưỡng Vũ Đại Dương (làm việc tại TP.HCM) cho biết, tuy có công dụng tốt cho sức khỏe nhưng chưa có nghiên cứu khoa học chi tiết nào khẳng định.

Do đó, người dân không nên thần thánh hóa công dụng của hồng táo rồi dùng quá nhiều, có thể gây hậu quả không mong muốn.

https://phunuso.baophunuthudo.vn/loai-qua-duoc-coi-la-than-duoc-tu-trung-quoc-ban-nhieu-o-cho-viet-luu-y-gi-khi-an-de-tranh-hai-suc-khoe-193241015101308377.htm

Ông Thích Chân Quang chính thức thức nhận toàn bộ sai lầm mua bằng cấp, Angela Phương Tr:inh nghe tin s;ốc: Hối hận vì đã tin tưởng

0
Toàn bộ văn bằng đã được các trường đại học cấp cho ông Vương Tấn Việt (còn được biết đến với pháp danh Thượng toạ Thích Chân Quang) sẽ bị thu hồi theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do phát hiện bằng tốt nghiệp cấp ba của ông này không hợp lệ.

Thông tin này được công bố vào tối 21/10, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xem xét kỹ lưỡng về quá trình đào tạo của ông Việt và phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh tính hợp pháp của bằng cấp. Ông Vương Tấn Việt, 65 tuổi, được xác định có những khuất tất liên quan đến việc hoàn tất chương trình học cấp ba.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học có liên quan khẩn trương thu hồi các văn bằng đã cấp cho ông Việt. Đồng thời, các trường cần tiến hành rà soát lại quy trình đào tạo và cấp bằng để ngăn chặn tình trạng tương tự.

Theo thông tin trước đó, ông Việt được cho là đã tham gia kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba tại Hội đồng thi Trung Nhất, quận Phú Nhuận, TP. HCM, vào ngày 6/6/1989. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM xác nhận ông Việt không có tên trong danh sách dự thi tốt nghiệp năm đó. Việc xác minh này được tiến hành theo đề nghị từ Ban Tôn giáo Chính phủ.

Ông Vương Tấn Việt, hay Thượng tọa Thích Chân Quang, là trụ trì chùa Phật Quang tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước khi xảy ra vụ việc, ông từng giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, vào ngày 18/6 vừa qua, ông bị Giáo hội cấm thuyết giảng trong vòng hai năm.

Ngoài ra, bằng Tiến sĩ do Đại học Luật Hà Nội cấp cho ông cũng bị đặt dấu hỏi về tính hợp lệ. Ông Việt đã bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 9/12/2021 và nhận bằng vào ngày 17/3/2022. Tuy nhiên, quá trình học của ông được cho là không đủ thời gian theo quy định, khi ông chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành bằng cử nhân luật hệ tại chức và sau đó là tiến sĩ, trong khi quy định yêu cầu tối thiểu 3-4 năm học sau khi có bằng cử nhân giỏi hoặc thạc sĩ ngành phù hợp.

Trong báo cáo gửi Bộ Giáo dục, Đại học Luật Hà Nội khẳng định việc cấp bằng cho ông Việt là tuân thủ đúng quy định. Trước đó, ông Việt cũng đã tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội) vào năm 2001. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, mọi văn bằng cấp cao của một cá nhân sẽ bị thu hồi nếu bằng cấp ba của họ không hợp lệ, dù quá trình học tập bậc cao đã được thực hiện đúng quy trình.

Thôi xong rồi : Ông Thích Chân Quang thừa nhận dùng bằng cấp 3 gi/ả

0

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả xác minh văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).

Nhà được đền bù 30 tỷ tiền đất, mẹ cho hết con gái út còn anh cả không được 1 xu nào: 3 năm liền, anh đã làm 1 hành động khiến bố mẹ hối hận cả đời

0

Trước đây, theo quan niệm cũ, cha mẹ thường trọng con trai hơn vì cho rằng con gái lấy chồng là bát nước hắt đi, còn con trai sau này đảm đương việc thờ cúng tổ tiên ông bà, phụng dưỡng cha mẹ già. Tuy nhiên, suy nghĩ này nay đã khác.

Trong nhiều gia đình bây giờ, lắm khi báo tin vui sinh con gái cả nhà lại nhảy cẫng lên vui mừng và ngược lại. Nhiều người sau khi suy tính thiệt hơn vẫn bảo sinh con gái bây giờ là phúc. Có chồng, con gái cũng vun vén cho nhà mẹ ruột. Về già, cũng chỉ còn mỗi con gái trông nom, săn sóc, bưng cho bát cơm, đút cho miếng cháo, ốm đau kề cận.

Cũng bởi suy nghĩ này mà nhiều người lớn tuổi, trước còn bảo thủ thì nay đã bắt đầu muốn “quay xe”, vun vén cho con gái.

Ảnh minh họa: douyin

Dì Dương và chồng sau bao năm tháng chăm chỉ cũng được hưởng mức lương hưu hậu hĩnh. Hai con đều đã lớn, lập gia đình nên có thể gọi là thảnh thơi an hưởng tuổi già. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Chồng của dì đột ngột ngã quỵ trong một lần dắt thú cưng đi dạo gần nhà. Sau 3 tiếng nhập viện thì ông không qua khỏi.

Mất chồng, thế giới cây cao bóng cả của dì như sụp đổ trước mắt. Để khuây khỏa, dì đăng ký tham dự nhiều buổi workshop nấu ăn, thêu thùa và gặp gỡ nhiều người. Trong những buổi chuyện trò của các bà, thỉnh thoảng có người hỏi dì “Về già thích ở cùng con trai hay con gái?”. Khi ấy dì chẳng mấy để tâm.

Dù chồng đã mất nhưng tình cảm vợ chồng bao nhiêu năm sao có thể phai lạt. Dì vẫn luôn xem như ông còn đó, quanh quẩn cùng dì trong mọi việc thường nhật.

Hôm giỗ đầu, dì tự tay làm tất cả mọi thứ thật tươm tất và chỉ còn chờ các con đưa cháu về giỗ ông là coi như hoàn hảo. Cô con gái và con rể tranh thủ thu xếp công việc đưa các con về nhà ngoại. Căn nhà trống trải, thiếu vắng tiếng cười đùa bỗng trở nên rộn ràng. Chỉ còn chờ con trai đưa vợ và cháu nội về nữa là đông đủ.

Giờ cúng giỗ đến gần, vẫn không thấy con trai đâu, dì Dương sốt ruột bắt máy gọi thì đầu dây bên kia, con dâu chỉ trả lời gọn lỏn một câu “Tụi con quên mất”. Trong lòng dì khi ấy sụp đổ về niềm tin với con trai.

Vốn dĩ, ngày giỗ đầu của cha, con trai trưởng phải có trách nhiệm lo toan hết. Đằng này, mẹ ở nhà đã làm từ A tới Z, chỉ có mỗi một việc đem vợ con đến, thắp cho cha một nén nhang rồi quây quần ăn mâm cúng mà cũng không làm được.

Ảnh minh họa

Khi đó, trong đầu dì Dương đã thầm nghĩ chẳng còn trông nhờ gì được vào con trai nên sau này về già sẽ chỉ biết cậy dựa vào con gái. Con gái dì Dương chỉ có mỗi tội là không giỏi việc nhà nhưng lại có hiếu với mẹ. Còn con rể của dì cũng rất chu toàn, biết nghĩ cho nhà vợ, lại nhiệt tình và chu đáo. Xét đủ mọi mặt được cả vợ lẫn chồng nên dì xem như đã sắp đặt xong tuổi già cho mình.

Trước đây, khi còn chồng, cả hai đã mua một miếng đất ngoại thành rất rộng rãi, có sẵn một căn nhà lớn một tầng. Dự tính, khi về già, hai ông bà sẽ về vui thú điền viên, sống những ngày tháng cơm canh vườn nhà, trà chiều bên suối, an nhiên ở tuổi bên kia sườn dốc. Tuy nhiên, từ khi chồng mất, dì Dương không còn nghĩ đến nó nữa.

Bất ngờ, ngôi nhà nằm trong diện quy hoạch mở đường. Dì Dương được nhận khoản bồi thường như vớ bở khoảng 1 triệu nhân dân tệ.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dì quyết định đưa 800.000 cho con gái, chỉ giữ lại 200.000 mà không đưa bất kỳ một đồng xu nào cho con trai.

Khi hay tin, con trai tức tốc về gặp dì để làm cho ra lẽ. Vợ chồng anh sống ở phố nhưng căn hộ chỉ được 40 mét vuông. Cả nhà gồm 2 vợ chồng 2 đứa con đều phải xoay xở trong diện tích chật hẹp khi nhu cầu sinh hoạt ngày một cao. Anh tỏ ý mong mẹ nghĩ lại, chia số tiền 800.000 kia đồng đều cho công bằng. Theo đó, anh sẽ hưởng 400.000 để sắp xếp đổi một căn nhà rộng rãi hơn cho các con, còn chị gái nhận số tiền tương đương. Làm như vậy sẽ công bằng cho cả hai.

Nhưng dì Dương rất cứng lòng. Dì nói số tiền 800.000 cho con gái là khoản đầu tư về già, dì sẽ nương tựa vào đó chứ không phải con trai, vì vậy đừng mơ tưởng gì đến số tiền đó nữa.

Người con trai thấy mẹ cố chấp nhưng vẫn nhẫn nại cố thuyết phục. Anh nói rằng con gái lấy chồng chỉ là bát nước hắt đi. Nếu mẹ muốn có người phụng dưỡng thì đâu phải chỉ con gái mới lo chu toàn được. Hơn nữa, điều kiện kinh tế bên nhà chị gái rất tốt, không có khoản tiền đó cũng không là vấn đề lớn. Trong khi anh và vợ đều là những người làm công ăn lương, thu nhập không đáng là bao, đầu tư nhà lớn hơn bây giờ thì sau này sẽ không chịu thiệt.

Mặc cho con trai dùng mọi lý lẽ thuyết phục, dì Dương vẫn vững như đá tảng, không chịu chuyển dời.

Hôm đó, người con trai ra về, đóng sầm cửa lại và bỏ đi trong tức giận.

Ảnh minh họa

Từ đó về sau, không khi nào dì còn được gặp các cháu nội. 3 năm liền, Tết Nguyên đán, con trai đều không đưa con về thăm nội. Những dịp giỗ chạp cũng không thấy đâu. Dì rất nhớ các cháu nhưng vẫn cố kìm lòng. Cho đến một hôm, nỗi nhớ cồn cào ruột gan, dì không thể chịu được nữa nên bắt xe đến gõ cửa nhà con trai.

Không ngờ, người mở cửa lại là một ông cụ tóc đã nhuốm bạc. Hóa ra, cậu con trai đã không còn ở đó nữa. Dò la tin tức từ cơ quan cũ của con trai, một người đồng nghiệp ở đó cho biết cậu ấy đã nghỉ việc cách đây 3 năm. Ngay lập tức, dì bắt máy tìm lại số điện thoại cũ nhưng không ai bắt máy. Lúc này, bất đắc dĩ, dì đành gọi cho con dâu. May sao cô này bắt máy.

Con dâu cho hay cả hai vợ chồng di cư đến miền nam sinh sống và lập nghiệp. Cuộc bươn chải tuy vất vả nhưng may mắn mỉm cười, họ đã mua được căn nhà rộng rãi 130 mét vuông ở khu vực đắc địa, gần trường, gần chợ. Con trai cô cũng đã được vào trường danh tiếng. Sau này, nhờ bắt lại liên lạc, cậu con trai chịu quên đi chuyện cũ, mẹ con họ cũng hòa giải với nhau

Vợ mới sinh nhận 1 khoản tiền thai sản, lại được bố mẹ vợ cho thêm nên dư giả. Tôi đề nghị cô ấy đưa hết tiền để tôi xây nhà cho bên nội, câu trả lời khiến tôi im lặng, trầm tư cả ngày

0

Trên đường chở tôi về, chồng không nói một lời nhưng thái độ cáu kỉnh và bực tức thể hiện rõ.

Sau khi kết hôn, bố mẹ tôi cho tôi 2 tỷ để mua nhà chung cư gần công ty cho thuận tiện việc đi lại.

Ông bà chỉ có mỗi tôi là con gái nên cưng chiều hết mực, sợ tôi đi xa vất vả, cũng muốn vợ chồng tôi được sống gần gũi bên cạnh. Căn hộ chúng tôi đang ở cách gia đình tôi chỉ có 3km nhưng cách nhà chồng tới 80km. Đó cũng là lý do vì sao tôi ít về nhà chồng hơn nhà đẻ. Chỉ vào những dịp lễ hay giỗ chạp, tôi mới về một lúc rồi lại đi ngay chứ không ở lại đêm nào.

Chồng thường so sánh, bảo tôi thiên vị bên ngoại, coi nhẹ bên nội. Mà đâu phải như thế, do nhà chồng ở xa quá, bố mẹ chồng sống cùng anh cả nên được anh chị chăm sóc. Còn bố mẹ tôi chỉ có một mình tôi, tôi không chăm nom, thăm hỏi thì ai sẽ làm điều đó?

Vậy mà chồng tôi cứ phân bì, làm khó tôi. Khi tôi sinh con, anh còn bắt tôi phải về quê để mẹ chồng chăm sóc ở cữ. Anh lấy lý do bố mẹ mình thích cháu, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm trẻ sơ sinh. Nhưng tôi thừa hiểu mục đích là vì anh muốn bắt ép tôi phải về nhà chồng, trong khi nhà anh diện tích nhỏ lại có tới 6 người đang chung sống. Bố mẹ chồng tôi còn phải trải chiếu ngủ ở phòng khách mỗi đêm chứ không có phòng riêng. Tôi phản đối, bố mẹ tôi cũng phản đối gay gắt và còn hứa sẽ cho tôi 50 triệu để thuê bảo mẫu, chồng tôi mới chịu thôi.

Ảnh minh họa

Tháng trước, chồng tôi loáng thoáng nói chuyện muốn xây nhà mới cho bố mẹ. Anh bảo nhà đã xây dựng được gần 30 năm rồi nên xuống cấp trầm trọng, mưa là bị thấm dột, tường bong tróc nhìn mất thẩm mỹ. Tôi nói bố mẹ sống với anh cả thì anh ấy có trách nhiệm xây nhà, sao anh phải suy nghĩ làm gì cho mệt? Chồng nghe thế liền trách tôi bạc bẽo, bố mẹ chồng sống khổ sở, còn bản thân sung sướng, tiền bạc dư dả nhưng lại tính toán với gia đình chồng. Tôi không hiểu mình đã sai ở đâu nên cũng không xuống nước. Đợt đó, chúng tôi giận nhau cả tuần.

Đầu tuần này, tôi nhận được tiền thai sản là gần 200 triệu. Bố mẹ tôi cũng cho tôi 300 triệu cho tròn trịa 500 triệu, ông bà bảo tôi đem số tiền đó đi gửi ngân hàng, làm của hồi môn cho cháu gái.

Trong lúc vui vẻ, tôi đem chuyện này kể cho chồng mình nghe. Ngay lập tức, anh hỏi tôi có thể cho bố mẹ chồng số tiền 500 triệu kia để xây nhà không? Anh cả kinh tế cũng khó khăn, hiện tại mới dư được 200 triệu, không đủ để xây một ngôi nhà khang trang cho cả gia đình 6 người. Tôi không đồng ý, bảo 500 triệu là tiền của con gái, tôi sẽ không đụng tới hay cho ai cả? Chồng tôi im lặng, trầm tư cả ngày.

Hôm qua, anh bảo tôi thay quần áo rồi chở tôi về nhà chồng chơi. Vừa đến nhà, không để tôi chào hỏi ai, anh đã kéo tôi vào thẳng bên trong, chỉ vào những vết nứt và mảng tường bị bong tróc, giọng anh khó chịu hỏi tôi có thấy áy náy, có cắn rứt lương tâm không? Tôi hiểu ý chồng muốn nói là gì. Nhìn ngôi nhà đã xuống cấp, phần nhà bếp thì tạm bợ, tôi cũng thấy chạnh lòng.

Trên đường về, chồng tôi cáu kỉnh nhưng không nói với vợ một tiếng. Tôi cũng muốn giúp đỡ nhà chồng nhưng vẫn không muốn động tới 500 triệu kia. Vả lại, việc xây nhà đâu phải nhiệm vụ của vợ chồng tôi. Tôi có nên rút tiền tiết kiệm, đưa cho chồng 100 triệu cho yên chuyện không?

Bất ngờ phản ứng của thầy Thích Minh Tuệ

0

Tuyên bố chấm dứt hoạt động livestream nhưng bà Hằng vẫn xuất hiện gặp gỡ nói chuyện với người hâm mộ tại khu du lịch Đại Nam. Lần nào xuất hiện, bà cũng gây xôn xao dư luận và mới đây nhất bà hứa sẽ nói sự thật về ông Thích Minh Tuệ.

Bà nói: “Ở đây có 1 số người đang ngưỡng mộ ông Thích Minh Tuệ. Nhưng quý vị tin 1 điều, Nguyễn Phương Hằng tôi quất là không bao giờ trượt. Một nửa thì ngưỡng mộ thầy, còn 1 nửa thì chống đối. Tôi sẽ chứng minh ông ta đúng chỗ nào, sai chỗ nào.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 1

Chị em phụ nữ dễ mù quáng lắm. Tôi nói câu này ra nhiều người không thích tôi đâu. Các thầy tu đa số phật tử là phụ nữ không. Những vấn đề nhạy cảm tôi sẽ nói vì bản thân tôi đã trải qua rồi. Chính tôi cũng từng bị những ông thầy tu thả tim chùm chùm. Mình phải thần tượng ông bà tổ tiên cha mẹ mình, quê hương đất nước mình. Còn những người tu, họ tu cho bản thân họ. Họ không tu cho mình. Còn mình cúng dường cho họ, để họ tu chứ mình không có phước”.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 2

Chia sẻ của bà gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực cho rằng bà Phương Hằng chỉ mới úp mở nói về ông Minh Tuệ, chưa rõ câu chuyện bà đề cập là gì nên không thể ném đá bà. Hơn hết, bà nhấn mạnh “có cái đúng, cái sai”, nghĩa là bà sẽ phân tích cụ thể chứ không chỉ bó.c phố.t. Còn quá sớm để kết luận bà Hằng theo phe nào và sẽ nói những gì.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 3

Về phía thầy Minh Tuệ, ông vẫn im lặng trước sóng gió và lời nói có phần ẩn ý của bà Hằng. Nhiều người cho rằng đây là cách “đáp trả” ngọt ngào dành cho nữ CEO và dư luận trái chiều.

Được biết, trước đó ít hôm, công an đã ra quyết định xử phạt 1 trường hợp đăng tin sai sự thật, cho rằng phát hiện ông Thích Minh Tuệ đang khất thực tại TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 4

Cụ thể, ngày 10-10, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã xử phạt một trường hợp đăng tin sai sự thật khi cho rằng ông Thích Minh Tuệ đang khất thực tại TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Đơn vị này cho hay, trước đó Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện tài khoản mạng xã hội Facebook “H.H.C” đăng tải nhiều video, bài viết về 2 trường hợp mặc quần áo giống trang phục của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đang đi bộ khất thực trên đường, kèm theo thông tin có nội dung cho rằng “thầy Minh Tuệ đang xuất hiện ở khu vực TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng”.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 5

Thông tin này thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều trường hợp người dân hiếu kỳ, đã phát tán, chia sẻ thông tin do tài khoản “H.H.C” đăng tải, kêu gọi truy tìm thông tin vị trí tại TP Bảo Lộc để đến gặp mặt “thầy Thích Minh Tuệ”.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp Công an TP Bảo Lộc xác minh, khẳng định thông tin “thầy Minh Tuệ đang xuất hiện ở khu vực TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” là sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Tại địa bàn TP Bảo Lộc nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung hoàn toàn không có sự việc nêu trên.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 6

Đáng chú ý, mặc dù một số tài khoản khác đã bình luận, nhắc nhở chủ tài khoản “H.H.C” đăng tải thông tin là sai sự thật; tuy nhiên tài khoản “H.H.C” tiếp tục xác nhận bản thân đã biết không phải Thích Minh Tuệ nhưng vẫn đăng tải để “mọi người trầm trồ, gây xôn xao dư luận”.

Tài khoản “H.H.C” do ông B.N.H.S. (30 tuổ.i, thường trú tại phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) quản lý, sử dụng. Công an TP Bảo Lộc đã triệu tập, mời làm việc đối với ông B.N.H.S..

 

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 7

Tại cơ quan công an, ông B.N.H.S. đã thừa nhận hành vi vi phạm, cam kết không tái phạm, chấp hành nghiêm quy định pháp luật.

Công an tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt 5 triệu đồng đối với ông B.N.H.S. về hành vi thông tin sai sự thật. Ngoài ra, ông B.N.H.S. phải gỡ bỏ thông tin và đính chính.

Thầy Thích Minh Tuệ phản ứng thế nào khi bị bà Phương Hằng réo trên livestream? - Hình 8

B;ão số 6 chuẩn bị đổ bộ vào biển Đông nước ta, mạnh như thế nào mà được so sánh với Yagi

0

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, chiều 21/10, trên vùng biển phía đông của Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Vào 16 giờ chiều nay, tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 131,0 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon của Philippines khoảng 1300km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9.

 

Dự báo trong 24 giờ tới (tính từ 16 giờ chiều 21/10), tâm áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 16 giờ ngày 22/10, tâm bão trên vùng biển phía đông của Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-75km/giờ), giật cấp 11. Sóng biển cao từ 3-4m.

Biển Đông sắp đón bão số 6. Ảnh minh hoạ: Hồng Vĩnh.

Dự báo khoảng ngày 25/10, bão có khả năng di chuyển vào Biển Đông, trở thành bão số 6 trong mùa bão năm nay.

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều và đêm 24/10, vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông (phía Đông kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh, sóng cao từ 3-5m, mưa dông kèm theo lốc xoáy nguy hiểm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đang tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin về áp thấp nhiệt đới này.

Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ tháng 11/2024-1 /2025, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Thời gian này, bão/áp thấp nhiệt đới thường đổ bộ vào khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam, cần đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông với diễn biến nhanh, khó lường, tác động trực tiếp đến đất liền nước ta.