Sau một thời gian sử dụng, gioăng tủ lạnh có thể không còn hoạt động tốt, làm giảm khả năng giữ nhiệt của tủ. Lúc này, bạn có thể làm theo cách cách sau để khôi phục lại trạng thái ban đầu của gioăng tủ lạnh.
Cách kiểm tra xem gioăng tủ lạnh có bị hở hay không
Bạn chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy A4 hoặc một thờ tiền. Đặt tờ giấy vào tủ lạnh rồi đóng cửa tủ lại sao cho một nửa tờ giấy nằm trong tủ, một nửa ở bên ngoài. Dùng tay rút tờ giấy ra. Nếu bạn có thể rút tờ giấy ra ngoài một cách dễ dàng thì gioăng tủ lạnh đã bị hở. Khi đó, hơi lạnh trong tủ tràn ra ngoài khiến tủ phải hoạt động nhiều hơn, hao tốn nhiều điện năng hơn.
Cách khắc phục vấn đề gioăng tủ lạnh bị hở
– Làm sạch gioăng tủ lạnh
Đôi khi gioăng tủ lạnh bị hở do các cặn bẩn đọng lại quá nhiều ở vị trí này. Bạn có thể lấy một chiếc bàn chải đánh răng cũ, thấm một ít nước có pha nước rửa chén rồi chà trực tiếp lên phần gioăng tủ lạnh. Bàn chải sẽ giúp đẩy các cặn bẩn ra bên ngoài. Sau đó, dùng khăn ướt để lau lại toàn bộ gioăng tủ lạnh cho thật sạch.
– Điều chỉnh lại ví trị của phần gioăng tủ lạnh
Gioăng tủ lạnh là một dải cao su dài chạy xung quanh phần cửa tủ. Sau một thời gian sử dụng, phần gioăng có thể bị văng ra ngoài, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến khả năng giữ nhiệt của tủ trở nên kém hơn. Bạn có thể điều chỉnh lại gioăng tủ, đẩy gioăng tủ lùi lại cho bám chặt vào cánh tủ.
– Sử dụng máy sấy tóc
Gioăng tủ lạnh làm bằng cao su. Bạn có thể sử dụng nhiệt để khôi phục trạng thái ban đầu của nó. Hãy lấy máy sấy tóc, sấy trực tiếp vào phần gioăng tủ lạnh. Hơi nóng từ máy sấy sẽ giúp gioăng tủ lạnh trở về trạng thái ban đầu và dính chặt vào tủ khi đóng lại. Sau khi sấy nóng toàn bộ phần gioăng tủ lạnh, bạn có thể nhét tờ giấy vào khe cửa tủ để kiểm tra lại xem tủ đã kín hay chưa.
– Sử dụng nước nóng
Gioăng cao su ở tủ lạnh cũng có thể được tháo rời một cách dễ dàng. Bạn hãy tháo phần gioăng này ra và ngâm trong chậu nước nóng. Dùng bàn chải để làm sạch các cặn bẩn bên trong ke hở của gioăng. Rửa cho gioăng thật sạch và lau khô rồi lắp vào tủ như vị trí ban đầu.
Nếu đã áp dụng những cách trên mà vẫn thấy tủ bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài, bạn có thể sẽ phải thay mới gioăng tủ lạnh. Trường hợp gioăng tủ lạnh bị rách, nứt hoặc quá cũ thì phương án thay mới cũng sẽ phù hợp hơn.
Chỉ nắm chắc mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể trồng thành công cà tím trong chậu, cho quả nhiều ăn không xuể.
Cà tím hay cà dái dê có tên khoa học là Solanum melongena, đây là một loại cây thuộc họ Cà, đồng thời còn có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo… xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Cà tím là cây một năm, có thân thảo giả gỗ, cây có chiều cao trung bình tương đối lớn, khoảng 40 – 150 cm. Thân cây thường có gai, phân chia nhiều nhánh, so với các loại cà khác thì lá cà tím có kích thướt lớn hơn, có màu xanh thẫm nổi bật với nhiều đường gân, khi sờ vào có cảm giác nhám tay.
Hoa cà tím có màu trắng hay tím nhạt nền nã, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Khi hoa được thụ phấn sẽ cho những quả cà tím căng mẩy, nhiều cùi thịt, kích thướt cùng hình dạng thay đổi theo từng giống khác nhau và đây chính là bộ phận được sử dụng duy nhất trên cây cà tím.
Cách trồng cà tím trong chậu/ thùng xốp
(1) Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.
Đất trồng
Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống
Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản gần nhà hoặc siêu thị.
(2) Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây
Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.
Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.
(3) Chăm sóc
Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.
Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.
Thu hoạch
Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.
Bạn cũng có thể chọn những quả to, dài, đẹp, không sâu bệnh để già làm giống cho vụ sau.
Nấu cơm tưởng như việc dễ nhất trong bữa ăn nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cơm ngon nhé
Người xưa khi ngâm gạo để chuẩn bị nấu xôi thường có thêm muối vào ngâm cùng. Muối là một thứ gia vị quan trọng nhất trong nấu ăn. Muối giúp tròn vị đậm vị hơn cho món ăn. Hạt gạo trong quá trình ngâm sẽ mềm nở ra nhưng cũng sẽ bị nhạt đi. Việc cho muối vào ngâm giúp cho xôi nấu lên sẽ đằm hơn, ngon hơn.
Bây giờ khi nấu cơm gạo tẻ thông thường bạn cũng có thể áp dụng cho thêm vài hạt muối vào ngâm gạo hoặc xát vùng gạo lúc vo gạo.
Muối giúp lúc cơm nấu lên ăn sẽ đằm vị và lâu thiu hơn đặc biệt là ngày nắng nóng. Mùi vị của cơm cũng thơm ngon hơn. Nếu kết hợp cùng một chút giấm trắng cho vào khi nấu thì cơm của bạn sẽ dậy mùi hơn hẳn. Muối cũng là một nguyên liệu giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn nhờ tăng tính kiềm của thực phẩm.
Gạo hiện nay có rất nhiều loại. Có những loại gạo ngon ngọt, có loại gạo khô, cứng xốp và nhạt. Khi nấu cơm, bạn cho thêm vài hạt muối cùng muôi giấm trắng hoặc giấm táo thì càng tốt sẽ giúp cơm ngon ngọt hơn và đậm đà hơn.
Một vài lưu ý khác khi vo gạo
Gạo khi mua về chúng ta nên ngâm khoảng 30 phút rồi mới vo và nấu sẽ ngon hơn. Nếu là gạo lứt thì thời gian ngâm cần kéo dài hơn, khoảng 6-7 tiếng. Việc ngâm gạo không chỉ để gạo mềm mà còn giúp cho việc phân hủy các chất kìm chế dinh dưỡng tự nhiên có trong hạt để khi nấu không còn chất này trong cơm làm cản trở hấp thu của con người.
Gạo trắng đã bị troc vỏ cám nên không cần ngâm lâu. Khi gạo ngâm xong giúp chúng nở đều khi nấu sẽ dẻo ngon chín đều từ trong nhà ngoài, còn nếu gạo chưa ngâm thì chúng thường chín bên ngoài nhiều hơn, nên hạt cơm dễ bị nhã hơn.
Gạo trắng không nên vo quá kỹ vì có thể làm mất đi lớp bột bên ngoài mất khá nhiều vitamin B1.
Nên vo gạo trong rá không nên vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi cơm điện. Lòng nồi cơm điện có lớp chống dính. Việc vo gạo bằng nồi cơm điện gây trầy xước làm hỏng lớp chống dính vừa khiến cơm nấu bị dính nồi vừa gây hại cho sức khỏe con người. Hơn nữa việc vo gạo bằng rá gúp cho việc chất bảo quản dính trong gạo trôi lọt sạch hơn là dùng lòng nồi để vo. Việc vo gạo bằng rá cũng giúp bạn nhặt kỹ hơn những hạt sạn, mảy trấu còn lẫn trong gạo.
Nếu gạo đã ngâm nên nấu cơm bằng nước sôi thay vì nước lạnh vì nước sôi giúp hạt gạo bao nhanh màng ngoài không bị nát nhạt khi nấu.
Để đổ được lớp bánh xèo mỏng, giòn tan, bạn cần nắm được những bí quyết dưới đây.
ánh xèo là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Những chiếc bánh xèo có lớp vỏ vàng giòn kết hợp với phần nhân đậm đà đủ thịt, tôm, giá… Bánh xèo giòn ăn kèm với các loại rau sống và nước mắm chua ngọt là món ăn vô cùng hấp dẫn.
Cách chế biến bánh xèo không khó. Tuy nhiên, khi làm tại nhà, các bà nội trợ thường gặp vấn đề là lớp vỏ có thể bị dính chảo, không được giòn.
Để giải quyết các vấn đề này, bạn hãy lưu lại những mẹo nhỏ dưới đây,
Pha bột
Bạn có thể mua gói bột bánh xèo được bày bán sẵn ở ngoài hàng hoặc tự pha bột tại nhà.
Có nhiều công thức để pha bột khác nhau nhưng nguyên liệu chính để làm vỏ bánh xèo là bột gạo. Để tạo được màu vàng đẹp mắt, bạn sẽ cần một chút bột nghệ. Cách tiện nhất là sử dụng bột pha sẵn. Trong gói bột pha sẵn sẽ có cả bột và bột nghệ để tạo màu.
Ngoài bột, bạn sẽ cần có nước cốt dừa để vỏ bánh xèo có vị béo, thơm ngon hơn.
Trong một số công thức, người ta dùng thêm trứng gà để vỏ bánh được vàng đẹp, thơm ngon.
Một trong những bí kíp quan trọng để vỏ bánh xèo được giòn chính là bia. Thay 100ml nước bằng 100ml bia.
Bạn sẽ trộn bột với bột nghệ, nước, nước cốt dừa, bia và một chút dầu ăn để tạo thành hỗn hợp mịn.
Có thể nêm thêm một chút muối và hành lá vào hỗn hợp bột vỏ bánh.
Sau khi pha bột, bạn sẽ không đem bột đi chiên ngay mà cần phải để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Nhân bánh xèo
Bạn có thể chọn làm nhân bánh xèo với các nguyên liệu tùy theo sở thích. Nhân bánh xèo phổ biến thường là thịt băm, thịt bò, tôm, mực, giá, hành tây, nấm…
Các nguyên liệu này sẽ được sơ chế, thái miếng mỏng rồi đem xào cho chín tới, ráo nước (trừ phần giá không cần xào trước). Không được để nhân bánh ứ nước vì nó sẽ làm vỏ bánh bị ỉu.
Dùng chảo sâu lòng
Một trong những bí kíp để làm được phần vỏ bánh xèo mỏng và giòn chính là dùng chảo chống dính sâu lòng. Loại chảo này sẽ giúp bạn chiên bánh dễ hơn, giòn hơn và vỏ bánh không bị nát.
Mức lửa chiên bánh
Bạn cần cho dầu vào chảo chờ dầu nóng rồi mới đổ bột bánh vào. Khi đổ bột vào chảo, bạnh chỉ cho một lượng bột vừa phải để vỏ bánh được mỏng và giòn, thường là khoảng một muỗng bột là đủ.
Sau khi đổ bột vào chảo, nhanh tay xoay đều chảo để bột lan đều. Cho nhân bánh vào chảo. Đậy nắp lại trong 2 phút và để lửa nhỏ để bánh chín. Tránh để lửa quá lớn khiến vỏ bánh bị cháy. Thêm một chút dầu vào xung quanh chảo để viền bánh được giòn.
Khi bánh đã chín vàng giòn thì gập đôi và gắp bánh ra đĩa.
Bánh xèo chiên giòn sẽ được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau cải, các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm chua ngọt.
Các mẹ ơi mình thấy thời đại ngày nay kinh tế ngày càng tốt hơn, con lại đẻ ít nên hầu hết các gia đình đều rất chiều chuộng con, ăn uống chiều theo sở thích ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sự tăng trưởng của con đấy.
Nhưng với mình lại khác, nói thật nhà mình cũng sinh có 2 đứa, nhà mình kinh tế cũng thuộc mức trung bình, nói chung đủ điều kiện tốt để nuôi con. Thấy nhiều mẹ cứ kêu ca việc con thấp còi thì bản thân mình cũng thấy khá may mắn và tự hào. Cho mình khoe một tí là con mình đang học lớp 1, lúc nào xếp hàng cũng phải đứng cuối dãy vì con sở hữu chiều cao nhất lớp, khoảng 1m35. So với các bé cùng tuổi thì con nhỉnh hơn rất nhiều, thậm chí có bạn mới tới tai, tới cổ con nhà mình í. Vậy nên đi đâu cũng nghe thấy lời khen con không chỉ khôi ngô mà còn cao lớn là mình mừng lắm.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Trong khi bố mẹ cũng không cao lắm đâu í, bản thân mình có 1m58, còn lão chồng 1m70. Có hôm đi họp phụ huynh có 1 mẹ ngồi cạnh cũng hỏi mình làm thế nào mà con cao được vậy? Mình cũng chả giấu, ngay từ nhỏ mình cũng xác định “con cái là tất cả” nên cố chăm lo cho con về mặt dinh dưỡng và tinh thần thật tốt, nhưng tuyệt đối không chiều con đâu.
Đồ ăn cho con mình cố gắng chọn những thực phẩm lành mạnh, kết hợp đa dạng, từ tinh bột như gạo, thịt, cá, tôm, cua nhưng không bao giờ thiếu rau, củ, quả. Mà mình cũng nể mấy mẹ suốt ngày hầm nước xương cho con ăn triền miên, chứ nhà mình thì không đâu. Thỉnh thoảng có cho con ăn đổi bữa thôi chứ hoàn toàn không thể thay thế thực phẩm khác được. Hơn nữa, giờ giấc ăn uống của con cũng phải đúng bữa nữa các mẹ ạ.
Ngoài dinh dưỡng ra, mình cũng rất chú trọng giấc ngủ của con không chỉ đủ mà còn phải đúng giờ và thật sâu giấc nữa, tối đến cứ đến giờ đi ngủ của con là phải tắt điện và thật yên tĩnh để con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và không bị thức giấc giữa chừng.
Kèm theo đó là các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của con mỗi ngày cũng không thể thiếu nữa cơ. Con nhà mình tuy nhỏ nhưng bơi tốt, cầu lông, bóng đá và bóng rổ mỗi thứ đều biết một tí, tuy không giỏi nhưng với mình miễn sao con có thể hoạt động hàng ngày mà không chị chán thôi.
Đặc biệt khác với nhiều em bé khác bố mẹ thường mua cho con những đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, xúc xích… nhưng con nhà mình tuyệt đối không nha, hoặc nếu có thì rất ít chỉ hôm nào đi chơi hay nhà có đông người thì thôi chấp nhận ‘bỏ qua’ vì mình biết không chỉ tốn tiền, mà những thứ ấy chả có chất b gì, thậm chí mấy đồ ăn vặt này còn có thể béo phì hạn chế sự phát triển chiều cao của các bé nữa đấy.
Vậy nên hồi nhỏ con có vài lần đòi hỏi, mình lại giả bộ mặt rầu rĩ là “mẹ không có tiền để mua đồ cho con đâu”, rồi tâm sự, vỗ về bé 1 lát, thế là nó cũng xuôi xuôi không đòi nữa. Lâu dần hình thành thói quen con không vòi vĩnh mua đồ linh tinh như nhiều bé khác. Điều này mình cũng tìm hiểu khá kỹ rồi nên mới áp dụng cho con đấy, vậy nên các mẹ nhớ đừng cho con ăn 6 THỰC PHẨM HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO, KHIẾN BÉ BỊ LÙN TỊT dưới đây nha!
Các loại đồ ăn nhanh như đù gà rán, pizza, xúc xích, bánh humberger, khoai tây chiên… hầu hết trẻ nhỏ đều thích. Tuy nhiên, những loại đồ ăn chiên rán, sử dụng nhiều dầu mỡ này bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển chiều cao ở trẻ.
Hơn nữa, đồ ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ do chứa quá nhiều calo. Trong khi tình trạng thừa cân, béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ chính kìm hãm sự phát triển chiều cao của các bé.
Bánh kẹo ngọt, các loại đồ ngọt khác cũng hạn chế, các mẹ nên nhớ ‘đường là kẻ thù của sức khỏe’ nhé
Hầu trẻ nhỏ đều thích ăn đồ ngọt, thế nhưng đồ ngọt không chỉ khiến trẻ bị béo phì, tiểu dường, mà còn là kẻ thù số 1 của trẻ nhỏ gây hại cho sự phát triển chiều cao và cho trẻ kém thông minh hơn.
Nước có gas bé nào cũng thích, nhưng hãy luyện cho con thói quen uống nước lọc hoặc nước hoa quả từ nhỏ
Cho trẻ uống nước ngọt có gas có thể làm giảm mật độ khoáng chất trong xương. Hàm lượng Axit phosphoric có trong nước ngọt có gas có thể sẽ làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Nếu cho bé uống nhiều có thể khiến xương giòn, dễ gãy, thiếu cứng cáp và từ đó, trì hoãn sự phát triển chiều cao của trẻ.
Hãy từ bỏ món huyền thoại ‘canh xương’
Nhiều mẹ cho rằng nước canh xương giàu canxi sẽ giúp con phát triển chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chính việc cho trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.
Lý do bởi tỉ lệ canxi – phốt pho phải cân đối thì trẻ mới hấp thu được canxi, trong khi đó trong nước xương hầm, canxi thì cao mà phốt pho thì thấp nên khi trẻ ăn vào, cơ thể sẽ phải huy động phốt pho từ xương cột sống của bé ra, từ đó dẫn đến việc trẻ sẽ bị còi xương thứ phát, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao
Thịt bò rất tốt, nhưng lại không phải là món tốt cho chiều cao đâu nhé, ăn vừa thôi
Ai cũng nghĩ cho trẻ ăn nhiều thịt bò sẽ khiến bé được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, trong thành phần của thịt bò chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều sẽ khiến các bé mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn. Hơn nữa, thịt bò chứa hàm lượng chất béo cao để giúp trung hòa lượng axit dư thừa này, canxi trong cơ thể sẽ được sử dụng vào quá trình điều tiết, ổn định máu, vì thế khiến cho nó bị thiếu hụt.
Đồ đóng hộp thì tuyệt đối không, người lớn còn độc hại huống hồ là trẻ con
Đồ ăn đóng hộp dù rất tiện dụng vì không phải chế biến, tuy nhiên, trong thành phần của thịt đóng họp thường chứa một lượng chất béo lớn, nếu trẻ ăn sẽ khiến cho các bé dễ bị thừa cân, béo phì. Vì vậy, khi cho trẻ ăn nhiều đồ đóng hộp sẽ hạn chế phát triển chiều cao ở các bé.
Để muối được lọ dưa cải vàng, giòn, ngon bất bại, bạn có thể tham khảo công thức đơn giản dưới đây:
Nguyên liệu muối dưa
Cải bẹ xanh, muối, hành tím, đầu hành lá, nước vo gạo, hũ thủy tinh muối dưa.
Muối tinh, đường.
Cách làm
Cải bẹ mua về nhặt hết lá vàng úa ra (đừng tiếc rẻ để lại lá hơi vàng vàng, nó chính là nguyên nhân gây khú).
Rửa từng bẹ cải thật nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy để tránh bị dập lá.
Cắt khúc khoảng 3-4cm vừa ăn rồi ngâm vào nước muối loãng tầm 1h đồng hồ.
Vớt dưa cải ra để 20-30 phút cho ráo nước hẳn.
Trong lúc chờ, chuẩn bị 1 ít nước vo gạo để muối dưa (dùng nước đun sôi để nguội vo gạo, tuyệt đối không đun sôi nước vo gạo).
Hũ muối dưa bạn rửa sạch phơi khô. Dùng chén sạch hoặc phên tre sạch để nén dưa.
Thêm vào nước vo gạo 1 ít muối hạt +1 ít giấm+1 xíu đường. ( Tỉ lệ: 1 lít nước vo gạo + 20gr muối + 30gr đường).
Khi muối dưa, bạn sẽ cho hành củ và đầu hành lá vào cùng cải bẹ, sau đó đổ hỗn hợp nước vừa chuẩn bị để muối dưa.
Bạn cũng nên lưu ý ở bước này nếu bạn đổ nước được ngập mặt dưa, hoặc sử dụng ngoại lực đặt lên bên trên dưa để thì sẽ không có tình trạng dưa bị úng, bị khú hay bị váng thường gặp.
Đậy nắp hũ và để nơi thoáng mát. Sau 2 ngày, dưa chua, màu vàng đẹp là có thể lấy ra dùng.
Lưu ý khi ăn dưa cải muối
Để giảm độ chua gắt hay vị mặn trong dưa muối, bạn có thể rửa chúng và vắt sạch nước đi,sau đó chế biến theo ý mình.
Theo nghiên cứu, trong dưa cải muối có khá nhiều Axit Oxalic và Ca nên dễ gây ra bệnh sỏi thận vì vậy bạn nên ăn chúng với lượng vừa phải và cũng không nên ăn thường xuyên.
Dưa muối cũng khá chua vì vậy khi bạn ăn nhiều cũng không tốt cho dạ dày và vị mặn của dưa muối sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh cao huyết áp.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn dưa muối còn xanh vì cần lưu ý rằng chúng có chứa nhiều muối Nitograt nên dễ gây ngộ độc thực phẩm hơn và làm mệt tim, cảm giác tức ngực và nếu tích tụ nhiều chất này trong cơ thể có thể gây ra ung thư.
Chúc các bạn thành công với cách muối dưa cải chua ngon, vàng giòn bắt mắt này.
Ngoài dưa cải, bạn có thể thử một số cách muối dưa như sau:
Cách muối dưa bắp cải ngon
Dưa bắp cải nhanh chua, vì thế mỗi lần làm, bạn chỉ nên chỉ muối một lượng vừa đủ ăn. Phần dưa ăn chưa hết, bạn nên đậy kín, để trong tủ lạnh dùng trong 1 -2 ngày.
Nguyên liệu: 1 bắp cải trắng khoảng 2 kg, 1 củ cà rốt, 1 bó nhỏ rau cần, 1 bó rau răm, 1 lít nước đun sôi để ấm, 20 gr đường, 60 gr muối; 2 thìa cà phê giấm.
Bắp cải tách lá, rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. Rau cần bỏ bớt lá, cắt rễ, rửa sạch, thái khúc khoảng 5cm. Rau răm rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Trộn đều tất cả các loại rau trên.
Pha muối, đường, dấm vào nước. Cho rau vào hũ sạch đã rửa và tráng nước sôi, đổ nước muối đường vào, dùng phên cài phía trên. Sau khoảng 1 ngày là dưa chín, dùng ăn kèm với các loại thịt kho, đồ chiên nướng giúp chống ngán, tăng khẩu vị.
Cách muối dưa cải củ ngon
Nguyên liệu: 1 kg rau cải củ, 1 lít nước đun sôi để ấm, 20 gr đường, 60 gr muối; một mớ hành lá, 2 thìa giấm.
Rau cải củ bỏ lá già úa, rửa sạch, cắt riêng lá và củ. Phần lá và cọng cắt ngắn tầm 3-4 cm, phần củ bào bỏ lớp ngoài và rễ, thái mỏng. Phơi cải một ngày cho héo, rửa lại rồi để ráo nước.
Pha nước với muối, đường và giấm, khuấy tan đều.
Trộn đều củ cải với phần thân lá, cho vào hũ thủy tinh đã rửa sạch và tráng nước sôi diệt khuẩn, đổ nước muối vào ngập dưa, dùng phên hoặc đĩa nén xuống để dưa luôn ở dưới mặt nước. Sau 2-3 ngày là dưa chín, bạn có thể dùng được.
Rất nhiều chị em nội trợ cũng băn khoăn chưa biết cách làm như thế nào để luộc chân da gà cho ngon, da thì giòn, không bị nứt. Tham khảo ngay cách làm đơn giản này.
1. Cách luộc chân gà trắng giòn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
350g chân gà
3 củ sả
1 củ gừng
1/2 thìa canh bột nghệ
Dụng cụ: Nồi inox, dao – thớt, bát tô, đĩa, thìa…
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu phụ
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, đập dập.
Sả loại bỏ phần lá già, bóc bỏ một lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, đập dập, tước thành sợi nhỏ.
Bước 2: Sơ chế chân gà
Chân gà rửa qua rồi cho vào thau nước muối ngâm khoảng 20 phút. Sau 20 phút, bạn rửa sạch lại, vớt ra, để ráo.
Tiếp theo, bạn cho chân gà vào bát tô cùng 1/2 thìa canh bột nghệ, trộn đều rồi ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Bước 3: Luộc chân gà
Đặt nồi lên bếp, xếp chân gà vào nồi, từ từ đổ nước vào sao cho xâm xấp nồi, vặn lửa vừa rồi đun sôi khoảng 5 phút thì vớt ra thau nước lạnh, ngâm khoảng 2 phút thì vớt ra, để ráo.
Sau khi chân gà nguội hẳn và săn lại, bạn cho gà vào hộp rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng.
Cuối cùng, bạn lấy chân gà ra, cho vào nồi cùng phần gừng và sả đã chuẩn bị, đun sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
Sau khi hoàn thành xong cách luộc chân gà ngon trên đây, bạn lấy chân gà ra đĩa, trang trí sao cho đẹp mắt rồi thưởng thức thành phẩm của mình.
Món chân gà luộc này bạn có thể chấm cùng với bột canh quất, chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê đấy.
2. Cách luộc chân gà rút xương không bị hôi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu phụ
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, chia làm hai phần, một phần đập dập, phần còn lại thái lát.
Quất rửa sạch, cắt làm đôi.
Bước 2: Sơ chế chân gà
Chân gà đem rửa với nước muối pha loãng, loại bỏ lớp màng, cắt bỏ móng, dùng gừng đập dập, quất và giấm chà sát lên chân gà để khử mùi hôi.
Tiếp theo, bạn đem chân gà rửa sạch với nước, chặt làm đôi.
Bước 3: Luộc chân gà
Đặt nồi lên bếp, thêm nước vào nồi (khoảng nửa nồi), đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho chân gà, vài lát gừng và 1/2 thìa cà phê muối vào luộc trong khoảng 15 phút ở lửa vừa.
Sau 15 phút, bạn vớt chân gà ra ngoài, ngâm vào thau nước đá khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.
Bước 4: Rút xương chân gà
Cho chân gà lên thớt, dùng dao khía dọc từng ngón chân và toàn bộ phần còn lại của chân.
Tiếp theo, bạn dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái đẩy phần da đã khía sao cho lộ được phần xương ra.
Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng bóc và bẻ các khớp của chân gà để lấy toàn bộ phần xương ra ngoài.
Bước 5: Thưởng thức
Sau khi hoàn thành xong cách luộc chân gà rút xương trên đây, bạn vớt ra đĩa, trang trí sao cho đẹp mắt rồi thưởng thức thành phẩm của mình.
Trên đây là 2 cách luộc chân gà ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nhiều người thường thẳng tay vứt đũa cũ, ống hút dùng rồi đi. Tuy nhiên, nếu bạn là người trồng cây thì nên giữ chúng lại vì chúng mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng.
Tác dụng của việc cắm đũa vào chậu cây
Kiểm soát lượng nước tưới
Tưới nước cho cây nhiều khi tưởng dễ mà không dễ. Tưới quá nhiều nước có thể khiến cây bị thối rễ, vàng lá thậm chí là chết nếu không xử lý kịp thời. Còn nếu tưới ít nước thì cây cũng sẽ bị héo úa.
Phần lớn các loại hoa, cây cảnh trồng trong chậu đất đều tuân theo nguyên tắc đất khô mới cần tưới và tưới nước thật đẫm. Nếu không kiểm soát được điều này, cứ tưới cây tùy hứng thì sớm muộn gì cây cảnh cũng sẽ chết.
Nếu muốn biết khi nào đất chậu khô để tưới, bạn có thể cắm một chiếc đũa tre, gỗ vào chậu đất và để ý chiếc đũa đó là được. Khi rút đũa lên, nhìn thấy đũa khô ráo là biết đất đã đủ khô, cây cảnh cần tưới nước ngay.
Còn nếu như đũa vẫn còn ẩm thì bạn đợi thêm vài ngày nữa cho đến khi đũa khô rồi mới tưới nước. Với cách này bạn sẽ không phải băn khoăn lúc nào cần tưới nước cho cây, lúc nào không nữa.
Cắm đũa vào chậu để khiến đất thoáng khí hơn
Đất trong chậu sẽ bị “ngột ngạt”, nén chặt sau một thời gian trồng hoa. Nếu thay đất chậu thì rất phiền phức. Chưa kể đôi khi thời tiết không thuận lợi, chưa thích hợp để thay chậu ngay thì bạn có thể dùng đũa cũ để xoa dịu tình trạng này.
Bạn lấy một chiếc đũa cũ, chọc vài lỗ nhỏ xung quanh thành chậu, càng sâu càng tốt. Nhưng lưu ý không chọc vào rễ cây để tránh làm tổn thương bộ rễ.
Cách này giúp làm tăng độ thoáng khí, độ thấm nước của đất, giúp hàm lượng oxy trong đất tăng lên, cho phép bộ rễ thở tốt hơn, đồng thời giảm bớt tình trạng nén chặt đất.
Nếu không có đũa gỗ bạn có thể cắm tăm vào đất nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời, muốn cây sinh trưởng tốt thì phải thay đất cho cây.
Lợi ích của việc cắm ống hút vào chậu hoa
Giúp thoát nước trong chậu hoa
Một số loại hoa có bộ rễ mọng nước như lan quân tử, phong lan,… rất sợ bị úng nước. Nước tích tụ trong chậu quá lâu thì bộ rễ rất dễ thối, thậm chí là chết cây nếu không được cứu chữa kịp thời.
Nếu như thấy đất có tình trạng đọng nước, tưới thừa nước cho cây hay đất chậu lâu khô thì bạn có thể cắm ống hút vào chậu đất. Ống hút lúc này sẽ trở thành một kênh thoát nước trong chậu hoa, giúp lượng nước trong đất thoát nhanh hơn mà không lo bị thối rễ.
Sử dụng ống hút để bón phân, tăng gấp đôi hiệu quả của phân bón
Trong việc bón phân cho cây cảnh ống hút là trợ thủ đắc lực. Bạn chỉ cần cắm ống hút vào đất trồng hoa rồi cho phân bón dạng hạt xuống qua ống hút.
Với cách này phân sẽ nằm sâu dưới đất mà bạn không cần phải đào rãnh để bón phân, không làm hại rễ cây. Cách này không chỉ thuận tiện mà còn đỡ tốn công sức, rất có lợi cho cây trồng.
Không chỉ là gia vị để làm đồ ăn, nước uống, đường còn là “trợ thủ” đắc lực để bạn chăm sóc cây cảnh trong vườn.
Đường là một loại gia vị thường có trong bất cứ gian bếp nào. Đường làm tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đường cũng giúp bạn chăm bẵm những cây cảnh trong vườn.
Tưới cây, giúp rễ cây khỏe mạnh
Có thể bạn không biết rằng khi dùng nước đường tưới cây, rễ cây sẽ khỏe, phát triển tốt hơn. Điều này đã được các chuyên gia về cây cảnh đánh giá lá đúng, vì đường trắng được làm từ cây mía, nếu dùng nước đường tưới cây có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây, giúp tích lũy chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn.
Nếu tưới cho cây con, sẽ giúp cây con cứng cáp hơn, lá phát triển nhanh. Nếu tưới cho cây cảnh lá xanh sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp, giúp hàm lượng chất diệp lục trong lá tăng lên, từ đó lá sẽ xanh bóng mượt, không bị vàng lá. Còn nếu dùng nước đường tưới cây trong thời kỳ ra hoa, số lượng hoa sẽ tăng lên, màu sắc hoa cũng đẹp hơn.
Mặc dù tốt nhưng muốn dùng nước đường tưới cây thì cần phải đúng cách. Chỉ khi tỷ lệ pha trộn hợp lý mới có thể phát huy hiệu quả tối đa. Cụ thể, bạn cần pha theo tỷ lệ đường: nước = 1 : 500 ~ 1000.
Chỉ nên tưới mỗi tháng 1-2 lần, không nên lạm dụng kẻo gây ra tác dụng ngược, do tỷ lệ hấp thụ đường của cây không cao. Nếu không, đường sẽ lắng xuống đất, thu hút côn trùng và các loại bọ khác gây ảnh hưởng tới cây trồng cũng như không gian sống của gia đình.
Ngoài tưới cây, nước đường cũng có tác dụng tốt trong các trường hợp sau:
Tăng tỷ lệ sống của cành giâm
Nước đường giúp thúc đẩy khả năng ra rễ, từ đó có thể tăng tỷ lệ sống của cành giâm. Không chỉ vậy, loại nước này còn giúp vết cắt mau lành. Nước đường trắng rất thích hợp với các loại cây cảnh giâm cành như hoa trường sinh, hoa hồng, hoa nhài hay các cây lá xanh như lưỡi hổ, trầu bà…
Để giâm cành bằng nước đường, đầu tiên bạn hãy pha đường với nước theo tỷ lệ 1:500, không nên sử dụng đường với nồng độ cao hơn, nếu không sẽ gây hại cho cành giâm. Lấy cành cây cảnh mà bạn mới cắt và dự định giâm thành cây con ngâm trong nước đường khoảng 20 phút trước khi cắm vào bầu đất.
Giúp hoa tươi lâu
Trước khi cắm hoa, bạn có thể cho thêm một chút đường vào nước. Loại gia vị này có tác dụng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho hoa, tăng quá trình quang hợp giúp hoa tươi lâu hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đổ một ít đường trắng vào lọ nước có trồng cây thủy canh như phát tài phát lộc, trầu bà,… Chất dinh dưỡng trong đường có thể thúc đẩy sự ra rễ của cây, giúp cây phát triển xanh tốt.
Làm cách này, việc gom tóc rụng trong nhà sẽ trở nên dễ dàng và không mất nhiều công sức.
Tóc rụng là một vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc tóc càng ngày càng mỏng, không đẹp mà còn khiến việc dọn dẹp nhà cửa vô cùng vất vả. Sợi tóc mỏng nhẹ có thể rơi trên giường, rơi khắp sàn nhà. Nếu dọn tóc dụng bằng máy hút bụi, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều công sức. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có máy hút bụi. Do đó, để giải quyết vấn đề tóc rụng trong nhà, bạn cần một số bí quyết nho nhỏ.
Dọn tóc rụng trên giường, ghế sofa
Nếu có máy hút bụi, bạn có thể dễ dàng dọn sạch những sợi tóc rụng, bụi bẩn trên giường. Nếu không có thiết bị này, bạn vẫn có thể làm sạch giường chỉ bằng dây chun.
Hãy lồng 2-4 chiếc chun vào tay rồi xoa lên bề mặt gối, chăn, ga giường, ghế sofa… Tóc sẽ mắc vào sợi dây chun. Bạn chỉ cần tháo dây chun ra khỏi tay và gỡ tóc rụng ra bỏ vào thùng rác là được. Dây chun cất đi để tiếp tục sử dụng.
Bạn cũng có thể tận dụng phần lõi của cuộn giấy vệ sinh. Lồng dây chun vào cuộn giấy rồi lăn qua lăn lại ở những nơi có tóc rụng. Toàn bộ tóc rụng sẽ mắc vào dây chun.
Ngoài ra, dùng băng dính cũng có thể có giúp bạn gom tóc rụng trên giường. Hãy lấy băng dính quấn một vòng quanh bàn tay, mặt keo hướng ra ngoài. Xoa tay lên bề mặt giường, ghế sofa… Tóc rụng sẽ nhanh chóng bám vào băng dính.
Mẹo gom tóc rụng trên sàn nhà
Với tóc rụng trên sàn nhà, thông thường mọi người sẽ dùng chổi để quét. Tuy nhiên, các sợi tóc nhỏ và nhẹ thường rất khó gom gọn lại. Để việc gom tóc trên sàn nhà được dễ dàng hơn, bạn hãy làm theo cách dưới đây.
– Dùng tất da cũ để bọc chổi
Chà xát tất da sinh ra lực hút tĩnh điện có khả năng hút các sợi tóc rụng. Vì vậy, bạn có thể tận dụng những chiếc tất da cũ không dùng đến để bọc vào đầu chổi quét nhà.
– Bọc túi nylon vào chổi
Chà xát túi nylon sẽ tạo ra lực hút tĩnh điện. Lực này sẽ giúp hút các sợi tóc rụng trên nền nhà. Vì vậy, khi quét nhà, bạn hãy lấy một chiếc túi nylon bọc ra bên ngoài đầu chổi. Trong quá trình quét, lực hút tĩnh điện của túi nylon sẽ giúp hút sạch phần tóc rụng trên nền nhà. Khi quét xong bạn chỉ cần gỡ túi nylon đem vứt là được, không phải mất công gỡ tóc dính ở đầu chổi.
– Dán băng dính vào đầu chổi
Nếu có băng dính, bạn có thể cắt một đoạn dán vào đầu chổi. Tóc sẽ dính vào băng dính. Khi quét xong, bạn chỉ cần bóc phần băng dính để bỏ đi là được.
– Rải bã trà lên sàn nhà
Phần bã trà uống xong đừng vội vứt đi. Bạn có thể tận dụng nó để làm phân bón cho cây trồng, khử mùi tủ lạnh hoặc để gom tóc rụng.
Bã trà đem phơi khô khoảng 50% là được. Sau đó, rải bã trà ẩm lên sàn nhà. Khi quét nhà, các sợi tóc rụng sẽ vướng vào phần bã này. Như vậy, việc gom tóc rụng sẽ dễ hơn.